Register
Page 5 of 36 FirstFirst ... 3456715 ... LastLast
Results 41 to 50 of 351

Thread: Vượt biển

  1. #41
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Anh Triển cho tôi hỏi nguyên nhân chính của làn sóng vượt biển từ Địa Trung Hải đến Đông Nam Á là gì , kinh tế hay chính trị ? Các nước cs trong vùng ĐNA như VN , Căm pu chia chưa bị dân nhập cư tràn vào dù rằng người Rohingya bị chính quyền Miến Điện đàn áp ...
    1. Nguyên nhân chính cho làn sóng tị nạn vượt Địa Trung Hải là vì chiến tranh, không còn công ăn việc làm nữa, sống không được, phải di tản.

    2. Còn làn sóng tị nạn ở Ấn Độ Dương là từ Miến Điện, Bangladesh, Pakistan, nguyên nhân là chính trị tôn giáo và cả kinh tế. 29 tháng 5 này họp bên ĐNA, VN chắc cũng phải chia thu nhận số người tạm cư mà thôi. Buồn cười cho Việt Nam vẫn còn dân đi vượt biển sang Úc, Úc cũng không vừa, kéo thẳng tàu vượt biên về VN, chính phủ VN phải nhận lại, mà bây giờ VN phải đi thu nhận người tị nạn từ Ấn Độ Dương.


    Trong lịch sử, làn sóng tị nạn khắp nơi như hiện nay chỉ có hồi thế chiến thứ 2. Chỉ trong năm ngoái, số người vượt biển Địa Trung Hải đến Châu Âu còn sống sót là nửa triệu, Thụy Điển và Đức thu nhận hơn phân nửa số đó. Cho nên năm nay Châu Âu mới họp thượng đỉnh để các nước kỹ nghệ mạnh còn lại như Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Bỉ, Phần Lan, Na-Uy ..v.v.v.v phải chia nhận người tị nạn theo tổng sản lượng bình quân và dân số.
    Last edited by Triển; 05-17-2015 at 09:53 PM.

  2. #42
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Những thân phận đau khổ trên biển
    Minh Anh



    Libération dành hai trang lớn kèm theo những hình ảnh thật xót xa : Một thanh niên đang chới với ngoài khơi biển Andaman do tàu bị đắm. Một ảnh khác cho thấy trực thăng đang kéo một chiếc tàu chở đầy người ra lại ngoài khơi. Những gương mặt hốc hác, bơ phờ đầy tuyệt vọng trên những chiếc thuyền nhét đầy người lênh đênh trên biển là những tấm ảnh được các hãng AFP của Pháp và Reuters của Anh chụp, được tờ Libération đăng lại. Le Monde thì tả lại cảnh một chiếc thuyền mong manh trên biển trên cờ hiệu có ghi dòng chữ « Chúng tôi là người Rohingya từ Miến Điện ».

    Theo Libération, những chiếc tàu chở đầy thuyền nhân sau nhiều tháng trôi dạt trên biển đã bị những kẻ dẫn đường bỏ rơi, không lương thực, không nước uống, bệnh tật không có thuốc men. Theo ước tính của một tổ chức phi chính phủ Arakan Project, « rất có thể có đến 8000 thuyền nhân hiện vẫn còn đang lênh đênh trên biển ». Trong bối cảnh này, biển Andaman, ở đông-bắc Ấn Độ Dương đang sắp biến thành một « Địa Trung Hải của Châu Á », theo như nhận định của Le Monde.

    Còn Le Figaro cho rằng đây chính là hậu quả trực tiếp của việc hồi trong tuần, Indonesia và Malaysia thông báo xua lại ra khơi tất cả các tàu chở đầy thuyền nhân nào có ý định tiếp bờ. Bởi lẽ sự việc đã vượt quá tầm kiểm soát của các chính phủ trong khu vực. Thân phận của những thuyền nhân giờ giống như những trái bóng bàn « ping-pong » như nhận định của Le Figaro. Indonesia xua qua, Malaysia đẩy lại. Thái Lan khóa cửa, Miến Điện thì ruồng bỏ.

    Nhật báo cánh hữu này còn dẫn lại lời thuật của một viên cảnh sát tả lại những cảnh tượng thật khủng khiếp và rất đau lòng. Đó là những lời van xin ỉ ôi hay như cảnh các thuyền nhân ném bạn đường xuống biển. Đến mức, một viên cảnh sát phải thốt lên « Họ đang tàn sát lẫn nhau ».

    « Một định mệnh bi thảm », Le Figaro nhận định. Để trốn chạy sự đói nghèo và các vụ thảm sát sắc tộc, hàng nghìn người Bangladesh và Rohingya chiếm phần đông đã rời bỏ xứ sở. Thường các đường dây đưa người bằng đường bộ qua ngả Thái Lan để đến Malaysia. Nhưng kể từ khi Thái Lan thông báo quyết tâm chặn đứng tình trạng nhập cư trái phép, sau vụ phát hiện các hố chôn gần 30 thi thể trong khu rừng rậm tỉnh Songkhla, phía Nam Thái Lan, nên mới có thảm họa thuyền nhân trên biển như vậy.

    Thái Lan : vương quốc nạn buôn người


    Về vụ việc này, tờ nhật báo The Daily Star tại Dacca, Bangladesh, nhận định rằng sự việc đã lộ rõ cả một mạng lưới buôn người rộng lớn liên quan đến nhiều quốc gia như Bangladesh, Miến Điện, Thái Lan và Malaysia. Đồng thời vụ việc đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng lộn xộn trong ngành cảnh sát Thái Lan. Bài viết được tuần san Courrier International trích dịch và đăng lại qua hàng tựa « Thái Lan : Tại vương quốc của nạn buôn người ».

    Theo lời thuật của nhiều nhân chứng, những tên dẫn đường nhốt đoàn người Bangladesh hay Rohingya trong những trại trung chuyển nằm giữa rừng sâu ở Thái Lan. Tại đây, những người nào mà gia đình của họ ở quê nhà nộp đủ số tiền chuộc dao động từ 200.000-350.000 takas (2260-3955 euro) cho những băng đảng địa phương thì được thả ra đi tiếp. Bằng những ai không có tiền giao nộp sẽ bị đem bán như là nô lệ cho các chủ ngành công nghiệp đánh cá tại Thái Lan, theo như tiết lộ của tờ The Guardian hồi năm 2013.

    Cũng theo các nhân chứng, nạn buôn người này được nhiều mạng lưới có tổ chức kiểm soát. Ông Matthew Smith, giám đốc điều hành của Tổ chức phi chính phủ Fortify Rights trong một thư trả lời tờ Daily Star xác nhận : « Trong một số trường hợp, chính quyền Thái Lan từng là đồng lõa của nạn buôn người như bán họ cho các tổ chức tội phạm (…) ».

    Thái Lan, vào tháng Giêng năm nay, đã công nhận : hơn một chục quan chức tỉnh của vương quốc đã bị xét xử vì tội tham gia hay đồng lõa trong nạn buôn người, trong đó có nhiều cảnh sát cao cấp và một sĩ quan hải quân.

    (nguồn: vi.rfi.fr/chau-a/20150516-dong-nam-a-nhung-than-phan-dau-kho-tren-bien/)

  3. #43
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Người tị nạn ở Đông Nam Á có hi vọng rồi, Phi Luật Tân đã mở vòng tay ra....





    Philippines offers refuge to desperate migrants trapped on boats
    Government in Manila becomes first in the region to offer safe haven
    to thousands of refugees and migrants stranded on Asia’s seas


    (more)



  4. #44
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Chắc là chẳng có ai muốn vào... thiên đường csvn ...!

  5. #45
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Chắc là chẳng có ai muốn vào... thiên đường csvn ...!
    Vậy là lai có co+ hội thoát thiên đuong csvn rồi
    Laissez les bon temps rouler!

  6. #46
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Những người Việt Nam thì không có đi vượt biển sang các nước Đông Nam Á từ khuya rồi. Người ta đi thẳng sang Nhật, Đài Loan, Nam Hàn và Úc phía bên Thái Bình Dương đó. Chứ không phải quanh quẩn bên Ấn Độ Dương để chờ Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương kéo ra kéo vào hoặc đến bây giờ mới được Phi Luật Tân cứu vớt. Tuy nhiên sang Nhật, Đài Loan và Úc đều bị trả về.

    Sự cứu vớt hiện tại của Phi Luật Tân trước hết chỉ có ý nghĩa cấp bách cứu người không để cho chết trên biển, sau đó chỉ tạm cư. Định cư hoặc hồi hương chính thức chưa biết ra sao. Hiện tại khả năng đi định cư ở quốc gia kỹ nghệ thứ 3 chỉ còn có Mỹ, Gia Nã Đại và Úc. Vì Châu Âu đang phải thu nhận thuyền nhân tị nạn của Địa Trung Hải. Úc thì đã cương quyết có chính sách cứng rắn đối với người tị nạn từ lâu rồi. Còn Mỹ và Gia Nã Đại là hai nước trong G7 có khả năng thu nhận thôi. Nếu hai big brothers Mỹ và Gia Nã Đại không nhận, thì hai big brothers Nga và Trung Quốc ra tay?
    Last edited by Triển; 05-19-2015 at 09:37 PM.

  7. #47
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Ít nhất 100 thuyền nhân Đông Nam Á chết vì đụng độ
    Trọng Thành



    Hôm nay 19/05/2015, AFP loan tin ít nhất 100 người Rohingya và Bangladesh đã thiệt mạng trong một đụng độ dữ dội trên một chiếc thuyền chở người tị nạn vượt biển sang Indonesia. Những người sống sót, được dân đánh cá Indonesia vớt và đưa vào bờ, đã kể lại sự việc như trên.

    Bạo lực bùng phát hôm thứ Năm tuần trước trên chiếc tàu chở hàng trăm người tỵ nạn, lênh đênh trên biển, cạn kiệt thực phẩm và nước uống. Theo các nhân chứng, hai nhóm người Rohingya và Bangladesh đã đánh nhau bằng dao, rìu hay gậy sắt.

    Nhiều người buộc phải nhảy xuống biển để thoát thân. Một số người sống sót, mang nhiều vết thương trên mình, cho AFP biết thiệt hại nhân mạng có thể lên đến gần 200 người. Tranh giành thực phẩm giữa một số nhóm trên thuyền được cho là nguyên nhân chính đã dẫn đến xung đột đẫm máu.

    Thảm nạn nói trên xảy ra trong bối cảnh hàng ngàn người tị nạn từ Bangladesh và từ Miến Điện đang ở trong tình trạng cùng quẫn, trên những con thuyền cạn kiệt thực phẩm dự trữ, nhưng không được chính quyền các nước ven bờ, như Indonesia và Malaysia, tiếp nhận.

    Trong những ngày gần đây, tổng cộng có gần 3.000 người tỵ nạn đã được cứu hoặc bơi được vào bờ biển của các nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

    Hôm qua, theo AFP, ngư dân Miến Điện vớt được bảy người Bangladesh, bị vứt khỏi một chiếc tàu cá đang đi về hướng Bangladesh.

    Đảng đối lập Miến Điện lên tiếng

    Khủng hoảng người Rohingya tại Miến Điện – bị đàn áp buộc phải bỏ nước ra đi - đã biến thành một khủng hoảng khu vực và quốc tế. Hôm qua, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Miến Điện, do nhà đối lập giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã lên tiếng kêu gọi Miến Điện phải đối xử nhân đạo với cộng đồng thiểu số Rohingya, theo đạo Hồi.

    Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ kêu gọi « chấp nhận » cộng đồng thiểu số 1,3 triệu dân, mà Liên Hiệp Quốc nhìn nhận như một trong những sắc tộc bị kỳ thị nhất thế giới. Đại diện đảng đối lập cũng yêu cầu giảm nhẹ các điều kiện cho phép người Rohingya nhập quốc tịch Miến Điện.

    Theo các nhà quan sát, phát biểu nói trên của đối lập là một tuyên bố mạnh tại một quốc gia tuyệt đại đa số theo đạo Phật, nơi mà vấn đề người Rohingya được coi là hết sức nhạy cảm. Cũng hôm qua, chính quyền Miến Điện có cử chỉ được coi là xoa dịu, khi thừa nhận « nỗi lo ngại quốc tế » về số phận của các thuyền nhân tại vùng biển Đông Nam Á, nhưng không trực tiếp nói đến người Rohingya.

    Thái Lan : một nghi phạm chỉ huy đường dây vượt biên bị bắt


    Cũng liên quan đến vấn đề tị nạn Đông Nam Á, theo Reuters, hôm qua, chính quyền Thái Lan thông báo đã bắt được một người, bị tình nghi là lãnh đạo một mạng lưới buôn người. Theo cảnh sát hoàng gia Thái Lan, cựu viên chức hành chính tỉnh Satun, tên Patchuban Angchotipan, là đầu não của một đường dây đưa người vượt biên sang Malaysia.

    Từ đầu tháng 5/2015, chính quyền Thái Lan tiến hành một chiến dịch rộng lớn nhắm vào các mạng lưới buôn người, sau biến cố 33 thi thể được phát hiện trong rừng sâu, sát biên giới Thái Lan-Miến Điện. Những người xấu số nói trên được thông báo đến từ Bangladesh và Miến Điện, muốn tìm đường vượt biên sang Malaysia. Đợt điều tra lớn tại vùng biên giới trên bộ này của chính quyền Thái Lan khiến số lượng người tị nạn vượt biên bằng thuyền gia tăng, làm bùng lên cuộc khủng hoảng thuyền nhân hiện nay.

    Ngày 29/05 tới, một thượng đỉnh khu vực về thảm kịch thuyền nhân Đông Nam Á sẽ được tổ chức tại Thái Lan.

    (nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20150519-it-...et-vi-dung-do/)

  8. #48
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Mã Lai và Nam Dương muốn thu nhận người tị nạn


    ngư dân cứu thuyền nhân: bây giờ đã có chỗ tạm cư

    Mã Lai và Nam Dương đồng ý cho phép huyền nhân từ Miến Điện và Bangladesh đang lênh đênh trong hải phận của họ lên đảo. Ngoại trưởng của Mã Lai và Nam Dương ông Anifah Aman và ông Retno Marsudi cho biết, thuyền nhân sẽ có chỗ "tạm dung". Hàng ngàn thuyền nhân từ Miến Điện và Bangladesh đã vào được quốc gia này, hiện còn vài ngàn đang lênh đênh và có nhiều người đã ở nhiều tháng trên biển.

    Sáng nay ngư dân đã cứu vớt 370 người từ nhiều thuyền tị nạn. Đa số những người này là người Hồi giáo gốc Rohingya từ Miến Điện, ông Khairul Nova, trưởng nhóm cứu hộ tỉnh Aceh phía Bắc đảo Sumatra cho biết. Những người được cứu có nhiều phụ nữ và trẻ em. "Họ đã bị mất nhiều nước và kiệt sức và sắp chết đói". Họ đã lênh đênh tổng cộng bốn tháng ngoài khơi trước khi được ngư dân cứu và mang vào bờ.

    Trong những tuần qua đã có hàng ngàn người vượt biển sang Mã Lai, Thái Lan và Nam Dương. Nhưng cả ba quốc gia này cũng đã đẩy lại biển hàng ngàn người. Họ đang tiếp tục lênh đênh trước bờ biển các nước này. Có nhiều chiếc tàu không có cả tài công sau khi bị bỏ rơi.

    Chính phủ Miến Điện không tham dự cuộc họp của các ngoại trưởng Mã Lai, Nam Dương và Thái Lan. Chính quyền Miến Điện truy đuổi người Hồi giáo gốc Rohingya, không cho họ nhập tịch và đuổi ra khỏi nước.
    Thái Lan muốn họp thượng đỉnh vào tuần tới nhưng nội các Miến Điện đưa tín hiệu sẽ không tham dự nếu cứ xướng danh sắc tộc Rohingya. Nhà cầm quyền Miến Điện gọi những người này là người Bengal đã thâm nhập bất hợp pháp từ nước Bangladesh sang.

    Sắc tộc Rohingya đã sinh sống nhiều thế hệ ở các khu ven biển Miến Điện và ở vịnh Bengal. Thực dân Anh đã đem họ lên đất liền. Đã có nhiều người sắc tộc Rohingya đã bỏ chạy sang Bangladesh. Chính quyền Bangladesh cũng không muốn có trách nhiệm gì với họ.

    vek/AFP/Reuters

    (* dịch từ "Malaysia und Indonesien wollen Flüchtlinge aufnehmen")


    Last edited by Triển; 05-20-2015 at 03:43 AM.

  9. #49
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Thảm kịch thuyền nhân ở Đông Nam Á:
    Thuyền nhân chưa có gì chắc chắn cả
    Ulrike Putz tường trình từ Pak Bara, Thái Lan



    Ngư dân đã cứu vớt hàng trăm thuyền nhân, Mã Lai và Nam Dương hiện đang muốn thu nhận thuyền nhân: Tình trạng người di cư ở Đông Nam Á bớt căng thẳng một ít nhưng bao nỗi lo lắng vẫn còn đó.

    Người ta ăn mừng bằng nước dừa tươi và xoài chấm muối ớt: dưới bóng cầu tàu của vùng biển ngư dân và khu vực du lịch Pak Bara ở bờ biển phía Nam Thái Lan, gánh nặng lo âu đã giảm bớt ngày thứ Tư hôm qua. Bởi vì lần đầu tiên những tổ chức từ thiện và giới truyền thông trên thế giới tụ tập nơi này có thể vui mừng nghe tin tốt: 350 người trên chiếc ghe được gọi là "thuyền xanh" mất tích từ hôm thứ Bảy tuần trước đã an toàn. Ngư dân Nam Dương phát hiện một chiếc ghe trôi lênh đênh trên biển sáng hôm qua và đã dùng xuồng nhỏ đưa lần lượt người tị nạn vào bờ.


    chiếc thuyền xanh mất tích hôm thứ Bảy

    "Tôi quá vui vì những người trên ghe còn khỏe", vị nhiếp ảnh của thông tấn xã AFP cho biết trong 'bữa tiệc' đón mừng những thuyền nhân được cứu vớt. Chính ông là người loan tải sự đau khổ của thuyền nhân trên chiếc ghe sơn xanh đến khắp nơi trên thế giới. Archambault đã ghi lại hình ảnh hàng trăm người đói khổ, những người đàn ông kiệt sức trên boong đã liều mình gieo mình xuống biển Andaman để cố gắng nhặt thực phẩm của quân đội Thái Lan vất xuống. Có tấm ảnh chụp một người đàn ông vẫn dưới biển đã mở bọc mì gói cố nhét từng miếng mì sống vào miệng. Cả Thái Lan lẫn Mã Lai đều cự tuyệt vớt thuyền nhân từ Miến Điện lên tàu hồi cuối tuần vừa qua và kéo tàu tị nạn trở lại ra ngoài khơi.

    Các thuyền khẩm được ngư dân cứu vớt

    Các tổ chức từ thiện vì nghe tin hàng ngàn người tị nạn vào bờ đã tìm đến Nam Thái Lan nhưng bị chính quyền cấm giúp đỡ người bị đói. Một phát ngôn viên không muốn nêu tên của một tổ chức giúp đỡ người tị nạn ở cảng Pak Bara cho biết, "Hải quân đã cấm giới cho thuê thuyền tốc lực cho người du lịch cho chúng tôi thuê thuyền".

    Người ta đã mất liên lạc với chiếc ghe xanh có sắc tộc thiểu số Rohingya từ Miến Điện hôm cuối tuần. Việc những nam phụ lão ấu thuyền nhân bây giờ được an toàn là phải cám ơn hành động tự nguyện cá nhân của các ngư dân Nam Dương không sợ hải trước chính quyền. Họ đã cứu vớt những chiếc ghe đã bị khẩm bất chấp sự cấm đoán của nhà chức trách cũng như việc chính quyền gửi tàu chiến đến vùng biển Aceh để xua đuổi tàu tị nạn. Các quốc gia Á Châu có thể học hỏi sự gan dạ của ngư dân Nam Dương, ông Matthew Smith của tổ chức nhân quyền Fortify Rights cho biết.

    Sau những vụ dân bản xứ tự động cứu nạn thuyền nhân và tường thuật lại tình trạng thê thảm của những người sống sót trên tàu, các nhà hữu trách trong khu vực mới lục đục chủ động. Họ không thể chống chọi lại áp lực quốc tế ngày một lớn mà phải giải quyết khủng hoảng tị nạn trên biển. Vì vậy Nam Dương và Mã Lai đã thông báo thứ Tư hôm qua là sẽ thu nhận những người tị nạn đang lênh đênh trên biển dưới điều kiện được cộng đồng thế giới hỗ trợ. Các quốc gia Hồi giáo có lẽ sẽ là nơi nương náu cho sắc tộc Rohingya an toàn hơn so với Thái Lan hầu hết mang đạo Phật. Và ở Thái Lan bên quân đội, cảnh sát và chính trị gia đều có bàn tay nhúng chàm dính dáng đến bọn buôn người liên hệ với sắc tộc thiểu số.
    Tuy nhiên nhiều người quan sát nhân quyền cũng cảnh giác rằng quyền lợi của người tị nạn cũng phải được bảo đảm ở các nước Hồi giáo Nam Dương và Mã Lai. Sự ra đi phiêu lư mạo hiểm của họ không thể kết thúc trong các trại tạm cư biệt lập.

    2000 người di cư bị giam giữ ngoài khơi biển Miến Điện

    Trong khi tình hình người tị nạn trước thềm biển Đông Nam Á bớt căng thẳng, thì nỗi lo cho số phận 2000 người di cư được biết hiện đang còn ở trên tàu ngoài khơi Miến Điện lớn thêm. Những người này nằm trong tay bọn buôn người vốn dĩ muốn bán họ sang Mã Lai. Nhưng trước sự cự tuyệt cứng rắn phía Mã Lai buộc bên buôn người bất hợp pháp phải thay đổi kế hoạch, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR thông báo cho biết. Đám buôn người đòi tiền cho việc chở người tị nạn Rohingya trở lại quê hương của họ.

    Ông Steve Gumaer của tổ chức Partners Relief & Development đại diện cho quyền lợi sắc tộc Rohingya cho biết, "Chúng tôi vừa nói chuyện với một người đàn ông sẽ phải mua lại thân nhân của mình trên tàu". Tình trạng trên các thuyền người tị nạn rất thê thảm. Nhưng hiện tại không thể giúp đỡ gì cả. "Các chiếc thuyền này lênh đênh ở nơi cách bờ khoảng 5 giờ đồng hồ. Giới cầm quyền Miến Điện lẫn bọn buôn người đều không có hứng thú tiếp xúc một tổ chức từ thiện nào cả".


    (* dịch lại từ "Flüchtlingsdrama in Südostasien: Die Boat People sind noch längst nicht sicher")




    Hình ảnh các thuyền nhân Đông Nam Á lao xuống biển nhặt thực phẩm



    Hình ảnh này do nhiếp ảnh gia Christophe Archambault thông tấn xã AFP ghi lại vào ngày 14 tháng Năm khoảng 15 cây số trước đảo Koh Lipe Thái Lan. Các thuyền nhân xuống biển nhặt nước uống mang về ghe





    Một chiếc trực thăng của Navy mang thực phẩm đến nhưng không thể thả lên chiếc ghe đã quá khẩm (theo lời tường thuật của ký giả Archambault)





    ... Cho nên lính phải bỏ thực phẩm xuống biển rồi thuyền nhân lao xuống nhặt lên





    Tấm ảnh này đã đốt cháy tâm can người ký giả: Một người đàn ông đang nuốt vội một miếng mì gói và nhìn hau háu người nhiếp ảnh. Ký giả Archambault viết lại, "tấm ảnh như thể nói Tôi biết là tôi phải mang thực phẩm lên tàu nhưng chính tôi cũng phải được ăn đã"





    Những người tị nạn đã nhịn đói nhiều ngày hoặc nhiều tuần





    Có rất nhiều trẻ con trong số những người tị nạn: "Chúng tôi đến đây cốt hi vọng là hình ảnh chúng tôi ghi nhận được sẽ cho cuộc khủng hoảng có một diện mạo", người nhiếp ảnh viết, "Khi nhiều người nhìn thấy những hình ảnh tuyệt vọng này có thể khiến chính trị gia phải giải quyết"





    Ngư dân và nhân viên của Nationalpark cũng mang thực phẩm đến cứu cấp nhưng không được phép chở người vào bờ.





    Giới nhân quyền ước chừng có khoảng 8000 đang lênh đênh trên biển Đông Nam Á. Thái Lan sẽ mở cuộc họp thượng đỉnh ngày 29 tháng Năm nhưng Nam Dương và Mã Lai cũng đồng thời thông báo là họ sẽ đuổi tàu tị nạn. (Triển: dòng nhận định này được viết trước thứ Tư hôm qua)





    Đêm xuống máy tàu được sửa chữa để người tị nạn tiếp tục lênh đênh hành trình. Nhiều người trong số họ thuộc sắc tộc Rohingya, là sắc dân thiểu số bị đàn áp ở Miến Điện



    (* hình ảnh và bình luận dưới hình thuộc Spiegel Online)

    Last edited by Triển; 05-21-2015 at 03:50 AM.

  10. #50
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Miến Điện dưới áp lực quốc tế
    Minh Anh


    Thuyền nhân Rohingya cập bến đảo Koh Lipe, Tháï Lan - REUTERS /Olivia Harris

    Cộng đồng quốc tế, nhất là Hoa Kỳ tiếp tục gây áp lực, buộc Miến Điện hôm nay (21/05/2015) phải tham gia vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng thuyền nhân tại Đông Nam Á. Washingtin đã phải cử Trợ lý Ngoại trưởng đến Naypyidaw để bàn về hồ sơ này, trong khi đó, Malaysia tiến hành chiến dịch quân sự để cứu vớt các thuyền nhân trên biển.

    Theo AFP, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Antony Blinken cùng với các Ngoại trưởng Anifah Aman (Malaysia) và Retno Marsudi (Indonesia), có cuộc gặp gỡ đại diện các quan chức chính phủ Miến Điện tại Naypiydaw trong ngày hôm nay. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đề cập đến tình trạng sắc tộc thiểu số Rohingya bị đối xử phân biệt, một trong những sắc tộc bị công kích nhiều nhất trên thế giới, theo như đánh giá của Liên Hiệp Quốc. Đây cũng là một chủ đề cấm kỵ tại Miến Điện.

    Trước khi đến Naypiydaw, tại Jakarta hôm qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố là sẽ nói chuyện “thẳng thắn” với chính quyền Miến Điện về “trách nhiệm của quốc gia này trong việc cải thiện điều kiện sống tại bang Rakhine, sao cho người dân ở đây không còn cảm giác là họ không còn lựa chọn nào khác là phải liều mình vượt biển”. Malaysia hôm nay bất ngờ thông báo huy động lực lượng tuần duyên và hải quân để xác định vị trí và cứu trợ các thuyền nhân.

    Ngay trước cuộc họp, chính phủ Miến Điện nhắc lại lập trường của mình là không công nhận người Rohingya như là một sắc tộc tại nước này và coi họ là dân nhập cư bất hợp pháp đến từ Bangladesh láng giềng, mặc dù một số đông người Rohingya đã sinh sống qua nhiều thế hệ tại Miến Điện. Phát ngôn viên của phủ Tổng thống Miến Điện cảnh báo: “Nếu như họ muốn bàn về người Rohingya, thì như đã nói, chúng tôi sẽ không chấp nhận thuật ngữ này ”.

    Cho đến nay, tại Miến Điện có khoảng 1,3 triệu người Rohingya sống tập trung chủ yếu ở bang Rakhine, đông bắc, giáp với Bangladesh. Họ không được chính quyền Miến Điện cấp giấy tờ tùy thân, không được quyền đi học và hưởng các chăm sóc y tế cũng như quyền làm việc tại nước này.

    (nguồn: vi.rfi.fr/chau-a/20150521-khung-hoang-thuyen-nhan-tai-chau-a-mien-dien-duoi-ap-luc-quoc-te/ )

 

 

Similar Threads

  1. Trung Quốc và biển Việt
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 80
    Last Post: 04-24-2014, 02:03 AM
  2. Vùng biển Việt Nam
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 43
    Last Post: 07-15-2012, 07:06 AM
  3. Tháng Tư ngồi xem lại Vượt Sóng
    By Triển in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 04-21-2012, 01:11 AM
  4. Vượt Tường Lửa
    By PhongLan in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 5
    Last Post: 03-09-2012, 02:40 PM
  5. Replies: 3
    Last Post: 10-31-2011, 11:38 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:24 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh