PDA

View Full Version : Lên chùa cúng sao



Triển
01-19-2012, 08:24 PM
Không thể ngăn cản người ta mê tín dị đoan, nhưng "giáo hội Phật Giáo Việt Nam" phải nên
bài trừ tuyệt đối cái "dịch vụ" phản đạo Phật của các ngôi chùa như thế này. Các ngôi chùa
này lợi dụng tín ngưỡng đạo Phật của dân chúng để sinh lợi ngày tết.

Tin tưởng vào việc này là tà kiến.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/63/d2/Dang-ky-giai-han-2.jpg

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/63/d2/Dang-ky-giai-han-8.jpg

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/18/21/dangsao.jpg

(nguồn ảnh: vnexpress)

ốc
01-19-2012, 08:48 PM
Có thể đây là miễu đền các bà tiên hay ông thần gì đấy chứ anh Triển. Khi nào có tượng của ông già râu thì mới đúng là chùa.

Triển
01-19-2012, 08:49 PM
Đọc thấy họ ghi chùa Phúc Khánh gì đó Ốc.

Vịnh Nghi
01-20-2012, 07:33 AM
Không thể ngăn cản người ta mê tín dị đoan, nhưng "giáo hội Phật Giáo Việt Nam" phải nên
bài trừ tuyệt đối cái "dịch vụ" phản đạo Phật của các ngôi chùa như thế này. Các ngôi chùa này lợi dụng tín ngưỡng đạo Phật của dân chúng để sinh lợi ngày tết.

Tin tưởng vào việc này là tà kiến.

(nguồn ảnh: vnexpress)

Anh Triển, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, khác với Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất (GHPGVNTN), được lập ra theo lề lối, chủ trương của đảng cs, thì phải..."tà" mới đúng với chủ trương của đảng ta chớ anh! :)

Nói chớ việc cung sao giải hạn vào dịp Tết thì các chùa chiền VN ở đây (GHPGVNTN) đều có, và Nghi thấy hình như đa số bà con mình cũng còn tin lắm. Có lẽ đây là 1 trong những tập tục từ xưa còn lưu lại (?) . Lợi dụng sự tín ngưỡng thì chắc cũng có phần nào, nhưng nghĩ cho cùng, khi mà cuộc sống mỗi ngày quá bấp bênh (nhất là ở VN), khi tương lai trước mắt lại mờ mịt hay quá vô vọng....thì cho người ta có 1 'nơi chốn' để họ bám víu, hy vọng, (dù chỉ là phần tâm linh) thì Nghi thấy cũng chẳng có chi đáng trách. Trách là trách những toan tính vô lương của con người, lợi dụng vào lòng tin của người khác để chiếm lợi thôi. Nhưng "Nghiệp của người nào người nấy trả," luật Nhân Quả thôi hà anh....

ốc
01-20-2012, 08:42 AM
Nghi thấy cũng chẳng có chi đáng trách. Trách là trách những toan tính vô lương của con người, lợi dụng vào lòng tin của người khác để chiếm lợi thôi. Nhưng "Nghiệp của người nào người nấy trả," luật Nhân Quả thôi hà anh....

Em thấy đáng trách là ở chỗ thời buổi này mà còn tin những thứ ấy. Còn người lợi dụng thì chả có gì đáng trách, ai nghếch ráng chịu. Nghiệp của nào thì người nấy hành thôi... hà.

Vịnh Nghi
01-20-2012, 09:48 AM
Em thấy đáng trách là ở chỗ thời buổi này mà còn tin những thứ ấy. Còn người lợi dụng thì chả có gì đáng trách, ai nghếch ráng chịu. Nghiệp của nào thì người nấy hành thôi... hà.

Đây cũng là một cách nghĩ khác...ha!

Triển
01-20-2012, 10:07 AM
Anh Triển, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, khác với Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất (GHPGVNTN), được lập ra theo lề lối, chủ trương của đảng cs, thì phải..."tà" mới đúng với chủ trương của đảng ta chớ anh! :)

Nói chớ việc cung sao giải hạn vào dịp Tết thì các chùa chiền VN ở đây (GHPGVNTN) đều có, và Nghi thấy hình như đa số bà con mình cũng còn tin lắm. Có lẽ đây là 1 trong những tập tục từ xưa còn lưu lại (?) . Lợi dụng sự tín ngưỡng thì chắc cũng có phần nào, nhưng nghĩ cho cùng, khi mà cuộc sống mỗi ngày quá bấp bênh (nhất là ở VN), khi tương lai trước mắt lại mờ mịt hay quá vô vọng....thì cho người ta có 1 'nơi chốn' để họ bám víu, hy vọng, (dù chỉ là phần tâm linh) thì Nghi thấy cũng chẳng có chi đáng trách. Trách là trách những toan tính vô lương của con người, lợi dụng vào lòng tin của người khác để chiếm lợi thôi. Nhưng "Nghiệp của người nào người nấy trả," luật Nhân Quả thôi hà anh....

Vịnh Nghi, bên VN thì giáo hội PGVNTN đã bị giáo hội quốc doanh khai tử từ lâu rồi, cho nên họ không có quyền bính gì. May ra có cái giáo hội quốc doanh, tu giả lâu năm mến đạo thành tu thật, biết đâu vẫn có một vài tu sĩ có chức sắc và lương tâm hoằng dương đạo pháp. Còn việc các chùa bên này cho đến ngày nay vẫn tiếp tục cúng sao, cầu an giải hạn, cũng là một sự nhầm lẫn hoặc cố tình truyền đạt dung dưỡng tà kiến đáng ghét. Các vị sư các vị thầy phải có bổn phận từ bỏ việc này và dạy cho Phật tử hiểu rõ thêm đạo Phật. Hay là mấy ông ấy cũng không hiểu (???). "An" không thể cưỡng cầu, xin xỏ, mà phải tu tập để an nhiên tinh thần, bình an thư thái (chỉ lai rai cãi cọ với Ốc chơi cho vui thôi :))) Thay vì lập đàn, dâng sớ, đọc kinh rồi hồi hướng công đức mỗi bận đến rằm (giêng, tư, vu lan) nên thường xuyên mở cửa tự, để cái bàn ngồi giảng cho Phật tử biết tu linh tinh lang tang cầu an giải hạn là u mê lầm lạc. Tôi thấy mấy vị sư mới là người đáng tội nhất trong việc này vì không chịu thuyết giảng đâu là chân như. Cao hơn mấy cái chùa là giáo hội vẫn cứ che chở làm chuyện bậy bạ này mà không ngăn chẳng cấm.

Tôi nhớ sau 75, ở Sài-Gòn rộ lên các bà thầy bói. Nhất là các cụ, các bà mẹ, các bà vợ, quá tuyệt vọng ngóng chồng, ùa đi xem tay xem bài để biết chừng nào chồng, con, anh, em mình đi cải tạo đi tù về rất là tội nghiệp, có số đi vượt biên không v.v.v.v. Tôi đồng ý với Vịnh Nghi là có những bà thầy cũng xem như có chỗ để họ dựa giẫm tâm linh để mà sống tiếp tục. Nhưng chùa thì là nơi trực tiếp mang đạo Phật đến đời mà cứ tiếp tục như thế trông có đáng buồn không chứ. :-s

gun_ho
01-20-2012, 10:19 AM
Tìm thấy bài viết này, vụ lá số Tử Vi và xin xăm cũng có khắp nơi ấy chứ.

http://tudo.9.forumer.com/a/mng-mt-i-cha_post10790.html


Có lẽ nhờ cách này mà hoa quả trong chùa không bị tàn phá như mấy năm trước, khi mà hàng trăm người vô ý thức đã trèo lên tận bàn thờ Phật Tổ để vặt sạch những chậu hoa quả.

6Quit
01-20-2012, 11:01 AM
Không bao giờ hết vụ này (cúng sao, cầu an, cầu siêu) ở chùa đâu anh ơi, dù là chùa ở đâu . Anh cứ thử đặt một câu hỏi đơn giản này thì biết : Chùa cần Phật tử hay Phật tử cần chùa ? Không có chùa Phật tử vẫn có thể sống (như hồi mới qua Mỹ), nhưng nếu chùa không có Phật tử nào thì chừng 1 năm là chùa đóng cửa, cho nên những chuyện này cũng nhằm đáp ứng Phật tử khi họ yêu cầu mà thôi, mà tui chắc có nhiều người lên chùa hỏi chuyện này lắm, thầy có giảng thì giảng, không phải ai cũng nghe đâu, có người đi tìm chùa khác nếu chùa này không làm.

Anh Gun, anh nói vụ giật trái cây chắc ở VN, bên này tui thấy nhiều chùa trái cây ăn không hết đổ thùng rác .

gun_ho
01-20-2012, 11:10 AM
Anh Gun, anh nói vụ giật trái cây chắc ở VN, bên này tui thấy nhiều chùa trái cây ăn không hết đổ thùng rác .

Tui đâu có viết câu đó đâu anh. Câu đó là tác giả bài trong cái link kia viết, tui cóp lại vì thấy lạ thôi.

Không ngờ bên Mỹ cũng có vụ lặt lá bẻ bông nữa.

6Quit
01-20-2012, 11:16 AM
Tui đâu có viết câu đó đâu anh. Câu đó là tác giả bài trong cái link kia viết, tui cóp lại vì thấy lạ thôi.

Không ngờ bên Mỹ cũng có vụ lặt lá bẻ bông nữa.

Tui cũng thấy lạ nếu ở bên Mỹ, ở đâu hổng biết chứ chùa chỗ tui ở trái cây ăn không hết, hư bỏ thùng rác đống đống

gun_ho
01-20-2012, 11:19 AM
Tui cũng thấy lạ nếu ở bên Mỹ, ở đâu hổng biết chứ chùa chỗ tui ở trái cây ăn không hết, hư bỏ thùng rác đống đống

Hái lộc ngày Tết là một phong tục, rất khác với lấy trái cây về ăn chứ anh.

http://hienthuan.vnweblogs.com/post/8393/205839

6Quit
01-20-2012, 11:22 AM
Hái lộc ngày Tết là một phong tục, rất khác với lấy trái cây về ăn chứ anh.

http://hienthuan.vnweblogs.com/post/8393/205839

Nếu vì hái lộc mà nhảy lên tới bàn Phật thì ông nào để cây hái lộc sai chỗ rồi .

Vịnh Nghi
01-20-2012, 11:54 AM
Tôi thấy mấy vị sư mới là người đáng tội nhất trong việc này vì không chịu thuyết giảng đâu là chân như. Cao hơn mấy cái chùa là giáo hội vẫn cứ che chở làm chuyện bậy bạ này mà không ngăn chẳng cấm.

Nghi đồng ý với anh ở điểm này, tuy nhiên cũng thấy, nếu giáo hội ngăn cấm việc này thì chùa chiền và sư sãi chắc là hết đường...sống anh ơi. Thời buổi này, hình như người ta dùng vật chất để 'mưu cầu' phần tâm linh....Nghi hong biết ở bên Đức thì sao, chớ ở đây, chùa chiền cứ mọc lên như nấm sau cơn mưa, và thiên hạ bá tánh thì cũng đua nhau 'đầu tư' vào chùa. Xả nghiệp hay tác nghiệp thì cũng từ 1 nơi mà ra.... :)


Tôi nhớ sau 75, ở Sài-Gòn rộ lên các bà thầy bói. Nhất là các cụ, các bà mẹ, các bà vợ, quá tuyệt vọng ngóng chồng, ùa đi xem tay xem bài để biết chừng nào chồng, con, anh, em mình đi cải tạo đi tù về rất là tội nghiệp, có số đi vượt biên không v.v.v.v. Tôi đồng ý với Vịnh Nghi là có những bà thầy cũng xem như có chỗ để họ dựa giẫm tâm linh để mà sống tiếp tục. Nhưng chùa thì là nơi trực tiếp mang đạo Phật đến đời mà cứ tiếp tục như thế trông có đáng buồn không chứ. :-s

Nghi (lại) không biết ở bên Đức thì sao (chắc là cũng không khác chi mấy), chớ riêng ở Cali, và cả ở VN chắc cũng vậy, chùa càng to chừng nào thì càng 'dung dưỡng những tà kiến đáng ghét' này chừng nấy...Bởi vậy Nghi thấy câu "Nghiệp người nào người nấy trả," hay như câu anh Ốc mới "phang" (lè lưỡi) "Nghiệp người nào người ấy hành," ngẫm nghĩ thâm thúy biết mấy! Trong cuộc đời này, hễ có người muốn mua thì sẽ có người chịu bán hà anh Triển. Thật, giả, chánh, tà cứ lẫn lộn với nhau. Cho là mình 'may mắn' thấy được đâu là thật, đâu là giả, đâu là chánh, đâu là tà đi, lại biết đâu những người 'mê tín' với đạo lại cho rằng họ may mắn hơn mình cũng nên (?) :)

6Quit
01-20-2012, 12:14 PM
Bởi vậy Nghi thấy câu "Nghiệp người nào người nấy trả," hay như câu anh Ốc mới "phang" (lè lưỡi) "Nghiệp người nào người ấy hành," ngẫm nghĩ thâm thúy biết mấy! Trong cuộc đời này, hễ có người muốn mua thì sẽ có người chịu bán hà anh Triển. Thật, giả, chánh, tà cứ lẫn lộn với nhau. Cho là mình 'may mắn' thấy được đâu là thật, đâu là giả, đâu là chánh, đâu là tà đi, lại biết đâu những người 'mê tín' với đạo lại cho rằng họ may mắn hơn mình cũng nên (?) :)

Đúng vậy Nghi ơi, đã nói là vấn đề "tâm linh", "tin tưởng", thì không bao giờ dùng kinh điển, sách vở để "sửa đổi" được, nếu ai cũng thấy cúng sao, cầu an, cầu siêu ... là bá láp, là mê tín dị đoan như anh Triển, Nghi hay tui, thì vấn đề thành ra "lý thuyết" mất rồi, đâu còn "tâm linh" nữa, mà vấn đề tâm linh thì nó biến đổi hàng giây luôn, ví dụ Nghi nghe nghen: có một người Phật tử (cho là anh Triển đi ....:))) nhất định không tin cầu an, cầu siêu ..v.v. Nếu liên tục ba đêm mà người đó nằm mơ thấy một người thân mà đã mất, về báo là lạnh quá, đói quá ..v.v, thì người đó phải làm sao ? Có nhất định nghe ông thầy dạy cầu siêu là bá láp hổng làm rồi lơ luôn, hay là đi hỏi bạn bè, anh chị em, hay ông thầy nào mà chịu lắng nghe ...là bây giờ mình phải làm sao ?.

Triển
01-20-2012, 07:52 PM
Nghi đồng ý với anh ở điểm này, tuy nhiên cũng thấy, nếu giáo hội ngăn cấm việc này thì chùa chiền và sư sãi chắc là hết đường...sống anh ơi. Thời buổi này, hình như người ta dùng vật chất để 'mưu cầu' phần tâm linh....Nghi hong biết ở bên Đức thì sao, chớ ở đây, chùa chiền cứ mọc lên như nấm sau cơn mưa, và thiên hạ bá tánh thì cũng đua nhau 'đầu tư' vào chùa. Xả nghiệp hay tác nghiệp thì cũng từ 1 nơi mà ra.... :)

Nghi (lại) không biết ở bên Đức thì sao (chắc là cũng không khác chi mấy), chớ riêng ở Cali, và cả ở VN chắc cũng vậy, chùa càng to chừng nào thì càng 'dung dưỡng những tà kiến đáng ghét' này chừng nấy...Bởi vậy Nghi thấy câu "Nghiệp người nào người nấy trả," hay như câu anh Ốc mới "phang" (lè lưỡi) "Nghiệp người nào người ấy hành," ngẫm nghĩ thâm thúy biết mấy! Trong cuộc đời này, hễ có người muốn mua thì sẽ có người chịu bán hà anh Triển. Thật, giả, chánh, tà cứ lẫn lộn với nhau. Cho là mình 'may mắn' thấy được đâu là thật, đâu là giả, đâu là chánh, đâu là tà đi, lại biết đâu những người 'mê tín' với đạo lại cho rằng họ may mắn hơn mình cũng nên (?) :)




.
.

Vịnh Nghi, từ đầu tôi đã có viết rồi, không thể ngăn cản được người ta mê tín, dị đoan, nhưng chùa chiền
thì phải bỏ chuyện này đi. Vịnh Nghi muốn tin và muốn cầu, có thể ở nhà tin và cầu. Không cần đến chùa,
đông, vui, hao và "lỗi đạo". Chùa đại diện cho Phật pháp thì phải hoằng dương Phật Pháp chứ không hoằng
dương u mê tà kiến. Chuyện người ta "an" hay "không an" chắc là Vịnh Nghi biết nhiều hơn tôi. Tôi chỉ căn cứ
vào giáo lý Phật giáo thôi.

Nhân đây gửi bài viết này tác giả ở Việt Nam viết như tôi nghĩ. Vì tôi không nhiều chữ viết ra được như thế
này nên dán lại đây mọi người xem cho vui.

Tôi chỉ không đồng ý tác giả câu "đạo Phật chỉ xem việc ấy là một phương tiện". Không có đạo Phật nào xem
chuyện mê tín này là một phương tiện để hoằng dương đạo pháp cả. Đây là những điều của các chùa chiền, tu sĩ
tự nương theo những tập tục bày vẽ từ bên tàu mang sang Việt Nam, rồi mang luôn vào chùa. Cái tai hại là những
người thích xuyên tạc sẽ châm chích và đánh đồng Phật giáo với các loại mê tín xảy ra trong xã hội thế này.
Không có câu kinh nào trong Phật giáo dạy người ta phải cúng sao giải hạn cả. Và cũng không có câu kinh nào trong
Phật giáo dạy tu sĩ phải dùng thủ đoạn để duy trì phẩm đạo. Nếu ai biết có thì xin trích dẫn. Cũng là một điều hay nếu
biết được căn nguyên.

.
.
.
.
.

NGHĨ VỀ "PHƯƠNG TIỆN" CÚNG SAO GIẢI HẠN ĐẦU NĂM
Vi Ngữ


Sau Tết Nguyên đán thì có một cái lễ không kém phần quan trọng đó là Lễ Thượng Nguyên hay còn là Tết Nguyên Tiêu. Và đi kèm với nó là Lễ Cầu An cúng sao giải hạn. Có những chùa làm lễ này vào ngày mùng 8 tháng Giêng, có chùa làm ngày rằm. Đó có lẽ là phong tục lâu đời, và cũng chắc chắn không ai biết nó được “du nhập” vào đạo Phật từ lúc nào. Tôi đã đọc được những tài liệu nói về sao hạn này và biết đó là của Lão giáo.

Tôi nghĩ khi mà đạo Phật bị ảnh hưởng mạnh Nho và Lão, thì đó là chuyện tất nhiên. Và giờ đây, đạo Phật đầy dẫy những ảnh hưởng “nghiêm trọng” từ Nho - Lão. Đạo Phật như một cây bồ đề mà toàn thân nó bị bám đầy cây cộng sinh tầm gởi. Đó là điều hiển nhiên mà ai cũng thấy. Điều quan trọng là chúng ta có dám nhìn vào sự thật không.

Thật vậy, bản chất của đạo Phật là Từ Bi và Trí Tuệ, hay nôm na là tình thương và hiểu biết. Căn bản của đạo Phật được xây dựng trên giáo lý như Tứ đế, Bát chánh đạo, Duyên khởI.

Trong đó, Duyên khởi được đề cập như một chân lý sống động. Chính Đức Phật đã từng tuyên bố “thấy được Lý Duyên Khởi là thấy được vạn pháp”. Vạn pháp sinh và diệt trong vũ trụ này đều theo những nguyên tắc duyên sinh và duyên diệt. Mỗi hữu tình đều có những nghiệp duyên riêng của mình và chịu sự tác động trực tiếp của nghiệp (karma) mình đã tạo ra; chịu sự dẫn dắt của nghiệp lực ấy. Nghiệp đó có thể là thiện hoặc bất thiện và nó đã được tạo ra trong quá khứ hay trong hiện tại. Đức Phật đã dạy: “Hãy nhìn vào quả hiện tại mà biết nhân quá khứ. Hãy nhìn vào nhân hiện tại mà biết quả tương lai”.

Đó chính là nhân quả ba đời quá khứ - hiện tại - vị lai. Điều đó không ai có thể chối bỏ nếu biết nhìn bằng cặp mắt quán sát trí tuệ.
Theo “phương tiện giáo hóa chúng sinh”, hàng năm các tự viện đều tổ chức Lễ Cầu An đầu năm và thường kết hợp cúng sao giải hạn cho Phật tử. Có nơi thì gọi là Lễ Cầu An giải hạn, có nơi gọi tránh đi là Lễ Tiêu Tai Diên Thọ.

Phương tiện thì mỗi người một cách, nhưng chung quy vẫn là muốn “an tâm” cho chúng hữu tình. Chùa tôi cư trú cũng vậy, cũng làm lễ này cho những Phật tử. Trên bàn bày la liệt đèn xếp theo các ngôi sao chủ chiếu hay còn gọi là sao chiếu bổn mạng. Theo quan niệm dân gian thì con người mỗi năm chịu sự chiếu mạng của 9 vì sao (La hầu, Thổ tú, Thủy diệu, Thái bạch, Thái dương, Vân hớn, Kế đô, Thái âm và Mộc đức).

Trong 9 ngôi sao chiếu mạng ấy có 2 ngôi sao tương ứng cho 2 năm xui. Đó là sao Thái bạch: Thái bạch sạch cửa, sạch nhà. Ốm đau, bệnh hoạn cùng là tai ương. Và “Nam La hầu. Nữ Kế đô” nghĩa là: nam gặp sao La hầu, nữ gặp sao Kế đô thì năm đó xui. Những ai bị các ngôi sao đó “chiếu mạng” thì coi như năm đó xui tận mạng, nếu không đề phòng. Còn lại các ngôi sao khác “chiếu” thì xui ... ít hơn. Đó là chưa kể đến các “bát hạn”: Huỳnh tuyền, Tam kheo, Ngũ mộ, Thiên tinh, Tán tận, Thiên la, Địa võng, Diêm vương. Mỗi hạn đều có những tai nạn “vận hạn” khác nhau. Rồi năm “tứ hành xung”, năm “ngũ hành tương khắc”. Nhìn lại chẳng có năm nào hoàn toàn tốt đẹp 100%. Vậy những điều đó là sao? Nếu chúng ta có Chánh kiến và Chánh tư duy thì chúng ta cần mạnh dạn nhìn thẳng vào các phương tiện này.

Tôi nói việc này vì có mấy người Phật tử đã nói chuyện này với tôi và hỏi tôi quan niệm thế nào. Họ nói khi hỏi quý thầy thì có thầy tin chuyện ấy, có thầy phản bác, có thầy lấp lửng. Điều đó làm cho họ cảm thấy bối rối. Tôi nói quan niệm của tôi là:

Nếu tin theo Đức Phật thì tin tuyệt đối vào duyên khởi, tin vào nhân quả ba đời.

Ngoài ra còn có sự cầu nguyện Đức Phật bằng cách niệm danh hiệu Ngài và chư vị Bồ tát gia bị cho chúng ta bằng sự chí thành “cảm ứng đạo giao”, thì mình sẽ có một đời sống an lạc.
Tốt hay xấu đều do chính mình vì vận mệnh là do mình làm chủ. Tất cả phải do mình tạo ra ngay đời này và giây phút hiện tại. Bởi trồng một cây cho trái đắng thì không thể đòi hỏi có quả ngọt được, đó là quy luật.

Để cuộc sống chúng ta có những thiện nghiệp và giảm đi những tai nạn do bất thiện nghiệp đã gây ra trong quá khứ thì chúng ta phải biết thực hành Chánh pháp. Đó là biết: bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự. Những người đến hỏi tôi về vận hạn, tôi chỉ khuyên họ hãy tinh tấn niệm ân Đức Phật và Bồ Tát, thực hành giáo pháp, chịu khó bố thí và phóng sinh. Và hãy làm hết lòng chân thành chứ không phải chuyện qua loa, đối phó khi thấy run sợ trước những “lời phán”.

Tôi được biết vào dịp đầu năm người ta thường đi lễ cầu xin, dâng sao, giải hạn. Một lá sớ trung bình vài chục đến vài trăm nghìn. Đó là chưa nói đến các VIP lập đàn riêng từ vài chục triệu đến vài trăm triệu. Tôi có anh bạn Phật tử nói anh được các thầy cho biết năm nay sao Thái bạch chiếu mạng và lại là hạn “Thiên tinh mắc phải ngục hình”, khuyên anh nên dâng sớ giải hạn. Anh đã làm theo sự chỉ dẫn “cung tiến” viết sớ giải hạn vào rằm này tại một ngôi chùa lớn ở Saigon. Anh nói đã làm theo nhưng vẫn chưa an tâm nên hỏi tôi có làm gì thêm không.

Tôi nói đã tin vào việc cúng sao giải hạn, sao lại không an tâm mà còn bất an? Tôi hỏi tại sao không lấy tiền đó đi làm từ thiện hay đi phóng sinh? Tôi phân tích cho hiểu; nhưng có lẽ cũng khó mà “thủng” vì nó đã ăn sâu vào “thâm căn cố đế” của anh, cũng như những người dạng như vậy rồi. Vào mỗi dịp lễ hội, các phương tiện truyền thông trong nước cũng đã đề cập nhiều với ý “tế nhị” không đi sâu vào, vì dẫu sao cũng là lĩnh vực riêng của tôn giáo.

Tôi có quen một số anh chị em ở một công ty tại Hà Nội. Hàng năm, cứ sau Tết là làm lễ cúng sao giải hạn. Cả công ty “bầu đoàn lớn nhỏ” dắt nhau đi từ chùa này sang chùa khác, đình này sang miếu nọ để … dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn. Tất nhiên là họ cũng bố thí rất nhiều, phóng sinh rất nhiều. Và có lẽ, ở Hà Nội và các tỉnh lân cận thì chuyện này không có gì là lạ. Nó đã trở thành “máu thịt” của họ rồi. Như một số chùa được các tờ báo phản ảnh về số lượng người về lễ và dâng sớ giải hạn.

Trong Nam, ngoài Trung cũng vậy, nhưng ít hơn. Đạo Phật chỉ xem những việc ấy là phương tiện. Phương tiện trong một lúc nào đó thôi, chứ những chuyện ấy đâu phải là cứu cánh. Nếu các chùa cứ duy trì và phát triển hình thức ấy thì chắc hẳn không phù hợp với tôn chỉ của đạo Phật. Đạo Phật trí tuệ, lại bị “cột nhốt” vào những quan niệm và hành sự như vậy thì thật nghịch lý.

Tôi nhìn đạo Phật, rồi tự lựa chọn cho mình một con đường đi. Pháp do người hành đạo nói ra thì nhiều lắm. Mỗi người diễn dịch theo một cách, một quan niệm, trình độ, nhận thức. Sai - Đúng chỉ có người thực tập thật sự mới thấy điều đó. Với tôi, trước sau như một, tôi làm theo điều mà chư Tổ đã dạy: “Hãy bỏ lớp vỏ cây mục ruỗng bên ngoài, chỉ lấy cái cốt lõi cây bên trong”. Cây bồ đề hơn 25 thế kỷ qua đã quá nhiều tầm gởi cộng sinh. Nếu không phá bỏ sự cộng sinh ấy thì nó sẽ chết mà chẳng có cách nào cứu chữa. Mạt pháp hay không chẳng phải lời huyền ký, mà do chính nghiệp chúng ta hành ngày hôm nay. Bạn nghĩ thế nào?

Triển
01-20-2012, 08:06 PM
Bài bên trên tác giả có khuyên bù trừ việc cúng kiến là .... "sao không đi phóng sinh". Tôi cũng không đồng ý việc này. Bởi vì nó chỉ tượng trưng mà không có một ý nghĩa gì. Suy cho cùng nếu không có "lực lượng Phật tử hùng hậu" đi mua chim mua cá. Những con thú này sẽ không bị bắt. Nhiều khi bán không hết số phận cũng bi đát.
Nếu nhìn sang hướng kinh tế. OK, nhờ tôi mua cá có thêm cái nghề bán cá, bán chim ngày tết, ngày rằm trong xã hội. Họ ăn ngon, mặc đẹp được vài ngày đỡ thất nghiệp ..... ! Nếu người mua cá mua chim phóng sinh nghĩ như thế, tôi đồng ý, không giúp được gì mình, thì giúp cho người âu cũng có cái hay. Đằng này những người mua chim, mua cá chỉ nghĩ đến sự "an nguy" cho chính họ nên trấn an mình bằng cách "làm thiện để tích đức" mà thôi. :)

hoài vọng
01-20-2012, 08:39 PM
Vịnh Nghi từ đầu tôi đã có viết rồi, không thể ngăn cản được người ta mê tín, dị đoan, nhưng chùa chiền
thì phải bỏ chuyện này đi. Vịnh Nghi muốn tin và muốn cầu, có thể ở nhà tin và cầu. Không cần đến chùa,
đông, vui, hao và "lỗi đạo". Chùa đại diện cho Phật pháp thì phải hoằng dương Phật Pháp chứ không hoằng
dương u mê tà kiến. Chuyện người ta "an" hay "không an" chắc là Vịnh Nghi biết nhiều hơn tôi. Tôi chỉ căn cứ
vào giáo lý Phật giáo thôi.




Khoảng năm 80 , tôi đi nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế học giáo lý , ông cha Vũ Khởi Phụng có nói ...rất nhiều người bị " ma ám " người nhà đem đến đây để nhờ các cha cùng hiệp lòng cầu nguyện để xua đuổi con ma ra khỏi người bệnh , nếu mình cầu xin , thì đến chùa hay nhà thờ có lẽ dễ đạt ý nguyện hơn , đến đây thì tôi lại nghĩ đến nhà sư trụ trì hay ông cha trông coi giáo phận có thực sự đạo đức không ? Vì rằng , từ 75 đến nay , sư , cha quốc doanh đầy rẫy khắp nơi !

Triển
01-20-2012, 09:07 PM
Khoảng năm 80 , tôi đi nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế học giáo lý , ông cha Vũ Khởi Phụng có nói ...rất nhiều người bị " ma ám " người nhà đem đến đây để nhờ các cha cùng hiệp lòng cầu nguyện để xua đuổi con ma ra khỏi người bệnh , nếu mình cầu xin , thì đến chùa hay nhà thờ có lẽ dễ đạt ý nguyện hơn , đến đây thì tôi lại nghĩ đến nhà sư trụ trì hay ông cha trông coi giáo phận có thực sự đạo đức không ? Vì rằng , từ 75 đến nay , sư , cha quốc doanh đầy rẫy khắp nơi !
Nói đến chuyện đạo đức các vị sư, các vị linh mục đôi khi cũng phải cần minh mẫn phân biệt
đâu là đạo - đâu là đời - ranh giới, phẩm hạnh và sự tin tưởng tuyệt đối.

Hiện nay bên Đức tòa án tiểu bang Braunschweig đang xử vụ một linh mục có tên là Andreas L 46 tuổi.


http://www.ndr.de/regional/niedersachsen/harz/pfarrer133_v-contentgross.jpg

(tường trình Đức ngữ: http://www.ndr.de/regional/niedersachsen/harz/missbrauch619.html )

Ông linh mục này từ năm 2004 đến năm 2011 đã dụ dỗ và vi phạm tình dục 280 lần đến
trẻ con là con cái của những tín nữ, gia đình thường xuyên hỗ trợ nghĩa là giúp lễ. Nạn
nhân là những đứa trẻ dưới tuổi vị thành niên. Hai bà mẹ có con bị nạn, cũng từng quá
"cảm mến" cha mà rồi bị cha từ chối, với lý do là cha chỉ hiến dâng cho nhà thờ, cho đạo,
cho đức Chúa thôi. Nên các bà này càng tin tưởng mù quáng để cho con cái mình giúp lễ
và cho phép theo ông cha mỗi hè đi nghỉ phép luôn. Vị linh mục này có sẵn kế hoạch rồi.
Cho tiền túi các đứa trẻ này nhưng luôn luôn là phải đến nhận. Và dặn là không được nói
với ai, nếu không cha sẽ bị đi tù. Chuyện vỡ ra khi một đứa tự khai và chuyện động trời
này đã kéo dài 7 năm.

Vịnh Nghi
01-21-2012, 03:45 PM
Vịnh Nghi, từ đầu tôi đã có viết rồi, không thể ngăn cản được người ta mê tín, dị đoan, nhưng chùa chiền thì phải bỏ chuyện này đi. Vịnh Nghi muốn tin và muốn cầu, có thể ở nhà tin và cầu. Không cần đến chùa, đông, vui, hao và "lỗi đạo". Chùa đại diện cho Phật pháp thì phải hoằng dương Phật Pháp chứ không hoằng dương u mê tà kiến. Chuyện người ta "an" hay "không an" chắc là Vịnh Nghi biết nhiều hơn tôi. Tôi chỉ căn cứ vào giáo lý Phật giáo thôi.

Anh Triển, lại tiếp tục đấu láo với anh thêm chút về đề tài này cho vui. Thật sự, Nghi hoàn toàn đồng ý với những 'tệ nạn" mà anh trăn trở, hơn nữa Nghi cũng nghĩ như anh, "muốn tin và muốn cầu, có thể ở nhà tin và cầu, không cần đến chùa đông, vui, hao và "lỗi đạo." Nhưng đó chỉ là điều anh nghĩ, Nghi nghĩ, hoặc 1 vài người khác, như anh 6Quit (cười) nghĩ...Anh lại có bao giờ nghĩ rằng, đối với nhiều, rất nhiều người khác, người ta PHẢI đến chùa, nhìn vào những bức tượng, sư, sãi, phật tử, hương khói, và v...v..ở chùa, thì người ta mới cảm thấy được cái sự "tin" và "cầu" đó không? Có thực mới vực được đạo (và thực ở đây, Nghi muốn nói về 1 khía cạnh khác, không có nghĩa là 'ăn'). Vì vậy mà Nghi mới nói ở bài trước, chùa chiền bây giờ (xin lỗi bà con cô bác), nói thì tội trời, đa số chỉ như là hình thức...kinh doanh, người "mua," kẻ "bán," và thiên hạ đổ xô vào..."đầu tư,"..hối lộ Phật pháp mà thôi. Lại chính vì vậy mà Nghi mới nói nếu ngăn cấm và 'khuyên răn' phật tử không nên tin vào những việc cúng sao, giải hạn linh tinh, có tính cách u mê huyền hoặc, thì chùa chiền, sư sãi sẽ hết đường...sống (chớ không phải là hết đường tu nha). Hoằng dương Phật Pháp, nói vậy chớ thật ra mơ hồ lắm....

Chắc là anh Triển giỡn chơi với Nghi cho vui, chớ Nghi làm sao mà hiểu được chữ 'an,' huống là hiểu nó hơn anh. Nói thật, trung bình mỗi năm Nghi vô chùa chỉ...2 lần. Nghi chưa bao giờ học 1 chữ về giáo lý Phật giáo, lại chẳng bao giờ thích nghe giảng về nó, chỉ bởi vì Nghi không tin lại có 1 loại giáo ly siêu đẳng nào có thể....one size fits all cả. Những điều Nghi 'tin' hay 'cảm nhận' được, và đem tán dóc với anh ở đây, tất cả đều từ kinh nghiệm và những bài học của cuộc sống của Nghi, của nhiều người khác chung quanh Nghi để 'nghiệm' ra. Dĩ nhiên nó có thể chỉ đúng và thích hợp cho riêng Nghi thôi, còn đối với người khác thì rất sai, tệ hơn rất...ba phải hổng chừng. Tuy nhiên, có 3 "pho" kinh Phật (cười) mà Nghi thuộc làu làu từ vài chục năm nay. Đó là Chú Chuẩn Đề, Kinh Bát Nhã Ba La Mật, và Chú Đại Bi. Đọc thì có thể đọc làu làu, và đọc cũng đã vài mươi năm, tuy Nghi tuyệt nhiên không hiểu là mình đọc cái gì cả. Từ mấy chục năm trước, mẹ Nghi đã bắt buộc mỗi đứa phải học thuộc lòng, và mỗi ngày phải trì tụng 3 "pho kinh" này. Tuy không hiểu là tại sao mình phải trì tụng, và không hiểu bất cứ 1 câu nào trong những bài kinh bằng tiếng Tây Tạng khó hiểu đó, nhưng anh chị em ở nhà đứa nào cũng thuộc và trì mỗi ngày cho....mẹ Nghi an lòng (và cũng vì bị bắt buộc). Điều đó thật sự không hại ai cả, ngược lại đổi được sự an tâm của người thân mình, cũng chính là của mình. Riết rồi thành quen, đến bây giờ, ngày nào không đọc thì lại thấy...guilty, làm biếng làm nhác thì thâm tâm cứ ray rức, mới lạ. :) Chỉ đến những năm gần đây, qua nhiều những gập ghềnh, Nghi mới từ từ hiểu ra và tâm đắc được 1 vài câu trong Kinh Bát Nhã "Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức, diệt phục như thị..." và "...Viễn ly điên đảo mộng tưởng..." Tuy nhiên, cho dù là tâm đắc, nhưng Nghi vẫn tùy mỗi việc, mỗi lúc mà...đối diện với 1 chuyện. :)

Vịnh Nghi
01-21-2012, 03:58 PM
Khoảng năm 80 , tôi đi nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế học giáo lý , ông cha Vũ Khởi Phụng có nói ...rất nhiều người bị " ma ám " người nhà đem đến đây để nhờ các cha cùng hiệp lòng cầu nguyện để xua đuổi con ma ra khỏi người bệnh , nếu mình cầu xin , thì đến chùa hay nhà thờ có lẽ dễ đạt ý nguyện hơn , đến đây thì tôi lại nghĩ đến nhà sư trụ trì hay ông cha trông coi giáo phận có thực sự đạo đức không ? Vì rằng , từ 75 đến nay , sư , cha quốc doanh đầy rẫy khắp nơi !

Bác Hoài Vọng, Nghi cũng có nghe nói rằng, đối với người chết, hay là lễ cầu an, cầu siêu, đông người hiệp lòng trì tụng thêm thì có...ép phê hơn, có "lực" hơn. Chắc vì vậy mà người mình hay "mời" sư thầy trì tụng cầu siêu cho người chết, hoặc nữa gởi hình người chết vào chùa để mỗi ngày họ có thể 'nghe' sư thầy tụng kinh, để sớm siêu thoát. Nghi nghĩ làm như vậy, phần lớn chắc để người sống được an lòng hơn ha bác? Nghi nghĩ rằng, làm bất cứ điều gì, dù là cho người sống hay người chết, thì quan trọng nhất là để hết "tâm" mình vào đó là đủ, là chính, còn như mời sư mời thầy tới tụng, gì cũng là người...dưng, nhỡ mà gặp sư...hổ mang, tụng bằng miệng nhưng trong bụng thì...rối tung với những 'sân si' của đời thường thì...chỉ tội người chết. :)

tranlan
01-21-2012, 08:03 PM
Anh Triển, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, khác với Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất (GHPGVNTN), được lập ra theo lề lối, chủ trương của đảng cs, thì phải..."tà" mới đúng với chủ trương của đảng ta chớ anh! :)

Nói chớ việc cung sao giải hạn vào dịp Tết thì các chùa chiền VN ở đây (GHPGVNTN) đều có, và Nghi thấy hình như đa số bà con mình cũng còn tin lắm. Có lẽ đây là 1 trong những tập tục từ xưa còn lưu lại (?) . Lợi dụng sự tín ngưỡng thì chắc cũng có phần nào, nhưng nghĩ cho cùng, khi mà cuộc sống mỗi ngày quá bấp bênh (nhất là ở VN), khi tương lai trước mắt lại mờ mịt hay quá vô vọng....thì cho người ta có 1 'nơi chốn' để họ bám víu, hy vọng, (dù chỉ là phần tâm linh) thì Nghi thấy cũng chẳng có chi đáng trách. Trách là trách những toan tính vô lương của con người, lợi dụng vào lòng tin của người khác để chiếm lợi thôi. Nhưng "Nghiệp của người nào người nấy trả," luật Nhân Quả thôi hà anh....

Ở VN thì:

"nhưng nghĩ cho cùng, khi mà cuộc sống mỗi ngày quá bấp bênh (nhất là ở VN), khi tương lai trước mắt lại mờ mịt hay quá vô vọng....thì cho người ta có 1 'nơi chốn' để họ bám víu, hy vọng, (dù chỉ là phần tâm linh)"

còn ở hải ngoại thì: "Nghi đồng ý với anh ở điểm này, tuy nhiên cũng thấy, nếu giáo hội ngăn cấm việc này thì chùa chiền và sư sãi chắc là hết đường...sống anh ơi. Thời buổi này, hình như người ta dùng vật chất để 'mưu cầu' phần tâm linh....Nghi hong biết ở bên Đức thì sao, chớ ở đây, chùa chiền cứ mọc lên như nấm sau cơn mưa, và thiên hạ bá tánh thì cũng đua nhau 'đầu tư' vào chùa. Xả nghiệp hay tác nghiệp thì cũng từ 1 nơi mà ra.... :)
Nghi (lại) không biết ở bên Đức thì sao (chắc là cũng không khác chi mấy), chớ riêng ở Cali, và cả ở VN chắc cũng vậy, chùa càng to chừng nào thì càng 'dung dưỡng những tà kiến đáng ghét' này chừng nấy...Bởi vậy Nghi thấy câu "Nghiệp người nào người nấy trả," hay như câu anh Ốc mới "phang" (lè lưỡi) "Nghiệp người nào người ấy hành," ngẫm nghĩ thâm thúy biết mấy! Trong cuộc đời này, hễ có người muốn mua thì sẽ có người chịu bán hà anh Triển. Thật, giả, chánh, tà cứ lẫn lộn với nhau. Cho là mình 'may mắn' thấy được đâu là thật, đâu là giả, đâu là chánh, đâu là tà đi, lại biết đâu những người 'mê tín' với đạo lại cho rằng họ may mắn hơn mình cũng nên (?) :) "

Té ra giống nhau! Hay hải ngoại cũng phải đối diện với "tương lai trước mắt lại mờ mịt hay quá vô vọng "

Có lẽ tại Ố bà ma theo xhcn!

Triển
01-21-2012, 09:09 PM
Anh Triển, lại tiếp tục đấu láo với anh thêm chút về đề tài này cho vui. Thật sự, Nghi hoàn toàn đồng ý với những 'tệ nạn" mà anh trăn trở, hơn nữa Nghi cũng nghĩ như anh, "muốn tin và muốn cầu, có thể ở nhà tin và cầu, không cần đến chùa đông, vui, hao và "lỗi đạo." Nhưng đó chỉ là điều anh nghĩ, Nghi nghĩ, hoặc 1 vài người khác, như anh 6Quit (cười) nghĩ...Anh lại có bao giờ nghĩ rằng, đối với nhiều, rất nhiều người khác, người ta PHẢI đến chùa, nhìn vào những bức tượng, sư, sãi, phật tử, hương khói, và v...v..ở chùa, thì người ta mới cảm thấy được cái sự "tin" và "cầu" đó không? Có thực mới vực được đạo (và thực ở đây, Nghi muốn nói về 1 khía cạnh khác, không có nghĩa là 'ăn')
Vịnh Nghi,
đúng là Vịnh Nghi đến chùa để cảm thấy được cái sự "tin" và "cầu" đó bởi vì hoàn cảnh không gian của chùa và những người cùng một lòng mến đạo dễ cho người ta suy nghĩ chuyện tâm linh. Nhưng đến chùa là để học Phật, lễ Phật, chứ đến chùa mà cúng sao giải hạn là không nên đến chùa. Tốt nhất là khăn gói quả mướp sang tàu, hoặc là đến các đình, miễu vái tứ phương. Bởi vì đâu có Phật pháp nào biết sao Kế đô, La hầu là cái chi mô. À không ở Việt Nam cũng có Tam Tông Miếu, đến đó tìm Thái thượng lão quân mà cúng vái cho chắc ăn. Thì đúng là có thực mới vực được đạo chứ, Phật không ăn, mà sao gấp bỏ cho người cơ chứ ? ;)


Vì vậy mà Nghi mới nói ở bài trước, chùa chiền bây giờ (xin lỗi bà con cô bác), nói thì tội trời, đa số chỉ như là hình thức...kinh doanh, người "mua," kẻ "bán," và thiên hạ đổ xô vào..."đầu tư,"..hối lộ Phật pháp mà thôi. Lại chính vì vậy mà Nghi mới nói nếu ngăn cấm và 'khuyên răn' phật tử không nên tin vào những việc cúng sao, giải hạn linh tinh, có tính cách u mê huyền hoặc, thì chùa chiền, sư sãi sẽ hết đường...sống (chớ không phải là hết đường tu nha). Hoằng dương Phật Pháp, nói vậy chớ thật ra mơ hồ lắm....

Đó là Vịnh Nghi xuyên tạc rồi. Chùa Linh Sơn ở Sài Gòn, đường Cô Bắc làm gì cho ai đến cúng sao giải hạn (trước và sau 75). Chùa Phật Quang ở kế bên sân banh Cộng Hòa làm gì cho ai "người mua kẻ bán". Muốn có đường sống thì chỉ việc làm gia công bán đậu hũ, nước tương, mở khóa dạy nấu ăn chay dưỡng sinh, cắm hoa, đan chiếu, một nghìn thứ nhiều quá .... những chuyện trên đời chứ cần gì mở show cúng sao giải hạn ? Lại nữa "có thực mới vực được đạo chứ" làm đậu hũ, tương hột, chao mặn, mì căn .v.v.v ăn quanh năm suốt tháng không có mơ hồ gì cả, biết làm mà. Làm nước tương cũng rành sáu câu vọng cổ mà, sao lại mơ huyền ? Mở khóa dạy nấu ăn chay lạt thanh đạm mà dưỡng sinh tràn trề, nấu nướng lễ lộc quanh năm suốt tháng là chuyện của ban ẩm thực mà chuyện gì mà không rõ ? Cắm hoa, đan chiếu làm thường xuyên lễ Phật mà, ít nhất sáng chiều cũng công phu ba bữa sao lại cắm sai cái Đông bình Tây cỗ ? ..... Chưa tính ngày tết, các sư thầy nếu muốn kiếm tiền để sống có thể mở lớp dạy viết "thư pháp" - Hán Việt Việt Hán Hán Hán Việt Việt .... tùm lum thứ - rõ như ban ngày chứ không có mơ huyền mờ chi cả. Chỉ có cái chuyện làm show giải hạn mới là mờ ám vì không có kinh sách Phật nào dạy làm chuyện này, mà làm như thế làm "giật mối" của Tam Tông Miếu rồi - Thái thượng lão quân trề môi bảo không biết gì về sao mà ra ê a cúng kiến như yếu mà ham ra gió. hihihihihi



Chắc là anh Triển giỡn chơi với Nghi cho vui, chớ Nghi làm sao mà hiểu được chữ 'an,' huống là hiểu nó hơn anh. Nói thật, trung bình mỗi năm Nghi vô chùa chỉ...2 lần. Nghi chưa bao giờ học 1 chữ về giáo lý Phật giáo, lại chẳng bao giờ thích nghe giảng về nó, chỉ bởi vì Nghi không tin lại có 1 loại giáo ly siêu đẳng nào có thể....one size fits all cả.
Vì lý do Nghi không bao giờ học một chữ giáo lý Phật giáo nên không thực không vực được đạo. Nghi học Phật đi sẽ thấy Phật pháp là học hỏi bằng trí tuệ chứ không mê tín. Trải nghiệm mà rút ra cho mình hướng đi tu sửa. Cái gì sai mình sửa, cái gì đúng mình giữ. Giật job của Thái thượng lão quân là sai quấy rồi đó.
One size fits all, là một cỡ cho đủ kiểu đấy hử ? Cho nên trong kinh Phật có đề cập đến 84 nghìn pháp môn tu tập mà Ốc từng đề nghị ai đó (Một Cõi Đi Về ??) ra ngồi đếm đấy. Vịnh Nghi càng nói càng thấy "ngộ" .... ra nhé. hihihi





Những điều Nghi 'tin' hay 'cảm nhận' được, và đem tán dóc với anh ở đây, tất cả đều từ kinh nghiệm và những bài học của cuộc sống của Nghi, của nhiều người khác chung quanh Nghi để 'nghiệm' ra. Dĩ nhiên nó có thể chỉ đúng và thích hợp cho riêng Nghi thôi, còn đối với người khác thì rất sai, tệ hơn rất...ba phải hổng chừng.
Cúng sao giải hạn Vịnh Nghi cảm nhận được sao ? Tôi chỉ thấy hình ảnh của các bà các cô tra sao tra hạn ở mấy cái bản đăm chiêu, thấy khổ sở quá sức. Họ cảm thấy khổ nếu không cúng được năm nay thì vận mạng sẽ tiêu tùng. Có phải đó không phải là điều xấu cần phải bỏ sao ? Điều này thích hợp cho riêng Vịnh Nghi hay là thích hợp cho những người ít chịu học Phật ? Tôi thì thấy như thế này. Phật giáo đã được nhà thơ nhà văn nào đó trước hay sau 75 không rõ xiển dương rằng: Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nên mái chùa cũng phải làm gương làm mẫu, cái gì mình biết thì thưa thốt, cái gì mình không biết là chỉ qua nhà hàng xóm ngay: đi thẳng rẽ trái thấy Tam Tông Miếu chình ình. Tha hồ tìm Thái Thượng Lão Quân trình bày hoàn cảnh. Đó là sự thật không thể chối cãi được (hơi giống phát biểu Nguyễn Tấn Dũng khi nói về thực quyền Biển Đông của Việt Nam). Đạo Phật không có bằng chứng kinh sách nào về sao hạn làm sao biết chi mà thưa thốt ? Kinh nghiệm sống của các thầy các sư làm xem sao giải hạn chăng ? Nếu dâng sớ cầu thị thì làm sao ? Phật cười bảo tôi có biết đâu mần răng chứng ?





Tuy nhiên, có 3 "pho" kinh Phật (cười) mà Nghi thuộc làu làu từ vài chục năm nay. Đó là Chú Chuẩn Đề, Kinh Bát Nhã Ba La Mật, và Chú Đại Bi. Đọc thì có thể đọc làu làu, và đọc cũng đã vài mươi năm, tuy Nghi tuyệt nhiên không hiểu là mình đọc cái gì cả. Từ mấy chục năm trước, mẹ Nghi đã bắt buộc mỗi đứa phải học thuộc lòng, và mỗi ngày phải trì tụng 3 "pho kinh" này. Tuy không hiểu là tại sao mình phải trì tụng, và không hiểu bất cứ 1 câu nào trong những bài kinh bằng tiếng Tây Tạng khó hiểu đó, nhưng anh chị em ở nhà đứa nào cũng thuộc và trì mỗi ngày cho....mẹ Nghi an lòng (và cũng vì bị bắt buộc).
Trì chú, đọc kinh là một pháp môn tu tập. Nếu Vịnh Nghi không hiểu lý do vì sao phải trì chú đọc kinh thì tôi khuyên nên tìm thầy bổn sư để hỏi ý nghĩa mà tu tập tinh tấn. Học Phật cần minh mẫn chứ đâu có Phật nào bảo Vịnh Nghi phải nghe theo. Còn nếu muốn làm cho cha mẹ an lòng nghĩa là Vịnh Nghi muốn bảo toàn hiếu để, phụng dưỡng cha mẹ lúc về chiều không muốn cha mẹ mình bận lo vì con đường tâm linh mình u tối. Thì đó là vấn đề hiếu thảo, không phải học Phật. Học Phật có hành trì tụng niệm là tu tập cho riêng mình. Tu là sửa đổi, mình chỉ có thể sửa mình, không thể sửa ai (thử sửa chồng xem :)) j/k), không tu cho ai và cũng không tu cho cha mẹ mình. Làm như thế là mang tội với Phật pháp, lừa dối lòng mình, không tu mà hành, tâm trí không hiệp nhất, lừa dối cha mẹ, giống như Tôm đại ca nhặt rác mà bảo là kế hoạch nhỏ rồi xin tuyên dương công trạng dạng "chạy theo thành tích", "làm cho có". ;).




Điều đó thật sự không hại ai cả, ngược lại đổi được sự an tâm của người thân mình, cũng chính là của mình. Riết rồi thành quen, đến bây giờ, ngày nào không đọc thì lại thấy...guilty, làm biếng làm nhác thì thâm tâm cứ ray rức, mới lạ. :) Chỉ đến những năm gần đây, qua nhiều những gập ghềnh, Nghi mới từ từ hiểu ra và tâm đắc được 1 vài câu trong Kinh Bát Nhã "Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức, diệt phục như thị..." và "...Viễn ly điên đảo mộng tưởng..." Tuy nhiên, cho dù là tâm đắc, nhưng Nghi vẫn tùy mỗi việc, mỗi lúc mà...đối diện với 1 chuyện. :)
Chuyện đọc kinh kệ mà kể như không đọc của Vịnh Nghi không hại ai ? Vừa kể đó Vịnh Nghi: tự dối lòng, dối Phật và dối mẹ. ;). Nếu Vịnh Nghi tâm đắc Tánh Không nhắc đến trong kinh Bát Nhã thì càng phải hiểu Tánh Không trong giáo lý Phật giáo muốn nói điều gì. Triết lý Tánh Không không phải nói người ta không làm gì cả. Mà thôi, để Nghi 1 năm đến chùa 2 lần có đề tài hỏi thầy bổn sư chứ.

Thôi tiêu tùng, ngồi tán dóc với ông gác miễu 5 Triển mà bỗng dưng Vịnh Nghi trở thành "vô số tội". Còn chưa chịu đi sám hối ? :) j/k

Vịnh Nghi
01-21-2012, 09:11 PM
Té ra giống nhau! Hay hải ngoại cũng phải đối diện với "tương lai trước mắt lại mờ mịt hay quá vô vọng "

Có lẽ tại Ố bà ma theo xhcn!

Thưa vâng! Dù là ở hải ngoại hay ở cái 'thiên đường xhcn' thì cũng chẳng ai có thể biết được tương lai sẽ ra sao cả. Cho nên người ta (1 số thôi ha) mới hoang mang, lo sợ, quay qua tin tưởng vào những điều huyền hoặc, trở thành mê tín dị đoan. Tuy nhiên, cần phải rõ rằng, sự 'mờ mịt và quá vô vọng' của người Việt hải ngoại chỉ là nằm trong vấn đề sức khỏe, công ăn việc làm, là mong cầu gặp những sự lành, tránh điều dữ mà ông trời có thể đem đến cho họ....Nhưng người trong nước thì ngoài những vấn đề cơm áo gạo tiền ra, họ còn phải đối diện với không biết bao nhiêu nhiễu nhương mà cái 'thiên đường xhcn' đang đè lên đầu cổ họ, đang xiết chặt cái quyền làm người, làm chủ cuộc sống của họ. Sự lành hay dữ có thể chẳng do ông trời đem đến, mà là từ cái 'thiên đường' họ đang sống, bất cứ lúc nào cũng có thể phủ chụp xuống họ....vân vân và vân vân....

Obama có theo xhcn hay không thì không cần bàn tràn lan làm gì, vì cơ điều quan trọng cơ bản nhất, là ổng được tin tưởng bầu lên bằng chính lá phiếu của mỗi người dân của ổng. Nếu tương lai họ thấy ông ấy thiếu khả năng, hoặc ổng tiền hậu bất nhất thì cũng chính người dân của ổng sẽ đưa 1 người khác lên thay thế ổng. Dân chủ là vậy! Nó khác xa cái loại đóng cửa bỏ phiếu cho nhau của lũ độc tài man rợ, kiểu như 'thiên đường xhcn'!

Triển
01-21-2012, 09:13 PM
Ở VN thì:

"nhưng nghĩ cho cùng, khi mà cuộc sống mỗi ngày quá bấp bênh (nhất là ở VN), khi tương lai trước mắt lại mờ mịt hay quá vô vọng....thì cho người ta có 1 'nơi chốn' để họ bám víu, hy vọng, (dù chỉ là phần tâm linh)"

còn ở hải ngoại thì: "Nghi đồng ý với anh ở điểm này, tuy nhiên cũng thấy, nếu giáo hội ngăn cấm việc này thì chùa chiền và sư sãi chắc là hết đường...sống anh ơi. Thời buổi này, hình như người ta dùng vật chất để 'mưu cầu' phần tâm linh....Nghi hong biết ở bên Đức thì sao, chớ ở đây, chùa chiền cứ mọc lên như nấm sau cơn mưa, và thiên hạ bá tánh thì cũng đua nhau 'đầu tư' vào chùa. Xả nghiệp hay tác nghiệp thì cũng từ 1 nơi mà ra.... :)
Nghi (lại) không biết ở bên Đức thì sao (chắc là cũng không khác chi mấy), chớ riêng ở Cali, và cả ở VN chắc cũng vậy, chùa càng to chừng nào thì càng 'dung dưỡng những tà kiến đáng ghét' này chừng nấy...Bởi vậy Nghi thấy câu "Nghiệp người nào người nấy trả," hay như câu anh Ốc mới "phang" (lè lưỡi) "Nghiệp người nào người ấy hành," ngẫm nghĩ thâm thúy biết mấy! Trong cuộc đời này, hễ có người muốn mua thì sẽ có người chịu bán hà anh Triển. Thật, giả, chánh, tà cứ lẫn lộn với nhau. Cho là mình 'may mắn' thấy được đâu là thật, đâu là giả, đâu là chánh, đâu là tà đi, lại biết đâu những người 'mê tín' với đạo lại cho rằng họ may mắn hơn mình cũng nên (?) :) "

Té ra giống nhau! Hay hải ngoại cũng phải đối diện với "tương lai trước mắt lại mờ mịt hay quá vô vọng "

Có lẽ tại Ố bà ma theo xhcn!

Thôi tiêu, Vịnh Nghi bị Tràn Lan gạc giò ! Tỉ số là 1:0 cho Tràn Lan.

Mời Vịnh Nghi thượng đài ! :)) j/k

Triển
01-21-2012, 09:15 PM
Thưa vâng! Dù là ở hải ngoại hay ở cái 'thiên đường xhcn' thì cũng chẳng ai có thể biết được tương lai sẽ ra sao cả. Cho nên người ta (1 số thôi ha) mới hoang mang, lo sợ, quay qua tin tưởng vào những điều huyền hoặc, trở thành mê tín dị đoan. Tuy nhiên, cần phải rõ rằng, sự 'mờ mịt và quá vô vọng' của người Việt hải ngoại chỉ là nằm trong vấn đề sức khỏe, công ăn việc làm, là mong cầu gặp những sự lành, tránh điều dữ mà ông trời có thể đem đến cho họ....Nhưng người trong nước thì ngoài những vấn đề cơm áo gạo tiền ra, họ còn phải đối diện với không biết bao nhiêu nhiễu nhương mà cái 'thiên đường xhcn' đang đè lên đầu cổ họ, đang xiết chặt cái quyền làm người, làm chủ cuộc sống của họ. Sự lành hay dữ có thể chẳng do ông trời đem đến, mà là từ cái 'thiên đường' họ đang sống, bất cứ lúc nào cũng có thể phủ chụp xuống họ....vân vân và vân vân....

Obama có theo xhcn hay không thì không cần bàn tràn lan làm gì, vì cơ điều quan trọng cơ bản nhất, là ổng được tin tưởng bầu lên bằng chính lá phiếu của mỗi người dân của ổng. Nếu tương lai họ thấy ông ấy thiếu khả năng, hoặc ổng tiền hậu bất nhất thì cũng chính người dân của ổng sẽ đưa 1 người khác lên thay thế ổng. Dân chủ là vậy! Nó khác xa cái loại đóng cửa bỏ phiếu cho nhau của lũ độc tài man rợ, kiểu như 'thiên đường xhcn'!

Mới hú cái xuất hiện liền. Đúng là đề mục khoa học huyền bí mà. Nhanh thấy sợ luôn. hahahaha

Tỉ số hiện tại là 1:1

Vịnh Nghi
01-21-2012, 09:21 PM
Thôi tiêu tùng, ngồi tán dóc với ông gác miễu 5 Triển mà bỗng dưng Vịnh Nghi trở thành "vô số tội". Còn chưa chịu đi sám hối ? :) j/k

Hì, cũng may là Nghi vẫn còn....'vô số tội,' chớ nếu không, dám Nghi đã...vô chùa thành Phật rồi thì mất vui ah! :)

Triển
01-21-2012, 09:31 PM
Hì, cũng may là Nghi vẫn còn....'vô số tội,' chớ nếu không, dám Nghi đã...vô chùa thành Phật rồi thì mất vui ah! :)
Đúng là Vịnh Nghi phải vô chùa để sám hối đó, chứ thành Phật gì. Vịnh Nghi đã là Phật rồi chỉ cần mua một vé cầu sao giải hạn để vén màn u minh lên thôi. ;)

tranlan
01-21-2012, 09:32 PM
Hì, cũng may là Nghi vẫn còn....'vô số tội,' chớ nếu không, dám Nghi đã...vô chùa thành Phật rồi thì mất vui ah! :)

Mô Phật! Lộng ngôn! Lộng ngôn!

tranlan
01-21-2012, 09:46 PM
Thưa vâng! Dù là ở hải ngoại hay ở cái 'thiên đường xhcn' thì cũng chẳng ai có thể biết được tương lai sẽ ra sao cả. Cho nên người ta (1 số thôi ha) mới hoang mang, lo sợ, quay qua tin tưởng vào những điều huyền hoặc, trở thành mê tín dị đoan. Tuy nhiên, cần phải rõ rằng, sự 'mờ mịt và quá vô vọng' của người Việt hải ngoại chỉ là nằm trong vấn đề sức khỏe, công ăn việc làm, là mong cầu gặp những sự lành, tránh điều dữ mà ông trời có thể đem đến cho họ....Nhưng người trong nước thì ngoài những vấn đề cơm áo gạo tiền ra, họ còn phải đối diện với không biết bao nhiêu nhiễu nhương mà cái 'thiên đường xhcn' đang đè lên đầu cổ họ, đang xiết chặt cái quyền làm người, làm chủ cuộc sống của họ. Sự lành hay dữ có thể chẳng do ông trời đem đến, mà là từ cái 'thiên đường' họ đang sống, bất cứ lúc nào cũng có thể phủ chụp xuống họ....vân vân và vân vân....

Obama có theo xhcn hay không thì không cần bàn tràn lan làm gì, vì cơ điều quan trọng cơ bản nhất, là ổng được tin tưởng bầu lên bằng chính lá phiếu của mỗi người dân của ổng. Nếu tương lai họ thấy ông ấy thiếu khả năng, hoặc ổng tiền hậu bất nhất thì cũng chính người dân của ổng sẽ đưa 1 người khác lên thay thế ổng. Dân chủ là vậy! Nó khác xa cái loại đóng cửa bỏ phiếu cho nhau của lũ độc tài man rợ, kiểu như 'thiên đường xhcn'!

Em qua Mỹ lâu chưa mà khẩu khí chẳng thua gì bọn Mẽo thế em. Mấy thằng Mẽo thì luôn mồm xem nước Mẽo của chúng là nước Trời và bọn chúng là Thượng đế. Em thì chỉ cần vào chùa là leo lên thành Phật! Kinh!
Mà mấy cái khẩu hiệu em reo chứng tỏ em có một thời đeo khăn quàng đỏ, đúng không? Sao em không bỏ luôn mấy khẩu hiệu rẽ tiền đó đi em. Bỏ đi rồi vui sống. Chẳng cần phải đến chùa cũng thân tâm thường an lạc em ơi!

Vịnh Nghi
01-21-2012, 09:50 PM
Em qua Mỹ lâu chưa mà khẩu khí chẳng thua gì bọn Mẽo thế em. Mấy thằng Mẽo thì luôn mồm xem nước Mẽo của chúng là nước Trời và bọn chúng là Thượng đế. Em thì chỉ cần vào chùa là leo lên thành Phật! Kinh!
Mà mấy cái khẩu hiệu em reo chứng tỏ em có một thời đeo khăn quàng đỏ, đúng không? Sao em không bỏ luôn mấy khẩu hiệu rẽ tiền đó đi em. Bỏ đi rồi vui sống. Chẳng cần phải đến chùa cũng thân tâm thường an lạc em ơi!

Té ra dân cầu khỉ Bến Tre nói chuyện cũng khác...người. Kiếu!

tranlan
01-21-2012, 10:00 PM
Té ra dân cầu khỉ Bến Tre nói chuyện cũng khác...người. Kiếu!

Khẩu xà?

hoài vọng
01-22-2012, 12:59 AM
sửa lại bài

hoài vọng
01-22-2012, 01:02 AM
tranlan , chỗ này cũng có những người khác đọc , họ thấy lời mỉa mai của tranlan thì mất hay

con ong
01-22-2012, 09:48 AM
Cái vụ cúng sao có tại các chùa vùng quận Cam đã lâu (khoảng gần hai chục năm). Khoảng 40% có thể hơn những chùa lớn có vụ này. Anh biết chùa cũng như những cơ sở tôn giáo khác ngoài mục đích tôn giáo còn là chỗ hoạt động xã hội, cộng đồng. Khoảng năm 95, tôi vào một chùa để dạy học bọn nhỏ thế anh bạn có việc bân thì tôi thấy sân sau chùa có để mấy cái nến sắp theo đồ hình để cúng sao.Tôi hỏi anh bạn thì anh ta nói cúng sao phải tùy sao cúng đúng tháng và và đúng số nến. Nhiều người không biết cách cúng hoặc đến tháng thì quên nên nhờ những người trong này cúng hộ Tôi hỏi vậy có trả tiền không, dĩ nhiên là có . Đâu $20 cúng sao nào lấy tên người vào hạn đó cúng chung.. Tôi hỏi thế đâu phải đạo Phật? Bạn tôi nói : đâu cúng trong chùa, ngoài sân mà. Nhưng vậy là dị đoan. Bạn tôi nói :" dị đoan với tín ngưỡng đôi khi phải tự mình tách ra thôi, với mấy chùa, nhà thờ đôi khi nhập nhằng. Sau đó mấy năm tôi thấy tết là nhiều chùa có đặt bàn nhỏ thu tiền ghi tên cúng sao. Tôi có vài lần hỏi mấy sư trụ trì thì có ông nói tôi đâu cúng, mấy ông mấy bà đó làm lễ cúng. Có ông giải thích tôi ở đây chỉ lo phật sự, co`n việc tiền nong by law là do ban trị sự , coi như ông phủi tay. Sau này một bác trong chùa cũng nói với tôi là khó lắm, thứ nhất là kiếm tiền cho chùa, thứ nhì nhiều người sợ miệng thế gian,, nhất là quen biê't hoa.t động với chùa nhiều, không cúng ngộ nhỡ năm xung tháng hạn có người trong nhà lăn đùng ra họ lại bảo tiếc vài chục. Thôi coi như cúng chùa.

ốc
01-22-2012, 10:29 AM
Đạo công giáo thì có cái mửng "làm phép" mỗi khi mua nhà mới hay xe mới, người chết thì có làm phép mộ, vợ chồng mới cưới cũng mời cha về làm phép giường cưới cho nó "ấm cúng." Con cái mới thì "làm phép" là chuyện đương nhiên.

Triển
01-22-2012, 10:50 AM
Bên Việt Nam hay nói rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện. 40% chùa quận Cam không giải hạn được cho ai, 20 đô cũng không đủ đưa ông thầy trụ
trì trả tiền điện nước để cứu cánh. Cánh thì không cứu được nhưng phương tiện thì cứ tiếp tục bày ra cho đẹp mắt. Một năm cúng sao được mấy lần,
có được bao nhiêu tiền ? Biện minh cho phương tiện thì cứ đổ hết lỗi về truyền thống là xong. Hỏi thầy, thầy ấm ớ chỉ đệ tử, hỏi đệ tử thì đệ tử phang
ngược lại vì lẽ chăm sóc cho chùa.
Tôi là ban trị sự ấy, tôi lựa mấy chàng thanh niên tre trẻ bảo đi cướp nhà băng nhanh gọn mà tiền nhiều nữa, thùng phước sương nhanh chóng đầy.
Phương tiện không đẹp nhưng ít ra cũng đã cứu cánh. Nếu chưa là thầy, chỉ giữ năm giới, xòe tay đếm thì giữa trộm cướp và vọng ngữ có khác nhau
chỗ nào. Có phải không ?

con ong
01-22-2012, 11:18 AM
Chùa lớn ở đây cả ngàn người anh đó anh, gia đình hai ba người là bao nhiêu tiền?, $20 là khoảng năm 95, bây giờ có thể gấp đôi gấp ba. Đây là hình thức kiếm tiền hợp pháp, đi cướp nhà băng là chuyện khác và cúng sao có giải hạn được hay không là chuyện khác nữa, nhưng thực tế nó vậy. Một chùa Lào, ba ngày tết Lào họ thu 60 ngàn đô vào thập niên 1990, hai xe LAPD đậu gác cổng chùa.

Triển
01-22-2012, 11:37 AM
Nói tới nói lui thì tôi thấy cái câu của tác giả Vi Ngữ bài viết tôi mang về đúng: "vấn đề nằm ở chỗ mình có dám nhìn nhận hay không."

Nếu mình không dám nhìn nhận mình sai thì mình sẽ có cách bào chữa. Tôi thì thấy là vấn đề kinh tài không quan trọng hơn chuyện

đạo pháp. Thực tế không ai chối cãi anh à, bên VN cũng có vụ này, bên đây cũng thế. Nhưng cứ thế mà nhập nhằng mãi sao ? Làm

sao có thể trách người ngoài đạo thích xuyên tạc, họ mang gộp chung lại Phật giáo và mê tín dị đoạn rồi cố tình chà đạp hẳn hòi.

con ong
01-22-2012, 01:52 PM
Mình dám nhìn nhận? Mình là ai? Tín đồ, sư, cha? Nhìn nhận cái gì? Nhìn nhận mình mê tín? Dám nhìn nhận nhưng không dại gì nhìn nhận thì sao? Tiền bạc hơn đạo thì sao? Nhập nhằng mãi cho đến khi tín đồ một là hiểu được đạo hoặc mê tín không còn đất sống trong tín đồ nữa, bất cứ đạo nào, cái đó gọi là dân trí không liên quan đến đạo dạy gì. Còn nếu những nhà truyền giáo cứ phải hay muốn biện hộ điều mình làm cho dù ngụy biện và tín đồ vẫn cứ cắm đầu theo thì chính là tôn giáo thất bại trong việc cải thiện xã hội, con người, mà chính xã hội thay đổi tôn giáo, cho dù sư quốc doanh, cha quốc doanh hay ghpgvn doanh, Vatican doanh gì cũng thế nhiều khi tùy theo dân trí hay tín đồ trí mà họ giảng khác nhau. Lòng tham con người lúc nào cũng lớn, khi nào tôn giáo còn coi thành công hay thất bại bằng chùa to, số tín đồ đi lễ hơn là những người hiểu lẽ phải, công bằng và đạo đức thì ngày đó đạo vẫn còn thất bại trên khía cạnh nhân bản. Đạo nào cũng nói đến ngày phán xét hay thời mạt pháp phải chăng lòng tham hay ma lúc nào cũng cao hơn đạo, con người chỉ bỏ cái này khi thấy cái khác lợi hơn. Theo một tôn giáo đối với một số người như là bỏ tiền mua bảo hiểm, hãng nào tốt, bỏ nhiều tiền thì cover cao. Không dùng thì toi tiền nhưng yên tâm. Với những suy nghĩ đó những nhà truyền giáo đôi khi thành những người đi bán bảo hiểm hay bán vé vào niết bàn. Vừa đi chùa vừa cúng sao coi như mua double insurance.

ốc
01-22-2012, 04:00 PM
Đạo nào cũng nói đến ngày phán xét hay thời mạt pháp phải chăng lòng tham hay ma lúc nào cũng cao hơn đạo

Đúng quá. Ma cao hơn đạo tại vì ma đẻ ra đạo. Lòng tham cao hơn đạo vì lòng tham làm nảy sinh ra đạo.

6Quit
01-22-2012, 04:22 PM
Bên Việt Nam hay nói rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện. 40% chùa quận Cam không giải hạn được cho ai, 20 đô cũng không đủ đưa ông thầy trụ
trì trả tiền điện nước để cứu cánh. Cánh thì không cứu được nhưng phương tiện thì cứ tiếp tục bày ra cho đẹp mắt. Một năm cúng sao được mấy lần,
có được bao nhiêu tiền ? Biện minh cho phương tiện thì cứ đổ hết lỗi về truyền thống là xong. Hỏi thầy, thầy ấm ớ chỉ đệ tử, hỏi đệ tử thì đệ tử phang
ngược lại vì lẽ chăm sóc cho chùa.
Tôi là ban trị sự ấy, tôi lựa mấy chàng thanh niên tre trẻ bảo đi cướp nhà băng nhanh gọn mà tiền nhiều nữa, thùng phước sương nhanh chóng đầy.
Phương tiện không đẹp nhưng ít ra cũng đã cứu cánh. Nếu chưa là thầy, chỉ giữ năm giới, xòe tay đếm thì giữa trộm cướp và vọng ngữ có khác nhau
chỗ nào. Có phải không ?

Anh 5 Triểnd sounds like college kid, đầy lý tưởng và nhiệt huyết ....Yêu cầu anh đi "thực tế" để học hỏi thêm sự thật "ngoài luồng" ...:))=))

Triển
01-22-2012, 09:00 PM
Mình dám nhìn nhận? Mình là ai? Tín đồ, sư, cha? Nhìn nhận cái gì? Nhìn nhận mình mê tín? Dám nhìn nhận nhưng không dại gì nhìn nhận thì sao? Tiền bạc hơn đạo thì sao? Nhập nhằng mãi cho đến khi tín đồ một là hiểu được đạo hoặc mê tín không còn đất sống trong tín đồ nữa, bất cứ đạo nào, cái đó gọi là dân trí không liên quan đến đạo dạy gì. Còn nếu những nhà truyền giáo cứ phải hay muốn biện hộ điều mình làm cho dù ngụy biện và tín đồ vẫn cứ cắm đầu theo thì chính là tôn giáo thất bại trong việc cải thiện xã hội, con người, mà chính xã hội thay đổi tôn giáo, cho dù sư quốc doanh, cha quốc doanh hay ghpgvn doanh, Vatican doanh gì cũng thế nhiều khi tùy theo dân trí hay tín đồ trí mà họ giảng khác nhau. Lòng tham con người lúc nào cũng lớn, khi nào tôn giáo còn coi thành công hay thất bại bằng chùa to, số tín đồ đi lễ hơn là những người hiểu lẽ phải, công bằng và đạo đức thì ngày đó đạo vẫn còn thất bại trên khía cạnh nhân bản. Đạo nào cũng nói đến ngày phán xét hay thời mạt pháp phải chăng lòng tham hay ma lúc nào cũng cao hơn đạo, con người chỉ bỏ cái này khi thấy cái khác lợi hơn. Theo một tôn giáo đối với một số người như là bỏ tiền mua bảo hiểm, hãng nào tốt, bỏ nhiều tiền thì cover cao. Không dùng thì toi tiền nhưng yên tâm. Với những suy nghĩ đó những nhà truyền giáo đôi khi thành những người đi bán bảo hiểm hay bán vé vào niết bàn. Vừa đi chùa vừa cúng sao coi như mua double insurance.

Xem bài viết đi rồi biết dám nhìn nhận cái gì.

Triển
01-22-2012, 09:03 PM
Anh 5 Triểnd sounds like college kid, đầy lý tưởng và nhiệt huyết ....Yêu cầu anh đi "thực tế" để học hỏi thêm sự thật "ngoài luồng" ...:))=))

Anh 6 Quít có là Phật tử không ? Nếu không thì miễn bàn. ;)

Triển
01-22-2012, 09:09 PM
.
.
Tiếp tục gửi bài viết này vào diễn đàn để cúng sao giải hạn cho diễn đàn nhân dịp đầu năm.
May mắn là bài này miễn phí, không tốn tiền dâng đàn và ghi danh. hihihihi j/k ;)








Dâng sớ cầu an & Cúng sao giải hạn
tác giả: Thích Chân Tuệ

Trong Kinh Pháp Cú,
Đức Phật có dạy:
Dù cho lên non,
xuống biển vào hang,
nghiệp báo đã mang,
vẫn theo con người,
như hình với bóng,
không ai có thể,
tránh được thoát được.

Dâng sớ cầu an
Tiền mất tật mang
Cúng sao giải hạn
Tai nạn vẫn tới

Thiền môn chân chánh
Dạy người thực hành
Tu tâm dưỡng tánh
Theo bát chánh đạo

Việc ác không làm
Nên làm việc thiện
Giữ tâm thanh tịnh
Như chư Phật dạy

* * *

Trong đời sống này,
dù đông hay tây,
Việt Tàu Phi Ấn,
Anh Pháp Mỹ Nga,
hễ là người ta,
không hề phân biệt,
dù nam hay nữ,
biết chữ hoặc không,
tông môn giáo phái,
tín đồ tu sĩ,
bác sĩ luật sư,
xuất xứ ngành nghề,
trẻ già bé lớn,
thường dân quan chức,
học thức ít nhiều,
không điều riêng tư,
da trắng da đen,
da vàng da đỏ,
không bỏ một ai,
thảy đều thường gặp:
những chuyện may rũi,
chuyện được chuyện mất,
chuyện hên chuyện xui,
chuyện vui chuyện buồn,
luôn luôn thay đổi,
trong mỗi phút giây,
lúc được tán thán,
khi bị phỉ báng,
nhiều khi chán ngán,
cái cảnh tình đời,
lúc được lên voi,
khi bị xuống chó,
không ai thèm ngó,
vợ bỏ con chê,
lúc được lên hương,
khi bị lọt mương,
hết đường chạy chọt,
lúc được hiển vinh,
khi bị tủi nhục,
ở tù rục xương,
lúc được sung sướng,
khi bị khổ đau,
không sao kể xiết.


Những lúc vui sướng,
cuộc đời lên hương,
chỉ biết thụ hưởng,
phủ phê hỉ hả,
không nhớ gì cả.
Nhưng khi quá khổ,
chịu đựng không thấu,
tranh đấu đảo điên,
khổ nạn liên miên,
bấy giờ mới nhớ,
đến chuyện cầu nguyện,
khấn vái thần linh,
van xin bồ tát,
khẩn cầu thượng đế,
ban cho phép lành,
dành cho phép lạ,
hy vọng cầu may,
đổi thay vận mệnh.


Bởi vậy cho nên,
mỗi dịp đầu năm,
sau tết nguyên đán,
mùng tám tháng giêng,
người ta thường hay,
chạy ngay vào chùa,
nhân mùa thượng ngươn,
dâng sớ cầu an,
cúng sao giải hạn,
cầu cho nạn khỏi,
cầu cho tai qua,
cầu cho toàn gia,
bình an vô sự,
kể từ đầu năm,
chí những cuối năm.
Sẵn dịp trăng rằm,
cầu luôn đủ thứ:
nào được buôn may,
gặp hên bán đắt,
một vốn bốn lời,
nhất bổn vạn lợi,
không đợi kiếp sau,
kiếp này trúng số,
con cháu đỗ đạt,
tiền bạc như nước,
sắm xe tậu nhà,
tha hồ sung sướng.
Các chuyện cầu nguyện,
van xin cầu khẩn,
khấn vái như vậy,
có thực hay không,
có được gì không?


Người thì nói có,
hễ cầu thì được,
linh ứng vô cùng,
nên tin là có,
mất mát gì đâu.
Kẻ lại nói không,
trông chi chuyện đó,
nằm mơ thì có,
mở mắt tay không,
không vẫn hoàn không,
uổng công dâng sớ,
mất tiền cúng sao,
mau mau tỉnh thức!

Tại sao như vậy?
Bởi vì, thử hỏi:
Sớ kia ai đọc?
đọc cho ai nghe?
chấp nhận hay không?
thực không ai biết!
Sao nọ ở đâu?
ảnh hưởng thế nào?
thực không ai biết!
Hãy nhân dịp này,
chúng ta cùng nhau,
xét thử xem sao,
cái chuyện đầu năm,
dâng sớ cầu an,
cúng sao giải hạn,
có đúng chánh pháp,
có ích lợi gì,
thực tế hay không?


Thực ra nếu như,
người ta tu nhân,
tích phước nhiều đời,
từ trước đến nay,
thì được gặp may,
không cần cầu nguyện,
chẳng cần van vái,
dâng sớ cầu an,
cúng sao giải hạn.
Những người đạo khác,
đâu có bận tâm,
dâng sớ cầu an,
cúng sao giải hạn,
nhưng họ có phước,
họ vẫn gặp may,
tiêu tai khỏi nạn,
tam tai đại hạn,
chẳng nghĩa lý gì,
chẳng cần cúng sao,
Hãy thử suy nghĩ:
Tại sao như vậy?


Bởi theo thông lệ,
từ xưa tới nay,
nhiều người thường hay,
vào chùa đầu năm,
dâng sớ cầu an,
cúng sao giải hạn,
nhưng mà tai nạn,
vẫn tới ào ào,
làm sao giải thích?

Theo đúng chánh pháp,
chúng ta phát tâm,
giúp đời giúp người,
gặp chuyện khó khăn,
khốn khó khổ đau,
cùng nhau tu tập,
hạnh nguyện bố thí,
tài thí pháp thí,
cùng vô úy thí,
cứu nhân độ thế,
giúp đỡ tiền của,
giúp công giúp sức,
giúp lời chỉ dẫn,
khuyên lơn an ủi,
cho người bớt lo,
cho đời bớt khổ,
bớt cơn sợ hãi,
thấy đâu là phải,
việc đúng thì làm,
đúng với chánh đạo.
Làm được như vậy,
chúng ta được phước,
dù không mong cầu,
chắc chắn không nghi.
Khi tích được phước,
dù ít hay nhiều,
phước báo lai đáo,
nghiệp báo tiêu trừ,
chúng ta gặp may,
tai qua nạn khỏi,
gặp thầy gặp thuốc,
tưởng như phép lạ.


Thử xét thí dụ:
trên chuyến phi cơ,
xe hơi xe lửa,
xe đò tàu thủy,
chỉ khi gặp nạn,
mới biết người nào,
có phước bao nhiêu.
Người nào phước nhiều,
thoát nạn hiểm nguy,
đường tơ kẻ tóc,
một cách lạ lùng,
hoàn toàn an ổn,
người đời cho là:
phép lạ hiển linh,
thần linh cứu độ,
người đó số hên,
cho nên mạng lớn.
Người nào kém phước,
cũng được người cứu,
chậm hơn một chút,
xây xát ít nhiều,
người đời cho là:
người đó cũng hên,
nên còn cứu kịp.
Người nào vô phước,
rước họa vào thân,
các kẻ ác nhân,
làm việc thất đức,
không chịu tích phước,
chẳng chịu tu nhân,
thân không giữ được,
người đời cho là:
tới số mạng vong,
không ai cứu nổi!

Lúc gặp hiểm nguy,
người cầu Đức Mẹ,
kẻ khấn Quán Âm,
lâm râm cầu nguyện.
Nếu như cả hai,
cùng được thoát hiểm,
vị nào cứu họ?
Còn nếu cả hai,
đều bị thảm tai,
chúng ta thử hỏi:
Hai ngài ở đâu,
chẳng nghe kêu cứu?
Bác ái từ bi,
sao nghe chẳng cứu?
Thực ra đó là:
chẳng có vị nào,
cứu hay không cứu,
các người gặp nạn.
Chúng ta nên biết,
sự thực chính là:
chỉ có phước báu,
do ở thiện tâm,
cứu giúp con người,
khi gặp tai biến,
dù ở nơi đâu,
trên đất trên không,
trên sông trên biển.
Còn phước thì sống,
hết phước mạng vong,
đừng mong cầu khẩn,
hãy mau giác ngộ.

Trong Kinh A Hàm,
Đức Phật có dạy:
Chỉ có phước báo,
mới có thể làm,
giảm thiểu nghiệp báo.
Phước báo là do,
việc làm phước thiện,
chính mình tạo ra,
chứ không phải do,
thượng đế ban cho,
hay do cầu nguyện.
Nếu cầu nguyện được,
tại sao nhiều người,
cùng cầu cùng nguyện,
kẻ chết người sống?
kẻ qua người vướng?

Chúng ta nên biết,
sự thực chính là:
người nào tích phước,
từ trước đến nay,
không cần cầu nguyện,
cuộc đời cũng an,
ít gặp nguy nan,
ít có sóng gió,
ít có trắc trở,
đở bớt phiền muộn,
tai qua nạn khỏi,
chuyện lớn hóa nhỏ,
chuyện nhỏ hóa không,
chuyện khó hoá dễ.
Khi tích phước đức,
dù ít hay nhiều,
đều được hưởng phước,
rước được điều may,
không hay thất bại,
tại thế an vui,
tai qua nạn khỏi,
gặp thầy gặp thuốc,
không chuốc ưu phiền,
người hiền thường gặp,
bệnh tật tiêu trừ,
tưởng như phép lạ.
Còn như cầu nguyện,
mà không tích phước,
thì cũng như không,
chẳng nên trông mong,
phép lạ xảy đến!
Nghiệp báo cũng do,
chính mình tạo ra,
chứ không phải do,
thượng đế thần linh,
hay bất cứ ai,
xúi bảo mình làm.

Chính do tâm tham,
xui khiến người ta,
nổi lên tâm ma,
cầu xin tiền tài,
giàu sang sung sướng,
một chút phẩm vật,
nhỏ nhoi chút xíu,
dâng cúng cho chùa,
nhà thờ đền miếu,
cầu xin bạc triệu,
liệu còn chưa đủ,
ngủ nghỉ ăn uống,
muốn danh muốn lợi,
tài sắc phù du,
muốn tu nên bỏ.
Chính do tâm sân,
xui khiến người ta,
nổi lên tâm ma,
cầu xin thắng kiện,
tàn hại kẻ thù,
triệt hạ đối thủ,
người họ không ưa,
vui mừng khi thấy,
kẻ thù thê thảm,
sống trong khổ nhục,
chết cũng không xong,
họ mới hài lòng.
Chính do tâm si,
xui khiến người ta,
nổi lên tâm ma,
cầu nguyện vãng sanh,
tây phương cực lạc,
mà không cần tu,
không gìn giữ giới,
ngay trong hiện đời,
đợi lúc hấp hối,
nói với người nhà,
rước nhiều ông bà,
đến nhà hộ niệm,
chỉ niệm mười tiếng,
liền khiến được lên,
cảnh giới Di Đà:
thiệt là vô minh!

Trong Kinh A Hàm,
Đức Phật có dạy,
thí dụ như sau:
Nếu một người nào,
phải bị trừng phạt,
nuốt một nắm muối,
thì sẽ đau khổ,
biết là dường nào.
Nếu bỏ nắm muối,
vào một tô nước,
rồi mới phải uống,
thì sẽ dễ chịu,
hơn một chút xíu.
Nếu bỏ nắm muối,
vào một lu nước,
rồi mới phải uống,
thì sẽ dễ chịu,
nhiều hơn chút nữa.
Nếu bỏ nắm muối,
vào một hồ nước,
rồi mới uống vào,
thì dễ như không,
không còn lớn chuyện.

Nắm muối tượng trưng,
cho các nghiệp nhân,
bất thiện chẳng lành,
con người đã tạo,
từ trước đến nay,
bây giờ phải lãnh,
nghiệp quả nghiệp báo,
nói chung đó là:
quả báo khổ đau,
không sao tránh khỏi.

Chỉ có phước báo,
ít hay là nhiều,
tượng trưng tô nước,
lu nước hồ nước,
mới có thể giúp,
con người vượt qua,
sóng gió ba đào,
nạn tai đau khổ,
như vậy mà thôi.
Đó mới thực là:
chí công vô tư.
Mình làm mình hưởng.
Mình làm mình chịu.

Con người nên lo,
dừng nghiệp chuyển nghiệp,
tự mình suy xét,
chính bản thân mình,
đừng nhìn người khác,
tu sửa ba nghiệp:
thân khẩu và ý,
đừng làm bậy bạ,
đừng nói tốt xấu,
đừng nghĩ vẫn vơ,
ngay từ bây giờ,
đừng đợi đến khi,
nghiệp báo xảy ra,
dù có rên la,
không còn kịp nữa,
nghiệp báo vay trả,
chẳng ai thoát cả,
van xin cầu khẩn,
thì cũng muộn màng!
Cầu nguyện van xin,
dù tin hay không,
thực sự chẳng giúp,
chẳng ích gì đâu.
Hãy thử suy nghĩ:
Tại sao như vậy?

Bởi vì các vị,
giáo chủ giáo phẩm,
giáo quyền cao cấp,
giáo hội trung ương,
giáo sĩ địa phương,
một khi tai ương,
đến lúc xảy ra,
là ai cũng vậy,
cũng phải trả nghiệp,
đã tạo trước kia,
nhiều đời nhiều kiếp,
hoặc trong kiếp này,
cũng bị nguyền rủa,
vu khống cáo gian,
xử án khổ nạn,
bắt bớ giam cầm,
ám sát giết hại,
dù là người thân,
cũng không thay được.

Trong Kinh Pháp Cú,
Đức Phật có dạy:
Dù cho lên non,
xuống biển vào hang,
nghiệp báo đã mang,
vẫn theo con người,
như hình với bóng,
không ai có thể,
tránh được thoát được.

Tóm lại xưa nay,
cuộc đời đổi thay,
vui buồn sướng khổ,
cũng tại con người,
tạo phước cũng có,
tạo nghiệp cũng có,
tạo phước hưởng phước,
hưởng phước báo lành,
tạo nhân lãnh quả,
nhân thiện quả hiền,
nghiệp ác quả dữ.
Đúng luật nhân quả,
áp dụng ba đời:
quá khứ hiện tại,
và cả vị lai,
chẳng hề sai chạy,
chẳng vị nể ai,
bất cứ người nào,
dù tin hay không,
nếu đã gieo nhân,
cũng đều gặt quả.
Trong sách có câu,
cổ nhân thường dạy:
Lưới trời tuy thưa,
mà chưa ai thoát.
Chữ "trời" có nghĩa:
nghiệp báo đã mang,
đến giờ phải trả,
chưa ai thoát được.

Thượng đế thần linh,
ơn trên thiêng liêng,
chí công vô tư,
không bao giờ làm,
theo lời cầu nguyện,
van xin khấn vái,
của những con người,
chẳng tích phước đức,
lại gây ác nhân,
thất đức vô cùng.
Chẳng hạn như là:
nay đâm bị thóc,
mai thọc bị gạo,
vu khống cáo gian,
khai man lý lịch,
lợi dụng pháp luật,
xúi người kiện tụng,
lợi dụng thần thánh,
kiếm tiền bất chánh,
giựt hụi quịt nợ,
sang đoạt tài sản,
chiếm hữu tác quyền,
làm tiền trắng trợn,
hung tợn hiếp người,
bần cùng cô thế,
bất kể khổ đau,
của bao người khác.

Ngày xưa chư Tổ,
có lòng dạy dỗ,
con người phát tâm,
làm lành lánh dữ,
tạo nên phương tiện,
dâng sớ cầu an,
cúng sao giải hạn.
Mục đích khuyến dụ,
mọi người về chùa,
cúng kiến lễ lạy,
mong cầu an tâm,
gia đạo hòa bình,
tánh tình hướng thiện,
rồi nhân dịp đó,
truyền bá chánh pháp,
thuyết giảng giáo lý,
chỉ bát chánh đạo,
đó là:chánh kiến,
và chánh tư duy,
chánh ngữ chánh nghiệp,
cùng là chánh mạng,
và chánh tinh tấn,
chánh niệm chánh định,
giảng luật nhân quả,
giải lý vô thường,
phước đức công đức,
phước báo quả báo,
đọc tụng kinh điển,
chí tâm tu tập,
dạy các pháp môn,
niệm Phật ngồi thiền,
hiền lành tạo phước,
việc thiện làm trước,
từ khước ác nhân,
tu tâm dưỡng tánh,
giúp đỡ con người,
giác ngộ chân lý,
thấy được sự thực,
giải thoát khổ đau,
xây dựng cuộc sống,
an lạc hạnh phúc.

Ngày nay chúng ta,
tâm Phật tâm ma,
lẫn lộn khó phân,
cho nên tạm dùng,
phương tiện thiện xảo,
cúng sao giải hạn,
dâng sớ cầu an,
khi còn hoang mang,
tâm thường bất an,
gian nan khốn khổ,
không chỗ nương tựa,
vì chưa hiểu đạo,
chẳng biết làm sao,
thực hành thế nào,
cho đúng chánh pháp.

Giờ đây thấu hiểu,
rõ ràng không nghi,
đâu là chánh pháp,
chúng ta phát nguyện:
dừng nghiệp chuyển nghiệp,
quày đầu hướng thiện,
quyết tâm trì chí,
ý hướng tu hành,
tu tâm dưỡng tánh,
tránh làm điều ác,
chỉ làm điều thiện,
giữ tâm thanh tịnh,
tích cực chuyển hóa,
cuộc sống tâm linh,
của bản thân mình,
ngày được tốt hơn,
tâm được an hơn,
cuộc sống tốt hơn,
an lạc hạnh phúc.
Như vậy thực tế,
những người xung quanh,
cùng chung phúc lạc,
cho đến một ngày,
ngộ được chánh đạo,
đạt được đỉnh cao:
niết bàn giải thoát.

Vịnh Nghi
01-22-2012, 09:13 PM
Anh 6 Quít có là Phật tử không ? Nếu không thì miễn bàn. ;)

Chời! Dzị là hong 'phe.' Tại sao (không Phật tử) Nghi thì bị mắng, bị gài tội xối xả, còn (không Phật tử) 6Quit thì được miễn bàn??? :((

Triển
01-22-2012, 09:21 PM
.
.

Sau khi nghe tư tưởng "ngoài luồng" anh 6 Quít đi "thực tế" trên mạng ;) thì thấy có "tổ tư vấn" chùa Phúc Lâm ở Biên Hòa người ta trả lời thế này ....
Lại nữa, bài báo này cũng miễn phí nốt. Quí vị đọc chỉ cần phát tâm học đạo tự tìm đường đi cho mình xem năm nay có nên đến chùa cúng sao hay không ?




Chùa chiền không nên tổ chức cúng sao giải hạn (!?)

Năm nay người đi chùa lễ Phật trong dịp Tết, nhất là rằm tháng Giêng tăng đột biến, một số nơi đã gây tắc đường. Có ý kiến cho rằng, suy thoái kinh tế khu vực và toàn cầu là nguyên nhân tác động đến hiện tượng trên. Quan điểm của quý Báo đối với nhận định này thế nào? Dịp này, một số chùa có tổ chức dâng sao giải hạn, theo chúng tôi được biết, dâng sao giải hạn không có trong giáo lý nhà Phật. Vậy tại sao tục này nghiễm nhiên tồn tại trong cửa Phật? Mặt khác, nếu cúng sao giải hạn mà thoát được các tai nạn và bệnh khổ thì điều này sẽ trái với nhân quả của nhà Phật. Có người giải thích rằng cúng sao giải hạn đó là "phương tiện”.

Xin quý Báo nói rõ hơn về tinh thần phương tiện này. (LÂM THÀNH NHÂN, phố Hòe Nhai, Ba Đình, Hà Nội; DIỆU HỶ)



Bạn Lâm Thành Nhân và Diệu Hỷ thân mến!

Rằm tháng Giêng tuy không phải là lễ quan trọng của Phật giáo so với rằm tháng Tư (Phật đản) và rằm tháng Bảy (Vu lan) nhưng trùng hợp với lễ Thượng nguyên và Tết Nguyên tiêu trong dân gian, đồng thời ngày này là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng. Thành ngữ “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của hội rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt và những dân tộc Á Đông nói chung.

Đối với hầu hết các chùa Việt, trọng tâm của hội rằm tháng Giêng là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho bá tánh và đất nước. Vì thế, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện trong hội rằm tháng Giêng là một tín hiệu tốt, thể hiện rõ nét tinh thần “Đạo pháp và Dân tộc”. Khi chùa chiền được tự do sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, được sửa chữa trùng tu to đẹp khang trang cùng với sự quan tâm khôi phục các lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc của các cấp chính quyền và nhất là ý thức tìm về những giá trị sống của tổ tiên thông qua các lễ hội văn hóa của nhân dân được đánh thức, thì việc tham dự đông đảo các lễ hội như hội rằm tháng Giêng là điều bình thường. Vấn đề suy thoái kinh tế tác động lên tâm lý của người dân kiến họ quan tâm đến cầu nguyện chỉ là một trong những nguyên nhân thứ yếu. Nguyên nhân chính yếu vẫn là xuất phát từ nhu cầu tìm về những giá trị tâm linh đạo đức truyền thống và mong cầu sự phát triển bền vững trên nền tảng đạo đức và tuệ giác Phật giáo của người dân.

Từ đây đặt ra một thách thức lớn cho chùa chiền và Phật giáo nói chung là trước sự quy hướng ngày càng đông của Phật tử cùng nhân dân thì nhà chùa và Phật giáo sẽ làm gì để hướng dẫn họ một cách thiết thực, minh triết nhất làm hành trang xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn lên. Phật giáo có cả một kho tàng tuệ giác soi sáng cho mọi người đi đến thành công, sống hạnh phúc và an vui chứ không chỉ đơn thuần là cầu nguyện và nhất là khuynh hướng cầu cúng theo kiểu cúng sao giải hạn đang ngày càng gia tăng phổ biến hiện nay.

Đúng như các bạn nhận thức, trong giáo lý của đạo Phật không hề có chủ trương cúng sao giải hạn. Đức Phật đã khẳng định việc cầu cúng thần linh để mong ban phúc, giải hạn là không phù hợp với tinh thần nhân quả, là những việc không đáng và không nên làm. Kinh Trường Bộ I (kinh Sa môn quả, số 2), Đức Phật đã khuyên dạy các thầy Tỷ kheo, những người đã thọ dụng sự cúng dường của tín thí Phật tử, không nên thực hành những tà hạnh như: “chiêm tinh, xem tướng, đoán số mạng, xem địa lý, xem mặt trăng, mặt trời, các sao mọc lặn, sắp đặt ngày lành để đưa (rước) dâu hay rể về nhà, lựa ngày giờ tốt để hòa giải, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để cho mượn hay tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp người được may mắn, dùng bùa chú để khiến người bị rủi ro, hỏi thiên thần để biết họa phước, thờ mặt trời, thờ đại địa, cầu thần tài…”.

Việc cúng sao giải hạn, theo sách Đường thư lịch chí, quyển 18 thì có chín ngôi sao trên trời. Mỗi sao phối trí theo các phương và hàng năm mỗi tuổi chịu ảnh hưởng của một vì sao gọi nôm na là sao chiếu mạng. Do đó mỗi người có năm gặp sao tốt, có năm gặp sao xấu, khi gặp sao xấu phải sắm lễ vật cúng sao, cầu các vị thần linh như Kế Đô tinh quân, La Hầu tinh quân… gia hộ. Trước đây, việc cúng sao giải hạn diễn ra trong các đạo quán của Lão giáo và trong dân gian. Về sau tục này được “phương tiện” đưa vào một số chùa, thường diễn ra từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng.

Rõ ràng, tục cúng sao giải hạn ở một số chùa chỉ là phương tiện. Phương tiện nào cũng có hai mặt. Nếu khéo vận dụng, thì nhờ đi cúng sao mà những người ít đi chùa có cơ hội lễ Phật, nghe pháp, cúng dường và nhân đó mà kết duyên với Tam bảo. Ngược lại, nếu chỉ dừng ở cúng sao giải hạn, cầu cúng các tinh quân mong ban phúc thì rơi vào tà kiến, tà mạng và không phù hợp với tinh thần phương tiện của Chánh pháp.

Khá nhiều chùa không cúng sao giải hạn mà chủ trương tụng kinh Dược Sư trong suốt tháng Giêng (hoặc từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng), khuyến khích Phật tử tham gia tụng niệm rồi phục nguyện hồi hướng công đức an lành cho Phật tử. Thiết nghĩ, đây cũng là một cách tu tập, cầu nguyện có hiệu quả nhất để đem lại phước báo an lành như mong cầu của mọi người trước thềm năm mới.

Chúc các bạn an lành và tinh tấn!




(*) nguồn: http://chuaphuclam.com/index.php?/phat-hoc/chua-chin-khong-nen-t-chc-cung-sao-gii-hn.html

Triển
01-22-2012, 09:25 PM
Chời! Dzị là hong 'phe.' Tại sao (không Phật tử) Nghi thì bị mắng, bị gài tội xối xả, còn (không Phật tử) 6Quit thì được miễn bàn??? :((
Không Phật tử mà tụng kinh làm gì, tu ở tâm chứ đâu là hình thức. Tội nghiệp sâu nặng quá còn chưa chịu vào chùa sám hối còn đứng đây so đo. :))

Triển
01-22-2012, 09:26 PM
.
.
.
.


Vâng, bài báo này cũng miễn phí nốt. ;)
Những người không phải Phật tử như cô Vịnh Nghi vẫn có thể tham khảo để đỡ phải nói là hoằng dương đạo pháp chỉ là "mơ hồ".
("Phe" rồi nhá, cho đọc miễn phí mà không có tội nữa ;) , mai mốt đừng bảo là chưa từng đọc một chữ giáo lý nào hihihihi)






PHỤ BẢN
NHỮNG ĐIỀU PHẬT TỬ CẦN TRÁNH

(*) nguồn: http://www.tangthuphathoc.net/kinhtang/chanhkien-thienacnhanqua4.htm

Đọc xong kinh Nhân Quả Thiện Ác, chúng ta đã nhận ra rằng, mọi sự may hay rủi, hạnh phúc hay khổ đau xảy đến cho con người là kết quả của hành động thiện hay ác mà con người đã làm trong quá khứ hoặc gần hoặc xa; chứ không do bất cứ một vị thần linh nào ban phước giáng họa. Hiểu như vậy là chánh kiến, tin như vậy là chánh tín; ngược lại là tà kiến, tà tín.

Dù đức Phật chỉ dạy nhân quả rõ ràng như thế, nhưng trong sinh hoạt của các giới Phật tử hiện nay vẫn còn tồn đọng những tín ngưỡng phi Phật giáo, như: cúng Sao giải Hạn, thờ Thần Tài, Thổ Địa, thờ Trang Ông, Trang Bà, trị Điên trừ Tà; cúng Quan Sát, Thành thai; sai Đồng, sai Vía, sai Phan, xin Xăm, bói Quẻ; xem tử vi, chỉ Tay; đốt Vàng Mã cho người Âm; dùng Nộm, Ảnh thế cho sinh mạng, tin đau ốm là do người Âm bắt v.v. Đây là nhừng niềm tin, những hành động hoàn toàn không phải của đạo Phật.

Dưới đây, cúng tôi xin phân tích và giải thích một số niềm tin nêu trên để làm tiêu biểu:

I-Tin đau ốm là do người âm bắt:

Thông thường, khi một người bị bệnh có những hiện tượng bất thường, như: khi mệt, khi khỏe, khi nóng, khi lạnh; khi mê khi tỉnh; khi ăn uống được, khi không ăn uống được, hoặc bệnh dằng dai nhiều ngày hay sáng bệnh chiều lành, đêm đau ngày khỏe v.v. đã dùng nhiều loại thuốc mà không thấy giảm bệnh. Trong trường hợp này, những thân nhân và chính người bệnh thường nghĩ rằng, bệnh này là do người âm bắt bớ; như Tần cây, Thần am, hay do Tổ tiên, Ông bà v.v.

Do nghi như vậy, tin như vậy nên gia đình người bệnh đã xin Xăm, bói Quẻ ở Đền này, hầu bóng ở Am kia, mỗi nơi một cách, hoặc do những vị Ngoại càng Ngoại cảnh quở phạt, hoặc do Ông bà nội thân trách giận. Mỗi lần xem bói là một lần khấn đảo, một lần trả lễ, và bệnh nhân được ban đeo bùa này, uống nước phép nọ … nhưng kết quả thông thường là “ Tiền mất tật lưa” ( mang)

Nơi đây, chúng tôi không bàn đến việc tốn kém tiền bạc và bệnh lành hay không lành, mà xác định rằng: Một phật tử chân chánh, có chánh tín, chánh kiến thì không bao giờ hành động như vậy. Bởi lẽ, người Phật tử chân chánh là người sống trung thực với lời đức Phật dạy. Sự trung thực đầu tiên và tối thiểu nhất là sống đúng với lời thề nguyện khi phát tâm quy y Tam bảo. Ba câu thề nguyện ấy là:

- Đệ tử quy y Phật rồi, không còn quy y Trời, Thần, Quỷ, Vật.
- Đệ tử quy y Pháp rồi, không còn quy y tà giáo của các ngoại đạo.
- Đệ tử quy y Tăng rồi, không còn quy y tà Sư, ác đảng.

Đây là những lời thề nguyện làm khởi điểm cho tiến trình tu tập, và cũng là lý tưởng sống, lập trường sống của một người Phật tử. Nếu Phật tử nào giữ được sự thệ nguyện tối thiểu ấy, thì tương lai chắc chắn sẽ hưởng được phước báo, là không bị đọa vào tam đồ ác đạo. Phước báo ấy cụ thể như sau:

- Đã quy y Phật thì không bị đọa địa ngục.
- Đã quy y Pháp thì không bị đọa ngạ quỷ.
- Đã quy y Tăng thì không bị đọa súc sanh.

Một người phật tử chỉ cần giữ được chữ tín về sự thề nguyện này đã được phước báo lớn lao như thế, huống gì tu tập thêm các pháp khác, như Bố thí, Trì giới, Thiền định v.v. Trái lại, một phật tử không tuân thủ lời thề nguyện ấy mà tin tưởng, nương tựa vào Trời, Thần, Quỷ, Vật … là tự đánh mất phước báo của mình trở thành người bội tín, người vọng ngôn với Tam bảo, và cuối cùng không tránh khỏi đọa lạc vào ba đường ác.

Vậy thì, một phật tử chánh tín khi chính mình hoặc người thân bị bệnh cần giải quyết như thế nào?

Đã là người chánh tín hẳn nhiên là người có chánh kiến. Nên hiểu rằng, con người là một trong sáu loài chúng sanh ( Trời, A tu la, Người, Súc sanh, Ngạ quỷ và Địa ngục) đang bị sanh tử luân hồi, đang bị sanh, lão, bệnh, tử chi phối, thì bị quả báo ốm đau là việc tất nhiên, không thể không có. Nói khác hơn, do hiểu rằng, con người đã và đang tạo ra các nhân; cho nên con người đã và đang thọ nhận kết quả của các nhân ấy. Đau ốm là kết quả do nhân sát sanh hại mạng gây nên, đó là sự thật.

Nhờ hiểu rõ nhân quả như vậy, nên người phật tử chánh tín cũng dựa vào nhân quả để giải quyết sự ốm đau đó. Tức là, thực hiện nhân quả hiền thiện để hóa giải những nhân quả xấu ác.

Cách giải quyết ấy, nói đơn giản có hai hướng:

1/ Hướng cụ thể: Trong đạo Phật, muốn giải quyết việc gì thì cần phải nắm rõ nguyên nhân của nó, khi ấy mới chọn được phương pháp giải quyết thích ứng. Cho nên, việc tổng và trước tiên là tìm hiểu để xác định, người đang ốm là thân bịnh hay tâm bịnh.

- Nếu là thân bịnh: Thân bịnh là do tứ đại hay sinh lý không điều hòa, muốn chữa trị có thể theo Tây y hoặc Đông y. Bệnh nhân đau ở bộ nào thì nên tìm đến những thầy thuốc chuyên trị về bộ phận ấy. Thầy thuốc với sở trường của mình sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và sẽ cho thuốc triệt tiêu nguyên nhân gây bệnh ấy, khi nguyên nhân gây bệnh bị triệt tiêu thì bệnh lành.

- Nếu tâm bệnh: Tâm bệnh là do sự xáo trộn hay bị sốc về tình cảm hoặc tư tưởng. Muốn chữa trị cần đưa người bệnh đến các nhà tâm lý học hay những người có kinh nghiệm về tâm lý. Những người này sẽ có cách tìm ra nguyên nhân gây bệnh, đồng thời sẽ có phương án giúp bệnh nhân chế ngự và hàng phục nguyên nhân ấy, giúp bệnh nhân trở lại bình thường.

Cần nói thêm rằng, thân và tâm luôn tương quan mật thích với nhau; cho nên khi tâm bệnh thì sẽ làm cho thân bệnh và ngược lại. Do vậy, như đã nói ở trên, khi chữa bệnh cần nắm rõ gốc của bệnh là thân hay tâm để điều trị cho chính xác.

2/ Hướng siêu hình: Theo đức Phật dạy, mỗi người đã từng trôi lăn trong tam giới, hết sanh rồi tử, tử rồi sanh, trải qua vô số kiếp từ quá khứ lâu xa đến hiện tại. Với chuổi thời gian dài vô số ấy, xét về tội ác mà con người đã làm thì không thể kể xiết; nghĩa là con người đã tự dựng lên vô lượng nhân ác độc, đẻ rồi tự mình đã và đang thọ nhận những quả báo xấu xa, đau khổ. Đơn giản để nói, quả báo ấy có hai mặt:

- Mặt nội tại: Đại khái đã nói, tất cả những nhân ác độc đã làm trong quá khứ sẽ dẫn đến hai quả báo xấu ác cho người ấy trong hiện tại.

Thứ nhất là chánh báo xấu ác, tức thân thể và tâm lý gặp nhiều trở ngại, gian nan; như hay bị đau ốm, buồn rầu, sân hận, sự nghiệp lận đận v.v. Thứ hai là y báo xấu ác, tức môi trường sinh sống thiếu thốn, bức bách đủ điều; như thời tiết khắc nghiệt, thực phẩm tệ hại, mọi người xung quanh điều ác dữ v.v.

- Mặt ngoại tại: trong vô lượng nhân ác độc đã làm trong quá khứ, có rất nhiều tội ác về sát sanh hại mạng. Những kẻ bị giết luôn mang oán hận và tìm mọi cách để báo thù người đã giết mình. Những kẻ rình rập để báo thù ấy gọi là “oan gia trái chủ”. Và, nếu có cơ hội họ sẽ báo thù để trả hận bằng nhiều cách; như gây bệnh tật, gây chết oan, chết yểu hay gây thân bại danh liệt, tán gia bại sản v.v.

Vậy, phương pháp giải quyết hai quả báo xấu ác nội tại và ngoại tại này như thế nào?

- Nếu là một Phật tử chánh tín, chánh kiến thì hiểu rất rõ phương pháp giải quyết này. Đó là, bệnh nhân cần thành khẩn phát tâm bái sám, sám hối những tội lỗi đã làm trong quá khứ, nguyện không dám tái phạm nữa, nhất là tội sát sinh hại mạng. Sự bái sám này không phải chỉ một lần, hai lần mà phải nhều lần, nhiều bao nhiêu thì kết quả càng lớn bấy nhiêu. Song song với sự bái sám, bệnh nhân còn phải thành tâm tu tập các phước đức khác, như phóng sanh, bố thí, ấn tống Kinh điển, giữ gìn giới luật đã thọ v.v. Bên cạnh, người thân bệnh nhân cũng phải chân thành trợ duyên những việc làm ấy cho bệnh nhân để sớm có kết quả. Cần chú ý rằng, trọng tâm của những việc làm trên là sự chí thành, và tất cả việc làm ấy cần được Tam bảo chứng minh; sau dó hồi hướng cho hết thảy chúng sanh, nguyện cầu tất cả mọi oán kết đều được giải tỏa và mọi báo chướng, nghiệp chướng, sở tri chướng đều được tiêu trừ.

Tóm lại, cách giải quyết mọi bệnh tật của một Phật tử là áp dụng giáo lý Nhân quả vào cuộc sống. Tức là luôn luôn thực hiện mọi điều lành để hóa giải, trừ diệt các điều ác đã làm trong quá khứ. Thực hành hai hướng: cụ thể và siêu hình nói trên để trị bịnh, chính là áp dụng giáo lý Nhân quả, chính là vâng lời đức Phật dạy. Một Phật tử có hướng sống như thế, là người chánh tín, sẽ đón nhận được phước báo tốt đẹp trong hiện tại và mai sau.

II. Tin Xăm, Quẻ:

Đây là niềm tin rất phổ biến ở nhân gian, trong đó không ít người là những Phật tử.

Xăm thì có xăm Quan âm, xăm Thánh Mẫu, xăm Quan Thánh (Quan Công)… Quẻ thì có quẻ Khổng Minh, quẻ Bát Quái, quẻ Âm Dương (hai đồng tiền một đen một trắng)… Xăm quẻ là do con người tự đặt chứ không phải tác phẩm của một vị Thánh, vị Thần nào cả.

Xin xăm, bói quẻ được sử dụng trong phạm vi khá rộng rãi và được những người tin tưởng thực hành nhiều nhất vào tháng giêng mỗi năm. Người xin xăm quẻ, trong trường hợp gia đạo bình an, thân tâm khỏe mạnh là để cầu biết sự thịnh suy, tốt xấu của dòng họ, gia đình và bản thân…trong năm ấy như thế nào; trong trường hợp gia đạo bất an, thân tâm bệnh tật là để biết đang bị vương vấn ở chỗ nào hay bị người Âm quở trách để khấn vái, trả lễ v.v.

Với niềm tin này, nhất là đối với người Phật tử thì rất sai lầm, sai với lời dạy của đức Phật, sai với sự thật nhân quả và làm trái ngược lại với lời thệ nguyện khi quy y Tam bảo (đã nói ở điểm I); đông thời, chẳng giải quyết được điều gì mà còn bị rơi vào tà tín, tà đạo.

Khách quan để nói, những người xem xăm, đoán quẻ thỉnh thoảng họ cũng đoán đúng những sự kiện đã và sẽ xảy ra của gia chủ. Tuy nhiên sự đoán đúng đó cũng chẳng đem lại lợi ích thật sự nào cho gia chủ cả, huống gì phần nhiều là đoán sai. Kết quả của sự đoán đúng hay sai này chỉ dẫn đến những nỗi buồn lo, vui mừng cho những ai thiếu chánh kiến mà thôi.

Với người có chánh kiến, chánh tín thì sẽ thấy rõ rằng, cuộc đời của mỗi người là sự biểu hiện sự vận hành nhân quả của chính họ. Mọi hiện tượng xảy ra trong đời sống dù đau khổ hay vui sướng, dù may mắn hay rủi ro; chính là quả báo mà họ đã tạo ra trong quá khứ hoặc gần hoặc xa (tự tác tự thọ). Do vậy, sự đoán đúng hay sai ấy chẳng thay đổi được gì sự thật của nhân quả; ngược lại, cả người đoán xăm quẻ lẫn gia chủ cùng dẫn nhau vào con đường sai lầm, tà đạo.

Nơi đây cũng cần nhấn mạnh rằng, những người xem Xăm, đoán Quẻ ấy là ai? Phải chăng họ là Phật, Bồ-tát? Và, sách Xăm, Quẻ có phải do đức Phật dạy không? Có phải là kinh điển của đạo Phật không? Cho nên, đã là phật tử thì phải nghe lời đức Phật dạy và sống đúng với lời dạy ấy, mới chuyển bệnh tật, khổ đau…thành mạnh khỏe, an lạc v. v. Nội dung chuyển xấu thành tốt này đức Phật đã dạy trong kinh Nhân Quả Thiện Ác. Tức là, hãy gieo nhân tốt trong hiện tại nhằm hóa giải nhân xấu đã làm trong quá khứ để được thọ hưởng quả báo tốt lành trong hiện tại và tương lai.

III. Tin Sao, Hạn:

Niềm tin sao hạn này vốn không nằm trong giáo lý đạo Phật, nhưng từ lâu đã có mặt trong sinh hoạt của hai giới Phật tử tại gia và xuất gia. Vậy, nguyên nhân của vấn đề này là như thế nào?

Đại khái, nguyên nhân niềm tin sao hạn xâm nhập vào đạo Phật như sau:

-Theo các sách viết về lịch sử Phật giáo Việt Nam, các tác giả đều thống nhất rằng, các triều đại Đinh (968-980)-Lê (Tiền Lê, 980-1009)-Lý (1010-1225)- Trần (1225-1400) là thời vàng son của Phật giáo, các Vua Quan đều dựa vào giáo lý đạo Phật để cai trị đất nước và hướng dẫn nhân dân. Tuy vậy, thời Lý-Trần vẫn chủ trương “Tam Giáo Đồng Nguyên”- (đạo Phật, đạo Lão và đạo Nho có cùng một gốc). Thế rồi, đến cuối đời nhà Trần (cuối thế kỷ XIV), kế tiếp là triều đại nhà Hồ (1400-1407)([20]), nhà Hậu Lê (1428-1527) và nhà Nguyễn([21]), là giai đoạn Phật giáo bị suy thoái và suy thoái trầm trọng. Hiện tượng suy thoái này đại khái có ba nguyên nhân:

1/ Nhà Minh cướp đọat mọi Kinh điển của Phật giáo đem về Trung Hoa và truyền bá các tập quán, các tín ngưỡng của họ vào Việt Nam.

2/ Vua Quan Việt Nam coi trọng Nho giáo, các nhà Nho có cơ hội bài xích Phật giáo.

3/ Về nội bộ Phật giáo, hàng xuất gia thì thiếu các bậc cao Tăng thạc đức, thực tu thật chứng; hàng tại gia lại thiếu các Cư sĩ thâm tín Phật pháp, hộ trì Tam bảo.

Đây là ba nguyên nhân chính làm Phật giáo suy yếu kéo dài trên sáu trăm năm và còn ảnh hưởng cho đến bây giờ. Đồng thời cũng là thời gian mà những tín ngưỡng, những hình thức sinh hoạt của Lão giáo, Nho giáo và các tập tục thế gian pha trộn vào Phật giáo. Những hiện tượng pha trộn ấy rất nhiều, việc tin sao hạn và các điểm chúng tôi dẫn chứng ở trước chỉ là những điểm tiêu biểu mà thôi.

Trở lại vấn đề sao hạn, niềm tin sao hạn là tin rằng, trên trời có chín vị Thần sao luân phiên quản lí sinh mạng con người. Chín Thần sao ấy có tên là: La Hầu, Thổ Tú, Thuỷ Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm và Mộc Đức. Kể từ mười tuổi trở lên, mỗi năm con người sẽ bị chi phối bởi một vị Thần sao. Tuy vậy, dù cùng một tuổi nhưng Thần sao của Nam và Nữ lại khác nhau. Chẳng hạn, cùng năm mươi ba tuổi, nam là sao Thái Âm mà nữ là sao Thái Bạch.

Thông thường, những người tin theo sao hạn, năm nào gặp sao La Hầu, Kế Đô và Thái Bạch thì họ rất lo sợ vì cho rằng, ba sao ấy rất hung dữ và xui xẻo. Tuy nhiên, theo sách Sao Hạn, trong chín sao thì chỉ có sao Môc Đức là hiền lành. Điều này được nêu rõ trong bài Cửu Tinh Thi như sau:

La Hầu chánh, thất kiến hung tai.

Thổ Tú, Thuỷ Diệu tứ, bát ai.

Thái Bạch, Kim Tinh ngũ nguyệt kỵ.

Thái Dương lục, cửu thất tiền tài.

Vân Hớn nhị, bát đa hao tổn.

Kế Đô tam, cửu mạng thương thai.

Thái Âm ngũ, thập nhất ưu hoạn.

Mộc Đức thập nhị quý nhân lai.

Nghĩa là:

- Gặp sao La Hầu thì tháng giêng, tháng bảy sẽ gặp tai họa hung hiểm.

- Gặp sao Thổ Tú, Thuỷ Diệu thì tháng tư, tháng tám sẽ bị buồn khổ, bi thương.

- Gặp sao Thái Bạch thì tháng năm sẽ bị mọi người ganh ghét, đố kỵ.

- Gặp sao Thái Dương thì tháng sáu, tháng chín sẽ bị hao, mất tiền của.

- Gặp sao Vân Hớn thì tháng hai, tháng tám sẽ bị nhiều hư hao, tổn hại.

- Gặp sao Kế Đô thì tháng ba, tháng chín thân mạng sẽ bị đau ốm hoặc bị họa lây.

- Gặp sao Thái Âm thì tháng năm, tháng mười một sẽ bị sầu lo, hoạn nạn.

- Gặp sao Mộc Đức thì tháng mười hai sẽ được cái quý nhân thăm viếng.

Tức là, năm nào ai gặp sao gì chiếu mạng thì phải kiêng cử các tháng bị rủi ro, như bài thơ đã xác định.

Thêm nữa, ngoài việc mỗi người hàng năm có một Thần sao quản lý, bên cạnh còn phụ thuộc vào cung nào trong tám cung và thuộc hạn gì trong các hạn. Tám cung này chính là Bát quái trong Kinh Dịch, đó là: cung Càn, cung Khảm, cung Cấn, cung Chấn, cung Tốn, cung Ly, cung Khôn và cung Đoài. Còn các hạn thì rất nhiều, như hạn Huỳnh tuyền, hạn Thái sơn, hạn Mộc ách, hạn Tán tận mộc ách, hạn Cát lợi mộc ách, hạn Nhập mộ kim lâu, hạn Toán tận nhập mộ, hạn Thái sơn kim lâu và hạn Huỳnh tuyền nhập mộ v.v.

Ví dụ: khi một người hai mươi tuổi thì có sao, cung và hạn như sau:

Nam: sao Thổ Tú, cung Khảm, hạn Toán tận kim lâu.

Nữ: sao Vân Hớn, cung Ly, hạn Cát lợi kim lâu.

Ở trên, chúng tôi trình bày sơ lược về ba điểm Sao, Cung và Hạn trong sách Sao Hạn mà các vị cúng sao căn cứ vào đó làm cơ sở để xác định sao hạn cho các gia chủ, khi họ đến xin “Dâng sao giải hạn” đầu mỗi năm. Nói về nội dung lễ cúng sao thì khá phức tạp. Đại khái có các điểm sau: Tuyên sớ nói lên tên, tuổi, sao, hạn của các gia chủ trước điện Phật, sau đó một người đại diện gia chủ giải hạn. Khi giải, một tay của người đại diện nắm các đồng tiền trắng đen[22] tiêu biểu cho những vị Thần hạn, tay kia nắm một con dao. Vị cúng sao sẽ đọc tên từng vị Thần hạn ấy, cuối mỗi tên có chữ “giải”, như Thái sơn thần quan “giải”, Toán tận mộc ách thần quan “giải” v.v. Khi nghe tiếng “giải”, tay gia chủ nắm đồng tiền thả xuống một đồng, tay nắm dao chém một nhát từ phải qua trái (nếu nắm dao tay phải). Sau khi vị cúng sao đọc hết tên các Thần hạn, liền kiểm điểm các đồng tiền, nếu các đồng tiền mặt trắng và đen tương đương, như vậy là các Thần giải hạn đã tha thứ hạn ách cho gia chủ. Còn các Thần sao, tuỳ mỗi Thần mặc áo quần màu gì thì cúng áo quần (bằng giấy) màu ấy. Như sao Thái Bạch thì cúng áo quần màu trắng v.v. Ngoài ra, mỗi nam-nữ gia chủ phải có hai ảnh để vị cúng sao viết tên, tuổi, sao, hạn; sau khi cúng xong đem đốt để thế mạng (thế mạng sanh nhơn).

Sở dĩ, chúng tôi trình bày khá nhiều về nội dung và hình thức cúng bái sao hạn như thế là để quý Phật tử có cơ sở nhằm đối chiếu với kinh điển đạo Phật. Nếu một Phật tử có học giáo lý, có đọc kinh luật thì sẽ trực giác thấy rằng, những ngôn từ, phương tiện và hình thức trong sự cúng bái sao hạn, hoàn toàn không có trong tam tạng Kinh điển đạo Phật; mà niềm tin ấy chính là tin thần quyền, tin định mệnh (tin họa phúc và sinh mạng của con người đã được định sẵn bởi Thần, Thánh).

Do thế, giả như một Phật tử mà tin sao hạn từ mình rơi vào rừng rậm tà kiến, đời này lại tạo thêm những nhân xấu ác, tà vạy để tương lai gần hoặc xa chịu những quả báo đen tối khổ đau hơn nữa. Đã là Phật tử tại sao không tin nhân quả? Không chuyển nhân quả? Không nương tựa Tam bảo? Không nương tựa chư Phật, chư Bồ-Tát? Chư Phật, Bồ-Tát là những bậc đầy đủ đại trí tuệ, đại từ bi và sáu thứ thần thông, là những bậc hoàn toàn giải thoát, mà Phật tử không tin tưởng, không nương tựa, lại nương tựa vào Trời, Thần, Quỷ...là những chúng sanh đang bị luân hồi sanh tử trong tam giới, là thế nào?

Trong các Kinh đức Phật dạy về Nhân quả hay Nghiệp, Ngài đã phân tích và xác định rất rõ ràng về con người. Như kinh Trung Bộ ghi: “Tất cả chúng sanh đều có cái nghiệp của riêng mình”. Một Kinh khác, Đức Phật xác định cụ thể hơn: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào đã làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”.[23] Sự thật này cũng được Tổ sư Phật Âm (Buddhaghosa) ghi trong tác phẩm Atthasaølini rằng:



“Do nghiệp mà thế gian luân chuyển,

Do nghiệp mà chúng sanh tồn tại”.

Hay:

“Chính nghiệp dẫn dắt thế gian này”.

Chư Phật, chư Tổ đã trãi lòng từ bi lo lắng, thương xót chỉ dạy cho chúng ta tận tâm như thế; về phía chúng ta, tin và thực hành lời dạy của các Ngài hay không là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Nếu ai tin thì sẽ hoán chuyển nhân quả (hay nghiệp) xấu ác thành nhân quả hiền thiện, để tiến dần trên con đường giải thoát, hầu đạt được mục đích sau cùng. Ngược lại, ai không tin là tự trói mình trong thế giới tà đạo, để tiếp tục chịu muôn vàn khổ đau trong tam giới.

IV. Tin Vàng Mã:

Nội dung của vàng mã thì bất cứ ai cũng biết. Đại khái, đó là vật dụng làm bằng giấy được lấy mẫu từ những đồ đạt thật mà con người sử dụng hàng ngày; như áo quần, giày dép, rương trắp, mũ dù, xe cộ, tiền bạc v.v.

Thế thì vàng mã xuất phát từ đâu?

- Nguồn gốc xuất phát và hình thành vàng mã như sau: Theo tài liệu[24] mà chúng tôi tham khảo, cho biết rằng: Vào các triều đại trước và sau Tây lịch, các bộ lạc vùng châu Á nói chung và nhà Hán Trung Hoa nói riêng (206 trTL-220 TL) đều tin: “Sau khi chết, mọi người đều trở thành quỷ và có cuộc sống như con người”. Niềm tin này được phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và trở thành tập quán của mọi người. Do vậy, khi có người chết, người trong gia đình đem vàng bạc thật, đồ dùng thật chôn theo người chết để người ấy tiêu dùng. Có những bộ lạc, Vua Chúa còn chôn cả người sống và gia súc nữa. Tập quán chôn vật dụng thật này kéo dài đến thời đại nhà Đường (618-906 TL). Vua Quan nhà Đường thấy rằng, đem vàng bạc và vật dụng thật đem chôn cho người chết hay tế lễ thì quá phí phạm, trong khi người sống lại rất thiếu hụt. Do vậy, Vua Đường Huyền Tôn (713-762 TL) đã ra lệnh dùng đồ giấy để thay thế. Trong thời điểm này, người Trung Hoa lại tiếp nhận thêm một niềm tin mới từ Ấn độ truyền sang. Đó là, tin có một vị Hoả Thần tên là Agui, với nhiệm vụ đem những lễ vật đã đốt trao cho người chết (người Âm). Với niềm tin này, vấn đề dùng đồ giấy (vàng mã) của người Trung Hoa đã có cơ sở, nên càng phát triển sâu rộng hơn đến các nước lân cận.

Riêng nước Việt Nam, niềm tin này được người Trung Hoa truyền vào khá sớm; song, dân Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh và rộng phải kể từ cuối thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIV), tiếp đến là các đời nhà Hồ, nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn và tồn tại đến bây giờ.

Giai đoạn này chính là thời kỳ Phật giáo Việt Nam bị suy đồi trầm trọng (đã nói ở điểm III). Vì vậy, không chỉ niềm tin vàng mã xen vào trong sinh hoạt Phật giáo mà còn nhiều niềm tin tào tạp khác nữa (đã nói ở điểm III).

Qua các dữ kiện dẫn đến sự hình thành vàng mã vừa nói, chắc chắn một Phật tử chánh tín, chánh kiến sẽ không bao giờ tin tưởng được. Vì rằng:

- Tin “tất cả người chết đều thành quỷ” là sai với luật nhân quả nghiệp báo. Bởi lẽ, nhân và quả luôn cùng một tính chất, không tạo nhân quỷ thì làm sao thành quỷ?

- Tin “loài quỷ có cuộc sống như con người” cũng sai với luật nhân quả. Bởi lẽ, chánh báo như thế nào thì y báo như thế đó. Làm thân quỷ thì có cuộc sống của quỷ, chứ làm sao lại giống cuộc sống của con người? Và, nếu tin như thế, thì cuộc sống của các loài cầm thú cũng giống cuộc sống của con người hay sao?

Với hai niềm tin sơ khởi đưa đến sự có mặt của vàng mã vừa nói, hầu như tất cả những người tin dùng vàng mã hiện nay, chẳng mấy ai biết đến. Tổng quát để nói, người tin dùng ngày nay chia thành hai quan niệm:

- Thứ nhất: Họ nghĩ rằng: “Xưa bày nay làm” chỉ đơn giản như thế.

- Thứ hai: Tất cả người chết đều sống chung tại Âm phủ. Đốt vàng mã là tiếp tế đồ dùng cho họ.

Là một Phật tử chánh tín, chánh kiến sẽ nhận rõ hai quan niệm này cũng chẳng trong sáng, hiền thiện gì. Hạng người quan niệm “Xưa bày nay làm” là những người thiếu tư duy, thiếu thẩm định...nên không biết cái gì đúng, điều gì sai...cuộc sống sẽ rơi vào thụ động, khó gặp chánh đạo, khó được phước lành...Về quan niệm thứ hai cũng sai với luật nhân quả. Như kinh Nhân Quả Thiện Ác dạy rằng, đời này tạo nhân địa ngục, khi chết người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục; đời này tạo nhân súc sanh, khi chết người ấy sẽ bị đọa làm súc sanh; đời này tạo nhân người, khi chết người ấy sẽ được sanh làm người v.v. Tức là: “Tất cả chúng sanh đều có cái nghiệp của riêng mình” mà đức Phật đã dạy trong kinh Trung Bộ.

Do vậy, tin tất cả mọi người khi chết đều về chung sống tại Âm phủ là niềm tin không có cơ sở đúng đắn, phi nhân quả, phi chánh pháp. Xét về việc đốt vàng mã cũng sai lầm tương tự như thế. Thứ nhất, một người sau khi chết, tuỳ theo nghiệp lực của mình để có một sinh mạng mới hoặc khổ, hoặc vui trong tam giới, thế thì làm sao họ nhận được vàng mã ấy! Thứ hai, chưa có một chỗ nào trong kinh điển Phật giáo nói rằng, có một loài chúng sanh luôn luôn sử dụng tro tàn của vàng mã cả.

Tóm lại, các điểm được trình bày trên đã xác định quá rõ ràng rằng, việc sử dụng vàng mã không phải là việc làm và niềm tin của người Phật tử. Đã là đệ tử của đức Phật thì phải dựa vào Phật pháp để thẩm định mọi việc đúng hay sai trong cuộc đời; đồng thời, phải tin, phải thực hiện những điều mà đức Phật đã dạy, có như vậy mới đúng ý nghĩa của chữ “Phật tử” mà chính mình đã tự phát nguyện thọ nhận.

Bốn vấn đề: “Tin đau ốm do người âm bắt; tin xăm, quẻ; tin sao hạn và tin vàng mã” mà chúng tôi vừa trình bày ở trên, chỉ là tiêu biểu cho hàng trăm vấn đề tương tự, được phát xuất từ các tôn giáo khác, hoặc những tập quán nhân gian của xứ này, nước nọ; đã pha trộn vào trong Phật giáo với một quá trình trên sáu trăm năm. Suốt thời gian ấy, không ít người trong hàng đệ tử của đức Phật, tại gia cũng như xuất gia, không hiểu cố ý hay vô tình, họ đã tin, đã làm những điều phi Phật giáo ấy. Do thế và chính thế, nên đa số dân chúng cho rằng, những tín ngưỡng đó là của Phật giáo. Đây chính là tình trạng mà Khế Kinh đã dạy: “Sư tử trùng trung, thực sư tử nhục” (chính vi trùng trong thân sư tử, ăn thịt sư tử).

Thế nên trong hiện tại, nếu Phật tử nào không tránh được những niềm tin tà ấy thì đáng tiếc!


NAM MÔ TỒI TÀ PHỤ CHÁNH TÔN THIÊN BỒ TÁT MA HA TÁT.

Hồng Đức Tự
Mùa An Cư-Đinh Hợi

Nguyện đem công đức này,
Trang nghiêm tịnh độ Phật,
Trên đền bốn ơn nặng,
Dưới cứu khổ muôn loài,
Những ai được thấy nghe,
Đều phát tâm Bồ đề,
Hết một báo thân này,
Đồng sanh về cực lạc.


[1] Kỳ Hoàn (Anàtapindika): còn gọi là Kỳ Viên
[20] Trong giai đoạn này, khi nhà Hồ diệt, nước ta rơi vào sự đô hộ của nhà Minh-Trung Hoa, từ năm 1414-1427. Tức là đến đời Hậu Lê.
[21] Trong giai đoạn này có nhiều hình thái lịch sử, như Nam Bắc phân tranh, mặc dù nhà Hậu Lê vẫn tồn tại nhưng đứng đầu hai miền Bắc, Nam là hai vị chúa: Trịnh và Nguyễn, rồi đến Tây Sơn và nhà Nguyễn.
[22] Đồng tiền trắng đen: Đồng tiền tiêu dùng trong các triều đại Vua Chúa, được người cúng bái sơn một mặt màu trắng.
[23] Kinh Tiểu nghiệp phân biệt-Trung Bộ III-trang 481-ĐTKVN.
[24] 1) Sử Trung Quốc- Nguyễn Hiến Lê-Văn Hoá xuất bản 1997.
2) Tín ngưỡng Việt Nam-Toan Ánh-Hoa Đăng xuất bản 1969

Vịnh Nghi
01-22-2012, 09:34 PM
Không Phật tử mà tụng kinh làm gì, tu ở tâm chứ đâu là hình thức.

Lạ! Nghi lại thấy anh tu ở 'hình thức'...nặng ah. :P (Cuối năm chọt anh để...giải hạn. Giờ chạiiiiiii...hihi...)

Triển
01-22-2012, 09:57 PM
Lạ! Nghi lại thấy anh tu ở 'hình thức'...nặng ah. :P (Cuối năm chọt anh để...giải hạn. Giờ chạiiiiiii...hihi...)
Vịnh Nghi chạy lên chùa giải hạn đi kẻo trễ. Đó là "tu thực hành" đó. hahahaha j/k

NhuLien
01-27-2012, 07:21 AM
NGHĨ VỀ "PHƯƠNG TIỆN" CÚNG SAO GIẢI HẠN ĐẦU NĂM 2 (https://dtphorum.com/pr4/#)

FROM:





TO:

Friday, January 27, 2012 3:11 AM



NGHĨ VỀ "PHƯƠNG TIỆN" CÚNG SAO GIẢI HẠN ĐẦU NĂM
Vi Ngữ




Sau Tết Nguyên đán thì có một cái lễ không kém phần quan trọng đó là Lễ Thượng Nguyên hay còn là Tết Nguyên Tiêu. Và đi kèm với nó là Lễ Cầu An cúng sao giải hạn. Có những chùa làm lễ này vào ngày mùng 8 tháng Giêng, có chùa làm ngày rằm. Đó có lẽ là phong tục lâu đời, và cũng chắc chắn không ai biết nó được “du nhập” vào đạo Phật từ lúc nào. Tôi đã đọc được những tài liệu nói về sao hạn này và biết đó là của Lão giáo.

Tôi nghĩ khi mà đạo Phật bị ảnh hưởng mạnh Nho và Lão, thì đó là chuyện tất nhiên. Và giờ đây, đạo Phật đầy dẫy những ảnh hưởng “nghiêm trọng” từ Nho - Lão. Đạo Phật như một cây bồ đề mà toàn thân nó bị bám đầy cây cộng sinh tầm gởi. Đó là điều hiển nhiên mà ai cũng thấy. Điều quan trọng là chúng ta có dám nhìn vào sự thật không.

Thật vậy, bản chất của đạo Phật là Từ Bi và Trí Tuệ, hay nôm na là tình thương và hiểu biết. Căn bản của đạo Phật được xây dựng trên giáo lý như Tứ đế, Bát chánh đạo, Duyên khởI.

Trong đó, Duyên khởi được đề cập như một chân lý sống động. Chính Đức Phật đã từng tuyên bố “thấy được Lý Duyên Khởi là thấy được vạn pháp”. Vạn pháp sinh và diệt trong vũ trụ này đều theo những nguyên tắc duyên sinh và duyên diệt. Mỗi hữu tình đều có những nghiệp duyên riêng của mình và chịu sự tác động trực tiếp của nghiệp (karma) mình đã tạo ra; chịu sự dẫn dắt của nghiệp lực ấy. Nghiệp đó có thể là thiện hoặc bất thiện và nó đã được tạo ra trong quá khứ hay trong hiện tại. Đức Phật đã dạy: “Hãy nhìn vào quả hiện tại mà biết nhân quá khứ. Hãy nhìn vào nhân hiện tại mà biết quả tương lai”.

Đó chính là nhân quả ba đời quá khứ - hiện tại - vị lai. Điều đó không ai có thể chối bỏ nếu biết nhìn bằng cặp mắt quán sát trí tuệ.
Theo “phương tiện giáo hóa chúng sinh”, hàng năm các tự viện đều tổ chức Lễ Cầu An đầu năm và thường kết hợp cúng sao giải hạn cho Phật tử. Có nơi thì gọi là Lễ Cầu An giải hạn, có nơi gọi tránh đi là Lễ Tiêu Tai Diên Thọ.

Phương tiện thì mỗi người một cách, nhưng chung quy vẫn là muốn “an tâm” cho chúng hữu tình. Chùa tôi cư trú cũng vậy, cũng làm lễ này cho những Phật tử. Trên bàn bày la liệt đèn xếp theo các ngôi sao chủ chiếu hay còn gọi là sao chiếu bổn mạng. Theo quan niệm dân gian thì con người mỗi năm chịu sự chiếu mạng của 9 vì sao (La hầu, Thổ tú, Thủy diệu, Thái bạch, Thái dương, Vân hớn, Kế đô, Thái âm và Mộc đức).

Trong 9 ngôi sao chiếu mạng ấy có 2 ngôi sao tương ứng cho 2 năm xui. Đó là sao Thái bạch: Thái bạch sạch cửa, sạch nhà. Ốm đau, bệnh hoạn cùng là tai ương. Và “Nam La hầu. Nữ Kế đô” nghĩa là: nam gặp sao La hầu, nữ gặp sao Kế đô thì năm đó xui. Những ai bị các ngôi sao đó “chiếu mạng” thì coi như năm đó xui tận mạng, nếu không đề phòng.
Còn lại các ngôi sao khác “chiếu” thì xui ... ít hơn. Đó là chưa kể đến các “bát hạn”: Huỳnh tuyền, Tam kheo, Ngũ mộ, Thiên tinh, Tán tận, Thiên la, Địa võng, Diêm vương. Mỗi hạn đều có những tai nạn “vận hạn” khác nhau.
Rồi năm “tứ hành xung”, năm “ngũ hành tương khắc”. Nhìn lại chẳng có năm nào hoàn toàn tốt đẹp 100%.
Vậy những điều đó là sao? Nếu chúng ta có Chánh kiến và Chánh tư duy thì chúng ta cần mạnh dạn nhìn thẳng vào các phương tiện này. Tôi nói việc này vì có mấy người Phật tử đã nói chuyện này với tôi và hỏi tôi quan niệm thế nào. Họ nói khi hỏi quý thầy thì có thầy tin chuyện ấy, có thầy phản bác, có thầy lấp lửng. Điều đó làm cho họ cảm thấy bối rối. Tôi nói quan niệm của tôi là: Nếu tin theo Đức Phật thì tin tuyệt đối vào duyên khởi, tin vào nhân quả ba đời.
Ngoài ra còn có sự cầu nguyện Đức Phật bằng cách niệm danh hiệu Ngài và chư vị Bồ tát gia bị cho chúng ta bằng sự chí thành “cảm ứng đạo giao”, thì mình sẽ có một đời sống an lạc.
Tốt hay xấu đều do chính mình vì vận mệnh là do mình làm chủ. Tất cả phải do mình tạo ra ngay đời này và giây phút hiện tại. Bởi trồng một cây cho trái đắng thì không thể đòi hỏi có quả ngọt được, đó là quy luật.

Để cuộc sống chúng ta có những thiện nghiệp và giảm đi những tai nạn do bất thiện nghiệp đã gây ra trong quá khứ thì chúng ta phải biết thực hành Chánh pháp. Đó là biết: bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự.
Những người đến hỏi tôi về vận hạn, tôi chỉ khuyên họ hãy tinh tấn niệm ân Đức Phật và Bồ Tát, thực hành giáo pháp, chịu khó bố thí và phóng sinh. Và hãy làm hết lòng chân thành chứ không phải chuyện qua loa, đối phó khi thấy run sợ trước những “lời phán”.

Tôi được biết vào dịp đầu năm người ta thường đi lễ cầu xin, dâng sao, giải hạn. Một lá sớ trung bình vài chục đến vài trăm nghìn. Đó là chưa nói đến các VIP lập đàn riêng từ vài chục triệu đến vài trăm triệu. Tôi có anh bạn Phật tử nói anh được các thầy cho biết năm nay sao Thái bạch chiếu mạng và lại là hạn “Thiên tinh mắc phải ngục hình”, khuyên anh nên dâng sớ giải hạn. Anh đã làm theo sự chỉ dẫn “cung tiến” viết sớ giải hạn vào rằm này tại một ngôi chùa lớn ở Saigon. Anh nói đã làm theo nhưng vẫn chưa an tâm nên hỏi tôi có làm gì thêm không.

Tôi nói đã tin vào việc cúng sao giải hạn, sao lại không an tâm mà còn bất an? Tôi hỏi tại sao không lấy tiền đó đi làm từ thiện hay đi phóng sinh? Tôi phân tích cho hiểu; nhưng có lẽ cũng khó mà “thủng” vì nó đã ăn sâu vào “thâm căn cố đế” của anh, cũng như những người dạng như vậy rồi. Vào mỗi dịp lễ hội, các phương tiện truyền thông trong nước cũng đã đề cập nhiều với ý “tế nhị” không đi sâu vào, vì dẫu sao cũng là lĩnh vực riêng của tôn giáo.

Tôi có quen một số anh chị em ở một công ty tại Hà Nội. Hàng năm, cứ sau Tết là làm lễ cúng sao giải hạn. Cả công ty “bầu đoàn lớn nhỏ” dắt nhau đi từ chùa này sang chùa khác, đình này sang miếu nọ để … dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn. Tất nhiên là họ cũng bố thí rất nhiều, phóng sinh rất nhiều. Và có lẽ, ở Hà Nội và các tỉnh lân cận thì chuyện này không có gì là lạ. Nó đã trở thành “máu thịt” của họ rồi. Như một số chùa được các tờ báo phản ảnh về số lượng người về lễ và dâng sớ giải hạn.

Trong Nam, ngoài Trung cũng vậy, nhưng ít hơn. Đạo Phật chỉ xem những việc ấy là phương tiện. Phương tiện trong một lúc nào đó thôi, chứ những chuyện ấy đâu phải là cứu cánh. Nếu các chùa cứ duy trì và phát triển hình thức ấy thì chắc hẳn không phù hợp với tôn chỉ của đạo Phật. Đạo Phật trí tuệ, lại bị “cột nhốt” vào những quan niệm và hành sự như vậy thì thật nghịch lý.

Tôi nhìn đạo Phật, rồi tự lựa chọn cho mình một con đường đi. Pháp do người hành đạo nói ra thì nhiều lắm. Mỗi người diễn dịch theo một cách, một quan niệm, trình độ, nhận thức. Sai - Đúng chỉ có người thực tập thật sự mới thấy điều đó.
Với tôi, trước sau như một, tôi làm theo điều mà chư Tổ đã dạy: “Hãy bỏ lớp vỏ cây mục ruỗng bên ngoài, chỉ lấy cái cốt lõi cây bên trong”. Cây bồ đề hơn 25 thế kỷ qua đã quá nhiều tầm gởi cộng sinh. Nếu không phá bỏ sự cộng sinh ấy thì nó sẽ chết mà chẳng có cách nào cứu chữa. Mạt pháp hay không chẳng phải lời huyền ký, mà do chính nghiệp chúng ta hành ngày hôm nay. Bạn nghĩ thế nào?

-------------------

https://dtphorum.com/pr4/images/styles/FunkyFresh/misc/quote_icon.png Nguyên văn bởi Triển https://dtphorum.com/pr4/images/styles/FunkyFresh/buttons/viewpost-right.png (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?p=30608#post30608)
Không thể ngăn cản người ta mê tín dị đoan, nhưng "giáo hội Phật Giáo Việt Nam" phải nên
bài trừ tuyệt đối cái "dịch vụ" phản đạo Phật của các ngôi chùa như thế này. Các ngôi chùa này lợi dụng tín ngưỡng đạo Phật của dân chúng để sinh lợi ngày tết.

Tin tưởng vào việc này là tà kiến.





Anh Triển, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, khác với Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất (GHPGVNTN), được lập ra theo lề lối, chủ trương của đảng cs, thì phải..."tà" mới đúng với chủ trương của đảng ta chớ anh! :)

Nói chớ việc cung sao giải hạn vào dịp Tết thì các chùa chiền VN ở đây (GHPGVNTN) đều có, và Nghi thấy hình như đa số bà con mình cũng còn tin lắm. Có lẽ đây là 1 trong những tập tục từ xưa còn lưu lại (?) . Lợi dụng sự tín ngưỡng thì chắc cũng có phần nào, nhưng nghĩ cho cùng, khi mà cuộc sống mỗi ngày quá bấp bênh (nhất là ở VN), khi tương lai trước mắt lại mờ mịt hay quá vô vọng....thì cho người ta có 1 'nơi chốn' để họ bám víu, hy vọng, (dù chỉ là phần tâm linh) thì Nghi thấy cũng chẳng có chi đáng trách. Trách là trách những toan tính vô lương của con người, lợi dụng vào lòng tin của người khác để chiếm lợi thôi. Nhưng "Nghiệp của người nào người nấy trả," luật Nhân Quả thôi hà anh....
Vịnh Nghi (https://dtphorum.com/pr4/member.php?687-V%E1%BB%8Bnh-Nghi)

----------------------------------



V.Nghi, bên VN thì giáo hội PGVNTN đã bị giáo hội quốc doanh khai tử từ lâu rồi, cho nên họ không có quyền bính gì. May ra có cái giáo hội quốc doanh, tu giả lâu năm mến đạo thành tu thật, biết đâu vẫn có một vài tu sĩ có chức sắc và lương tâm hoằng dương đạo pháp. Còn việc các chùa bên này cho đến ngày nay vẫn tiếp tục cúng sao, cầu an giải hạn, cũng là một sự nhầm lẫn hoặc cố tình truyền đạt dung dưỡng tà kiến đáng ghét. Các vị sư các vị thầy phải có bổn phận từ bỏ việc này và dạy cho Phật tử hiểu rõ thêm đạo Phật. Hay là mấy ông ấy cũng không hiểu (???). "An" không thể cưỡng cầu, xin xỏ, mà phải tu tập để an nhiên tinh thần, bình an thư thái


Thay vì lập đàn, dâng sớ, đọc kinh rồi hồi hướng công đức mỗi bận đến rằm (giêng, tư, vu lan) nên thường xuyên mở cửa tự, để cái bàn ngồi giảng cho Phật tử biết tu linh tinh lang tang cầu an giải hạn là u mê lầm lạc.


Tôi thấy mấy vị sư mới là người đáng tội nhất trong việc này vì không chịu thuyết giảng đâu là chân như. Cao hơn mấy cái chùa là giáo hội vẫn cứ che chở làm chuyện bậy bạ này mà không ngăn chẳng cấm.

Tôi nhớ sau 75, ở Sài-Gòn rộ lên các bà thầy bói. Nhất là các cụ, các bà mẹ, các bà vợ, quá tuyệt vọng ngóng chồng, ùa đi xem tay xem bài để biết chừng nào chồng, con, anh, em mình đi cải tạo đi tù về rất là tội nghiệp, có số đi vượt biên không v.v.v.v. Tôi đồng ý với Vịnh Nghi là có những bà thầy cũng xem như có chỗ để họ dựa giẫm tâm linh để mà sống tiếp tục. Nhưng chùa thì là nơi trực tiếp mang đạo Phật đến đời mà cứ tiếp tục như thế trông có đáng buồn không chứ.


Triển (https://dtphorum.com/pr4/member.php?726-Tri%E1%BB%83n)




----------------------------




Nghi đồng ý với anh ở điểm này, tuy nhiên cũng thấy, nếu giáo hội ngăn cấm việc này thì chùa chiền và sư sãi chắc là hết đường...sống anh ơi. http://mail.yimg.com/ok/u/assets/img/emoticons/emo3.gif




Thời buổi này, hình như người ta dùng vật chất để 'mưu cầu' phần tâm linh....Nghi hong biết ở bên Đức thì sao, chớ ở đây, chùa chiền cứ mọc lên như nấm sau cơn mưa, và thiên hạ bá tánh thì cũng đua nhau 'đầu tư' vào chùa. Xả nghiệp hay tác nghiệp thì cũng từ 1 nơi mà ra....




Riêng ở Cali, và cả ở VN chắc cũng vậy, chùa càng to chừng nào thì càng 'dung dưỡng những tà kiến đáng ghét' này chừng nấy...




Bởi vậy Nghi thấy câu "Nghiệp người nào người nấy trả...Nghiệp người nào người ấy hành," ngẫm nghĩ thâm thúy biết mấy!




Trong cuộc đời này, hễ có người muốn mua thì sẽ có người chịu bán hà anh Triển. Thật, giả, chánh, tà cứ lẫn lộn với nhau. Cho là mình 'may mắn' thấy được đâu là thật, đâu là giả, đâu là chánh, đâu là tà đi, lại biết đâu những người 'mê tín' với đạo lại cho rằng họ may mắn hơn mình cũng nên (?)





Vịnh Nghi (https://dtphorum.com/pr4/member.php?687-V%E1%BB%8Bnh-Nghi)





------------------------------




T



ừ đầu tôi đã có viết rồi, không thể ngăn cản được người ta mê tín, dị đoan, nhưng chùa chiền
thì phải bỏ chuyện này đi. Vịnh Nghi muốn tin và muốn cầu, có thể ở nhà tin và cầu. Không cần đến chùa, đông, vui, hao và "lỗi đạo". Chùa đại diện cho Phật pháp thì phải hoằng dương Phật Pháp chứ không hoằng dương u mê tà kiến. Chuyện người ta "an" hay "không an" chắc là Vịnh Nghi biết nhiều hơn tôi. Tôi chỉ căn cứ vào giáo lý Phật giáo thôi.




Nhân đây gửi bài viết do 1 tác giả ở Việt Nam viết như tôi nghĩ. Vì tôi không nhiều chữ viết ra được như thế này nên dán lại đây mọi người xem cho vui.
Tôi chỉ không đồng ý tác giả câu "đạo Phật chỉ xem việc ấy là một phương tiện". Không có đạo Phật nào xem chuyện mê tín này là một phương tiện cả. Đây là những điều của các chùa chiền, tu sĩ tự nương theo những tập tục bày vẽ từ bên tàu mang sang Việt Nam, rồi mang luôn vào chùa. Không có câu kinh nào trong Phật giáo dạy người ta phải cúng sao giải hạn cả. Nếu ai biết có thì xin trích dẫn. Cũng là một điều hay nếu biết được căn nguyên.






Triển (https://dtphorum.com/pr4/member.php?726-Tri%E1%BB%83n)







nguon : DacTrung

hoài vọng
01-27-2012, 07:06 PM
Tôi có quen một số anh chị em ở một công ty tại Hà Nội. Hàng năm, cứ sau Tết là làm lễ cúng sao giải hạn. Cả công ty “bầu đoàn lớn nhỏ” dắt nhau đi từ chùa này sang chùa khác, đình này sang miếu nọ để … dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn. Tất nhiên là họ cũng bố thí rất nhiều, phóng sinh rất nhiều. Và có lẽ, ở Hà Nội và các tỉnh lân cận thì chuyện này không có gì là lạ. Nó đã trở thành “máu thịt” của họ rồi. Như một số chùa được các tờ báo phản ảnh về số lượng người về lễ và dâng sớ giải hạn.


Các công ty lớn , nhỏ ở ngoài Bắc đa số dựa dẫm vào những ông này , ông nọ hoặc do chính các ông lập ra cho con cháu để làm ăn phi pháp ...cuối năm phải lo lót thánh thần.... cho tai qua nạn khỏi ....( số tiền chi phí cho chùa chiền đâu có là bao so với số tiền kiếm được ) và nếu có bị phát hiện thì ....mọi chuyện sẽ trở thành... nhỏ như con kiến ( vụ PMU 18 , vụ hối lộ cho Úc Đại Lợi , vụ Xa lộ Đông-Tây ...v....v)

ốc
01-27-2012, 07:25 PM
Cúng bái xong lại trúng mối khác nên càng tin.

Triển
01-27-2012, 09:59 PM
Phóng sinh cá hay là đưa ông táo ? Bề nào cũng quên mở bọc.
Cứ vất đại, vất đùa xuống đấy ..... rồi Phật sẽ chứng giám.

http://img2.news.zing.vn/2012/01/16/dsc0116.jpg

hoài vọng
01-27-2012, 11:32 PM
Anh Triển , muốn phóng sinh để được ....tai qua , nạn khỏi....nhưng vẫn sợ công an bắt vì tội làm...ô nhiễm !

PMHoang
02-16-2012, 06:02 AM
http://www.youtube.com/watch?v=a84FArxRUBg
Nhân vật chương trình kỳ này là Phật tử Nhật Trung, người đã có một đầu óc vô cùng sáng tạo trong việc kinh doanh các món nhậu tươi sống cho những vị khách hiếu kỳ, thích tìm cảm giác khoái lạc khi được tận mắt chứng kiến con vật được giết sống trước khi ăn. Vốn chưa từng biết ghê tay trước những cảnh giết mổ nào, bản thân cũng là một kẻ “khát”cảm giác tra tấn, hành hạ các con vật để thỏa mãn sự hiếu kỳ của chính mình, Nhật Trung đã thử sáng tạo rất nhiều cách giết: trói khỉ, vạt đầu, lấy óc tại chỗ; rưới từng gáo nước sôi lên lông mèo để lông mèo tự bung mà không cần nhổ, hay trói bò, chặt đuôi (vì muốn ăn thân thể con vật khi nó còn sống), v.v … Và quả báo hiện tiền đã xảy đến: trong 2 năm 6 người thân trong gia đình chết một cách bất đắc kỳ tử bản thân Phật tử đau đầu dữ dội, luôn phải đập đầu vào tường cho đỡ đau, người nổi ngứa mọc từng vảy sừng có hình con vật lạ, con gái ốm yếu, vàng vọt, mọc lông ở lưng…

Cũng may, nhờ căn lành nhiều đời nhiều kiếp, Phật tử Nhật Trung đã gặp được nhiều thiện tri thức, đặc biệt được đại đức Thích Thiện Thanh khai ngộ. Hiện Phật tử đã ăn chay trường, thường trì trai, sám hối, tin sâu nhân quả và phát nguyện sẽ mãi là một Phật tử thuần thành muôn đời muôn kiếp, cứu giúp cho bao người đau khổ vì lạc đạo.

VCD Download:
http://www.mediafire.com/?iz1g71uvbvgmb
http://www.mediafire.com/?2lr4j92mf23x9

Nguồn từ trang: http://phapthi.net/showthread.php?t=32

Xem xong câu chuyện của anh Nhật Trung, mới thấy sát sanh gây ra rất nhiệu nghiệp không tốt, phóng sanh thật là có ý nghĩa.

PMHoang
02-16-2012, 06:09 AM
Các bạn xem bộ phim này để biết, làm thế nào để phóng sanh được được tốt nhất.

http://www.youtube.com/watch?v=OW3CVr-FJTI

Nguồn từ: http://phapthi.net/showthread.php?t=139

ốc
02-16-2012, 07:58 AM
Ai cũng thích phóng sinh thì sẽ có nhiều con vật tự dưng bị người ta bắt để bán cho người có nhu cầu phóng sinh. Thế hoá ra là phóng sinh để giải nghiệp nhưng lại tạo thêm nghiệp. Một cái vòng luẩn quẩn.

RaginCajun
02-16-2012, 10:38 AM
Ai cũng thích phóng sinh thì sẽ có nhiều con vật tự dưng bị người ta bắt để bán cho người có nhu cầu phóng sinh. Thế hoá ra là phóng sinh để giải nghiệp nhưng lại tạo thêm nghiệp. Một cái vòng luẩn quẩn.Đâu có đâu bác, rốt cuộc thì con vật cũng được thả mà. Chỉ hơi hoảng chút xíu thôi. Thật ra, bắt nó xong rồi thả nó ra là tạo hạnh phúc cho nó (cảm giác thoát nạn khi đi vượt biên cũng như thế). Mà lỡ nó có chết thì coi như là mình giúp nó đầu thai, khỏi phải làm con vật.

PMHoang
02-16-2012, 05:37 PM
Ai cũng thích phóng sinh thì sẽ có nhiều con vật tự dưng bị người ta bắt để bán cho người có nhu cầu phóng sinh. Thế hoá ra là phóng sinh để giải nghiệp nhưng lại tạo thêm nghiệp. Một cái vòng luẩn quẩn.
Thắc mắc của bạn ốc, đã được đề cập trong video phong sanh và hộ sanh, đã có người hỏi như vậy, bạn lại hỏi lại như thế, chứng tỏ bạn vẫn chưa xem video đó rồi. Mời bạn xem video phóng sanh và hộ sanh để có câu trả lời thích đán, chúc bạn vui vẻ.

ốc
02-16-2012, 07:01 PM
Em nom thấy nó dài đến những một giờ đồng hồ thì em chả buồn xem nữa. Thời buổi này Phật tử tuyền là xem video, tu tại nét.

PMHoang
02-16-2012, 08:15 PM
Em nom thấy nó dài đến những một giờ đồng hồ thì em chả buồn xem nữa. Thời buổi này Phật tử tuyền là xem video, tu tại nét.
Nếu không xem hết, không biết trong đó nói gì thì... cũng không trách Ốc được.
Xin mời bạn xem hết video Phóng sanh và hộ sanh để có câu trả lời cho thắc mắc của bạn: http://phapthi.net/showthread.php?t=139

Người ta thường nói: "Không biết thì dựa cột mà nghe"

ốc
02-16-2012, 08:31 PM
Em thấy chuyện ấy luẩn quẩn vớ vẩn chứ chả có thắc mằc gì cả.

À, thời nay thì chắc phải chữa câu trên ấy thành "không biết thì tìm ống (tube) mà xem."

PMHoang
02-16-2012, 10:16 PM
Em thấy chuyện ấy luẩn quẩn vớ vẩn chứ chả có thắc mằc gì cả.

À, thời nay thì chắc phải chữa câu trên ấy thành "không biết thì tìm ống (tube) mà xem."

Nếu đã xem đó là chuyện vớ vẫn thì xin bạn đừng tham gia vào những chuyện vớ vẫn nữa nha.

Người ta thường nói: "Cây có cội , nước có nguồn" không biết bạn có phải nguồn gốc xuất thân từ chổ vớ vẫn hay không mà bạn vào chổ vớ vẫn này. Nếu không phải thì xin bạn thứ lỗi, và mời bạn hãy đi ra, để người ta hiểu nhầm.

ốc
02-17-2012, 11:23 AM
Lạ chửa, mục này mở ra là để bàn về những chuyện vớ vẩn, mê tín dị đoan, lên chùa cúng sao... có phải không nào? Nom lại thử xem sao.

PMHoang
02-17-2012, 08:32 PM
Lạ chửa, mục này mở ra là để bàn về những chuyện vớ vẩn, mê tín dị đoan, lên chùa cúng sao... có phải không nào? Nom lại thử xem sao.

Con người ai cũng hiểu xuống nước là không thể thở được (không tính thở bằng bình oxi nha), chỉ có các loại cá, tôm... mới thở và sống dưới nước được. Mong bạn hiểu được điều này, một kiến thức cơ bản mà đứa trẻ nào cũng biết.

Bạn đùng có xuống nước rồi la làng và che trách nó không thở được. Bạn đùng vào chổ vớ vẫn và che trách nó là vớ vẫn. Vì chổ vớ vẫn chỉ có người vớ vẫn ở thôi. Nước chỉ có tôm cá và các loại sống dưới nước ở thôi. Nếu bạn không ở đươc, không thở được, xin mời bạn lên bờ.

Đừng chui xuống nước rồi la làng, tôi không thở được... Người ta sẽ đánh giá kiến thức của bạn đó.

ốc
02-17-2012, 09:06 PM
Em chả có tin dị đoan ba cái vớ vẩn phóng sinh niệm chú đâu mà sợ người ta đánh giá...

PMHoang
02-17-2012, 09:35 PM
Em chả có tin dị đoan ba cái vớ vẩn phóng sinh niệm chú đâu mà sợ người ta đánh giá...
Nói nhiều mà không có tác dụng gì, thôi mình xin chấm đứt ở đây. Chúc bạn luôn vui khỏe.

Sidney
03-16-2012, 10:46 AM
lên chùa cúng sao ...chẵng sai cũng chẵng đúng .
chỉ là ...lên chùa cúng sao :))