Register
Results 1 to 4 of 4
  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Chính sách một con



    "Chính sách Một Con" thay đổi tính cách người Trung Quốc



    Trong xã hội Trung Quốc đa số các đứa trẻ là con một. Sau hơn 30 năm áp dụng "chính sách sách một con" dãy đất vĩ đại này đã cảm giác được ảnh hưởng tiêu cực của nó: thế hệ trẻ bi quan hơn, không dám mạo hiểm và khó tin.

    Hamburg - thanh thiếu niên Trung Quốc ngày nay biểu lộ nhân cách khác hơn lớp người trẻ của năm 1979: đó là những đứa trẻ được sinh ra từ thưở đầu "Chính sách một con". Họ ít lạc quan và thích cạnh tranh, biểu lộ e dè mạo hiểm và khó tin. Đó là kết quả của một cuộc khảo sát tâm lý của đặc san khoa học "Science" vừa công bố.

    Khoa học gia người Úc Lisa Cameron của đại học Monash ở Clayton đã làm nghiên cứu với 400 dân chúng ở Bắc Kinh. Khoảng phân nửa số người này sinh ra trong thời trước khi có "chính sách một con" (1975 đến 1979), phần còn lại sinh sau đó (1980 đến 1983). Nhà khoa học dùng một loạt nhiều trò chơi có tính cách kinh tế để phân tích tính cách những người tham gia. Trong mấy trò chơi này họ phải đổi tiền, đầu tư và phải đưa ra những quyết định có tính cách kinh tế.

    Thử nghiệm sự tín cẩn và sẵn sàng mạo hiểm

    Ví dụ như ở trò chơi tín cẩn, mỗi người nhận 100 đồng Nguyên (khoảng 12 Euro) và được phân bất kỳ cho một người cùng phe. Người chơi chỉ có thể đưa cho người cùng phe một khoản tiền nhỏ, với giao hẹn là khoản tiền được tăng gấp ba. Người chơi chung đó sẽ hoàn lại người chơi ban đầu một khoản tiền tùy thích mà thôi. Kết quả cho thấy những người tham gia sinh ra thời "chính sách một con" chỉ đưa cho người chơi cùng phe ít tiền hơn số người kia. Từ những quyết định của người chơi, nhà nghiên cứu có thể rút ra sự tín cẩn và chịu tin tưởng, sẵn sàng mạo hiểm và tính cách chịu tranh đấu của họ. Nhà nghiên cứu bình luận cách cư xử của các "đứa trẻ chính sách một con" là khó tin và sợ mạo hiểm.

    Các nhà khoa học cho chơi thêm các trò chơi thử tính cách cá nhân. Kết quả cho thấy những người con một ít lạc quan và có lương tâm. Thêm vào đó là họ biểu lộ sự nhạy cảm và dễ giao động hơn.

    Các chuyên gia chờ đợi thay đổi rõ ràng

    Cameron và các đồng nghiệp đã loại bỏ nhiều yếu tố khác có thể là nguyên nhân. Trong số đó có tình trạng quan hệ, và ví dụ như những người sinh sau "tư bản" hơn. Họ đã kết luận rằng nguyên nhân vấn đề con một, là giải thích thỏa đáng nhất cho sự khác biệt cá tính. Tuy nhiên các tác giả khảo sát nhấn mạnh rằng, các kết quả thu được ở Bắc Kinh có thể nhân rộng ra được trên bình diện đô thị ở toàn cõi Trung Quốc.

    Hệ quả con một này vì vậy không hẳn áp dụng được ở các quốc gia khác. Các nhà nghiên cứu cho biết, đối với những người Trung Quốc được sinh sau một thời gian dài hơn sau chính sách một con được áp dụng, thì kết quả sẽ lại chênh lệch. Nhưng theo khuynh hướng xã hội Trung Quốc đa số là con một, thì họ chờ đợi nhiều sự thay đổi lớn hơn.

    Như ở nhiều quốc gia khác, chuyện các đứa trẻ con một phải mang tiếng không tốt cũng xảy ra ở Trung Quốc. Họ phải mang tiếng chỉ nghĩ đến vật chất, thích nổi bật hoặc là bị gọi là "vua con". Tờ "China Daily" gọi những người sinh ra ngay sau chính sách một con là "thế hệ hư hỏng".

    Ít ra kết quả một vài cuộc khảo sát ở vài nước phương Tây cũng không thấy lập luận trên thành kiến kiểu này. Khảo sát loại lớn đầu tiên là của Đức, do tâm lý gia Thomas Kürthy điều khiển từng đưa ra kết quả vào năm 1989 rằng, các đứa trẻ không có anh chị em thường lạc quan hơn, chịu tranh đấu hơn và hòa đồng hơn so với những đứa có anh chị em. Cũng có thể diễn giải rằng những đứa trẻ con một được cha mẹ giáo dục phải đặt nặng khả năng, ý thức và có trách nhiệm hơn là biết giữ bổn phận, tự chủ và giữ kẽ như theo kết quả của Viện Nghiên cứu Thanh thiếu niên khác ở Đức.

    twn





    (* dịch lại từ "Ein-Kind-Politik verändert Persönlichkeit der Chinesen" )


  2. #2
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Thời đại thay đổi, thế giới thay đổi thì tính cách con người thay đổi thôi. Dù là theo chính sách bao nhiêu con thì thế hệ trẻ cũng sẽ khác.

    ảnh hưởng tiêu cực của nó: thế hệ trẻ bi quan hơn, không dám mạo hiểm và khó tin.
    Tiêu cực cho ai? Tiêu cực cho Tàu thì hy vọng là tích cực hơn cho các nước láng giềng. "Bi quan hơn" = nhận ra sự sai lầm của chế độ. "Không dám mạo hiểm" = không đi xâm lấn nước khác. "Khó tin" = bớt mê tín, cuồng tín...

    Kết luận: nên tiếp tục chính sách một con.

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Thời đại thay đổi, thế giới thay đổi thì tính cách con người thay đổi thôi. Dù là theo chính sách bao nhiêu con thì thế hệ trẻ cũng sẽ khác.

    Tiêu cực cho ai? Tiêu cực cho Tàu thì hy vọng là tích cực hơn cho các nước láng giềng. "Bi quan hơn" = nhận ra sự sai lầm của chế độ. "Không dám mạo hiểm" = không đi xâm lấn nước khác. "Khó tin" = bớt mê tín, cuồng tín...

    Kết luận: nên tiếp tục chính sách một con.
    Trung Cộng cai trị VN xuyên qua đảng CSVN từ 38 năm nay rồi. Có gì lạ đâu. Lay tỉnh!

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Trung Quốc: Chính sách một con tạo ra một thế hệ nhút nhát


    Chính sách một con của Trung Quốc tạo ra một thế hệ nhút nhát, kém tự tin



    REUTERS

    Mai Vân


    Một công trình nghiên cứu khoa học của Úc được công bố hôm nay, 11/01/2013, đã đi đến kết luận là chính sách một con áp dụng tại Trung Quốc từ nhiều thập niên qua đã tạo ra một thế hệ yếu kém về tâm lý : Đa nghi và sợ rủi ro hơn người thường, và có lẽ khó có thể là doanh nhân. Đây là yếu tố có thể tác hại đến nền kinh tế Trung Quốc.

    Được công bố trên tạp chí khoa học nổi tiếng Science, công trình này đã tập trung nghiên cứu hơn 400 cư dân Bắc Kinh sinh ra trong khoảng thời gian chính sách dân số gây tranh cãi được áp dụng lần đầu tiên tại Trung Quốc vào cuối thập niên 1970.

    Nhà nghiên cứu Nisvan Erkal thuộc đại học Melbourne xác định : “Chúng tôi đã thấy rằng những cá nhân thuộc diện con một – hệ quả của chính sách một con của Trung Quốc – thường thiếu tự tin, đa nghi, sợ rủi ro, thiếu tính cạnh tranh, bi quan hơn, và ít siêng năng”.

    Trung Quốc đã ban hành chính sách một con vào năm 1979 để kềm hãm đà tăng dân số, và trong quá khứ, đã quyết liệt bảo vệ chủ trương này, cho rằng dân số Trung Quốc - hiện ở mức 1,3 tỷ người – có thể lên đến 1,7 tỷ nếu không có chính sách đó.

    Công trình nghiên cứu Úc mang tựa đề “Các tiểu hoàng đế : Tác động của chính sách một con tại Trung Quốc trên các hành xử của cá nhân” đã dựa trên các khảo sát của ông Erkal và các học giả thuộc hai trường đại học Monash và đại học Quốc gia Úc.

    Theo nhà nghiên cứu Lisa Cameron tại đại học Monash, các yếu tố tâm lý kể trên có thể có tác hại đến kinh tế, làm cho Trung Quốc bị “suy giảm về khả năng kinh doanh”.

    Công trình nghiên cứu Úc trên đây được cho là sẽ góp phần hậu thuẫn cho quan điểm nổi lên tại Trung Quốc trong thời gian gần đây, đòi hủy bỏ chính sách một con, và đề xuất chính sách hai con ngay từ năm 2015.

    Tháng 10/2012 vừa qua, Hội Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc (CDRF) đã kêu gọi nới lỏng chính sách một con, cho rằng Trung Quốc đã phải “trả giá đắt về chính trị và xã hội” cho chính sách này.


    (nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/201301...e-he-nhut-nhat )

 

 

Similar Threads

  1. Chính phủ tăng nhiêù giá và lệ phí
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 30
    Last Post: 07-15-2012, 10:22 AM
  2. Replies: 62
    Last Post: 06-19-2012, 10:10 AM
  3. Tìm sách
    By V.I.Lãng in forum Làm Quen/Nhắn Tin/Hỏi Đáp
    Replies: 2
    Last Post: 03-30-2012, 11:11 AM
  4. Chính trị mỹ - nhân quyền việt
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 1
    Last Post: 03-16-2012, 11:11 AM
  5. Tìm sách
    By tử đằng in forum Ngôn ngữ học
    Replies: 9
    Last Post: 10-25-2011, 01:23 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:50 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh