Register
Page 16 of 17 FirstFirst ... 614151617 LastLast
Results 151 to 160 of 170

Thread: Luật Thi

  1. #151
    Nhà Ngói Thứ Lang's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,301
    Quote Originally Posted by Minh Thúy Thành Nội
    Nợ Văn Thơ
    Lạc lối vườn thơ khó dứt tình
    Xao hồn những lúc nở Quỳnh xinh
    Vần chương bút khởi tìm lời sáng
    Điệu phú câu tràn kiếm nghĩa minh
    Đẹp tỏa trời thu in ánh mắt
    Ngời vương bóng hạ đọng tim mình
    Văn, thi, hoạ, xướng dâng thuyền mộng
    Chỉ ước thêm giờ hưởng hiện sinh
    Minh Thúy Thành Nội
    Xin mời các bạn nhận xét về thi pháp, ý nghĩa nội dung và từ ngữ trong bài thơ nầy.

  2. #152
    Nhà Ngói Thứ Lang's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,301
    Quote Originally Posted by Minh Thúy Thành Nội
    Con Mèo Nhà Tôi
    Niềm vui hiện tại có con mèo
    Dẫu nghịch bờ tường cố nhảy leo
    Mắt biếc trong veo nhìn đẹp đẽ
    Lông đen mượt mịn ngó xinh hèo
    Canh cơm thấy đặt đà nhào bám
    Giống chuột đang bò lẹ rượt theo
    Lắm buổi kề bên đầu tựa sát
    Xoa lưng cảm động lấy chân khoèo
    Minh Thúy Thành Nội

    1/9/2023

    Những Con Mèo
    Ngồi không ưa ngắm những con mèo
    Chúng giả bộ nằm bỗng nhẹ leo
    Đêm tối trèo liền lên máng xối
    Sáng mờ thả lỏng xuống cây hèo
    Cô Miu cứ tưởng chưa ai biết
    Chị Mão thì hay có kẻ theo
    Cất tiếng mí ao chờ khách nựng
    Mắt xanh tam thể mơn man khoèo
    Utah 10-1-2023
    Cao Mỵ Nhân
    Bài nầy mới tức thì đây.
    Nóng hổi vừa thổi vừa bàn luận.
    Mời các bạn cùng bàn luận cho vui, cũng là để “rút kinh nghiệm, học hỏi” về thi pháp và phép dụng tự.


  3. #153
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,996


    Dán bài này mấy ngày trước viết cho hiền muội đọc suy nghĩ của TLinh về ...Thơ , có nói sẽ đem vô đây .

    Hiền muội, thơ có nhiều thể loại đều có luật, niêm, vần của thể loại đó, ngay cả thơ Tự do câu 8 chữ, chỉ thơ tự do viết như văn xuôi không theo niêm, vần,
    luật thì dễ viết, vì vậy thiếu nhạc tính hơn.
    Câu hỏi của muội - Thế nào là một bài thơ hay? tỷ chỉ viết những gì tỷ nghĩ về Thơ, muội đọc sẽ hiểu phần nào Thơ là gì ?

    Thơ không phải đồ vật .
    Thơ không giống với một bức tranh trừu tượng có thể sờ, cần phải đoán ý tác giả hay suy ngẫm mà là tiếng lòng, lời nói của con tim, là ngôn ngữ, con chữ được chọn lựa viết theo luật, niêm, vần nên trong thơ có nhạc tính, âm điệu lên xuống trầm bổng.
    Thơ đọc lên thấy/nghe có "hồn", tự nhiên, có tình cảm, có cảm xúc, có ý tưởng, có nhạc tính, là ngôn ngữ chạm đến người đọc, nhịp cầu tri âm nối giữa tác giả và độc giả, hay người viết đang nói thay cho người đọc điều họ muốn nói.

    Muốn đạt được những điều trên, thơ phải trong sáng, rõ nghĩa, dùng ngôn ngữ giàu đẹp sẵn có trong kho tàng chữ Việt để truyền đạt cảm xúc của người viết đến người đọc...

    Ngược lại, thơ mà dụng từ tối nghĩa, không có trong tự điển, chế, ghép, đảo lộn người đọc không hiểu ý tác giả diễn tả điều gì, thì hay ở chỗ nào?
    Có khác gì đọc một bài thơ có chen mấy chữ ngoại quốc khi mình chưa học ngôn ngữ đó?

    Người đọc thơ không có nhiệm vụ suy diễn ý của tác giả thế này, thế kia theo ý riêng của người đọc, hiểu là hiểu mà không hiểu là không hiểu, người đọc đâu có làm ra bài thơ ? có phải không ?

    Người Việt viết văn, làm thơ dùng ngôn ngữ chung là tiếng Việt trong kho tàng văn hoá giàu đẹp của tổ tiên truyền lại .
    Thơ và văn, khi đọc văn xuôi hoàn toàn khác với đọc/ngâm thơ . Viết lời nhạc cũng khác với thơ. Thơ mà đem phổ nhạc lắm khi phải chỉnh sửa và tuỳ thể loại thơ phổ được hay không !
    Người thông thạo lưu loát tiếng Việt cũng thấy làm thơ khó hơn viết văn xuôi, bởi vì có luật của thơ - thơ là thơ, văn là văn nhưng văn, thơ có cùng một mục đích chung là viết cho người đọc hiểu.

    - Có những bài thơ Tự do không theo thi luật mà đọc vẫn thấy hay, thấm thía bởi vì tác giả lồng cảm xúc vào từng câu, chữ trong sáng, rõ nghĩa, đọc là cảm nhận được ý tình của người viết, dù không đạt theo luật thơ cũng chuyển tải được cảm xúc, ý tác giả thành công...
    - Bài thơ gò đúng luật, niêm, vần mà đọc không hiểu, từ ngữ chế, ghép, gượng ép cho đúng theo vận nhưng vô nghĩa ..?

    - Thơ đúng luật, niêm, vần mà từ ngữ đẹp, trong sáng, rõ nghĩa đầy cảm xúc thì là ...Thơ .

    Tỷ đọc thơ vài câu là biết muốn đọc thêm hay không qua cách diễn tả, dụng từ ngữ của tác giả.

    Chúng ta đọc những bài thơ của thi sĩ đời trước, từ ngữ đơn giản, trong sáng, nghe được nỗi lòng của tác giả ? vì sao?
    Thử đọc vài câu Tứ tuyệt " thơ điên" xem ta có hiểu không ? tuy có một chữ lẽ ra trắc mà viết bằng .
    Mai đã khô rồi thơ cũng khô
    Tình ta chết yểu tự bao giờ
    Từ đây trong gió trong mây gió
    Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ
    Hàn Mặc Tử (trích trong Trút Linh Hồn)
    ~*~
    Cây Bàng Cuối Thu

    Thu đi trên những cành bàng
    Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi
    Hôm qua đã rụng một rồi
    Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn
    Hôm nay bởi thấy tôi buồn
    Lìa cành theo gió lá luồn qua song
    Hai tay ôm lá vào lòng
    Than ôi chiếc lá cuối cùng là đây
    Nguyễn Bính (1937)


    Đọc rồi hỏi những ai không biết gì về thơ có hiểu ý tác giả không? Từ ngữ ta đọc thấy hàng ngày đó thôi.
    Thí dụ của Thơ là vậy đó.
    Thơ thời đại nào cũng vậy, người dùng cùng ngôn ngữ đọc phải hiểu ngôn ngữ đó không phân biệt mới, cũ.

    Last edited by Thùy Linh; 01-11-2023 at 08:31 PM.

  4. #154
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,996

    Thứ Lang ơiiiiii, dùm ơn trả lời câu hỏi của chị Nú ở đây, một công hai việc cho các bạn đọc hiểu về thơ Đường luật luôn, rồi TLinh đem sang nhà chị Nú sau, cảm ơn trước, TLinh đang bận, ăn cơm xong đi ra ngoài công việc .

    Quote Originally Posted by ntđl View Post
    *

    Chuyện thơ phú xí muội nói nghe rối rắm hiểu hổng ra.
    Thơ đường luật khó dữ heng, vậy mà có người vẫn làm đặng mới là tài tình.
    Sáng giờ chị nú kiếm đọc trong nét, coi đường thi đường luật nó là cái chi mà xướng hoạ vang rần.
    Phải hat(s) off các thi gia hội thơ đường luật trong phố.

    Trời thần ơi, đọc mà tối tăm mặt mũi chiệng niêm luật.
    Chỉ nhớ (theo ý xí nói) và nhắc lợi cho khỏi quên :
    - Thơ đường là thơ phú làm trong thời nhà Đường. Nhà Đường kéo dài mấy trăm năm lận.
    - Thơ đường được xếp loại Cổ thi hay thơ cổ phong.
    - Thơ đường có niêm có luật trong đối câu, đối chữ, đối ý, đối thanh, đối tùm lum... thì mới kêu là thơ đường luật.
    - Thơ đường luật có số câu giới hạn nên ngắn. Thơ đường (thiếu luật) không giới hạn số câu nên lắm khi dài thòong, kêu bằng trường thi.
    - Cổ thi hay thơ cổ phong đầy điển tích chữ nghĩa rối rắm tối hù, khó hiểu khó đọc.
    - Theo thời gian, sóng sau xô sóng trước, cổ thi mất dần ưu thế, nhường chỗ cho cận thi. Cận thi hổng gò bó, luật lệ lỏng lẻo, chữ nghĩa sáng sủa dễ hiểu
    - Hổng biết cận thi xuất hiện từ lúc nào, còn cổ thi cổ phong xuất hiện từ đời tiền hán, trước nhà đường lân cà.
    General speaking : đường thi nằm trong cổ thi, tất cả thơ đường (bao gồm thơ đường luật) là cổ thi ráo... nhưng... cổ thi chưa chắc đã là đường thi (vì có thể là... tiền hán thi).
    - Sau này, có lẽ để giản dị cho dễ nhớ, người ta nói gọn lẹ (với ít nhiều sai số) rằng cổ thi cổ phong là đường thi.

    Xí muốn nói chi cứ việc nói, đừng lo lắng chuyện nói ngang loãng mạch.
    Chị nú còn cám ơn, nhờ loãng vậy mà cái mỏ nhọn được nghỉ ngơi chút xíu.

  5. #155
    Nhà Ngói Thứ Lang's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,301
    Quote Originally Posted by Thùy Linh
    Thứ Lang ơiiiiii, dùm ơn trả lời câu hỏi của chị Nú ở đây, một công hai việc cho các bạn đọc hiểu về thơ Đường luật luôn, rồi TLinh đem sang nhà chị Nú sau, cảm ơn trước, TLinh đang bận, ăn cơm xong đi ra ngoài công việc.
    Nói vắn tắt, tóm gọn cho nhanh, còn đi lo công việc sắp tết tới nơi rồi.
    Trong quote của ntđl nói cũng đủ toát yếu rồi. Cứ theo đó cũng hiểu.
    Đại khái, văn học Trung Hoa có nhiều thể loại. Loại vận văn (văn vần) cũng không phải chỉ một loại thơ mà thôi.
    Thơ ở Trung Hoa thịnh hành từ đời Hán, qua tới Tấn rồi Nam Bắc Triều (Lục Triều) gọi là Hán Thi, Lục Triều Thi (thơ Lục Triều), kế đó tới đời Tùy, hết Tùy tới Đường.
    Đời Đường các thi gia tổng hợp thi ca của các đời trước (bao gồm nhạc phủ, từ…) tập hợp lại trở thành Đường Thi, thi ca đời Hán gọi Hán thi, đời Lục Triều gọi Lục Triều thi, đời Đường gọi Đường thi… đại khái cách gọi như vậy.
    Nhưng đời Đường thì các thi gia “bắt chước” theo Nhạc Phủ (tức là thơ được phổ nhạc thời Hán để ca hát) cho có âm điệu du dương trầm bổng êm tai, nghe dễ gây cảm xúc (như nghe bản nhạc), nên đặt ra luật bằng trắc và niêm với nhau từng đôi, và lấy những câu đối song liên (liễn đối) đã có từ nhiều đời trước chen vào.
    Tất cả thơ trước tác hay tập hợp vào đời Đường thì đều gọi chung là Đường thi. Nhưng Đường thi thì không có niêm đối luật mà chỉ có vần y chang như Hán thi (Lục Triều thi, nhạc phủ, từ…). Cùng lúc với Đường thi, như nói trên, các thi gia chế tác ra luật làm thơ. Luật thơ ấy có vào đời Đường nên gọi Đường luật. Hán thi, Lục Triều thi, Nhạc phủ, từ… có từ các tiền triều nên goi chung là Cổ thi hay thơ Cổ thể, theo phong cách xưa nên cũng gọi Cổ phong. Thơ Đường luật phát sinh sau nên gọi là thơ Cận thể (cận thể là thể thơ gần đây, cổ thể là thể thơ có từ lâu). Thơ Cổ phong cũng có nhiều bài rất hay, đọc cũng êm tai nhưng không có niêm và luật.
    Thí dụ như bài thơ sau đây, ai nói nghe không êm tai:
    Chiết Tự thi
    Mộc mục tương tâm tưởng cố hương
    Hòa hỏa thu tâm sầu đoạn trường
    Thập khẩu điền tâm tư mã ý
    Tịch tiết uyên tâm oán nhất phương
    (Ai biết chữ Hán thì hiểu được chiết tự của bài thơ)
    Xét kỹ thì không có niêm luật.
    Trái lại Nhạc phủ (cũng đời Hán) thì rất đúng niêm luật theo luật thơ đời Đường (Đường luật).
    Thí dụ như hai bài sau đây:

    Tòng quân hành
    Phong hoả thành tây bách xích lâu
    Hoàng hôn độc thướng hải phong thâu
    Cánh xuy khương địch quan san nguyệt
    Vô ná kim khuê vạn lý sầu

    Thủy điệu ca
    Mãnh tướng quan tây ý khí đa
    Kỵ thanh thông mã lộng điêu qua
    Kim yên bảo giảo tinh thần xuất
    Địch ỷ tân phiên thuỷ điệu ca
    Thể Từ cũng rất giống Đường luật như bài sau đây:
    Lương Châu từ
    Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
    Dục ẩm tì bà mã thượng thôi
    Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu
    Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi

    Vì các thể loại có nhiều cái giống như trên nên rất nhiều người không phân biệt được sự khác nhau giữa Đường thi và thơ Đường luật. Bởi vậy có người nói bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu là thơ Đường luật.
    Đặc điểm quan trọng, cốt lõi của thơ Đường luật là phải có các cặp đối ngẫu song liên y chang như các câu liễn đối trong các nơi thờ phượng, đình chùa miếu mạo, từ đường, tượng tang, câu đối tết ông đồ…
    Thơ Đường luật mà không có các cặp đối (song liên), hoặc bị thất đối thì không được chấp nhận và hoàn toàn không phải là thơ Đường luật. Đối phải y như các câu liễn nơi thờ phượng hay liễn tết như nói trên.
    Câu liễn (đối) nơi thờ phượng như:
    Thiên cổ anh thư thiên cổ rạng
    Tứ thời hoa quả tứ thời hương
    (trong Miễu Bà)
    Tượng tang (đám ma) như:
    Bán dạ kê thanh sầu bất giải
    Bình minh điểu ngữ lệ nan càn
    Câu liễn (đối) tết như:
    Thiên tăng tuế nguyệt nhơn tăng thọ
    Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường

    Tóm lại gọi là Đường thi thì bài thơ phải viết bằng chữ Hán và trước tác vào đời Đường.
    Bài thơ viết bằng tiếng Việt bao gồm chữ nôm và chữ quốc ngữ nhưng theo luật Đường thì gọi là thơ Đường luật (hoặc thơ Nôm Đường luật). Ai goi Đường thi là mạo nhận rất trơ trẽn và đáng hổ thẹn vì cầm nhầm.
    Bên Việt Nam có website tên là “Thắp Sáng Đường Thi” nhưng toàn là thơ chữ quốc ngữ tiếng Việt, bị nhiều bậc thức giả lên án là dốt hay nói chữ (không hiểu nghĩa chữ “Đường thi” là gì).
    Ở Blog kia có một bà xưng là Trung tá nữ quân nhân VNCH, cựu nữ sinh Trưng Vương (or Gia Long) làm thơ toàn chữ quốc ngữ cõi trên, ghép chữ Việt kế bên chữ Hán kiểu các đỉnh cao trí tuệ cũng xưng là làm Đường thi.
    Thí dụ bài sau đây:

    Tết Vắng
    Yên giấc hương quan*, vẫn mãi sầu
    Như còn lưu lạc ở nơi đâu
    Thủa xưa mộng mị đầy mê đắm
    Giờ mới mơ màng đã cạn thâu
    Kéo vội không gian về bến cuối
    Thả mau thời khắc tới giang đầu
    Cho vui một thoáng xuân xa xứ
    Nhưng vẫn u hoài Tết vắng lâu
    Hawthorne 14-1-2023
    Cao Mỵ Nhân


    Comment (độc giả):
    *Yên giấc hương quan nghĩa là sao?
    Hương quan là cái cổng làng, vậy yên giấc hương quan nghĩa là sao, ý nói gì? Chữ nghĩa gán ghép kiểu vẹm!
    Có hiểu cách dùng tiếng Hán Việt không, học lực tới đâu?
    Ghi chú: tác giả xưng là Trung tá nữ quân nhân, cựu học sinh Trưng Vương, or Gia Long (?)

    Ông Nguyễn Đạt có đọc tập thơ xuất bản của bà Cao Mỵ Nhân (tập thơ Mỵ), viết comment như sau:

    Tẩu Hỏa Nhập Ma
    Mần thơ từ bé (1), lúc về già
    Tẩu hoả nhập ma, tội nghiệp bà
    Bởi thiếu đàn ông nên khốn khổ
    Dù đang nương náu ở Utah (2)
    Nguyễn Đạt
    January 15, 2023

    (1) Tập thơ Mỵ
    (2) Đạo Mormon ở Utah cho phép đàn ông có thể lấy đến 4 vợ, vậy mà bà không kiếm được ông nào, nên đầu óc lan man.





  6. #156
    Nhà Ngói Thứ Lang's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,301
    Quote Originally Posted by Cao Mỵ Nhân
    Trắng Đêm
    Phải vì quá khứ hoặc tương lai
    Mà xót xa đêm đổ bóng dài
    Mất ngủ thì mai bù giấc lại <-
    Còn mơ chờ sáng sửa giờ sai <-
    Tím hồn tưởng nỗi sầu quan tái <-
    Trắng tóc vương câu bạc chiếu bài <-
    Cứ chúc vui an nhiên tự tại
    Để chờ mộng mị nhập thiên thai
    Cao Mỵ Nhân
    Hawthorne 23-6-2021
    Tác giả cũng gọi đây là Đường thi
    Mời mọi người đọc và bình.
    Bài thơ nầy chỉ là bài thơ tự do 7 chữ 8 câu làm theo lối thơ cổ phong xưa

  7. #157
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,996

    Cảm ơn bài viết của Thứ Lang.

    Thật ra TLinh chơi trong cõi thơ lâu vậy cũng đâu có để ý, khg biết thiệt, cũng tưởng gọi Đường thi nghe hay hơn Đường luật, mới biết khác nhau chừng 2 năm nghe Thứ Lang nói thôi, có lần Xô huynh cũng gọi Đường thi.
    Người không chơi thơ chắn chắc cũng nghĩ vậy thôi, mênh mông lắm mà, rất hiểu .

    Còn đã bước vô chơi trong cõi thơ Đường luật cận thể, nếu lúc đầu không biết, khi biết nên sửa cho đúng chữ, TLinh đã từng nói sai nên sửa.

    Sai mà biết sửa sẽ tiến bộ, sai còn kiếm chuyện thì ........dù có cố khoác áo gì đẹp đẽ bên ngoài cũng là áo mỏng, mà áo mỏng không che kín được cái da sần sùi bên trong ...

    Bài thơ trên, tưởng như Đường thi dễ ăn, bắt chước dùng chữ Việt viết y khuôn không đối thì thành bài thơ Cổ phong (phong cách cổ không có đối) không phải Đường thi, cũng không là thơ Đường luật được .


  8. #158
    Nhà Ngói Thứ Lang's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,301

    Có rất nhiều bài Nhạc Phủ đời Hán (tức là Hán thi) và nhiều bài Từ đời Tống (tức là Tống từ) về luật bằng trắc và âm điệu giống y như luật bằng trắc và âm điệu của thơ Đường luật (tức là Luật thi), cũng viết bằng chữ Hán (đương nhiên) nên nhiều người đọc hiểu lầm đó là Đường thi hoặc Luật thi, nhưng xét về niên đại (thời gian trước tác) thì hoàn toàn không phải Đường thi. Nếu là Tống từ (viết vào đời Tống) nói là Luật thi thì còn chấp nhận được, vì đời Đường có trước đời Tống (nên Tống bắt chước theo). Còn đời Hán có trước đời Đường rất lâu, trải qua các đời Tấn, Nam Bắc Triều, Tùy… Riêng Tấn và Nam Bắc Triều cũng trải qua không biết bao nhiêu triều đại, nhiều nước, chỉ Nam Bắc Triều thôi cũng đã 10 nước. Như vậy Hán Thi (như Nhạc Phủ) thì làm sao là Đường thi (hoặc Luật thi) được.
    Cho nên muốn biết một bài thơ thuộc thể gì phải biết tác giả của nó sống vào thời nào (triều đại nào) mới xác định được thể loại của bài thơ đó.
    Tác giả làm thơ tiếng Việt, sống vào thời đại xã hội chủ nghĩa mà mạo xưng là Đường thi (như website “Thắp Sáng Đường Thi”) thì hết sức là khó nghe và khó chấp nhận.
    Bà Huyện Thanh Quan, cụ Nguyễn Khuyến, cụ Tản Đà v.v… đâu có mạo nhận khơi khơi như vậy. Văn học sử cũng đâu có nói như vậy.

  9. #159
    Nhà Ngói Thứ Lang's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,301

    Khái quát về Nhạc phủ

    (Cũng gọi Hán phủ)

    Nhạc phủ nguyên là tên gọi cơ quan âm nhạc do Hán Vũ Đế (156 tr. CN - 87) lập nên, có nhiệm vụ thu thập ca dao và thơ để phổ nhạc. Bài nào được lựa chọn thì gọi là ''nhạc phủ khúc'', sau gọi vắn tắt là ''nhạc phủ''. Thành thử danh từ ''nhạc phủ'' dùng để chỉ nhiều thể văn có vần, phổ vào nhạc được. Trong số nầy, bộ phận được chọn nhiều nhất, có giá trị nhất là dân ca, bởi vậy từ ''nhạc phủ'' còn dùng để chỉ dân ca đời Hán (206 tr.CN - 220) và Lục triều (220 - 581) ở Trung Hoa.

    I. Nguồn gốc:

    Danh sĩ Lưu Hiệp (sinh mất khoảng 466-501) trong bộ Văn Tâm Điêu Long cho biết:
    “Vua Hán Vũ Đế sùng lễ mới lập Nhạc phủ, (để lo việc) tổng hợp âm nhạc của nước Triệu, nước Đại; tóm tắt cái phong khí nước Tề, nước Sở...''
    Nghĩa là Hán Võ Đế cho thu thập tất cả thi ca trong dân gian, chỉnh đốn và sáng tác thêm, nhằm tạo thành một thể văn học mới. Mục đích chính là làm thế nào cho thi ca phối hợp được với âm nhạc, rồi lưu truyền nó.

    Hán Vủ Đế phong Lý Diên Niên làm Hiệp luật đô úy, thu thập các bài ca dao, ca khúc trong dân gian, lãnh đạo việc ca xướng, phổ nhạc mới để hòa hợp với tiếng đàn sáo; lại sai Tư Mã Tương Như (179-118 tr.CN, nhà viết phú tiêu biểu đời Hán) và các bầy tôi giỏi văn học tuyển chế tân ca...

    Gần đây, Dịch Quân Tả, một học giả người Trung Hoa, khen:
    “Thế là nền văn học bình dân phối hợp với nền văn học quý tộc. Sự kiện nầy có thể xem là một kỳ quan. Từ Hán đến Đường, nhạc phủ đã chi phối cả bầu trời văn học. Công việc nầy thực ra còn vĩ đại hơn công việc biên định thi ca của Khổng Tử nhiều lắm!” (tr. 230)

    II. Khái quát:
    Buổi đầu, nhạc phủ được dùng trong trong dịp lễ tế, hoặc để ca tụng và giúp vui cho đế vương. Về sau, do nó phô diễn được ý thức, tình cảm của đủ loại giai cấp, nhất là giai cấp nông dân (vì những bài dân ca được tuyển chọn nhiều nhất); bởi thế, ngoài vai trò trên, nó còn là một thể loại sáng tác, một lối “hát xướng” được nhiều giới yêu chuộng.

    Phần lớn nhạc phủ đều viết theo thể tự sự, giàu ý nghĩa xã hội; hình thức phổ biến thường là ngũ ngôn hoặc tạp ngôn (dài ngắn xen kẽ).
    Các bài dân ca do nhạc phủ đời Hán thu thập còn tại đến ngày nay phần lớn là tác phẩm đời Đông Hán, được giữ lại trong Nhạc phủ thi tập do ''Quách Mậu Tình'' đời Tống biên tập.

    2.1 Nội dung:
    Dân ca nhạc phủ đời Hán, tuy không nhiều bằng Kinh thi, nhưng ý nghĩa xã hội lại có phần sâu sắc hơn.

    Có những bài miêu tả cụ thể, chi tiết thảm họa do chiến tranh xâm lược gây ra như: ''Chiến thành Nam'' (Đánh phía Nam thành), ''Thập ngũ tòng quân chinh'' (Mười lăm tuổi theo quân đi chinh chiến)...

    Có những bài thể hiện rõ rệt sự căm phẫn của dân chúng đối với ách áp bức như ''Bình Lăng đông'' (Phía Đông Bình Lăng), ''Đông môn hành'' (Bài hành cửa Đông)...

    Và cũng như Kinh thi, hình tượng phụ nữ chiếm địa vị khá nổi bật trong nhạc phủ. Nhưng chỉ khác là, ở nhạc phủ không còn hình ảnh những thiếu nữ “hồn nhiên, nhí nhảnh, nghịch ngợm” như ở Kinh thi, mà đa phần chỉ có những người phụ nữ khổ đau vì nghèo đói, bệnh tật (''Bệnh phụ hành'' - Bài hành người phụ nữ đau ốm), bị chồng bỏ (''Oán ca hành'' - Bài hành ca oán, ''Hữu sở tư'' - Có điều suy nghĩ). Cá biệt, chỉ có ít bài tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh của phụ nữ, như: Tần La Phu trong ''Mạch Thượng Tang'' (Dâu bên đường)...

    2.2 Hình thức:
    Nhà nghiên cứu Dịch Quân Tả viết:
    “Ở đây có một điểm cần lưu ý là tất cả thi ca của nhạc phủ đời Hán đều có thể phối hợp được với âm nhạc. Có nghĩa, từ sau khi Nhạc phủ được thành lập, những ca từ nào hợp tấu được với nhạc khí, thì gọi là nhạc phủ; còn những ca từ nào không phối hợp được thì gọi là thi. Lằn ranh giới tuyến đã được định rõ.”

    Về hình thức, theo Nguyễn Hiến Lê, nhạc phủ đại để có 2 loại:
    - Loại chịu ảnh hưởng của Sở từ (phương Nam) câu thường có 7 chữ, dùng chữ “hề” để đưa đẩy. Loại này là nguồn gốc lối ''thơ thất ngôn''.
    - Loại chịu ảnh hưởng của Kinh thi (phương Bắc) câu thường có 5 chữ. Loại này là nguồn gốc lối thơ ''ngũ ngôn.''

    Nhận xét chung, ông viết: ''Lời trong nhạc phủ không đẽo gọt như phú, nhưng miêu tả rất rõ ràng, ý chân thành, dễ cảm người nghe.''

    Theo ''Nhạc phủ thi tập''của Quách Mậu Thiên, thì nhạc phủ có 3 nhóm chính:
    Nhạc phủ cung đình:
    Phần lớn ca khúc đều mô phỏng theo Kinh thi hoặc Sở từ. bao gồm những nhạc chương dùng để tế thiên địa, tông miếu hoặc dành để ca tụng đế vương, chia làm:
    -Giao miếu ca có:
    *Miếu từ ca có 4 loại, gồm: Tông miếu nhạc, Chiêu dung nhạc, Lễ dung nhạc, Phòng trung từ nhạc.
    -Giao tự ca: về kỷ thuật sáng tác, nó cao hơn Miếu từ ca một bậc.
    - Yến xạ ca có 3 loại, gồm: Yến Hưởng nhạc, Đại xạ nhạc, Thực cử nhạc; dùng để tấu xướng lúc nhà vua hưởng yến tiệc.
    - Vũ khúc có 3 loại, gồm: Nhã vũ, Tạp vũ, Tản nhạc. Riêng Tản nhạc là loại ca vũ của phường hát. Nó chính là giai đoạn phôi thai của lối nhạc sân khấu về sau này.
    Nhạc phủ dân gian:
    Các ca khúc đều thuộc loại tạp ngôn. Lúc đầu nhiều nhất là ''tam ngôn'' về sau ''ngũ ngôn'' dần chiếm ưu thế. Loại này rất phổ biến và chia làm rất nhiều nhóm, như: ''Tương hòa ca từ'', ''Tập khúc ca từ'' v.v...

    Nhận xét tổng quát thể loại nầy, Nguyễn Hiến Lê viết:
    “Bài nào cũng tự nhiên, tình nồng nàn, phần nhiều đượm vẻ buồn, có giọng than thở cho đời người ngắn ngủi, nhân tình éo le, cảnh ngộ trắc trở, lòng người đen bạc.”

    Nhạc phủ ngoại lai:
    Không có nghĩa là những ca từ do người nước ngoài sáng tác, hoặc chịu ảnh hưởng; mà chỉ là mượn những nhạc khí được du nhập từ những dân tộc miền Bắc như đoản tiêu và hồ già (một loại nhạc cụ của người Hồ có âm thanh nỉ non ai oán) để hòa tấu.

    III. Giới thiệu Tác phẩm:
    Giới thiệu một vài bài nhạc phủ tiêu biểu. Các bài nhạc phủ nầy đều có nguồn từ ca dao, không biết tên tác giả.

    -Khổng tước đông nam phi (Khổng tước bay về miền đông nam) dài 357 câu ngũ ngôn, được truyền tụng nhất, được các học giả Trung Hoa công nhận là tiểu thuyết bằng thơ của họ.

    Tóm tắt nội dung: Cuối thời Đông Hán vào khoảng niên hiệu Kiến An, có một viên quan lại nhỏ tên Tiêu Trọng Khanh, có vợ là Lưu thị. Lưu thị bị mẹ của Trọng Khanh ruồng rẫy buộc phải trở về nhà và nàng tự thề sẽ không bao giờ lấy chồng nữa. Song gia đình lại bức hôn khiến nàng phải trầm mình tự tận. Người chồng hay tin vợ mất bèn lấy tấm lụa của vợ dệt hôm nào buộc lên cành cây trước sân thắt cổ tự tử. Hai nhà đều thương con, cho hợp táng ở bên núi Hoa sơn, phía đông phía tây trồng tùng bách, bên tả bên hữu trồng ngô đồng. Cành lá những cây đó chằng chịt, ở trong tự nhiên xuất hiện một cặp chim bay nhảy, líu lo không lúc nào rời nhau; người trong miền gọi là chim uyên ương.

    -Mạch thượng tang (hay Diễm ca La Phu hành) dài 53 câu ngũ ngôn:

    Tóm tắt nội dung: Gia đình họ Tần có cô con gái đẹp tên La Phu, người Hàm Đan, vợ của Vương Nhân. Chồng đi lính nơi xa, La Phu thường ra hái dâu ở vệ đường để chăn tằm dệt vải. Triệu vương thấy được, rất lấy làm vui lòng, nhân đó bèn bày tiệc rượu định chiếm đoạt nàng. La Phu giỏi đàn tranh, viết ra bài Mạch thượng tang (Dâu bên đường) hát lên để bày tỏ lòng trinh chính của mình. Triệu vương hiểu được bèn thôi.

    Đánh giá hai tác phẩm này, sách ''Đại cương lịch sử văn hóa Trung Hoa'' có đoạn:
    Các tác phẩm nầy đã phản ánh rộng rãi và sinh động đời sống xã hội đương thời, có bài vạch trần sự tàn bạo của kẻ thống trị, có bài thể hiện nỗi đau khổ của nhân dân do chiến tranh và phu dịch, có bài phản ảnh số phận bi thảm của phụ nữ, như bài ''Mạch thượng tang'' truyền tụng bao đời nay đã trách cứ bọn quan lại vô sỉ, tán dương sự kiên trinh của cô gái hái dâu.
    Bài ''Khổng tước nam phi'' vạch trần tội ác của chế độ cai trị, phản ánh nỗi khổ mà nam nữ thanh niên phải chịu do đấu tranh vì hôn nhân tốt đẹp. Những bài dân ca ấy đã có một cốt truyên hoàn chỉnh, có tình yêu lãng mạn, miêu tả chi tiết, ngôn ngữ sinh động, đạt đến thành tựu nghệ thuật cao, ảnh hưởng to lớn đến đời sau.'' (tr. 178)

    -Mộc Lan thi dài 62 câu tạp ngôn (dài ngắn khác nhau, nhưng phần nhiều là ngũ ngôn) thuật lại chuyện nàng Mộc Lan giả trai thay cha đi tòng quân.

    -Thướng sơn thái my vu (Lên non hái my vu) chỉ có 16 câu ngũ ngôn mà thành một màn kịch, diễn tả lòng ân hận của một người chồng bạc nghĩa và nỗi đau khổ âm thầm của người vợ cũ. Nguyễn Hiến Lê nhận xét: ''Giọng mộc mạc, nhưng mỗi câu khác chi một lời than''.

    IV. Giai thoại liên quan:
    Lý Diên Niên, gia thế rất nghèo. Hán thư chép rằng cha mẹ của ông là đào kép hát. Khi mới nhập cung, một ngày nọ, trong lúc biểu diễn ca vũ trước mặt Hán Vũ Đế, bèn hát rằng:

    Bắc phương có một giai nhân,
    Đẹp thì tuyệt thế, cô đơn một mình.
    Một lần liếc mắt siêu thành,
    Hai lần liếc mắt, nước đành ngửa nghiêng.
    Nước, thành đành chịu ngửa nghiêng,
    Giai nhân hồ dễ giữ riêng tay mình!
    (tựa bài: Bắc phương hữu giai nhân- Bắc phương có người đẹp)

    Tương truyền bài ca ấy là của Lý Diên Niên sáng tác, mà cũng có thể nó là một bài dân ca. Hán Vũ Đế nghe xong than thở: ''Quả có người như thế trong đời ư?''. Bình Dương công chúa liền tâu: ''Lý Diên Nhiên có người em gái rất đẹp, ca múa đều hay...''
    Tức thì, em gái Lý Diên Niên được lệnh nhập cung, và trở thành người được nhà vua sủng ái. Người đẹp đó tức ''Lý phu nhân''. Về sau, khi Lý phu nhân mất, nhà vua quá đổi thương tiếc, tin lời những phương sĩ, lắm khi, ngài cứ thẩn thờ ngồi đợi hồn người xưa hiện về!

    Đại khái, theo Dịch Quân Tả, từ khi Lý phu nhân được nhập cung, nhạc phủ mới được chính thức thành lập (ghi theo ''Văn học sử Trung Hoa tập I'', của Dịch Quân Tả, tr. 230-231)

    V. Nhạc phủ thời Lục triều:
    Sau khi nhà Hán sụp đổ, đất nước Trung Hoa chia đôi, miền Nam trải qua các triều đại Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, gọi chung là Nam triều; còn miền bắc bị các dân tộc thuộc nền văn minh du mục như Tiên Ty, Hung Nô, Khương, Yết chia nhau chiếm cứ, về sau thống nhất vào nhà nước Bắc Ngụy do họ Thát Bạt người Tiên Ty lập ra.
    Vào thời kỳ đó, các triều đại thời Lục triều cũng thiết lập cơ quan Nhạc phủ, do đó, dân ca Lục triều cũng gọi là nhạc phủ.
    Giáo sư Nguyễn Khắc Phi cho biết:

    Dân ca nhạc phủ Nam triều còn lại đến 400 bài, song nội dung không thật phong phú, phần lớn là các bài hát giao duyên hoặc tả sắc đẹp của phụ nữ. Về hình thức, phần lớn là những bài thơ trữ tình bốn câu theo thể ngũ ngôn hoặc tạp ngôn, lời lẽ nhẹ nhàng, uyển chuyển.

    Dân ca nhạc phủ miền bắc khác hẳn, phần lớn nói về chiến tranh, thể hiện tinh thần thượng võ, hoặc miêu tả cảnh sắc mênh mang của thiên nhiên miền Bắc. Cách biểu hiện tình cảm phóng khoáng, trực diện. Sở dĩ thế, một phần do khí chất của người dân du mục đã thấm vào trong nền văn hoá Trung Hoa, tạo nên vẻ mãnh liệt, cương cường, bi tráng trong dân ca Bắc triều, (đối lập với sự diễm lệ, uyển chuyển, mềm mại của dân ca Nam triều), một phần vì trong một thời gian dài, các ngoai tộc đã hỗn chiến và thay nhau thống trị, làm thay đổi cả tình hình xã hội, bộ mặt tự nhiên, cũng như tâm lý của con người.

    *

    Nhiều bài nhạc phủ dùng thể ngũ ngôn. Vậy có thể nói thơ ngũ ngôn xuất hiện trước hết ở dân gian rồi sau, các văn nhân thấy nó chỉnh tề, dễ ngâm, dễ làm, nên thừa nhận nó, phát huy nó.
    Thuyết xưa cho rằng 19 bài thơ ngũ ngôn đầu tiên là của Mai Thặng, hoặc của Lý Lăng, hay Tô Vũ (đều nhân vật ở thời Tây Hán) là sai. Các học giả bây giờ nghiên cứu và chứng minh rằng tới đời Đông Hán văn nhân mới biết dùng thể ấy, và Ban Cố (32-92) là văn nhân đầu tiên dùng thể ngũ ngôn.

    Tới thời Kiến An, cuối đời Hán, ngũ ngôn phát triển mạnh mẽ, giữ một địa vị quan trọng trong văn học. Thơ thất ngôn, gốc ở Sở từ cũng đã xuât hiện ở đời Hán. Văn nhân đầu tiên dùng thể ấy là Trương Hành (79-139) trong bài ''Sầu thi''; nhưng thể ấy mãi đến thời Đường mới cực thịnh.

    Và kể từ khi có nhạc phủ cho đến thời kỳ cận đại, lúc nào cũng có những sáng tác mô phỏng nhạc phủ. Tình hình đó đã tạo nên một loại thơ đặc biệt trong lịch sử thơ ca Trung Hoa. Nói khác hơn, theo Giáo sư Nguyễn Khắc Phi, thì nhạc phủ Hán - Lục triều chính là nguồn nuôi dưỡng quý báu của dòng thơ bác học Đường thi và Luật thi các đời sau.



  10. #160
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,158
    Quote Originally Posted by Thứ Lang View Post

    Có rất nhiều bài Nhạc Phủ đời Hán (tức là Hán thi) và nhiều bài Từ đời Tống (tức là Tống từ) về luật bằng trắc và âm điệu giống y như luật bằng trắc và âm điệu của thơ Đường luật (tức là Luật thi), cũng viết bằng chữ Hán (đương nhiên) nên nhiều người đọc hiểu lầm đó là Đường thi hoặc Luật thi, nhưng xét về niên đại (thời gian trước tác) thì hoàn toàn không phải Đường thi. Nếu là Tống từ (viết vào đời Tống) nói là Luật thi thì còn chấp nhận được, vì đời Đường có trước đời Tống (nên Tống bắt chước theo). Còn đời Hán có trước đời Đường rất lâu, trải qua các đời Tấn, Nam Bắc Triều, Tùy… Riêng Tấn và Nam Bắc Triều cũng trải qua không biết bao nhiêu triều đại, nhiều nước, chỉ Nam Bắc Triều thôi cũng đã 10 nước. Như vậy Hán Thi (như Nhạc Phủ) thì làm sao là Đường thi (hoặc Luật thi) được.
    Cho nên muốn biết một bài thơ thuộc thể gì phải biết tác giả của nó sống vào thời nào (triều đại nào) mới xác định được thể loại của bài thơ đó.
    Tác giả làm thơ tiếng Việt, sống vào thời đại xã hội chủ nghĩa mà mạo xưng là Đường thi (như website “Thắp Sáng Đường Thi”) thì hết sức là khó nghe và khó chấp nhận.
    Bà Huyện Thanh Quan, cụ Nguyễn Khuyến, cụ Tản Đà v.v… đâu có mạo nhận khơi khơi như vậy. Văn học sử cũng đâu có nói như vậy.
    Nghe Thuỳ Linh giới thiệu mục này, Chiều xin chào làm quen với huynh / đại sư huynh Thứ Lang, hay bái kiến sư phụ

    Đọc text #158 ..... Huynh Thứ Lang viết chính xác .....Lịch sử phải nắm chắc như bắp rang mới hiểu để phân tích. Theo Chiều biết thì nhà Đường có sau một loạt các đời trước như Hạ > Thương > Chu > Tần > Hán > Tân > Quốc > Tấn > Đường . Đời nhà Đường là thời chính sách mở cửa giao lưu. Nên thơ Đường được phổ thông và đi vào lòng của những người yêu thơ.

    Chiều đọc một bài thơ ở website thivien.net bài thơ tên là Giang Nam là một trong những bài trong Nhạc Phủ thi tập. Khi đọc tới dấu chấm câu, Chiều thắt mắc có phải vào đời Hán đây cũng là một trong những quy tắc của thi luật không. Nên mạo muội thọ giáo huynh Thứ Lang.

    Câu đầu sau năm chữ là dấu phẩy, câu hai sau năm chữ là dấu chấm than, câu ba sau năm chữ là dấu chấm, câu bốn sau năm chữ là dấu phẩy, câu năm sau năm chữ là dấu phẩy, câu sáu sau năm chữ là dấu phẩy, câu bảy sau năm chữ là dấu chấm.

    Theo Chiều suy luận thì câu thứ hai mang dấu chấm than sẽ là phần ý chính của bài thơ. Trong thơ có dấu chấm phẩy sẽ mang hương vị đậm đà. Có thể suy luật của Chiều trật bàn đạp
    Last edited by chieubuon_09; 01-21-2023 at 10:31 AM.

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 7
    Last Post: 04-03-2014, 08:29 AM
  2. Vụ Hội đồng Công Luật công án Bia Sơn
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 9
    Last Post: 02-08-2013, 12:26 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:52 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh