PDA

View Full Version : Mùa Xuân Bên Ấy



cao nguyên
01-09-2012, 06:45 AM
Mùa Xuân Bên Ấy


http://lh3.google.com/whiteonricecouple/R5xC0v2kcZI/AAAAAAAACqQ/Ww5nf0neR4o/s800/Tet%20flowers%20%26%20restaurant%20shots%20079.JPG

Đọc "Mùa Xuân Bên Ấy" mới thấy Quê Hương trong tầm nhớ thật gần . Một click mở cửa, khung trời bên ấy tràn nắng ấm, sương long lanh giọt hồng trên những phiến lá xanh nơi những con đường một thời mình đi qua, sững lại .
Đây đó, những ngày cuối tháng Chạp rộn rịp người đi từ những miệt vườn lên Phố, gánh gồng, thậm chí đội trên đầu, những hoa quả đến chợ hoa, chào mời người mua lấy sắc màu tươi rói từ những búp hoa chờ nở đón mùa Xuân mới .
Tết đấy, quê nhà đang dậy lên mùi vị của bánh mứt, rượu trà, và cả khói hương trầm tỏa lên từ những chiếc lư đồng ... Lòng lâng lâng niềm thương cảm những người thân đã vừa khuất xa.
Khuất nhưng không lấp, bởi hình bóng thân thương của người, đất nước và hoa lá lại tái hiện trong tầm mắt nhớ của những người dân Việt, dẫu vì nguyên cớ gì đẩy đưa mình xa xứ . Vẫn mãi mãi muốn tìm lại mùa Xuân nơi quê nhà . Bao tâm tư dồn lại ngân tấu lên những tình khúc dịu êm trong từng con chữ gởi gắm bởi lòng người hoài niệm cố hương!
Khởi đầu cho mùa Xuân bên ấy, Tết đang về . Dẫu gì lòng mình cũng rộn ràng náo nức từ hương pháo, từ hoa khai theo tiếng cười, điệu hát vui tươi .
Ngay trên Phố này, những người đi tìm lại mùa Xuàn đã cất tiếng hát trong chương trình nhạc Xuân hồi năm ngoái còn ngân âm thánh thoát sau bức màn thời gian 365 ngày phiêu đãng . Kể cả người xa Phố như chị Minh Thanh cũng còn để lại sự tận tình lo toan cho những bữa ăn gia đình trong mấy ngày Tết .
Ôi nhớ, những nỗi nhớ bề bộn trong sâu lắng chợt bùng lên dồn dập giữa mùa Xuân, khó lòng thu xếp gọn gàng trong tâm tư hướng về quê nhà .
Bạn có cùng tôi góp lại những hân hoan, những bồi hồi từ đó đây, từ chính lòng mình trọn cả tâm tư trong tự tình dân tộc, quê hương ... Làm bừng lên sắc thái mùa Xuân nơi quê nhà cảm nhận bởi tấm lòng người viễn xứ!
Mùa Xuân bên ấy vẫn tuyệt vời trong tầm nhớ qua khung cửa tâm thức rộng mở . Hãy nhìn, hãy nghe, để hy vọng những con đường xưa lại khởi xanh sau thời sững lại do những biến động hỗn mang .
Rồi mình sẽ được đi trong niềm hạnh phúc tuyệt vời giữa mùa Xuân quê nhà, giữa ân tình thân ái của người, của đất, của hoa lá chào Xuân .

Cao Nguyên

Xem Mùa Xuân Bên Ấy: http://dactrung.net/dtphorum/m498991.aspx

cao nguyên
01-09-2012, 06:50 AM
Huyền Thoại Rồng Tiên (http://clbhungsuviet.blogspot.com/2012/01/huyen-thoai-rong-tien.html)


Mỗi độ Xuân sang lại mang theo hình dáng một con vật hộ trì trong năm. Năm nay là Năm NhâmThìn hay là Năm Rồng.
Rồng là vật thần thọai của người phương Đông, biểu tượng uy quyền của vua chúa . Rồng hiện diện ở khắp mọi nơi, dưới nước, trên mặt đất và trong không gian .Rồng còn Là vị Thần linh của nghề nông. Nhà nông thường cầu nguyện Rồng đổ mưa khi hạn hán, phun lửa ra uy diệt quỉ dữ, mang điều lành cho nhân gian . huyền thoại này đã làm Thanh Trí xúc cảm mà vẽ nên tranh Rồng

Huyền Thọai Cha Rồng Mẹ Tiên Lạc Long Quân Âu Cơ
Rồng không những là vật thần thoại của người phương Đông mà là huyền sử của dòng Việt.
Huyền Thoại "Cha Rồng Mẹ Tiên" , "Cha Lạc Long Mẹ Âu Cơ” hay "Con Rồng Cháu Tiên" là niềm tự hào đối với mỗi con dân Việt, di sản thiêng liêng,quí báu nhất mà các bật tiền nhân Việt Nam đã truyền lại cho con cháu hậu thế.
Một Huyền thoại đã thấm đượm vào tâm hồn Thanh Trí . Nhất là nét đẹp của nàng Tiên, Công Chúa Chim, là Âu Cơ Mẹ Việt Nam, cùng sự tôn kính bái phục tấm lòng rộng lượng bao dung, chiu đựng của bà (khi làm vợ Lạc Long Quân dưới thủy phủ rồi sinh trăm trứng nở trăm con . Một mình nuôi con,chờ chồng..( và sau Lạc Long Quân đã chia 5o con theo cha, sống ven biển với nghề đánh cá. 50 con theo mẹ Âu Cơ lên núi trồng cây hái quả sinh sống bằng nghề nông.
Trong niềm thương cảm người xưa mẹ Âu Cơ, mẹ Việt Nam . Thanh Trí đã vẽ thành tranh để tưởng nhớ tiền nhân .

Thanh Trí
Sacramento 12/2011



http://cothommagazine.com/images/stories/hoihoa/ThanhTri/VuiXuanNhamThin-ThanhTri.jpg (http://cothommagazine.com/images/stories/hoihoa/ThanhTri/VuiXuanNhamThin-ThanhTri.jpg)

Tết Nhâm Thìn


Mời Xem: Bộ Tranh Huyền Thoại Rồng Tiên

(http://www.art2all.net/tranh/thanhtri/thin_2012/nhamthin3.htm)Họa Sĩ Thanh Trí

cao nguyên
01-09-2012, 12:12 PM
Nhạc Xuân (http://clbhungsuviet.blogspot.com/2012/01/nghe-nhac-xuan-bang-nhac-xuan-co-may.html)





http://3.bp.blogspot.com/-zVwjF88R1ew/Tv1GWCw7-SI/AAAAAAAAJos/JrUo4zkbiZU/thiep xuan 2012 21325037519[4].jpg?imgmax=800 (http://3.bp.blogspot.com/-zVwjF88R1ew/Tv1GWCw7-SI/AAAAAAAAJos/JrUo4zkbiZU/thiep xuan 2012 21325037519[4].jpg?imgmax=800)


Mời Nghe Nhạc Xuân:

Băng nhạc Xuân Cỏ May 1973 (http://cothommagazine.com/nghe_nhac/XuanCoMay/nhac.php)




20 bản nhạc Xuân do

Duy Khánh

thực hiện - Tiếng hát:

Thái Thanh, Duy Khánh, Hoàng Oanh, Anh Khoa, Thanh Lan,
Ban AVT,Băng Châu, Duy Nam, Trúc Mai, Thụy Khanh

cao nguyên
01-09-2012, 07:34 PM
Những người muôn năm cũ



Huy Phuong · January 3, 2012

Âm nhạc thường mang kỷ niệm của quá khứ. Âm nhạc không có phần hoài tưởng là những nốt nhạc vô hồn. Tôi xin cám ơn nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã cho chúng ta bài “Ly Rượu Mừng” bất hủ.

Những năm đón giao thừa trong nhà tù tập trung giữa không khí giá lạnh của miền Bắc, chúng tôi hát “Ly Rượu Mừng” mà dàn dụa nước mắt nhớ lại những mùa xuân êm ấm đã qua, mà buồn đến vận nước, mà thương mẹ, nhớ em, nghĩ đến đàn con nheo nhóc. Chính những hình ảnh “người công nhân ấm no”, “binh sĩ lên đàng,” “chúc non sông hoà bình” làm bọn cai tù không để ý, mà chúng tôi ẩn dấu nỗi niềm “có bà mẹ già, từ lâu mong con mắt vương lệ nhoà”, “bước con về hoà nỗi yêu thương…”, “đợi anh về trong chén tình đầy vơi,” và “nhấc cao ly này! hãy chúc ngày mai sáng trời tự do!” Bài hát này chúng ta đã nghe đi nghe lại nhiều lần như là một thứ biểu tượng cho ngày Xuân bên cạnh tiếng pháo hay chiếc bánh chưng xanh.

Chúng ta đi, mang theo Ly Rượu Mừng.

Nhưng hôm nay Phạm Đình Chương đã không còn nữa!

Xuân đến chúng ta nghe “Anh Cho Em Mùa Xuân”, mà người làm thơ Kim Tuấn cũng như người nhạc sĩ phổ thơ Nguyễn Hiền cũng đã ra đi.

Xuân đến chúng ta hát “Xuân Này Con Không Về” làm sao khỏi nghĩ đến giọng hát Duy Khánh, nghe câu “thấy hoa mai nở anh mới biết xuân về hay chưa” lại nhớ Nhật Trường, cả tiếng đàn của Vô Thường trong Xuân Tha Hương như còn réo rắt đâu đây!

Người Huế nhớ Mậu Thân với “Những Con Đường Trắng”,“Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy” làm sao quên được Trầm Tử Thiêng.

Thắp một nén hương thơm, để nghe lại Sĩ Phú, Ngọc Lan…

Xa hơn là Văn Phụng, Dương Thiệu Tước, Ngọc Bích, Nhật Bằng, Minh Trang, Vũ Thành, Hoàng Trọng…kể làm sao hết!

Tất cả đều đã đi qua, nhưng hình như họ vẫn còn đâu đây, phảng phất lời thơ, tiếng nhạc gần gũi bên chúng ta. Chúng ta mang theo họ trong hành trang của chuyến ly hương dài và có khi là vô tận. Có khi nào bạn nghĩ đến những người đã khuất, đã rải hương hoa trên con đường chúng ta đang đi không?

“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

http://forum.vietbao.com (http://forum.vietbao.com/)

cao nguyên
01-13-2012, 01:15 PM
NHẠC XUÂN

(http://www.youtube.com/watch?v=07MllIkZ_cA&feature=player_embedded)
http://www.youtube.com/watch?v=07MllIkZ_cA&feature=player_embedded (http://www.youtube.com/watch?v=07MllIkZ_cA&feature=player_embedded)

cao nguyên
01-13-2012, 01:27 PM
Nghi Lễ Thờ Cúng Truyền Thống

http://i43.tinypic.com/ot3jmv.jpg

Nghi Lễ Thờ Cúng Tại Nhà



1. Mấy Nét Về Bản Chất Và Đạo Lý Gia Tộc

LTS: Nhân ngày Tết trọng đại của dân tộc Việt Nam- Nhâm Thìn 2012, chúng tôi xin mượn bài viết Nghi Lễ Thờ Cúng Truyền Thống phần Nghi Lễ Thờ Cúng Tại Nhà của Ông Hồ Đức Thọ để chúng ta thấu hiểu những phong tụcvà truyền thống qua các bài văn cúng trong các lễ của mùa Tết Nguyên Đán.

Có gia đình mới có gia tộc, nhiều gia tộc hợp thành làng. nhiều làng xã hợp thành nước. Như vậy, gia đình là tế bào của xã hội, của dân tộc.

Dân tộc Việt Nam coi trọng chữ đức. Đức còn có đức nhân, tức là giữ đạo làm người (nhân dã giả nhân dã). Làm người còn phải có đức nghĩa:

Quân tử dĩ nghĩa vi chất"
(Người quân tử phải giữ điều nghĩa)

Cổ nhân còn giáo huấn đạo làm người phải giữ lễ, có trí giữ gìn chữ tín, lòng trung thành, đức tính cần, kiệm, liêm, chính. Đối với gia đình, gia tộc phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Lịch sử nhân loại, nhất là lịch sử phương Đông có biết bao tấm gương "hiếu hạnh". Công chúa Thiều Dương, thứ nữ của Thượng Hoàng Thái Tôn, nghe tin cha mất khóc đến chảy máu mắt rồi qua đời (1277). Đầu thế kỷ XIX ở Phương Cần, Quỳnh Lưu, Nghệ An có Lê Trình hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. Có lần mẹ bị bệnh cần phải có dạ dày con nhím mới chữa khỏi, Trình liền vào rừng tìm kiếm và vào đền Bạch Y cầu khẩn, mới bắt được nhím đem về chữa bệnh cho mẹ. Cha của Lê Trình bị quân cướp biển bắt và buộc phải nộp 150 lạng bạc mới tha. Lê Trình dốc hết gia sản chỉ được 90 lạng nên chúng định giết cha ông. Lê Trình khóc lóc xin được chết thay cha. Bọn giặc thấy vậy động lòng thương, tha cho ông không lấy tiền bạc gì cả.

Người xưa đã lấy việc hiếu để răn dạy đời:

"Hiếu thuận hoàn sinh hiếu thuận tử"
(Người hiếu thuận ắt sinh con hiếu thuận)

Do vậy việc thờ cúng Tổ tiên, ông bà cũng như cha mẹ và người thân trong nhà, trong họ được mọi người chú ý. Mọi người cũng xác định quan hệ họ tộc là mật thiết. Có Tổ tiên mới có ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ và cha mẹ sinh thành ra mình. Công sinh thành dưỡng dục lớn lao không kể xiết, mà dân gian đã đúc kết thành lời ru:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Do vậy, mà khi cha mẹ qua đời, con cháu phải lo tang ma chu đáo. Đây là một điều lễ theo lẽ trời, một phép tắc của con người.

Theo sách “Thọ mai gia lễ" của Hồ Sỹ Tân, đỗ Tiến sĩ năm 1721, làm quan Thị Chế Viện Hàn Lâm thì phàm con người ta muốn giữ điều hiếu cùng cha mẹ, còn phải đối với anh em sao cho khỏi mất lòng. Ông đưa lời Thánh nhân dạy: "Việc lễ cốt lấy chữ hòa làm quý", và "Việc lễ là xa xỉ tốn kém, nên tang chế cần tiết kiệm và cũng tùy thời thôi". Đạo làm con phải giữ điều này, tránh xảy ra việc bất hòa, cũng như sau tang ma phải bán đất, bán nhà vong gia bại sản.

Xưa đã có nhiều người vì quá nặng chữ hiếu nên sau khi tang ma gia đình khánh kiệt. Nhiều quan lại có việc đại tang phải cáo quan về nhà phục tang ba năm, sau đó mới tiếp tục ra làm quan khiến sản nghiệp cũng như sự nghiệp bị giảm sút, thậm chí bị thất cơ lỡ vận. Ngày nay, việc tang ma đã cải tiến, chế độ phục tang đã cải tiến cho hợp thời, tránh được những lễ phục phiền hà không cần thiết. Nhưng việc thờ cúng, lập ban thờ Tổ tiên, ban thờ người mới mất để giữ lấy mức nghĩa" của đạo người, đạo làm con vẫn được bảo tồn.

Phan Kế Bính viết trong sách ”Việt Nam phong tục" "Xét cái tục phụng sự Tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản, ấy cũng là nghĩa của người". Ở Việt Nam, một số người theo đạo Thiên Chúa không thiết lập ban thờ Tổ tiên như bên lương, nhưng các ngày kỷ niệm họ đến trước ban thờ Chúa cầu nguyện cho Tổ tiên mình. Gần đây giáo dân cũng đã có sự hòa nhập với lương dân, có nơi đã lập ban thờ Tổ tiên, thậm chí còn đi lễ chùa, lễ đền như lương dân. Đây là điều chứng minh sự tôn trọng cội nguồn dân tộc. Tín ngưỡng, đạo giáo nào cũng không thể làm mất đi bản chất, đạo lý của dân tộc.

Trong dân gian, tuyệt đại đa số ban thờ Tổ tiên, các chi họ lớn có từ đường thờ Tổ của chi có (theo quan niệm "nguũ đại mai thần chủ), nhưng ngành trưởng vẫn phụng sự từ đường "đại tôn". Nhiều họ, từ đường "đại tôn" thờ đến các bậc Thủy tổ 30 đời, 40 đời như từ đường họ Nguyễn, họ Trần...

Có người quan niệm Tổ tiên về cõi vô hình, nhưng linh hồn không thể mất, vẫn có thể lui tới ban thờ chứng kiến việc làm ăn của con cháu, chứng giám tấm lòng thành của con cháu trong các ngày kỵ nhật, lễ tiết hàng năm. Người Việt cổ còn cho rằng "trần sao âm vậy". Lúc ở trần gian ưa thích gì thì khi về cõi âm cũng cần các thứ đó, nghĩa là cần quần áo, tiền để tiêu pha như khi sống. Phải chăng bởi quan niệm này mà thường nhật, trước ban thờ Gia tiên nếp sống trong gia đình bớt đi những ngôn ngữ thô tục, những việc làm không tốt động chạm tới vong hồn cha mẹ, ông bà. Có nghĩa là phải sống có đạo lý, hòa hiếu để đẹp lòng người đã khuất, phải chăm chỉ mọi việc cho thành đạt để đẹp ý ông bà, rạng rỡ Tổ tiên.

Cũng có người cho rằng chết là hết, lập ban thờ Gia tiên để tưởng niệm, nhưng nghi thức cúng lễ vẫn đảm bảo theo phong tục, hòa nhập với cuộc sống làng xã là được.

Lại có số ít người không lập ban thờ tại gia, cho việc khi chết thì theo về với Tiên tổ, chỉ cúng ở từ đường dòng họ.

Trong xã hội hiện đại, mọi khuynh hướng đều khó có thể tranh cãi. Song với bản chất dân tộc, bởi đạo lý nên mọi gia chủ mỗi khi trong gia đình có công to việc lớn, mỗi khi sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt thành đạt thì đều sửa lễ cáo yết với Gia thần, Gia tiên.

Cũng có gia chủ khi trong gia đình có điều trắc trở như ốm đau, chơi bời quá độ, hoặc bị kẻ khác gây rối... đều sửa lễ cáo yết với Tổ tiên, mong Gia thần, Gia tiên âm phù cho tai qua nạn khỏi.

Những việc làm trên đây là nét đẹp về đạo lý, về tâm tư tình cảm của người đang sống với người đã chết, họ mong muốn người thân "bất tử", thể xác không còn nhưng linh hồn không thể mất, tồn tại và mãi mãi tồn tại để dìu dắt cháu con, che chở cho cháu con tai qua nạn khỏi, cho dòng họ nối tiếp phát triển "Nguyên viễn trường lưư” (nguồn xa dòng dài).

Nhiều từ đường dòng họ hoặc trước ban thờ Gia tiên thường có câu đối:

Tiên tổ anh linh, con cháu cửa nhà thịnh vượng,
Tuế thời tưởng niệm, khói hương nghi ngút dài lâu.

Hay câu đối:

"Phúc sinh phú quý gia đường thịnh,
Lộc tiến vinh hoa tử tôn hưng".

(Nhờ phúc đức mà gia đình phú quý thịnh vượng,
Tài lộc công danh con cháu ngày một nhiều thêm).

Ý nghĩa việc thờ cúng Tổ tiên để giữ đạo làm người, "uống nước nhớ nguồn" cốt ở tâm thành, không phải câu nệ cỗ to, cỗ bé. Có thì làm nhiều, không có thì làm ít, miễn sao cho tinh khiết, thành tâm. Nhưng nếu biết nghi thức cúng lễ sẽ làm cho ngày kỷ niệm thêm phần trịnh trọng, nếu có Gia thần, Gia tiên chứng giám sẽ hài lòng hơn, bởi con cháu biết phép kêu cầu không đến nỗi đặt lễ, khấn vái thô thiển, thiếu phép.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tập nghi lễ thờ cúng truyền thống, trên cơ sở khảo sát và dựa vào các sách địa chí, phong tục, Thọ mai gia lễ... của các bậc tiền bối. Đồng thời tham khảo các sách viết về phong tục thờ cúng, dâng hương... mà nhiều tác giả gần đây đã xuất bản.

2. Từ Lễ Tiết Đến Kỵ Nhật Gia Tiên

Việc thờ cúng tại nhà hàng năm, có hai phần rõ rệt:

- Lễ tiết trong năm.
- Kỵ nhật (giỗ), hiếu, hỷ, sóc, vong...

A. Lễ Tiết Trong Năm

Trong năm về lễ tiết thường có: Tết Nguyên đán, lễ Thượng Nguyên, lễ các tổ nghề (tháng 2), Tiết Thanh Minh, tháng Tết Hàn Thực (3-3), Tết Đoàn Ngọ (5-5), Lễ Thất Tịch (7-7), Lễ Trung nguyên (15-7), Tết Trung Thu (15-8), Lễ Trùng Cửu (9-9), Trùng Thập (l0-10). Còn tháng 11 và tháng Chạp khô ráo thường xây sửa mộ, bốc mộ, lễ Khổng Tử, danh y, lễ hiến xảo, lễ Thần tài.

Tết Nguyên đán là tết đầu năm (Nguyên là bắt đầu một năm, dán là buổi sớm) mở đầu cho một năm mới. Tết được mở đầu từ ngày 1 tháng Giêng. Tháng Giêng là tháng Dần.

Đây là tháng vừa hết mùa đông giá lạnh, mở đầu cho mùa xuân ấm áp, cây cỏ đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở, lòng người phấn chấn hy vọng một mùa xuân mới với những thắng lợi mới.

Sử cũ cho biết từ đời nhà Hạ ở Trung Quốc (2205 trước Công nguyên (TCN) - 1766 TCN) đã chọn tháng Giêng, tháng đầu trong năm là tháng Dần. Các đời ân, Chu, Tần Thủy Hoàng lại thay đổi nhưng đến đời Hán Vũ Đế (140 TCN) vẫn chọn tháng đầu năm là tháng Dần như nhà Hạ và được duy trì đến ngày nay.

Nhân dân Việt Nam chọn tết Nguyên đán là lễ tết quan trọng nhất và đã trải qua hàng ngàn năm được duy trì như ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Tết Nguyên đán đã trở thành niềm vui của dân tộc. Mọi tầng lớp, mọi độ tuổi trong xã hội, giàu có hay nghèo túng, bình dân đều coi tết Nguyên đán là sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong năm.

Tết đến, mọi đường ngõ, nhà cửa được quét dọn sạch sẽ. Từ các vật dụng trong nhà, nồi niêu bát đ a cũng được lau chùi, cọ rửa chu đáo để đón chào một năm mới cho may mắn. Người giàu có dư thừa thì vui vẻ đón tết sao cho thật phong phú vui tươi. Người nghèo túng cũng cố trả hết nợ nần để tâm hồn thanh thản, có ít vui ít, có nhiều vui nhiều cũng lo lắng chuẩn bị đón mùa xuân với hy vọng mới. Do vậy từ giàu đến nghèo đều cố tạo một diện mạo ngày xuân tươi vui sau một năm lao động, buôn bán vất vả.

Trong ngày tết, người thân được sum họp, chia xẻ nỗi vui buồn trong năm. Bạn bè được gặp gỡ tay bắt mặt mừng chúc nhau một năm mới đạt được thắng lợi mới.

Ngày tết còn là cơ hội để đền ơn đáp nghĩa, ôn cố trí tân và dưới mái đình, mái chùa, từ đường dòng họ, bên cạnh ban thờ Gia tiên mọi nỗi lòng được cởi mở, mọi tâm niệm đối với Phật, Thánh, Gia thần, Gia tiên được nhỏ, to bộc lộ để đạt ước nguyện một năm mới công tác tiến bộ, buôn may bán đắt, sức khỏe dồi dào, mùa màng bội thu, hy vọng "phú, quý, thọ, khang, ninh".

Theo tục lệ cổ truyền thì tết Nguyên đán phải kể từ chiều 23 tháng Chạp. Đây là ngày quy định ông Táo phải lên chầu trời để trình với Ngọc Hoàng thượng đế mọi hành vi của gia chủ, do đó có lệ tiễn chân ông Táo chầu trời.

Hồ Đức Thọ

cao nguyên
01-16-2012, 09:37 AM
Thờ Cúng Tổ Tiên (http://clbhungsuviet.blogspot.com/2012/01/tho-cung-to-tien.html)




http://pacific.net.vn/Images/News/02122011_222_image.jpg

Ý nghĩa cúng Tổ Tiên chiều 30 Tết


Phong tục Việt Nam xưa và nay đều gìn giữ truyền thống “cúng Ông Bà” hay “cúng Tổ Tiên” vào buổi chiều cuối năm âm lịch (29 hoặc 30 Tết), để tưởng nhớ công ơn và kính mời Tổ Tiên về ăn Tết với con cháu. Bữa cúng lễ này là dịp xum họp gia đình, nên dù làm ăn nơi xa, con cháu đều tìm về đoàn tụ.

Thờ cúng Tổ Tiên là một tập tục lâu đời, có lẽ từ thời Hùng Vương thứ ba vì khi vua Hùng truyền ngôi cho Lang Liệu, đã công nhận bánh chưng, bánh dày dẻo ngon và tinh khiết, để “dâng cúng Tiên Vương” (Lĩnh Nam Chích Quái - Trần Thế Pháp). Thờ cúng Tổ Tiên không phải là một Tôn Giáo vì không có một tổ chức “Giáo hội”, “Giáo Chủ” như các Tôn Giáo khác, nhưng một số người Việt tự nhận mình theo “Đạo Ông Bà”. Như vậy chữ “Đạo” ở đây không mang hình thức Đạo giáo nhưng ý nghĩa thật tốt đẹp, đó là : “đường ngay, lẽ phải”.

Mỗi gia đình Việt Nam đều có một bàn thờ Tổ Tiên còn gọi là bàn thờ ông bà, ông vải hay bàn thờ Gia Tiên. Bàn thờ Tổ Tiên thường cao hơn một cái bàn thường dùng trong nhà và hẹp hơn, đôi khi được được chạm trổ tinh vi và sơn son thiếp vàng. Bàn thờ Tổ Tiên phải được đặt tại một vị trí trang trọng nhất, như ở giữa phòng khách và thường quay về phía một cánh cửa mở ra phía ngoài.

Trên bàn thờ Tổ Tiên xưa có “Khám thờ” đặt ngang tầm mắt và “Ngai thờ” cao ngang ngực (nay nhiều nhà đã bỏ). Trên bàn thờ bày đồ thờ tự: “bộ ba” (tam sự) gồm 2 chân nến bắng đồng và bát nhang ở giữa; đồ thờ bộ năm (ngũ sự) thêm bình hoa (đặt sau chân nến bên trái) và mâm ngũ quả (đặt sau chân nến bên phải) và bộ bảy (thất sự) thêm Đỉnh Hương bằng đồng (Đỉnh Đồng) đặt giữa 2 chân nến, bát nhang phía trước và đèn “Thái Cực” (phải luôn thắp sáng) đặt sau Đỉnh Hương. Ở hải ngoại thay đèn bằng bóng điện hoặc bỏ đi.

Bày lễ vật trên bàn thờ gọi là bày cỗ cúng (đôi khi chỉ có hương hoa, trái cây). Cỗ mặn gồm nhiều món ăn đặc biệt ngày Tết. Bàn thờ Tổ Tiên được trang trí và lau chùi sạch sẽ. Trên bàn thờ bao giờ cũng có bánh chưng và 3 chén rượu nhỏ hoặc 3 chén nước lạnh (xưa có thêm đĩa trầu cau, bánh dày). Thắp hương (thường là hương vòng) và để đèn thắp sáng 3 ngày Tết cho tới khi “hóa vàng”.
Trước hôm hóa vàng, mỗi ngày gia chủ đều bày cỗ cúng. Bày cỗ cúng phải “khấn” vì đó là lời cầu khẩn, chào mời Tổ Tiên về ăn Tết với con cháu. Trước khi khấn, chủ nhà phải vái 3 vái. Khấn xong, lạy 4 lạy và thêm 3 vái gọi là 4 lễ rưỡi. Lời khấn cầu trình bày rõ về nơi chốn, tên con cháu làm lễ và tên Tổ Tiên, Ông Bà được cầu khẩn về ăn Tết. Sau cùng là tên các vị Tiền Nhân, Nội Ngoại về hưởng Tết.

Phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt qua phong tục thờ tự và mời Tổ Tiên về ăn Tết, Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt đã tổ chức Lễ thăm viếng Đài Tưởng Niệm anh hùng năm thứ hai.

Ngày nay dân tộc VN rất cần cung thỉnh anh linh những vị chiến sĩ anh hùng, danh nhân danh tướng về ăn Tết với con cháu và chứng giám hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của dân tộc trước cảnh “thù trong giặc ngoài” và hiểm họa mất nước vào tay Bắc phương.

Cộng Đồng Việt Nam hải ngoại với tấm lòng thành, thỉnh cầu anh linh những vị anh hùng dân tộc về hưởng Tết với con cháu và hiển linh tinh thần đánh đuổi giặc ngoại xâm để con cháu noi gương.
Song Thuận
CEO . CLB/Hùng Sử Việt California


XemThêm: http://mientaongo.net/diendan/index.php?/topic/173-mua-xuan-ben-ấy/

cao nguyên
01-17-2012, 02:07 PM
Hồi ức xuân

Có thể, Bạn là người thành phố, có thể Bạn là dân miệt vườn... hoặc có thể Bạn có một tuổi thơ ở Miền Bắc, Miền Trung.... Trong hồi ức mỗi người có cái độc đáo về một cái Têt thời thơ ấu. Tôi có một ký ức rất "nhà quê" ...Mời Bạn cùng xem.
Tiếng pháo đì đẹt xóm trên, nhắc tôi xuân đã đến rồi đó. Ngày ấy đã hơn 50 năm…
Tháng Chạp đến, nghĩa là tháng mười hai ta, tháng mười hai âm lịch. Cả miền quê tôi đã rục rịch đón xuân. Lúa thóc vào bồ. Mùa màng đã xong, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ vàng. Người nông dân rảnh tay, lên bờ đón Tết.
Tháng Chạp - Gió Chướng thổi mạnh, từ biển thổi vào. Đêm nằm nghe sóng bổ ghềnh ì ầm từ hướng biểnVũng Tàu. Mẹ tôi bắt đầu làm giàn cho mấy dây đậu rồng. Mẹ bảo “Têt rồi đó”. Tự dưng, tôi âm ấp niềm vui. Niềm vui trẻ thơ, rất ngây thơ và thanh khiết.
Nhà tôi nghèo: nền đất, lợp lá, cột dừa nên chẵng có nhiều sửa soạn. Ba tôi đi chợ mua vôi Càn Long về quết lại mấy tấm vách bổ kho (?). Tôi đứng nhìn mà niềm vui khôn tả. Màu trắng của vôi trên vách rât mới, rất sang trọng với tôi thời đó. Ba tôi không quên trang điểm thêm mấy bộ tranh giấy mới mua dưới chợ, tranh Dưa đỏ An Tiêm, Phạm Công Cúc Hoa…. Nhà tôi đẹp hẵn lên đón Têt. Cây mai vàng trước hiên được vặt trụi lá, đang trổ nụ đơm hoa. Trước cửa, hai hàng đối đỏ trên giấy hồng và mấy chậu vạn thọ, cúc vàng.. đón Tết.

Từ hai mươi ta, mỗi đêm nằm lắng nghe tiếng quết bánh phòng đầu trên xóm dưới…Tiếng cùm cụp đều đặn , êm êm của chài khua trên cối. Gần sáng tiếng các cô gái gọi nhau ngoài ngõ ơi ới đi cán bánh phòng vần công. Xuân đến rồi, ngan ngát trên mọi nhà. Hòa với tiếng chày khua, tiếng gàu tát đìa vang vang đâu đó. Người ta tát đìa suốt đêm, để sang hôm sau bắt cá. Đủ loại cá lóc, trê, rô mề, tôm càng… Mỗi đìa hàng vài trăm ký cá, được “rọng”trong hàng chục cái giỏ mắm to. Tát đìa ăn Tết cũng là một hoạt động sôi nỗi lắm.

Quê tôi thời xưa thanh bình đó, đồng ruộng bạt ngàn, vun bón bỡi dòng Cữu Long. Tháng mười lúa gặt xong, người nông dân nuôi vịt chạy đồng. Nhà nào cũng trăm con đến ngàn con. Vịt nuôi bằng lúa đổ trên đồng và tôm cá thiên nhiên nên lớn như thổi. Thiên nhiên ưu đãi cho thu nhập dân quê. Cuối năm, lựa chục cặp vịt nhốt riêng ăn Tết….. chuyện nhỏ thôi mà.
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd/HQPD_1326194035.jpg

Chợ Tết là một đặc thù vùng Nam Bộ. Chợ Tết nhóm vào khoảng nửa đêm tới sáng dưới ánh đèn dầu hỏa hay đuốc rơm. Có nơi nhóm chợ vào lúc nhá nhem tối đến quá nửa khuya là tan Chợ. Hàng hóa được chuyên chở trên đôi gánh là chính. Tiếng gà vịt, tiếng nói chuyện râm ran trên lộ suốt đêm, con cúi rơm lập lòe trong đêm tối. Người ta cũng chuyên chở hàng hóa, gà vịt, rau cải bằng xe bò, xe trâu.
Tôi thao thức cả đêm để được theo Mẹ ra chợ. Chợ Têt đông đảo người là người.Tôi níu chặt tay Mẹ sợ lạc. Chợ quê rất đặc biệt: khu gà vịt đồng, khu rau cải cũng trồng từ địa phương. Tôi mê nhất khu bán hàng hóa, áo quần tết của mấy Ông “cắc- chú” sặc sở, đủ màu: từ áo quần, son phấn đến bộ tranh tứ quý; từ cây kim sợi chỉ đến soong nồi đu loại. Quả là một thế giới màu sắc, choáng ngợp tuổi thơ tôi.

Chiều hai tám, Ba chở tôi lên xóm húi cua. Khách hàng đông nghịt cuối năm, trong đó đủ mặt những thằng bạn chí cốt của tôi. Chị tôi lôi tôi ra hè tân trang ăn tết.Cái đầu cứt trâu và cái cổ hờm như rắn rằn ri, hệ quả của một năm trời thủy chiến với mấy thằng bạn trời ơi. Chị tôi xối cho mấy gào nước tro gòn nhớt nhợt, mình mẩy tôi rát như lá mía cắt và ra sức hành hạ cái dung nhan tôi. Tôi cố chịu đau, thầm nhủ: tết rồi….
Đêm giao thừa Anh em tôi nằm chen nhau trên bộ ván gỏ, chờ đón giao thừa. Mẹ tôi bận bịu với nồi bánh tét dưới bếp. Chúng tôi giật mình thức dậy khi pháo nổ vang. Ông anh tôi đang châm cây nhang vào dây pháo tiểu dài. Ba tôi áo dài nghiêm trang khấn vái. Đèn trong nhà sáng choang, khói hương , khói pháo…Tết rồi đó. Mẹ sẻ sàng thay đồ mới cho bọn tôi.T ôi đón Tết trong hoan lạc khôn cùng… tôi tung tăng chạy ra sân: mùi rạ ướt, mùi khói hương, mùi pháo hòa huyển trong gió chướng quê tôi, có cái vị mặn của biển… cái mùi vị đó mang theo tôi nửa thế kỷ làm người.
Sáng mùng một, tôi diện bộ quần áo mới: bộ quần áo vải ta nhuộm hồ cứng sồn soạt, có in đủ thứ màu tich-nich-cô-lo và một đôi guốc thông. Anh em tôi khoanh tay, lí nhí mừng tuổi Cha Mẹ do bà chị đạo diễn. Tôi là con út, nên được bộn bàng… mấy tờ giấy một đồng mới. Mẹ dặn để dành năm nay con đi học ăn quà…. Hỡi ơi, bộ đồ mới chỉ thọ một buổi đã ngả màu cháo lòng sau mấy trận wrestling với mấy thằng chung xóm.

Ngày Tết quê tôi rất đơn sơ, không mâm cao cổ đầy, không bánh mứt quý hiếm, rượu Tây đắt tiền. Mùa xuân của tôi với bánh tét, mứt gừng, thịt kho, dưa giá… rất Nam Bộ, rất Việt Nam. Ngày Têt của tôi có mùi gió chướng thoang thoảng cỏ khô, có mùi hương của hoa vạn thọ. Đêm ba mươi, leo lên ván, chân phủi vào nhau cho trôi cát đất, nằm chờ năm mới trong cái dịch chuyển bình thản của đất trời.

Sau cái tết đó, tôi lánh nạn về thành phố rồi lưu lạc xứ người. Có những cái Tết, những bữa tiệc sang trọng, thừa mứa rượu Tây, bia ngoại, tôi chợt thấy mình thiêu thiếu cái gì. Hình như trong tôi là niềm hoài cổ, là nỗi nhớ quê hương. Bàn chân phèn của tôi mãi bước trên những mùa xuân đất lạ, xứ người..

Nhuận Nguyễn