Register
Page 3 of 10 FirstFirst 12345 ... LastLast
Results 21 to 30 of 98
  1. #21
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Hàn Sinh View Post
    Tôi nghĩ là hai câu hỏi in bold màu xanh của anh Triển nhằm mục đích tìm hiểu về suy nghĩ và niềm tin của người đối thoại chứ hoàn toàn không phải là sự khiêu khích dùng để tranh luận về tôn giáo!
    Vâng anh Hàn Sinh, tôi không tranh luận một vấn đề nhân sinh với một tín đồ của tôn giáo khác. Nhất là khi lạm bàn về cái chết của con người.


    Theo kinh Phật, "duyên" và "nghiệp" dùng để giải thích về thuyết Luân Hồi, là thuyết mà nhiều Phật tử cho rằng là thuyết của nhà Phật. Một lần nữa, "duyên" và "nghiệp" cũng không hề được dùng để giải thích cho sự sáng tạo, nguyên thủy, hay kết thúc của vạn vật. Đức Phật và đạo Phật sau này không hề có tham vọng giải thích những điều đó!
    Tuy nhiên trong suy nghĩ của mình (tất nhiên, có thể khác xa với suy nghĩ của những Phật tử khác), là một Phật tử, HS cho rằng thuyết Luân Hồi chỉ là sự đơm đặt với mục đích vụ lợi, lợi dụng... của tăng chúng sau này mà thôi.
    Tôi cũng đồng ý với anh (anh là Phật tử ?) rằng thuyết luân hồi không phải do Phật giáo sáng chế ra. Phật giáo chấp nhận sự 'tái sinh' (reincarnation) và phát triển một khía cạnh giáo lý trên sự chấp nhận này. Nhưng mà câu đánh giá và tính từ lợi dụng của anh Hàn Sinh có vẻ hơi nặng nề tí đó.

  2. #22
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    Phần sau đây là để trả lời Triển tướng công.

    Cám ơn ông Triển hén, đã ví tui là... trinh nữ (cho dù trinh nữ thiếu dầu - trời thần ơi, bảo đảm trước sau rồi cũng chết cái tên với anh em nhà chồng, kép tui đang phởn với term này, y chang chuyện chả phởn vì tui đòi... "đứng")

    Tui nghĩ... đức tin là chuyện đường dài ông à. Đèn hổng chỉ cần dầu mà còn cần cả bấc (tim đèn) nữa lận, có thế mới hổng tàn lụi khi ra trước gió.
    Như đã nói, tôn giáo có hai tập, tập đầu là sự sống (and/or sáng tạo), tập sau là... sự chết (nghĩa là hậu chuyện của sự sống).

    Tui có nói tui và thím bảy khác nhau ở tập 1 này heng - Tui thuộc tập 1 như cháo, nhuyễn nhừ hổng cần có sách trước mặt. Qua tập 2 - thím bảy chê cả hai tập - thì tui đọc mà ráng quá xá ráng, có khúc chữ nghĩa dễ nên hiểu ra, có khúc chữ nghĩa khó nên hiểu hổng đặng, than ôi !

    Điều này hổng phải tui mù chữ ha, chỉ là từ vựng tui còn thiếu nên loạng quạng.
    Cũng tỉ như... mình gởi thân chủ đi specialist rồi họ gỡi cái report cho mình, họ là một chiên-da có ngôn ngữ diệu vợi ngàn trùng, chữ nghĩa tối thui.
    Nên rồi... cái kết luận của report ta hiểu liền, nhưng chữ nghĩa chiên-da dùng - để giải thích cho kết luận - thì ta ấm ớ hiểu hổng ra.

    Thành ra... nghe kết luận tập 2 nớ coi như là đạt, chuyện giải thích rắc rối ta xếp lợi, để thủng thẳng từ từ "điều nghiên" hổng đi đâu mà vội.
    Giả như sau này hiểu đặng và hiểu kịp thì quá xá tốt, còn bằng như hổng đặng hổng kịp cũng hổng sao - rồi mần màn tự an ủi, rằng hố cát nhỏ mong gì chứa hết được nước đại dương.
    Amen.

    Kính chào ông.
    Chừ tui ngồi chờ gia chủ, ổng mở topic ra thì hẳn phải ít nhiều có ý kiến héng.

    Ma đàm Ngô,

    tôi đồng ý với bà Ngô là "đức tin" là chuyện đường dài. Cho nên tôi mới đưa ví dụ sự chết và liên quan đến đức tin trong Ki-Tô Giáo đến Ki-Tô Hữu như bà để hỏi xem. Nếu bà tin vào lời Đức Chúa, tin vào giáo lý, sao lại muốn thảo luận về sự chết với người đạo khác hoặc không có tôn giáo. Bà muốn qua đó để củng cố đức tin, hay là qua đó để truyền đạo của mình ? Tôi cho rằng cả hai đều không phải ý bà, xin được phép phóng túng đoán như vậy.

    Tuy nhiên ý của bà ra sao ?

    Câu thứ nhì bà viết bên trên cho tôi rằng: "Như đã nói, tôn giáo có hai tập, tập đầu là sự sống (and/or sáng tạo), tập sau là... sự chết (nghĩa là hậu chuyện của sự sống)".

    Đây là suy nghĩ của bà dưới lăng kính Ki-Tô Giáo. Chứ Phật Giáo theo tôi biết không đặt giáo lý nhân sinh ở hai tập như bà, mà nhiều tập (tôi xin tránh chữ "phim bộ" vì nghe "trửng giỡn" không nghiêm túc).

    "Thành - Trụ - Hoại - Diệt", 4 khái niệm mà người ta hay nghe trong Phật Giáo nói đến, chỉ để giải thích cho sư Vô Thường trong vũ trụ, một sự tất yếu của một yếu tố nhân sinh hiện hữu đó là bản ngã (vật lý). Và Phật Giáo không chấp nhận bản ngã, có nghĩa là đó là thân giả lập, không có tự chủ. Nói thêm là lạc đề, vì gieo vào những người không có đạo Phật một sự mơ hồ về giáo lý đạo Phật. Cho nên tôi xin phép ngừng tại chỗ này không nói thêm nữa.

    Ý tôi là như thế đó, ma đàm nhìn sự việc ở lăng kính khác, góc độ khác, thấy nó đen. Tôi nhìn sự việc theo sự hiểu biết của tôi với giáo lý tôi biết được của đạo của tôi thấy vấn đề màu trắng. Trắng gặp đen thì sẽ không có mẫu số chung dù mình cố gắng nhân đôi nhân ba ở tử số, vẫn còn sự sai số tiếp tục nằm chung quanh. Cái sai số này chính là đức tin của bà, và niềm tin của tôi vào đạo pháp của riêng mình. Dù rằng ma đàm có tránh tiếng và nhân cách hóa sự việc cho nhẹ nhàng bằng chị Bảy, thằng Tư, hay con Tám, nhưng rốt cuộc thì căn bản để tranh luận vẫn chính là sự khác biệt quan niệm này mà thôi. Có lửa mới có khói. Ma đàm thường tránh lửa, dập khói mà phải không ?

  3. #23
    "Phải chăng chết là hết?"
    Đây là một câu hỏi, rõ ràng rất rắc rối. Nếu mỗi người đứng từ một quan điểm, một đức tin, ... để tranh luận thì ... ôi thôi biết bao giờ xong mà có khi lại va chạm vào một số vấn đề tế nhị.
    Nếu đứng trên quan điểm của khoa học thì "Chết là hết". Nhưng đức tin, tôn giáo thì lại khác.
    Nhưng rõ ràng qua kinh nghiệm của một số người thì họ lại thấy rằng chết, té ra vẫn chưa hết.
    Tôi lấy kinh nghiệm cha tôi, ngày xưa, trước 1975, có lần ông đang ngồi uống trà sáng, bỗng nhiên, ông thấy có bàn tay vổ nhẹ vào vai ông và tiếng một người đàn bà nói:
    - Ông hãy lên trên sân thượng mà xem nhảy dù tề! (lúc đó là trúng ngày Quân lực VNCH).
    Bản tính cha tôi không bao giờ tin dị đoan, mỗi lần nghe ai bàn chuyện ma quái là ông cười và bỏ đi. Nhưng lần đó ông như quán tính vụt ngồi dậy leo lên lầu như một sự vô thức (bình thường ông rất ghét mấy mục nầy, một phần vì thành kiến khuynh cộng).
    Khi bước lên sân thượng, vì muốn xem cho rõ, ông lùi dần, ra đằng sau, bỗng chân ông đụng phải một cái gì mềm mềm. Ông quay người lại và bắt gặp ông anh kế của tôi nằm sòng sượt dưới mái ngói trên sân. Miệng ông anh sùi bọt mép, bên cạnh là vỏ ống Optalidon...
    Sau này, chính ông đã khẳng định, là mẹ tôi đã hiện về cứu con.
    Cho đến bây giờ thú thật với các bạn, tôi vẫn không tin là chết thì không hết. Nhưng bằng những sự kiện mà ta quy nạp, có khi tôi cũng giật mình!
    Thôi, mình là người Đông Phương và là người VN, hãy tin "chết là không hết" để cảm thấy không cô đơn, không trơ trọi!

  4. #24
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Tuấn Nguyễn View Post

    Nếu đứng trên quan điểm của khoa học thì "Chết là hết". Nhưng đức tin, tôn giáo thì lại khác.
    Dạ không đúng lắm. Trong khoa học, ở vật lý theo định luật bảo toàn năng lượng trong một hệ kín (conservation of energy) được phát hiện và chứng minh trong thế kỷ 19, thì chết không có hết anh ơi.

  5. #25
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Vâng anh Hàn Sinh, tôi không tranh luận một vấn đề nhân sinh với một tín đồ của tôn giáo khác. Nhất là khi lạm bàn về cái chết của con người.
    Tôi cũng đồng ý với anh (anh là Phật tử ?) rằng thuyết luân hồi không phải do Phật giáo sáng chế ra. Phật giáo chấp nhận sự 'tái sinh' (reincarnation) và phát triển một khía cạnh giáo lý trên sự chấp nhận này. Nhưng mà câu đánh giá và tính từ lợi dụng của anh Hàn Sinh có vẻ hơi nặng nề tí đó.
    Anh Triển,


    Trước hết, tôi phải nói rằng bản thân mình không hề phủ nhận công sức đóng góp vào xã hội của các tổ chức tôn giáo. Thí dụ như, các việc tổ chức cứu trợ đối với nạn nhân thiên tai, hỏa hoạn, nạn nhân chiến tranh, các trại tế bần, dục anh, hoặc chăm sóc các bệnh nhân nan y, truyền nhiễm... Trong các việc làm đó, hầu hết các tu sĩ thiện nguyện viên (ni cô, Phật tử, và các nữ tu Thiên Chúa giáo... ). Đó là những việc làm đầy lòng từ bi và nhân ái của những đơn vị, tổ chức, và sự hy sinh đáng kính trọng. Tuy nhiên, đó chỉ là cái nhìn từ một phía của hai mặt của đồng xu mà thôi. Nói chính xác hơn, những việc làm và sự hy sinh cao quý của họ dành cho xã hội, chỉ đại diện cho chính bản thân và các đơn vị trực thuộc của họ mà thôi!

    Gọi tôi là Phật tử hay không, điều đó không hề quan trọng, anh ạ:

    Tôi được nhận pháp danh năm mới được mười một tuổi, trong thời gian được Bố-Mẹ gửi theo Thiếu Nhi Phật tử, tại chùa Thiền Quán, Hóc Môn. Nhưng khi lớn hơn, tôi sinh hoạt Hướng Đạo Việt Nam. Sau đó, tôi từ bỏ thói quen đặt chân đến những nơi Phật tự (đôi khi cả nhà thờ Thiên Chúa Giáo) nguy nga đồ sộ!

    Trong những năm đói kém của thập niên 80's, nơi tôi đến là các ngôi chùa được cất sơ sài ngoài ngoại ô hẻo lánh hoặc các vùng miệt quê nghèo xa xôi... Đó là những nơi mà người trụ trì có thể còn chưa được là Đại Đức,... Họ có thể chỉ là các cư sĩ tầm thường. Hiểu biết về kinh sách và Phật pháp của họ, có thể chỉ ở mức rất đơn sơ. Sự tu tập của họ cũng thế, đơn sơ theo hiểu biết nghèo nàn của họ. Nhưng đời sống vật chất của họ rất gắn bó với việc lao động "tay làm hàm nhai" của chính mình. Họ cũng từng lội năm sáu cây số trong đêm hôm khuya để làm lễ cầu siêu cho những gia đình tang chủ không có đủ khả năng gì hơn là, "gửi Thầy năm lon gạo trắng đem về!"

    Anh có biết rằng các nơi đó gọi là chùa, có nơi thật ra chỉ là những liếp tranh trống hoác từ trong ra ngoài. Mà bàn thờ Phật, nhiều khi chỉ là mảnh ván không được ngay ngắn, kê lên mà thôi. Gọi là chùa, nhưng không có được nhiều hơn vài tấm chiếu và dăm chiếc ghế để tiếp khách thập phương!
    Dăm litres dầu lửa, ký lô đường vàng, dăm muỗng bột ngọt, thùng mì chay, và chục ký gạo... mà chúng tôi có thể đem đến; được nhận với tất cả lòng hoan hỷ và tri ân!
    Tuy nhiên, cũng từ họ tôi được nghe những tâm tình chân thành của các tăng chúng nghèo nàn cả về vật chất lẫn kiến thức, nhưng giàu lòng từ bi và hỉ xả!

    Tôi còn nhớ trong một thread nào đó, anh có than phiền về những lễ lạc mê tín mà cửa chùa tổ chức vừa để thỏa mãn nhu cầu Phật tử đến chùa, cũng vừa để có sự đóng góp "phước sương" xây chùa to và đẹp(!)
    Cũng là "nghề" tu hành, người dùng công sức lao động của mình là chính và nhận của thập phương chỉ là sự phụ giúp, điều này hoàn toàn khác với kiếp sống ăn bám của những tu sĩ trong các chùa chiền lộng lẫy, anh ạ!
    Có lẽ, điều tôi gõ ra đây khiến anh nghe thấy nặng nề. Nó càng nặng nề hơn, vì anh đang nghi ngờ tư cách Phật tử của tôi và còn muốn hỏi rằng, nếu điều tôi nói là đúng, thì điều đó cũng xảy ra ở tôn giáo khác, nhưng
    tại sao tôi không hề đề cập đến?

    Lý do đơn giản như đã trình bày, tôi giữ thái độ không đả kích tôn giáo bạn. Tuy nhiên, nếu các đạo hữu của tôn giáo khác soi được cái gương của chính tôn giáo của mình qua những điều gì tôi gõ về Phật giáo khiến đức tin suy giảm phần nào, thì đó là ngoài ý muốn của tôi!

    Trở lại với sự đánh giá và các tính từ lợi dụng, trục lợi,... mà tôi đã dùng:

    Như anh từng công nhận tôn giáo, ít ra là Phật giáo, đã đơm đặt những điều điều mê tín so với mục đích ban đầu của các thần tượng tôn giáo đó (Phật chẳng hạn!).
    Vậy mục đích ban đầu của Phật khi Ngài thuyết pháp là gì? Và quan trọng hơn cả là, lý do tại sao người ta phải thêu dệt, đơm đặt vào những điều Đức Phật không hề đề cập đến?

    Đơn giản, Đức Phật đã đi chân ròng rã các nơi để thuyết pháp về đạo từ bi và giải thoát. Chính trong kinh sách cũng nói rằng, có khi Ngài và các đệ tử cũng phải chịu đói khát mà vẫn vượt qua những chặng đường dài trong cái nắng mùa Hè oi bức giữa các địa phương khác nhau để đem lời thuyết pháp của mình đến với chúng sinh còn sống trong bể khổ.

    Bản thân Đức Phật và các đệ tử đã phải mang nhiều nỗ lực trong hành trình thuyết pháp của mình là thế!
    Ngày nay, các hòa thượng, thượng tọa thuyết pháp trong những đại sảnh, đại tự nguy nga phù phiếm... trong khi bên ngoài bao kẻ đói khát cần giúp đỡ!
    Tiền ở đâu ra để xây chùa cao, đúc chuông to; nếu không biết cách chiêu dụ chúng sinh qua những triết lý "cao siêu" (mà thực chất chỉ là mơ hồ), các thuyết mê tín khiến cho Phật pháp càng huyền bí, khó hiểu với chúng sinh?
    Nếu Phật pháp được trình bày đơn giản và dễ hiểu, thì lấy đâu có thùng "phước sương" đong đầy giấy bạc của thập phương, hả anh Triển?
    Có lẽ trong suy nghĩ của anh, chưa bao giờ anh hình dung ra được một thứ nghề nghiệp, đó là "nghề đi tu"!
    Chắc chắn rằng, thuyết luân hồi cùng những điều mê tín, huyền hoặc, và cả những cái gọi là "triết lý cao siêu"... cũng chỉ là phương tiện thương mại; mà sau khi Phật đã viên tịch rồi cũng chẳng còn quyền năng hiện ra để ngăn cản việc làm bậy của tăng chúng!

    Phần này tôi trình bày, trong con mắt của một Phật tử nhìn vào đạo mình. Còn việc đạo hữu của các tôn giáo bạn có so sánh hoặc giữa cuộc đời và sự hy sinh của Đấng Cứu Thế với đời sống của tu sĩ ngày nay ra sao, khiến ảnh hưởng đến đức tin của họ, một lần nữa hoàn toàn ngoài ý muốn của tôi, anh ạ!

    Câu chuyện, "Đậu hũ chùa đang cắn nhau với đậu hũ làng!" chắc hẳn anh đã nghe qua?
    Lẽ ra như đã viết ở trên, tôi không hề đề cập đến tôn giáo khác trong thread này. Tuy nhiên, câu chuyện khôi hài dưới đây được kể từ chính miệng của Cha Xứ nhà thờ Hoàng Mai tại Gò Vấp trong một lễ cưới năm 1995 mà tôi trong tình cờ về VN thăm gia đình và thành phó nhòm bất đắc dĩ của đám cưới đó. Cha (tôi không biết tên) vẫn đang còn sống và làm Chánh Xứ tại Hoàng Mai. Câu chuyện khôi hài rất thâm thúy của Cha nói về đạo của mình. Nhưng tôi thấy có thể áp dụng chung cho mọi tôn giáo khác. Chuyện vui mà Cha kể, có nội dung như sau:

    Một giáo dân ăn ở hiền lành, thật thà rất mực. Đến khi chết, tất nhiên ông được lên thiên đường cùng những người thiện lương khác nữa. Bước ngang cổng thiên đường họ được thánh Peter chào đón họ với thái độ thờ ơ nên có phần thất vọng. Bỗng đâu có tiếng chuông trống inh ỏi. Rồi, thánh Peter hớn hở chạy ra đón mừng một vị linh mục bước vào cổng thiên đường. Các giáo dân lấy làm lạ và chạy theo nắm áo thánh Peter hỏi cho ra lẽ, tại sao có sự kỳ thị?

    Thánh Peter nở nụ cười hiền lành rồi từ tốn giải thích:
    "Tại các con chưa biết, giáo dân thường như các anh chị em đây được lên thiên đường... thì hằng hà, sa số. Nhưng khoác áo tu sĩ dưới trần thế mà giữ mình để lên được thiên đường thì hiếm hoi vô vàn! Cho nên, chúng ta nên quý trọng những tu sĩ như thế, các con ạ!"

    Tôi nhớ, khi Cha kể xong câu chuyện, nhiều thanh niên trẻ ồ lên cười như vỡ chợ, trong khi các giáo dân lớn tuổi hơn thì im lặng. Thậm chí, có người còn tỏ thái độ khó chịu ra mặt!


    Tôi hiểu trong câu anh nói, "Nhưng mà câu đánh giá và tính từ lợi dụng của anh Hàn Sinh có vẻ hơi nặng nề tí đó. ", đã có phần ít nhiều nể nang và thiên vị đối với cá nhân tôi!
    Tuy nhiên, như đã trình bày trong suy nghĩ của mình ở bên trên, thì trục lợi và lợi dụng vẫn chưa hoàn toàn nói hết được tính chất của sự việc, phải không anh?

    Hàn Sinh.

  6. #26
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Hàn Sinh View Post
    Tôi hiểu trong câu anh nói, "Nhưng mà câu đánh giá và tính từ lợi dụng của anh Hàn Sinh có vẻ hơi nặng nề tí đó. ", đã có phần ít nhiều nể nang và thiên vị đối với cá nhân tôi!
    Tuy nhiên, như đã trình bày trong suy nghĩ của mình ở bên trên, thì trục lợi và lợi dụng vẫn chưa hoàn toàn nói hết được tính chất của sự việc, phải không anh?

    Hàn Sinh.
    Không phải tôi thiên vị hoặc nể nang anh Hàn Sinh hay người khác, mà tôi nhẹ nhàng và thận trọng trong những đề tài như thế này, để chứng tỏ thiện chí của mình. Những đề tài này nếu không có thiện chí hậu thuẫn phía sau, dễ thường đi đến cãi vã, lời qua tiếng lại rồi tiến dần sang miệt thị, lăng mạ cá nhân.

  7. #27
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Dạ không đúng lắm. Trong khoa học, ở vật lý theo định luật bảo toàn năng lượng trong một hệ kín (conservation of energy) được phát hiện và chứng minh trong thế kỷ 19, thì chết không có hết anh ơi.
    Nếu vậy thì chúng ta phải khẳng định lại, hết đây là hết cái gì? Nếu khi chết thì nó chuyển qua một dạng vật chất khác, chịu những định luật vật lý thì lại khác. Còn nếu nói chết là hết, nghĩa là điều mà ta vẫn gọi là "ý thức" hay "linh hồn" hết thì có khoa học nào dám quả quyết là còn. "Còn" mà một số người vẫn khẳng định, theo tôi là niềm tin hay gọi theo nghĩa tôn giáo là đức tin.

  8. #28
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Tuấn Nguyễn View Post
    Nếu vậy thì chúng ta phải khẳng định lại, hết đây là hết cái gì? Nếu khi chết thì nó chuyển qua một dạng vật chất khác, chịu những định luật vật lý thì lại khác. Còn nếu nói chết là hết, nghĩa là điều mà ta vẫn gọi là "ý thức" hay "linh hồn" hết thì có khoa học nào dám quả quyết là còn. "Còn" mà một số người vẫn khẳng định, theo tôi là niềm tin hay gọi theo nghĩa tôn giáo là đức tin.
    Tôi chỉ nhắc cho anh nhớ về định luật bảo toàn năng lượng trong vật lý. Và điều này có chứng minh và khoa học hẳn hòi. Vũ trụ này hiện nay là một hệ kín. Nếu không, chúng ta đã không tồn tại từ lâu rồi. Trong định luật bảo toàn năng lượng thì không có năng lượng sinh ra, và cũng không có năng lượng triệt tiêu đi. Chỉ có sự chuyển đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Mọi sự vật trong vũ trụ này đều đang chuyển động. Không có trạng thái nào ngừng nghỉ cả thì làm sao có sự chết. Người ta không nhìn thấy sự chuyển hóa năng lượng rồi suy diễn là sự chết, là một sự chấm dứt mà thôi. Người ta chỉ thấy sự dừng lại của thể chất, nhưng không nhìn thấy sự chuyển hóa của năng lượng trong thể chất đó. Năng lượng chính là yếu tố chính của sự chuyển động. Một con người hay vật thể sống nghĩa là gì ? Khi không nhìn thấy sự chuyển hóa năng lượng được thì người ta cho rằng "sự sống" của bề ngoài vật chất đó đã hết. Muốn nói đến khoa học thì đó là khoa học đó. Tôi chỉ gợi ý anh bấy nhiêu thôi anh Tuấn và cũng không bàn tiếp vào các quan niệm nhân sinh trong các tôn giáo khác nhau để tránh các ngộ nhận và tranh cãi.

  9. #29
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Quote Originally Posted by Tuấn Nguyễn View Post
    Nếu vậy thì chúng ta phải khẳng định lại, hết đây là hết cái gì? Nếu khi chết thì nó chuyển qua một dạng vật chất khác, chịu những định luật vật lý thì lại khác. Còn nếu nói chết là hết, nghĩa là điều mà ta vẫn gọi là "ý thức" hay "linh hồn" hết thì có khoa học nào dám quả quyết là còn. "Còn" mà một số người vẫn khẳng định, theo tôi là niềm tin hay gọi theo nghĩa tôn giáo là đức tin.
    Anh Tuấn,

    Tôi đồng ý và ủng hộ nhận xét này của anh!
    Bởi vì, nếu xét rằng linh hồn tồn tại sau cái chết, thì ít nhất linh hồn của các thần tượng tôn giáo cũng tồn tại và đang hiện hữu.

    Thế nhưng lịch sử của nhân loại đã từng ghi lại bao cuộc chiến tương tàn máu đổ xương rơi thành sông thành núi cũng vì nhân danh Thượng đế của mỗi bên. Nếu bản thân linh hồn của các đấng Allah, Chúa, Phật... vẫn còn hiện hữu; thì họ đã ở đâu khi chiến tranh tôn giáo nổ ra? Phải chăng, họ cũng hiếu thắng và mặc cho thảm họa rồi để cho fans của mình bịch nhau chí chết, chỉ để biết chân lý nào hơn, triết lý nào thua?

    Lập luận cho rằng, đó là sự trừng phạt của Đấng trên cao đối với loài người, e rằng mang nhiều phần lố bịch. Lố bịch vì điều này đi ngược lại với đức từ bi, tinh thần bác ái của Chúa của Phật. Lố bịch, vì trong khi kêu gọi con người cư xử tử tế và thương yêu lẫn nhau, thì các Ngài lại xem mạng sống của chúng sinh nhân loại là cỏ rác; chỉ để chứng tỏ quyền uy của mình(?) Ngược lại, nếu các Ngài vẫn đang tồn tại nơi nào đó ở trên cao, nhưng lại xem rằng chiến tranh xảy ra chỉ do con người ngu muội thanh toán lẫn nhau mà thôi; thì đó chính là suy nghĩ hoàn toàn vô trách nhiệm, bởi đó là những cuộc chiến tranh, dù muốn hay không, cũng là nhân danh các Ngài!

    Là kẻ phàm phu mà HS còn nhìn nhận ra được vấn đề rõ ràng như trong lòng bàn tay mình. Thử hỏi tại sao các Ngài không thể nhìn thấy được? Phải chăng, các Ngài là những kẻ vô lương khoanh tay chứng kiến nhân loại tàn sát lẫn nhau vì mình?

    Sự thật thì luôn luôn đơn giản. Khổ nỗi, chính vì sự đơn giản của nó mà tâm lý con người khó chấp nhận và tin được. Họ luôn luôn đi tìm những gì mơ hồ để đặt niềm tin của mình vào đó!

    Gần cuối năm 1999, trong team làm việc của tôi tại San Jose có một đồng nghiệp người Việt. Project lúc đó là chuẩn bị debug Y2K trên các testing program, làm việc trên máy Sun Solaris... Khổ nạn của tôi khi đó là mỗi ngày cứ phải bị chị Cathy đem báo lá cải đăng những tin đồn nhảm nhí về "tận thế" đến dí vào tận mặt tận tai của mình. Lịch sự có, sẵng có, với mục đích cầu xin chị ấy "tha cho" cái trò chơi quái đản của chị; nhưng vẫn không thành công... Cho đến một buổi sáng, thấy chị từ xa bước đến cubicle của mình, tôi chủ động gợi chuyện trước, "chị Cathy, em nghe nói sau năm 2000... ", rồi im bặt không nói thêm một chữ nào nữa... Sự im lặng kéo dài của tôi đã khiến chị sốt ruột, vì được rà trúng tần số, nhưng bị bỏ ngang xương! Không nhịn được tính tò mò, chị hỏi trong sự sốt sắng, "sau đó thì sao, thì sao, hả T?"

    Chậm rãi cầm ly cafe thấm giọng trong khi sự tò mò của chị Cathy đã căng như sợi dây "Mí" (dây số 6) của chiếc đàn guitar, tôi nói, "sau năm 2000, sẽ là năm 2001 chị à!")
    Chị giận và không thèm nói chuyện với tôi hết vài tuần... Cũng nhờ thế tôi có đủ thời gian dành cho project của mình trước ngày 28/12/1999!

    Chuyện có thật mà tôi vừa kể ra cho thấy, sự thật luôn luôn bị khinh thường và rẻ rúng... Và, với cái gọi là "niềm tin", người ta luôn luôn là nạn nhân của chính mình trong việc tìm kiếm những điều hoang tưởng!

    Trong hiểu biết hạn hẹp và nông cạn của tôi, nguyên thủy mục đích cứu rỗi và giải thoát của các thần tượng tôn giáo hoàn toàn là giúp cho nhân loại được hòa thuận trong cách sống để biết thương yêu nhau và hòa thuận hơn. Cách khác, họ dạy cho nhân loại căn bản đạo đức để mà noi theo. Nếu đệ tử các đời sau này dựa vào căn bản đạo đức, đạo lý để truyền đạt lại; quả thật đó là hạnh phúc vô bờ của loài người!

    Tuy nhiên, lòng tham con người chính là cha đẻ của tôn giáo khi lợi dụng sự kém hiểu biết của người khác bằng niềm tin và đức tin. Tôi nói vậy, vì chúng ta đã có quá nhiều bằng cớ khi người ta lựa chọn giữa niềm tin, đức tin,... và căn bản đạo đức. Chỉ một việc, "miệng ăn chay, tay làm mặn." cũng nói lên được điều này!

    Và cũng chính vì tham lam, các Phật tử (hoặc có thể cả tín đồ của những tôn giáo khác nữa cũng làm điều tương tự, mà tôi không tiện đề cập) đã lấy việc tụng kinh, gõ mõ, lập bàn thờ... để mong sơm' đến cõi niết bàn, thay cho việc trau dồi căn bản đạo đức của chính bản thân!

    Vài điều chia sẻ cùng anh về cảm nhận của sự tồn tại của linh hồn sau cái chết!

    Hàn Sinh.

  10. #30
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    "sợi dây "Mí" (dây số 6) của chiếc đàn guitar" là dây trầm nhất, tần số là 82 Hz. Dây Mí (số 1) căng nhất, có tần số 330 Hz
    Đỗ thành Đậu

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 40
    Last Post: 11-16-2011, 10:29 AM
  2. Tưởng Vậy Nhưng Cũng Không Phải Vậy
    By Mr Cù in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 82
    Last Post: 10-19-2011, 10:29 PM
  3. Bé 3 tuổi chăm mẹ chết mòn trên giường bệnh
    By tử đằng in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 07:59 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:13 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh