Register
Page 4 of 5 FirstFirst ... 2345 LastLast
Results 31 to 40 of 47
  1. #31
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    497

    Chuyện Đã Là Quá Khứ

    .







    Chuyện Đã Là Quá Khứ





    - Hôm qua tao nghe lại bài Đường Xưa, hay lắm Thương ạ.

    - Nghe kỹ đi mày sẽ thấy nỗi đau của tao đâu đó trong ấy.


    - Tao tưởng mày chỉ có một mối tình duy nhất ?
    - Cũng chỉ một mối tình thơ dại từ ngày ấy, bảy năm trời sóng gió, vui ít buồn nhiều...
    - Tao biết là sóng gió, nhưng nghĩ là mày hạnh phúc chứ ?
    - Biết nói sao với mày bây giờ ?

    - Thôi đừng nói, tao hiểu. Đôi khi chính tao cũng thắc mắc hoài, tại sao mình lại dại dột dễ tin người đến vậy.
    - Mày biết không, tưởng họ là người hiểu mình nhất, ai ngờ họ không hiểu gì hết.

    - Có chuyện gì vậy nhỏ ?

    - Khi tao làm chủ đề Đường xưa, tao nói, chủ đề này và bài Đường xưa là dành riêng tặng anh đó. Vậy mà họ không hiểu gì cả.

    - Oh, mày nói vậy tao cũng hiểu mà, hay là họ giả vờ ?

    - Không đâu, họ không hiểu gì thật và cũng chả có cảm động tí nào.
    - Tao phải nói với mày thế nào ? Đôi khi người mình tin tưởng nhất, nghĩ họ là người hiểu mình nhất lại là người tệ bạc nhất.


    Huyền thương bạn hết sức. Hai đứa thân nhau từ nhỏ, từ thời học tiểu học. Đi đâu cũng không rời, chỉ phải xa nhau từ độ nhỏ Thương có người yêu. Cuộc sống làm khoảng cách giữa hai đứa từ từ lớn lên. Chuyện tình của Thương cũng lắm gian truân, bồng bềnh.


    Vào lớp mười, chàng trai ấy theo đuổi Thương không rời. Mặc cho gia đình ngăn cản, Thương bị những lời đường mật rót vào tai. Người ngoài nhìn vào không hiểu thì cho là đẹp đôi. Chứ còn gì nữa, anh hai sáu, em mười sáu. Anh ra trường có việc làm, cao lớn to con nhất trong đám bạn bè. Em bé bỏng duyên dáng mặn mà... Chả biết chàng ấy ăn nói ngọt ngào như thế nào, mỗi ngày đón đường Thương đi học, Thương không có một dịp nào từ chối. Dần dần ai cũng rõ, gia đình không bằng lòng, Thương đứng ở giữa. Nhiều buổi Huyền đến nhà, Thương nằm khóc trong phòng, bỏ học, bỏ cơm. Mẹ Thương nhờ Huyền khuyên con gái, đừng vội sa vào chuyện tình cảm sớm quá. Biết làm sao hơn, Huyền không biết nói gì với bạn ... Người đàn ông ấy đã cướp đi sự vô tư tươi trẻ của cô gái mới lớn. Giờ đây, phần lớn chỉ thấy mắt Thương sưng đỏ và nét buồn bã hiện rõ trên khuôn mặt duyên dáng ngày nào. Huyền không còn dịp gặp bạn nhiều nữa vì ngoài giờ học ra, người đàn ông ấy chở Thương đi tận đâu đâu, không ai biết.


    Ba năm cấp ba trôi qua, Thương đăng ký đi học sư phạm hai năm. Huyền đi học trường bốn năm. Trước khi xa bạn, Huyền đến chơi với Thương. Chả nói được gì nhiều với nhau, mặt Thương buồn hẵn đượm vẻ lo âu. Huyền cầm tay bạn an ủi, bất ngờ thấy những vết bầm tím dưới cánh tay bạn. Nỗi nghi ngờ lớn dần. Người ta đồn đại rằng người đàn ông ấy thường chở Thương lên nghĩa địa và đánh đập Thương... Huyền cho rằng người ta không ưa nên thường có những dư luận như thế. Nhưng bây giờ trước mắt Huyền, cánh tay Thương với những dấu vết ...

    - Thương này, dấu bầm gì ở tay vậy ?

    Thương hốt hoảng, vội kéo tay áo. Nhìn vào mắt bạn, Huyền nói,

    - Anh ấy ... phải không ?

    - Không phải đâu, chắc tao đụng vào gì đó.
    - Đừng dấu tao, tại sao lại xảy ra thế ?


    Giọng Thương sũng nước mắt,

    - Anh ấy thường hay nắm tay tao thật chặt và kéo tao...

    - Thôi, mày không cần nói nữa. Có đau không, tao lấy muối đắp lên cho khỏi bầm nhé.
    - Không sao, vài ngày sẽ hết. Để tao thay áo tay dài.

    Huyền ái ngại cho bạn. Rồi sẽ ra sao hả Thương, khi có một người như thế trong cuộc đời ? có thật là yêu thương hay chỉ là lợi dụng ? Ai sẽ bênh vực cho Thương khi chỉ có một mình với người ấy ?


    Thương về nhà chồng, biết là bạn sẽ chịu đựng đủ các thứ gọi là chị chồng em dâu, nhưng có ai làm gì được. Huyền từ thành phố về làm phụ dâu cho bạn. Hôm đám cưới, chả có ai ngoài gia đình hai bên. Huyền xếp vali cho bạn, không có dịp nói chuyện nhiều. Lễ cưới ở Chùa, Huyền nghe Thầy giảng mà tâm trí lo ra, mãi nghĩ đến chuyện bạn sẽ ở lại trong căn nhà đó một mình với những người lạ chung quanh ... Thuở ấy, đưa dâu bằng những chiếc xe lam, không hoa hoè hoa sói như sau này. Cô dâu ngồi với phụ dâu một xe, chú rể ngồi xe khác. Chả hiểu tục lệ gì. Đến nhà đàng trai, cô dâu phải chui qua hàng rào kẽm gai đã được xé ra một lổ hổng. Huyền thương bạn đi theo dù người ta cố ngăn cản. Họ dắt cô dâu đi vào nhà bằng cửa sau, trước khi Thương phải bước qua ba lò lửa than nóng hực sau hè và cuối cùng nhúng chân vào một thau nước lạnh. Người dắt đường lấp liếm bảo với Huyền,

    - Vì hai người này khắc tuổi nên phải làm như vậy.

    Bây giờ Huyền đã hiểu tại sao lúc nãy ở nhà gái, họ hết sức cản trở, đưa ra đủ mọi lý do để gia đình đàng gái không đi đưa con gái về nhà chồng !

    Người ta đưa hai đứa vào một căn phòng, dặn ở đó. Thương có vẻ sợ, Huyền nhìn Thương, không hiểu phải nói gì với bạn. Lại gần ôm bạn thật chặt Huyền thầm thì,

    - Ráng nhé, dù sao cũng đã đến đây rồi.

    Thương gật đầu, nước mắt sắp tràn ra mi. Cả buổi sáng Thương đã khóc nhiều... Ngoài nhà nghe tiếng ồn ào, có lẽ mọi người đang ăn uống nhậu nhẹt... Huyền thắc mắc sao không thấy chồng Thương vào tìm vợ ? Chỉ mới mấy chục phút thôi mà đã như vậy sao? Huyền hỏi Thương muốn ăn uống gì thì Huyền ra ngoài lấy thức ăn cho Thương.

    - Không cần đâu, tao không đói. Mày ở đây với tao tí nữa, khi nào mày về, tao ăn cũng được.


    Nói thế chứ Huyền biết, Thương sẽ nhịn đói cả ngày cho mà xem, vì cô dâu mới làm sao dám xuống nhà tìm thức ăn, chưa kể Thương còn quá trẻ để biết luật lệ trong nhà họ...

    Hơn năm sau, được tin Thương sanh con đầu lòng. Huyền đến thăm Thương ở trạm y tế.
    - Mày đến tao mừng lắm, nhìn mặt con trai tao nè.
    - Ừ cái mặt dễ ghét. Sanh có đau lắm không ?


    K​hi Huyền từ giả sau gần tiếng đồng hồ hàn huyên, Thương dặn vói theo,

    - Nhớ đến thăm tao nữa nghe.


    Nhưng Huyền có chuyện phải rời thành phố sau đó. Chỉ gặp lại Thương khi con thứ hai của Thương lên hai tuổi... Và xa nhau. Mấy mươi năm, không liên lạc. Chẳng lỗi phải gì tại ai. Ai cũng có công việc riêng, đời sống riêng. Đôi lúc nghĩ đến nhau, thương nhau mà vẫn không tìm ra được khoảng trống nào để tìm cách liên lạc với nhau.

    Như con đường đến lúc phải vào ngã rẽ. Con cái lớn lên, có chồng có vợ. Những cô gái ngày xưa nay thành mẹ, thành bà... Và liên lạc tìm gặp nhau lại. Tình bạn xưa còn nguyên vẹn. Thương nhau hơn vì nay ai cũng có thể gọi là từng trải. Hiểu nhau hơn không cần phải hỏi han gì. Vậy mà vẫn có chuyện để nói. Vậy mà vẫn cần phải nghe lời an ủi từ chính người bạn thân của mình.​

    - Kể ra cũng buồn Thương nhỉ.

    - Buồn chứ, nhưng thôi, chuyện đã là quá khứ.



    Nguyệt Hạ
    July 19, 2013






  2. #32
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    497

    KONTUM - Quê Ngoại trong ký ức

    .








    Sông Dakbla - Kontum
    https://sites.google.com/site/tuproc...yen-xua-va-nay




    KONTUM - Quê Ngoại trong ký ức



    Tết qua rồi nhưng hương vị Tết vẫn còn. Nhìn quanh trong nhà, chỗ này vài bình hoa, chỗ kia hộp bánh mức. Chưa kể những chiếc bánh tét bánh chưng, cùng giò chả và dưa món, dưa chua trên bàn.

    Món mặn món ngọt nào cũng ngon và nhắc lại cho tôi hương vị Tết từ quê nhà. Bánh ngọt các loại không thiếu gì nhưng tôi luôn nhớ món bánh thuẫn giòn từ tay bà tôi làm những năm xưa.


    Quê ngoại của tôi ở Kontum. Đi xe đò từ Pleiku lên Kontum, thấy giòng sông Dakbla và qua cầu là đến nhà Ngoại. Cách nhau khoảng độ năm mươi cây số, một nơi đất đỏ và một nơi đất trắng. Tuổi nhỏ thường được về nhà Ngoại mỗi mùa hè và tết, tôi thích nhất chơi lê la mà áo quần không bị dính đất đỏ và tay chân vẫn sạch sẽ.



    Cầu DakBla năm 1968
    http://krongblah.blogspot.com/2013/09/hinh-anh-kontum-ngay-xua-4.html


    Sông Dakbla là con sông chảy ngược. Thay vì chảy xuôi giòng từ Trường Sơn về Biển Đông, sông Dakbla lại chảy về hướng Tây Trường Sơn. Từ nhỏ tôi nghe nói và nhớ đến bây giờ, huyền thoại giòng sông chảy ngược nên gái Kontum rất "ngon lành", họ ám chỉ các cô gái lập gia đình với người có uy quyền tiếng tăm. Sau lưng nhà Ngoại có con đường mòn đi ra bờ sông Dakbla, chị tôi kể buổi trưa thường trốn ngủ trưa ra bờ sông chơi, nhưng tôi chưa bao giờ được đi con đường đó.

    Khi xe qua cầu Dakbla và Câu lạc bộ Thanh niên ở đầu cầu tôi biết sắp đi ngang nhà Ngoại, Có khi tài xế ngừng cho chúng tôi xuống ngay trước nhà, nếu không xe quẹo trái đi thẳng ra bến xe và chúng tôi phải đi bộ trở lại nhà ông bà. Chỉ một đoạn đường ngắn nên cũng không mệt mỏi gì.




    Câu Lạc Bộ Thanh Niên DakBla ở đầu cầu DakBla 1970
    (vị trí nay là Khách sạn DakBla)
    http://kontumquetoi.com/2014/04/10/p...ien-dieu-linh/


    Nhà Ngoại có cây me thật lớn phía sau vườn. Trên đó thanh long treo lủng lẳng những trái màu đỏ, lớn tròn mập mạp. Cây me của Ngoại thật sai trái, nhiều và ngon ngọt, nhất là me dốt, đến Tết thường có me sống để làm mứt. Trong vườn có cây trứng gà (lekima), khi nhỏ tôi thường bị nghẹn mỗi lần ăn trái này. Và cây chùm ruột, loại trái chua con gái thích nhất. Còn những thứ khác như bơ, vú sữa, mãng cầu, mít, vv... nhưng tôi không nhớ hết. Mỗi lần từ Kontum xuống thăm cháu, ông tôi thường cho thật nhiều trái cây vào giỏ, cột dây chằng chịt chung quanh mang xuống cho chúng tôi.


    Mỗi sáng Ông thường rang cà phê và cho một ít vào cái máy xay nhỏ. Gọi là máy, nhưng thật ra Ông quay bằng tay. Sau đó Ông rút hộc có cà phê xay nhuyễn cho hết vào túi lọc bằng vài, để vào bình chế nước sôi. Tôi theo bên cạnh ông mỗi buổi sáng, say sưa nhìn ông cho hạt cà phê rang vào bụng máy, rồi năn nỉ Ông cho cầm cái tay quay và ráng gân quay cho nát cà phê. Tôi còn nhỏ nên chẳng xay được gì, Ông cho làm thử rồi Ông phải làm lại. Ngồi bên cạnh xem, mùi cà phê thơm phức đã làm tôi náo nức muốn được thử thức uống này từ khi mới lên bốn, lên năm.


    Bà tôi ra đi năm tôi mới vào lớp 6, sau khi bà may cho hai bộ áo dài trắng làm quà thi đậu vào trường Nữ Trung Học Pleime. Chiều ba mươi Tết năm ấy, cả nhà đang chuẩn bị giao thừa có tin đưa đến: Ngoại qua đời. Thế là mọi nguời bỏ hết các thứ đi theo xe của cha Lê Thành Ánh, linh mục chánh sở của giáo xứ Hiếu Đạo ngày đó, đi lên Kontum dự đám tang của Ngoại. Và nếu tôi nhớ không lầm thì chính cha LTA làm lễ tang mấy ngày sau.

    Các dì tôi kể lại, chiều ba mươi Tết, Ngoại đang ngồi làm bánh thuẫn thì than nhức đầu, Ngoại vào phòng nằm nghỉ và khi các dì vào thăm thấy Ngoại đã ra đi, nhẹ nhàng và yên lặng. Các dì cậu hẵn là đau đớn lắm khi Ngoại ra đi đột ngột như thế.

    Tôi mê món bánh thuẫn giòn của Ngoại từ khi còn rất nhỏ. Chiếc bánh hình tròn không ra tròn, dài không ra dài, hèn gì tên là bánh thuẫn. Lúc nhỏ tôi không hề thắc mắc tại sao các món bánh gọi tên này mà không tên nọ. Không biết Ngoại pha bột sao mà miếng bánh giòn tan, cho vào miệng vị bánh ngọt, mùi bánh thơm cùng với độ giòn hoà với nhau, tôi không tài nào quên được chiếc bánh thuẫn từ tay Ngoại.

    Hình như chỉ có Ngoại làm bánh thuẫn giòn. Lúc còn bên nhà tôi thấy có bán bánh thuẫn nhưng mềm và cứng chứ không giòn. Một lần mua bánh thuẫn ở chợ về thì hỡi ơi, ăn vào nghẹn cứng cổ. Miếng bánh không giòn, hình như bột đặc quá thì phải. Cho vào miệng không thấy thơm mà nuốt xuống thì nghẹn, phải tìm nước uống cho trôi... Khi xưa Ngoại thường làm bánh thuẫn vào dịp Tết và để vào thùng thiếc đậy nắp kín giữ giòn thật lâu. Ngoại có nhiều con cháu, lần nào Ngoại cũng làm thật nhiều để chia cho các nhà. Tết năm đó, thùng bánh Ngoại làm dở dang, chưa đầy. Sau đám tang Ngoại, cả nhà chia nhau từng miếng bánh, cầm trong tay mà rưng rưng. Ước gì tôi giữ lại được chiếc bánh thuẫn cuối cùng của Ngoại.

    Và từ đó đến nay, tôi chưa được ăn lại miếng bánh thuẫn nào giòn ngon như thế.

    Tôi thích may vá có lẽ cũng từ Ngoại. Ngoại là thợ may, mỗi khi lên thăm tôi thường theo bên cạnh nhìn Ngoại cắt cắt vẽ vẽ trên vải. Tôi ngồi nhìn say sưa khi Ngoại đạp máy, chiếc máy may Singer bóng loáng trên mặt bàn gỗ nâu vàng. Có khi tôi xin Ngoại cho tôi đạp thử nhưng chưa được lần nào vì còn quá nhỏ, chân chưa đụng đến bàn đạp của máy ! Tôi lăng xăng nhặt nút bóp đưa cho Ngoại đơm vào áo dài, tôi đưa chỉ, tôi đưa kéo... Ngay từ khi đó, trong tôi đã ao ước sau này được làm thợ may như bà để ngày nào cũng được chơi với vải vóc, kim chỉ. Rất tiếc, tôi không có duyên với nghề may, dù tôi được học may đàng hoàng ở tiệm may y phục nam của chú Bình, và được một chị chủ tiệm may chỉ cho may áo dài không lấy tiền, như một món quà chị cho tôi. Thời gian tôi được may nhiều nhất là lúc tôi học may ở tiệm chú Bảy Bi (Bùi Hữu Nghĩa). Đến đó, chú không dạy gì mà khách đến, tôi đo, cắt và may áo chemille, quần tây cho họ, chú Bảy chỉ việc lấy tiền. Sau đó tôi may cho chính mình, gia đình, bạn bè và ca đoàn khi làm văn nghệ múa hát. Có khi tôi nghĩ rằng vì mình không bao giờ cúng Tổ nghề may nên không làm được nghề này chăng?


    Kỷ niệm với Ngoại tôi chỉ nhớ chừng đó, có thể còn nhiều hơn nhưng tôi không nhớ đuợc vì tuổi còn quá nhỏ. Chưa kịp lớn thì Ngoại mất. Những năm sau, về lại Kontum thăm mộ bà, thành phố hình như nhỏ hơn trong trí tưởng. Con đường từ bến xe về nhà Ngoại vẫn im lặng dưới ánh nắng ban trưa. Vẫn những tiệm quán lặng lẽ trên con đường Lê Thánh Tôn. Vẫn ngôi nhà gạch mát mẻ cùng vườn cây và giếng nước nhỏ, tôi chơi với các em con cậu con dì, cảm giác thân thuộc luôn hiện hữu khi ở nhà Ngoại. Cũng cây me với những trái thăng long treo trên cao, cũng cây chùm ruột với cành trái đong đưa... nhưng Ngoại không còn nữa. Làm người lớn không thể nào chạy theo níu áo cậu dì gọi Ngoại ơi Ngoại hỡi mãi. Đành im lặng nghe nỗi nhớ thương thấm sâu trong tâm. Đành đợi đến lúc ra nghĩa địa thăm mộ mà rơi nước mắt một mình.




    Nhà thờ Tân Hương, Kontum cuối năm 1969 đầu năm 1970.
    Trên tháp chuông còn Ngôi Sao Lạ của lễ Noel 25/12/1969
    http://krongblah.blogspot.com/2013/0...gay-xua-4.html


    Một hình ảnh nơi quê Ngoại tôi mang theo với mình. Nhà ông bà tôi ở đường Nguyễn Huệ, sáng chiều nào cả nhà cũng đi nhà thờ. Buổi sáng sớm vài phút trước năm giờ, hay buổi chiều, tiếng người lao xao đi lễ sớm ngoài đường. Đến trước nhà người quen, họ ngừng lại gọi nhau. Tôi rất thích sự thân tình này. Bao nhiêu năm xa rời quê nhà, tôi không quên được hình ảnh từng nhóm người, lớn có nhỏ có, áo dài xỏ vội, vừa đi vừa gài cúc, có người vừa đi vừa búi tóc, không cần trang điểm, mọi người kéo nhau đến nhà thờ Tân Hương tham dự thánh lễ. Nhà thờ Tân Hương nơi hai chị em tôi làm bé gái cầm đuôi áo cưới cho Dì vào khoảng năm tôi lên tám tuổi. Cũng ngôi nhà thờ này sau năm 75, tôi làm phụ dâu cho em Phương, con cậu tôi lập gia đình.


    Làm sao tìm lại được tình thân ấy khi cuộc sống hiện đại đưa đẩy con người xa rời dần nếp sống thân tình ngày cũ? Ngày đó, người Kontum sống rất gần gũi nhau. Nhà nhà xem nhau như bà con thân thuộc. Mấy mươi năm rồi, tôi vẫn còn nhận được tình thân từ những người quen biết bên Ngoại.


    Mãi nhớ hoài Kontum, quê Ngoại thân yêu của tôi. Mong sao tôi sẽ được về thăm lại một ngày gần đây.


    Nguyệt Hạ
    (Lt- TD)
    Feb 14, 2014




    Last edited by NguyetHa; 12-29-2014 at 06:36 PM. Reason: Update photos

  3. #33
    Nguyệt Hạ ơi, bánh thuẩn hình dáng ra sao? bất chợt nghe quen quen nhưng không nhớ ra và cũng không biết có ăn bao giờ chưa . NH sướng há, có "quê Ngoại" và có ông bà để thăm viếng, để viết lại ...

  4. #34
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    497
    Quote Originally Posted by Nghi Bình View Post
    Nguyệt Hạ ơi, bánh thuẫn hình dáng ra sao? bất chợt nghe quen quen nhưng không nhớ ra và cũng không biết có ăn bao giờ chưa . NH sướng há, có "quê Ngoại" và có ông bà để thăm viếng, để viết lại ...


    www.baomoi.com





    Hi Nghi Bình,

    Con cháu về thăm Ông Bà lúc nào cũng được cưng chiều, luôn là những kỷ niệm êm đềm nhất của tuổi thơ phải không? NH thấy mình sướng thiệt, có "quê Ngoại" và có cả "quê Nội" nữa, để đi về thăm viếng và bây giờ có nhiều thứ để nhớ và viết lại. Đôi khi chỉ là một mảnh ký ức nhỏ nhưng NH rất quý.


    Nhìn hình trên Nghi Bình nhớ ra chứ? Ngày trước người ta hay bán loại bánh này ở chợ, thường vào dịp Tết. Nguyệt Hạ nghĩ rằng NB đã nếm qua rồi.


    Nhờ câu hỏi "Bánh thuẫn hình dáng ra sao?" NH tìm hình internet để NB xem cho biết. Lục lạo hoài không thấy bánh thuẫn hình "thuẫn" như bánh Ngoại làm. Qua nhiều bài viết và hình ảnh, NH thấy hầu hết người ta làm bánh hình tròn và bánh mềm xốp chứ không giòn như bánh NH được ăn ngày xưa.





    www.baobinhdinh.com


    Tìm mãi, cuối cùng NH đọc được một bài viết, trong đó tác giả tả đúng món bánh thuẫn Ngoại làm. NH đăng lại, Nghi Bình và các bạn đọc để biết thêm chi tiết.


    Cám ơn Nghi Bình đã hỏi, nhờ đó NH tìm hiểu và biết thêm về món bánh này @};-@};-@};-
    (Sorry, NH không biết làm cho hình nhỏ hơn)


    Bánh thuẫn bột mì
    16:5', 22/10/ 2004 (GMT+7)

    Vào những ngày giáp Tết, vùng Hoài Nhơn người dân rộn rịp đổ bánh thuẫn cho ba ngày tết, để cúng giỗ, để ăn. Bánh được làm từ tinh bột mì phơi thật khô. Có hai loại bánh thuẫn: một loại bánh làm có trứng vịt hay gà; một loại bánh dùng trong ăn chay nên không có trứng.
    Trước hết, về loại bánh thuẫn có trứng. Một cân tinh bột khô được nghiền thật mịn, cho 8 lạng trứng vịt (hay gà), 1 kg đường cát trắng (tốt nhất là đường làm thủ công), cùng cho vào một cái thau rồi dùng hai cây đũa lớn (đũa bếp) đánh trộn mạnh từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, càng mạnh càng tốt. Cho đến khi nào thấy thau bột đều bọt là bột đã nhẹ và bắt đầu chuẩn bị lò than và khuôn đổ. Lò than đã được quạt đỏ, người ta bắc trên lò một trã rang có vung đậy, trong lòng trã đổ cát mịn chừng một nửa, rồi đặt các khuôn bánh thuẫn được thợ thiếc gò có hình thuẫn (bầu dục), nên người ta gọi là bánh thuẫn. Tất cả khuôn đều được thoa dầu dừa hay dầu phụng bên trong. Khi nồi cát nóng làm cho các khuôn nóng, người ta bắt đầu dùng muỗng rót bột vào khuôn cho vừa đầy và đều khắp, xong đậy nắp vung lại. Trên nắp bỏ nhiều than lửa, chờ 5-7 phút sau, tháo nắp vung ra, thấy bánh nở cao gấp đôi khuôn và ngả màu vàng là bánh đã chín, lấy cây tăm tre dài xeo vào bánh vớt ra mâm.
    Ngày nay, việc đánh bột bánh thuẫn đã có máy đánh chạy bằng điện, đỡ hao sức, và bánh đổ nổi đẹp hơn, giúp người làm bánh đỡ nhọc. Hơn nữa, khuôn bánh ngày nay được đúc bằng đồng với 10 cái trên cùng 1 khuôn tròn, kính cỡ 25 cm, có nắp đồng phẳng để cho than hừng lên trên nắp, giữa có đai để xỏ đũa mỗi khi muốn mở nắp, nên không còn cảnh trã cát, đặt khuôn rời nữa.


    Còn cách làm bánh thuẫn thứ hai là bánh không có trứng và được thay vào đó là nước cốt dừa. Cứ 1 kg tinh bột mì phơi khô là ba trái dừa được mài nhồi nước vắt lấy nước cốt, để cho cốt dừa lắng nước lã ở phía dưới, người ta múc phần cốt dừa được nổi trên rồi đổ vào chung với bột thêm đường cỡ 1 kg, đánh chung cho đều để đường được hòa tan. Cũng không cần đánh bột nhiều lần và lâu như bánh thuẫn có trứng. Nhờ có nước cốt dừa mà bánh nổi, xốp, giòn ăn rất thơm ngon, khi bánh thấm nước bọt là tan luôn trong miệng. Cách đổ bánh thuẫn không có trứng này cũng giống như đổ bánh thuẫn có trứng như đã trình bày ở trên.


    Tam Quan là một làng nghề chuyên làm ra các loại bánh bằng vật liệu địa phương rất nổi tiếng trong vùng, nhất là bánh thuẫn, và người ta coi đây như một ngón nghề ruột của họ.


    . Trần Xuân Liếng

    Nguồn: http://www.baobinhdinh.com.vn/768/2004/10/15599/

  5. #35
    Hi Nguyệt Hạ,

    NB nhìn hình nhớ ra bánh thuẫn rồi nhưng chưa bao giờ đuọc ăn bánh giòn . Hồi xưa NB luôn nghĩ đây là 1 loại bánh bông lan . Bánh trái của nước mình muôn hình vạn trạng, mỗi thứ đều có nét độc đáo riêng .

    Cám ơn NH đã chịu khó search thêm bài cho NB đọc nha ...

    NB

  6. #36
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by NguyetHa View Post
    .








    Sông Dakbla - Kontum
    https://sites.google.com/site/tuproc...yen-xua-va-nay




    KONTUM - Quê Ngoại trong ký ức



    Tết qua rồi nhưng hương vị Tết vẫn còn. Nhìn quanh trong nhà, chỗ này vài bình hoa, chỗ kia hộp bánh mức. Chưa kể những chiếc bánh tét bánh chưng, cùng giò chả và dưa món, dưa chua trên bàn.

    Món mặn món ngọt nào cũng ngon và nhắc lại cho tôi hương vị Tết từ quê nhà. Bánh ngọt các loại không thiếu gì nhưng tôi luôn nhớ món bánh thuẫn giòn từ tay bà tôi làm những năm xưa.


    Quê ngoại của tôi ở Kontum. Đi xe đò từ Pleiku lên Kontum, thấy giòng sông Dakbla và qua cầu là đến nhà Ngoại. Cách nhau khoảng độ năm mươi cây số, một nơi đất đỏ và một nơi đất trắng. Tuổi nhỏ thường được về nhà Ngoại mỗi mùa hè và tết, tôi thích nhất chơi lê la mà áo quần không bị dính đất đỏ và tay chân vẫn sạch sẽ.



    Cầu DakBla năm 1968
    http://krongblah.blogspot.com/2013/09/hinh-anh-kontum-ngay-xua-4.html


    Sông Dakbla là con sông chảy ngược. Thay vì chảy xuôi giòng từ Trường Sơn về Biển Đông, sông Dakbla lại chảy về hướng Tây Trường Sơn. Từ nhỏ tôi nghe nói và nhớ đến bây giờ, huyền thoại giòng sông chảy ngược nên gái Kontum rất "ngon lành", họ ám chỉ các cô gái lập gia đình với người có uy quyền tiếng tăm. Sau lưng nhà Ngoại có con đường mòn đi ra bờ sông Dakbla, chị tôi kể buổi trưa thường trốn ngủ trưa ra bờ sông chơi, nhưng tôi chưa bao giờ được đi con đường đó.

    Khi xe qua cầu Dakbla và Câu lạc bộ Thanh niên ở đầu cầu tôi biết sắp đi ngang nhà Ngoại, Có khi tài xế ngừng cho chúng tôi xuống ngay trước nhà, nếu không xe quẹo trái đi thẳng ra bến xe và chúng tôi phải đi bộ trở lại nhà ông bà. Chỉ một đoạn đường ngắn nên cũng không mệt mỏi gì.





    Câu Lạc Bộ Thanh Niên DakBla ở đầu cầu DakBla 1970
    (vị trí nay là Khách sạn DakBla)
    http://krongblah.blogspot.com/2013/09/hinh-anh-kontum-ngay-xua-4.html


    Nhà Ngoại có cây me thật lớn phía sau vườn. Trên đó thanh long treo lủng lẳng những trái màu đỏ, lớn tròn mập mạp. Cây me của Ngoại thật sai trái, nhiều và ngon ngọt, nhất là me dốt, đến Tết thường có me sống để làm mứt. Trong vườn có cây trứng gà (lekima), khi nhỏ tôi thường bị nghẹn mỗi lần ăn trái này. Và cây chùm ruột, loại trái chua con gái thích nhất. Còn những thứ khác như bơ, vú sữa, mãng cầu, mít, vv... nhưng tôi không nhớ hết. Mỗi lần từ Kontum xuống thăm cháu, ông tôi thường cho thật nhiều trái cây vào giỏ, cột dây chằng chịt chung quanh mang xuống cho chúng tôi.


    Mỗi sáng Ông thường rang cà phê và cho một ít vào cái máy xay nhỏ. Gọi là máy, nhưng thật ra Ông quay bằng tay. Sau đó Ông rút hộc có cà phê xay nhuyễn cho hết vào túi lọc bằng vài, để vào bình chế nước sôi. Tôi theo bên cạnh ông mỗi buổi sáng, say sưa nhìn ông cho hạt cà phê rang vào bụng máy, rồi năn nỉ Ông cho cầm cái tay quay và ráng gân quay cho nát cà phê. Tôi còn nhỏ nên chẳng xay được gì, Ông cho làm thử rồi Ông phải làm lại. Ngồi bên cạnh xem, mùi cà phê thơm phức đã làm tôi náo nức muốn được thử thức uống này từ khi mới lên bốn, lên năm.


    Bà tôi ra đi năm tôi mới vào lớp 6, sau khi bà may cho hai bộ áo dài trắng làm quà thi đậu vào trường Nữ Trung Học Pleime. Chiều ba mươi Tết năm ấy, cả nhà đang chuẩn bị giao thừa có tin đưa đến: Ngoại qua đời. Thế là mọi nguời bỏ hết các thứ đi theo xe của cha Lê Thành Ánh, linh mục chánh sở của giáo xứ Hiếu Đạo ngày đó, đi lên Kontum dự đám tang của Ngoại. Và nếu tôi nhớ không lầm thì chính cha LTA làm lễ tang mấy ngày sau.

    Các dì tôi kể lại, chiều ba mươi Tết, Ngoại đang ngồi làm bánh thuẫn thì than nhức đầu, Ngoại vào phòng nằm nghỉ và khi các dì vào thăm thấy Ngoại đã ra đi, nhẹ nhàng và yên lặng. Các dì cậu hẵn là đau đớn lắm khi Ngoại ra đi đột ngột như thế.

    Tôi mê món bánh thuẫn giòn của Ngoại từ khi còn rất nhỏ. Chiếc bánh hình tròn không ra tròn, dài không ra dài, hèn gì tên là bánh thuẫn. Lúc nhỏ tôi không hề thắc mắc tại sao các món bánh gọi tên này mà không tên nọ. Không biết Ngoại pha bột sao mà miếng bánh giòn tan, cho vào miệng vị bánh ngọt, mùi bánh thơm cùng với độ giòn hoà với nhau, tôi không tài nào quên được chiếc bánh thuẫn từ tay Ngoại.

    Hình như chỉ có Ngoại làm bánh thuẫn giòn. Lúc còn bên nhà tôi thấy có bán bánh thuẫn nhưng mềm và cứng chứ không giòn. Một lần mua bánh thuẫn ở chợ về thì hỡi ơi, ăn vào nghẹn cứng cổ. Miếng bánh không giòn, hình như bột đặc quá thì phải. Cho vào miệng không thấy thơm mà nuốt xuống thì nghẹn, phải tìm nước uống cho trôi... Khi xưa Ngoại thường làm bánh thuẫn vào dịp Tết và để vào thùng thiếc đậy nắp kín giữ giòn thật lâu. Ngoại có nhiều con cháu, lần nào Ngoại cũng làm thật nhiều để chia cho các nhà. Tết năm đó, thùng bánh Ngoại làm dở dang, chưa đầy. Sau đám tang Ngoại, cả nhà chia nhau từng miếng bánh, cầm trong tay mà rưng rưng. Ước gì tôi giữ lại được chiếc bánh thuẫn cuối cùng của Ngoại.

    Và từ đó đến nay, tôi chưa được ăn lại miếng bánh thuẫn nào giòn ngon như thế.

    Tôi thích may vá có lẽ cũng từ Ngoại. Ngoại là thợ may, mỗi khi lên thăm tôi thường theo bên cạnh nhìn Ngoại cắt cắt vẽ vẽ trên vải. Tôi ngồi nhìn say sưa khi Ngoại đạp máy, chiếc máy may Singer bóng loáng trên mặt bàn gỗ nâu vàng. Có khi tôi xin Ngoại cho tôi đạp thử nhưng chưa được lần nào vì còn quá nhỏ, chân chưa đụng đến bàn đạp của máy ! Tôi lăng xăng nhặt nút bóp đưa cho Ngoại đơm vào áo dài, tôi đưa chỉ, tôi đưa kéo... Ngay từ khi đó, trong tôi đã ao ước sau này được làm thợ may như bà để ngày nào cũng được chơi với vải vóc, kim chỉ. Rất tiếc, tôi không có duyên với nghề may, dù tôi được học may đàng hoàng ở tiệm may y phục nam của chú Bình, và được một chị chủ tiệm may chỉ cho may áo dài không lấy tiền, như một món quà chị cho tôi. Thời gian tôi được may nhiều nhất là lúc tôi học may ở tiệm chú Bảy Bi (Bùi Hữu Nghĩa). Đến đó, chú không dạy gì mà khách đến, tôi đo, cắt và may áo chemille, quần tây cho họ, chú Bảy chỉ việc lấy tiền. Sau đó tôi may cho chính mình, gia đình, bạn bè và ca đoàn khi làm văn nghệ múa hát. Có khi tôi nghĩ rằng vì mình không bao giờ cúng Tổ nghề may nên không làm được nghề này chăng?


    Kỷ niệm với Ngoại tôi chỉ nhớ chừng đó, có thể còn nhiều hơn nhưng tôi không nhớ đuợc vì tuổi còn quá nhỏ. Chưa kịp lớn thì Ngoại mất. Những năm sau, về lại Kontum thăm mộ bà, thành phố hình như nhỏ hơn trong trí tưởng. Con đường từ bến xe về nhà Ngoại vẫn im lặng dưới ánh nắng ban trưa. Vẫn những tiệm quán lặng lẽ trên con đường Lê Thánh Tôn. Vẫn ngôi nhà gạch mát mẻ cùng vườn cây và giếng nước nhỏ, tôi chơi với các em con cậu con dì, cảm giác thân thuộc luôn hiện hữu khi ở nhà Ngoại. Cũng cây me với những trái thăng long treo trên cao, cũng cây chùm ruột với cành trái đong đưa... nhưng Ngoại không còn nữa. Làm người lớn không thể nào chạy theo níu áo cậu dì gọi Ngoại ơi Ngoại hỡi mãi. Đành im lặng nghe nỗi nhớ thương thấm sâu trong tâm. Đành đợi đến lúc ra nghĩa địa thăm mộ mà rơi nước mắt một mình.



    Nhà thờ Tân Hương, Kontum cuối năm 1969 đầu năm 1970.
    Trên tháp chuông còn Ngôi Sao Lạ của lễ Noel 25/12/1969
    http://krongblah.blogspot.com/2013/0...gay-xua-4.html




    Một hình ảnh nơi quê Ngoại tôi mang theo với mình. Nhà ông bà tôi ở đường Nguyễn Huệ, sáng chiều nào cả nhà cũng đi nhà thờ. Buổi sáng sớm vài phút trước năm giờ, hay buổi chiều, tiếng người lao xao đi lễ sớm ngoài đường. Đến trước nhà người quen, họ ngừng lại gọi nhau. Tôi rất thích sự thân tình này. Bao nhiêu năm xa rời quê nhà, tôi không quên được hình ảnh từng nhóm người, lớn có nhỏ có, áo dài xỏ vội, vừa đi vừa gài cúc, có người vừa đi vừa búi tóc, không cần trang điểm, mọi người kéo nhau đến nhà thờ Tân Hương tham dự thánh lễ. Nhà thờ Tân Hương nơi hai chị em tôi làm bé gái cầm đuôi áo cưới cho Dì vào khoảng năm tôi lên tám tuổi. Cũng ngôi nhà thờ này sau năm 75, tôi làm phụ dâu cho em Phương, con cậu tôi lập gia đình.


    Làm sao tìm lại được tình thân ấy khi cuộc sống hiện đại đưa đẩy con người xa rời dần nếp sống thân tình ngày cũ? Ngày đó, người Kontum sống rất gần gũi nhau. Nhà nhà xem nhau như bà con thân thuộc. Mấy mươi năm rồi, tôi vẫn còn nhận được tình thân từ những người quen biết bên Ngoại.


    Mãi nhớ hoài Kontum, quê Ngoại thân yêu của tôi. Mong sao tôi sẽ được về thăm lại một ngày gần đây.


    Nguyệt Hạ
    (Lt- TD)
    Feb 14, 2014



    Chị chào Nguyệt Hạ và Nghi Bình@};-@};-

    Hai em khỏe, ha!

    Nguyệt Hạ mến,

    Có lần nghĩ mãi mà không ra tên con đường chính của Kontum, nhờ đọc bài này, ký ức ùa về, chị nhớ rồi:
    đường Lê Thánh Tôn, không biết sau này còn phải vậy không?

    Cảm ơn em đã xem đá banh với chị, còn bình luận chính xác và nhà nghề như ký giả thể thao.
    Không những vậy, viết văn cũng cừ khôi nữa, lại có tấm lòng rộng rãi, chị đến nhưng không để dấu lại, NH chẳng chấp nhất, vẫn ghé QTH nghe chị hát và ân cần khuyến khích, chị cảm ơn em!

    Chúc em và gia đình ngày Lễ Tạ ơn vui vẻ, an lành. Bài Còn Một Chút Gì Để Nhớ, chị hát tặng em đó, dở nên không
    mang theo, chỉ có một tấm lòng thôi.

    tk


  7. #37
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    497

    Chị Thụy Khanh thương mến,



    Em đi xa mấy ngày nghỉ lễ, vể nhà, vào phố và rất ngạc nhiên khi thấy chữ của chị nơi đây... Xin lỗi chị, đến hôm nay em mới đọc.




    Đọc và cay mắt với tình cảm chị dành cho em...


    Khá lâu, em không vào QTH của chị nên không biết chị có bài hát cho em. Nghe chị nói, em vào nghe, nghe rồi cảm động và không biết nói gì hơn. Em đã nghe đến ba lần, cảm xúc vẫn còn, hình như em không có chữ để diễn tả tâm trạng mình... Chỉ biết là em cảm được tình cảm chị gửi gấm qua từng câu hát. Em vẫn thường nghĩ đến chị như những người chị lớn của em với tình cảm thân thương. Có một chút gì vương vấn nơi quê cũ làm chị em mình gần nhau hơn, phải không chị?

    Chị cho em món quà lớn quá..., em cám ơn chị.


    Em chúc chị nhiều sức khỏe và một mùa lễ thật an lành bên người thân.


    @};-@};-@};-
    Nguyệt Hạ

  8. #38
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    497

    Quen Nhau ... Gặp Nhau ...

    .



    Quen Nhau ... Gặp Nhau ...



    Hai mạng gặp nhau online. Từ phút đầu đã như nam châm hút chặt. Chữ đi tìm chữ, người đi tìm người. Rồi cũng gặp nhau qua bao nhiêu khó khăn cách trở.


    Lúc đầu còn ngần ngại, rụt rè... Ý tứ giữ kẻ, cũng phải thôi. Biết nhau qua chữ nghĩa chưa chắc là biết rõ con người nhau thế nào. Người ta ăn không ngồi rồi dư cơm nên có thể viết ra ba cái gọi là "dramatize" cuộc đời ấy mà. Cũng có người "lãng mạn hoá" cuộc sống nữa. Cứ tin vào ba cái chữ có ngày bán lúa giống mà ăn.


    Sau bao nhiêu lần thử lửa. Trầm trầy trầm trật. Giận lên hờn xuống, ghen qua ghét lại.... Hai tên biết rõ lòng mình. Tên nào cũng biết tỏng tòng tong tên kia mết mình ra phết. Vậy mà vẫn còn giữ kẻ. Không ai nói thật lòng mình cả. Chỉ nói xa nói gần, nhắn gởi ý tứ vào câu chữ giòng thơ. Ôi chao sao mà tình tính tang, ôi chao sao mà thơ mộng ...


    Rồi hai tên cũng tìm cách gặp nhau. Thèm quá mà. Háo hức ghê lắm cho lần gặp đầu tiên.


    Tên đực rựa chải chuốt một chút. Đi cắt tóc, cạo râu cho nhẵn nhụi. Bôi chút Eau De Cologne cho tẩy bớt mùi xú uế. Áo quần bỏ vào máy sấy cho thẳng thớm thơm tho. (Hắn làm gì biết ủi đồ, phải nhờ máy sấy, đi tiệm giặt ủi tốn tiền, uổng ! ).


    Nàng tóc dài điệu đàng hơn. Nàng có mái tóc dài đẹp sẵn rồi, không cần làm kiểu cọ gì. Nàng cũng không cần phấn son tô vẽ gì cả. Nước da trắng mịn màng, chỉ cần một lớp phấn mỏng và màu son hồng là xong. Áo quần đầy một tủ, toàn là kiểu đẹp vì nàng là nhà vẽ kiểu mẫu thời trang, thứ nào nàng design còn đẹp hơn hàng hiệu nổi tiếng kìa. Nàng lựa ra một chiếc robe, cổ hở vừa phải, hơi hơi thôi, mới gặp lần đầu, không nên cho free nhiều quá. Khổ nỗi chiếc đầm nào của nàng cũng thuộc loại mini, cặp đùi nàng săn chắc thon thả nhìn ngon ​lành ​lắm. Nàng biết mình mặc đầm đẹp hơn quần tây nên bỏ qua mục quần jean áo bó. Lựa đôi giày ​Bruno Magli da đen ​cao 2 inches, nàng thuộc hạng cao ráo nên không cần giày cao cả tấc. Tự ngắm mình trong gương, nàng còn mê chính mình nữa là ... Nàng lựa một chiếc ví da màu hồng đã mua từ Florence trong chuyến đi Ý năm trước. Thế là xong. Nàng còn cẩn thận bỏ vào ví một gói giấy kleenex nhỏ, đề phòng chậm nước mắt khi cần. (Nàng đã khóc nhiều lần với hắn những khi nói chuyện online với nhau, vì hoàn cảnh cách trở của hai bên.)


    Trời chìu lòng người. Từ sáng trời đã lên nắng vàng rực rỡ. Mây trắng bay từng cụm mềm mại lang thang trên khoảng không cao vời vợi. Gió hiu hiu vừa đủ làm những sợi tóc dài của nàng bay nhè nhè ngang vai... Đúng giờ hẹn, cả hai có mặt ở quán cafe đã chọn. Nàng bước vào cửa, chưa kịp nhìn có tiếng nói bên tai,

    - Có phải cô là ...?

    Hơi bất ngờ, nàng quay sang phía tiếng nói ấy, chàng đang đúng bên cạnh, một người như trong hình đã gửi cho nàng với màu áo dặn trước...

    - Anh có phải là ...?
    - Chào em, đúng là anh đây.


    Xém tí nữa là nàng khóc oà lên, không hiểu vì xúc động hay vì một nỗi vui tràn ngập trong lòng ... Trí óc nàng như đông đặc lại không còn suy nghĩ gì được. Bỗng dưng chàng trở nên lúng túng. Hai người vẫn đứng ngay lối ra vào của quán cafe. Không ai nói tiếng nào. Gần hết ba mươi giây ... Vừa lúc có người mở cửa bước vào sau lưng, hai người đành phải di chuyển nhường lối cho người mới vào. Chàng quên mất mình đã có bàn khi đến trước ngồi chờ nàng. Nàng hình như chưa nhận ra được mình đang ở đâu. Người bồi bàn đưa hai người đến một chiếc bàn khác, lúc ấy chàng mới nhớ ra mình đang có một ly cafe ở bàn kia...


    Ngồi xuống, gọi thức uống xong... lại im lặng. Chàng không biết nói gì, cũng không dám nhìn thẳng vào mặt nàng. Nàng đẹp và quý phái. Nàng không màu mè tóc xanh tóc đỏ, bàn tay nàng không móng nhọn móng dài sơn vàng sơn tím... , không nhẫn vòng rộn rã hai cổ tay. Nàng có cái nhìn vừa nghiêm trang vừa tinh nghịch. Nàng nhìn thẳng vào mắt chàng trong khi chàng tìm cách tránh né... Nàng ngồi im lặng và chờ đợi chàng lên tiếng...


    Chàng bối rối thật tình. Chàng đã thấy hình nàng nhưng không ngờ ngoài đời nàng đẹp và lịch lãm như thế. Bây giờ hình như nàng đang rất bình tĩnh. Bao nhiêu câu hỏi sắp đặt từ những ngày qua, giờ đây biến mất. Thỉnh thoảng chàng đưa mắt nhìn và mỉm cười với nàng. Hai kẻ người lớn không còn nhỏ nhít gì nữa nhưng giờ phút này cứ như học trò trung học mới lớn...


    Rồi cũng qua đi những phút đầu bỡ ngỡ sau khi mỗi người cho vào bụng hai ly, chàng cafe đen, nàng cam vắt. Thời gian qua mau khi người ta đang muốn gần nhau và tỉ tê tâm sự. Đến giờ về, nàng cầm ví đứng lên từ giã. Chàng ngỏ ý muốn đưa nàng về nhưng nàng lịch sự từ chối. Mới gặp một lần, bấy nhiêu là đủ rồi.



    Chẳng biết nàng có cho chàng cái hẹn gặp lại không nhỉ?
    Chỉ biết đêm nay chắc chắn có kẻ mất ngủ vì hai ly cafe.... Nàng tóc dài có lẽ sẽ ngủ ngon.....




    Nguyệt Hạ
    Jun 12, 2013










  9. #39
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    497

    Rất huế - HCT

    .






    Rất Huế

    Huỳnh Công Toàn



    Hắn lên Gia Lai từ những năm 80-81. Sau này hắn kể, lúc nhận quyết định đi Gia Lai hắn chẳng biết Gia Lai là cái mô tê chi cả, hắn nghe địa danh này lần đầu, thế mà hắn cứ đi. Khi đi, mạ hắn còn nói "Con cố xin về Cheo Reo công tác". Ở Huế, hồi đó người ta biết địa danh Cheo Reo, Phú Bổn hơn là Gia Lai. Còn Pleiku! người ta tưởng nó nằm ở một nơi khác. Hắn lên, chỉ mang theo cái túi xách cà tàng và một vali sách, đa số là sách văn, truyện, khảo cứu... viết về Huế, quê hương của hắn.

    Tôi và hắn quen nhau nhân một lần ra bưu điện gởi thư cuối năm 81. Có lẽ cái chất Huế nó hiển hiện trên khuôn mặt chúng tôi, lại thêm cái giọng Huế trọ trẹ của tôi và cái giọng Huế rất đậm của hắn làm chúng tôi thân nhau ngay. Hắn là Huế gốc, tôi là Huế lai. Với tôi! Huế xa, xa lắm, tôi xa Huế tính ra đã là đời thứ ba rồi. Còn với hắn thì Huế luôn hiện diện trong lời nói, giọng nói, sở thích, vui, buồn, hờn, giận ...nói chung hắn là người Huế "mắc bệnh" nghiện Huế.

    Nhiều năm thân với hắn, tôi không hiểu tại sao hắn lại bỏ "sông Hương núi Ngự" mà đi. Có lần tôi đùa với hắn "Chắc Huế đói quá nên bỏ đi chứ gì?" chỉ thế mà hắn giận tôi suốt tuần.

    Năm nào hắn cũng về Huế hai lần. Một lần vào dịp tết, một lần vào dịp hè. Khoảng 26, 27 tết hắn mang vợ con về, bất kể xe cộ khó khăn, dịp về này hắn chỉ ở nhà với ba mạ hắn, đi thăm chúc tết bà con. Lúc lên hắn vui lắm, hắn khoe ba mạ hắn khỏe, trẻ ra, mấy đứa em hắn làm ăn khấm khá, tết ở Huế rất vui.... Còn dịp hè, hắn đi một mình, lâu hơn, có khi là 2 tuần. Trái với những lần về tết, những lần này hắn lên, mặt dài thườn thượt, không nói, bỏ ăn, bỏ nhậu hai ba ngày và khi nguôi ngoai một chút hắn bắt đầu nói bù.

    Bao giờ cũng vậy, hắn rủ tôi ra quán café vắng rồi mở đầu bằng câu "Quê mình đẹp rứa răng mình lại bỏ mà đi?" hắn nói mà rươm rướm nước mắt. Rồi hắn kể về những ngày ở Huế: thăm nhà xong là hắn xách chiếc xe đạp - sót lại từ thời ông bác - lang thang khắp Huế: Từ chùa Huyền Không, sang Từ Hiếu, về Nam Giao, dọc bờ sông về Bến Ngự, rồi lại qua Cầu Mới, vô Thành Nội... Hắn thích nhất là lang thang dọc đường Lê Lợi, nhớ những "ngày xưa còn bé" theo "em Đồng Khánh" với tà áo dài trắng thướt tha. Có lần hắn đạp xe về tận Thuận An, lúc lên lại rẽ qua Dưỡng Mong, Ngọc Anh, Lại Thế, về lại Vĩ Dạ, qua Đập Đá. Có khi hắn đạp xe thẳng lên Tuần, rồi ghé thăm các lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn ngày xưa... Cứ thế, hắn lang thang khắp Huế suốt tuần, rồi lại thẩn thờ rời Huế mà đi như những lần về.

    Hết kể chuyện đi lang thang hắn lại nói đến chuyện ăn. Chao ôi! Nghe hắn kể món ăn Huế mà bắt ham: bánh lọc, bánh nậm, bánh ướt, bánh khoái Thượng Tứ, bánh bèo Ngự Bình, chè hột sen, chè đậu đen Vạn Vạn. Hắn kể về nhiều món ăn nghe rất lạ như món chè bọc lọc bọc ...thịt heo quay, món chè bông cau - hắn kể - được nấu với bột báng, bột lọc, đậu xanh đãi vỏ nhưng phải cho vào nồi chè một chút hoa cau mới nở - nhất là cau Nam Phổ - mới ngon....

    Mỗi lần về Huế món ăn chủ yếu của hắn vẫn là cơm hến, hắn kết luận: cơm hến ngon hơn bún hến (món ăn giống cơm hến nhưng người ta dùng bún thay cơm nguội), bún hến chỉ là cái cải biên của cơm hến mà thôi. Món mà hắn thích nhất là cá bống thệ kho khô ăn với cháo gạo đỏ. Này nhé: cá bống thệ loại nhỏ, tươi roi rói, đem ư*ớp nư*ớc mắm, đư*ờng, tiêu, ớt, hành hương, rồi cho vào nồi đất, thêm một chút "đường thắng(1)", kho rim. Gắp ra, con cá cong hình cánh cung, thịt chắc, ăn với cháo gạo rằn, chén cháo nấu đặc sệt, nóng hổi, thơm mùi lúa mới, ăn vào nghe vị bùi bùi, ngây ngất. Món này mà ăn vào những buổi sáng Mùa Thu, gió se lạnh, hoặc những ngày Đông mưa dầm xứ Huế thì... tuyệt.

    Với hắn, cái gì Huế cũng nhất, ăn hột vịt lộn hắn chê rau răm không thơm bằng rau răm Huế, ăn "bưởi Năm Roi" hắn cũng chê không bằng một góc thanh trà Lại Bằng bên bờ sông Bồ của Huế, đến nổi uống café Gia Lai hắn cũng chê café đậm quá uống vào... mệt tim, không bằng café Bưu điện Huế ngày xưa, uống vừa ngon đậm đà, vừa lành, vừa bổ.

    Hắn kể: hồi xưa, có lần hắn "biểu diễn âm nhạc" cho bồ hắn nghe bằng hai bài "Lưu Thủy", "Kim Tiền" đàn bằng Mandolin. Bị phản đối quá chừng, nếu không hắn sẽ thêm "Tứ Đại Cảnh", "Nam Ai", "Nam Bình"... và có khi kết thúc bằng "Chiều chiều dắt mạ qua đèo (2)" vừa đàn vừa hát nữa cũng nên. Thế mà hắn cũng "tán" được, cũng nên vợ nên chồng và người ta cũng bỏ Huế mà đi theo hắn (cái thằng hiền quá! trước giờ hắn chỉ có một bồ, là vợ hắn bây giờ!).

    Hắn là người rất tốt, chân tình và hết mình với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè vô điều kiện. Ai cũng công nhận như thế cả. Nói chuyện, hắn chuyên dùng từ của Huế chính gốc, kể cả những từ rất cổ. Hắn đơn giản "nghĩ gì nói nấy" không chịu "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" bởi thế mà hắn thường bị bạn bè giận "oan".

    Một buổi tối, hắn đến nhà cô bạn từ thời sinh viên, cô bạn khá thân, ngồi cạnh hắn suốt mấy năm đại học. Hơn mười năm gặp lại, hai người nói chuyện đến tận khuya, câu chuyện đến hồi khoe vợ (chồng), khoe con, cô bạn đưa tấm hình đứa con trai 8 tuổi cho hắn xem. Hắn buột miệng nói một câu "Thằng này ngó (trông) lỳ quá hỉ?". Cô bạn đổi nét mặt, nói vớt "Không, cháu ngoan lắm!". Chao ơi! Con vàng con bạc của người ta, mới nhìn qua ảnh mà đã "chơi" một tiếng "lỳ" ai mà không giận, không phải bạn chắc có khi uýnh nhau chứ chẳng chơi. Tội nghiệp cho hắn! phải hiểu hắn là người Huế, Huế chính gốc, Huế từ đời ông tằng ông tổ. Hắn nói "lỳ" là nói theo kiểu của người Huế xưa, nghĩa là có bản lĩnh, là vững chãi, là không sợ bất cứ khó khăn nào, đó là một tiếng khen. Nhưng cô bạn hắn là người Bắc, cô ấy đâu có hiểu như vậy, cô ấy hiểu "lỳ" hắn nói là "lỳ lợm, không vâng lời", thế mới chết cho hắn. Hơn 10 năm rồi hắn vẫn chưa thanh minh được và cô bạn hắn thì vẫn còn giận cho đến bây giờ.

    Ba mươi năm xa Huế, hắn vẫn cứ cái giọng Huế "chuẩn" như những người Huế chưa từng bước chân ra khỏi nhà. Đi chợ hắn hỏi người ta "Ở đây có bán chén đoại không?". Vào nhà thuốc hắn nói: "Bán cho mấy viên thuốc đau cái trôốc". Sai con quét cái sân hắn nói "Xuốt cái cươi!..bây". Nhìn con ăn, hắn nói "Ăn rủng rải, con". Cha mạ ơi! Ai biết cái "đoại" hắn nói là cái gì mà bán! Ai biết cái "trôốc" hắn nói là cái gì mà bán thuốc giảm đau, ai biết "cươi, xuốt" hắn nói là gì mà "xuốt cái cươi"! Còn "ăn rủng rải"... chắc chỉ có con hắn hiểu!

    Những từ Huế mà có khi người Huế - những người suốt đời không bước chân ra khỏi Huế - đã quên, thế mà hắn vẫn cứ dùng. Có bữa vợ hắn khoe đi khoe lại cái áo mới mua, hắn làm một câu "thôi đừng trến nữa!". "Trến?" cha mạ ơi! (xin lỗi cho tôi gọi lần nữa!) ai biết trến là gì?!. Lờ mờ tôi hiểu trến là khoe ra, khoe đi khoe lại trong khi người khác không thích (có phải thế không hỡi những người "rất Huế"?).

    Hắn nói "rặc ri" tiếng Huế, thường xuyên "mô, tê, răng, rứa", tôi góp ý thì hắn nói "tiếng Huế hay ri răng lại đổi?". Rồi hắn vừa cười hề hề vừa nói thêm: "Mi biết không, người Huế là tổ tiên của người Nhật đó, mi-đi-mô-ri, tau-đi-ra-ga, mi-đi-ga-mô, tau-đi-ga-tê. Mi nghe có giống cô-ni-chi-va, a-na-ta-va, a-ri-ga-tô(3) không?". Cái này thì tôi biết chắc là hắn xạo, nghe quen lắm, hình như hắn "thó" từ một chuyện vui nào đó!

    Dù có cố gắng nhưng hắn vẫn nói ngọng, ngọng rất Huế, rất dễ thương!. Cái nhà thì hắn nói là cái "dà", nho nhỏ thì hắn nói là "do dỏ". Bởi thế có lần bạn bè bắt hắn nói câu "nhà em nhỏ có giàn nho" sửa đi sửa lại mãi hắn vẫn cứ nói "dà em dỏ có dàng do"... chịu!

    Đó là những cái thiếu sót, cái "hớ" của hắn, hớ có tính cách địa phương, theo tôi thì hắn không có lỗi, lỗi chăng thì đó là lỗi do hắn yêu Huế của hắn quá mà thôi!.

    Nhưng cũng có khi hắn... nói bậy. Mới đây thôi, hắn đến nhà bà chị họ. Trông thấy đứa cháu ngoại bà chị hơi ốm yếu một chút, hắn buột miệng "thằng ni yểu tướng quá hè!". Yểu tướng? tướng chết yểu? lần này hắn không gặp may như là lần nói "lỳ" hồi xưa, hắn bị bà chị họ cho một trận, không có chỗ trống để điền vào... lời xin lỗi.

    Hắn là giáo viên văn, đã từng là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, thế mà hắn vẫn sợ... nói bậy khi lên lớp, nhất khi dạy bài giảng văn "Đoàn thuyền đánh cá". Trong bài văn này có câu "Biển vẫn lồng lộn...", đứng trên núi thì có gì mà phải sợ biển... lồng lộn? Thế mà hắn vẫn sợ, hắn sợ mình nói lộn theo kiểu "nói lái" của người Huế. Bởi thế cho nên hắn cẩn thận ghi bảng bốn chữ này ngay dưới tên bài học, và khi đọc, hắn đọc từng chữ (vì sợ đọc lộn "biển vẫn lồng lộn" thành "biển vẫn......." thì chỉ có nước ...bỏ nghề). Nhưng... thế mà lại ăn! các thầy cô dự giờ ngồi dưới tưởng hắn áp dụng "phương pháp tạo điểm nhấn cho chủ đề" nhờ thế mà hắn được danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và món tiền thưởng gần một phần tư triệu đồng.

    Nghe hắn rủ, tôi có về Huế một lần, cùng hắn. Đó là năm 95 sau trận bão lớn ở Huế. Đến Lăng Cô, chao ôi là hắn vui! hắn cười nói, hát hò luôn miệng. Bỏ ghế, chúng tôi ngồi bệt xuống sàn phần đuôi xe, cảnh vật chạy lùi về phía sau vun vút. Qua đến Phú Lộc, nhìn nhà cửa, ruộng vườn xơ xác hắn khóc rưng rức và hắn nói với tôi, chỉ một câu, trong nước mắt: "Quê mình răng khổ ri mi!"

    Bây giờ hắn đã đứng tuổi, già thì chưa phải là già, nhưng dĩ nhiên là không còn trẻ nữa. Hắn đã xa quê hơn ba mươi năm, ba mươi năm xa quê nhưng Huế vẫn thấm đẫm trong tâm hồn hắn, không một chút đổi thay. Tôi yêu hắn vì điều đó, và qua hắn tôi thấy yêu Huế hơn, Huế của hắn và Huế của tôi, mặc dù tôi là người xa Huế đến mấy đời. Và tôi thấy vang vọng đâu đây một giọng hò mái nhì buồn man mác: Chiều chiều trước bến Văn Lâu, Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm? Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông? Thuyền ai thấp thoáng bên sông, Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non!


    Huỳnh Công Toàn


    (1) Đường đen đun lửa nhỏ để hơi cháy, dùng để tạo màu nâu đen cho một số món ăn khi chế biến.
    (2) Lý qua đèo, dân ca Huế.
    (3) Tiếng Nhật:
    - Konnichiwa (cô-ni-chi-va) (Chào bạn)
    - Anata wa? (a-na-ta-va) (Còn bạn khỏe không?)
    - Arigatou (a-ri-ga-tô) (Cám ơn bạn).

  10. #40
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    497

    Chuyện dài chàng và nàng

    .




    40. Cầm tay


    biết còn được bao lần mình gặp mặt
    còn được bao lần tay được cầm tay
    (Yên Sơn - Lời Thì Thầm Gửi Người Yêu Dấu)


    Nàng hỏi cháng,
    - Khi nào mình nắm tay hả anh?
    - Ai sẽ là người đưa tay ra trước?
    - Xời ơi, còn lo chuyện ai đưa tay ra trước hả?
    - Oh, chứ không phải cần suy nghĩ kỹ này nọ ...
    - Có gì cần phải nghĩ ngợi?
    - Vậy khi nào gặp là anh chạy tới nắm tay em ngay ...
    - Ham lắm, thế ai hỏi người nào đưa tay ra trước kia?
    - ........


    Nguyệt Hạ
    Aug 17, 2015







    Nguyệt Hạ cám ơn các chị, các anh, và các bạn
    Xin chúc ngày bình an





 

 

Similar Threads

  1. Replies: 63
    Last Post: 10-06-2012, 11:06 PM
  2. ADAM & EVA .com - Cổ tích thời @ - Mưa PN
    By Mưa PN in forum Tùy Bút
    Replies: 57
    Last Post: 09-26-2012, 01:28 AM
  3. Facekini - thời trang cướp biển
    By Triển in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 08-25-2012, 12:18 AM
  4. Không có thời gian
    By Võ Thanh Liêm in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 06-08-2012, 06:40 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 12-10-2011, 01:02 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:15 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh