Register
Page 4 of 63 FirstFirst ... 234561454 ... LastLast
Results 31 to 40 of 626
  1. #31
    Khi vui nó đậu... Nguyên Nhân's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    cõi người ta
    Posts
    143
    Quote Originally Posted by Lòng Như Gió View Post
    Anh Bẹc, thưởng thức hạnh phúc lắm khi là một điều khó khăn, phải cố gắng mới làm được.

    Bác Văn, em không nghĩ các thầy tu đã ít bụi bặm hơn, hoặc sạch sẽ thơm tho hơn anh bạn của em đâu bác. Em trộm nghĩ, tâm hồn nghệ sĩ thể hiện ở cách nghĩ, ở lối sống, ở độ nhạy trong cảm nhận nghệ thuật hoặc những yếu tố cấu thành nghệ thuật…, chứ đâu ở mái tóc hay bộ râu hay sợi lông chó trên người! Tuy nhiên, lời bác nói đã cho em ít nhiều suy ngẫm.

    Cảm ơn anh Bẹc và rất cảm ơn bác Văn lần đầu ghé quán em.
    Cũng có những người muốn tỏ ra là nghệ sĩ nên cũng để râu tóc cho ra vẻ...

    Tui thường làm biếng mang kính lắm nhưng những khi cần làm ra bộ đạo mạo hay trí thức thì không ngần ngại. :-B

    Í quên. Chào Gió :-h

  2. #32
    Em chào các anh và các bác. Cảm ơn các anh, các bác ghé chơi quán ế này của em (rất ế nếu so với Không Gian Chung của anh Nguyên Nhân).
    dựa cây cong

  3. #33
    Phụ nữ và cái ghen


    Cứ mỗi năm hai ngày, phe phụ nữ ở Việt Nam ta lại được lôi ra để tôn vinh, cưng chiều, tặng quà, chúc tụng, khen ngợi… các kiểu.

    Hôm nay là một ngày như thế, hai mươi tháng mười, được người đời gọi là ngày Phụ nữ Việt Nam.

    Buổi sáng, chị em phụ nữ ở văn phòng nơi tôi làm được lùa vào một góc để tụ tập chờ nhận quà. Ông sếp tôi đại diện công ty, nói vài lời khai mạc, không quên kèm theo câu “tâm sự” rằng ông rất ghen tỵ với các chị em, vì họ có hai ngày mỗi năm, trong khi đàn ông chẳng có ngày nào cả.

    Ban tổ chức xướng tên từng người để mời lên “sân khấu” nhận quà, cứ cỡ chục người một lượt. Vài người nhận xét rằng làm vậy trông giống phát thưởng cho học sinh giỏi quá.

    Trong số gần một trăm nàng, có vài người nhận được tiếng vỗ tay từ phía khán giả khi họ được xướng tên. Một cô đồng nghiệp của tôi, với chức tước khá cao, được một chị trong ban tổ chức “cò mồi” một tràng vỗ tay, thế rồi lập tức nhận được sự hưởng ứng từ một cặp bàn tay, nghĩa là có cả thảy hai người vỗ tay cho cô, kể cả chị “cò mồi”. Tôi trộm nghĩ, người Việt mình thường khá thành thật và “sòng phẳng” trong tiếng vỗ tay, nghĩa là thật lòng thích thì mới vỗ, chứ quyết không vỗ tay khi không thích, không vỗ tay vì phép lịch sự đơn thuần. (Vỗ tay vì lịch sự được áp dụng ở một số người khi nghe xong một bài diễn văn hoặc xem xong một tiết mục biểu diễn nghệ thuật, như hát hò hoặc nhảy múa các kiểu.)

    Ngay cả nàng kia, thuộc hàng đẹp nhất trong công ty (theo tôi và theo nhiều người khác), hôm nay rực rỡ xinh tươi như mọi khi, làn da trắng tươi nõn nà như mọi khi, mà còn chẳng nhận được tiếng vỗ tay nào. Cũng chú thích thêm, nàng này hễ khoe hình trên facebook là người ta nườm nượp kéo vào khen đẹp.

    Những tiếng vỗ tay rầm rộ hơn hẳn tất cả là dành cho… tôi, vì một hoặc vài lý do nào đấy mà tôi không khoe ra ở đây, kẻo có người cho rằng mình “nổ”. Dĩ nhiên, tôi vui vì điều này. Nhưng lại trộm nghĩ, lỡ cô nàng nhận được tiếng vỗ của bốn bàn tay kia, và một số nàng khác, mà có ghen tỵ với tôi về sự được hoan hô, thì niềm vui cho mọi người không được trọn vẹn…

    Tôi từng biết, mình khổ thế nào khi ghen tỵ với ai đó. Tôi từng ghen với vài người, chẳng hạn một người đẹp hơn mình, một người giỏi hơn mình, một người được trả lương cao hơn mình, một người có tỉ lệ tăng lương nhiều hơn mình, một người sắp được làm vợ chàng trai mình hơi thích, vân vân… Cho đến một ngày, tôi quyết định rằng mình nên tập bỏ thói ghen tỵ, chắc còn dễ hơn người nghiện thuốc lá tập bỏ thuốc. Tôi tự nhủ, cứ cho rằng mình thua họ ở một hoặc vài điểm nào đó, thì mình vẫn có giá trị ở chỗ khác, ví dụ, họ không biết đàn dương cầm còn mình thì biết. Chỉ một ví dụ ấy thôi, là thấy mình hạnh phúc hơn họ rồi. Và, lòng nhẹ nhõm gì đâu khi không phải ghen ai!

    Giờ đây, tôi không ghen với người đẹp trắng tươi. Người đẹp ấy đang đứng trên sân khấu, phía cánh phải. Các chị em kia chen chúc nhau phía cánh trái. Tôi bước lên từ cánh trái, nhưng lại đi hết chiều dài sân khấu để đến đứng gần người đẹp. Nếu có ai nhìn và thấy rằng tôi thật xấu xí khi đứng bên người đẹp trắng tươi, thì cũng chẳng sao. Cô ấy không cao hơn tôi, thế là ổn. Chứ lỡ chẳng may mình đứng gần Mai Phương Thúy, chắc hơi ngại.

    Vào ngày gọi là ngày Phụ nữ Việt Nam này, bọn tôi nhận được nhiều lời chúc. Một người, có lẽ thấy tôi ít cười, đã chúc tôi trong ngày sẽ có nhiều kiểu cười. Anh ta kể ra rất dài, mà nghe xong, tôi chỉ còn nhớ vài kiểu cười được anh nhắc đến, như: cười duyên dáng, cười rộn ràng, cười e thẹn, cười hạnh phúc. Thầm nghĩ, hình như chưa từng ai chúc một người phụ nữ không bao giờ phải ghen hoặc ganh – mà theo tôi, chính sự rũ bỏ thói ghen hoặc ganh ấy mới là nguồn gốc của hạnh phúc.
    dựa cây cong

  4. #34
    Nhớ người dưng


    1.

    Có gã kia, một hôm lên mạng chat với tôi vài lời bâng quơ qua lại, trêu đùa tôi về câu status tôi đang treo trên Messenger của mình.

    Rồi, gã chợt nói: “Miss you!”

    Tôi bèn cảm ơn gã. Đó là câu kết cho một cuộc đối thoại ngắn như mọi khi giữa gã với tôi.

    Nếu hai chữ “miss you” được phát ra từ một người kia, chứ chẳng phải từ người này, có lẽ tôi sẽ thấy nhịp tim mình ít nhiều hối hả, chứ chẳng điềm nhiên đều nhịp như thế này.

    Và hai chữ “miss you” từ gã khiến tôi hơi ngạc nhiên. Tôi nhớ lại thời gã và tôi còn hàng ngày gặp mặt (khi gã còn là một đồng nghiệp của tôi), thuở ấy, gã chưa bao giờ “tỏ tình” gì nhiều với tôi. Và những mẩu đối thoại hiếm hoi luôn ngắn gọn… Chỉ duy nhất một lần, ở tiệc Tân Niên, khi tôi đến bàn của gã để cụng ly những bạn ngồi bàn ấy một cái, gã kéo ghế mời tôi ngồi gần, rồi nhờ người chụp hình. Khi ấy, gã có biểu hiện của một người chếnh choáng hơi men, gã ba hoa hơn bình thường, cánh tay và bàn tay bạo dạn hơn bình thường. Gã vòng tay qua phía tôi đang ngồi, vờ trước ống kính như đang choàng vai tôi, dù thật ra gã chưa đụng vào sợi lông nào của tôi cả…

    Hai chữ “miss you” chợt cho tôi vài phút thú vị, khi nghĩ, thời nay, có khi người ta chẳng cần mở mồm nói lời nào (theo nghĩa đen), chỉ cần nói bằng các ngón tay thôi (bằng cách chat), là có thể “tỏ tình” – hoặc tỏ tình - được rồi. Đâu cần khổ sở như chàng hoàng tử trong câu chuyện nọ bị phù phép và chỉ nói được một từ duy nhất mỗi năm, vì vậy chàng đã phải chờ đúng tám năm để đến bên nàng công chúa mình yêu mà thốt lên rằng “Anh yêu em, em làm vợ anh nhé”.


    2.

    Đôi khi, tôi nghĩ đến V., người hiểu tôi nhiều nhất so với các bạn của tôi. Tuy hiểu tôi hơn những người khác, V. lại không tỏ ra tự tin lắm rằng chàng ta hiểu tôi, chả bù cho một số người, hiểu sai bét mà cứ bô bô như đang đi guốc trong bụng mình vậy.

    Một hôm, V. mời tôi và một số bạn đi ăn buffet. Như mọi khi, V. trêu ghẹo các cô gái trong nhóm, khi thì nói rằng chỉ vì muốn gặp bé T. mà V. phải mời cả bọn đi ăn, khi thì lại quay qua nói với bé T. rằng V. đùa đấy, chứ trong tim V. chỉ có bé N. thôi, vân vân… V. tạo tiếng cười cho mọi người bằng những lời đùa đúng lúc, và vẫn tạo cảm tưởng cho mọi người rằng V. để ý tất cả những người phụ nữ trong tầm ngắm nhưng sẽ không tán tỉnh ai tới nơi tới chốn cả. Mãi đến nay, ngoài tôi ra, không ai trong đám bạn biết rằng – hoặc tin rằng – V. đang có người yêu.

    Cuối bữa, mọi người yêu cầu V. tuyên bố lại lý do một cách nghiêm túc vì sao lại có bữa tiệc này. V. nói ngắn gọn, lý do là V. nhớ tôi. Mọi người và tôi không ngạc nhiên lắm về câu nói của V.; có người bình luận rằng gì mà mới gặp đã nhớ nữa rồi!

    Ra bãi xe, tôi và T. đứng chờ taxi, những người khác tự lái xe và còn nấn ná muốn ở lại chờ taxi cùng bọn tôi. V. “đuổi” mọi người cứ về trước đi, V. ở lại được rồi, và hứa rằng V. sẽ không làm gì bé T. đâu. Mọi người về trước, chỉ còn lại V. với bé T. và tôi, V. rút từ trong túi ra món quà mang từ Tây Tạng về tặng tôi.

    Theo tôi hiểu, món quà này là (một trong những) lý do của buổi buffet giữa bọn tôi hôm ấy; V. phải nghĩ ra một dịp gặp mặt để tặng quà.

    Tôi thấy V. có nét hấp dẫn của một người biết nhiều hơn nói.


    3.

    Đôi khi, tôi cũng nghĩ đến P. Tôi thích cách P. để ý và ghi nhớ những thói quen của tôi, dù P. tự thú nhận rằng và tôi cũng nhận thấy rằng trí nhớ của P. không tốt lắm.

    Những khi đi ăn cùng P., tôi nhận thấy P. có tính quyết đoán, trong chừng mực nào đó, P. quyết đoán nhiều hơn tôi, dù P. lại thường nói rằng tôi là người rất quyết đoán. Nhưng tôi so sánh và nhận thấy mình không quyết đoán bằng P. ở chỗ: P. luôn là người chọn chỗ ngồi khi vào quán, và ngoại trừ những khi tôi nói rõ từ trước rằng một bữa ăn nào đấy do tôi mời, còn thì P. sẽ giành trả tiền, sẽ cười khoái trá khi tôi giành không lại… Mà khi giành không lại thì tôi sẽ dễ dàng “nhường” luôn cho P. trả tiền, chứ chẳng giành tới cùng.

    Có lần, vào quán ăn trưa, P. chọn bàn bên sát chiếc đàn dương cầm – một chiếc đàn đang nằm im re không người chơi. P. nói hôm nay mình chọn được chỗ ngồi hợp quá, và lát nữa P. sẽ hỏi nhân viên của quán cho phép tôi ngồi vào chơi đàn. Tôi gạt đi, thôi chắc người ta quý đàn lắm, sẽ sợ mình phá hỏng. Rồi khi bọn tôi chợt trông thấy ông sếp tôi cùng một đoàn người cũng kéo vào quán ấy ăn trưa, P. nói tôi có cơ hội để gây ấn tượng cho sếp mình đây rồi, bằng cách ngồi vào đàn mà trỗi lên một điệu nhạc du dương… Tôi cũng vẫn không đồng ý, nói rằng mình không cần tạo ấn tượng theo kiểu ấy. Thật ra, những hôm ấy là những ngày tôi đang tất bật với nhiều chuyện lu bu trong đời, tâm hồn không bay bổng lên được, và đầu óc không nhớ được một nốt nhạc nào cho ra hồn cả.

    Có lần, P. dẫn tôi đi ăn lẩu, rồi chợt nhận xét rằng bữa trước đi buffet sao tôi chỉ ăn toàn tinh bột mà ít ăn rau quá, chẳng phải con gái thường thích có làn da đẹp nên phải ăn nhiều rau sao…Tôi thích lối quan tâm như của P., nghĩa là để ý và ghi nhớ và lựa dịp nêu ý kiến, chứ không “khuyên răn” ngay tại “hiện trường” rằng tôi nên chọn món thế nào, vì muốn tôn trọng thói quen của tôi. P. nói rằng tôi thích ăn gì thì phải nói, để P. còn biết ý mà lần sau chọn quán. Tôi hờ hững đáp rằng tôi quan tâm đến không gian hơn là món ăn, mà không gian như thế nào làm tôi thích thì P. đã rất hiểu rồi.

    Tôi đã định khoe với P. về một niềm vui nho nhỏ, nhưng rồi khi gặp mặt, tôi chẳng khoe nữa. Vì, nếu là mấy tháng trước kia, niềm vui ấy đã là niềm vui chung của P. và tôi. Nhưng nay khác rồi, nó chỉ là niềm vui nhỏ xíu của riêng tôi.

    Tôi nghĩ về những đổi thay. Đổi thay về hoàn cảnh, ví dụ hoàn cảnh vui chung – vui riêng như vừa nêu. Đổi thay về thói quen. Đổi thay về sở thích. Đổi thay về tình yêu – tình yêu mà một người dành cho một người hay một việc hay một vật nào đó. Đổi thay ở bản thân mình, ví dụ mục đích chính của tôi hồi mới vào diễn đàn Đặc Trưng là kiếm đủ 50 bài để có thể xây nhà ở Không Gian Riêng, mà nay thì ý định ấy hoàn toàn biến mất trong đầu mình rồi.

    Chỉ nghĩ về những đổi thay thôi, và không nhận xét rằng nó tốt hay xấu gì cả. Như cách người ta thực hành “Quán tâm pháp”.


    4.

    Có một sự khác nhau giữa “nghĩ đến” và “nhớ”. Tôi nghĩ đến những nhân vật đã kể ở trên, vì họ đã có khi làm cho ngày của tôi vui hơn. Nhưng tôi “nhớ” ai? Người tôi nhớ, có thể có trong số vừa kể, cũng có thể là một người mà tôi chưa từng nhắc đến trong tất cả các bài đã đăng ở diễn đàn này.

    Và, liệu nỗi nhớ có thể được đem ra ngắm nghía một cách bình thản, như cách người ta thực hành “Quán tâm pháp”?
    dựa cây cong

  5. #35
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    343
    Quote Originally Posted by Lòng Như Gió View Post
    Nhớ người dưng

    Có một sự khác nhau giữa “nghĩ đến” và “nhớ”. Tôi nghĩ đến những nhân vật đã kể ở trên, vì họ đã có khi làm cho ngày của tôi vui hơn. Nhưng tôi “nhớ” ai? Người tôi nhớ, có thể có trong số vừa kể, cũng có thể là một người mà tôi chưa từng nhắc đến trong tất cả các bài đã đăng ở diễn đàn này.

    Và, liệu nỗi nhớ có thể được đem ra ngắm nghía một cách bình thản, như cách người ta thực hành “Quán tâm pháp”?
    Mới có "Nghĩ đến" và "Nhớ" tại vì chỉ mới có P và V. Từ từ sẽ đủ hết mẫu tự phụ âm ...M,N,H.......thì sẽ đến "lọc" và "chọn" .

    Chúc Gió toại nguyện. Chúc tuần lễ mới vui vẻ.

  6. #36
    Biệt Thự Dung's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    A, A
    Posts
    1,443
    Nhớ luôn ghé đọc bài chị Gió viết ,vì chị đã viết rất hay ...rất hay !
    Ngày 20-10 vừa rồi , Nhớ được 3,4 giỏ hoa thiệt đẹp của các cậu học trò tặng .
    Qua hôm sau thì héo .Nhớ lại ước chừng các em dễ thương này biến hoa thành bì thư cho Nhớ lúc này ...thì tuyệt hơn !
    hihihi...Nhớ hết mộng mơ ,lãng mạn ,mà quá cằn cổi ,thực tế rồi phải không chị Gió ?
    Lòng như gió mà ...hihihi..em mến chúc chị mọi sự như ý nhé .

  7. #37
    Xin chào và cảm ơn em Nhớ. (Nhiều khi chị hơi dễ tính, ai gọi mình bằng chị xưng em, mình cũng gọi lại bằng em xưng chị, ví dụ với em Khờ Khạo.)


    Quote Originally Posted by Bẹc View Post
    Mới có "Nghĩ đến" và "Nhớ" tại vì chỉ mới có P và V. Từ từ sẽ đủ hết mẫu tự phụ âm ...M,N,H.......thì sẽ đến "lọc" và "chọn" .
    Anh Bẹc nói thế! Chờ mình từ từ lọc với chọn, thì người ta đã lọc và chọn người khác từ đời tám hoánh rồi!
    dựa cây cong

  8. #38
    Phút đồng hành


    Một bác kia, hơi lớn tuổi, hơi quê mùa, một hôm kể chuyện rằng bác đã gặp một anh chàng “kỳ quặc” trong thang máy như thế nào. Chả là bác vào thang cùng anh ta, nhờ anh ta bấm giùm bác lầu 17, anh ta không nói không rằng, bấm một cái, rồi đến lầu 17, anh ta lẳng lặng bước ra. Bác phán: “Thằng ấy giống như câm. Nó không buồn nói rằng vâng cháu cũng lên lầu 17 đây…”

    Tôi nghĩ, bác này bình thường không câu nệ kiểu cách xã giao chút nào, nhưng sao lại khó tính trong chuyện cỏn con ấy như thế. Có lẽ do người ít đi thang máy, thấy cái gì trong thang cũng lạ, thấy thái độ của người đi cùng cũng lạ.

    Thời gian cùng nhau trong thang máy không đủ nhiều để những người lười nói cảm thấy hứng thú mở miệng ra cười với nhau hoặc chào nhau dăm ba câu.

    Vậy chứ, cũng có những người kịp kể xong một câu chuyện trong một chuyến thang.

    Chẳng hạn, anh kia, nhìn một phụ nữ đứng trước mặt mình bấm số rồi bước ra ở tầng lầu bà muốn đến, còn lại anh và tôi trong thang, anh đã kể tôi nghe câu chuyện về một người “bí ẩn”. Người ấy ngày ngày đi làm về, vào thang máy bấm số 78 rồi leo bộ hai tầng để lên lầu 80 về nhà mình, nhưng ngược lại, khi đi xuống, người ấy không đi bộ tầng nào cả. Anh đố tôi biết tại sao. Đáp án là: vì với chiều cao của mình, người ấy với tay không tới số 80.

    Có người, đứng trong thang đông người, đã huyên thuyên kể chuyện cho con trai mình đi học trường quốc tế như thế nào, và còn kèm theo lời khuyên rằng thời buổi này nên cho con đi học trường quốc tế, chứ học trường Việt Nam thì chúng nó cứ ngu đi. Thế là một thời gian sau, tôi đọc được trên mạng lời chửi rủa của một người đã có mặt trong chuyến thang hôm ấy, khi họ tình cờ nhớ ra con người chảnh và lắm lời đã để lại “ấn tượng sâu đậm” cho họ thế nào chỉ qua vài phút ngắn ngủi.

    Thế nghĩa là sự ghét nhau có thể ập đến rất dễ dàng chỉ qua vài phút đồng hành trong thang.

    Nhưng cũng may, trong nhiều chuyến thang ở đời này, cũng lắm khi mình được đồng hành cùng những người đáng mến. Có lần, tôi đi cùng hai mẹ con kia. Người mẹ già nắm tay cô con gái, nét mặt căng thẳng, vì bà sợ đứng không vững trong thang. Họ bước ra trước tôi vì họ ở lầu thấp hơn tôi. Bà mẹ ra ngoài rồi, còn ngoái nhìn tôi một cách khó hiểu, như muốn hỏi sao tôi còn chưa chịu ra. Cô con gái bà mới giải thích rằng cô ấy ở lầu cao hơn, chưa đến nơi, nên chưa ra. Tôi thầm nghĩ, nếu cuộc đời chỉ có những người già hiền từ, thật thà (thay vì những người trẻ trung láu cá và hăng tiết vịt đấu đá nhau vì những chuyện tầm phào), và những người chưa già ân cần chăm sóc những người đã già (thay vì chỉ lo thân mình và bỏ mặc cha mẹ già vào một xó xỉnh của lãng quên), thì con người là một loài sinh vật rất đáng yêu.

    P. cũng đã vài lần trải qua những phút đồng hành với tôi trong thang máy. Tôi biết thang nhà mình thuộc loại tốc độ di chuyển và đóng cửa lúc người ta vào thì chậm, nhưng tốc độ đóng cửa khi người ta ra lại nhanh, nên khi thang đông người mà lại nhiều trẻ em, tôi thường giành phần đứng gần bảng điều khiển, để bấm nút đóng cửa cho nhanh mỗi khi có thêm người vào, và bấm nút giữ cửa mở khi mọi người lần lượt bước ra. Vì thế, tôi sẽ là người bước ra sau cùng. Hôm đi cùng P., tôi thấy P đứng gần cửa phía bên kia, nên nghĩ chắc P. cũng theo dòng người mà bước ra trước cho đỡ vướng chân người đứng sau. Nhưng không, P. đã nấn ná chờ tôi, bằng cách đứng nép vào và chặn mép cửa bên kia, cũng để giữ cửa mở cho mọi người bước ra. Và chàng chờ tôi ra trước, rồi mới bước theo sau. Đó là sự thú vị khi được đi cùng một người để ý ga-lăng với phụ nữ.

    P. nói rằng tôi và P. là một “cặp piano”. Tôi tự hỏi, P. định nghĩa “cặp piano” là gì. Là một đôi bạn đồng hành với nhau trong lúc chơi dương cầm? Hoặc cùng nhau trò chuyện và chia sẻ các đề tài về piano? Hoặc cùng nhau thưởng thức một chương trình biểu diễn dương cầm, như P. mơ ước, ví dụ có Yiruma sang Việt Nam diễn thì P. sẽ đi xem cùng tôi? Hoặc “cặp piano” có ý nghĩa gì khác nữa?

    Tuy nhiên, tôi không hỏi P. Câu hỏi ấy có thể sẽ làm khó cho P. Tôi muốn tự mình tìm câu trả lời. Câu trả lời có thể khác nhau trong những giai đoạn khác nhau.

    Và tôi nghĩ, được cùng P. đồng hành không những trong thang máy, không những bên đàn dương cầm, mà còn trong những khi khác, là một điều dễ chịu. Chẳng hạn, khi ăn tối, tôi chưa kịp nhận ra rằng mình vừa uống cạn ly nước, P. đã hỏi tôi có muốn gọi thêm nước nữa không. Có lẽ, ngoài thói quen quan tâm rất kỹ càng đến từng biểu hiện nhỏ của tôi, P. còn quan tâm đến ly nước của tôi nữa, vì trước đó P. đã uống hết nước và đã san nước từ ly của tôi sang ly của P. để uống tiếp, nên có hơi lo lắng rằng đã lỡ tay lấy nước của tôi hơi nhiều. Tuy vậy, được người khác quan tâm ly nước của mình còn nhiều hơn mình quan tâm đến nó, kể ra cũng là một niềm vui.
    dựa cây cong

  9. #39
    Thợ Né nvhn's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,009
    Quote Originally Posted by Lòng Như Gió View Post
    Phút đồng hành

    Và tôi nghĩ, được cùng P. đồng hành không những trong thang máy, không những bên đàn dương cầm, mà còn trong những khi khác, là một điều dễ chịu. Chẳng hạn, khi ăn tối, tôi chưa kịp nhận ra rằng mình vừa uống cạn ly nước, P. đã hỏi tôi có muốn gọi thêm nước nữa không. Có lẽ, ngoài thói quen quan tâm rất kỹ càng đến từng biểu hiện nhỏ của tôi, P. còn quan tâm đến ly nước của tôi nữa, vì trước đó P. đã uống hết nước và đã san nước từ ly của tôi sang ly của P. để uống tiếp, nên có hơi lo lắng rằng đã lỡ tay lấy nước của tôi hơi nhiều. Tuy vậy, được người khác quan tâm ly nước của mình còn nhiều hơn mình quan tâm đến nó, kể ra cũng là một niềm vui.
    Chào Lòng Như Gió,

    Vẫn âm thầm theo đọc những bài viết của Gió, nhưng không ịn dấu chân lại thôi, hôm nay đọc đoạn trên câu P tô đậm, thấy trùng với suy nghĩ của một cô bạn, mà cách đây mấy hôm, có than phiền với P là ox, không quan tâm đến mình như hồi chưa cưới, P cười hỏi làm sao biết là không quan tâm, thì cô bạn đã cho thí dụ (so sánh) giống như câu Gió viết, là lúc còn là người yêu, đi ăn tiệm ảnh lau đủa, lau muổng dọn cho mình, và lăn xăng hỏi có cần thêm nước uống, khi thấy ly nước vơi, còn bây giờ gần như chả làm gì cả.
    -Chúa Kitô không có tay mà chỉ trông chờ đôi tay của chúng ta thay đổi thế giới ngày nay.
    -Chúa Kitô không có chân mà chỉ trông chờ đôi chân của chúng ta dẩn bước thế giới nầy đến với người.
    -Chúa Kitô không có môi miệng mà chỉ trông chờ môi miệng của chúng ta nói với mọi người.
    ------ ĐGH Gioan Phaolô II -----

    "Mặt em giận dễ thương "
    "Mặt vợ giận dễ sợ "

    Hình Hội Tết Fairgrounds 2012 @ San Jose.

  10. #40
    Chào anh P.

    Em nhớ hồi lâu rồi, ở một trong những con phố cũ, có lần em kể ra hai ví dụ để so sánh. Một là, chàng trai nọ lau yên xe bằng cách lau sạch phần ghế của cô bạn mình trước, rồi mới lau đến chỗ mình ngồi. Hai là, người chồng kia dẫn vợ đi vệ sinh, bị nước bắn lên chân, bèn lấy khăn giấy lau sạch giày mình, rồi mới đưa chiếc khăn ấy vào tay vợ cho vợ lau chân. Mà bà vợ thì đang mang bầu, bụng to vượt mặt, chắc cúi xuống nhìn cũng chẳng thấy bàn chân mình nằm chỗ nào.

    Sau đó, nếu em nhớ không lầm, anh Cả Ngố, anh Súng, chị Bống đã vào bình luận vài điều vui vui…
    dựa cây cong

 

 

Similar Threads

  1. Xôn xao cuộc sống
    By maihoa_hoang in forum Tùy Bút
    Replies: 17
    Last Post: 10-19-2011, 04:00 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:05 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh