Register
Page 10 of 10 FirstFirst ... 8910
Results 91 to 98 of 98
  1. #91
    Lời Kể Của 1 Người Hấp Hối: Năm Hình Ảnh Trước Cửa Tử
    Hòa Thượng Rastrapal
    Hải Trần dịch Việt

    Cuộc sống sau cửa tử và sự hiện hữu của không gian bốn chiều là hai nan đề đã làm điên đầu bao triết gia, tâm lý gia, và các học giả về bản chất con người. Có nhiều quan điểm khác biệt đã được nêu lên, nhưng tựu trung, tất cả đồng ý rằng chúng ta đều phải chết. Thêm vào đó, người hấp hối thường có những cử chỉ lạ lùng như thể họ đang sống trong một thế giới nào khác mà chúng ta không cảm nhận được. Lúc đó, dường như họ đang sống trong ảo tưởng. Thế nhưng, nếu quan sát một cách tường tận, chúng ta có thể sẽ thấy rằng những "ảo tưởng" đó tuy khó tin nhưng có thật. Nhiều năm trước đây, là một nhà sư, tôi chứng thực được điều đó khi đứng cạnh giường của một người đang hấp hối. Kinh nghiệm này đã chấn động tinh thần tôi đến độ sau đó tôi phải bỏ công tìm tòi học hỏi thêm các khái niệm về chư Thiên trong Kinh Tam Tạng Phạn ngữ (Pali).

    Qua lời thỉnh cầu của chư Phật tử bốn phương, tôi xin viết lại câu chuyện trên với hy vọng rằng câu chuyện này sẽ trả lời được phần nào các thắc mắc đó. Nơi đây, tôi xin cám ơn sự khích lệ và đóng góp vào cuốn sách nhỏ này của các Ngài Thiền sư Munindra, Tiến sĩ Arabinda Barua, Giáo sư Sunil Barua, và Bà Krishna Barua.

    Tỳ Kheo Rastrapal

    -oOo-

    Câu chuyện tôi sắp kể ra đây xảy ra vào năm 1957. Lúc đó tôi thọ giới tỳ kheo được bốn năm. Tôi hoan hỉ hăng say học Phật Pháp. Trong đó, có câu chuyện về Phật tử Dhammika trong quyển Chú giải Kinh Pháp Cú làm tôi quan tâm hơn cả.

    Cư sĩ Dhammika là một Phật tử tín tâm thời Đức Phật còn tại thế. Toàn thể gia quyến ông thực hành Phật Pháp rất nghiêm túc. Khi thọ bệnh, và nhận thấy mình sắp từ giã cõi đời, ông thỉnh cầu Đức Phật cho phép Tăng chúng đến tụng kinh bên giường bệnh. Lời thỉnh cầu của ông được Đức Phật chấp nhận. Ngài cử một số chư Tăng đến gia thất ông, và chư Tăng bắt đầu trì tụng Kinh Tứ Niệm Xứ.

    Khi chư Tăng đang tụng kinh, thình lình ông la lớn: "Ngừng lại! Ngừng lại!". Nghe vậy, chư Tăng rất lấy làm ngạc nhiên. Vì nghĩ rằng ông Dhammika yêu cầu đừng tụng kinh nữa, chư Tăng bèn ngưng tụng và trở về tinh xá trình với Đức Phật.

    Đức Phật hỏi sao chư Tăng về sớm vậy. Chư Tăng thưa rằng đó là vì cư sĩ Dhammika yêu cầu ngưng, và do đó chư Tăng quay trở về tuy chưa tụng hết bài kinh. Đức Phật nói rằng mọi người đã hiểu lầm ý người bệnh. Ngài giảng giải thêm rằng ý của ông ta hoàn toàn khác hẳn. Ông muốn chư Thiên đang đem xe đến đón ông về thiên giới hãy ngừng lại, đừng đưa ông đi vội, vì ông đang nghe kinh. Ông ta không hề có ý yêu cầu chư Tăng ngưng tụng kinh.

    Trong Tam Tạng Kinh Điển và trong các sách Chú Giải, tôi cũng từng đọc được nhiều câu chuyện về sự xuất hiện của chư Thiên và ngạ quỷ trong giờ phút lâm chung, tùy thuộc vào nghiệp quả đã làm trong suốt cuộc đời của người hấp hối. Tôi rất thắc mắc, vì những câu chuyện này đi ngược lại với đường lối tôi lý luận lúc đó. Tôi tìm đến Hòa Thượng Jnanishwar, một học giả uyên thâm về Phật học trụ trì tại một ngôi chùa nổi tiếng ở vùng Unainpura tại quốc gia Bangladesh, và trình lên Ngài nỗi thắc mắc của mình. Ngài bèn niệm bài kệ sau:

    "Niraye aggikkhandho ca petalokanca andhakam, tiracchanayoninca mamsakkhandhanca manusam, vimanam devalokamhi nimittam panca dissare."

    Có nghĩa là:

    "Ai bị đọa xuống Địa Ngục sẽ thấy lửa; ai bị đọa làm ngạ quỷ sẽ thấy xung quanh mình tối tăm; ai sinh làm thú vật sẽ thấy rừng rú, súc vật và muông thú; ai sinh làm người sẽ thấy thân nhân đã khuất; và ai sinh lên cõi Trời sẽ thấy cung điện trên Thiên giới. Thường thường, năm hình ảnh này sẽ hiện ra cho người hấp hối."

    Ngài Hòa Thượng đã cố công giải thích câu kệ trên cho tôi rất cặn kẽ, nhưng tôi vẫn không đồng ý cho lắm. Phải có một kinh nghiệm thực chứng nào đó họa may mới có thể thuyết phục tôi hoàn toàn tin tưởng vào câu kệ trên.

    -oOo-

    Sau đó không lâu, tôi đã chứng thực được điều mình đang mong mỏi. Lúc ấy, tôi đang ở tại một ngôi chùa trong làng Tekota thuộc hải cảng Chittagong, nằm trong quốc gia Bangladesh. Một ngày kia, khi đi học về từ ngôi trường đại học cách chùa khoảng năm dặm, tôi cảm thấy rất mệt mỏi và muốn lên giường nằm nghỉ chốc lát. Bỗng đâu, có một cư sĩ ở làng bên đến chùa nhờ tôi đi thăm người anh rể tên là ông Abinash Chandra Chowdhury, vì ông này đau nặng và đang cơn hấp hối. Ông Chowdhury được năm mươi sáu tuổi, và là một Phật tử tín tâm, ai cũng biết đến tâm đạo của ông ta. Tôi đứng dậy và đi theo vị cư sĩ đến nhà người anh rể của ông ấy.

    Đến nơi, tôi thấy nhà ông đã đông đủ bạn bè thân quyến. Tất cả đều nhường lối cho tôi tiến đến gần người hấp hối. Ông ta đang nằm trên một tấm nệm trải trên sàn. Lúc ấy khoảng 8:30 tối. Có người mang ghế lại mời tôi ngồi. Cả nhà trở lên im lặng khi tôi sửa soạn tụng kinh. Ai nấy đều hồi hộp vì trước đó, tôi đã từng ngỏ ý trong các bài thuyết pháp rằng tôi ước ao được kiểm chứng lại năm hình ảnh thường hiện ra trước giây phút lìa đời của người sắp chết. Giờ đây, giây phút quan trọng được mong chờ này đã đến.

    Tôi bắt đầu tụng kinh. Sau khi tụng xong vài bài, tôi nghe người hấp hối thì thào một cách thành kính những chữ "Phật - Pháp - Tăng, Vô thường - Đau khổ - Vô ngã" và "Từ - Bi - Hỷ - Xả". Thế rồi, tôi nhận thấy ông ấy suy nhược hẳn đi. Để nhìn ông ta cho rõ, ngõ hầu chứng minh câu kệ về năm hình ảnh nọ, tôi yêu cầu mọi người cho tôi ngồi xuống sàn, cạnh người sắp quá vãng. Mọi người liền tuân theo ý tôi ngay.

    Người hấp hối nằm nghiêng về phía tay trái đối diện tôi. Tôi đặt bàn tay phải của mình lên cánh tay phải của ông ta và hỏi thăm sức khỏe. Ông trả lời rằng giây phút lìa đời đã đến, và không còn hy vọng gì sống thêm nữa. Tôi cố gắng an ủi ông rằng ông mới có năm mươi sáu tuổi và không thể nào chết sớm như vậy. Suốt đời ông đã làm rất nhiều việc thiện, nêu lên bao nhiêu gương sáng cho mọi người trong làng, cho nên cuộc đời ông không thể bị vắn số như vậy được.

    Thế rồi tôi hỏi ông có muốn thọ trì Ngũ Giới và nghe thêm kinh không. Ông ta bằng lòng. Sau khi cho ông thọ giới, tôi tụng kinh và nhận thấy ông ta lắng nghe với tất cả lòng thành kính. Khi ngừng tụng, tôi muốn biết ông có thấy hình ảnh nào không. Suốt thời gian tôi ngồi cạnh, cặp mắt ông ta nhắm nghiền. Cứ mỗi khoảng thời gian ngắn là tôi nhắc lại câu hỏi của mình. Ông ta cho biết rằng ông không nhìn thấy gì cả.

    Khoảng 11:30 tối, đôi môi ông bắt đầu mấp máy. Những người đứng cạnh giường nhận ra rằng ông đang nói thấy cây Bồ đề tại Bồ đề Đạo tràng, nơi Đức Phật thành đạo. Có lẽ ông ta thấy cây Bồ đề vì đang nhớ lại chuyến hành hương của mình tại Bồ đề Đạo tràng. Tôi hỏi ông còn thấy gì khác. Ông nói một cách ngạc nhiên rằng hai vị sinh thành ra ông cũng ở đó và đang dâng hoa lên Vajrasana (Kim Cương Tọa) dưới cội cây Bồ đề. Ông ta nói như thế đến hai lần. Tôi nhờ ông hỏi song thân ông có muốn thọ Ngũ Giới không. Ông ta trả lời có và hai người đang chắp tay nhận giới.

    Sau khi truyền Ngũ Giới cho song thân ông, tôi lại hỏi ông xem hai vị ấy có muốn nghe kinh không. Khi được trả lời rằng có, tôi bèn tụng bài Từ Bi Kinh. Tôi cảm thấy rất kích động với những diễn tiến vào lúc đó, vì chúng đã xảy ra giống câu kệ về năm hình ảnh nọ. Những người xung quanh cũng bị kích động không kém vì họ đang chứng kiến một sự kiện không thể ngờ.

    Theo như lời kệ, tôi hiểu rõ ràng rằng hình ảnh cha mẹ quá vãng cho tôi biết ông sẽ tái sinh làm người và trong điều kiện sống rất cao đẹp, vì có hình ảnh của cây Bồ đề cùng với song đường. Thế nhưng, tôi cảm thấy với đức tin trong sạch, ông xứng đáng lên cõi cao hơn. Tôi tiếp tục hỏi ông còn thấy gì nữa.

    Một lúc sau, tôi nhận thấy ông ấy có sự thay đổi. Hình như ông ta bắt đầu lo lắng cho cuộc sống trần thế và yêu cầu họ hàng giải nợ cho ông. Tôi hỏi ông thấy gì. Ông trả lời một cách yếu ớt rằng ông thấy một bộ tóc dài. Lúc ấy khoảng 1:40 sáng. Tôi hỏi: "Ông có thấy mắt không"" thì được trả lời rằng: "Không, vì bộ tóc đen phủ kín từ đầu đến gót."

    Tôi không biết hình ảnh ma quái này có nghĩa gì, nhưng cũng đoán chừng rằng nếu ông ta chết vào lúc này thì sẽ tái sinh vào một cảnh giới thấp, nên tôi bắt đầu tụng kinh để xua đuổi con ma. Quả nhiên công hiệu, vì khi tôi hỏi con ma còn đó không, ông nói con ma đã biến mất. í´t lâu sau, khi tôi nhờ Hòa Thượng Jnanishwar và Hòa Thượng Silalankara giải thích, cả hai đều nói rằng nếu qua đời vào lúc bấy giờ ông ta sẽ tái sinh làm ngạ quỷ.

    Hình như ông vẫn còn quyến luyến sự sống trên cõi thế gian vì ông nài nỉ thân nhân cất giữ tấm nệm dưới giường ông nằm cho người con trai duy nhất mang tên là Sugata Bikash Chowdhury. Người con trai này còn kẹt ở xa, tận tỉnh Durgapur thuộc Ấn độ. Ông không muốn tấm nệm bị hỏa thiêu theo xác ông theo tục lệ của nhiều Phật tử ở hải cảng Chittagong thuộc quốc gia Bangladesh. Sau đó, ông bị kiệt sức rất nhiều.

    Tôi hỏi ông còn thấy những gì. Ông ta trả lời rằng ông thấy hai con chim bồ câu đen. Tôi hiểu tức thì rằng đó là hình ảnh của thế giới loài thú, nơi ông sẽ tái sinh. Lúc này đã 2:00 giờ sáng. Tôi không muốn ông thọ sinh làm kiếp thú nên tiếp tục tụng kinh. Khi tụng xong vài bài, tôi lại hỏi ông thấy gì. Lần này, ông trả lời rằng không thấy gì cả.

    Tôi tiếp tục tụng kinh. Một lúc sau, tôi hỏi ông có thấy gì nữa không. Tôi phải nhắc lại câu hỏi nhiều lần. Cuối cùng, ông ta nói một cách ngạc nhiên rằng ông thấy một cỗ xe từ thiên giới đang tiến đến gần. Mặc dù biết rằng không một chướng ngại vật nào có thể ngăn cản được cỗ xe đó, nhưng vì lòng tôn kính đối với chư Thiên, tôi yêu cầu thân quyến của người hấp hối đứng xa ra, nhường chỗ cho cỗ xe đậu lại. Xong, tôi hỏi ông cỗ xe đó cách xa ông bao nhiêu. Ông đưa tay ra dấu cho biết cỗ xe đó đang ở sát cạnh giường.

    Khi được hỏi có thấy ai trong xe không, ông ta trả lời rằng có những vị thiên nam và thiên nữ trong xe. Tôi nhờ ông hỏi ý chư Thiên có muốn thọ Ngũ Giới không, vì tôi được biết qua kinh điển rằng chư Thiên rất vâng lời và kính trọng chư Tăng và các vị cư sĩ tại gia có đạo tâm.

    Khi được trả lời rằng có, tôi liền làm lễ truyền Ngũ Giới cho chư Thiên và hỏi các Ngài có muốn nghe Từ Bi Kinh không. Khi biết chư Thiên đồng ý, tôi bèn tụng hết cả bài kinh. Tôi lại hỏi chư Thiên có muốn nghe Hạnh Phúc Kinh (Mangala Sutta) không, và tôi tụng bài này khi chư Thiên tỏ ý bằng lòng.

    Khi tôi hỏi các Ngài có muốn nghe thêm bài Linh Bảo Kinh (Ratana Sutta) không, thì người hấp hối xua tay ra dấu rằng chư Thiên bảo không còn thì giờ nghe kinh nữa. Sau đó, ông ta cho biết chư Thiên muốn tôi trở về chùa.

    Tôi hiểu rằng chư Thiên nóng lòng muốn rước người bệnh lên thiên giới, nhưng tôi tìm cách ngăn cản để kéo dài sự sống cho ông ta trên mặt đất này. Tôi nhờ ông mời chư Thiên lui gót vì chưa đến lúc ông ấy chết. Tôi lý luận rằng ông ta mới có năm mươi sáu tuổi, cho nên tôi dám chắc rằng chư Thiên đã lầm lẫn. Tất cả mọi người có mặt và cả tôi nữa sẵn lòng hồi hướng phước báu của mình đến các Ngài để đổi lấy sự sống cho ông ta.

    Tôi lại hỏi người hấp hối còn thấy hình ảnh gì nữa không. Ông trả lời rằng song thân ông còn quanh quẩn bên cây Bồ đề. Như vậy, chỉ có nghĩa là tâm ông còn vướng bận cảnh trần rất nhiều và ông sẽ tái sinh làm người. Một lần nữa, tôi đề nghị tất cả chúng tôi hồi hướng phước báu đến cha mẹ ông đã quá vãng, và sau khi thọ hưởng rồi, hai ông bà phải ra đi như chư Thiên đã ra đi vậy.

    Theo dấu hiệu của người hấp hối thì hình như người cha đồng ý, nhưng người mẹ thì không. Tôi tỏ vẻ nghiêm cẩn với bà mẹ vì chư Thiên đã đồng ý với tôi thì hai người không nên từ chối. Tôi nói rằng nếu hai người vẫn có hành động như thế, e rằng sẽ gây ra các hậu quả không tốt cho hai người mà thôi. Tôi phải nói mãi họ mới chịu nghe. Cuối cùng, cả hai biến mất.

    Bây giờ thì không còn bóng hình nào lảng vảng trong tâm người bệnh nữa. Trông ông ta thay đổi hẳn. Ông ta hít một hơi dài và có nhiều sức sống. Khi có người cầm đèn đến gần để soi mặt ông, ông ta nói: "Đừng lo nữa, tôi không chết đâu." Nhận thấy ông đã khỏe hẳn, tất cả chúng tôi đều cảm thấy nhẹ nhõm và vui mừng.

    Chúng tôi đều bị kích động với những diễn tiến vừa qua. Lúc đó đã 5:00 giờ sáng. Mọi người vừa trải qua một đêm không ngủ, nhưng không ai tỏ ra mệt mỏi, vì sự kiện trên quá hấp dẫn và thu hút. Tôi từ giã mọi người, quay trở về chùa, đi tắm, ăn sáng, và sau cùng lên giường chợp mắt.

    Khoảng 10:30 sáng, nghe tiếng động ngoài phòng, tôi đi ra xem chuyện gì thì thấy ông khách tối qua. Tôi hỏi ông nguyên do trở lại chùa thì được biết ông ta đến đón tôi vì sau năm tiếng đồng hồ khoẻ mạnh, ông Chowdhury lại bị đuối sức và cái chết lại cận kề.

    Tôi vội vàng theo người khách trở lại nhà ông Chowdhury. Trên đường, tôi gặp rất nhiều người trong làng lũ lượt kéo nhau đi cùng hướng với tôi, và khi đến nhà ông Chowdhury, tôi thấy rất đông người đứng chật cả nhà. Đó là vì tiếng đồn về sự kiện xảy ra từ đêm trước. Mọi người rẽ ra nhường lối cho tôi tiến đến giường bệnh.

    Tôi ngồi bên cạnh người hấp hối hỏi thăm sức khỏe. Ông ta trả lời rất yếu ớt rằng ông không sống được nữa. Tôi khuyến khích ông và nhắc nhở ông những việc thiện ông đã làm trong đời. Lâu lâu tôi lại hỏi ông có thấy ai không, nhưng ông ta không thấy gì cả.

    Khoảng 11:20 sáng, một cụ lão tên là cụ Mahendra Chowdhury khoảng 86 tuổi nhớ ra giờ ăn chót trong ngày của tôi sắp qua nên nhắc tôi độ ngọ. Tôi cương quyết từ chối vì không thể rời giường bệnh vào lúc đó cho dù là để ăn cơm.

    Câu nói của tôi làm bầu không khí căng thẳng thêm vì ai cũng chờ đợi những diễn tiến tiếp theo tối trước ra sao. Tôi lại hỏi người hấp hối thấy gì không. Lần này, ông ta trả lời: "Có, chư Thiên lại đem xe đến nữa."

    Sự xuất hiện của chư Thiên ngay sau khi tôi từ chối ăn trưa làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Sau này, khi tôi nhờ Hòa Thượng Jnanishwar và Hòa Thượng Silalankara giải thích, cả hai đều nói rằng chư Thiên chờ tôi đi độ ngọ, để khi tôi vắng mặt là chư Thiên đón ông ta về trời ngay. Thế nhưng vì tôi không chịu bỏ đi, nên các Ngài đành đến rước ông ta vậy.

    Người bệnh cho tôi biết chư Thiên thỉnh cầu và năn nỉ tôi trở về chùa. Khi tự hỏi tại sao, tôi bỗng hiểu sở dĩ các Ngài ngần ngại không rước người bệnh đi khi tôi còn ở đó vì các Ngài mang ơn tôi đã ban Ngũ Giới và tụng kinh cho các Ngài. Sau này, nhị vị Hòa Thượng cũng nói thế.

    Vì cảm thấy người bệnh không thể trốn tránh cái chết được nữa, tôi nhờ ông thưa cùng chư Thiên rằng: "Xin chư Thiên tự nhiên rước ông ta đi, cho dù tôi đang có mặt tại nơi đây. Tôi không phản đối nữa. Tôi rất hoan hỉ cho phép ông ta ra đi." Sở dĩ tôi nói vậy vì ông ta sẽ đi về thiên giới, rất xứng đáng với các công đức ông đã làm và đó là điều tôi chân thành ao ước cho ông. Tiếp theo, tôi yêu cầu bà vợ và thân quyến của ông nói lời giã biệt một cách vui vẻ.

    Đây là lúc mọi người sửa soạn cuộc hành trình cuối cùng trong đời của người hấp hối. Trước khi ra đi, ông nói: "Thôi, tôi đi dây." Vẻ mặt ông rất hân hoan và xán lạn.

    Tôi bèn nâng đầu và vai ông, còn người khác nắm chân. Chúng tôi đặt ông nằm ngửa cho thẳng thắn. Tôi nhỏ vài giọt nước đường vào miệng ông. Tiếp theo, tôi đặt bàn tay phải của mình lên ngực ông ta. Tôi cảm thấy còn rất nhiều hơi ấm. Người đang chết hình như còn tỉnh thức và đang lẩm nhẩm những câu kinh nhật tụng.

    Thế rồi, ông ta giơ bàn tay phải lên như đang tìm kiếm một vật gì. Tôi không hiểu ông muốn gì. Có người trong đám đông đề nghị có lẽ ông muốn sờ chân tôi như đêm trước ông đã từng làm như vậy, vì tôi đang ngồi trên sàn cạnh ông.

    Tôi đưa chân phải của mình đến gần để ông ấy có thể đưa tay ra sờ được. Khi sờ được chân tôi xong, trông ông có vẻ mãn nguyện. Sau đó, ông giơ bàn tay vừa đụng vào chân tôi lên trán mình và sau cùng xuôi thẳng tay đặt bên hông.

    Tôi cảm thấy hơi ấm ở ngực ông bớt dần. Khoảng một hay hai phút sau, cơ thể ông ấy giật lên và trút hơi thở cuối cùng. Khi xác ông hoàn toàn lạnh, tôi rút tay về và nhìn quanh. Mọi người xung quanh ngồi hay đứng đều hoan hỉ và an nhiên tự tại.

    Cả nhà không một tiếng khóc. Đó là một cuộc tiễn đưa người chết rất hay, theo đúng lời tôi căn dặn trong các buổi thuyết giảng. Tôi từ giã mọi người và bảo thân nhân bạn bè người chết bây giờ có thể tha hồ khóc lóc, vì vào lúc này sự thương tiếc không còn ảnh hưởng đến người quá vãng nữa.

    -oOo-

    Câu chuyện trên đã đánh tan mọi mối nghi ngờ từ trước về câu kệ diễn tả năm hình ảnh xuất hiện trong trí người sắp chết do Hòa Thượng Jnanishwar đọc và tôi cũng từng thấy những câu tương tự trong kinh điển. Sau này, khi phân tích về cái chết của ông Chowdhury, tôi nhận ra rằng mỗi giai đoạn đều có một hình tướng (nimitta) tương xứng với trạng thái của tâm (citta).

    Cảnh cây Bồ đề và cha mẹ đã khuất là kết quả của nghiệp tướng (kamma nimitta). Đó là yếu tố quan trọng trong tâm thức do thiện nghiệp gây ra. Thế nhưng, sau này, ông ta thấy người tóc dài và hai con chim bồ câu hoặc hình ảnh ngạ quỷ. Đó là dấu hiệu của những việc bất thiện ông đã làm.

    Nghe kinh tụng đã xua đuổi được tư tưởng bất thiện và kết quả là hình ảnh ma quái lẫn muông thú biến mất. Tâm trở nên an tịnh nhờ nghe kinh kệ và thọ Ngũ Giới nên hình ảnh chư Thiên xuất hiện. Cho đến phút cuối, trạng thái tâm trong sạch này mạnh hơn hết. Tâm này còn mạnh hơn cả tâm khi thấy song thân. Hình ảnh cha mẹ đã biến mất để cuối cùng con đường lên thiên giới hiển lộ cho người hấp hối thư thái ra đi.

    -oOo-

    Kết luận câu chuyện này là giây phút cuối trong đời sẽ có ảnh hưởng mạnh đưa chúng ta về cảnh giới cao hơn hay thấp hơn. Vì thế, bổn phận của thân nhân người đang hấp hối là hãy nhắc nhở cho người đó những việc thiện đã làm trong đời và tụng kinh niệm Phật luôn luôn. Chúng ta không nên làm tâm thức người đó mê mờ qua sự khóc than hay khiến họ lo nghĩ đến chuyện thế tục.

    Tôi cũng hiểu thêm rằng cho dù mộ đạo hay làm việc thiện đến đâu chăng nữa, chúng ta không thể đạt được giải thoát hoặc lên cõi Niết bàn. Mọi hành vi thiện chỉ có thể giúp chúng ta tái sinh lên cõi an vui như cõi trời hoặc Phạm thiên chẳng hạn. Chỉ khi hành thiền Tuệ Quán (vipassana-bhavana) chúng ta mới thoát khỏi được mười kiết sử (dasa samyojana) và đạt được bốn quả Thánh đưa đến Giải Thoát. Bốn quả Thánh đó là Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai và A-la-hán.

    Ba kiết sử đầu tiên là thân kiến (sakkaya-ditthi), hoài nghi (vicikiccha), và giới cấm thủ (silabbata-paramasa) chỉ vượt qua được khi đạt quả Nhập Lưu. Ai đã đạt được quả vị này sẽ không tái sinh vào bốn khổ cảnh: Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, và A -tu-la. Không những thế, các Ngài không tái sinh quá bảy lần. Khi lâm chung, các Ngài chỉ thấy hình ảnh cõi người hay cõi trời mà thôi.

    Ai hành thiền tiến xa hơn nữa sẽ đạt được quả vị Nhất lai khi kiết sử thứ tư là dục ái (kamaraga) và thứ năm là sân hận (patigha) đã bị suy yếu. Các Ngài chỉ còn tái sinh thêm một lần mà thôi. Hình ảnh hiện ra khi hấp hối cũng là hình ảnh cõi người hay cõi trời.

    Người nào hành thiền và diệt được hoàn toàn kiết sử thứ tư và thứ năm, nghĩa là dục ái (kamaraga) và sân hận (patigha), sẽ không tái sinh lại cõi người nữa. Các Ngài sẽ tái sinh vào thiên giới gọi là Tịnh Cư Thiên, và sẽ nhập Niết bàn sau đó. Những vị này chỉ nhận được hình ảnh chư Thiên khi hấp hối.

    Khi hành thiền nếu tiến được xa hơn, chúng ta có thể đạt được quả A-la-hán khi loại trừ năm kiết sử còn lại. Đó là sắc ái (rupa-raga), vô sắc ái (arupa-raga), mạn (mana), trạo cử (uddhacca), và vô minh (avijja). Các Ngài đã đạt được quả vị cuối cùng, và khi lìa cõi đời sẽ không thấy hình ảnh gì cả.

    Niết bàn là đích cuối cùng do Đức Phật tìm thấy qua thiền Tuệ Quán. Các đệ tử của Ngài đi trên con đường do Ngài chỉ dạy, và phải nhờ thiền Tuệ Quán mới đạt đến Niết bàn. Những hình ảnh hiện ra chỉ là những ánh đèn khi mờ khi tỏ tạm soi kiếp sống con người. Mục tiêu cuối cùng, ngọn đèn sáng thật sự ở cõi Niết bàn, chỉ đạt được qua thiền Tuệ Quán mà thôi.

  2. #92
    Tiễn Anh!

    Chiều qua anh còn đó
    Sáng nay anh đi rồi
    Nhìn anh nằm bất động
    Nét xám xịt bờ môi.

    Không biết gì để nói
    Cả một kiếp long đong
    Suốt đời anh tất bật
    Giờ nằm cũng tay không.

    Nhớ xưa anh nghèo khó
    Quyết chí phải thành công
    Cuộc đời như huyễn mộng
    Anh có biết hay không?

    Nay anh nằm bất động
    Tiền bạc có như không
    Người thân đành chia cắt
    Từ giã chốn bụi hồng.

    Thôi chia tay anh nhé
    Tôi thầm nhủ với lòng
    Cuộc đời vô thường quá
    Sắc sắc tức thị không…

    Như Chiếu

  3. #93
    "One person’s demise is another person’s gain”

    Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi
    Tràm Cà Mâu

    Mẹ vợ ông Hàn mới chết, con cháu từ xa đổ xô về chịu tang. Các anh chị em vợ của ông chọn một cái hòm do nhà quàn đề nghị, với giá 12 ngàn đô. Ông Hàn chê đắt, bảo khoan quyết định, chờ ông khảo giá đã. Ông Hàn bình tĩnh ngồi bên máy vi tinh, lục tìm khảo giá. Bà vợ ông thì chạy lui chạy tới trong phòng khách, dẫm chân đành đạch trên sàn nhà, khóc bù lu bù loa, rồi đến day áo ông mà nói:

    “Giờ nầy mà anh còn ngồi đây thong dong khảo giá? Chuyện nầy cấp bách. Có phải mua món hàng gia dụng đâu mà chần chờ? Tốn kém bao nhiêu anh em chúng tôi cũng chung chịu. Mẹ chết có một lần. Làm chi cái việc hà tiện xấu thế?”

    Ông anh vợ cũng bối rối nói:

    “Giờ phút nầy, thì nhà quàn ra giá bao nhiêu, mình cũng phải nhận. Có đắt hơn ít trăm bạc, cũng không sao. Mình lựa chọn cái hòm đó, chứ họ có ép mình đâu?”

    Ông Hàn quay ngoắt lại, nói với giọng cứng rắn:

    “Ít trăm thì tôi khảo giá làm chi? Phải ít nhất là mấy ngàn đồng. Có thể tiết kiệm được từ 40% đến 60% toàn bộ chi phí tang lễ. Dù là tiền của ai đi nữa, tôi cũng không muốn phung phí.”

    Bà vợ thét lên:

    “Rồi mua phải thứ hòm giả mạo, không tốt. Nó đâu đem đến liền cho mình được, chờ đến bao giờ mới có? Chậm trể việc ma chay. Mà lỡ nhà quàn không chịu nhận hòm từ nơi khác đưa tới, thì đem cái hòm đi tặng ai, tôi nhất định không cho để trong nhà nầy.”

    Ông Hàn cười hề hề, chậm rải trả lời:

    “Giả mạo làm sao được? Cũng hòm ấy, cùng hiệu, cùng tên, cùng nhà sản xuất. Nhà quàn cũng mua tại các nơi đó thôi. Rồi cộng thêm chi phí, tiền lời, mà tăng giá lên. Ai dại mua thì ráng chịu. Nhà quàn cũng không làm gì sai trái. Họ làm thương mãi, phải kiếm cho được nhiều tiền lời càng tốt. Họ chẳng có gạt gẫm ai. Nhưng nếu mình mua được hòm đúng giá, thì người bán sẽ chuyển ngay đến nhà quàn trong vòng 24 giở. Chắc chắn. Theo luật liên bang Mỹ, bắt buộc nhà quàn không được từ chối quan tài và các vật dụng cần thiết cho người chết do thân nhân mua và đem đến. Trường hợp đó, nhà quàn chỉ lo các dịch vụ tang ma, các lễ lạc mà thôi. Tôi còn phải kêu nhà quàn cung cấp cho mình bảng ghi giá cả của từng mục, gọi là FPL (Funeral Price List) theo luật định. Tôi sẽ so sánh thêm giá cả của từng mục dịch vụ để không bị hố, trả giá cao, đắt. Bà đừng lo, nếu nhà quàn không nhận hòm, thì tôi bán lại kiếm chút lời.”

    “Bây giờ không phải là lúc đùa giỡn được. Anh có chắc hòm được giao đúng thứ mình muốn, và trong vòng 24 giờ không. Giao cho nhà quàn, họ tráo hòm khác thì sao? Anh đã có kinh nghiệm nào đâu?”

    “Mình có thể đòi hiện diện trong lúc giao hàng, ai mà đánh tráo được?”

    Cả nhà bực mình, xôn xao vì thái độ kỳ cục của ông Hàn. Một bà chị vợ gay gắt:

    “Có phải vì không là mẹ ruột, nên cậu nhẩn nhơ, và đòi làm những chuyện trái đời?”

    Ông Hàn hơi giận, giọng cứng, gằn: “Nầy, chị đừng nói thế. Mấy năm nay ai chăm sóc mẹ? Ai đưa mẹ đi bệnh viện, làm đủ thứ giấy tờ, nhắc mẹ uống thuốc hàng ngày? Thằng nầy chứ ai. Thế thì bây giờ mẹ qua đời, tôi không có quyền phụ giúp mẹ và cả gia đình nầy, cử hành tang lễ đàng hoàng hơn, ít tốn kém hơn hay sao?”

    Ông Hàn gầm gừ bỏ đi, lục lọi tìm tòi trong mấy chồng hồ sơ, và quăng ra một tờ bào “US News & World Report” và nói:

    “Các anh, các chị đọc bài “Đừng Chết Trước Khi Đọc Bài Nầy” (Don’t Die Before You Read This) đi, để biết.”

    Vợ ông Hàn la lên: “Trời ơi, giờ nầy còn bụng dạ nào mà đọc báo? Mà nó viết gì? Sao anh không tóm tắt kể cho bà con nghe, xem có lọt tai không?”

    Ông Hàn chầm chậm nói: “Tác giả Miriam Horn viết về chuyện linh mục Henry Wasielewsky. Vị linh mục nầy đã vạch trần cách làm ăn thiếu lương thiện, bóc lột quá đáng của một số nhà quàn trong lúc tang gia bối rối. Đã bị những nhà quàn bất lương hăm dọa, nhiều lần kêu điện thoại lúc nửa đêm đòi xin tí huyết, không những thế, ông còn bị cảnh sát địa phương săn đuổi, và cả vị Giám Mục địa phận cũng đày ông đi xa. Bài báo viết rất hay, kể rõ một số thủ đoạn của những nhà quàn thiếu lương thiện.”

    Ngưng một lát, uống hớp nước xong, ông Hàn nói tiếp: “Tác giả viết thêm rằng, người ta không có kinh nghiệm, không có thì giờ trong thời gian cấp bách, không có đủ bình tĩnh khi đang đau buồn, bối rối, cho nên nhà quàn và nghĩa địa làm giá rất cao. Tang quyến mệt quá, và nghĩ rằng người chết chỉ có một lần, nên giá nào cũng chịu. Cò kè giá cả trong lúc đau buồn nầy, thì thấy có cái gì lấn cấn trong lòng. Trong bài báo nói, giá cái hòm chỉ 675 đô, mà nhà quàn đưa giá 3495 đô, cũng gật đầu chấp nhận. Giá xe tang mỗi giờ vào thời đó chỉ 25 đô mà tăng lên 200 đô hay cao hơn nữa. Cũng như các món khác như là hoa, bia mộ, thiệp cám ơn vân vân, tăng gấp 3 đến 8 lần. Nếu giá chỉ tăng 100% thôi, là đã là phước cho tang chủ lắm.”

    Ông Hàn cười, và tiếp lời: “Bài báo viết thêm rằng, trường hợp tang chủ kêu đắt, họ nói khéo lắm. Đề nghị bỏ xác vào thùng giấy đem chôn sẽ được rẻ hơn nhiều, tang quyến nghe mà xót xa, đau lòng, tủi thân, nghĩ rằng mình thương người quá cố không đủ, thế là cắn răng chịu giá cao.”

    Bà Hàn hỏi thêm: “Còn gì nữa không?”

    “Đây, tác giả viết rằng, có một bà đã khóc và xin bà con bạn bè trợ giúp tiền bạc để làm đám tang cho chồng. Nhà quàn đòi 995 đô cho cái hòm. Khi có người hỏi sao đắt thế, họ bảo đó là loại hòm đặc biệt. Có người không tin, đi khảo giá, cũng hòm đó, loại đó, thì nơi sản xuất bảo rằng đó là loại rẻ nhất bằng ván ép. Người ta đến phàn nàn với nhà quàn, thì họ giảm giá xuống 50%. Có nhà quàn gián tiếp hối lộ cho tu sĩ, giáo sĩ, tặng những vé máy bay đi chơi, du lịch miễn phí, để họ dành cho nhà quàn sắp xếp chương trình tang lễ. Có thế mới ra giá cao được. Có thể tưởng tượng được không, cùng một cái hòm, mà có nơi đưa giá chỉ 1495 đô, mà nơi khác cho giá 9910 đô. Một số nhà quàn kiếm tiền của thân nhân kẻ quá cố dễ dàng, bằng cách bán các phụ kiện trong đám ma. Ví như gắn thêm một tượng kim loại nhỏ, hình Đức Mẹ Maria, giá mua chỉ chừng 3 đến 5 đô, mà tính đến một hai trăm. Người ta ngại, không dám hỏi về những biếu tượng thiêng liêng nầy.”

    Ông Hàn đưa tờ báo cho mọi người và thúc hối : “Đọc đi, mọi người đọc đi để thấy việc tôi làm đây là đúng hay sai. Nếu không biết, thì để cho người khác làm, đừng cản trở.”

    Vừa lúc đó, thì có bà Kim đến. Bà nầy trước đây làm việc cho nhà quàn, bà là trưởng giám đốc tang lễ, nay đã về hưu. Ông Hàn như bắt được của quý, xoắn lấy bà Kim, yêu cầu giúp đỡ, hướng dẫn dể làm sao giảm thiểu được chi phí đám tang . Bà Kim ngồi cười. Vợ ông Hàn chạy ra phân bua:

    “Giờ nầy mà ông xã em còn khảo giá trên mạng để làm tang lễ. Ông ấy muốn giảm chi phí, vì nhiều nhà quàn thường cho giá cao trên trời. Chị làm trong nghề, xin chị chỉ giúp tụi em với.”

    Bà Kim chậm rải: “Không phải nhà quàn nào cũng thiếu lương thiện, muốn nhân cơ hội tang gia bối rối mà moi tiền. Rất nhiều nhà quàn đàng hoàng, uy tín, nhưng họ cũng thừa khôn ngoan, để tìm lợi tức tối đa cho cơ sở kinh doanh của họ. Giá cả cũng có cao, nhưng cao vừa phải, không quá lố. Nếu họ có đề nghị, quảng cáo khách hàng mua thêm mục nầy, mục kia, thì là lẽ thường trong việc kinh doanh kiếm lời. Với chủ trương không gạt gẫm ai, nhưng ai muốn có những thứ xa xỉ, đắt tiền, mà có khả năng tài chánh, thì tại sao nhà quàn lại bỏ lỡ cơ hội ? Nhà quàn là nơi làm thương mãi, kiếm lợi tức, chứ không phải nơi làm phước thiện.”

    Ông Hàn nhỏ nhẹ: “Chị có nhiều kinh nghiệm trong ngành nầy, chúng tôi xin chị vài lời vàng ngọc hướng dẫn cho, làm sao để giảm thiểu chi phí chôn cất thân nhân, tránh những sai lầm tốn kém vô ích.”

    Bà Kim cười: “Sai lầm lớn nhất của tang quyến, là không chịu khảo giá năm ba nơi khác nhau. Người ta cho giá nào, thì cũng nhận, không dám hỏi mà cũng không dám mặc cả từ quan tài, cho đến đất chôn, và các nghi lễ tốn kém khác. Sai lầm kế tiếp là chọn lựa nhà quàn. Thường chọn gần nhà, hoặc nơi đã có người quen làm đám tang rồi. Nếu không khảo giá vài ba nơi, tang quyến có thể trả giá gấp 3 lần nơi khác. Ví như cùng việc mai táng, có nơi cho giá 2500 đô mà chỗ khác đến 6500 đô. Cũng việc thiêu xác, có nơi chỉ 395 đô, mà nơi khác đến 5600 đô.”

    Bà vợ ông Hàn bẻn lẻn nói nho nhỏ: “Nếu chị không nói ra điều đó thì em tưởng ông chồng em là người khùng, gàn dỡ, chướng ách. Nhưng em hỏi chị, thì giờ đâu mà đi khảo giá, thân nhân mình chết rồi, có nằm đó mà chờ được không?”

    Bà Kim cười nhẹ nhàng:

    “Cứ thong thả, để xác thân nhân tại bệnh viện, nơi đây có đủ phòng lạnh để tồn trử, không ai đem xác quăng đi hoặc gởi hoá đơn xuống âm phủ đòi tiền người chết. Khi nào tìm được nơi làm tang lễ tốt, giá cả xứng đáng, chịu được, thì mới ký hợp đồng”

    Một ông rể trong gia đình xen vào câu chuyện: “Trường hợp của gia đình tôi, ông bố vừa tắt thở tại bệnh viện, thì khoảng mười phút sau có nhân viên của nhà quàn đến tiếp xúc với gia đình, nói là họ được kêu điện thoại để đem thi hài thân nhân quý vị về nhà quàn. Chúng tôi vừa ngạc nhiên, vừa mừng là tự nhiên có người lo cho mình, khỏi phải đi tìm, chạy ngược xuôi trong lúc bối rối nầy. Chị có biết tại sao nhà quàn biết giỏi thế?”

    Bà Kim cười: “Có gì lạ đâu? Nhiều nhà quàn liên lạc mật thiết với các y-tá trong các khu cấp cứu, hồi sinh. Khi có người qua đời, thì y tá báo ngay cho nhà quàn biết. Cũng là chuyện làm ăn thường tình”

    Ông Hàn hỏi: “Làm sao giảm thiểu được chi phí tống táng, mà tang lễ vẫn được trang trọng, bình thường?”

    Bà Kim nói: “Đừng gồng mình lên mua tất cả các mục không cần thiết mà nhà quàn liệt kê và khuyến cáo. Mua tối thiểu mà thôi. Vòng hoa trên ngực, vòng hoa trên quan tài, mình mua chỉ mấy chục đô, nhà quàn sẽ tính đắt gấp năm, gấp mười lần. Nếu khôn ngoan, thì làm lễ tưởng niệm tại nhà, tại chùa, nhà thờ. Trang trọng và thân mật hơn.”

    Bà Hàn lo lắng hỏi: “Chỉ có mua hòm và đất chôn thôi, là đã đủ. Còn chi phí gì khác nữa chăng ?”

    Bà Kim cười : “Có lẽ ai cũng tưởng chôn cất là đơn giản như chị nghĩ. Không. Cả mấy chục thứ chi phí , tôi kể sơ ra đây mà thôi, nghe chán lắm. Nầy nhé, chi phí cơ bản tại nhà quàn để bàn định việc chôn cất, giấy phép chính quyền, khai tử, mua hòm, vải tẩm liệm, quách bao quanh hòm dưới đất, chuyển xác từ nơi chết về nhà quàn, tẩm xác bằng cách rút hết chất lỏng trong người ra và bơm chất hoá học vào, trang điểm cho người chết, áo quần liệm, giữ xác trong phòng lạnh, mướn phòng viếng thăm, đem xác ra vào, lễ viếng thăm, thức ăn, giải khát, tổ chức cử hành tang lễ, in chương trình tang lễ, cuốn tập ghi khách viếng thăm, vòng hoa trên ngực và vòng hoa trên giá, tụng niệm tôn giáo, ban nhạc, xe tang chuyển hòm từ nhà quàn ra huyệt mộ, xe lớn chở thân nhân theo quan tài, xe chở các vòng hoa ra nơi chôn, đất chôn, đào và lấp mộ, chuẩn bị mặt bằng để làm lễ hạ huyệt, căng lều, ghế ngồi, xếp đặt việc hạ huyệt, bia mộ tạm, đăng cáo phó, bia mộ, khắc chữ, dựng bia vân vân, mỗi mục là tính tiền riêng. Chưa kinh nghiệm thì tưởng chỉ có mua hòm và đât chôn là xong. Cộng tất cả lại, cũng là số tiền rất lớn, tang gia không ngờ được.”

    Bà Hàn hỏi: “Thế thì mục gì mình có thể từ chối, không mua?”

    “Còn tùy cách lựa chọn, thường thì mục nầy kéo theo mục kia, nhưng có nhiều mục có thể bỏ qua được. Nếu muốn tránh những chi phí linh tinh, thì tốt nhất là giảm bớt các nghi tức rườm rà, như thăm viếng nhìn mặt, làm lễ tại nhà quàn. Thân nhân có thể làm lễ tưởng niệm tại nhà thờ, chùa hay tại tư gia trong khung cảnh nghiêm trang, và bà con đỡ phải cực nhọc thăm viếng. Người quá cố được đưa từ bệnh viện đến nhà quàn, rồi thẳng ra huyệt mộ. Ngày nay, nhiều gia đình Mỹ tổ chức tang lễ đơn giản cho người quá cố, chỉ riêng trong vòng bà con thật gần gũi thân thiết, không tiếp bạn bè, quan khách, không vòng hoa, không phúng điếu”

    Bà Hàn cắt ngang lời: “Thế thì không sợ người ta dị nghị, chê cười? Thiên hạ tưởng gia đình keo kiệt, bần tiện, không dám chi tiền, hoặc người ta chê mình nghèo?”

    Bà Kim thở dài: “Quan trọng nhất là ước nguyện của người quá cố. Biết họ muốn gì, và mình làm được gì trong khả năng tài chánh của gia đình. Nhiều người chết, muốn tang lễ đơn giản, mà gia đình sợ bạn bè bà con dèm pha, phải gồng mình lên chi tiêu, nợ nần, mua lo âu vào thân. Cách tốt nhất, là mỗi người, làm sẵn di chúc, viết rõ các ước muốn của mình, trong khả năng tài chánh có thể. Chuẩn bị trước khi chết một chương trình và lối tang lễ mà mình ưa thích, mong muốn, và hợp với khả năng tài chánh sẵn có. Đừng để gánh nặng đè lên vai người còn sống, và đôi khi thực hiện tang lễ trái với ý muốn của mình. Đừng có dặn miệng thôi, không có bằng chứng, con cháu nhiều người quên mà không ai nghe. Khi đó, gia đình đỡ bối rối, vì kẽ muốn thế nầy, người muốn thế kia, gây gổ nhau. Nếu tang lễ có đơn giản, thì cũng không ngại ai chê cười. Nếu những người có dư tiền, muốn hoang phí đem chôn tiền xuống đất, thì cũng không ai trách móc . Bà nội tôi ngày trước, muốn con cháu mặc áo sô, thắt lưng rơm, dép cỏ, khóc lóc, nằm lăn lộn cản đường xe tang. Thuê thêm người khóc mướn làm điếc tai bàng dân thiên hạ. Thấy không đẹp, thiếu văn minh. Nghe đâu ông cố nội của tôi chết, hòm quàn trong nhà gần môt năm dài, tiếp khách viếng tang, chôn xong thì bà cố chết vì quá mệt nhọc, và gia đình sạt nghiệp.”

    Ông Hàn hỏi: “Trẻ như chúng tôi, có nên viết di chúc không? Khi nào là lúc nên viết?”

    “Trên năm mươi tuổi, thì viết được rồi. Những người bệnh nặng, nên viết ngay là tốt nhất. Tôi biết, nhiều người Mỹ giàu hàng trăm triệu, khi chết cũng muốn làm đám tang đơn giản, tối thiểu, không cho ai nhìn mặt, và chỉ có vài chục thân nhân tham dự. Trong nghề, tôi biết khá nhiều gia đình Việt Nam giàu có, khi chết cũng chuyển xác từ bệnh viện thẳng đến nhà thiêu luôn, khỏi phải qua nhiều giai đoạn, nghi thức rườm rà. Rồi bà con bạn bè đến nhà làm lễ tưởng niệm, nhắc chuyện vui buồn liên hệ đến người quá cố trong không khí vui vẻ, bình thường. Tôi nhấn mạnh ở điểm nầy, nếu không muốn cho thân nhân bối rối khi mình qua đời, thì mỗi người lớn tuổi, nên viết sẵn lời dặn dò cho gia đình”

    Ông anh lớn nói: “Theo tôi nghĩ, người Việt mình bắt chước Mỹ, trưng bày mặt người chết cho bạn bè thân nhân nhìn lần cuối trước khi đem chôn là một việc làm không nên. Vì dù có trang điểm cách nào đi nữa, thì khi đã chết, mặt mày cũng không còn dễ nhìn như khi còn sống, nếu không nói là xấu xí, rờn rợn, hốc hác, tái mét. Cái hình ảnh cuối cùng trong trí của bạn bè rất quan trọng. Nếu không được đẹp đẽ, thiếu sống động như xưa, uổng vô cùng. Nhiều lần đi đám tang bà con, tôi thấy mặt mày người chết hốc hác, méo mó, miệng vẩu, mắt sâu, mà cứ buồn và tiếc mãi, giá như tôi đừng nhìn thấy hình ảnh đó thì hơn, để tôi còn giữ mãi trong trí cái khuôn mặt vui tươi, rắn rỏi, dễ thương ngày xưa. Nhất là nhiều người bạn, cứ nhắc đến tên, là tôi mường tượng ra đôi mắt sáng, nụ cười như hoa tươi, thay được bằng một hình ảnh vêu vao khó nhìn. Tôi cứ muốn quên đi, để lấy lại hình ảnh đẹp đẽ xưa, mà không được. Tôi chắc không ai muốn bị bạn bè nhìn họ với một nhan sắc xấu xí cả. Tuy nhiên, cũng có rất ít trường hợp, thấy mặt người chết đẹp hơn khi còn sống. Đó là những trường hợp người chết chưa bị bệnh lâu dài, nhan sắc chưa bị tàn phá nhiều. ”

    Bà vợ ông Hàn nói: “Theo tôi, thì vì người trang điểm kém, hoặc chi ít tiền trang điểm, nên người chết không được đẹp”

    Bà Kim cười lớn: “Một chiếc xe Ford đời cũ, làm sao mà sửa lại thành đẹp bằng chiếc xe Mercedes đời mới. Tô trát cũng có giới hạn thôi, ngoại trừ mang cái mặt nạ khác. Theo kinh nghiệm của tôi, thì không phải đám tang nào của người Mỹ cũng trưng bày mặt người chết cho bạn bè nhìn. Nhất là những người đã đau yếu bệnh hoạn lâu ngày, ngay cả khi chưa chết, họ không muốn ai thấy họ đã ốm o, hốc hác, xấu xí cùng cực.”

    Ông Hàn thêm vào câu chuyện; “Khi làm mặt và trang điểm cho người chết, tôi xem chiếu trong phim tài liệu, mà sợ. Ngoài việc moi hết tim gan phèo phổi, dạ dày, ruột non ruột già, thấy người ta còn dùng mấy cây sắt dài chừng nửa thước, to hơn chiếc đũa, xiên từ trong miệng xuống cổ, vào thân, có lẽ để giữ cho cái đầu và xác ở vị trí thẳng. Rồi cắt trong nướu, để dùng dây kẽm may, xâu hàm trên và hàm dưới lại với nhau trong vị trí bình thường, cho miệng khỏi há ra, và may môi lại với nhau. Dùng chất dẻo đắp vào các nơi cần đắp. Sau đó, dùng phấn, màu, thoa lên mặt, tạo thành một lớp giống như da thường. Cắt tóc, cạo hay tiả râu lại cho đẹp. Nếu mình chứng kiến tận mắt khi họ làm cho thân nhân mình, thì đau lòng lắm.”

    Ông anh vợ cắt ngang: “Thôi, thôi, dượng đừng nói chuyện đó, nghe mà ghê. Khuất mắt, mình không thấy thì đỡ sợ. Sao không trở lại câu hỏi chính, là làm thế nào để chi phí tang lễ ít tốn kém nhất?”

    Bà Kim cười: “Cách tốt nhất là thiêu xác, và nếu thiêu liền, chuyển xác từ nơi chết, trực tiếp đến lò thiêu, tang lể làm tại nhà, không nhìn mặt, thì đỡ được rất nhiều chi phí khác như tẩm liệm, ướp thuốc, xem mặt, thuê phòng, xe tang. Thường phí tổn chỉ trên 1000 đô thôi.”

    Bà Kim hớp thêm ngụm trà, rồi tiếp: “Có người nói sợ nóng, không dám thiêu. Nhưng khi chết rồi, thần kinh đã tê liệt, thì đâu biết chi nữa mà nóng hay lạnh. Nếu còn biết nóng lạnh, thì khi nằm dưới đất lạnh lẽo, tối om, chật chội, ngộp , dòi bọ vi trùng đục khoét, mặt mày teo rúm, há hốc mồm miệng, nhăn răng, khô đét, hoặc rữa mũn ra, thì có khó chịu hơn không? Chưa kể điều mà chủ nghĩa địa bảo là đất ‘vĩnh viễn’, thì thường là 49 năm hay 99 năm thôi. Sau đó thì thông cáo trên báo chí là sẽ dời xác. Con cháu có bao giờ đọc đến cái thông cáo nầy, mà có đọc, cũng không biết đó là mộ của thân nhân mình. Bên Âu Châu, có nhiều hầm nhà mồ, xương chất đẩy, xương của hàng trăm vạn ngôi mộ được đào lên, gom lại, xếp đặt hàng triệu miếng xương lẫn lộn , rất mỹ thuật. Luật lệ nhiều xứ, chỉ cho chôn 5 năm hay 10 năm, hoặc mấy chục năm thôi. Phải bốc mộ sau thời gian đó. Ít có nơi nào là vĩnh viễn hoặc lâu vài ba trăm năm. Ngày nay tại Mỹ, ngưòi ta càng ngày càng ưa thích việc thiêu xác. Các xứ khan hiếm đất đai như Nhật, và cả Tàu, Ấn Độ, đều thiêu xác. Ngoại trừ những vùng xa xôi, còn giữ lại việc chôn dưới đất.Theo thống kê năm 2009, thì mười tiểu bang sau đây, có tỷ lệ thiêu xác cao nhất ở Mỹ: Nevada 73.93%, Washington 69.62%, Oregon 69.24%, Hawaii 68.82%, Vermont 65.67%, Arizona 65.60%, Montana 64.81%, Maine 62.75%, Colorado 62.01%, Wyoming 61.76%”

    Bà Hàn xen vào: “Người theo đạo Chúa, có thiêu xác được không?”

    Bà Kim cười và tiếp lời: “Mãi cho đến khi Đức Giáo Hoàng Phao Lồ Sáu tuyên bố việc hoả thiêu là không trái với Giáo Luật vào năm 1963 và ba năm sau, các linh mục được phép làm lễ cho các đám tang hoả thiêu, thì việc hỏa táng được phát triển rất mau. Ngày xưa giáo hữu Thiên Chuá tin rằng, phải còn xác, để chờ ngày phán xét cuối cùng, mà sống lại trên thân xác đó. Chì còn đạo Do Thái là cấm hỏa thiêu thôi, vì họ cho rằng, tro cốt nằm trong hủ, không thể “đất bụi trở về lại với đất bụi được.”

    Ông Hàn bưng bánh ra mời bà con, và nói : “Ông anh rễ tôi kể rằng, thời mới chạy qua Mỹ mấy năm sau 1975, anh em đồng khoá Võ Bị Đà Lạt đi thăm viếng một người bạn đang hấp hối vì bệnh ung thư trong khu chờ chết ở Viện Phục Hòi. Khi đó, đa số đều độc thân, hoặc vợ con còn kẹt lại ở Việt Nam, bơ vơ, không bà con thân thích. Anh em thấy ông bạn nằm thiêm thiếp, bàn nhau đóng tiền thiêu xác. Tưởng hắn mê man không nghe được, nhưng bỗng hắn mở mắt ra và nói rõ ràng : “Ông cóc muốn thiêu, sợ nóng lắm. Chôn mà thôi.” Đám bạn bè giật mình nhìn nhau. Một ông bạn nóng tánh, gằn giọng: “Đưa tiền đây, tụi tao chôn cho. Thằng nào cũng rách mướp, tiền đâu mà chôn mầy.” Một ông bạn khác nháy mắt, rồi nói: “Mầy muốn chôn cũng được, yên tâm đi.” Khi đi ra ngoài, anh bạn nói: “Cứ hứa đại, cho nó yên tâm chết. Sau khi chết rồi, thì cóc biết chó gì nữa, thiêu hay chôn thì cũng thế.” Thời đó, mới đến Mỹ, người nào cũng đi làm việc lao động với đồng lương tối thiểu, lo nuôi thân chưa đủ, lại lo gởi tiền giúp gia đình bên Viêt Nam, tiền đâu mà bỏ ra chôn cất bạn bè, đòi việc ngoài khả năng, làm sao mà thoả mãn được? Nầy chị Kim, chị biết tại sao ngày nay người ta chuộng việc thiêu xác hơn là chôn không?”

    Bà Kim ăn bánh, uống nước, rồi thong thả nói: “Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học, người ta chuộng thiêu hơn chôn vì càng ngày người có học thức cao càng đông đảo hơn, việc thiêu xác được quần chúng chấp nhận xem như bình thường, đất chôn không còn dễ dàng và rẻ như xưa, tiết kiệm đất đai cho người còn sống, giáo luật không cấm thiêu, tiện lợi, giản dị và tiết kiệm được nhiều thì giờ, giảm thiểu chi phí không cần thiết.”

    Một người khác trong gia đình hỏi: “Tôi nghe nhiều người già mua trước toàn bộ chương trình tang lễ, từ đầu tới cuối. Khi nằm xuống thì khỏi bàn cãi lôi thôi gì, và tiền bạc cũng đã thanh toán xong. Gia đình khỏi phải bận tâm. Việc mua trước đó, có thất không, và có lợi hại gì không?”

    Bà Kim gật gù: “Mua trước toàn bộ các mục cho đám tang cũng là điều hay. Nhưng phải liệt kê rõ ràng từng danh mục cho minh bạch, đừng thiếu khoản nào. Để sau nầy khỏi phải trả thêm, vì thiếu sót. Cũng có nhà quàn muốn kiếm chác thêm chút chút, khi làm đám tang, nói là hòm loại nầy chưa về hoặc mới hết, phải chờ mua . Nghe chờ mua hòm là đã hết hồn, và chấp nhận trả thêm tiền cho cái hòm đắt hơn.”

    Ông Hàn hỏi: “Có khi nào mình mua trước, tiền thanh toán hết rồi, mà khi chết, họ chối từ làm tang ma hay không?”

    Bà Kim cười khanh khách: “Chuyện gì cũng có thể xảy ra cả. Bình thường, thì không có chuyện rắc rối đó. Ngoại trừ khi nhà quàn bị đóng cửa, hoặc đã đổi chủ. Kẹt nhất là khi mình đổi nơi cư trú quá xa nhà quàn ký hợp đồng làm tang lễ, hoặc mình chết ở một chốn xa xôi nào đó, mang xác về tốn kém hơn là chôn hay thiêu ở nơi chết. Thường thường hợp đồng nầy không trả lui được, không chuyển nhượng cho người khác được. Mua trước cũng có cái lợi, là phí tổn khòi phài tăng theo thời giá.”

    Cả nhà mời bà Kim ở lại ăn cơm, để tham dự cuộc họp gia đình và điện thoại khảo giá việc tang lễ. Cả gia đình bàn cãi sôi nổi, kẻ muốn chôn, người muốn thiêu, bà chị lớn còn muốn làm đám tang linh đình, đủ các nghi thức rườm rà. Cả nhà cãi nhau thành to tiếng, mãi chưa đi đến đâu, thì cô Út lấy trong xách tay ra một là thư, nhìn mọi người và nói với giọng run run đầy nước mắt:

    “Thưa các anh chị, em muốn cho mẹ có được một đám tang bình thường như mọi người. Em để các anh chị quyết định, nhà chúng ta không thiếu tiền, không cần tiết kiệm. Nhưng các anh chị không đồng ý với nhau, có thể sinh ra bất hoà, nên em xin trình lá thư của mẹ gởi cho em từ lâu, để anh chị xem. Đây, em xin đọc lá thư : “…Sau nấy mẹ chết, thì mẹ ước mong các con làm đám tang đơn giản. Không khăn sô, không tụng niệm, không để bà con xem mặt, không phúng điếu, không vòng hoa, và mẹ muốn được thiêu xác. Tro cốt thì đem thả xuống Thái Bình Dương, để mẹ hoà tan vào biển cả, may ra thấm về thấu tận quê nhà bên kia đại dương. Đừng chôn tiền xuống đất. Tiền tiết kiệm được đem cúng cho hội từ thiện ..”

    Cả nhà trách cô Út tại sao không đưa là thư ra từ đầu, để khỏi bàn cãi lôi thôi, cô khóc mà không trả lời.

    Sau khi nhờ bà Kim phối hợp, cả nhà hoàn tất và ký khế ước hỏa thiêu. Chi phí tang lễ chôn cất do nhà quàn đề nghị tổng cộng 34,680 đô, chỉ còn tốn 1676 đô bao gồm toàn bộ thủ tục giấy tờ, chuyển xác, hoả thiêu và bình tro tạm.

    Toàn anh chị em trong gia đình góp thêm tiền, đem tặng hội từ thiện 35 ngàn đô. Cả nhà đều vui mừng, nhẹ nhỏm. /.

  4. #94
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    CHUYỆN TÌNH QUA NHIỀU
    KIẾP LUÂN HỒI

    BRIAN L WEISS
    MƯA RADIO

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #95
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    CHUYỆN TÌNH QUA NHIỀU
    KIẾP LUÂN HỒI

    BRIAN L WEISS
    MƯA RADIO
    ...
    Brian Weiss tốt nghiệp bác sĩ y khoa ở Yale University, là trưởng khoa thần kinh ở Mount Sinai Medical Center, Miami. Ông viết nhiều sách về tiền kiếp (past life) và tái sinh (reincarnation): Many Lives Many Masters, Through Time Into Healing, Only Love Is Real (Chuyện Tình Qua Nhiều Kiếp Luân Hồi), Messages From the Masters, Same Soul Many Bodies, Miracles Happen…


    Vòng tròn đời sống
    BS. Hồ Ngọc Minh

    Lâu nay, tôi viết nhiều bài chủ đề về sức khỏe: làm sao sống mạnh, sống khỏe, sống lâu. Kỳ này, tuần lễ cuối năm của năm Âm Lịch, xin cho tôi một cơ hội để nói về một đề tài khác hẳn. Đó là cái chết.

    Mọi vật, trong vũ trụ nầy, nếu có sanh thì có tử. Đừng ngạc nhiên, cái chết không phải là một hiện trạng trái ngược với sự sống, mà thật sự nó đi đôi với sự sống, chỉ vì chúng ta vô tình hay cố ý, lãng quên nó mà thôi. Cái chết không tự nhiên xuất hiện một cách đột ngột, một kết cuộc có khi như bất thình lình, mà bắt đầu chết từng phần, từng tế bào, từng ngày theo đời sống. Khi còn trong trường thuốc, tôi chạnh nghĩ, làm nghề y sĩ, có khi nghĩ mình đang phục vụ, để kéo dài sự sống, nhưng trên thực tế, mình chỉ kéo dài, trì hoãn cái chết mà thôi.

    Bạn đọc có thể ngưng ngay đây và đừng đọc tiếp nếu nghĩ tôi đang nói chuyện tào lao, bốc phét, chém gió, hay theo thành ngữ của Mỹ, “full of hot air”, hay “full of… it”.

    Mà thật, tôi sẽ trình bày những triết lý cùn của tôi, cứ xem là chuyện phiếm cuối năm bạn nhé.

    Những lúc gần đây, tôi thường đi tiễn biệt nhiều người quen đã ra đi như “mùa thu không trở lại”. Những giây phút như thế, cho tôi những giây phút lắng đọng tâm tư, có thật là như mùa thu ra đi không trở lại hay không? Nhìn quanh, Thu đến và Thu đi. Xuân, Hạ, Thu, Đông cứ vậy mà tuần hoàn, và một lần nữa, Xuân sắp về. Từ trong những tế bào của cơ thể cho đến vũ trụ mênh mông bên ngoài, tất cả đều chuyển động theo một quỹ đạo vòng tròn, một đường cong khép kín. Những hạt điện tử xoay quanh hạt nhân không ngưng nghĩ; mạch máu luân lưu rồi cũng trở về tim để rồi lại ra đi cho một chu kỳ mới; và những hành tinh vẫn xoay đều quanh những mặt trời hằng tỉ năm qua. Một mặt trời có thể bị hủy diệt, nhưng một mặt trời khác được tái sinh đâu đó. Vậy thì có lẽ nào, cuộc sống con người lại chấm hết ở tận cùng? Đi và về, mà về đâu? Có thật sự là cát bụi sẽ về với cát bụi hay không?

    Tôi muốn đưa ra một giả thuyết là, cuộc sống vẫn đi trên một quỹ đạo hình tròn, chỉ vì đường tròn quá lớn, vì không thấy hết cuối đường, nên chúng ta tưởng là đi trên đường thẳng, và cho rằng mọi đường thẳng đều đồng quy vào một chỗ, tận cùng.

    Năm ngoái trong bài “Lựa Tuổi Cho Con”, tôi có nêu thí dụ về những khoảng không thời gian hiện hữu song song, dựa trên lý thuyết của Einstein. Năm nay, bạn nào có dịp xem phim Interstellar do Christopher Nolan đạo diễn, sẽ nghe nói về khái niệm không gian 5 chiều, mà nhiều nhà khoa học đồng ý là có thể hiện hữu và không xa thực tế lắm đâu. Chúng ta đang sống trong một không gian ba chiều, cọng thêm một chiều thời gian nữa là bốn. Theo lý luận của các khoa học gia theo trường phái của Einstein thì chiều thời gian không phải là đường thẳng mà là những đường cong, tùy thuộc theo sức hút của các thiên thể, có thể trôi nhanh hay chậm. Một con kiến bò trên chữ U, nó không biết là từ đỉnh nầy của chữ U sang đỉnh kia của chữ U rất gần. Cũng như chúng ta nghĩ thời gian đi theo một đường thẳng, nhưng, có thể cảm nhận đó không đúng. Thí dụ, cột mốc thời gian năm 1975 cách đây 40 năm, nhưng có thể nó nằm rất gần, như đỉnh chữ U nầy nhìn qua bên kia thôi. Cũng theo lý thuyết của Einstein thì có nhiều khoảng không thời gian nằm chồng lên nhau như những bọt bong bóng trong chậu giặt đồ. Chúng ta sống trong một khoảng không thời gian như sống trong một bong bóng và không biết rằng bong bóng bên cạnh rất gần. Một người con đang sống ở Mỹ, cử tưởng mẹ mình sống ở Việt Nam là xa xôi lắm, nhưng có thể, chỉ ở một bong bóng bên cạnh. Vì thế có những chuyện như, con té, mẹ biết đau, cho dù cách nhau cả ngàn dặm. Một thí dụ khác, bạn có một người bạn cũ thời tiểu học ở Việt Nam, lâu năm không gặp. Đùng một cái đi dạo ngoài phố, bạn gặp lại người nầy. Bạn cho là quả đất tròn. Rất có thể, không những quả đất tròn mà khoảng không thời gian cũng tròn luôn! Vì thế, nếu bạn có thể vượt qua được chiều không gian thứ 5, như miêu tả trong phim Interstellar, thì bạn có thể nhìn thấy tất cả các sự kiện, không đi theo thứ tự “đường thẳng” của thời gian, mà các sự kiện được chất chồng lên nhau như những thùng hàng ở trong một kho hàng vậy. Đại khái như ta đứng ngoài, nhìn con kiến đang bò trên chữ U vậy.

    Tại sao tôi tốn công, nói chuyện khoa học viễn tưởng lòng vòng như vậy?

    Ngày xưa trước khi khám phá ra Mỹ Châu, người ta tưởng “mặt đất phẳng”, cho nên khi một người phiêu lưu ra khỏi Âu Châu, được xem như “qua bên kia thế giới”. Hiện tại, vì quả đất hình tròn và phương tiện di chuyển, phương tiện truyền thông nhanh hơn trước rất nhiều, nên khoảng cách giữa “thế giới nầy” với “thế giới kia” lần lần bị xóa bỏ.

    Sự sống diệu kỳ chỉ là tập hợp của các nguyên tử. Có lý thuyết cho rằng, tri thức hay linh hồn chẳng qua chỉ là những làn sóng điện được phát ra từ những tế bào thần kinh như sóng radio hay TV chẳng hạn. Sóng điện tồn tại cho dù con người mất đi, chúng ta không cảm nhận được nó chỉ vì không” bắt trúng đài” mà thôi. Hơn nữa, nếu nước có thể hiện hữu ở ba dạng thể, lỏng, đặc, và hơi, mà, con người chúng ta chỉ là một bích nước lớn. Sự chuyển hóa từ một thể trạng nầy qua một thể trạng khác có thể làm cho ta kinh hãi vì nó vẫn còn là một bí mật.

    Tóm lại, một người đi “qua bên kia thế giới”, rất có thể họ chỉ băng qua một bong bóng không thời gian bên cạnh mà thôi.

    Nhưng dù sao đi nữa, Đức Lạt Ma đã dạy, có ba ngày: hôm qua, hôm nay, và ngày mai. Chỉ có ngày hôm nay là ngày chúng ta thực sự sống. Vì thế hãy sống vui với hiện tại, bạn nhé.

  6. #96
    A life of pain or the right to die on her own terms: 'I won't be a gray ghost'
    Alden Woods

    PRESCOTT — She had already refused IV chemotherapy, sold her hair salon and searched for apartments by the beach. Living wills from two states waited for her signature on the kitchen table. Now she just wanted to sleep, but the cancer pills woke her up before sunrise every morning.

    So Julie Jones unhooked her breathing machine and slipped out of bed. Limping to the kitchen, to the cabinet where she kept wide plastic totes of medicine, she shook the day's first two pills into her hand.

    Julie cried in the mornings, usually, gripped by the same few questions: How would her husband handle himself? Did they have enough money to make it to the end? What if she waited too long?

    Was she strong enough to end her own life?

    She took the anxiety pill first, then another that sent drugs to her lungs. Settling into a thick leather chair where she spent most of her days, she read the news on her phone. She opened Facebook and flipped through pictures of puppies and smiling friends. She wondered if she should just tell them what she had planned.

    Her husband worked nights and wouldn’t be up for hours. It was still too early to call a friend. She was alone, so she found a pad of paper and started to write.

    I don’t want to die, she wrote. But I won’t be a gray ghost.

    The cancer was rooted in both lungs, had doubled in size over the past few months. “Inoperable, incurable, and a terminal illness,” read a letter from her doctor, but there was no way to tell exactly how long she had to live.

    Julie had seen her father at the end of his life, 6-foot-3 and 95 pounds, so frail the bones pressed against his skin. She had heard her mother-in-law’s screams when they rolled her over for more medicine, more nutrients, one more day of suffering.

    I will have to leave my friends and loved ones to move to a place that’s not my home. Change anytime is hard but imagine at your last days.

    Her decision had been made for months. She would end her life before the cancer spread and living became torture. But she wanted to do it right, and Arizona lawmakers had blocked a bill allowing terminal patients to receive medical aid in dying.

    Julie had only two options: She could die slowly and painfully in Arizona, or she could uproot her life and move to a state that would let control her death.

    Some use palliative care, she wrote, but give me the choice of my last days.

    'I just know I have things to do'

    That word. Julie hated that word. She winced when she heard it, spat it out of her mouth whenever she had to say it. Suicide. That wasn’t her plan, she insisted. Suicide is for people who want to die, and she would give anything to live.

    “Suicide is a choice of living and dying,” Julie said. “I don’t have that choice.”

    It had been more than two years since doctors told Julie she was going to die. A third year would be a blessing, she knew, but she already felt herself deteriorating. Words escaped her in the middle of a sentence. She limited herself to two activities a day, always home by 5 p.m. A thick streak of white slashed through her red hair. Her eyes itched and her hands shook uncontrollably, the skin so thin it was almost transparent. A doctor had limited her to a strict vegan diet. Next year was probably her last, she said, but even that felt uncertain.

    “I can’t die yet,” she told a counselor after her diagnosis, back when the scars and the shock were still fresh. “I have things to do.”

    The counselor had heard that before. “Julie, what do you have to do?”

    “I don’t know. I just know I have things to do.”

    The last year of Julie’s life was supposed to be simple, spent traveling the world and leaving notes for her two grown children. She had hung scenes from a past life on the walls, moments frozen in time, in jet-black frames. In the photos, she could still ride a dirt bike, dive to the ocean floor, reel in a fish bigger than her husband’s. That was when she still felt like Julie.

    Instead, her first thought most mornings was money. A pile of paperwork greeted her at the kitchen table. Her afternoons were phone calls, apartment searches and accounting. She was usually in bed by 9 p.m., wrapped in the whirring tubes of a breathing machine.

    Julie was going to die in peace, she’d make sure of it, but it would cost her a final few months of living. She was only 62 years old and already planning her last day.

    “I don’t want to go through the suffering,” she said. “I want to feel good going.”

    The right-to-die movement had been built on that idea. Advances in medicine were keeping people alive longer than ever before, but for terminally ill people like Julie, more time usually meant more suffering.

    It became a national battle for control over the most vulnerable part of human life — the end.

    Supporters pictured a time when people with terminal illnesses were free to skip a painful decline, to plan their deaths and die before life became a countdown of miserable days. Americans already put to death their most violent criminals and euthanized their pets, they argued. Why couldn’t people willingly do the same? Opponents compared medicinal deaths to legalizing suicide and saw the potential for abuse and coercion.

    That left people like Julie stuck in the center, torn between two desires: to extend human life, and to extinguish human suffering.

    “A lot of people think it’s terrible,” Julie said, “but it is my choice as to whether I live that way or not.”

    A mom and a hairdresser

    Julie just wanted to make it to 59. Nobody in her family had lived longer than that.

    Her mother died at that age, her sister at 54. Lung cancer killed her father at 46. She wasn’t sure if she had any other relatives left.

    Julie worked to keep her health, became the woman who worked 70 hours a week and still made time for hot yoga and hikes up Granite Mountain. She ate well, quit smoking and planned retirement trips to Hawaii.

    A Southern Baptist, she believed deeply in God’s angels and an eternity in heaven. She was less certain of astrology, but her Virgo sign meant she should like organization and being in control, and that made sense to her.

    She opened her first hair salon with a $5,000 loan and a talent for self-promotion. Four more salons followed, and she was flying across the country to teach seminars on hairstyling. Her career left less time than she would’ve liked for her children, who were now well into their own lives: a 44-year-old daughter in New Hampshire, and a 26-year-old son who fought wildfires with the Prescott Hotshots.

    “I think God put me here for two things,” Julie said. “To be a mom, and a hairdresser.”

    Health escaped her. In 2003, doctors found cancer in one breast, and Julie chose a double mastectomy. Later, her chest turned a deep purple when one of her implants split open, but she survived. She and her husband, Dana, moved from Florida to Prescott shortly after.

    At 58, fluid filled her lungs and made breathing a chore. A small cough turned to a wheeze. She was diagnosed with routine pneumonia, given a prescription and sent home to rest.

    “It was so weird,” she said. “And I didn’t feel that sick.”

    After a round of antibiotics, they found spots in Julie’s chest X-rays, little black splotches that dotted both lungs. Those usually meant nothing, the doctor told her. Probably just scarring from the pneumonia, but she’d have to check back in three months.

    So she did, making the two-hour drive to Phoenix, slipping into a thin hospital gown and staring at the ceiling while the CT scanner creaked around her. Every time, a physician’s assistant brought her the results: No significant changes, everything’s fine, see you in three months.

    Her 59th birthday passed.

    Then, May 2014, time for another scan. She went alone, following the same routine. Another trip down Interstate 17, another breezy gown, another scan. She dressed and waited for the results. She hadn’t felt any different, so she expected to see the assistant again.

    Her doctor walked in. Julie swallowed to hide the panic as it rose from the scar on her chest, to quiet the only thought in her mind. What’s he doing in here?

    It was a rare subtype, he explained. Adenocarcinoma in situ. Cancer in both lungs.

    A lifetime of plans crumbled in an instant. They had just built their dream home, tucked high in the mountains above town. She still hadn’t been to Italy. Her career, 42 years as a hairdresser, was over. She had just opened another hair salon, her favorite, right across the street from her doctor’s office. She'd have to sell that.

    Well, she thought as the doctor scheduled an emergency surgery, I made it to 59.

    A diagnosis and a decision

    A spiking pain awakened Julie two weeks later. Surgeons had cut four tumors out of her right lung and filled the gap in her chest with painkillers.

    The cancer was aggressive, had invaded both lungs and started its spread across the surface. Doctors told Julie what she had assumed for weeks: The cancer was Stage IV. It was incurable. She was going to die. Medicine could only give her a couple of extra years.

    “If you know she needs it,” her husband pleaded with the doctors, “why not just give it to her now?”

    Julie turned to him and lowered her voice. “Honey, there’s no cure,” she said. “They’re just buying me time.”

    As she recovered from surgery, asking the nurses for more morphine and not getting any, she studied. She read medical journals, treatment plans, five-year survival rates, anything to make her feel in control.

    That October, when the drains in her back had been removed and the scars began to heal, Julie opened the computer in her home office. She skimmed the day’s news, glancing over headlines for the Ebola scare and protests in Hong Kong.

    Then she saw Brittany Maynard, 29 years old and diagnosed with terminal brain cancer. Maynard had become the right-to-die movement’s most public face when she moved to Oregon and announced she would end her own life. "My right to death with dignity at 29," she titled a column online. Julie read it all, then read it again.

    “That’s it,” Julie whispered to herself. “That’s what I’m doing.”

    When the time is right

    Julie read the laws and made a mental checklist of what she had to do. She had other options. They kept guns in the house, she had dozens of bottles of pills, a tank of helium was only $20. But none of those methods sounded peaceful or reliable.

    “I can’t find deadly things that I couldn’t do wrong,” she said. “I don’t want to do it wrong.”

    It would have to be California, she decided. Three other states recognized the right to die, but were too far away to move. Her favorite doctor was in California, and its law was open to all state residents, no matter how recently they had moved.

    She and Dana were barely pulling together enough money to last through each month. They couldn’t afford a gap in their income, so Dana would have to stay with his job in Arizona, standing on the gun-manufacturing line until his feet swelled and the stench followed him home. Julie had started making him strip down in the garage, so the smell of his clothes wouldn't seep into the walls.

    Julie would have to go to California alone.

    There, she would need a doctor to confirm her diagnosis, to agree she was terminally ill and had less than six months to live. That part would be easy. Julie knew she was dying, felt it as the cancer spread across her lungs.

    After asking the doctor for medication to end her life, she would be sent home, told to think it over. Fifteen days would pass. She’d see a different doctor, get her diagnosis confirmed again. She’d make another request, then put it in writing. Two witnesses would sign, as well.

    Two doctors had to agree she was a paradox: mentally stable enough to make the decision, but trapped inside a body that was slowly dying. If so, she’d get a prescription for a powerful cocktail of sleeping medicine, to be filled whenever she was ready.

    Julie didn’t know when that time would come. She had surprised herself by surviving two years, and now she had just passed her 62nd birthday. "Don’t let me miss my six-month window,” she kept telling her doctors. She wouldn't let herself go until she was ready, but the law required patients to give themselves the drugs, without any help. Waiting too long could leave her too weak to die.

    She’d always been terrified of drowning. As a girl, she floated on the waters outside her Florida home, drifting farther and farther from land. When she turned back toward shore, it looked impossibly distant. I’m never going to make it, she thought then, and now she was starting to drown in her own fluids.

    Each day carried her further from the life she had built. Images of relatives’ last days floated in her mind: the way tubes ran through them, the noises they made as they struggled for breath, the time her mother-in-law begged for something to make it stop.

    “Everybody is going to go,” Julie said. “But do they have to go in pain?”

    The politics of dying

    Be it enacted by the Legislature of the State of Arizona ...

    Oregon implemented the country’s first right-to-die law in 1997. Washington, Vermont and California passed similar laws over the next two decades, and a ruling by Montana’s Supreme Court upheld a doctor’s right to prescribe life-ending medication to willing patients.

    That time had not yet come to Arizona, or the 44 other states that didn’t allow medical aid in dying. Thirty-nine of those states had laws specifically banning assisted suicide, leaving the possibility that anyone — a doctor, a friend, a stranger, a spouse — who helped someone end their life could be prosecuted. Arizona considered assisting suicide a form of manslaughter.

    Under any name, the debate has grown in statehouses and hospital rooms across the country. Lawmakers in 20 states had considered right-to-die laws in the past year, many for the first time. In most states, the bills were shut down early.

    That left terminally ill people with little choice. They could stay in place and hope their suffering was short, or they could leave home behind and move to a state where they could legally avoid the pain.

    … An adult who is capable, is a resident of this state and has been determined by the attending physician and consulting physician to be suffering from a terminal disease, and who has voluntarily expressed a wish to die …

    Arizona lawmakers had introduced right-to-die laws at least four times since 2003, all unsuccessfully. Sen. Barbara McGuire decided it was time to try again this year.

    Support was growing across Arizona. The city councils of Bisbee and Tucson had passed resolutions supporting the right to die. A corps of supporters was traveling around the state to explain their desires to the public. A 2015 poll had shown 56 percent of Arizonans in favor of a terminally ill person’s right to end their life.

    “The time is right for this dialogue,” McGuire said, and she introduced Senate Bill 1136 in January. “What it’s about is a person having the ability to pass with dignity.”

    SB 1136 was assigned to the Senate Heath and Human Services Committee, chaired by Republican Sen. Nancy Barto, who argued the bill would allow doctors and family members to pressure people into ending their lives. Trust in Arizona’s health-care system, she said, would be destroyed.

    “End of life issues can be complicated but attempting to simplify them by choosing death as a treatment option is a pandora’s box,” Barto said in an email. “No matter what it is called, the ‘right-to-die’ may soon become a ‘duty to die’ as our seniors, the disabled and depressed family members are pressured or coerced into ending their lives. ”

    … May make a written request for medication for the purpose of ending the person’s life in a humane and dignified manner in accordance with this article.

    The bill stalled without a vote.

    'What the hell do I do?'

    By August, Julie and Dana had sold their dream home and talked about moving into a trailer. Dana was selling his art collection. Julie was picking which jewelry she could part with, and still it wasn’t enough. Julie’s disability check felt smaller each month, and even Dana’s 60-hour weeks couldn’t make up the gap. They were burning through their retirement savings, pulling out $2,000 at a time. Credit cards they had once paid off were now loaded with flights and hotel rooms for Julie’s hospital visits.

    Between Julie’s disability check and Dana’s temp job, they brought in $3,100 a month. They had $18,000 in savings, and expenses were climbing.

    At least they had health insurance, they told themselves. They were lucky. But Dana’s policy expired in October, and they wouldn’t make it through the year without it. In America, they were finding, dying is expensive.

    “I really do need to find some answers to this,” Julie said, and she searched stacks of paperwork on her kitchen table. A friend had told her AARP offered the best prices on Medicare plans. Julie took a breath and dialed. On the other end of the phone, a voice named Dana introduced herself.

    Julie grinned. A good sign, maybe. “Well hi, Dana,” she said. “That’s my husband’s name. That’ll be easy.” She picked at an elastic band around her tablet’s case and ground the rubber off a pencil eraser.

    “If I move to California, do you have a policy for me?” she asked, leaving out the reason for her move. “Under 65.”

    The voice put her on hold. Julie set down the phone, elevator music flowing from the speaker. Tears rimmed her eyes.

    “It’s been a rough two years,” she said.

    As Julie dried a tear and waited for the voice to return, Dana trudged into the kitchen, still fiddling with the buttons on his shirt.

    He had always wanted to fly, to be with the birds as they took to the air. When he died, he once told Julie, he wanted to be reincarnated as a pelican. Two tours in the Army and eight years as a commercial pilot got him airborne, but now he was just another laborer on the line, churning out pocket-size pistols. Another 12-hour shift, another $110 in their pockets.

    “She’s been on the phone all this time?” he said. “Typical.” He kissed her forehead, packed a lunch and slipped out the door.

    A few minutes later, the voice came back. She had pulled together the price of Julie’s coverage, and ticked off the list of expenses.

    The first month of drugs would cost Julie almost $2,700. Her monthly Medicare payment would be more than $400. The voice kept going, slashing Julie’s disability check in half before she could consider food, over-the-counter drugs or a second apartment in California.

    “The time is right for this dialogue. What it’s about is a person having the ability to pass with dignity.”
    Arizona state Sen. Barbara McGuire

    Julie tried to stop her, to ask her to slow down and let the new expenses sink in, but the words wouldn’t come out.

    “I wasn’t expecting it to be that high,” she said. She had tried to scribble down the numbers as they came, but there were just too many. Her hands shook as she did the math in her head, chipping away at the life she had planned for herself.

    “I wish you many blessings,” the voice said, and Julie was alone again.

    “Well, that was a shocker,” she said, leaning her head back to stare at the ceiling. She reached for a glass and held it up to her mouth. The tea inside sloshed to the edges as her hand shook. She took a sip, caught her breath, looked down at the stacks of paper.

    The numbers stared back at her. They had enough to make it seven months, if they were careful.

    “What the hell do I do?” she asked, but nobody was there to answer.

    Peace. Finally, peace

    One day next year, when missing words become lost memories, when she doesn’t trust herself to live alone, when her eyelids droop and her hands won’t stop shaking and each step sucks the breath from her body, Julie will know it’s time.

    She’ll wake up next to Dana and sip green tea as the sun rises over San Diego. Two friends will fly in. Her children will be invited. They’ll go to lunch by the beach, and Julie will eat whatever she wants. Italian food, maybe. They may see a movie, something light-hearted to make Julie laugh.

    They’ll walk to the beach as evening settles. Four chairs will already be set out. They’ll feel the sand slip out from beneath their feet and watch the seagulls gather on the pier.

    “You see the birds,” she’ll tell Dana, “it’s me, saying bye.”

    And they’ll sit, friends and family and Julie, drinking good wine and telling their favorite stories as the sky fades to a deep orange. She’ll say she loves them and hold their hands tight.

    Then Julie will take the drugs, an oversize dose of sleeping medication mixed into water.

    She’ll feel the tension leave her body. The pain will dull and the anxiety will dissolve. Peace, finally.

    Her eyes will close, and she’ll fade to sleep. Without a sound, she’ll be gone, slipping away as the birds fly overhead and the sun dips under the horizon.

  7. #97
    “Every day we're one day closer to death.”

    Cuộn chỉ thời gian
    Huy Phương

    Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
    Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
    (Kahlil Gibran)

    Chuyện gì nhắc chúng ta biết rằng một ngày đã qua: Tiếng đồng hồ báo thức mỗi buổi sáng hay khi chúng ta mở vòi nước để làm vệ sinh khi ra khỏi giường? Chuyện gì nhắc chúng ta một tuần lễ đã qua: Sáng Thứ Bảy này dậy trễ hay có hẹn đưa gia đình đi chơi cuối tuần?

    Chuyện gì nhắc chúng ta hai tuần đã qua: Ðến kỳ lãnh check lương hay ngày rằm hay mồng một ăn chay? Chuyện gì nhắc chúng ta một tháng đã qua: Trả các thứ bill nhà, bill điện, bill nước? Chuyện gì nhắc chúng ta sáu tháng đã qua: Vặn đồng hồ lui hay tới một giờ? Chuyện gì nhắc một năm đã trôi qua: Phải chăng là những khúc ca Giáng Sinh rộn ràng và các thương xá giăng đèn kết hoa, và với người Việt là hoa cúc, hoa mai, bánh chưng, bánh tét và những bài hát về Mùa Xuân đã trở lại?

    Trọn một năm rồi, hôm nay tôi trở lại văn phòng dịch vụ khai thuế mà cảm thấy như mới đến đây hôm qua, cũng anh chàng khai thuế vui tính, những chồng hồ sơ ngổn ngang, trên vách chiếc đồng hồ tròn chậm rãi đếm giây... Cách đây một năm tôi đã ngồi trên chiếc ghế này, hôm nay tôi lại đến đây. Mùa khai thuế đã tới. Một năm nữa đã qua. Ði khai thuế mỗi năm hẳn lòng ta chẳng có cảm xúc gì, nhưng bạn cứ tưởng tượng, nào ngày con cháu chúng ta tốt nghiệp, nào ngày tan trường, ngày tựu trường, Mùa Thu lá rụng, rồi Mùa Ðông tuyết rơi.

    Không những một giờ, một ngày qua rất nhanh, mà một năm, mười năm cũng như phút chốc. Phương Ðông nói: “Thời gian như bóng câu qua cửa sổ” (câu quang quá khích). Ca dao Việt Nam lại nói: “Thời giờ thấm thoắt thoi đưa -Nó đi đi mãi chẳng chờ đợi ai!” Thời gian có những bước đi cố định của nó, nhưng qua chủ quan, nhanh chậm hay dài ngắn lại “tùy người đối diện”, dù Lamartine đã thốt nên lời: “Thời gian ơi, xin hãy ngừng cánh bay.” (Ô temps, suspends ton vol!), cũng như chúng ta vẫn thường than vãn: “Ngày vui qua mau!” Trái lại, Kim Trọng tương tư Thúy Kiều thì một ngày cũng dài bằng ba năm: “Sầu đong càng lắc càng đầy- Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!” Người bị gông cùm, lao lý thì “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại.” Phải chăng vì: “Người vui thì than đêm ngắn- Kẻ buồn lại hận canh dài.” Những ngày ở trong tù 35 năm về trước, hằng ngày phải lao động khổ sai vất vả, chúng tôi thấy ngày quá dài, chỉ mong đến lúc có tiếng kẻng “thu dụng cụ” để ra về, kiếm chén khoai lửng dạ và ngã tấm thân gầy guộc mệt nhoài trên chiếc chõng tre. Ðêm là lúc tự do, riêng rẽ một mình thì quá ngắn, vì người tù cảm thấy sợ hãi khi nghe tiếng kẻng đánh thức mỗi buổi sớm mai để thức dậy trước một ngày nữa, vất vả và vô vọng.

    Bây giờ đến lúc tóc đã hoa râm, ngoảnh mặt nhìn lại: “Hồng Hồng! Tuyết Tuyết! Mới ngày nào còn chữa biết chi chi!” (Nguyễn Công Trứ), con cháu ngày nào, còn bồng bế nay đã trưởng thành, nghĩ lại “đời người như giấc mộng.” Nghĩ lại, thời hoa niên, rồi chiến tranh, tù đày, lưu lạc quê người cũng qua nhanh. Bây giờ không còn nói chuyện một ngày qua, một tuần qua, một tháng qua, mà nói chuyện mười năm, ba mươi năm, sáu mươi năm qua. Nhìn lại quá khứ, hình như chúng ta đều mang trong lòng nỗi tiếc nuối hơn là vui mừng vì chúng ta đã làm được điều gì đó trong những ngày tháng cũ.

    Ai cũng nói được câu “dĩ vãng là lịch sử,” là những điều đã qua, nhưng tất cả văn thơ, âm nhạc đều khóc lóc, thương tiếc những ngày tháng cũ. Người thì xin đi lại từ đầu, người thì gọi ngày xưa là hoa bướm... Hiện tại là món quà Trời cho (Present) nhưng ít ai biết giá trị mà nâng niu nó, để khi nó đã trở thành dĩ vãng mới buồn bã khóc than. Phật Pháp cũng có nói đến: “Quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, hãy sống tỉnh thức trong giờ phút hiện tại!”

    Ðể biết giá trị của thời gian, phương Tây nói :

    "- Ðể biết giá trị của một năm, hãy hỏi một sinh viên vừa thi trượt năm cuối
    - Ðể biết giá trị của một tháng hãy hỏi một người mẹ sanh non.
    - Ðể biết giá trị của một tuần hãy hỏi chủ bút của một tuần báo.
    - Ðể biết giá trị của một giờ, hãy hỏi những người yêu đang chờ đợi gặp nhau.
    - Ðể biết giá trị của một phút, hãy hỏi người vừa lỡ chuyến tàu.
    - Ðể biết giá trị của một giây, hãy hỏi người vừa thoát chết trong đường tơ kẽ tóc
    - Ðể biết giá trị của một phần nghìn giây hãy hỏi người vừa nhận huy chương bạc trong cuộc thi Olympic. ''

    Thời gian đi những bước đều đặn, như tiếng đồng hồ kêu “tic-toc” nhịp từng giây, nó chẳng bao giờ có thể chạy nhanh hơn theo ý ta, hay chậm lại để chờ đợi ai. Trong những chuyện cổ tích của Ðông Âu, ông Tiên cho mỗi con người một “cuộn chỉ thời gian”, chiều dài của cuộn chỉ là chiều dài của mỗi đời người. Ai thấy đời khổ đau thì cứ kéo vội sợi chỉ đi nhanh, ai muốn hưởng hạnh phúc thì kéo cuộn chỉ chậm lại.

    Này người bạn già của tôi ơi! Khổ đau hay hạnh phúc, bạn đã kéo “cuộn chỉ đời” bạn, nhanh hay chậm, thì chúng ta chỉ còn lại mươi vòng chỉ nữa thôi. Vì thời gian vẫn trôi đi, nên chúng ta không thể dừng lại, mà vẫn phải tiếp tục kéo sợi chỉ ra khỏi cái lõi của nó, cho đến lúc thở ra hơi thở... cuối cùng. Liệu trong mươi vòng chỉ còn lại này, chúng ta có thể làm gì để bù đắp cho gần cả một “cuộn chỉ đời” dài dằng dặc của những ngày tháng đã qua từ bao lâu nay không?

  8. #98
    Nhục thân kim cương bất hoại
    Tiểu Huyền

    Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về cái Chết theo kinh nghiệm mà ngài đã trải qua (ngài được coi là hậu thân của nhiều đời Lạt Ma trước, đã chết và tái sinh nhiều lần). Ngài viết:

    Theo y khoa hiện đại. sau khi phổi ngừng thở và tim ngừng đập, chi vài phút sau là bộ óc cũng ngưng. Nhưng theo Phật Giáo, còn có 4 giai đoạn tiếp theo nữa. Không có dấu hiệu gì ở bên ngoài mà chỉ là những cảm giác, ý tưởng nội tại, trong tâm thức người chết. Trong mỗi giai đoạn, họ nhìn thấy một thứ ánh sáng khác nhau. Đầu tiên là ánh sáng trắng, rồi dỏ, rồi đen và sau cùng là cảm giác thênh thang của không gian vô tận, một thứ ánh sáng trong suốt (điểm Linh Quang). Dù tầng thô của tâm thức đã ngưng hiện hữu, tầng vi tế của nó khi đó vẫn chưa thoát ra khỏi cơ thể con người.

    “Khả năng trụ vào vùng sáng trong suốt tùy thuộc khả năng định tâm của các thiền giả tu tập đã lâu, nhưng cũng có khi do tình cờ, người ta vào được cảnh giới này. Thiền sư Ling Rinpoche, thầy tôi, là một thể nghiệm lớn của một cao tăng có định lực hùng mạnh, an trú trong ánh sáng trong suốt đó thật lâu. Trong 13 ngày sau khi viên tịch, ngài ở trong trạng thái đại định, cơ thế vẫn tươi đẹp chứ không bị hôi hám.”

    Trong lịch sử Phật Giáo thế giới, có nhiều vị tãng sĩ đạt đạo đã có khả năng để lại nhục thân kim cang bất hoại, sau bao đời, hình hài vẫn còn nguyên vẹn như khi mới chết.

    Tại chùa Nam Hoa thuộc tỉnh Quảng Đông, ba nhục thân của Lục tổ Huệ Năng (638-723) và của các vị thánh tăng Hám Sơn (1546-1623), Đan Điền hiện nay vẫn “ngồi yên” trên ban thờ từ bao đời. Theo hướng dẫn viên du lịch của Trung Quốc thì sở dĩ xác thân của ba vị sư đó được giữ nguyên vẹn là do người Trung Quốc xưa đã biết trét nhiều lớp sơn đặc biệt lên nhục thân của quý ngài. Ba vị trên bàn thờ coi uy nghi như ba bức tượng được tạc rất khéo léo. Có thể người Hoa cũng dùng một thủ thuật ướp xác nào đó nên đã gần 1500 năm mà xác Lục Tổ vẫn chưa bị lụi đi chút nào.

    Tại Việt Nam, ngoài sư Từ Đạo Hạnh (thờ tại chùa Thầy, Sơn Tây), có nhục thân kim cương bất hoại của hai vị thiền sư Đạo Chân Nguyễn Khắc Minh và Đạo Tâm Nguyễn Khắc Trường (đời nhà Lê, cách đây gần 400 năm) tại chùa Đậu. Chùa Đậu cũng có tên là chùa Pháp Vũ hay Thành Đạo Tự, thuộc huyện Thường Tín, phía Nam Hà Nội. Tài liệu trong chùa kể lại, trước khi nhập tháp để thiền định và chết trong đó, thiền sư Vũ Khắc Minh đã dặn các đệ tử, đại ý như sau:

    “Ta sẽ nhập tháp 100 ngày và thị tịch (chết) trong đó. Các con chờ một trăm ngày sau sẽ mở tháp ra. Nếu thân thể ta bốc mùi hôi thì đem hỏa táng, nếu không, các con cứ để ta như vậy mà thờ....”. Sau ngài, thiền sư Vũ Khắc Truờng (gọi ngài là chú) cũng chết theo cách đó. Và tăng chúng trong chùa y theo lời quý ngài, đã rước hai nhục thân nguyên như vậy lên bàn thờ, chỉ sơn lên trên một lớp sơn đặc biệt của Việt Nam.

    Từ hơn 300 năm, nhà chùa không dùng bất cứ cách nào đế tẩm ướp xác thân của hai vị thiền sư, các bộ phận trong người hai vị không bị rút ra, cơ thế không tẩm liệm bằng một chất hóa học nào. Không khí trong chùa cũng để tự nhiên, không hề có máy điều hòa nhiệt độ hoặc, làm gì để trừ ẩm ướt....Nhưng sau hơn ba trăm năm, nhục thân kim cương bất hoại của hai vị vẫn còn nguyên.

    Thời kỳ bị Việt Nam bị lệ thuộc Pháp, nghe nói lính Pháp đã đem một trong hai “ngôi tượng” ra khoan một lỗ trên đầu để coi có đúng là xác người hay không. Cho tới gần đây (thập niên 1980), chính phủ VN mới đem hai ngài để vô lồng kính, và trong chùa có treo vài tấm hình quang tuyến chụp hai bộ xương còn nguyên vẹn của quý ngài. Năm 1983, chính phủ VN đã dùng quang tuyến soi nhục thân của thiền sư Vũ Khắc Minh và kết luận rằng:

    - Nhục thân của ngài không bị hút ruột, bỏ óc như cách ướp xác thông thường.

    - Các khớp xương dính vào nhau tự nhiên, không có vết đục đẽo

    - Cân nặng 7kg

    Những điều này chứng tỏ nhục thân của ngài còn nguyên vẹn một cách tự nhiên, khiến cho các khoa học gia rất thắc mắc muốn tìm hiểu.

    Các Phật tử Việt Nam và quốc tế thường về chùa Đậu chiêm bái để được tận mắt nhìn thấy nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh đang ngồi trên bàn thờ như một cụ già nhỏ thó, nét mặt còn rất tinh anh. Riêng nhục thân của thiền sư Vũ Khắc Trường, nghe nói xương sống bị gãy trong một lần chùa bị lụt, nên các sư trong chùa đã đem tô thạch cao trắng lên để giữ cho tượng vẫn ngồi thẳng được! Một cách bảo trì thô sơ và thiếu nghệ thuật của dân nghèo! Vì vậy nhục thân của ngài coi không sống động bằng nhục thân của thiền sư Vũ Khắc Minh.

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 40
    Last Post: 11-16-2011, 10:29 AM
  2. Tưởng Vậy Nhưng Cũng Không Phải Vậy
    By Mr Cù in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 82
    Last Post: 10-19-2011, 10:29 PM
  3. Bé 3 tuổi chăm mẹ chết mòn trên giường bệnh
    By tử đằng in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 07:59 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:02 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh