PDA

View Full Version : Hành trình vào bản chất của dân chủ và thịnh vượng



Triển
01-14-2012, 04:44 AM
Tôi đọc thấy bài này mấy hôm trước nhưng rồi lại quên. Hôm nay gặp lại trên mạng bài viết này
của thân sinh anh Trần Duy Thức. Đọc lại vẫn thấy những suy nghĩ sâu sắc nên mang về diễn đàn
chia sẻ với mọi người.

(*) nguồn: http://tiengvong.com/binh-lun-quan-im/chinh-tr-kinh-t/4127-hanh-trinh-vao-bn-cht-ca-dan-ch-va-thnh-vng.html )






Sẽ không có sự độc lập nếu không có tự do. Và sẽ không có độc lập dân tộc nếu không có độc lập cá nhân. Điều này là chân lý.





Tôi là Trần Văn Huỳnh, cha của Trần Huỳnh Duy Thức.

Trong các tài liệu Thức viết mà gia đình tìm thấy sau khi Thức bị bắt, có một quyển sách đang được viết bằng tiếng Anh
có tựa đề: HEWING QUEST FOR DEMOCRACY AND PROSPERITY. Công trình này vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên tôi đọc
thấy phần đầu của nó đề cập đến những vấn đề rất đáng quan tâm nên tôi đã dịch ra và gửi cho quý báo. Mong quý báo
giúp phổ biến đến độc giả.

Xin cảm ơn và kính chào.

Trần Văn Huỳnh
Email: tranvanhuynh@hotmail.com
Điện thoại: +84 90 3350117




HÀNH TRÌNH VÀO BẢN CHẤT CỦA DÂN CHỦ VÀ THỊNH VƯỢNG

http://tiengvong.com/images/stories/anhthuc.jpg

Nên hiểu tính độc lập của một nhà nước hoặc dân tộc như thế nào? Nhận thức cho rằng nền độc lập có nghĩa là nhà nước của nó cầm quyền bởi một nhóm người cùng sắc tộc với đại đa số dân chúng còn tương đối phổ biến. Sự chấp nhận sai lầm rộng rãi như vậy giúp các chế độ chuyên chế lợi dụng để duy trì sự thống trị. Do vậy một sự hiểu biết đúng về một nền độc lập là rất thiết yếu để tránh cho một dân tộc khỏi bị lệ thuộc. Nó cũng sẽ đòi hỏi chúng ta suy nghĩ đúng về các khái niệm sức mạnh của cá nhân và tính cá nhân. Đề tài này sẽ dẫn đến nhiều nghiên cứu về dân chủ và thịnh vượng cùng với các qui luật của chúng.

THỰC DÂN HAY CHUYÊN CHẾ

Có rất nhiều chế độ chuyên chế đã cầm quyền một cách độc đoán đất nước mình nhiều thập kỷ nay. Hầu hết đều từ những người đã giữ vai trò quan trọng trong việc giải phóng dân tộc khỏi sự cai trị thực dân. Thành tựu trên danh nghĩa của họ là đã mang lại nền độc lập cho dân tộc mình. Nhưng nhìn vào cuộc sống thực tế của những người đang sống ở những nước này. Thật khó mà không nói rằng họ lệ thuộc nặng nề dù màu da và chủng tộc của họ giống với những kẻ cầm quyền chuyên chế.

Thực ra những người này chỉ đơn giản là thay đổi sự thống trị của thực dân bằng của họ. Thường thấy ở những nơi này hàng đống sự xâm phạm quyền con người, tự do và lợi ích riêng tư trên danh nghĩa của an ninh và lợi ích quốc gia. Những công trạng "giải phóng dân tộc" bị khai thác để bảo tồn sự chính danh của các chế độ áp bức này. Ở vài nơi nỗi thống khổ của dân chúng còn tệ hơn những gì họ đã phải trải qua dưới thời thực dân. Bình mới rượu cũ mà thôi.

ĐỘC LẬP CÁ NHÂN VÀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

Sẽ không có sự độc lập nếu không có tự do. Và sẽ không có độc lập dân tộc nếu không có độc lập cá nhân. Điều này là chân lý. Vào giữa thế kỷ 19, Fukuzawa Yukichi – người được đánh giá là xuất chúng trong số những người sáng lập nên nước Nhật hiện đại – đã có một danh ngôn: "Độc lập dân tộc nhờ độc lập cá nhân". Ông chứng minh rằng nhờ có độc lập cá nhân mà một người không phải lệ thuộc vào sức mạnh của người khác. Nên chính nhờ sức mạnh cá nhân đó mới giúp một dân tộc cạnh tranh được với những dân tộc khác. Và chính tư tưởng đó đã biến nước Nhật thành một cường quốc trong vòng 30 năm từ sự lạc hậu nghèo nàn.

CÓ TỰ DO MỚI ĐỘC LẬP

Một cá nhân chỉ có thể độc lập nếu có đầy đủ tự do. Và chỉ khi nào quyền con người của một người được tôn trọng và bảo vệ đầy đủ bằng pháp quyền thì người đó mới có tự do hoàn toàn. Do vậy bản chất của nhà nước pháp quyền là một sự ủy trị hợp pháp để bảo vệ các quyền này và tự do cho từng cá nhân, từng người một. Trách nhiệm này phải được gìn giữ thiêng liêng như mục tiêu tối thượng của nhà nước đó. Không tuân theo quy tắc này sẽ gây ra sự xâm phạm tự do cá nhân nhân danh an ninh quốc gia, ổn định xã hội và trật tự cộng đồng như các chính quyền độc tài thường dùng để biện hộ một cách mơ hồ vì sự phát triển.

Những sự mơ hồ này trong thực tế dễ dàng trở thành những cái cớ để xâm hại an toàn của con người, tước đoạt nhân quyền và xúc phạm nhân phẩm một cách không nao núng để giành được đặc quyền cho những nhóm lợi ích hẹp hòi. Cách này sẽ chắc chắn làm cho người dân lệ thuộc vào những người cai trị bằng cách áp nỗi sợ hãi lên người bị trị. Không có tự do sẽ dẫn đến lệ thuộc bất chấp màu da và chủng tộc của những người cầm quyền. Sự phụ thuộc của cá nhân sẽ gây nên một quốc gia lệ thuộc mà không thể tránh được, ngay cả quốc gia đó không thuộc quyền tài phán của quốc gia khác.

SỰ UỶ TRỊ HỢP PHÁP

Canada và Úc theo chế độ quân chủ lập hiến, tôn Nữ hoàng Anh làm người đứng đầu nhà nước của họ. Nhưng ai có thể nói rằng họ là những dân tộc lệ thuộc? Khi nào người dân họ còn thích chế độ này thì nó còn tồn tại. Ngược lại, họ có thể bỏ phiếu để thay đổi thành chế độ cộng hòa, chẳng hạn, mà không có vấn đề gì. Họ hoàn toàn tự do lựa chọn chế độ chính trị nên dân tộc họ thực sự độc lập.

Nếu Barack Obama thắng cử tổng thống Mỹ, liệu người da trắng có tự xem họ là một chủng tộc lệ thuộc? Và người da đen sẽ tìm thấy sự độc lập của họ nhờ chiến thắng đó? Ai trả lời có sẽ thật là ngớ ngẩn. Sự uỷ trị chỉ hợp pháp khi nó được bầu chọn bằng một cuộc bầu cử tự do mà người dân, chính là những người ủy nhiệm, không bị sợ hãi và thiếu thốn để thực hiện quyền bỏ phiếu của mình. Đối với luật pháp cũng vậy. Jean Jacques Rousseau (+) đã viết trong tuyệt tác "Khế ước xã hội" của ông rằng: "Bất cứ luật nào mà người dân không phê chuẩn trực tiếp thì vô hiệu và vô dụng – trên thực tế nó không đúng là luật".

Tính hợp pháp của một sự ủy trị không liên quan đến chủng tộc, màu da, giới tính, v.v… hoặc công trạng đã qua hay tuyên bố "vì dân" của một đảng cầm quyền bằng tiếm quyền, v.v… Làm cho người dân hoặc khiếp sợ hoặc lệ thuộc kinh tế vào những người có quyền lực là cách mà một chế độ cường quyền nắm quyền để ép người dân phục tùng ý chí của nó. Do đó, nó không bao giờ là một sự ủy trị hợp pháp ngay cả nó chấp nhận quyền bầu cử của người dân trên danh nghĩa.

NHÂN QUYỀN, DÂN CHỦ VÀ THỊNH VƯỢNG

Đó là lý do mà Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền (UDOHR) tuyên bố và tin rằng con người chỉ thực sự tự do khi không phải sợ hãi và không bị thiếu thốn. Nhằm mục đích này, bản Tuyên ngôn đã được cụ thể hóa thành Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCE) nhằm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản này trên toàn thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nước thuộc thế giới thứ nhất tôn trọng trước tiên và bảo vệ trên hết các quyền đó trong hiến pháp của họ một cách đầy đủ, và làm cho chúng có hiệu lực trong thực tế. Chính cách thức này đã đưa các quốc gia này trở thành những đất nước dân chủ và thịnh vượng nhất thế giới.

Các quyền này là thiêng liêng và do Tạo hóa ban cho, không phải do bất kỳ ai khác là con người hoặc bất cứ cái gì thuộc về con người. Do vậy ủng hộ các quyền này tức là tuân theo các qui luật tất yếu khách quan, chính là các luật của Tạo hóa. Con người có thể phát hiện và hiểu được các luật này nhưng không thể sáng tạo ra chúng theo ý muốn của mình. Nếu luật của con người mà không thuận theo các luật tương ứng của Tạo hóa thì sẽ không có tác dụng, và cuối cùng có thể sụp đổ.

TÍNH TOÀN VẸN CỦA CÁC QUYỀN CON NGƯỜI

Một máy bay sẽ không thể cất cánh nếu nó được thiết kế bởi những qui tắc không nghiêm ngặt tuân thủ luật vạn vật hấp dẫn, định luật Bernoulli và v.v… Ngay sau khi giành được chủ quyền từ Vương quốc Anh, người Ấn độ đã ủng hộ quyền chính trị cho nhân dân bằng một chế độ đa đảng. Nhưng quyền kinh tế của họ lại bị hạn chế một cách khắc nghiệt nên họ chỉ có được một sự tự do khuyết tật, vì vậy không tạo ra được một nền dân chủ thực chất. Do đó, họ chìm đắm trong cơ hàn cho đến khi họ hủy bỏ cơ quan cấp phép khổng lồ vào năm 1991, khởi đầu cho sự dân chủ trong hoạt động kinh tế. Hàng chục triệu người Ấn đã thoát khỏi sự bần cùng hóa từ đó, kéo theo các thành tựu khác về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, công nghệ, quốc phòng, v.v… Điều này giải thích vì sao Châu Phi vẫn còn đầy rẫy các dân tộc khốn khổ bất chấp sự tồn tại tràn lan lâu nay của rất nhiều đảng chính trị.

Trung Quốc và Việt Nam tạo ra một phiên bản khác về sự vi phạm tính toàn vẹn của các quyền con người. Hai nước này đã thừa nhận quyền kinh tế cho người dân nhưng vẫn tước đoạt không khoan nhượng quyền chính trị của họ, gây nên một kiểu tự do què quặt khác. Mặc dù mô hình này có thể tạo nên sự tiến bộ kinh tế và các thành tích ấn tượng về xóa đói giảm nghèo, nhưng nó cũng đồng thời nuôi dưỡng bất bình và suy thoái xã hội rồi nhốt chúng lại. Khi sự trầm trọng này trở nên mục ruỗng thì nó sẽ dẫn tới việc bộ máy chính trị tự dân chủ hóa hoặc sẽ kết thúc trong sụp đổ toàn diện về kinh tế, xã hội, chính trị và một chế độ bị lật nhào. Đây là tiến trình tất yếu vì nó phá vỡ sự toàn vẹn của các quyền con người vốn thuộc về luật của Tạo hóa. Dưới tác động của toàn cầu hóa và xã hội Internet, tiến trình này sẽ diễn biến rất nhanh, nhanh hơn đã từng chứng kiến trong thời gian chiến tranh lạnh dẫn đến sự tan rã của hệ thống Đông Âu và Liên Xô.

CÁC QUI LUẬT PHÁT TRIỂN

Sự phân tích bản chất của các trường hợp trên cho thấy: xã hội loài người sẽ phồn vinh khi con người có quyền tự do mưu cầu thịnh vượng cho riêng mình, và nhờ vậy cũng sẽ cho những người mà anh ta cần nhờ đến để đạt được mục đích của mình. Đây chính là qui luật căn bản của kinh tế thị trường do Tạo hóa làm ra thông qua tính ứng xử phổ quát của con người. Và một nền kinh tế thị trường chỉ vận hành tốt và ổn định trong một xã hội có đủ tự do. Xã hội đó chính là cơ chế tự động để đạt được trạng thái cân bằng của tất cả các phương diện kinh tế một cách hiệu quả. Adam Smith gọi cơ chế này là "Bàn tay vô hình" – cũng là một luật của Tạo hóa mà ông đã phát hiện và hiểu rõ để giúp phát triển việc nghiên cứu kinh tế.

Việc nghiên cứu chia kinh tế thành hai nhánh: kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. Kinh tế học thực chứng nghiên cứu các qui luật tất yếu của các yếu tố kinh tế và tác động tương hỗ giữa chúng, tức là các thực tế khách quan của kinh tế. Còn kinh tế học chuẩn tắc nghiên cứu các kêt quả của hành động và quyết định kinh tế của con người theo quan hệ nhân quả từ các qui luật tất yếu trên. Chấp nhận kinh tế thị trường chỉ mới là sự áp dụng các qui luật này, nhưng chưa đủ. Nó còn đòi hỏi không thể thiếu một cơ chế để đảm bảo các quyết định kinh tế của chính phủ là vì đại chúng, vì đa số. Không có cơ chế này thì, do mục đích mưu cầu thịnh vượng, con người sẽ hướng động lực của mình nhằm thỏa mãn những người ra quyết định đang nắm quyền thay vì dân thường. Mối nguy đạo đức này có thể bị chỉ trích gay gắt nhưng nó không phải là chuyện bất thường, và bất chấp những đả kích nó vẫn tồn tại tràn lan như dịch bệnh và xói mòn bất kỳ xã hội nào không có một nền dân chủ đủ thực chất. Một hệ thống như vậy được gọi là chủ nghĩa tư bản thân hữu mà kết quả tốt nhất của nó tạo ra chỉ là một đất nước thu nhập trung bình và dậm chân ở cái bẫy đó.

BẢN CHẤT VÀ HÌNH THÁI CỦA DÂN CHỦ

Bản chất của dân chủ đơn giản chỉ là sự tuân theo các quyền con người và tuân thủ tính toàn vẹn của các quyền đó. Đó cũng chính là sự tuân thủ các qui luật tất yếu vì tính chất của quyền con người là do Tạo hóa tạo ra. Sự tôn trọng như vậy được thực hiện càng đầy đủ thì nền dân chủ đạt được càng thực chất. Bản chất này của dân chủ là không thay đổi theo bất kỳ yếu tố nào thuộc về con người như chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, sự giàu có, xuất thân, trình độ phát triển hoặc những trạng thái khác. Những yếu tố này chỉ ảnh hưởng đến hình thái của một xã hội dân chủ vốn chỉ là kết quả sinh ra từ sự vận động của các yếu tố đó dựa trên các luật của Tạo hóa, bao gồm cả quyền con người. Hình thái có thể thay đổi nhưng bản chất thì không. Hình thái phải là kết quả từ dưới lên và không nên là sự áp đặt từ trên xuống. Sự áp đặt như vậy đã chứa đựng bản chất chống dân chủ rồi.

Quan điểm về hình thái xã hội của con người chỉ có thể thành hiện thực một khi nó được thiết kế theo luật của Tạo hóa và nó phải thuyết phục được người dân tán thành một cách tự nguyện. Phác thảo một hình thái chủ quan, rồi ép uổng thô bạo người bị trị buộc họ miễn cưỡng chấp nhận nó như một lẽ phải chung duy nhất thì sẽ sinh ra một xã hội bất ổn triền miên. Lý do là khoảng cách giữa những chuẩn mực xã hội trên danh nghĩa và những cái tồn tại trên thực tế không ngừng gia tăng, gây ra sự sụp đổ niềm tin vì thất hứa. Đó là lúc cái hình thái phác thảo đó sẽ lụn bại mặc dù nó chưa bao giờ tồn tại trên thực tế giống như được phác thảo. Đây là những gì đã từng thấy từ Quốc xã ở Đức và Liên xô ở Nga.

ĐỘNG LỰC HAY SỢ HÃI

Khi một chính phủ phải thuyết phục người dân thì nó cũng phải tạo động lực cho họ. Người dân, đến lượt họ, sẽ tích tụ những xung lực phi thường để đẩy mạnh những gì chính phủ mong muốn hướng đến một vận mệnh tốt hơn cho dân tộc. Dù bất kỳ biểu hiện nào, một hình thái xã hội có thể thực sự tồn tại được trong cuộc sống sẽ luôn là hệ quả từ những hành động của dân thường tạo ra trên các luật của Tạo hóa. Hình thái đó có thể khớp với cái mà những người cầm quyền mong muốn chỉ khi nào họ làm cho ý chí của mình phù hợp với nguyện vọng của thường dân, và làm cho những luật mình mong muốn tuân thủ luật của Tạo hóa. Hiểu thấu lòng dân và hiểu rõ các qui luật tất yếu khách quan luôn là yêu cầu bức thiết của một xã hội dân chủ.

Thao túng quyền lực nhà nước để bắt dân thường phục tùng chủ tâm của một nhóm nhỏ sẽ tạo ra nỗi sợ hãi và làm cạn kiệt nguồn vốn con người như động lực, sáng tạo, niềm tin – là những giá trị thiết yếu nhất cho sự phát triển bền vững của một xã hội. Người dân phần nào có thể từ bỏ tự do của mình để đổi lấy việc sinh sống đến khi nào chính phủ có thể đảm bảo một sự phát triển kinh tế ổn định và phân phối thành quả của nó tương đối công bằng. Nhưng nhiệm vụ này là bất khả thi đối với các xã hội kém dân chủ. Khi nhiệm vụ này thất bại là lúc phải trả phí cho Tạo hóa vì đã vi phạm luật Tạo hóa. Phí đó là một chế độ bị lật đổ nhục nhã, và nhiều lúc là một cuộc cách mạng bạo lực đẫm máu. Một xã hội dân chủ không như vậy, ở đó người dân có thể thay đổi chính phủ một cách hòa bình.

TỪ SỢ HÃI ĐẾN LỆ THUỘC

Theo xu hướng tự nhiên, một chính phủ chống dân chủ luôn luôn phân phát nỗi sợ hãi để che ủ sự phàn nàn của những người dân cảm thấy phát ốm đối với sự quản lý của nó, và đàn áp những người bất đồng chính kiến nào phê phán sai lỗi của nó. Tuy nhiên nó cũng tự che ủ và bịt mắt chính mình trước những phản ánh của xã hội. Một chính phủ như vậy không thể xây dựng được một xã hội có thành tựu bền vững, mà là một xã hội cuối cùng sẽ suy tàn. Lý do là những người lệ thuộc thì không thể có năng lực để lãnh đạo nhân dân họ đi đến một nền độc lập dân tộc, mà chỉ đến một quốc gia phụ thuộc. Những kẻ độc tài và các chính phủ chống dân chủ thực sự là những người lệ thuộc mặc dù họ thường thể hiện uy quyền.

Một người độc lập thì không bao giờ lệ thuộc một cách thiếu suy nghĩ vào sự phê bình từ người khác, trong khi một người phụ thuộc thì sợ sự phê phán đó đến ám ảnh, tự kỷ rằng nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mình. Anh ta không bao giờ đủ tự tin để hiểu rằng người ta nghĩ thế nào về mình chỉ hoàn toàn là hệ quả của chính cách hành xử của anh ta, chứ không phải của những người gay gắt chỉ trích mình. Đây đúng là đầu óc của những kẻ lệ thuộc mà khi nó thuộc về những người đang nắm quyền lực thì sẽ luôn dẫn đến sự đàn áp những người bất đồng chính kiến, sự đè nặng lên người dân bằng nỗi sơ hãi để che đậy sự yếu đuối của mình. Những kẻ cường hào che giấu tính hèn nhát của mình bằng sự tàn bạo. Bạo chúa Saddam Hussein đã lộ rõ sự đê hèn khi bị bắt lúc trốn chạy.

HÀNH TRÌNH VÀO BẢN CHẤT CỦA DÂN CHỦ VÀ THỊNH VƯỢNG

Chế độ của Saddam đã bị lật đổ mấy năm nhưng nền độc lập cho quốc gia Iraq vẫn chưa có. Đấy không phải vì sự chiếm đóng của Mỹ. Điều đó chỉ có được khi người Iraq có ý thức tự tin để xây dựng sự độc lập cá nhân cho mình để làm cho dân tộc họ độc lập. Đây là cái BẮT BUỘC cho tất cả dân tộc trên thế giới để thực sự được tự do và độc lập nhằm có được dân chủ và thịnh vượng. Dưới 1/7 dân số thế giới được sống trong những đất nước như vậy trong khi hơn một nửa vẫn đang vật lộn với nghèo đói. Phong trào giải phóng dân tộc sau Thế chiến thứ II đã lớn mạnh và hoàn thành hơn nửa thế kỷ rồi nhưng vẫn chưa mang đến tự do và độc lập được cho nhiều nước để trở nên dân chủ và thịnh vượng. Mà hầu hết đã kéo theo các chế độ toàn trị; chính phủ mị dân; sự tước đoạt hoặc thu hẹp các quyền và tự do của con người; những người dân sợ hãi và lệ thuộc; sự nghèo túng và thậm chí là chết đói.

Lục tìm lịch sử thế giới về dân chủ và thịnh vượng trải dài từ thời La Mã cổ đại đến đến nay, và đào sâu vào bản chất của các phạm trù này để nắm được những bản chất cốt lõi của chúng nhằm hiểu rõ các qui luật tự nhiên liên quan. Và áp dụng các qui luật này nhằm tìm ra những con đường dẫn đến tự do, độc lập, dân chủ và thịnh vượng cho các quốc gia một cách bền vững và nhanh nhất chính là tham vọng của quyển sách này – Hành trình vào bản chất của Dân chủ và Thịnh vượng.

Quyển sách sẽ tìm hiểu căn nguyên của các phạm trù trên trong mối liên hệ với bản chất của một nhà nước pháp quyền và các hình thái khác nhau của nó, cũng như vai trò của một xã hội dân sự bên trong nó để đảm bảo người dân sống theo luật nhằm làm nó phát huy tác dụng. Và làm sao để khuyến khích tự do cá nhân trong lúc cân bằng nó với các giá trị phổ quát chung thay vì đánh bại chủ nghĩa cá nhân.

Quyển sách tin rằng những con đường như trên sẽ giúp duy trì hòa bình và ngăn ngừa chiến tranh cho thế giới.


(+) Một triết gia, nhà văn, nhà soạn kịch người Giơ-ne-vơ thuộc trường phái lãng mạn hồi thế kỷ 18. Triết lý chính trị của ông đã ảnh hưởng đến cuộc cách mạng Pháp.



(*) Tác giả: Trần Huỳnh Duy Thức
Người dịch: Trần Văn Huỳnh





Nguyên bản tiếng Anh:

HEWING QUEST FOR DEMOCRACY AND PROSPERITY

How should the independence of a state or nation be understood? The perception which attributes the independence means its state is ruled by a group of people who have the same race with the vast majority’s is rather widespread. This wrong embracing helps autocracies capitalized on it to maintain their hegemonies. A correct discernment of the independence, therefore, is very crucial to prevent a nation from dependency. It will too require us to think in right ways about the notion of personal strength and individuality. This theme will lead to many studies of democracy and wealth, and their principles.

COLONY OR AUTOCRACY

There are scads of autocracies who have arbitrarily ruled their countries for some decades. Most of them are the ones who played their important roles of the national liberations from colonies. Their nominal achievement were bringing the independence to their nations. But looking into the defacto life of those who live in these countries, it is too hard not to say what a dependent are they though their colors and races are the same with the absolute rulers’.

Those despots, in fact, simply changed the colonies’ sways by theirs. There commonly finds a multitude of violations of human rights, freedom and personnel interests in the name of national security and sakes. The merits of "national liberation" are exploited to preserve the legitimacy of these repressive regimes. In some places the popular griefs and sufferings are even worse than what they had undergone in the colony time. Bottle changed so did not liquor.

PERSONAL INDEPENDENCE AND NATIONAL INDEPENDENCE

There will be no independence if there is no freedom. And there will be no national independence if there is no personal independence. This is the absolute truth. In the mid of 19th century, Fukuzawa Yukichi who has been credited as the eminent one among the founders of modern Japan made a famous maxim: "National independence through personal independence".

He justified that through personal independence, an individual does not have to depend on the strength of another. So it is that personal strength helps build a nation to rival all others. And it was this thought that turned Japan into a great power country within 30 years from a poor backwardness.

FREEDOM BEFORE INDEPENDENCE

An individual is not able to be independent if she or he doesn’t have full freedom. And only when a person’s human rights are fully respected and protected by the rule of law can she or he gain her or his freedom utterly. Therefore a rule-of-law state intrinsically means a legitimate mandate to protect these rights and freedom for every individual, one by one. This responsibility must be enshrined as the ultimate goal of that state. Failing to abide this rule will cause encroachment of individual freedom in the name of national security, social stability, public order that, in vague ways, are usually used by many despotisms to argue for development.

The ambiguity, in fact, easily becomes the pretext to impinge on human security, derogate human rights and offend human dignity relentlessly to gain the prerogative for a narrow interest group. This will definitely end up making the dependence of people on the rulers by imposing fear over the subjects. No freedom leads to dependence no matter what color and race is of the rulers, personal dependence unavoidably causes dependency even if its nation is not under the other country’s jurisdiction.

LEGITIMATE MANDATE

Canada and Australia follow the constitutional monarchy system that crowns the Queen of the U.K as their head of state. But who can say that they are dependent nations? As long as their peoples like this system it just exists. On the contrary, they can vote to change the system, for instant, to the republic one without problem. They are completely free to choose their political system so their nations are truly independent.

If Barack Obama wins the presidential election in the US whether will the white see themselves as a dependent race? And will the black find their independence from that victory? One who answers yes will look very cock-eyed. A mandate is legitimate only when it is voted by a free election in which the peoples, namely, mandators are fear-free and want-free to cast their ballots. And so is the law. Jean Jacques Rousseau (+) has written in his magnum opus Social contract: "Every law the people have not ratified in person is null and void – is, in fact, not a law".

Legitimacy of a mandate knows neither race, color, sex, etc… nor birth, accomplishment, "for people" manifesto of a party ruling by impingement, etc… Making the people either dreaded or economically contingent on the persons in power is the way that a brute tyranny wield to bend people to its strong will. It thereat is never a legitimate mandate even though it accepts the peoples’ franchise nominally.

HUMAN RIGHTS, DEMOCRACY AND PROSPERITY

That’s why The Universal Declaration Of Human Rights (UDOHR) proclaims and holds that a man just has freedom when he gets not only freedom from fear but also freedom from want. To this end, it has been concretized into the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) and the International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights (ICESCR) to protect and promote these fundamental rights worldwide. As it was not happened on, most of the first world countries firstly respect and ultimately protect those rights in their constitutions fully and enforce them in reality. This was the way that has led these nations to the most democratic and prosperous countries on over the world.

Those rights are sacred and endowed by The Creator, not by anyone else who is a human being or anything belongs to human. Therefore upholding these rights means observance of the objective and natural principles, so called The Creator’s laws that human can discover to understand but can not create as he desires. If a human law does not conform with the correspondent Creator’s laws, it won’t work well and could collapse eventually.

INTEGRITY OF HUMAN RIGHTS

An airplane will not be able to take off if it is designed by the rules that do not thoroughly obey the Universal law of gravitation, Bernoulli’s law and so on. Right after retrieving their sovereignty from the U.K, Indian upheld the political right for peoples by a multi party system. But their economic right was severely restricted so they got a hamstrung freedom that would not make a gist democracy. That’s why they had immersed in the numbing poverty until they repealed the mammoth permit raj in 1991, initiating the democracy in economic activities. Tens of millions of Indian have been lifted out of impoverishment since then, bringing about a series of other achievements of economy, politics, society, culture, technology, defense, etc … This tells why Africa is still rife with wretched nations despite of their long existence of repletion of political parties.

China and Vietnam make another version of infringement on the integrity of human rights. The two countries have recognized the economic right for their peoples but still unrelentingly dis posses their political rights, occasioning another cripple freedom. This model, though, can deliver economic progress and impressive result in combating poverty it simultaneously nurtures social grievances, and decadences and pen them up. When this deterioration comes to fester it will either lead the political body to democratize itself or end up collapse of all economy, society and politics and an upended regime. This is the inevitable evolution because it breaks the integrity of human rights that belong to The Creator’s law. Under the clout of globalization and Internet society, this evolution progresses very fast, sooner than ever seen in the cold war time that marshaled to the disintegration of East European and USSR system.

PRINCIPLES FOR GROWTH

The rationale of above cases shows that human society will thrive when a man entitles to liberally pursue wealth for his own and, thank to his pursuance, for others who he needs to have recourse for his purpose. This is a basic principle of market economy that is made up by The Creator through the universal behavior of human being. And that a market economy works well and steadily only in a sufficient freedom society which is the automatic mechanism to reach the equilibrium of all economical aspects efficiently. Adam Smith called this mechanism as the "Invisible hand" which is also a Creator’s law that he had found and unraveled to help develop economic study.

The study divides economic by two branches: positive economics and normative one. The first one studies the natural principles of economic factors and the mutual effects among them, i.e the economic objective realities while the second one studies the results of human’s economic actions and decisions as causalities upon the above natural principles. Accepting market economy means an applying these principles only, yet it is not enough. It indispensably requires an additional mechanism to assure the governmental economic decisions are for the mass, the majority. Without this, man will head his drive, for his purpose of pursuing wealth, to content the decision makers, who are in governance instead of the layman. This moral hazard can be vehemently criticized but it is not abnormal and will, despite of vitriols hurling to it, pandemically exist and undermine any society that has not a substantial enough democracy. Such a system like this is termed as the crony capitalism that can go about as far as a middle income country and stand at that trap.

SUBSTANCE AND FORM OF DEMOCRACY

The substance of democracy is simply the observance of human rights and their integrity. It is that the compliance with the natural principles because human rights are attributed by The Creator. The more completely is observance enforced the more substantial is democracy gained. This substance of democracy does not vary because of any factor that belongs to human such as race, color, sex, language, religion, political or other opinion, national or social origin, property, birth, stage of development or other status. These things just exert an influence on the form of a democratic society that is inherently the causal result from the motion of them based on The Creator’s laws including human rights. The form can vary but the substance. It must be a bottom-up result and should not be a top-down imposition that contains the anti-democratic essence already.

Human’s view of social form is just able to set into existence only when it is designed upon The Creator’s laws and it must persuade the peoples to subscribe to it voluntarily. Designing a subjective form then roughly forcing the subjects to grudgingly accept it as an only conventional wisdom will produce a constantly instable society because the gap between its nominal norms and the ones in reality increasingly grows, causing broken promise tumble of faith. Now that this designed form would crumble although it never exists defacto as designed. This is as what have seen like. the Third Reich in Germany and USSR in Russia.

MOTIVE OR FEAR

When a government must convince its peoples it must also motivate them. The peoples shall, by their turn, build up tremendous impulses to push what their government wants towards the better form of life. By all appearances, a social form that might literally exist in life is always a causality of the commons’ actions on the creator’s laws. The form may match what the governing persons want only if they match their will with the commons’ will and make their desirous laws compliant with the creator’s laws. Empathy of people desire and unraveling the objective natural principles are always the sine qua non in a democratic society.

Wielding state power to inflict the commons bending to a small group’s willfulness would produce fear and drain resource of human capital such as motive, creativity, faith which are the most essential values for sustainable development of a society. People may kind of give up their freedom in return for their living business as long as their government can assure a stable economy growth and distribute it relatively fairly. But this mission is impossible with a low democratic society. When it fails is the time that The Creator takes His toll for breaching His laws. The toll is a humiliatingly overthrown regime and, at times, a violently bloody revolution. Not so is with a democratic society where people can change their government peacefully.

FROM FEAR TO DEPENDENCY

An anti-democratic government always, as its own disposition, delivers fear to muffle the complaints of peoples who criticize its flaws. It, however, also muffles and deludes itself, blinding its eyes before the society’s reflections. Such a government can not build an unshakably viable society but an eventually moribund one. This is because dependent persons are not capable to lead their peoples to a national independence, but to a dependency. Dictators and anti-democratic governments are truly the dependent ones though they usually show up their powerfulness.

An independent man is never thoughtlessly contingent on other’s critiques while a dependent is obsessively scared with them, wishfully thinking that they would cast an ugly shadow on him. He is never self-confident enough to understand that how people thinks of him is just the consequence of his own behaviors, not of other who fulminates against him. This is literally an adjunct’s mind set that, when it appertains to ones who in the saddle, always conducts to repressions against their dissidents, saddling their peoples with fear to gloss over their feebleness. The bullies hide their cowardice by cruelties. The tyrannical Saddam Hussein exposed his dastardliness being caught when fleeing.

HEWING QUEST FOR DEMOCRACY AND PROSPERITY

Saddam’s regime has been toppled for years yet an independence of Iraq hasn’t come. This is not because of the US occupation. It just happens when the Iraqi are consciously self confident to build their own personal dependence so as to make their nation an independent. This is the MUST for all nations around the world to be truly free and independent in order to have democracy and prosperity. There are less than 1/7 worldwide population living in such countries like this while more than a half still struggling with poverty and want. The movement of national liberation after World War II had thrived and achieved more than half a century ago yet it has not brought freedom and independence to many countries in order to be democratic and prosperous. But mostly brought about totalitarianisms; demagogies; deprivations or curtailments of human rights and freedom, frightened and dependent peoples; poverties and even famines.

Questing the world’s history of democracy and prosperity stretching from the ancient Roman time to now, and hewing these categories to distill their essential substances so as to unravel their relevant natural principles. And applying these principles to find the fastest and sustainable paths to freedom, dependence, democracy and prosperity for nations is the ambition of this book – Hewing Quest for Democracy and Prosperity.

The book is about to understand the rationale and genesis of above categories, in the relations with the substance of a rule-of-law state and its various forms, as well as the role of a civil society inside it to assure the peoples playing by the rules to make it works. And how to encourage individual freedom while countervail it with the collective and universal values instead of to defeat the individualism.

The book believes that such above paths will help maintain peace and prevent war for the world.

—————–

(+) Eminent Genevan philosopher, writer and composer of 18th-century Romanticism. His political philosophy influenced the French Revolution (1789).

ốc
01-14-2012, 05:50 AM
Bài viết chứng tỏ tác giả đã dành nhiều thì giờ chắt bóp tư tưởng và gạn lọc suy nghĩ của mình. Tuy nhiên em có một thắc mắc là tại vì sao anh Duy Thức lại quyết định viết cuốn sách này bằng tiếng Anh? (Đọc phần tiếng Anh thì em đoán tác giả viết thẳng bằng tiếng Anh chứ không phải là dịch từ bản tiếng Việt - mặc dù có nhiều chữ lôi từ tự điển chứ không phải là loại chữ thông dụng.)

Triển
01-14-2012, 05:52 AM
Bài viết chứng tỏ tác giả đã dành nhiều thì giờ chắt bóp tư tưởng và gạn lọc suy nghĩ của mình. Tuy nhiên em có một thắc mắc là tại vì sao anh Duy Thức lại quyết định viết cuốn sách này bằng tiếng Anh? (Đọc phần tiếng Anh thì em đoán tác giả viết thẳng bằng tiếng Anh chứ không phải là dịch từ bản tiếng Việt - mặc dù có nhiều chữ lôi từ tự điển chứ không phải là loại chữ thông dụng.)

Anh Thức này bị bắt ngồi tù rồi. Phải chờ 15 năm sau nghe anh ta giải thích cho Ốc biết lý do.

gun_ho
01-14-2012, 07:12 AM
Bài viết chứng tỏ tác giả đã dành nhiều thì giờ chắt bóp tư tưởng và gạn lọc suy nghĩ của mình. Tuy nhiên em có một thắc mắc là tại vì sao anh Duy Thức lại quyết định viết cuốn sách này bằng tiếng Anh? (Đọc phần tiếng Anh thì em đoán tác giả viết thẳng bằng tiếng Anh chứ không phải là dịch từ bản tiếng Việt - mặc dù có nhiều chữ lôi từ tự điển chứ không phải là loại chữ thông dụng.)

Tôi nghĩ anh ấy vừa "chắt bóp tư tưởng và gạn lọc suy nghĩ" đồng thời thực tập viết tiếng Anh đấy thôi.

Questing the world’s history of democracy and prosperity stretching from the ancient Roman time to now, and hewing these categories to distill their essential substances so as to unravel their relevant natural principles. And applying these principles to find the fastest and sustainable paths to freedom, dependence, democracy and prosperity for nations is the ambition of this book – Hewing Quest for Democracy and Prosperity.


Đoạn này gồm hai câu nhưng chỉ có một động từ được chia


The book is about to understand the rationale and genesis of above categories, in the relations with the substance of a rule-of-law state and its various forms, as well as the role of a civil society inside it to assure the peoples playing by the rules to make it works.


Dư chữ S thì phải.

======================================

Bản tiếng Anh tôi không đọc hết vì hơi khó hiểu, Bản dịch đọc dễ chịu hơn nhiều.

Triển
01-14-2012, 08:21 AM
Bản dịch tiếng Việt là của thân sinh anh này, ông tiến sĩ Trần Văn Huỳnh. Và ông này có nói là quyển sách
còn đang viết chưa xong. Không chừng sau này, anh Thức nếu "có dịp" ra tù và viết tiếp, tu sửa rồi ... phát chui.
Lúc đó có thể sẽ khác. Bản này là bản thảo thì có thể chấp nhận được. Tuy nhiên thân sinh của anh này dịch sang
tiếng Việt như vậy là hay và đầy đủ ý nghĩa rồi.

Anh Duy Thức này trước khi vào tù là người trí thức và doanh nhân thành đạt.
Tôi đưa địa chỉ nối kết này của wiki, viết sẽ ít thiên vị hơn (ít cảm tính):

=> http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Hu%E1%BB%B3nh_Duy_Th%E1%BB%A9c

ốc
01-14-2012, 02:51 PM
Tôi nghĩ anh ấy vừa "chắt bóp tư tưởng và gạn lọc suy nghĩ" đồng thời thực tập viết tiếng Anh đấy thôi.

Em không dám chắc, nhưng nếu là để "thực tập viết tiếng Anh" thì có nhẽ ông thân sinh chả nên phổ biến làm gì. Nếu viết để phổ biến thì chả việc gì phải viết bằng tiếng Anh cho nó phức tạp - và chả biết có đủ khả năng viết nguyên cả một cuốn sách bằng tiếng Anh.

gun_ho
01-14-2012, 03:55 PM
Em không dám chắc, nhưng nếu là để "thực tập viết tiếng Anh" thì có nhẽ ông thân sinh chả nên phổ biến làm gì. Nếu viết để phổ biến thì chả việc gì phải viết bằng tiếng Anh cho nó phức tạp - và chả biết có đủ khả năng viết nguyên cả một cuốn sách bằng tiếng Anh.

Việc đấy tôi không dám chắc anh ạ, có lẽ lại phải chờ cô Gió vào xem giúp, chứ tôi chỉ tuyền bắt cua và cá, qua đây nào có được học thêm tiếng Anh bao giờ.

ốc
01-14-2012, 04:20 PM
Vâng thì đành phải chờ chị Gió thôi. Chả biết hôm nay cuối tuần chị Gió có nhẽ đi nhậu chăng nên sẽ không vào?

Khải Ý
01-19-2012, 04:12 PM
Xin chào các bác,

Cám ơn bác Triển đã phổ biến một bài viết hay. Bài viết là một biểu hiện của nhận thức bắt rễ từ một nhiệt tâm chăng ? Một tham vọng về chính đạo ?

Tác giả chưa hoàn thành công trình nên lỗi mọn là điều không thể trách. Nhất là như anh Ốc nói, "bài viết chứng tỏ tác giả đã dành nhiều thì giờ chắt bóp tư tưởng và gạn lọc suy nghĩ của mình". Suy tư bằng tiếng Việt mà viết ra bằng tiếng Anh. Phải nhiệt tâm với chính trị lắm thì mới mong muốn cái thuyết của mình bị thử thách bởi một số đông độc giả và quan sát viên. Tôi nghĩ chắc tác giả muốn tác phẩm này khi hoàn thành sẽ đến được tay các ban bộ lớn của quốc tế nữa chứ chẳng chơi.

Cám ơn bác Triển lần nữa,
Khải Ý.

Triển
01-19-2012, 10:06 PM
Bài viết là một biểu hiện của nhận thức bắt rễ từ một nhiệt tâm chăng ? Một tham vọng về chính đạo ?
Vâng chào anh Khải Ý, tôi cũng thấy tiếc cho người trẻ trí thức này. Anh ta
bị bắt giam quá sớm và bản án giam tù quá lâu. Chứng tỏ nhà cầm quyền VN
quá sợ hãi thành phần đối lập trí thức.

RaginCajun
01-31-2012, 08:20 AM
Đọc thêm về ông Trần Huỳnh Duy Thức mới biết ông này cùng tham gia với Lê Công Định (LCD). Đọc tiếp về LCD mới biết được là COCC. Vậy chắc là ông Trần Huỳnh Duy Thức bị LCD gài bẫy.

Nhà cầm quyền VN không sợ dân trí thức đâu (mà trí thức là cái gì vậy?) vì dân trí thức thích lấy tiếng dễ bị dụ lắm.

Triển
01-31-2012, 08:40 AM
Nhà cầm quyền VN không sợ dân trí thức đâu (mà trí thức là cái gì vậy?) vì dân trí thức thích lấy tiếng dễ bị dụ lắm.

Người "trí thức" Anh ngữ là "Intellectual" đó. Đại ca biết đọc tiếng Anh không ? Biết thì đọc chỗ này: http://en.wikipedia.org/wiki/Intellectual

ốc
02-01-2012, 11:06 AM
Đọc thêm về ông Trần Huỳnh Duy Thức mới biết ông này cùng tham gia với Lê Công Định (LCD). Đọc tiếp về LCD mới biết được là COCC. Vậy chắc là ông Trần Huỳnh Duy Thức bị LCD gài bẫy.

Nhà cầm quyền VN không sợ dân trí thức đâu (mà trí thức là cái gì vậy?) vì dân trí thức thích lấy tiếng dễ bị dụ lắm.

Em thấy thời nay tất cả những người có bằng cấp đều được gọi chung là thành phần trí thức, không phân biệt nghề nghiệp hay trình độ. Trí thức thì thích làm chính trị vì thích thử nghiệm các thứ tư tưởng cấp tiến của mình. Tuy nhiên chỉ có con buôn là giỏi làm chính trị nhất vì họ hiểu nhân tình và biết tính toán hơn thiệt. Chính trị là hình thức kinh doanh buôn bán tương lai của đất nước. Nông dân, thợ thuyền thì giỏi a dua theo. Còn trí thức thì đúng là dễ bị dụ vì thích nghe phỉnh và thiếu tư duy thực dụng.

Triển
02-01-2012, 02:25 PM
Tôi thì thấy thương gia không làm chính trị, bởi vì họ thông thường nghĩ đến
điều lợi kinh tế cho cá nhân họ trước. Mà thường thì chính trị khô khan
và không có cái lợi trước mắt cho họ.

ốc
02-01-2012, 07:43 PM
Anh Triển có nhớ dạo trước bác Lã Bất Vi buôn hàng hoá gì không?

cao nguyên
02-01-2012, 08:29 PM
Trí thức


http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2012/01/sach.jpg


27/01/12 | Tác giả: On The Net

Hồi còn là sinh viên năm thứ nhất (1976 – 1977) tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Maxcơva,[1] một lần ngay trong giảng đường vào giờ nghỉ, chúng tôi được yêu cầu khai lý lịch để nộp cho giáo vụ trường. Đến mục thành phần giai cấp của gia đình, tôi viết “trí thức” (интеллигенция), lại còn “trầm trọng” ghi chú “cha: thầy giáo, mẹ: bác sĩ” (отец – учителъ, мать – врач). Petya, cậu bạn Nga của tôi, thấy vậy bảo: “Ê, tiểu tư sản! Xoá đi mày! Ghi như tất cả chúng tao đây này: рабочий (lao động, công nhân).” Thấy tôi có vẻ băn khoăn, cậu ta giải thích: “Chúng tao gọi thầy giáo và bác sĩ là những người lao động trí óc (работники умственного труда).”

*

Phải nói thẳng một cách sòng phẳng như thế này. Trong lịch sử nhân loại chưa có một chế độ độc tài nào lại tôn trọng trí thức. Độc tài và trí thức không khác gì lửa và nước. Tần Thủy Hoàng từng ra lệnh đốt Kinh Thi và Kinh Thư, chôn sống hơn 460 Nho sĩ. Sa Hoàng Nikolai Đệ Nhị từng căm ghét trí thức đến nỗi muốn loại bỏ từ “trí thức” khỏi từ vựng của tiếng Nga: “Trí thức là một từ ghê tởm,” ông ta nói. Nhà độc tài kế tiếp ông, lãnh tụ cộng sản Lenin còn tiến một bước xa hơn khi đã không ngần ngại sử dụng một trong những từ thiếu sạch sẽ nhất để gán cho trí thức: Lenin gọi trí thức là cứt. Trong thư gửi Maxim Gorky ngày 15/9/1919, Lenin viết: “Các lực lượng trí tuệ của công nông đang trưởng thành vững mạnh trong cuộc đấu tranh lật đổ tư sản và bọn đồng lõa, lũ trí thức – đầy tớ của tư bản, những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia. Trên thực tế, bọn chúng không phải là bộ não mà là cứt.” [2]

Khác với từ intellectuals trong tiếng Anh, thường được dùng chủ yếu để chỉ những người có nghề nghiệp chuyên môn trong các lĩnh vực lao động trí tuệ nhằm phân biệt họ với những người lao động chân tay, khái niệm trí thức (интеллигенция) trong tiếng Nga được dùng cho tầng lớp của những người không đơn thuần chỉ có học và lao động trí óc, mà còn phải có tư duy phê phán, phải gánh vác những lý tưởng cao cả. Các tính năng chính của trí thức Nga trước cách mạng tháng 10 mang đặc thù của những cứu tinh trong xã hội, bao gồm: 1) sự quan tâm tới số phận của đất nước (trách nhiệm dân sự), 2) thái độ và hành động hướng tới phê bình xã hội, tới cuộc đấu tranh với tất cả những gì cản trở sự phát triển quốc gia (vai trò của những người gánh vác lương tâm xã hội), và 3) khả năng đồng cảm với những ai “bị xúc phạm và bị sỉ nhục” (cảm giác đồng cảm về đạo đức).

Vốn có truyền thống tự chịu trách nhiệm về tương lai của đất nước như vậy, nên một số trí thức Nga đã có ảo tưởng ngây thơ rằng họ có thể hợp tác với chính thể độc tài, thuyết phục những người cầm đầu để họ cải tổ theo chiều hướng tự do dân chủ. Họ chưa bao giờ thành công. Sau cách mạng tháng 10 Nga, các văn hào như Maxim Gorky và Vladimir Korolenko đã đích thân tới gặp Lenin với hy vọng thuyết phục ông ngừng khủng bố, nhưng họ đã thất bại.

Những người cầm đầu trong bộ máy quyền lực của chính thể cộng sản đã không bao giờ tha thứ thái độ “phản động” hay “phản cách mạng” của giới trí thức và đã nhanh chóng đàn áp họ. Thi sĩ nổi tiếng Nikolai Gumilev là nạn nhân đầu tiên. Năm 1921 ông đã bị buộc tội âm mưu chống lại chế độ Xô Viết và đã bị xử bắn. Cuộc đàn áp trí thức của chính quyền Xô Viết đã đẩy hàng loạt trí thức Nga di tản ra nước ngoài sau cách mạng tháng 10. Những đại diện xuất sắc của giới trí thức Nga thời đó, kể cả các triết gia và các văn hào lớn như Nikolai Berdyaev[3] – chủ bút tờ Vekhi (Вехи: Những cột mốc), cũng bị chính quyền trục xuất ra khỏi đất nước vào cuối năm 1922. Sự đàn áp này còn tiếp tục cho tới khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, với nhiều văn nghệ sĩ và trí thức bị tống giam, trục xuất, đày ải, trong đó có những cá nhân kiệt xuất như nhà vật lý Lev Landau (Nobel vật lý năm 1962, bị bắt giam 1 năm trong đợt thanh trừng 1936 – 1938), nhà thơ Iosif Brodsky (Nobel văn chương năm 1987, bị trục xuất năm 1972), nhà văn Alexandr Solzhenitsyn (Nobel văn chương năm 1970, bị bắt giam 11 năm tù 1945 – 1956, bị trục xuất năm 1974), nhà vật lý Andrei Sakharov (Nobel hoà bình năm 1975, bị bắt và bị quản thúc 6 năm 1980 – 1986), v.v.

Dưới chính thể cộng sản, Đảng cộng sản cai trị toàn xã hội, không cho phép bất cứ đảng phái đối lập nào khác tồn tại, chưa nói cạnh tranh quyền lực, và thẳng tay trừng trị mọi tư tưởng khác quan điểm do đảng áp đặt, chứ chưa nói tới hành động, mà những người cộng sản cho rằng có thể đe doạ địa vị thống trị của họ. Chỉ riêng chế độ Stalin – người kế thừa Lenin – đã hành quyết và đầy ải đến chết hơn 20 triệu người,[4] gấp đôi số nạn nhân đã chết trong các lò thiêu người và trại tập trung của phát-xít Hitler. Chính thể cộng sản quả thật là chính thể độc tài tàn bạo nhất trong thế kỷ thứ 20.

*

Bài học đau xót của trí thức dưới chính thể cộng sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã được lặp lại tại Việt Nam. Vào năm 1956, khi một số văn nghệ sĩ, luật sư, triết gia, bác sĩ, nhà giáo tại Hà Nội như Hoàng Cầm, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Phan Khôi, Tử Phác, Phùng Quán, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, v.v. lên tiếng đề nghị Đảng cộng sản (lúc đó lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam) tôn trọng tự do sáng tạo, hành xử theo luật pháp v.v., họ đã bị đàn áp thẳng tay trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và vụ Nhân Văn Giai Phẩm là những đòn trí mạng giáng vào giới trí thức Việt Nam, và kết quả là đã “đào tận gốc trốc tận rễ” tầng lớp này trên miền Bắc. Còn sau năm 1975, Việt Nam là đất nước đã sinh ra cuộc di tản khổng lồ bằng thuyền khủng khiếp nhất trong lịch sử hiện đại[5] với hơn 1.6 triệu người bỏ quê hương di tản ra ngoại quốc, trong đó có hàng ngàn trí thức miền Nam.[6]

Trên thực tế, nếu hiểu giới trí thức như khái niệm интеллигенция, thì Việt Nam từ đó không còn giới trí thức nữa. Thay vào đó, cụm từ “trí thức xã hội chủ nghĩa (XHCN)” đã ra đời tại miền Bắc XHCN, và sau đó cụm từ này đã chết yểu. Nó cũng tương tự như việc thay thế chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật bằng “hiện thực XHCN” tại Liên Xô trước đây mà nhiều nước trong khối cộng sản đã bắt chước. “Hiện thực XHCN” đã hoàn toàn phá sản sau khi Liên Xô sụp đổ. Câu chuyện tiếu lâm dưới đây, mà tôi từng được nghe trong thời sinh viên tại Liên Xô, đã nêu rõ thực chất của thứ “hiện thực” này.

Thành Cát Tư Hãn sau khi chinh phạt thế giới, đã trở thành bá chủ một đế quốc mênh mông trải dài từ bờ biển Đông tới lưu vực sông Danube. Tuy nhiên, trong một lần chinh chiến, ông ta đã bị mất một mắt. Có lần vị hoàng đế nhà Nguyên này ban lệnh tìm hoạ sĩ giỏi để vẽ chân dung cho mình. Hoạ sĩ thứ nhất được tiến cử tới yết kiến Thành Cát Tư Hãn, và đã vẽ hoàng đế nhà Nguyên với đầy đủ cả hai mắt tinh. Sau khi bức tranh được hoàn thành và được đem trình hoàng đế xem, Thành Cát Tư Hãn khinh bỉ nói: “Sao lại có cái thứ lãng mạn chủ nghĩa đồi bại thế này?”, rồi ra lệnh chém đầu hoạ sĩ. Hoạ sĩ thứ hai được vời tới. Rút kinh nghiệm thảm khốc từ hoạ sĩ trước, hoạ sĩ này đã vẽ Thành Cát Tư Hãn giống y như thực, tức là với một mắt tinh và một mắt chột. Thành Cát Tư Hãn liếc nhình bức tranh rồi phán: “Tự nhiên chủ nghĩa tục tằn!” Hoạ sĩ thứ hai cũng bị bay đầu. Hoạ sĩ thứ ba đã vẽ chân dung Thành Cát Tư Hãn en profil (chân dung nhìn nghiêng), chỉ thấy con mắt tinh, còn con mắt chột được che khuất trong nửa không nhìn thấy của khuôn mặt. Hoàng đế nhà Nguyên xem tranh và khen: “Đây mới thực sự là hiện thực xã hội chủ nghĩa!”, rồi truyền ban thưởng cho hoạ sĩ.

Trong tác phẩm “Trí thức và vai trò của nó trong quá trình văn hoá”, Vitaly Tepikin đã tổng hợp và đề xuất 10 dấu hiệu của giới trí thức hiện đại là[7]

1 – có lý tưởng đi trước thời đại, nhạy cảm với người xung quanh, lịch sự nhũn nhặn trong biểu hiện;
2 – tích cực lao động trí óc và liên tục tự học;
3 – ái quốc dựa trên niềm tin vào nhân dân và có tình yêu quê hương sâu sắc;
4 – sáng tạo không mệt mỏi và có lối sống giản dị đến khổ hạnh;
5 – độc lập, có khát vọng đạt tới tự do biểu hiện, và tìm thấy mình trong khát vọng đó;
6 – có quan hệ phê phán đối với chính quyền, lên án mọi biểu hiện của bất công, vô nhân đạo, phản nhân văn, phản dân chủ;
7- trung thành với niềm tin do lương tâm mình mách bảo, ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất, kể cả phải hy sinh quyền lợi bản thân;
8 – nhận thức thực tế một cách mơ hồ, dẫn đến dao động về chính trị và đôi khi có biểu hiện bảo thủ;
9 – Có niềm oán hận lớn trước những gì không thực hiện được trên thực tế hoặc trong tưởng tượng, kết quả là đôi khi trở nên hoàn toàn khép kín tự cô lập mình;
10 – Các nhà hoạt động chuyên môn trong các lĩnh vực khác nhau, và ngay cả trong cùng một lĩnh vực, thường hiểu lầm nhau, hậu quả là đôi khi nổi cơn ích kỷ hoặc bốc đồng.

Tepikin cho rằng một cá nhân có ít nhất một nửa số dấu hiệu trên đây có thể được gọi là “trí thức theo nghĩa đại khái của từ đó”. Chuyển sang ngôn ngữ Việt Nam đương đại, có thể tạm gọi những người thoả mãn 5/10 biểu hiện nêu trên là các “trí thức dự khuyết”.

Trong giới những người (thực sự) có học vấn của Việt Nam, đại đa số chắc hội đủ ba dấu hiệu cuối (8 – 10). Những người khoa bảng mà lúc đầu từng hoạt động chuyên môn nhưng sau bỏ để ra làm quan thì khó có thể giữ được các dấu hiệu 2, 4 – 10, nếu không nói rằng hai dấu hiệu còn lại (1 và 3) đối với những người này không phải lúc nào cũng đáng tin cậy.

*

Tương truyền, trong một lần thuyết giảng, triết gia cổ Hy Lạp Plato đã định nghĩa “con người là một động vật đi bằng hai chân và không có lông vũ.” Diogenes – một triết gia cổ Hy Lạp khác – nghe vậy bèn bắt một con gà, vặt sạch lông, thả vào giảng đường, rồi nói: “Các người hãy nhìn kìa, đó là Con Người theo định nghĩa của Plato!” Nghe nói Plato sau đó đã phải thêm “có móng rộng và bẹt” vào định nghĩa “Con Người” của mình.

Gẩn đây có một vài ý kiến của một số “Plato Việt Nam” muốn xác định lại các tiêu chí thế nào là trí thức. Ngay lập tức họ được các “Diogenes Việt Nam” lên tiếng sửa gáy. Đội quân các “Diogenes Việt Nam” rất hùng hậu, có tới cả ngàn. Thay vì sống trong thùng tô nô, họ sống trong các blog. Họ cũng không xách đèn đi tìm người lương thiện giữa ban ngày,[8] bởi dường như đã biết trước câu trả lời. Họ lại càng không có cơ hội để làm như Diogenes khi gặp Alexander Đại Đế. Theo sử gia Plutarch, khi Alexander Đại Đế tới Corinth, những người đứng đầu thành phố và các triết gia đã lũ lượt kéo nhau tới yết kiến Alexander, chỉ riêng Diogenes vắng mặt. Alexander bèn đích thân đi tìm Diogenes, và thấy ông này đang nằm dài sưởi nắng bên cái thùng ông dùng làm chỗ ngủ. Khi Alexander Đại Đế hỏi: “Hỡi nhà hiền triết, ngươi có muốn ta làm gì giúp ngươi không?”, Diogenes đã trả lời: “Ngài hãy đứng tránh sang một bên để khỏi che lấp ánh mặt trời của tôi.” Các triết gia và đám tùy tùng của Alexander Đại Đế nghe vậy cười phá lên, trong khi chính Alexander Đại Đế nói: “Nếu ta không phải là Alexander thì ta đã là Diogenes.”

Giovanni Battista Tiepolo, Alexander Đại Đế và Diogenes, sơn dầu, 47 x 60 cm (1770).
Bảo tàng Cung điện Yusupov tại Saint Petersburg.

Tới đây tôi chợt nhớ tới ca từ trong một bài hát của nhóm hip hop Dead Brez:

Bạn muốn có một chiếc Lexus hay Công Lý?
Một ước mơ hay của cải?
Một chiếc BMW, một chuỗi hạt xoàn, hay Tự Do? [9]

Ca từ này đúng hơn bao giờ hết tại Việt Nam đương đại. Rõ ràng bạn không thể vừa được người ta cấp xe sang (hay tặng nhà to) lại vừa có Tự Do (hay Công Lý). Bạn chỉ có thể chọn một trong hai thứ đó. Lập luận rằng cưỡi xe BMW mới tiến được hoặc tiến nhanh hơn tới Công Lý (hay Tự Do) là ngụy biện, tự dối mình và lừa dối người khác. Đặc biệt, nếu bạn là một người lao động trí óc theo một chuyên môn nào đó, việc bạn chọn cái gì sẽ tự động xếp bạn vào hàng ngũ những “trí thức dự khuyết”, hay vào đám học giả xu thời đang ngày càng lạm phát trên đất nước này.

Blog Nguyễn Đình Đăng
Tokyo, 25/2/2012

Triển
02-01-2012, 10:22 PM
Anh Triển có nhớ dạo trước bác Lã Bất Vi buôn hàng hoá gì không?
....... có phải vì lẽ này mà đảng CSVN chọn Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng không Ốc ? Ông Dũng vốn dĩ là y tá, có khả năng lấy máu và đổi chác chăng ?






Trí thức
27/01/12 | Tác giả: On The Net


Nguồn: http://nguyendinhdang.wordpress.com/2012/01/26/intelligentsia/
Tác giả: Nguyễn Đình Đăng



..... và để sao dán bài cho đầy đủ, nên thêm phần


Chú thích:







[1] Tên đầy đủ Đại học Tổng hợp Quốc gia Maxcơva mang tên M.V. Lomonosov (Московский Государственный Университет имени М.В. Ломоносова), viết tắt là MGU (МГУ).

[2] Nguyên văn tiếng Nga: “Интеллектуальные силы рабочих и крестьян растут и крепнут в борьбе за свержение буржуазии и ее пособников, интеллигентиков, лакеев капитала, мнящих себя мозгом нации. На деле это не мозг, а говно”. Trích từ V.I. Lenin, Thư gửi A.M. Gorky ngày 15/9/1919, Toàn tập, Tái bản lần thứ 5, NXB Văn học Chính trị, 1978, tập 51, trang 48-49 (В.И. Ленин, Из письма А.М. Горькому от 15 сентября 1919 года (http://ahren.ru/51.pdf), Полное собрание сочинений, издание пятое Изд-во политической литературы, 1978 г. т. 51, стр. 48-49) (Xem bản tiếng Anh tại đây (http://www.loc.gov/exhibits/archives/g2aleks.html), tiếng Việt tại đây (http://nguyendinhdang.wordpress.com/2012/02/01/lenintogorky/))

[3] Nikolai Alexandrovich Berdyaev (Николaй Алексaндрович Бердяев) (1874 – 1948) – triết gia Nga; thời Sa Hoàng, do tham gia nhóm Marxist nên từng bị bắt năm 20 tuổi và bị đày biệt xứ; năm 29 tuổi do chỉ trích Nhà Thờ Chính thống Nga nên bị kết tội báng bổ và bị đày đi Siberia; dưới thời Xô Viết do không chịu chấp nhận chính thể của đảng Bolshevik áp đặt sự thống trị của nhà nước độc tài lên tự do cá nhân, nên đã bị chính quyền Xô Viết trục xuất cùng hơn 160 nhà văn và học giả danh tiếng khác sang Đức bằng tàu thủy vào tháng 9/1922 (từ một danh sách gồm 280 người bị bắt trong đó có 32 sinh viên).

[4] New World Encyclopedia, http://www.newworldencyclopedia.org/entry/Great_Purges;

Heroes & Killers of 20the Century: Joseph Stalin: http://www.moreorless.au.com/killers/stalin.html

[5] Theo báo cáo của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, 1/3 số thuyền nhân (boat people) Việt Nam đã chết trên biển vì bị giết, bão, bệnh tật, đói. Thống kê của Cao ủy này (http://www.vietka.com/Vietnamese_Boat_People/HorribleStatistics.htm) cho biết chỉ riêng năm 1981 có 15095 thuyền nhân Việt Nam đã vượt biên từ Việt Nam tới được Thái Lan trên 455 thuyền. Trong số đó có 352 thuyền (77%) bị bọn hải tặc tấn công. Số vụ tấn công là 1149 tức trung bình mỗi chiếc thuyền bị hải tặc tấn công hơn 3 lần. 571 người Việt Nam đã bị hải tặc giết. 599 phụ nữ Việt Nam đã bị hải tặc hãm hiếp. 243 người Việt Nam đã bị bắt cóc.

[6] Postwar Vietnam: Dynamics of a transforming society (http://books.google.co.jp/books?id=AkIhYEavBrEC&pg=PA276&lpg=PA276&dq=how+many+intellectuals+fled+Vietnam+after+1975&source=bl&ots=JwGRWgzVte&sig=bEHHmdlusB8bmUCM6WFIK3UHp3s&hl=en&sa=X&ei=hAIhT5uvO5GSiAfatITXBA&sqi=2&redir_esc=y#v=onepage&q=how%20many%20intellectuals%20fled%20Vietnam%20af ter%201975&f=false), Ed. Hy V. Luong, (Rowman & Littlefield Publishers Inc., 2003).

[7] Виталий Тепикин, Интеллигенция, ее роль в культурном процессе (http://zhurnal.lib.ru/t/tepikin_w_w/intelligencijaeerolxwkulxturnomprocesse.shtml). Vitaly Tepikin là tiến sĩ lịch sử, chuyên gia về lý thuyết và lịch sử trí thức, giáo sư thuộc viện Tri thức khoa học tự nhiên Nga (Российская академия естествознания).

[8] Diogenes từng xách đèn đi ngoài phố giữa ban ngày. Khi được hỏi làm gì đấy, ông trả lời: “Tôi đi tìm một người lương thiện.” Tương truyền ông chỉ gặp toàn bọn bất lương và vô lại.

[9] Nguyên văn: You would rather have a Lexus or Justice? A dream or some substance? A Beamer, a necklace or Freedom?

ốc
02-01-2012, 11:53 PM
....... có phải vì lẽ này mà đảng CSVN chọn Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng không Ốc ? Ông Dũng vốn dĩ là y tá, có khả năng lấy máu và đổi chác chăng ?


Y tá chắc chỉ là bất đắc dĩ lúc ấy không biết làm gì khác, hoặc là do láu cá nhận làm y tá để khỏi phải trực tiếp tác chiến hay thi hành các nhiệm vụ nguy hiểm hơn. Đấy là em đang bàn về cái loại đầu óc con buôn rất thành công trong chính trị, không nhất thiết phải là người đi buôn bán, kinh doanh thương mại.

Trong bài của Nguyễn Đình Đăng có dùng cái chữ Nga интелигенция, chữ ấy đã được La tinh hoá thành "intelligentsia" và rất thông dụng trong các tiếng Anh, Pháp. Tiếng Việt thì có thể bảo là "sĩ phu" (xưa) hay "thức thời" (quan tâm đến thời cuộc).

Từ sau bẩy nhăm thì ta biết thêm một khái niệm mới là "trí thức yêu nước" (tức là yêu chủ nghĩa) có tem phiếu mỗi tháng một cân thịt và nửa thước vải.

Triển
02-02-2012, 10:56 AM
Từ sau bẩy nhăm thì ta biết thêm một khái niệm mới là "trí thức yêu nước" (tức là yêu chủ nghĩa) có tem phiếu mỗi tháng một cân thịt và nửa thước vải.
Cái chi mà gán vào hai chữ yêu nước đều có tính chất tuyên truyền. Sinh ra là yêu nước yêu đồng bào yêu tổ quốc rồi. Toàn dạy những chuyện to lớn động trời. Còn yêu cha, yêu mẹ, yêu anh, yêu em, yêu ông, yêu bà thì chẳng thấy dạy làm phương châm đạo đức. Thế nên khi gọi trí thức, thêm chữ yêu nước gần như là thừa, bởi vì trí thức ngoài yêu nước ra chẳng còn yêu ai. :)

Tôi thì không nghĩ rằng đầu óc người làm kinh doanh, buôn bán hơn được ai ở tính toán. Họ chỉ có một điểm hơn người nghề nghiệp khác là liều lĩnh, dám mạo hiểm. Tôi không biết làm chính trị, nhưng tôi có cảm giác những người làm chính trị gốc gác là buôn bán kinh doanh thì sẽ khó lòng lôi kéo được tôi. Cũng có thể gọi là tôi đã có sẵn thành kiến rồi vậy.

ốc
02-02-2012, 11:24 AM
Những người làm kinh doanh, buôn bán họ có thể làm chính trị mà không cần phải là chính trị gia, không cần ứng cử và giữ chức vụ trong chính quyền. Rất nhiều người dùng tiền của mình để vận động cử tri cho người khác, hay để mua ơn huệ. Một số khác thì được tín nhiệm vì sự thành công của họ trong các lãnh vực kinh tế, tài chính, và hoạt động chính trị trong vai trò cố vấn, điều hành mà không cần qua các kỳ tranh cử.

Những người làm kinh doanh, buôn bán họ làm chính trị mà không cần có lập trường, lý tưởng gì rõ rệt và có thể hợp tác với bất cứ phe phái hay chế độ nào, lợi ở đâu thì chầu ở đấy, gió chiều nào cũng phất được cả.

Triển
02-03-2012, 09:10 PM
Những người làm kinh doanh, buôn bán họ có thể làm chính trị mà không cần phải là chính trị gia, không cần ứng cử và giữ chức vụ trong chính quyền. Rất nhiều người dùng tiền của mình để vận động cử tri cho người khác, hay để mua ơn huệ. Một số khác thì được tín nhiệm vì sự thành công của họ trong các lãnh vực kinh tế, tài chính, và hoạt động chính trị trong vai trò cố vấn, điều hành mà không cần qua các kỳ tranh cử.

Những người làm kinh doanh, buôn bán họ làm chính trị mà không cần có lập trường, lý tưởng gì rõ rệt và có thể hợp tác với bất cứ phe phái hay chế độ nào, lợi ở đâu thì chầu ở đấy, gió chiều nào cũng phất được cả.

Thì ra Ốc đang nói về "hệ thống hành lang". Xã hội nào, quốc gia nào cũng có cái
hệ thống hành lang dài dằng dặc này. Không có lobbying thì không tạo thành xã hội.
Họ là một nhóm lợi ích trong xã hội. Nhưng cũng vì nằm dưới danh nghĩa kinh tế, tài
chính để ảnh hưởng và có lợi ích cá nhân mà ít được mọi người chú ý đến.