Results 2,331 to 2,335 of 2335
Thread: sổ tay lan huệ
-
10-04-2024, 04:03 AM #2331
Mới Google tìm ra hồ sơ của công an về đối tượng Trương chi:
Họ và tên: Trương chi
Năm sinh: 555 (trước công nguyên)
Quê quán: chưa xác minh cụ thể
Địa chỉ thường trú: tạm trú trên sông không có hộ khẩu
Nghề nghiệp: lái thuyền con ngoài biên chế
Trình độ văn hoá: không chính quy
Lập trường chính trị: tình nghi phản động, theo chủ nghĩa cá nhân
Tội danh: yêu không đúng đường lối chính sách của nhà nước; làm văn nghệ không có giấy phép của phường xã
Biện pháp kỷ luật: học tập cải tạo, quản thúc tại địa phương
Tổng kết: đối tượng tự xử, ngoan cố chống lại nỗ lực giác ngộ của cán bộ
Người từ trăm năm về ngang sông rộng
Người từ trăm năm vùi trong sông rộng
Ai hát mòn hơi
Ai gảy mòn tay
Chỉ thấy sông lồng lộng
Chỉ thấy sông chập chùng
-
10-04-2024, 06:36 AM #2332
*
Ốc ơi.
Để coi cu Shawn đọc kỳ này có hiểu hết ý ốc không nha. Lóng rày nó rất chăm chỉ đọc tiếng việt.
Tuy nói khá sõi nhưng accent của cu nhiều phần gốc bắc. Có thể bà ngoại nó từ bắc sang xứ mù sương cùng thời với... cha nội bác nọ.
Bác đi tìm đường "kíu lước", ngoại nó nhi nữ tầm thường thành kíu chi hổng rành. Lay hoay một chập, bà day sang "kíu-chợ" một ông gốc wales, rồi sanh ra má nó.
Má nó "kíu-chợ" ông Atkins xứ scot, để ra Shawn. Cu Shawn học tiếng việt ở đâu hổng rõ, nhưng có dạo qua Hà nội mần việc khá lâu.
Rồi nó kíu chợ một em quê điên sang anh làm fellowship, và theo thiếp dìa dinh.
Theo như sách phật, tui với Shawn hẳn có duyên, duyên lành.
Nó làm trong research, đại bản doanh đặt ở 4th floor với thang máy riêng. Tuy thỉnh thoảng meeting đụng đầu nhưng không có dịp nói chuyện chi ra ngoài công việc.
Mãi cho tới khi đám cháu gái hỏi han chuyện tại sao cười, xong dẫn nó tới giới thiệu với "bác nô" như đã kể.
Chừ thì... tui thành mentor của nó trong sự nghiệp học văn chương việt.
Khổ quá xá, cu Shawn hổng hiểu rõ chữ nghĩa việt đã đành, tui cũng hổng hiểu luôn nếu là chữ việt cộng, nhưng chữ nghĩa bình dân học vụ hạ bần rành rẽ, nên vẫn có thể giải thích được câu chuyện văn chương lùm xùm bao quanh điển tích cổ.
Văn là sáng, chương là chi hổng biết (bớ ốc). Chuyện văn chương ít khi cần đuốc soi đường, nhưng cu Shawn thường đực ra.
Nhắc tới duyên là vì... bữa trước đọc về ngũ uẩn, rồi tối ngủ thình lình bài thơ bài nhạc "Thà làm hạt mưa bay" lừ lừ tái xuất .
Té ra... file đã download mà quên password ! Chừ đang lần mò trong bộ nhớ để lôi ra cho rốt ráo.
Rốt ráo đầu tiên là... yes, tui đã nghe bài thơ hồi còn trong xứ lận, đâu đó đầu thập niên 70.
Bài nhạc thiệt sự mơ hồ, y hình chỉ nghe láng thoáng 1 -2 bận, khi sang Hà nội 3-4 bữa, và rồi nhận ra bài thơ cũ - nửa thế kỷ còn gì !
Nhưng... để nhớ tiếp cho chánh xác nha, chớ còn nói lộn rồi phải nói lợi, tốn năng lượng thấy bà !
Chiều nay tui vô ICU đứng tới sáng chúa nhựt, có 5AH theo giúp vui như thường lệ. Nhớ chi sẽ viết tiếp (nếu rảnh) để cám ơn thày 5LL.
(Nhờ thày 5 mà lần ra mối hạnh duyên cũ, tưởng đã theo hư vô ! Vậy sắc-không (sắc vốn không) khúc này chưa tới hở thày 5, bởi duyên khởi là duyên lành nên mầm sinh đã chưa thể tận diệt ?)
Xin đón coi hồi sau sẽ rõ.
Last edited by ntđl; 10-05-2024 at 07:23 AM. Reason: edit
Make the long story... short !
-
10-06-2024, 06:05 PM #2333
*
Nói lộn... nói lợi !
Bữa trước nú tui kể chuyện Phan lạc Phúc, một cây viết miền nam, đã xài chữ "vụ việc" khi viết về nhạc sĩ Phạm đình chương.
Rồi tiện đà nú tui nhắc tới Phan lạc giang tuyên và bản nhạc "chu kỳ kinh nguyệt" trường sơn đông - trường sơn tây
Bữa nay thì biết mình đã râu ông cằm bà rồi, chắc vì cái tên Phan lạc tuyên heng, nói lộn nên xin nói lợi.
Dà... hổng có ai tên Phan lạc giang-tuyên ráo, nhưng Phan lạc giang đông. Trong gia đình họ Phan nọ, ông Phan lạc tuyên là anh cả và Phan lạc giang đông là em út.
Cả hai đều là sĩ quan ngành báo chi của quân lực việt nam cộng hòa.
Rồi đại uý Phan lạc tuyên tham gia đảo chánh (nhưng hụt) ông Ngô đình Diệm, phải "vuợt tuyến" sang luôn phía... bên kia.
Ông em (Phan lạc giang đông) vẫn là sĩ quan VNCH, sau 75 phải học tập cải tạo, rồi sang mỹ.
Hổng rõ Phan lạc này (Phúc) có liên hệ huyết thống thế nào với hai anh em Phan lạc kia (tuyên và giang đông), hay chỉ tình cờ trùng tên họ và chữ lót ?
Để tìm đọc thêm coi sao heng.
Chừ xin phép xoa chơn vô giường ngủ bù, buổi cày bửa bữa qua, hai đứa tui cùng khổ như chó !Make the long story... short !
-
10-07-2024, 01:02 PM #2334
*
Chuyện xưa.
Tui ba trợn ai cũng biết rồi, từ trong bụng má lận kìa, chớ đâu mà chờ tới ra tới lớn.
Nghe nói sanh xong, má nằm nhà thương một chập, con gái bà cũng ở lợi theo má cho có bạn.
Chừng nhà thương cho dìa thì má hổng có sữa nuôi, phải cho tui bú sữa bò dậm thêm nước cơm chắt (cho cứng xương cốt theo đông y sĩ lối xóm).
May thời thằng hai nhà chú tư, vừa đẫy năm xong thì nhứt định đình công sữa mẹ, rồi tui được thím cho bú ké. Mà ở cùng xóm nên mỗi bữa, qúi nữ được tía hay chị ba ẵm qua nhà chú thím mần màn kiếm ăn.
Nghe nói thím tư nuôi cháu chồng tới gần đủ năm mới ngưng, để thim còn tiếp tục sự nghiệp làm mẹ. Lần này ra con gái, cả chú lẫn thím mừng rên việc đã có dương có âm. Chú tư thấm nhuần tây học, hổng ham con đàn cháu đống, tuởng là chương trình sẽ bế mạc trên nguyên tắc, nào dè. Thím tư tỉnh bơ thong thả, cứ một hai năm lại đập bầu, đập miết một chập chẵn chòi nguyên chục. Nghe chú tư nói với tía : Mai (tên thím) mắn quá xá, vừa đụng chân giường y phép trứng rớt cái độp - Hồi nớ nghe mà tưởng thiệt, thảo nào qúi nữ đã phải nằm lồng ấp đủ 3 tháng trứng mới nở con, bởi khi nớ má liệt giường liệt chiếu hết còn sức ấp -
Từ chuyện bú ké nọ, tui trở thành ruột thịt với đám con chú tư, vì đã chung một buồng sữa, theo tục lệ thánh hìền trung hoa chi đó, và thân thiết với thằng hai, ba, tư năm, sáu, bảy, nhứt là thằng hai, chắc vì sàn sàn lứa - Bốn đứa con gái hổng hiểu sao chú tư hổng đánh số thứ tự cho chúng, hổng lẽ chú coi chúng là nữ nhi ngoại tộc. Đám con gái lâu lâu nói lẩy, rằng tây chớ nhưng tây đui nên đã nam trọng nữ khinh -
Mỗi vụ hè, tía gởi qúi nữ về biên hòa với chú thím tư (bên nội) hay với dì dượng tư (bên ngoại) cho bớt hồi hộp việc lêu lổng phá phách, trộm đạo và trốn học. Tui khoái ở với dì dượng hơn với chú thím, bởi dì dượng hổng có con gái nên được cưng chiều. Sau rồi dì cũng sanh được con thị mẹt, dì biểu nhờ lộc của tui, rồi hổng hiểu sao lại chọn cho nó cái tên lạ lùng : Mai-Đơn (mai cũng là tên dì, hồi xưa thị mẹt tuyền mang tên hoa cỏ vạn vật có lẽ.) Y chang thím tư, dì tư cũng trường kỳ kháng chiến, và lòi ra thêm một lô đực rựa nữa. Tía nói, ai biểu dượng chọn cho nó cái tên tiền định nọ làm chi !
Dà, chừ phải "tập trung tinh thần đặng khắc phụ khó khăn với cái gen "dai dài dở" tiềm ẩn trong máu.
Sau màn bị tóm được ở bùng binh sài gòn vào thời điểm lẽ ra đang ngồi trong lớp học, tía mang qúi nữ giao cho anh hai dạy dổ uốn nắn vào khuôn phép. Dạy nắn sao hổng biết nhưng tui học nhảy lớp, vào trung học một lần với thằng hai luôn. Khi này đứa nào cũng chăm chỉ mần màn thi đua tiên tiến.
Mùa hè, tui vẫn được gởi về Biên hòa với dì dượng chú thím y chang. Thằng hai vào học Ngô quyền.
Thời nớ sanh hoạt xã hội còn trong khuôn phép, kỹ thuật chưa ồn ào, trường lớp kỷ cương, nếp sống từ từ chưa vội vã (đây là ý kiến riêng thôi nha). Học trò tuy học nguyên tuần, nhưng chỉ một buổi 4-5 tiếng, và nghỉ ngày chúa nhựt. Mải sau này được nghỉ thêm chiều thứ bảy. Giải trí hổng nhiều, tụ tập theo cùng sở thích v.v...
Thằng hai rất đông bạn, cùng và trên dưới một hai cấp, dám nó biết nguyên trường luôn. Phần lớn đều ở lứa tuổi đang lớn, tuổi biết buồn, tuổi mơ mộng hoa niên ... Các trường trung học thinh không khởi sắc phong trào văn đoàn, thi đoàn, ca nhạc đoàn... Đám đực rựa (cả thiên tài lẫn thiên tai) mầm non triển vọng ấy, thường khi tụ tập, trao đổi, chưng hàng các sáng tác của mình cho công chúng (thị mẹt) thưởng thức !
Và cứ dịp hè lễ lạy, tui thường lọt vô đứng trong mấy cái đoàn nọ, ngó thành viên sanh hoạt với nhau, nhưng thường khi hổng hiểu nhiều bởi chữ nghĩa văn học nghệ thuật khi ấy chưa phát triển !
Để suy nghĩ tiếp rồi viết tiếp heng
Make the long story... short !
-
10-11-2024, 07:02 AM #2335
*
Thời xa xăm nớ, giải trí hổng nhiều mà cũng hổng "hoành tráng" côn đồ bạo lực như bây giờ.
Cuối tuần rảnh rang tụ tập vui chơi theo cùng sở thích.
Mà sở thích khi ấy lại chẳng có gì : trẻ nít chọi loong bắn ná, trẻ lỡ giương mắt ếch tò mò, và trẻ lớn mơ màng thơ nhạc.
Thơ nhạc hay dở hổng thành vấn đề, phải có mới được xưng danh thi nhạc sĩ, bảnh tỏn giựt le với các thị mẹt.
Làm thơ ngó bộ dễ hơn viết nhạc, nên thi sĩ đông đảo hơn nhạc sĩ. Thời này hoạt động ấn loát chưa khởi sắc, các nhà xuất bản còn phải xếp chữ tra dấu tay,
nên rồi các văn sĩ thi sĩ nhạc sĩ học trò phải ghi chép những sáng tác của mình vào tập vở rồi chuyền nhau đọc.
Lâu lâu dịp lễ tết mới có các tờ bích báo dán tường để công chúng ghé mắt thưởng lãm.
Báo tường viết tay trên giấy bồi trắng, thường hai trang là hết đất, bài vở rất giới hạn, do ban báo chí trường lớp phụ trách tuyển chọn.
Có tuyển chọn y phép có kiện thưa chuyện thiên vị, và giận hờn cãi cọ tùm lum.
Rồi... teng teng teng tèng... thi văn đoàn xuất hiện.
Những buổi họp mặt nhỏ trong sân ngoài vườn, tiến tới các cuộc picnic cuối tuần tại bìa rừng bên suối thác, thơ mộng gì kể !
Dĩ nhiên là có tác phẩm trình làng thì phải có khán thính giả dự khán, đám thành viên thi đoàn hay rủ theo dẫn theo anh em bè bạn chòm xóm gái trai, trong đó có thằng hai.
Rồi thằng hai dẫn theo chị nó, một thị mẹt "chỉ biết ăn thôi chẳng biết gì"
Người khác thưởng thức thơ văn, thị nọ thưởng thức ô mai xí muội, chùm ruột ổi cóc, nhửng món khó ăn khó tiêu hổng hạp khẩu vị chi ráo !
Và... lại teng teng teng tèng nữa.. một đứa trong đám thi sĩ mầm non bìa rừng bìa suối ấy, sau này danh tiếng lẫy lừng : nhà thơ nguyễn tất nhiên.
Make the long story... short !