Register
Page 1 of 5 123 ... LastLast
Results 1 to 10 of 41
  1. #1

    Bầu Kiên bị bắt

    Ông Nguyễn Đức Kiên, người thường được gọi là 'Bầu Kiên', Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Cổ phần Thương mại Á châu (ACB), vừa bị bắt chiều hôm 20/8, theo báo chí trong nước.
    Báo Tuổi Trẻ TP HCM đưa tin "ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ để điều tra về một số sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế của ông này".

    Được biết việc bắt ông Kiên được cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thực hiện vào chiều thứ Hai 20/8, và ngay buổi tối, nhà ông tại Hà Nội đã bị khám xét, công an thu giữ một số 'tài liệu liên quan đến hành vi đang bị điều tra' của ông.
    Thông tin Bầu Kiên, sinh năm 1964, bị bắt đang làm chấn động dư luận trong nước, không chỉ bởi vì ảnh hưởng của ông trong lĩnh vực tài chính.
    Ngoài vị trí ở ACB, được cho là còn nhiều quyền lực hơn cả Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Kiên còn nắm nhiều cổ phần tại các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á và Techcombank.
    Riêng tại ACB, ông và gia đình giữ số cổ phiếu nhiều hơn Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trần Mộng Hùng và thân nhân.
    Về danh chính ngôn thuận, ông Kiên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần mang tên Tập đoàn tài chính Á Châu.
    Ông cũng đầu tư vào một vài lĩnh vực khác như du lịch, may mặc.
    Ông là thành viên hội đồng quản trị của hai công ty du lịch lớn là Du lịch Chợ Lớn và Du lịch Thiên Minh.
    Ngay sau khi tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt được tung ra, cổ phiếu của các công ty trên sàn giao dịch HNX30 giảm đồng loạt.
    Trang tin CafeF đưa tin hai ngân hàng có liên quan ông Kiên là ACB dư bán sàn một triệu cổ phiếu, EIB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank) dư bán sàn hai triệu cổ phiếu.
    Trang này cho biết cả HNX-Index và VN-Index đều giảm mạnh, "toàn thị trường có 170 mã giảm giá".
    Bầu bóng đá
    Bầu Kiên còn được biết qua vai trò của mình trong lĩnh vực nhiều tiền nhưng cũng gây nhiều tranh cãi là bóng đá.
    Ông là sáng lập viên Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và cổ súy cho các thay đổi mạnh trong điều hành các giải bóng đá Việt Nam.
    Dư luận cũng nói nhiều tới liên quan của ông với các nhóm lợi ích với ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
    Có cáo buộc ông có quan hệ thân cận với một số lãnh đạo cấp cao ở trong nước.
    Việc ông mời đích danh Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, cố vấn an ninh và tôn giáo cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, làm cố vấn cho VPF hồi cuối năm ngoái đã gây nhiều đồn đoán.
    Đầu năm nay, báo Thể thao 24h đưa tin ông Nguyễn Đức Kiên cùng một số lãnh đạo VPF ăn tối với Thủ tướng suốt ba tiếng đồng hồ và sau đó 'lật ngược tình thế' trong cuộc chiến bản quyền Giải Bóng đá quốc gia với Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) cùng Tập đoàn truyền thông An Viên (AVG).
    Bản tin của báo này nhanh chóng bị can thiệp phải gỡ bỏ.
    Báo Thể thao 24h sau đó phải cải chính và xin chịu kỷ luật sau khi đăng thông tin 'bịa đặt' về bữa ăn tối nói trên.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...arrested.shtml

    HỒ SƠ BẦU KIÊN
    http://biz.cafef.vn/2012082109162871...-ngan-hang.chn
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  2. #2
    Biệt Thự ngocdam66's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Los Angeles, California, United States
    Posts
    24,000






    Nhà riêng của bằu Kiên

  3. #3
    Vài thong Tin về NDK, Đây có thể bắt đầu sự đấu đá nội bộ trong đảng.
    ***********************
    Thông tin chúng tôi nhận được: Kiên và Hưởng đang cho thủ tiêu những tay chân ‘biết quá nhiều’- những người đã đứng ra rút tiền ngân hang chuyển cho y để xoá dấu vết. Mong rằng những người vì miếng cơm manh áo lỡ sa vào vòng kềm toả của y hãy nhanh chóng hợp tác với chúng tôi để vạch mặt kẻ tội phạm – Đó cũng chính là để tự bảo vệ mình trước khi quá muộn...

    Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964, ngay từ đầu với sự định hướng của bà mẹ mà y thừa hưởng được chính đôi mắt tối tăm, không bao giờ nhìn thẳng vào mặt ai và luôn làm người ta liên tưởng đến cặp mắt của loài rắn độc Nam Phi, đã biết tính toán chọn cho con trai con đường ngắn nhất để tạo dựng sự nghiệp.
    Mọi người ngạc nhiên khi nghe Kiên tiết lộ đã vào ‘lính’. Nhưng đó chính là con đường ngắn nhất để Kiên được đi học nước ngoài.
    Những năm đầu và giữa thập niên 80, việc đi du học chỉ là viển vông nếu không phải là quan chức cha mẹ rất ‘to’. Với một gốc gác bình thường của một gia đình ‘’gõ đầu trẻ’ thì không thể mơ đến việc được đi du học. Do vậy, vào lính rồi vào trường của Quân đội đều là bước đi đã được tính toán kỹ từ trước cho thằng con trai lỳ lợm của mình. Với khả năng bén nhạy thời cuộc và vận dụng sức mạnh của đồng tiền, bà mẹ Kiên đã chạy chọt cho Kiên được đi du học tại Hungary. Thuở đó, ai được du học ở Liên Xô phải là nhà có gốc rễ, nhưng ai mà được sang Hung, sang Tiệp thì vừa có thế vừa phải có tiền…
    Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn tại Hungari, Kiên đã bộc lộ bản chất ăn chơi, hắn đã làm cho một cô gái trẻ Hungari có thai và sinh hạ cho hắn một cô con gái ngoài giá thú và hậu quả hắn bị đuổi về nước. Rõ ràng con đường vào quân đội không phải là mục đích tiến thân của Kiên.
    Trở về nước, nhờ các mối quan hệ từ trong trường của Quân đội và sự năng động không giống tính cách của một cô giáo, mẹ của Kiên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ bước đường của con trai. Kiên ‘xông’ thẳng vào lĩnh vực xuất khẩu hàng trả nợ cho Hungary và Đông Âu. Đây chính là bước đường đầu tiên đã giúp Kiên tạo dựng mối quan hệ với Bộ trưởng Tài chánh Nguyễn Sinh Hùng (NSH), Thủ Tướng Phan Văn Khải (PVK) và nhiều quan chức khi đó. Có thể nói chính NSH và PVK đã mang đến sự giàu có cho Kiên và bản thân họ. Hàng hoá xuất khẩu trả nợ giá cả đất gấp 2-3 lần thị trường Việt Nam mà chất lượng không ai kiểm soát do các khoản nợ viện trợ của các nước cho Việt Nam ngầm như cho không trong thời chiến tranh, Việt Nam trả nợ lại bằng hàng hoá bao nhiêu tốt bấy nhiêu! Do vậy Kiên đã phất lên rất nhanh từ đây.

    Khi đã có mối quan hệ với PVK đã sâu đậm, Kiên mở rộng ‘thị trường’ kinh doanh sang môi giới đầu tư và tham gia vào các cuộc đấu thầu nhà máy điện. Kiên đã cùng Nguyễn Văn Hưởng khi đó mới chỉ là Tổng cục Trưởng của A17 – Phụ trách an ninh kinh tế trở thành một ê-kíp làm ăn. Hưởng đã sử dụng lực lượng an ninh của mình để phục vụ cho Kiên dắt mối chạy thầu và bẻ cong các kết quả đấu thầu để cho các nhà thầu nước ngoài mà Kiên môi giới thắng thầu. Nhiệt điện Phả Lại với kết quả trúng thầu 524 triệu USD với cam kết hoàn tất trong 04 năm, nhưng mất 12 năm vẫn không đưa nhà máy vào vận hành được và giá cả tiêu tốn ngân sách nhà nước trên 1 tỷ đô la, tuy vận thậm trí ngày khánh thành, khi các quan chức Chính Phủ có mặt đông đủ, nhà máy cũng không thể chạy được và họ đã phải lấy vỏ bánh xe cau su đốt trong lò để cho thấy khói toả lên!!! Đó chính là sản phẩm của Kiên và Hưởng.
    Hiện nay Kiên đang nắm giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu; Chủ tịch HĐQT Công ty may thời trang MTT; Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam; chủ tịch HĐQT công ty Liên doanh nhựa đường Caltex; Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB; Phó chủ tịch kiên Chủ tịch công ty liên doanh KFC Việt Nam; Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT Công ty cổ phần du lịch Thiên Minh….
    Thực chất dự án KFC và liên doanh nhựa đường Caltex đều là dự án Kiên hưởng lợi từ việc do Chính Phủ Việt Nam gây khó khăn về giấy phép đầu tư và Kiên đã thay mặt PVK ‘bán’ giấy phép cho hai công ty để lấy cổ phần.
    Riêng tại Ngân Hàng Á Châu (ACB), người sáng lập và linh hồn của ACB là Trần Mộng Hùng, Kiên được mời ăn theo và đóng góp 2 tỷ đồng Việt Nam tương đương khoảng 200.000 USD năm 1994 để nắm giữ 10% cổ phần. Vai trò của Kiên hoàn toàn mờ nhạt và không có một đóng góp gì cho sự phát triển của ACB. Đến năm 1998, với bản năng của một kẻ lưu manh, nhìn thấy sự lớn mạnh của ACB, Kiên đã làm cuộc đảo chính bằng thủ đoạn bẩn thỉu. Bằng các mối quan hệ của mình với Thủ Tướng PVK và nhiều quan chức Chính Phủ qua quan hệ Tiền & Lợi ích, Kiên đã tạo nhiều scandal, thậm trí cho đăng báo tung tin đồn Tổng giám đốc ACB trốn ra nước ngoài …. Sự việc gây trấn động và người dân ào ào rút tiền, Ngân hàng Nhà nước đã phải đổ tiền để cứu nguy,…. Đây là lúc Kiên bắt đầu lật tẩy con bài của mình, bằng thủ đoạn nắm được một số điểm yếu trong làm ăn của Trần Mộng Hùng đã sử dụng ACB để cho các công ty của mình vay, Kiên đã buộc Nhà sáng lập Trần Mộng Hùng phải rút khỏi ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) ngân hang ACB. Qua giằng co, dành giật cuối cùng ACB đã thuê Nguyên Bộ trưởng Trần Xuân Giá – Người đã có quan hệ mật thiết với Kiên qua các thương vụ đấu thầu các nhà máy điện và các dự án đầu tư– về giữ chức Chủ tịch HĐQT. Thực chất là chức vụ bù nhìn hợp thức hoá cho Kiên làm mưa làm gió.
    Cũng bằng các thủ đoạn và mối quan hệ, không rõ từ lúc nào Kiên đã nắm trong tay cả Kiên Long Bank, Eximbank mà thực chất Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng chỉ là con rối trong tay Kiên.
    Thời Thủ Tướng Phan Văn Khải còn trị vì, Kiên là cánh tay đắc lực cùng quý tử Hoàn Ty làm mưa, làm gió. Thậm trí Kiên còn ngang ngược vỗ vai Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (NTD) “anh chỉ làm đến chức Phó Thủ tướng là cùng thôi…”, cũng chính Kiên đã làm đơn tố cáo Phó thủ tướng NTD lên Bộ chính trị phục vụ theo sai khiến của phan Văn Khải (6 Khải). Chính vì vậy khi 6 Khải phải ra về và Nguyễn Tấn Dũng lên, Kiên đã phải nằm yên.
    Tuy nhiên bản chất gian trá, xảo quyệt , y không chịu nằm yên, mà thực chất chỉ là dấu mình cho kỹ. Cũng như Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Kiên thuê Thượng Tướng Cựu Thứ trưởng Bộ công An Nguyễn Văn Hưởng làm cố vấn cho mình! Bản chất của Kiên và Hưởng đều có một điểm rất giống nhau, đó là: Ném đá dấu tay và đưa bàn tay nhung ra để cứu độ bắt con mồi vào chuồng của mình! Họ rất hợp nhau bởi thủ đoạn này.
    Một điển hình của trò đóng giả ân nhân của Kiên là vụ thâu tóm Ngân hàng Samcombank. Chính Kiên và Nguyễn Thanh Phượng đạo diễn toàn bộ kế hoạch, song không lộ mặt mà để cho những kẻ đầy tớ làm thuê Nguyễn Hữu Dũng và Phạm Văn Cang là Chủ tịch và Phó Tổng giám đốc làm thuê của Eximbank đứng ra. Sau đó, chính Kiên với sự cò mồi của đám đàn em lại được Đặng văn Thành mời ra làm trung gian hoà giải với mấy con tốt Trầm Bê, Dũng và Cang. Uốn ba tấc lưỡi, cuối cùng Kiên từ kẻ chủ mưu đâm thọc đòn hiểm khiến ông chủ Samcombank hết đường chống đỡ, nay lại bỗng trở thành ân nhân vì ‘uy tín của anh Kiên nên chúng tôi đồng ý để anh Thành tiếp tục ở lại làm chủ tịch HĐQT Samcombank’ – cả đám tôi tớ đều cùng một luận điệu làm cho Đặng Văn Thành cảm động ứa nước mắt và mời Kiên trở thành PHÓ CHỦ TỊCH SÁNG LẬP!
    Những năm qua nhóm bố già Nguyễn Đức Kiên luôn có kẻ bưng bê điếu đóm là Tướng Nguyễn Văn Hưởng với danh nghĩa cố vấn mách nước chỉ đường, mang nghiệp vụ an ninh được đào tạo bài bản của Nga Xô trộn với thói tàn bạo, bẩn thỉu, man rợ của Mafia Nga - Một loại Mafia được ví như thời trung cổ đã làm lên sự thành công của các bố già Nguyễn Đức Kiên - Nguyễn Đăng Quang & Hồ Hùng Anh đến ngày hôm nay. Chỉ mới hai tháng trước thôi Kiên còn huyênh hoang khoác loác "... Nằm im bao nhiêu năm, nay đã ra quân là chỉ có chiến thắng...". Quả thật y đã thực hiện được những thành tích huy hoàng chỉ trong mấy tháng tổng tài sản các bố già đã thâu tóm và điều khiển trong tay lên tới 20 tỷ đô la, có thể kể ra một vài vụ:

    1. Kiếm được 1.750 tỷ từ thương vụ thu xếp 5.000 tỷ đồng mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình chuyển cho BIDV với chỉ đạo phải chuyển cho NH Phương Nam vay. Trầm Bê đã chuyển vào tài khoản cho Kiên đầy đủ với Memo # Chuyển tiền mua cổ phiếu mà chẳng có cổ phiếu nào được mua bán.

    2. Hoàn thành thâu tóm Ngân hàng Samcombank trị giá 7 tỷ đô la. Từ kẻ chủ mưu đầu trò ăn cướp Samcombank dấu mặt, lại đóng vai kẻ lương thiện dàn xếp để Đặng Văn Thành sụt sùi cảm động mời vào giữ chức PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SANG LẬP STB! Cũng cái bài Hội đồng sáng lập như ngân hàng ACB là một loại ăn ốc cho người khác đổ vỏ cho mình!!!

    3. Lập trên 50 công ty con rút tiền của Eximbank, Vietbank, Kiên Long Bank, ACB, Phương Nam Bank lên tới 70.000 tỷ đồng trong hàng chục năm qua trá hình dưới dạng đầu tư vào công ty con, vào dự án, vào chứng khoán để không phải trả lãi.

    4. Từ chỗ không một xu chỉ bằng tiền rút từ Ngân hàng Nhà Nước từ thời Lê Đức Thuý còn làm thống đốc đã thâu tóm được: Vietbank, Kiên Long Bank, ACB. Việc thâu tóm ACB cách đây mười bảy năm về trước cũng là một thủ đoạn dựa vào thế lực của NH nhà nước và báo chí phối hợp đánh hội đồng, tung tin vịt làm cho dân rút tiền, sau đó ra tối hậu thư buộc Trần Mộng Hùng phải rút chuyển giao ngân hàng cho y bằng cách lập lên Hội đồng sáng lập và từ đó lợi dụng ACB để vay tiền thao túng hệ thống tài chính trong suốt nhiều năm qua. Phó Tổng giám đốc Trần Minh Tuấn đã ấm ức công bố “Nếu để cho tôi thanh tra thì ông Kiên chết ngay”, nhưng Thống đốc Nguyễn Văn Bình bao che đã gạt đi không cho thanh tra.

    5. Là kẻ chủ mưu cùng với Nguyễn Văn Hưởng Tham gia vào kế hoạch ám sát Chủ tịch nước và Bộ trưởng Trần Đại Quang.

    6. Nguyễn Đức Kiên đang chắp cánh cho các thế lực của giặc Tàu thông qua Trầm Bê để thâu tóm tài chính Việt Nam. Đây là một thủ đoạn vô cùng nguy hiểm của Trung Quốc cần phải chặn đứng sớm kẻo hậu họa sẽ khó lường.

    Nếu kể xa hơn thì phải nói đến vụ môi giới mua bán chiếc Airbus của Pháp, rồi những thương vụ môi giới mua bán vũ khí với Nga, rồi vụ thủ tiêu một đại tá Quân đội Việt Nam.

    Tội của y tày trời và giờ này y đã cao chạy xa bay và tiếp tục điều khiển đường dây Mafia từ Nga về để thực hiện kế hoạch Tử thần Radium. Thông tin chúng tôi nhận được: Kiên và Hưởng đang cho thủ tiêu những tay chân ‘biết quá nhiều’- những người đã đứng ra rút tiền ngân hang chuyển cho y để xoá dấu vết. Mong rằng những người vì miếng cơm manh áo lỡ sa vào vòng kềm toả của y hãy nhanh chóng hợp tác với chúng tôi để vạch mặt kẻ tội phạm – Đó cũng chính là để tự bảo vệ mình trước khi quá muộn.


    Được đăng bởi Nhà văn Phạm Viết Đào vào lúc Thứ ba, tháng tám 21, 2012
    http://phamvietdao2.blogspot.ca/2012...-bau-kien.html
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  4. #4
    Chuyên gia Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc cho biết , cuộc bắt giữ ông xảy ra khi đảng cộng sản mở rộng đợt vận động chống tham nhũng từng đưa ra vào tháng trước.
    Đảng cầm quyền muốn chứng minh rằng mình đang tấn công vào nạn tham nhũng ở cấp cao, ông nói với AFP và thêm rằng "từ một số lý do, không khí cho thấy là đúng lúc để săn tìm những con cá lớn".
    Bắt giữ Kiên cũng có thể là dấu hiệu sâu xa của việc tranh giành chính trị giữa tầng lớp cai trị của đất nước - dấu hiệu của một "trận chiến ngầm" giữa các phe phái đối thủ với thủ tướng và chủ tịch nước, ông nói.
    Một số thành phần quyền thế có thể được lo lắng rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tích lũy quá nhiều quyền lực "và cần phải được kéo xuống cho bớt vênh váo", ông nói.
    Nếu vậy, điều này có thể giải thích được cuộc tấn công vào Kiên - người được xem là cùng phe với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và là chủ đề của các suy đoán trên các blog về giao dịch kinh doanh của ông ta với con gái của ông Dũng, Thayer nói thêm.

    ******
    Vụ bắt giữ ông trùm ngành ngân hàng Việt Nam khiến giới đầu tư hoảng sợ
    Cat Barton (AFP)
    Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
    http://www.x-cafevn.org/node/3715
    HÀ NỘI - Hôm thứ Ba, Việt Nam cho biết là đã bắt giữ một ông vua ngân hàng vì các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, gây xao động đến các thị trường tài chính khi ngân hàng trung ương phải kêu gọi công chúng không nên hoảng sợ.
    Nguyễn Đức Kiên, 48 tuổi, cổ đông viên trong một số tổ chức tài chính lớn nhất của Việt Nam, đã bị bắt giam cuối ngày Thứ Hai hôm qua sau khi công an khám xét và thu giữ giấy tờ tài liệu tại tư gia của ông ở Hà Nội.
    Theo một thông báo đăng trên trang mạng chính thức của chính phủ, "Kiên đã bị bắt giữ vì các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp".
    Tỷ phú Kiên là người sáng lập Ngân hàng Á Châu (ACB), một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, vốn xem Ngân Hàng Khổng lồ Standard Chartered là một trong những "đối tác chiến lược" của mình.
    Theo báo Tuổi Trẻ, một tờ báo của nhà nước, việc bắt giữ ông đã gửi một "cơn chấn động ra khắp đất nước".
    Sự việc này cũng gây ra những lo sợ về một hoạt động ngân hàng có thể làm tổn thương khu vực ngân hàng đang vất vả với các khoản nợ độc hại, lợi nhuận giảm và vấn đề thanh khoản từ hậu quả của việc chính quyền siết chặt tín dụng nhằm chế ngự nạn lạm phát.
    Nguyễn văn Bình, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết rằng ông nhận thức được nguy cơ của những hậu quả từ việc bắt giữ Kiên và ngân hàng trung ương đã sẵn sàng để can thiệp.
    Phát biểu trên đài truyền hình, ông nói, "Để đảm bảo an toàn của toàn bộ hệ thống, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có sẵn các biện pháp nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân Hàng Á Châu (ACB) và các ngân hàng khác nếu như xảy ra việc rút hàng loạt (tiền từ ngân hàng)".
    Bình cho biết việc bắt giữ này là về những cáo buộc đến những việc làm sai trái của ông Kiên tại ba công ty tài chính nhỏ hơn mà ông làm chủ tịch chứ không có liên quan đến ngân hàng ACB.
    Nhiều chi nhánh ngân hàng ACB ở thủ đô Hà Nội được AFP ghé thăm hôm thứ ba trông vẫn sinh hoạt bình thường, không có dấu hiệu khách hàng hoảng loạn rút tiền hàng loạt.
    Ngân hàng ACB đã đưa ra một tuyên bố mới nói rằng việc Kiên bị bắt sẽ không ảnh hưởng đến công việc của mình, ngay cả khi giá cổ phiếu giảm mạnh trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
    Nguyễn Thanh Toại, phát ngôn viên Ngân hàng mô tả việc bắt giữ là "một vấn đề cá nhân".
    "Việc giam giữ của Kiên là quyết định của các cơ quan có thẩm quyền nên không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngân hàng", Toại cho biết, nhấn mạnh thêm rằng Kiên nắm giữ ít hơn năm phần trăm cổ phần của tập đoàn.
    Giá cổ phiếu của ACB giảm gần 7% xuống 24.100 đồng Việt Nam (1USD) vào thời điểm đóng cửa sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội hôm thứ Ba trên, lôi kéo theo cả một thị trường rộng lớn hơn.
    Chỉ số chuẩn HNX giảm xuống 3,7 điểm (5,24%).
    Kiên được cho là nắm giữ cổ phần trong các ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank, VietBank cùng các ngân hàng khác và đã được biết là có liên quan đến việc soạn thảo các cải cách ngân hàng mới của đất nước.
    Theo các báo cáo từ truyền thông báo chí, Eximbank và Sacombank đã nhanh chóng nhấn mạnh rằng Kiên không phải là một cổ đông lớn trong các tổ chức của họ.
    Nhà ngân hàng này đã vươn lên nổi bật trong công chúng như một tiếng nói chỉ trích tham nhũng trong ngành bóng đá Việt Nam, sử dụng vai trò chủ tịch Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội, để át giọng liên đoàn bóng đá Việt Nam.
    Chuyên gia Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc cho biết , cuộc bắt giữ ông xảy ra khi đảng cộng sản mở rộng đợt vận động chống tham nhũng từng đưa ra vào tháng trước.
    Đảng cầm quyền muốn chứng minh rằng mình đang tấn công vào nạn tham nhũng ở cấp cao, ông nói với AFP và thêm rằng "từ một số lý do, không khí cho thấy là đúng lúc để săn tìm những con cá lớn".
    Bắt giữ Kiên cũng có thể là dấu hiệu sâu xa của việc tranh giành chính trị giữa tầng lớp cai trị của đất nước - dấu hiệu của một "trận chiến ngầm" giữa các phe phái đối thủ với thủ tướng và chủ tịch nước, ông nói.
    Một số thành phần quyền thế có thể được lo lắng rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tích lũy quá nhiều quyền lực "và cần phải được kéo xuống cho bớt vênh váo", ông nói.
    Nếu vậy, điều này có thể giải thích được cuộc tấn công vào Kiên - người được xem là cùng phe với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và là chủ đề của các suy đoán trên các blog về giao dịch kinh doanh của ông ta với con gái của ông Dũng, Thayer nói thêm.
    Nguồn: AFP News
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  5. #5
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post
    Nguyễn văn Bình, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết rằng ông nhận thức được nguy cơ của những hậu quả từ việc bắt giữ Kiên và ngân hàng trung ương đã sẵn sàng để can thiệp.
    Phát biểu trên đài truyền hình, ông nói, "Để đảm bảo an toàn của toàn bộ hệ thống, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có sẵn các biện pháp nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân Hàng Á Châu (ACB) và các ngân hàng khác nếu như xảy ra việc rút hàng loạt (tiền từ ngân hàng)".
    Nguồn: AFP News
    Chờ xem chắc lại lòi tiếp ACB đầy nợ xấu. Thống đốc lại rớt tiền "sẵn sàng can thiệp" vào ACB. Tiền cũng sẵn sàng chui vào các túi ba gang đã may sẵn từ khuya của các thầy. ACB khai phá sản. Tiền dân thì mất, tiền "ngân hàng trung ương" cứu độ ACB chui một cách an toàn, hợp lý, hợp pháp vào tay các quan to. )

  6. #6
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Chờ xem chắc lại lòi tiếp ACB đầy nợ xấu. Thống đốc lại rớt tiền "sẵn sàng can thiệp" vào ACB. Tiền cũng sẵn sàng chui vào các túi ba gang đã may sẵn từ khuya của các thầy. ACB khai phá sản. Tiền dân thì mất, tiền "ngân hàng trung ương" cứu độ ACB chui một cách an toàn, hợp lý, hợp pháp vào tay các quan to. )
    Ba Dũng làm công trình nào cũng bị lỗ bạc tỉ, kinh doanh thì ít mà rút ruột thì nhiều do tham nhũng. Hệ thống ngân hàng nhà nước chắc chắn cũng không thoát khỏi số phận rút ruột. Trình độ y tá mà dám lãnh chức thủ tướng làm kinh tế thì nước Việt Nam quả đã đến ngày mạt vận.

    Trở lại vụ bắt Bầu Kiên. Kiên là người của ba Dũng, vụ bắt bầu Kiên là để dằn mặt và chặn bớt lại quyền lực của ba Dũng. Sau khi bộ chính trị họp để tự phê và phê. Biết đâu ba Dũng bị ép phải hạ cánh an toàn Qui Mã.

    ********

    Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên được Bộ trưởng CA giữ tuyệt mật
    Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, kế hoạch đánh án Kiên “bạc” được Ban chuyên án chuẩn bị và tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước ngay sát giờ bắt ông Kiên. Đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo việc bắt và khám xét nơi ở của ông Kiên tại ngõ 27, Xuân Diệu, Tây Hồ, HN. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường chưa xảy ra kể từ năm 1994.

    Vừa qua, Đảng CSVN hô hào làm trong sạch nội bộ. Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà Thủ tướng chỉ được 3/14 phiếu, chức danh Trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương được chuyển từ tay Thủ tướng sang Tổng bí thư với Ban Nội chính được tái lập do đích thân Tổng bí thư đứng đầu.
    Đợt Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm nội bộ cuối tháng 7, đầu tháng 8/2012 tuy chưa làm được nhiều việc lớn nhưng đã tạo được một số bước đi làm tiền đề chống tham nhũng có hiệu quả hơn. Thứ nhất, khẳng định cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác này (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của Thủ tướng). Thứ hai, kiện toàn bộ máy chống tham nhũng mà trọng tâm là Bộ Công an (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng cùng tay chân ở các đơn vị nghiệp vụ trong Bộ và tại nhiều địa phương), thực hiện một số điều chỉnh nội bộ để hoạt động điều tra chống tham nhũng đạt hiệu quả cao
    Việc bắt giam và điều tra Kiên “bạc” được giao cho Tổng cục Cảnh sát của tướng Vĩnh “chột” chứ không do An ninh điều tra làm. Như vậy, có lẽ sẽ tránh được ảnh hưởng của bên an ninh mà tướng Hưởng còn nhiều quyền uy. Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, việc bắt ông Kiên được Ban chuyên án tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước. Bắt và khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường chưa xảy ra kể từ năm 1994. Tuy nhiên, có tin cho hay, sát cánh với Tổng cục 6 của tướng Vĩnh còn có An ninh quân đội.
    Việc Bộ Công an bắt người kiểu này lần cuối xảy ra năm 1994. Và nó chỉ xảy ra khi nội bộ choảng nhau. Lúc đó đích thân Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ chỉ đạo Phó Tổng cục trưởng CSND là Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp (người có tư thù với Trung tướng Phạm Tâm Long) bắt con trai của Thứ trưởng Phạm Tâm Long là đại úy công an Phạm Xuân Liên. Các Thứ trưởng, hồi ấy, đều không được biết trước kế hoạch đánh án. Ngay trước đó, thứ trưởng Phạm Tâm Long còn được Bộ trưởng “cho” đi họp ở Đông Âu. Đồng chí Ba Ngộ báo cáo và nhận chỉ đạo trực tiếp từ Tổng bí thư Đỗ Mười, không qua Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong vụ Kiên “bạc” này, hẳn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bị “qua mặt”. Các đồng chí an ninh ngày nay chẳng lạ gì quy luật nghiệt ngã của cuộc chơi này. Chính Trung tướng an ninh Vũ Hải Triều – Triều “bạc” – lúc đó là thư ký riêng của đồng chí Ba Ngộ.
    Trung tướng Nguyễn Văn Vĩnh từ giám đốc Công an Nam Định đi lên, gần đây liên tục được đánh bóng tên tuổi trên báo, đài. Tướng Vĩnh có mối quan hệ thân thuộc với Bộ trưởng Trần Đại Quang bởi cùng trong hội “Nam Cường”. Viên tướng này bị chột 1 mắt do dính mảnh lựu đạn nổ khi bắt tội phạm lúc ông này còn làm ở Phòng Cảnh sát hình sự tỉnh Nam Định. Sau vụ đó, ông được phong Anh hùng LLVT. Gần đây, ông lại được đeo lon Trung tướng. Nếu Trung tướng cứ tận tụy phục vụ “bên Đảng” như thế này thì vụ Kiên “bạc” rất có thể là bực thang đầu tiên để ông bước lên chức Thứ trưởng Bộ CA. Hiện, ghế của thứ trưởng Ngọ đang lung lay bởi ông bị rất nhiều người – trong đó có những nhân vật tên tuổi – đâm đơn kiện, nhưng điểm nổi bật nhất, trong con mắt của “bên Đảng”, ông Ngọ là người của Thủ tướng.
    Khả năng sẽ có nhiều nhân vật khác bị bắt tiếp. Có những dấu hiệu cho thấy một cuộc thanh trừng nội bộ quy mô lớn đã được phát động.
    Thông tin tiếp: Kiên “bạc” hiện bị giam tại một cơ sở giam giữ do Bộ Quốc phòng quản lý nhằm tránh nguy cơ bị thủ tiêu bịt đầu mối.

    http://caunhattan.wordpress.com/2012...mat/#more-2750

    ********

    Các hãng tin quốc tế đồng loạt đăng tải thông tin về vụ ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt giữ và việc thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay giảm điểm.

    http://xuandienhannom.blogspot.jp/20...a-tin-bau.html
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 08-21-2012 at 10:46 PM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post
    Biết đâu ba Dũng bị ép phải hạ cánh an toàn Qui Mã.
    Ép nhảy dù thì họa may dân mới đỡ oán đó anh à.

  8. #8
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Ép nhảy dù thì họa may dân mới đỡ oán đó anh à.
    Anh Triển, thật ra thế lực của ba Dũng còn rất mạnh, chưa chắc ông ta bị xuống. Không dễ gì ông ta chịu từ bỏ quyền lực một cách dễ dàng, bầu Kiên là Lê Lai cứu chúa.

    *************
    Hệ lụy chính trị của việc bắt Bầu Kiên?
    Stephen Norris
    Bản dịch Việt Ngữ của BBC
    Hiện vẫn còn sớm để đưa ra kết luận rõ ràng nào về chuyện có động cơ chính trị nào đằng sau vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên dựa vào những thông tin ít ỏi đang được cung cấp nhỏ giọt.
    Nếu chúng ta nhìn vào tiểu sử của ông, hay những gì chúng ta biết về tiểu sử đó, ông Kiên không phải là người xa lạ với các tranh cãi.
    Ông đã bị cáo buộc về những vụ làm ăn mờ ám trong quá khứ và đã bất đồng với nhiều cá nhân và tổ chức có quyền lực.
    Do vậy có khả năng ông Kiên đã chọc vào ai đó có quan hệ ở cấp cao và vụ này không liên quan trực tiếp tới chính trị hay quan hệ của ông với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
    Mặc dù vậy, các cáo buộc hiện tại có vẻ khá nhẹ và cách bắt giữ ông khá đáng ngạc nhiên và bởi vậy cách giải thích hợp lý hơn có thể là ông Kiên là nạn nhân của cố gắng nhằm làm suy yếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
    Ông Kiên có liên hệ với Thủ tướng và một số nguồn nói rằng ông là một trong số những người giàu có nằm ngoài chính phủ làm ăn với các cộng sự của Thủ tướng trong nhiều dự án lớn, kể cả một số dự án gây tranh cãi, bao gồm cả các hoạt động sáp nhập trong ngành ngân hàng.
    Người ta cũng đồn rằng vụ bắt giữ ông đã được giữ bí mật tới phút chót và một phần của bộ máy an ninh và các bộ trưởng nội các có quan hệ với Thủ tướng đã không được thông báo nhằm tránh sự can thiệp vào quá trình bắt giữ.
    Nếu đúng vậy, người thông qua vụ bắt giữ có lẽ muốn đạt được hai mục tiêu:
    1. Tìm thấy tì vết của ông Kiên có liên quan tới Thủ tướng hay gia đình ông và dùng nó để hạ uy tín của ông Dũng, vốn đã bị hoen ố sau vụ scandal Vinashin và hoạt động yếu kém của khu vực doanh nghiệp nhà nước nói chung. Nếu các đối thủ có thể biến ông Dũng thành biểu tượng của tham nhũng, họ có thể toan đẩy ông khỏi ghế thủ tướng và lấy lại tính chính danh đã hoen ố của Đảng Cộng sản trong việc chống tham nhũng.
    2. Ngăn cản những nhân vật giàu có từ khu vực tư - và thậm chí cả chính trị gia - có liên hệ với ông Dũng bằng cách cho thấy rủi ro của mối quan hệ và như thế giảm được quyền lực và ảnh hưởng của ông Dũng.
    Trong tình huống này, vụ bắt ông Kiên có thể được xem là diễn biến mới nhất trong cuộc tranh giành quyền lực giữa Thủ tướng Dũng và các đối thủ đứng đầu Đảng Cộng sản, một cuộc chiến mà việc dùng các cuộc điều tra tham nhũng để loại bỏ đồng minh của đối phương và sử dụng truyền thông nội địa một cách chiến thuật là chuyện không có gì xa lạ.
    Thỏa hiệp mới
    Chỉ riêng vụ bắt ông Kiên không thôi có lẽ không báo hiệu sự sụp đổ nhanh chóng của ông Thủ tướng.
    Điều đáng quan sát là sau ông Kiên liệu có thêm các vụ bắt giữ nào trong những tuần/tháng tới đây hay vụ ông Kiên chỉ được dùng như cây gậy mà các đối thủ của Thủ tướng dùng để buộc ông bỏ bớt quyền lực.
    Khả năng thứ hai này có vẻ hợp lý hơn và có lẽ sẽ lại có một đơn thỏa hiệp mới trong đó Thủ tướng chuyển một số quyền uy cho đối thủ nhưng vẫn tại nhiệm.
    Các đối thủ của ông có lẽ không đủ số đông trong Bộ Chính trị để buộc ông ra đi hoặc không có người sẵn sàng thay thế. Trước mắt có nhiều khả năng ông Dũng vẫn tại nhiệm.
    Cuộc đấu đá nội bộ này chắc chắn có ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chủ yếu vì những tranh cãi chính xoay quanh việc làm sạch hệ thống ngân hàng nợ nần chồng chất cũng như cải cách doanh nghiệp nhà nước.
    Việc cải cách ngân hàng đã bị trì hoãn từ lâu, nhiều hạn chót đã bị lỡ và nó cho thấy sự thiếu nhất quán trong chính sách kinh tế vĩ mô vốn gây ra tình trạng khó vay vốn và ảnh hưởng tới các doanh nghiệp tư nhân.
    Vụ bắt ông Kiên có vẻ phát tín hiệu cho thấy hiện vẫn chưa có sự đồng thuận trong số các lãnh đạo cao cấp về cách giải quyết vấn đề trong hệ thống ngân hàng (và cải cách kinh tế nói chung) và kết quả sẽ là bất ổn về chính sách kinh tế trong tương lai.

    Nguồn: BBC Việt Ngữ
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...ications.shtml
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  9. #9
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post
    Anh Triển, thật ra thế lực của ba Dũng còn rất mạnh, chưa chắc ông ta bị xuống. Không dễ gì ông ta chịu từ bỏ quyền lực một cách dễ dàng, bầu Kiên là Lê Lai cứu chúa.

    *************
    Hết équipe này đến équipe khác, cấu xéo nhau rồi hạ bệ nhau. Bè phái mới lại nắm quyền, lại củng cố quyền lực, lại thao túng. Vở kịch cầm quyền của CSVN diễn không bao giờ dứt. Tổn thất cho quốc gia thì lúc nào cũng có. Tam quyền không phân lập, quốc hội không đa nguyên, chính thể vẫn một đảng thì cứ sẽ không bao giờ dứt. Anh Hiệp có thấy người ta mỗi lần có sự tranh giành quyền lực xảy ra, thì dư luận lại hi vọng một lần: Yes, "we change". Nhưng mà muôn lần như một, cứ như lật lại quyển sử ký ngày xưa những giai đoạn triều đại độc tài thối nát mà không thay đổi được gì trong một thời gian dài. Người Việt mình hiện nay như sống trong một thể chế chính trị của những thế kỷ trước, chế độ quân vương. Riêng miền Nam đã phải chịu 6 triều đại từ năm 76 đến nay, triều đại Sáu Búa Phạm Văn Đồng, triều đại Phạm Hùng, triều đại Sáu Dân Võ Văn Kiệt, triều đại Đỗ Mười, triều đại Sáu Khải Phan Văn Khải, rồi giờ đến triều đại Ba Dũng....! Không có triều đại nào là "Cái Bang vô sản", toàn là hàng trưởng lão 9 túi, mà túi nào cũng may ba gang trở lên.
    Bên trên tôi nói động từ nhảy dù thay vì hạ cánh an toàn như anh, do đọc ở Dân Làm Báo VN, có người tài nàođó bình luận là hạ cánh là còn của, nhảy dù mới là của thiên trả địa. Nghĩa là từ chức thôi chưa đủ, phải lòi ra của ăn của để lâu nay thâu tóm. Thế nhưng họ nói đó là Nguyễn Đức Kiên. Ở đây tôi tặng động từ đó cho ông Dũng luôn. Anh thì nói ông Dũng là y tá, chứ tôi thì nghĩ là lái buôn. Theo lương hướng y tá làm gì có tiền cho ba đứa con đi du học tài ba rứa.

  10. #10
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Hết équipe này đến équipe khác, cấu xéo nhau rồi hạ bệ nhau. Bè phái mới lại nắm quyền, lại củng cố quyền lực, lại thao túng. Vở kịch cầm quyền của CSVN diễn không bao giờ dứt. Tổn thất cho quốc gia thì lúc nào cũng có. Tam quyền không phân lập, quốc hội không đa nguyên, chính thể vẫn một đảng thì cứ sẽ không bao giờ dứt. Anh Hiệp có thấy người ta mỗi lần có sự tranh giành quyền lực xảy ra, thì dư luận lại hi vọng một lần: Yes, "we change". Nhưng mà muôn lần như một, cứ như lật lại quyển sử ký ngày xưa những giai đoạn triều đại độc tài thối nát mà không thay đổi được gì trong một thời gian dài. Người Việt mình hiện nay như sống trong một thể chế chính trị của những thế kỷ trước, chế độ quân vương. Riêng miền Nam đã phải chịu 6 triều đại từ năm 76 đến nay, triều đại Sáu Búa Phạm Văn Đồng, triều đại Phạm Hùng, triều đại Sáu Dân Võ Văn Kiệt, triều đại Đỗ Mười, triều đại Sáu Khải Phan Văn Khải, rồi giờ đến triều đại Ba Dũng....! Không có triều đại nào là "Cái Bang vô sản", toàn là hàng trưởng lão 9 túi, mà túi nào cũng may ba gang trở lên.
    Anh Triển, dân chúng bình thường thấy rõ hai phe Tư sang và Ba Dũng đang tranh dành quyền lực đến hồi quyết liệt. Cái họa cộng sản còn di hại dài dài về sau cho con cháu.

    *****
    Tuồng nhơ bẩn trên sân khấu ô nhục
    Tuesday, August 21, 2012 711 PM
    Ngô Nhân Dụng

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...53763&zoneid=7

    Cuộc đấu giữa các phe phái trong đảng cộng sản Việt Nam đe dọa cả tình hình kinh tế, sau vụ bắt giam ông Nguyễn Ðức Kiên, phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB - lớn nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.

    Các mạng đã truyền tin ngay trong đêm Bầu Kiên bị bắt giữ, sáng hôm sau, 21 Tháng Tám, báo chí mới bắt đầu đưa tin, nhưng giới có tiền không chờ đọc tin của nhà nước.

    Theo bản tin từ trang DVSC.com của công ty Ðại Việt, thị trường chứng khoán trong nước đã “lao dốc, chứng khoán rớt thê thảm, các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu ngân hàng.” Theo tính toán của các chuyên gia thì hai thị trường chứng khoán Hà Nội và Sài Gòn đã mất tổng cộng 35,600 tỷ đồng, tương đương gần 1.8 tỷ đô la Mỹ.

    Các nhà tư bản đỏ mất tiền không đáng kể. Mối nguy là dân chúng không còn tin ở hệ thống ngân hàng. Giá vàng đã tăng vọt. Theo tin trên mạng, dân chúng kéo nhau đến rút tiền từ ngân hàng ACB, buổi chiều một số chi nhánh ngân hàng ACB đã hết sạch tiền. Các chi nhánh lớn hơn thì đông nghẹt người chờ rút tiền. Ngân hàng ACB đã yêu cầu các chi nhánh tạm ngưng việc trao tiền cho người đã được chấp thuận vay. Ban giám đốc ACB yêu cầu các trưởng, phó đơn vị không được rời khỏi nhiệm sở. Tổng giám đốc ngân hàng ACB là ông Lý Xuân Hải cũng đã bị công an bắt giữ.

    Bộ Công An ở Hà Nội đã đưa ra thông cáo trấn an dư luận, nhưng không biết kết quả sẽ tới đâu trước tâm lý bất an của những người có tiền tiết kiệm đang lo bị mất vì các “ông lớn” trong đảng cộng sản đang “làm thịt” lẫn nhau. Mấy ngày nữa chúng ta mới biết tâm lý hoảng hốt của người dân có được trấn an hay không. Trước đây đã có phong trào chuyển tiền ra nước ngoài. Chắc chắn phong trào này đang được đẩy tới mạnh hơn.

    Thống Ðốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình trấn an với lời hứa Ngân Hàng Nhà Nước sẵn sàng hỗ trợ ngân hàng ACB trong trường hợp xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt. Nhưng dư luận cũng biết ông Bình chính là người được Bầu Kiên dùng tiền để mua cho địa vị thống đốc, đồng thời cũng là người lo làm tiền cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nếu dân tiếp tục rút tiền thì chỉ trong mấy ngày sẽ gây khủng hoảng. Người gửi tiền ở ngân hàng khác cũng lo đi rút tiền về. Làm sao cấm được? Trong khi đó không ai biết việc cứu hay không cứu ngân hàng ACB sẽ do ai quyết định? Người nắm ghế thủ tướng hay người nắm Bộ Chính Trị? Làm sao dân tin được là những người này sẽ đồng ý được với nhau trong một thời gian ngắn?

    Vì cuộc đấu giữa hai phe đã đến mức độ thù hằn, không thể nào thỏa hiệp được. Mạng Quan Làm Báo là tiếng nói của phe chống Nguyễn Tấn Dũng tiết lộ Bầu Kiên có quan hệ làm ăn với Nguyễn Thanh Phượng, con gái Dũng. Mạng này được coi là thuộc phe Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, đã liên tiếp tấn công Nguyễn Tấn Dũng với đủ thứ tội từ lâu nay. Phe Trương Tấn Sang có blog Quanlambao, phe Nguyễn Tấn Dũng làm blog Tư Sang như để trả đòn.

    Trên mạng Tư Sang, phe Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra lá thư tố cáo: “...Trương Tấn Sang làm bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (1997-1999) chỉ mới 2 năm nhưng sai phạm nhiều việc, bị tố cáo cụ thể nên Trung Ương phải rút ra Hà Nội để kiểm điểm, mà lớn nhất là liên quan đến vụ Năm Cam đầy tội ác và vụ bao che cho người Hoa (khi anh Sang làm chủ tịch thành phố) để nhận tiền vàng... Vợ chồng chị Hồng, giám đốc công ty xuất nhập khẩu Quận 3, tố cáo hành vi thiếu đạo đức của Trương Tấn Sang, một bí thư Thành Ủy ép một giám đốc nữ phải ngủ với mình, đi Singapore để cung phụng và làm gái bao qua đêm cho mình, người ta không chịu thì ra lệnh công an bắt bỏ tù...” Nhưng lời tố cáo nặng nề nhất là Trương Tấn Sang đã chịu làm tay sai cho Trung Cộng.

    Sau khi Bầu Kiên đã bị bắt, trên blog Quanlambao mới tiết lộ những cuộc điện đàm của Bầu Kiên và đàn em, trong đó có Nguyễn Văn Bình, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, “Cái lão Trọng này đáng chết! Vậy mày gọi điện cấm các báo không được bình luận, chỉ đăng nó bị bắt vì kinh doanh trái phép ở mấy công ty, không được nói gì về ngân hàng cả...” Trọng là Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, đang đứng chung phe với Tư Sang. Hai người đã bí mật lập chuyên án đặc biệt giao cho Bô Trưởng Trần Ðại Quang trực tiếp chỉ huy, chỉ báo cáo cho tổng bí thư và chủ tịch nước!

    Mạng này còn “sáng tác” ra lời Nguyễn Văn Bình đề nghị với Bầu Kiên chạy chữa để ngăn chặn việc điều tra ngay, vì nếu phanh phui hết ra có thể làm hệ thống các ngân hàng thương mại lâm nguy: “Anh ơi bây giờ phải lấy cớ: Ổn định hệ thống ngân hàng, không làm dân hoảng loạn, lấy cớ ngân hàng nhạy cảm để không cho bọn cảnh sát điều tra và bọn TC2 mở rộng sang các ngân hàng Phương Nam, Eximbank, Techcombank, Bắc Á, Việt Bank, Kiên Long, SHB, Bản Việt... nếu không thì sờ đến đâu chết đến đó anh ơi...” Ðiều này chứng tỏ phe Trọng và Sang cũng biết ảnh hưởng nguy hiểm cho thị trường tài chánh và kinh tế, nhưng vẫn hạ thủ Dũng.

    Trên blog Quanlambao mới viết: “Mấy lời với thầy trò Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Văn Hưởng (Hưởng là tướng công an, phe Dũng): Hãy mau mau lập công chuộc tội thì còn được khoan hồng, bằng không anh y tá sẽ thí mạng các người là điều chắc chắn!”

    Anh y tá đây là Nguyễn Tấn Dũng.

    Cuộc đấu giữa hai phe trong đảng cộng sản được dân chúng Việt Nam coi như một tấn tuồng, vì dù phe nào thắng, phe nào bại thì cũng vẫn là vở tuồng cũ. Kịch bản chính sẽ không thay đổi, họ vẫn bảo vệ một chế độ độc quyền chuyên chế cho một nhóm trên cùng chia nhau lợi lộc. Nhưng đây là một dấu hiệu cho thấy các phe phái trong đảng cộng sản không còn thỏa thuận được với nhau cách chia chác quyền lợi âm thầm bên trong nội bộ nữa.

    Trước đây, những vụ tranh chấp trong đảng cộng sản đều diễn ra trong hậu trường, Võ Nguyên Giáp giành với Lê Duẩn; Lê Ðức Thọ với Trường Chinh; Lê Ðức Anh, Ðỗ Mười với Võ Văn Kiệt, vân vân, có thể đưa tới những vụ thủ tiêu, ám sát, nhưng ngoài các đảng viên cao cấp ra, không ai được biết có tranh chấp nội bộ. Trận đấu giữa hai phe hiện nay không còn giữ kín được nữa. Vì quyền lợi quá lớn, phe nào đang được ăn nhiều thì sẽ quyết tâm giữ mâm cỗ đến cùng, không thể bỏ được. Trước đại hội đảng vừa qua, phe Tư Sang đã tấn công phe Ba Dũng bằng việc phanh phui ổ tham nhũng Vinashin. Hơn nữa, các mạng lưới thông tin mới khiến mỗi phe lại tìm cách vận động dư luận bên ngoài bằng cách phơi bày các tội lỗi của đối thủ. Nhờ vậy, người dân bình thường mới được biết chi tiết về các tội lỗi đó.

    Nhưng cuối cùng, những tội lỗi đó do đâu mà ra? Không phải những cá nhân như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Bầu Kiên đã soạn ra vở tuồng tranh giành lợi lộc này. Trong hệ thống xã hội đó, bất cứ lúc nào cũng có những người trong đảng cộng sản tìm cơ hội giành nhau các quyền lợi lớn lao không lo bị ai kiểm soát, nhờ địa vị độc tôn của đảng cộng sản. Chính hệ thống độc quyền chính trị đã sinh ra tình cảnh này. Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, hay Trương Tấn Sang cũng tuồng trong cùng một kịch bản.

    Ðây là lúc những người dân bình thường phải quyết định: Dân Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ đóng vài khán giả coi những vở tuồng nhơ bẩn như đang diễn ra trước mắt; hay phải đứng dậy, xóa bỏ cái sân khấu ô nhục này?
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:24 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh