Register
Page 1 of 5 123 ... LastLast
Results 1 to 10 of 43
  1. #1
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Đông trùng Hạ thảo

    Đông trùng Hạ thảo

    CORDYCEPS
    :: DS Trần Việt Hưng ::


    Gần đây trên Diễn Đàn Dược Khoa, một số Anh Chị như TS Trịnh Nguyễn Đam Giang, DS Lê văn Nhân và BS Nguyễn Ý Đức đã đưa ra những thông tin mới về Đông trùng Hạ thảo.

    Chúng tôi đã viết về đề tài này vào năm 2002 và bài này là một tiểu mục của Tập sách “ Nấm: Thức ăn và Vị thuốc’ (HK Publishing Co 2002). Vào thời điểm 2002, Đông trùng Hạ thảo ít được chú ý nhưng hiện nay với những ‘quảng cáo’ rầm rộ trên những phương tiện truyền thông tiếng Việt tại Hải ngoại, Đông trùng Hạ thảo đã trở thành một loại ‘thuốc’ trị bách bệnh’ từ Ung thư đến tăng cường khả năng tình dục chưa kể được ‘phối hợp’ với vài loại ‘dược thảo’ khác như Linh chi, Fukoidan.. để làm thành những ’thần dược’ bán với giá..thật đắt đánh vào tâm lý người bệnh theo cách suy nghĩ ..’Thuốc tốt thì ..phải đắt’.hay ‘Còn nước còn tát’





    Các nghiên cứu mới cho thấy: Có nhiều loài Cordyceps (trên 600 loài) và không phải loài nào cũng là ’trùng thảo’,
    và quan trọng hơn nữa là hầu như tất cả các thành phẩm được quảng cáo hiện nay đều không từ côn trùng như
    tên gọi!


    Bài này dựa theo bài viết nguyên thủy (2002) được sửa chữa và bổ xung thêm những thông tin dược học mới được cập nhật và được chia thành 2 phần: Phần Đông trùng Hạ thảo và phần về các loại Cordyceps khác.




    A- Đông trùng Hạ thảo:

    Quý vị thích đọc truyện “Chưởng’ Trung Hoa, thường gặp những đoạn mô tả vai chính của truyện, sau khi gặp tai nạn hay tình cờ rơi xuống vực thẳm tại những vùng thâm sơn, cùng cốc, nhặt được một quyển “Bí kíp võ công” rồi vô tính tìm được một củ “Thiên niên tuyết sâm’ hoặc ’Linh chi ngàn năm’, ăn vào giúp ’gia tăng công lực’, ’đả thông Kinh mạch’ để sau đó trở thành một nhân vật có công lực thâm hậu, võ công tuyệt thế để trừ gian, diệt bạo..


    Một trong những ‘dị thảo’, nghe qua tưởng là “không thể có” nhưng lại có thật, đó là vị thuốc Đông trùng Hạ thảo, phiên âm từ tiếng Tàu Dong chong Xia cao và cứ theo truyền thuyết thì vị thuốc này chỉ mọc tại Tây Tạng và là một cây cỏ (thảo mộc) trong mùa Hè nhưng qua đến mùa Đông lại biến thành một con sâu (côn trùng) !?


    Vị thuốc này, theo Lý thời Trân trong Bản thảo Cương mục thì còn quý hơn cả Nhân Sâm, và trị giá đắt gấp 4 lần vàng (tính theo trọng lượng). Hơn nữa đây là vị thuốc mà mỗi khi dân chúng tìm được thì phải ‘tiến dâng ‘ lên Vua.
    Vị thuốc sau đó được chế biến bằng cách mổ đầu vịt, nhồi vào và hầm đến khi vịt thật mềm, hoặc nhét thuốc vào bao tử vịt và quay thật chậm đến khi vịt chín..
    Nhà Vua ăn thịt vịt chế biến này để ’sống lâu trăm tuổi’, cường tráng, sinh lực dồi dào. Theo cách tính của các Ngự Y thì 8.85 gram Đông trùng Hạ thảo dùng theo kiểu ’nhồi vịt’ có tác dụng tương đương với 50 gram Nhân Sâm thượng đẳng
    ..



    * Tên Khoa học và những tên gọi khác:

    Ophiocordiceps sinensis họ thực vật Ophiocordicipateae


    Tên cũ Cordiceps sinensis vẫn được sử dụng
    Tên Anh-Mỹ: Caterpillar fungus, Deer fungus parasite; Summer plant-Winter worm
    Nhật: Tôchucasô; Hàn: Tongch’unghach’o

    Tây tạng: Yarshagumba, yarchagumba
    Ấn độ (Hindi): keera jhar, keeda jadi

    Cordiceps sinensis được Linh mục Jean Baptiste du Halde, Dòng Tên, người Pháp truyền giáo tại Trung Hoa đưa mẫu cây về Paris năm 1726, và được mô tả về phương diện thực vật học lần đầu tiên do Mike Berkeley vào năm 1878 dưới tên Sphaeria sinensis, sau đó chuyển sang chi Cordiceps, họ Clavicipitaceae(1878) và đến 2007, các phân chất DNA đã tách thêm một họ mới Ophiocordycipitacea và Cordyceps được đưa sang họ này với tên mới là Ophiocordyceps sinensis


    * Lịch sử và Đặc tính thực vật:

    Đông trùng Hạ thảo ( Ophiocordyceps sinensis) là một loại nấm đặc biệt, độc đáo chỉ mọc và phát triển tại những vùng cao độ 4-5000m trong khu vực đồng cỏ ở Cao nguyên Tây Tạng, Nepal, Bhutan quanh dãy Hymalaya, khí hậu lạnh và ẩm.

    Cordyceps sinensis gồm 2 thành phần rõ rêt: Nấm ký sinh và Côn trùng ký chủ.

    Loài nấm hiếm này chỉ sống và hút chất dinh dưỡng từ vài loài côn trùng, trong số này loài chính là Hepialus armoricanus (còn có tên là Thitarodes armoricanus) một loại sâu của bướm ngài dơi (bat moth), họ Lepidoptera. (Ngoài Hepialus, một số loài sâu khác như Bipectilus, Endoclita, Magnificus..cũng có thể là ký chủ của Ophiocordiceps. Nấm cần mất một thời gian từ 5 đến 7 năm để hoàn thành một chu kỳ đời sống và chỉ những sâu Hepialus tuổi 4-6 ( tuổi của sâu là một vòng đời trong chu kỳ biến thái, xin xem bài Nhộng và sâu Tằm) mới có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà Nấm cần có để phát triển.



    Ở giai đoạn trưởng thành, Ophiocordyceps phóng thích bào tử trên mặt đất; nước mưa đưa bào tử nấm vào lòng đất.
    Sâu Hepialus thường sinh sống dưới mặt đất khoảng 10-12cm, ăn rễ cây Polygonum viveparum.

    Vào mùa Thu, một số hợp chất (chưa phân tích được) trên da của sâu, 4-6 tuổi, sẽ tác động với bào tử nấm và sợi nấm
    (ty khuần) xâm nhập vào cơ thể sâu.
    Đến mùa Hè năm sau, côn trùng bị chết vì sợi tơ nấm hủy hoại hệ tuần hoàn. Nấm tiếp tục phát triển, phá hủy hết các phần bên trong cơ thể của sâu nhưng vẫn giữ vỏ bên ngoài nguyên vẹn. Một quả thể (stroma) nấm sẽ nhô ra từ phần đuôi của
    xác sâu Hepialus..và đây là vị thuốc Đông trùng Hạ thảo.

    Tại Trung Hoa, Đông trùng Hạ thảo được thu nhặt tại vùng cao nguyên Tứ Xuyên, Thanh Hải (Tây Tạng) nơi cao độ 3500m trong các tháng 6 và 7.
    Vị thuốc, sau khi phơi khô gồm cả xác của Sâu và stroma (thân) của Nấm:
    Xác sâu (chỉ còn vỏ ngoài) trông giống như sâu tằm dâu, dài 3-5cm, đường kính 0.3-0.8cm, màu vàng xậm hay vàng nâu, đầu màu đỏ nâu, thân có khoảng 20-30 đốt vòng, 4 đôi chân; đuôi giống đuôi sâu Tằm dâu có sừng,
    Stroma Nấm dài hơn sâu, giống như một cái roi xoắn mọc ra từ đầu sâu.


    Vị thuốc hơi đắng nhẵn giống như vị cam thảo
    Đông trùng Hạ thảo, rất hiếm, số lượng cung cấp hàng năm rất hạn chế nên giá rất đắt nhất là từ những năm 2010 khi phong trào dùng Nấm gia tăng tại Nhật, Mỹ..


    - Từ 1996, các nhà chuyên môn về Nấm tại Mỹ đã lựa chọn chủng Cordyceps từ Tây Tạng, Nepal đưa về thử nuôi trùng trong các điều kiện nhân tạo bao gồm các yếu tố thổ nhưỡng, kể cả côn trùng nhưng chưa đạt được kết quả mong muốn.



    * Cordyceps từ môi truờng nhân tạo:

    Từ 1970, Chính phủ Tàu (CH ND Trung Hoa) đã đưa ra những kế hoạch nghiên cứu để nuôi trồng Cordyceps sinensis trên các môi trường nhân tạo.
    Sau 10 năm thử nghiệm, Viện Dược liệu Quốc gia Trung Hoa đã thu nhặt nấm thiên nhiên, nuôi trên gíá thể tạo bằng bắp pha trộn dưỡng chất dựa theo các phân chất từ xác côn trùng. Nấm mọc và tạo ty thể.. Sau khi ly trích, chế phẩm tạo từ lên men này được gọi là JinShuiBao (Tân Thủy Bảo). Bộ Y Tế Tàu (1987) công nhận là có tác dụng ‘tương đương’ với Đông trùng Hạ thảo thiên
    nhiên ?!




    * Thành phần hóa học:

    Có nhiều nghiên cứu phân chất về thành phần của Ophiocordiceps sinensis tại Trung Hoa, Nhật và gần đây hơn tại Hoa Kỳ.
    Các phân chất này chỉ đưa ra những kết quả định tính, ghi nhận sự có mặt của một số hợp chất sinh học trong vị thuốc.

    Ngoài ra thành phần của nấm ‘thiên nhiên’ thu nhặt có những khác biệt với nấm nuôi từ các môi trường cấy nhân tạo, thường được giải thích là vì không tái lập được các chất mà nấm lấy được từ sâu ký chủ.

    Nấm nuôi trồng tại Nhật, Tàu , Hàn đếu có những khác biệt trong thành phần hoạt chất sinh học.


    (Thành phần hóa học của các loài Cordyceps khác cũng có những khác biệt)

    Các bảng phân chất ghi nhận trong Nấm có:


    - Những proteins bao gồm những acid amin cần thiết cho cơ thể, bên cạnh đó là những di-peptid đặc biệt dưới dạng vòng (di-cyclo-peptid) như cyclo-(Gly-Pro), cyclo-(Leu-Pro), cyclo-(Val-Pro), cyclo-(Ala-Leu).

    -
    Những polyamin như 1,3-diamino-propane, Cadaverine, Spermidine, Spermine, Putrecine (Những poly-amine này chỉ gặp trong nấm thiên nhiên) (Applied of Microbiology and Biotechnology Số 60-2002)


    - Các Saccharides loại poly và oligosaccharides bao gồm những hợp chất chuyển hóa từ đường như D-mannitol; một hợp chất phức tạp có tác dụng kích thích phản ứng thực bào đặt tên là Cs-1. Trong số polysaccharide có Cordycepic acid [D-mannitol], nhiều cyclofurans, beta-glucans, beta-mannans.

    - Các chất phức-hợp liên kết giữa protein và saccharine, đặt tên là CO-N ; SN-C và CO-1


    - Các Sterols như Ergosterol, Beta-sitosterol, Daucosterol, Campasterol



    - Các Nucleosides trong đó quan trọng nhất là Adenosine, Adenine, Uracyl, Uridine, Guanosine, Thymidine và Desoxyuridin. Đặc biệt nhầt là Cordycepin [3‘desoxyadenosine]. cordicepin triphosphate

    - Các acid béo (28 loại) gồm cả 2 loại: bão hòa và không bão hòa như oleic, linoleum acid; các hợp chất béo loại alcohol và aldehyd. Một nhóm hoạt chất được gọi là PAH =Polycyclic Aromatic Hydrocarbon (là những chất biến dưỡng thứ cấp của nấm), PAH có mặt trong các môi trường cấy nhân tạo, nhưng do bốc hơi nên hoàn toàn mất đi trong thành phẩm đã xấy khô.

    - Các Vitamin: nhiều nhất là nhóm B ( B1,B2 và B12); Vitamin E, K..


    - Nhiều khoáng chất như Sodium, Potassium, Sắt, Calcium..và nhiều you tố vi lượng như Selenium, Kẽm, Zirconium..

    (Các bảng phân chất được liệt kê trong ‘Encyclopedia of Dietary Supplements’ số Nov 2005 và trong ‘International Journal of Medicinal Mushrooms’ Số 10-2008).


    ( còn tiếp)
















    Last edited by thuykhanh; 05-02-2015 at 08:59 AM.

  2. #2
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Tôi chứng kiến một người quen bị ung thư , người nhà mua sừng tê giác mài vào ly nước cho uống hàng ngày...được gần một tháng thì chết
    nói chung , tụi tàu nó bịp bợm lắm , chưa biết tốt xấu nhưng cỡ đại gia mới đụng đến nó ,có nhiều tiền thì mua không ai bắt buộc , không khỏi bệnh thì thôi

  3. #3
    Như vậy theo chị Thụy Khanh (và các anh chị TS, DS, BS trên) thì có nên thử lại thuốc "thiên nhiên" này không (cho bệnh gì ?) và nếu có thì có lợi, hại gì và bà bầu và các bà mẹ đang cho con bú có dùng được không ?

  4. #4
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Tôi chứng kiến một người quen bị ung thư , người nhà mua sừng tê giác mài vào ly nước cho uống hàng ngày...được gần một tháng thì chết
    nói chung , tụi tàu nó bịp bợm lắm , chưa biết tốt xấu nhưng cỡ đại gia mới đụng đến nó ,có nhiều tiền thì mua không ai bắt buộc , không khỏi bệnh thì thôi

    Dạ, đồng ý với anh Hoài,

    Tôi bị ung thư đã hai năm rưỡi nay nhưng không hề dùng những thứ này.
    Người Tàu lợi dụng sự kém hiểu biết và cả tin của dân mình để trục lợi nhiều lắm. Nghe hay thấy mà đau lòng.

    Cảm ơn anh Hoài góp ý


  5. #5
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by dấu lặng View Post
    Như vậy theo chị Thụy Khanh (và các anh chị TS, DS, BS trên) thì có nên thử lại thuốc "thiên nhiên" này không (cho bệnh gì ?) và nếu có thì có lợi, hại gì và bà bầu và các bà mẹ đang cho con bú có dùng được không ?
    Chào Dấu Lặng,
    Anh Hưng, tác giả bài viết này, học và ra trường cùng năm với chị ở trường Dược, điều hành một nhà thuốc ở đường Công Lý, khoảng giữa chùa
    Vĩnh Nghiêm và đường Yên Đổ.
    Hình như anh ấy rời VN trước chị và qua đây đã đi học lại, có bằng PhD từ một trường Dược ở phía tây Hoa Kỳ.

    Vì bài dài, sợ mất, nên chị đăng làm 2 kỳ ( tối hôm 30, mất bài Hồi Ký Về Một Người Cha.) Lỗi tại mình xử dụng chưa quen Windows 8.1 nên màn hình đông cứng, cuối cùng chờ lâu quá nên phải tắt.

    Xin lỗi DL và xin lỗi Phố, tk đăng tiếp phần còn lại của bài viết về Đông trùng Hạ thảo của DS Trần Việt Hưng.
    Last edited by thuykhanh; 05-02-2015 at 10:20 AM.

  6. #6
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Đông trùng Hạ thảo


    CORDYCEPS
    (tiếp theo)


    Đông trùng Hạ thảo trong Dược học cổ truyền:

    Dược học cổ truyền Tàu và Tây Tạng dùng Đông trùng Hạ thảo (gọi ngắn hơn là Trùng thảo) thu nhặt trong thiên nhiên để làm thuốc.
    Người Tàu cho rằng họ đã biết dùng Đông trùng Hạ thảo từ ngàn năm trước (?), thời Nhà Đường (!), những tài liệu xưa nhất mô tả vế nấm được biết là ‘Bàn thảo Cương mục Tổng chí’ (Ban Cao Cong xin= New Compilation of Materia Medica), thời Thanh (1757).

    Dược học Tây Tạng cổ đã ghi chép về vị thuốc này từ Thế kỷ 15 (Danh Y Aurkhar Namnyi Dorje).

    Trùng thảo được xem là có vị ngọt, tính ấm, tác động vào các Kinh-mạch thuộc Phế và Thận. Các sách thuốc ‘Đông Y’ Tàu và Việt ghi:
    ‘Bổ Phế ích Can’, ‘Bổ tinh điền tủy’, ‘Chỉ huyết hóa đam, ‘Bổ Phế ích Thận’, ‘Tu Âm tráng Dương’…được xem là một dược liệu ‘cải lão hoàn đồng’ chữa ‘Bách hư bách tổn'!

    Theo Dan Bensky (Chinese Herbal Medicine Materia Medica) và Hong-Yen Hsu (Oriental Materia Medica ) vị thuốc có các tác dụng:

    - Bổ Thận, Tráng Dương: trị các chứng bất lực, đau lưng, thiếu tinh trùng do Suy Dương nơi Tạng Thận. Trường hợp này được dùng phối hợp chung với Đỗ trọng (Cortex Eucommiae Ulmoidis), Dâm dương hoắc (Herba Epimedii), và Nhục thung dung (Herba Cistanches Deserticolae).

    - Bổ Thận Dương, Bổ Phế Âm, Hóa đờm và Chỉ huyết: Dùng trong các trường hợp ho kinh niên, hơi thở ngắn do suy Phế, ho ra máu, đau tức ngực. Do cả hai tác động Bổ Âm và Dương nên vị thuốc có thể sử dụng lâu dài..Dùng phối hợp với Sa sâm (Radix Adenophorae seu Glehniae), Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae Cirrhosae) và A giao Gelatinum Cornii Asini).

    Trong dân gian, tại Tàu cũng như Việt, Trùng thảo được dùng như một phương thuốc bổ thận chữa liệt dương, tăng cường khả năng tình dục dưới các dạng ngâm rượu chung với sâm, lộc nhung, câu kỷ tử (có thể ngâm riêng với từng vị, hay ngâm chung 2, 3 vị) hoặc dưới dạng trà và món ăn như ‘Đông trùng Hùng áp thang’, canh Trùng thảo nhồi trong vịt đực, thêm gia vị, rồi hầm..



    * Các nghiên cứu Dược học:

    Từ những năm 1990 đã có nhiều nghiên cứu dược học về Trùng thảo, đa số được thực hiện tại Trung Hoa, Nhật và ít hơn tại Hoa Kỳ. Trong số trên 20 tác động sinh học được cho là của Đông trùng Hạ thảo, một số dược tính đáng chú ý như:

    1- Khả năng ngừa Ung thư:

    Hoạt tính ngừa và trị Ung thư được cho là do các Polysaccharides. Các chất này có tác động kích ứng các tiến trình thực bào, gia tăng sự
    sinh sản của các tế bào bạch huyết. Các hoạt động đề kháng của Hệ Miễn nhiễm đều gia tăng sau khi dùng Trùng thảo nhưng điểm đặc biệt là Trùng thảo chỉ lảm tăng hoạt các tế bào T-cell nơi cơ thể suy nhược và không có ảnh hưởng nơi cơ thể bình thường.

    Nghiên cứu về hoạt tính tăng cường Hệ Miễn nhiễm ghi nhận có sự gia tăng hoạt động của các Tế bào NK.

    Khi dùng cho các trường hợp điều trị ung thư bằng hóa chất (chemotherapy), Trùng thảo có khả năng giúp gia tăng thời gian sinh tồn nhất là
    trong các trường hợp ung thư phổi và ung thư loại carcinoma.

    Thử nghiệm trên chuột bị cấy tế bào ung thư murine B16 melanoma, sau đó trị liệu bằng methotrexate cùng dịch chiết Ophiocordiceps cho thấy thời gian sinh tồn của chuột tăng rất rõ, so với chuột đối chứng, giai đoạn bội sinh và lan tràn của tế bào ung thư bị ngăn chặn (Channels Số 9-2003).
    Thời gian sinh tồn của chuột bị cấy tế bào ung thư Ehrlich ascites carcinoma (EAC), cho dùng nước sắc Cordyceps tăng được 300% so với chuột đối chứng (Japanese Journal of Experimental Medicine Số 59-1989). Nơi chuột bị gây ung thư bằng cấy tế bào Sarcoma 180, cho dùng dịch chiết nấm bằng ethanol, tác dụng chống ung thư và gia tăng hoạt động miễn nhiễm cũng xẩy ra (Phytotherapy Số 17-2003).

    Liều tạo hoạt tính chống ung thư loại Sarcoma 180 của các phần phân đoạn polysaccharides CI-P và CI-A được xác định là 1-10 mg/ kg
    thể trọng /ngày
    (Japanese Journal of Cancer Research Số 77-1986).

    Một số thừ nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện ở Nhật và Trung Hoa cũng cho những kết quả khả quan:

    Một nghiên cứu nơi 50 người bệnh bị ung thư phồi, đang điều trị bằng chemotherapy, cho dùng thêm 6g O. sinensis/ngày, cho thấy khối u bướu giảm nơi 23 người. Trong các thử nghiệm khác nơi bệnh nhân bị ung thư, nhiều loại khác nhau, điều trị bằng chemo hay xạ trị (radiation)) cho thấy liều 6g/ ngày dùng trong 2 tháng, cải thiện được nhiều triệu chứng và những thông số sinh học như số lượng Bạch cầu (được giữ ở mức 3000/mm3).(Journal of Alternative and Complementary Medicine Số 7-2001).

    Tại Nhật, Hàn và Trung Hoa: O.sinensis được xem là ‘thuốc hổ trợ‘ phụ thêm cho việc điều trị ung thư, và dùng phối hợp thêm cùng các trích tinh hoặc hoạt chất của những loài nấm khác như PSK, PSP, Lentinan, AHCC và Arabinoxylane (MGN3) (về các hoạt chất này xin đọc ‘Nấm: Thức ăn và vị thuốc)

    2- Tác dụng gia tăng năng lực, bổ duỡng
    Tác dụng này được chứng minh là do ở khả năng làm gia tăng sự tiêu thụ oxygen nơi Hệ thống Tim-Phổi
    Nghiên cứu tại Viện Meiji Institute of Health, Odawara (Nhật) ghi nhận dịch chiết Ophio cordiceps ngăn chặn sự co thắt của bắp thịt nơi khí quản, đồng thời làm giãn đường thông khí (thử nơi chuột) và do đó có khả năng làm tăng sự thông khí khi tập luyên thể dục, thể thao:

    Các nữ lực sĩ Thế vận Tàu (1993) đã dùng Ophiocordiceps chung với máu rùa để tăng sức dẻo dai và đã phá được nhiều kỷ lục về các môn chạy.

    Thử nghiệm nơi chuột: chích Ophiocordiceps, cho sống nơi thiếu oxygen, ghi nhận chuột sống lâu hơn (so với đối chứng), chịu đựng được thời tiết giá lạnh, và sinh tồn ngay trong điều kiện băng giá; hơn nữa nấm có thể giúp cơ thể chuột tạo phương thức sử dụng Oxygen hữu hiệu hơn khiến chúng chịu đựng và sinh tồn được tại những nơi có khí hậu khắc nghiệt (Phytochemistry Số 22-1983)


    3- Đông trùng Hạ thảo và Nguời cao niên:

    Một trong những yếu tố sinh học được xem là gây ra sự suy yếu cơ thể do tuổi tác là sự suy giảm hoạt động của các men SOD (SuperOxide Dismutase) nơi tế bào. Sự suy yếu này đưa đến tình trạng tồn đọng của các nhóm Oxy tự do, gây tổn thương tế bào. Ophiocordiceps có hoạt tính kích hoạt SOD:
    Một thử nghiệm nhỏ trên 66 người cao niên suy nhược, cho dùng 3g nấm/ngày trong 3 tháng. Tất cả đều chịu lạnh khá hơn, năng lực dồi dào hơn (Journal of Applied Tradional Chinese Medicine Số 1-1993). Hoạt tính trị nhược sức được giải thích là lảm tăng hoạt động của Hồng huyết cầu lên khoảng 16%.
    Dược Điển của Cộng Hòa Nhân dân Trung quốc ghi Ophiocordiceps là một phương thuốc bổ thận, an thần, sinh huyết dịch và điều hòa khí huyết.




    4- Tác dụng trên Chức năng của Phổi:

    Khi tiêm truyền dung dịch Ophicordiceps cho thú vật thử nghiệm, tác động thông phổi, tiêu đàm xẩy ra: 2 giờ sau khi chích. Khi cho uống, nấm gây giảm ho nơi chuột bị gây ho bằng ammonia, ngoài ra cũng ngăn chận sự co giật của khí quản (gây ra do histamin)

    Ophiocordiceps cũng ngăn chặn được sự co giật cuồng phổi nơi chuột bọ thử nghiệm (gây co giật bằng acetylcholine).
    Một thử nghiệm tại ĐH Y Khoa Bắc Kinh trên 50 bệnh nhân suyễn, nhóm được dùng O. sinensis giảm được các triệu chứng bệnh đến 81.3% sau 5 ngày điều trị so với nhóm cho dùng các chất kháng histamine, giảm 61% sau 9 ngày dùng thuốc (China Healing Mushroom-Avery Publishing)

    5- Tác dụng trên Hệ Tim-mạch

    Dịch chiết Ophiocordiceps, thử nghiệm trên 245 người cao cholesterol tại Trường Y Khoa Bắc Kinh (1990), dùng ngày 3 lần mỗi lần 330mg, trong 3 tháng, có kết quả 76.2% người bệnh có HDL tăng trung bình 27.19%; Cholesterol tổng cộng giảm 61.2% (so với nhóm dùng thuốc vờ -placebo, chỉ giảm 28%). Tất cả đều không có các phản ứng phụ.
    Ophiocordiceps cũng giúp 77 % bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim hồi phục (trong thử nghiệm nhỏ trên 87 bệnh nhân).


    4- Tác dụng trên Chức năng của Phổi:

    Khi tiêm truyền dung dịch Ophicordiceps cho thú vật thử nghiệm, tác động thông phổi, tiêu đàm xẩy ra: 2 giờ sau khi chích. Khi cho uống,
    nấm gây giảm ho nơi chuột bị gây ho bằng ammonia, ngoài ra cũng ngăn chặn sự co giật của khí quản (gây ra do histamin)

    Ophiocordiceps cũng ngăn chặn được sự co giật cuồng phổi nơi chuột bọ thử nghiệm (gây co giật bằng acetylcholine).
    Một thử nghiệm tại ĐH Y Khoa Bắc Kinh trên 50 bệnh nhân suyễn, nhóm được dùng O. sinensis giảm được các triệu chứng bệnh đến 81.3% sau 5 ngày điều trị so với nhóm cho dùng các chất kháng histamine, giảm 61% sau 9 ngày dùng thuốc (China Healing Mushroom-Avery Publishing)

    5- Tác dụng trên Hệ Tim-mạch

    Dịch chiết Ophiocordiceps, thử nghiệm trên 245 người cao cholesterol tại Trường Y Khoa Bắc Kinh (1990), dùng ngày 3 lần mỗi lần 330mg, trong 3 tháng, có kết quả 76.2% người bệnh có HDL tăng trung bình 27.19%; Cholesterol tổng cộng giảm 61.2% (so với nhóm dùng thuốc vờ -placebo, chỉ giảm 28%). Tất cả đều không có các phản ứng phụ.
    Ophiocordiceps cũng giúp 77 % bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim hồi phục (trong thử nghiệm nhỏ trên 87 bệnh nhân).






    5- Tác dụng trị bất lực, rối loạn cường dương :

    Tác đụng này đã được dùng trong Dược học cồ truyền Tàu từ lâu đời.
    Các nghiên cứu tại BV Bắc Kinh (1985) trên 155 nguời bị mất cảm hứng tình dục: cho uống mội ngày 3 lần mổi lần 1 viên 330mg, trong 40 ngày đưa đến kết quả 61% người thử nghiệm có kết quả khả quan, cải thiện sinh hoạt tình dục và 23% trở lại bình thường. Tỷ lệ 17-Hydroxy corticoid và 17-Ketosterol đề gia tăng.(Journal of Alternative and Complementary Medicine Sỗ-1998).

    Thử nghiệm trên chuột và thỏ cho thấy sự sản xuất tinh dịch gia tăng.

    * Trùng thảo do nuôi cấy:

    Hiện nay, các ‘thành phẩm’ được ‘quảng cáo’ dưới tên ‘Đông trùng Hạ thảo’ hầu như được ly trích từ các môi trường nuôi cấy hoàn toàn nhân tạo. Có 2 phương pháp nuôi cấy nấm chính:

    - Phương pháp lên men trong môi trường nuôi cấy bằng chất lỏng (Liquid Culture hay Fermentation), phổ biến tại Trung Hoa.: Mô tế bào O.sinensis được cấy vào môi trường chất lỏng đã diệt trùng. Ty khuẩn phát triển rất nhanh và có thể thu hoạch chỉ sau 5 ngày nuôi trồng. Sợi tơ được lấy bằng cách lọc môi trường, làm khô và nghiền thành bột mịn, hoẵc dùng dung môi để chiết hoạt chất sau đó làm bốc hơi để lấy bột cô đặc.
    Đây là phương pháp..dễ nhất và nhanh nhất nhưng trong thành phẩm sẽ không có những hợp chất của tế bào nấm (như nấm thiên nhiên) nhất là những chất không tan trong dịch chiết, hơn nữa vách tế bào nấm có chứa nhiều nhóm chất sinh học rất quan trọng.và thân sâu trong nấm thiên nhiên cũng có nhiều hoạt chất mà phương pháp lên men không thể tạo được..

    - Phương pháp nuôi cấy trong môi trường đặc (solid-substrate method) hay sinh khối (biomasss). Trong phương pháp này, nấm được cấy trên một môi trường đặc đã diệt trùng, thường làm bằng bột bắp hay một hỗn hợp ngũ cốc khác nhau. Nấm tăng trưởng chậm hơn, và sợi ty khuẩn thường tiêu thụ hết các dưỡng chất có trong môi trường cấy, tạo thành một sinh khối. Từ sinh khối này có thể dùng trực tiếp hay chiết hoạt chất bằng các dung môi thích hợp.
    Trong cả hai phương pháp trên, rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng trên phẩm chất của sản phẩm từ chủng nấm đến tỷ lệ các dưỡng chất trong môi trường cấy, nhiệt độ, nồng độ oxygen, thời gian nuôi trồng..

    (Tại Trung Hoa, Nhật và Nam Hàn môi trường đặc (giá thể=substrate) để cấy nấm còn có thể được pha trộn thêm các dưỡng chất từ sâu tằm (dâu), nhưng tại Âu châu và tại Hoa Kỳ giá thể được dùng là ngũ cốc, vì FDA không cho phép dùng các phế phẩm từ côn trùng..)

    Theo Vnexpress.net (10 tháng 11 năm 2014) Viện Bảo vệ thực vật Việt nam cũng sản xuất được nấm đông trùng hạ thảo và đặc biệt hơn nữa là ngoài phương pháp nuôi trồng ở môi trường đặc để lấy sinh khối, VN còn nuôi trồng được nấm trên ký chủ nhộng tằm (?) (phương pháp nuôi trên sâu ký chủ đã được nhiều nơi trên giới, kể cả HK thử nghiệm nhưng..không thành công. Đặc biệt hơn nữa là giá thành của sinh khối rất rẻ, bán với giá 7 triệu đồng VN/ kg (khoảng 300 USD) và thành phẩm từ nhộng giá 100-120 triệu/ kg..

    5- Tác dụng trị bất lực, rối loạn cường dương :

    Tác đụng này đã được dùng trong Dược học cồ truyền Tàu từ lâu đời.
    Các nghiên cứu tại BV Bắc Kinh (1985) trên 155 nguời bị mất cảm hứng tình dục: cho uống mội ngày 3 lần mổi lần 1 viên 330mg, trong 40 ngày đưa đến kết quả 61% người thử nghiệm có kết quả khả quan, cải thiện sinh hoạt tình dục và 23% trở lại bình thường. Tỷ lệ 17-Hydroxy corticoid và 17-Ketosterol đề gia tăng.(Journal of Alternative and Complementary Medicine Sỗ-1998).
    Thử nghiệm trên chuột và thỏ cho thấy sự sản xuất tinh dịch gia tăng.

    * Trùng thảo do nuôi cấy:

    Hiện nay, các ‘thành phẩm’ được ‘quảng cáo’ dưới tên ‘Đông trùng Hạ thảo’ hầu như được ly trích từ các môi trường nuôi cấy hoàn toàn nhân tạo. Có 2 phương pháp nuôi cấy nấm chính:

    - Phương pháp lên men trong môi trường nuôi cấy bằng chất lỏng (Liquid Culture hay Fermentation), phổ biến tại Trung Hoa.: Mô tế bào O.sinensis được cấy vào môi trường chất lỏng đã diệt trùng. Ty khuẩn phát triển rất nhanh và có thể thu hoạch chỉ sau 5 ngày nuôi trồng.

    Sợi tơ được lấy bằng cách lọc môi trường, làm khô và nghiền thành bột mịn, hoẵc dùng dung môi để chiết hoạt chất sau đó làm bốc hơi để lấy bột cô đặc. Đây là phương pháp..dễ nhất và nhanh nhất nhưng trong thành phẩm sẽ không có những hợp chất của tế bào nấm (như nấm thiên nhiên) nhất là những chất không tan trong dịch chiết, hơn nữa vách tế bào nấm có chứa nhiều nhóm chất sinh học rất quan trọng.và thân sâu trong nấm thiên nhiên cũng có nhiều hoạt chất mà phương pháp lên men không thể tạo được..

    - Phương pháp nuôi cấy trong môi trường đặc (solid-substrate method) hay sinh khối (biomasss). Trong phương pháp này, nấm được cấy trên một môi trường đặc đã diệt trùng, thường làm bằng bột bắp hay một hỗn hợp ngũ cốc khác nhau. Nấm tăng trưởng chậm hơn, và sợi ty khuẩn thường tiêu thụ hết các dưỡng chất có trong môi trường cấy, tạo thành một sinh khối. Từ sinh khối này có thể dùng trực tiếp hay chiết hoạt chất bằng các dung môi thích hợp.

    Trong cả hai phương pháp trên, rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng trên phẩm chất của sản phẩm từ chủng nấm đến tỷ lệ các dưỡng chất trong môi trường cấy, nhiệt độ, nồng độ oxygen, thời gian nuôi trồng..
    (Tại Trung Hoa, Nhật và Nam Hàn môi trường đặc (giá thể=substrate) để cấy nấm còn có thể được pha trộn thêm các dưỡng chất từ sâu tằm (dâu), nhưng tại Âu châu và tại Hoa Kỳ giá thể được dùng là ngũ cốc, vì FDA không cho phép dùng các phế phẩm từ côn trùng..)

    Theo Vnexpress.net (10 tháng 11 năm 2014) Viện Bảo vệ thực vật Việt nam cũng sản xuất được nấm đông trùng hạ thảo và đặc biệt hơn nữa là ngoài phương pháp nuôi trồng ở môi trường đặc để lấy sinh khối, VN còn nuôi trồng được nấm trên ký chủ nhộng tằm (?) (phương pháp nuôi trên sâu ký chủ đã được nhiều nơi trên giới, kể cả HK thử nghiệm nhưng..không thành công. Đặc biệt hơn nữa là giá thành của sinh khối rất rẻ, bán với giá 7 triệu đồng VN/ kg (khoảng 300 USD) và thành phẩm từ nhộng giá 100-120 triệu/ kg..

    * Những vấn đề về Đông trùng Hạ thảo:

    * Thật và Giả:
    Đông trùng Hạ thảo trong thiên nhiên đang đi vào nguy cơ bị tuyệt chủng vì bị săn lùng quá mức, môi sinh nơi nấm mọc bị hủy hoại. Tại Nepal, vùng Dolpa nơi tập trung khai thác, mỗi năm chỉ còn chừng trên 1000kg (2012). Giữa khoảng thời gian 1998 đến 2008 gíá Trùng thảo thu nhặt tại Tây Tạng tăng đến 900% (Từ 1800 Nhân dân tệ mỗi Kg những năm 1980 kên đến 500 ngàn năm 2013)



    Vấn đề thật và giả của Đông trùng Hạ thảo chỉ đặt ra với dược liệu thu nhặt trong thiên nhiên Do tính cách quý hiếm, giá cả rất cao nên Trùng thảo thiên nhiên thường hay bị giả mạo.


    Theo Zhang Enqin (Rare Chinese Materia Medica):

    - Trùng thảo có thể bị giả bằng cắt gọt từ thân củ của các cây Stachys gaobombycisStachys sieboldii (Stachys đuợc GS Vỏ văn Chi ghi là
    Thủy tô): hàng giả loại này có cạnh gò hơi cong, số đốt của thân ‘trùng’ từ 3-15; bên ngoài màu vàng nhạt, dòn, mặt cắt màu trắng.

    - Trùng thảo còn có thể được làm từ bột bắp, bột lúa mạch, thạch cao: ép khuôn tạo hình dạng sâu non, gắn thêm màng bên ngoài màu trắng nhạt. Thân mịn, Trọng lượng nặng, giống sâu non nhưng không chân, dính răng khi cắn nhẹ.

    Ngoài hàng giả..hoàn toàn, còn có thêm sự pha trộn, gắn thêm một cây que nhỏ giữa thân côn trùng (bị gảy khi thu nhặt và phơi khô ) để làm tăng thêm trọng lượng, que này có thể là tăm tre nhưng cũng có trường hợp dùng sợi giây bằng chì (hàn). Do đó người dùng trùng thảo thiên nhiên nên bẻ đôi vị thuốc trước khi ngâm rượu hay nhồi vịt để có thể loại bỏ tạp chất..



    * Phẩm chất của Sản phẩm:


    Vấn đề phẩm chất của các ‘thành phẩm’ gọi là Đông trùng Hạ thảo hiện nay..hoàn toàn được.. thả nổi. Ngoài những luật lệ về thuế và mặt hàng xuất nhật cảng thay đổi tùy từng quốc gia, hầu như không có quy định nào về việc xếp Đông trùng Hạ thảo vào loại dược phẩm (?) Chỉ vài nơi như Bồ đao Nha, Romania và Áo là những nơi muốn mua sản phẩm phải có toa Bác sĩ.

    Tại Hoa Kỳ , Cordyceps được ‘quảng cáo’ trên thị trường..tùy nghi , không theo bất kỳ một sự kiểm soát nào, FDA xem sản phẩm như một thực phẩm hổ trợ sức khỏe (supplement) không có giá trị chữa bệnh, không đòi hỏi phải ghi tỷ lệ thành phần. Ngay cả sự phân hạng GRAS (Generally Recognized As Safe) cũng chưa được cứu xét để được công nhận là An toàn khi sử dụng..
    Tuy nhiên, một số thành phẩm như CordyMax Cs-4 chế tạo từ lên men kiểu Trung Hoa quảng cáo là được tiêu chuẩn hóa chứa 0.14 % adenosine và 6 % mannitol (để chứng tỏ có các polysaccharides ?)




    Để có thể ’bảo vệ’ túi tiền, quý vị khi mua sản phẩm có thể đòi hỏi Nhà sản xuất cho biết tiêu chuẩn của thành phẩm (kinh nghiệm vừa qua tại NewYork, có vụ nhiều sản phẩm từ dược thảo như Sâm, St John’s worth.. bán tại Walgreen’s, Walmart, GNP.. chỉ chứa bột mì và cỏ dại, không hề có dược thảo như được ghi trên nhãn)..



    Tài liệu sử dụng:
    - Nấm: Thức ăn và Vị thuốc (Trần Việt Hung)
    - Encyclopedia of Dietary Supplements (Taylor & Francis Publishing)
    - Chinese Herbal Medicine Materia Medica (Bensky & Gamble)
    - Fungi Pharmacopoeia-Sinica (Liu Bo & Bau Yun-sun)
    - Rare Chinese Materia Medica (Zhang Enqin)
    - Chinese Dietary Therapy (Liu Jilin)



  7. #7
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post

    Đông trùng Hạ thảo


    CORDYCEPS
    (tiếp theo)


    Đông trùng Hạ thảo trong Dược học cổ truyền:

    Dược học cổ truyền Tàu và Tây Tạng dùng Đông trùng Hạ thảo (gọi ngắn hơn là Trùng thảo) thu nhặt trong thiên nhiên để làm thuốc.
    Người Tàu cho rằng họ đã biết dùng Đông trùng Hạ thảo từ ngàn năm trước (?), thời Nhà Đường (!), những tài liệu xưa nhất mô tả vế nấm được biết là ‘Bàn thảo Cương mục Tổng chí’ (Ban Cao Cong xin= New Compilation of Materia Medica), thời Thanh (1757).

    Dược học Tây Tạng cổ đã ghi chép về vị thuốc này từ Thế kỷ 15 (Danh Y Aurkhar Namnyi Dorje).

    Trùng thảo được xem là có vị ngọt, tính ấm, tác động vào các Kinh-mạch thuộc Phế và Thận. Các sách thuốc ‘Đông Y’ Tàu và Việt ghi:
    ‘Bổ Phế ích Can’, ‘Bổ tinh điền tủy’, ‘Chỉ huyết hóa đam, ‘Bổ Phế ích Thận’, ‘Tu Âm tráng Dương’…được xem là một dược liệu ‘cải lão hoàn đồng’ chữa ‘Bách hư bách tổn'!

    Theo Dan Bensky (Chinese Herbal Medicine Materia Medica) và Hong-Yen Hsu (Oriental Materia Medica ) vị thuốc có các tác dụng:

    - Bổ Thận, Tráng Dương: trị các chứng bất lực, đau lưng, thiếu tinh trùng do Suy Dương nơi Tạng Thận. Trường hợp này được dùng phối hợp chung với Đỗ trọng (Cortex Eucommiae Ulmoidis), Dâm dương hoắc (Herba Epimedii), và Nhục thung dung (Herba Cistanches Deserticolae).

    - Bổ Thận Dương, Bổ Phế Âm, Hóa đờm và Chỉ huyết: Dùng trong các trường hợp ho kinh niên, hơi thở ngắn do suy Phế, ho ra máu, đau tức ngực. Do cả hai tác động Bổ Âm và Dương nên vị thuốc có thể sử dụng lâu dài..Dùng phối hợp với Sa sâm (Radix Adenophorae seu Glehniae), Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae Cirrhosae) và A giao Gelatinum Cornii Asini).

    Trong dân gian, tại Tàu cũng như Việt, Trùng thảo được dùng như một phương thuốc bổ thận chữa liệt dương, tăng cường khả năng tình dục dưới các dạng ngâm rượu chung với sâm, lộc nhung, câu kỷ tử (có thể ngâm riêng với từng vị, hay ngâm chung 2, 3 vị) hoặc dưới dạng trà và món ăn như ‘Đông trùng Hùng áp thang’, canh Trùng thảo nhồi trong vịt đực, thêm gia vị, rồi hầm..


    * Các nghiên cứu Dược học:

    Từ những năm 1990 đã có nhiều nghiên cứu dược học về Trùng thảo, đa số được thực hiện tại Trung Hoa, Nhật và ít hơn tại Hoa Kỳ. Trong số trên 20 tác động sinh học được cho là của Đông trùng Hạ thảo, một số dược tính đáng chú ý như:

    1- Khả năng ngừa Ung thư:

    Hoạt tính ngừa và trị Ung thư được cho là do các Polysaccharides. Các chất này có tác động kích ứng các tiến trình thực bào, gia tăng sự
    sinh sản của các tế bào bạch huyết. Các hoạt động đề kháng của Hệ Miễn nhiễm đều gia tăng sau khi dùng Trùng thảo nhưng điểm đặc biệt là Trùng thảo chỉ lảm tăng hoạt các tế bào T-cell nơi cơ thể suy nhược và không có ảnh hưởng nơi cơ thể bình thường.

    Nghiên cứu về hoạt tính tăng cường Hệ Miễn nhiễm ghi nhận có sự gia tăng hoạt động của các Tế bào NK.

    Khi dùng cho các trường hợp điều trị ung thư bằng hóa chất (chemotherapy), Trùng thảo có khả năng giúp gia tăng thời gian sinh tồn nhất là
    trong các trường hợp ung thư phổi và ung thư loại carcinoma.

    Thử nghiệm trên chuột bị cấy tế bào ung thư murine B16 melanoma, sau đó trị liệu bằng methotrexate cùng dịch chiết Ophiocordiceps cho thấy thời gian sinh tồn của chuột tăng rất rõ, so với chuột đối chứng, giai đoạn bội sinh và lan tràn của tế bào ung thư bị ngăn chặn (Channels Số 9-2003).
    Thời gian sinh tồn của chuột bị cấy tế bào ung thư Ehrlich ascites carcinoma (EAC), cho dùng nước sắc Cordyceps tăng được 300% so với chuột đối chứng (Japanese Journal of Experimental Medicine Số 59-1989). Nơi chuột bị gây ung thư bằng cấy tế bào Sarcoma 180, cho dùng dịch chiết nấm bằng ethanol, tác dụng chống ung thư và gia tăng hoạt động miễn nhiễm cũng xẩy ra (Phytotherapy Số 17-2003).

    Liều tạo hoạt tính chống ung thư loại Sarcoma 180 của các phần phân đoạn polysaccharides CI-P và CI-A được xác định là 1-10 mg/ kg
    thể trọng /ngày
    (Japanese Journal of Cancer Research Số 77-1986).

    Một số thừ nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện ở Nhật và Trung Hoa cũng cho những kết quả khả quan:

    Một nghiên cứu nơi 50 người bệnh bị ung thư phồi, đang điều trị bằng chemotherapy, cho dùng thêm 6g O. sinensis/ngày, cho thấy khối u bướu giảm nơi 23 người. Trong các thử nghiệm khác nơi bệnh nhân bị ung thư, nhiều loại khác nhau, điều trị bằng chemo hay xạ trị (radiation)) cho thấy liều 6g/ ngày dùng trong 2 tháng, cải thiện được nhiều triệu chứng và những thông số sinh học như số lượng Bạch cầu (được giữ ở mức 3000/mm3).(Journal of Alternative and Complementary Medicine Số 7-2001).

    Tại Nhật, Hàn và Trung Hoa: O.sinensis được xem là ‘thuốc hổ trợ‘ phụ thêm cho việc điều trị ung thư, và dùng phối hợp thêm cùng các trích tinh hoặc hoạt chất của những loài nấm khác như PSK, PSP, Lentinan, AHCC và Arabinoxylane (MGN3) (về các hoạt chất này xin đọc ‘Nấm: Thức ăn và vị thuốc)

    2- Tác dụng gia tăng năng lực, bổ duỡng
    Tác dụng này được chứng minh là do ở khả năng làm gia tăng sự tiêu thụ oxygen nơi Hệ thống Tim-Phổi
    Nghiên cứu tại Viện Meiji Institute of Health, Odawara (Nhật) ghi nhận dịch chiết Ophio cordiceps ngăn chặn sự co thắt của bắp thịt nơi khí quản, đồng thời làm giãn đường thông khí (thử nơi chuột) và do đó có khả năng làm tăng sự thông khí khi tập luyên thể dục, thể thao:

    Các nữ lực sĩ Thế vận Tàu (1993) đã dùng Ophiocordiceps chung với máu rùa để tăng sức dẻo dai và đã phá được nhiều kỷ lục về các môn chạy.

    Thử nghiệm nơi chuột: chích Ophiocordiceps, cho sống nơi thiếu oxygen, ghi nhận chuột sống lâu hơn (so với đối chứng), chịu đựng được thời tiết giá lạnh, và sinh tồn ngay trong điều kiện băng giá; hơn nữa nấm có thể giúp cơ thể chuột tạo phương thức sử dụng Oxygen hữu hiệu hơn khiến chúng chịu đựng và sinh tồn được tại những nơi có khí hậu khắc nghiệt (Phytochemistry Số 22-1983)


    3- Đông trùng Hạ thảo và Nguời cao niên:

    Một trong những yếu tố sinh học được xem là gây ra sự suy yếu cơ thể do tuổi tác là sự suy giảm hoạt động của các men SOD (SuperOxide Dismutase) nơi tế bào. Sự suy yếu này đưa đến tình trạng tồn đọng của các nhóm Oxy tự do, gây tổn thương tế bào. Ophiocordiceps có hoạt tính kích hoạt SOD:
    Một thử nghiệm nhỏ trên 66 người cao niên suy nhược, cho dùng 3g nấm/ngày trong 3 tháng. Tất cả đều chịu lạnh khá hơn, năng lực dồi dào hơn (Journal of Applied Tradional Chinese Medicine Số 1-1993). Hoạt tính trị nhược sức được giải thích là lảm tăng hoạt động của Hồng huyết cầu lên khoảng 16%.
    Dược Điển của Cộng Hòa Nhân dân Trung quốc ghi Ophiocordiceps là một phương thuốc bổ thận, an thần, sinh huyết dịch và điều hòa khí huyết.




    4- Tác dụng trên Chức năng của Phổi:

    Khi tiêm truyền dung dịch Ophicordiceps cho thú vật thử nghiệm, tác động thông phổi, tiêu đàm xẩy ra: 2 giờ sau khi chích. Khi cho uống, nấm gây giảm ho nơi chuột bị gây ho bằng ammonia, ngoài ra cũng ngăn chận sự co giật của khí quản (gây ra do histamin)

    Ophiocordiceps cũng ngăn chặn được sự co giật cuồng phổi nơi chuột bọ thử nghiệm (gây co giật bằng acetylcholine).
    Một thử nghiệm tại ĐH Y Khoa Bắc Kinh trên 50 bệnh nhân suyễn, nhóm được dùng O. sinensis giảm được các triệu chứng bệnh đến 81.3% sau 5 ngày điều trị so với nhóm cho dùng các chất kháng histamine, giảm 61% sau 9 ngày dùng thuốc (China Healing Mushroom-Avery Publishing)

    5- Tác dụng trên Hệ Tim-mạch

    Dịch chiết Ophiocordiceps, thử nghiệm trên 245 người cao cholesterol tại Trường Y Khoa Bắc Kinh (1990), dùng ngày 3 lần mỗi lần 330mg, trong 3 tháng, có kết quả 76.2% người bệnh có HDL tăng trung bình 27.19%; Cholesterol tổng cộng giảm 61.2% (so với nhóm dùng thuốc vờ -placebo, chỉ giảm 28%). Tất cả đều không có các phản ứng phụ.
    Ophiocordiceps cũng giúp 77 % bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim hồi phục (trong thử nghiệm nhỏ trên 87 bệnh nhân).


    4- Tác dụng trên Chức năng của Phổi:

    Khi tiêm truyền dung dịch Ophicordiceps cho thú vật thử nghiệm, tác động thông phổi, tiêu đàm xẩy ra: 2 giờ sau khi chích. Khi cho uống,
    nấm gây giảm ho nơi chuột bị gây ho bằng ammonia, ngoài ra cũng ngăn chặn sự co giật của khí quản (gây ra do histamin)

    Ophiocordiceps cũng ngăn chặn được sự co giật cuồng phổi nơi chuột bọ thử nghiệm (gây co giật bằng acetylcholine).
    Một thử nghiệm tại ĐH Y Khoa Bắc Kinh trên 50 bệnh nhân suyễn, nhóm được dùng O. sinensis giảm được các triệu chứng bệnh đến 81.3% sau 5 ngày điều trị so với nhóm cho dùng các chất kháng histamine, giảm 61% sau 9 ngày dùng thuốc (China Healing Mushroom-Avery Publishing)

    5- Tác dụng trên Hệ Tim-mạch

    Dịch chiết Ophiocordiceps, thử nghiệm trên 245 người cao cholesterol tại Trường Y Khoa Bắc Kinh (1990), dùng ngày 3 lần mỗi lần 330mg, trong 3 tháng, có kết quả 76.2% người bệnh có HDL tăng trung bình 27.19%; Cholesterol tổng cộng giảm 61.2% (so với nhóm dùng thuốc vờ -placebo, chỉ giảm 28%). Tất cả đều không có các phản ứng phụ.
    Ophiocordiceps cũng giúp 77 % bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim hồi phục (trong thử nghiệm nhỏ trên 87 bệnh nhân).






    5- Tác dụng trị bất lực, rối loạn cường dương :

    Tác đụng này đã được dùng trong Dược học cồ truyền Tàu từ lâu đời.
    Các nghiên cứu tại BV Bắc Kinh (1985) trên 155 nguời bị mất cảm hứng tình dục: cho uống mội ngày 3 lần mổi lần 1 viên 330mg, trong 40 ngày đưa đến kết quả 61% người thử nghiệm có kết quả khả quan, cải thiện sinh hoạt tình dục và 23% trở lại bình thường. Tỷ lệ 17-Hydroxy corticoid và 17-Ketosterol đề gia tăng.(Journal of Alternative and Complementary Medicine Sỗ-1998).

    Thử nghiệm trên chuột và thỏ cho thấy sự sản xuất tinh dịch gia tăng.

    * Trùng thảo do nuôi cấy:

    Hiện nay, các ‘thành phẩm’ được ‘quảng cáo’ dưới tên ‘Đông trùng Hạ thảo’ hầu như được ly trích từ các môi trường nuôi cấy hoàn toàn nhân tạo. Có 2 phương pháp nuôi cấy nấm chính:

    - Phương pháp lên men trong môi trường nuôi cấy bằng chất lỏng (Liquid Culture hay Fermentation), phổ biến tại Trung Hoa.: Mô tế bào O.sinensis được cấy vào môi trường chất lỏng đã diệt trùng. Ty khuẩn phát triển rất nhanh và có thể thu hoạch chỉ sau 5 ngày nuôi trồng. Sợi tơ được lấy bằng cách lọc môi trường, làm khô và nghiền thành bột mịn, hoẵc dùng dung môi để chiết hoạt chất sau đó làm bốc hơi để lấy bột cô đặc.
    Đây là phương pháp..dễ nhất và nhanh nhất nhưng trong thành phẩm sẽ không có những hợp chất của tế bào nấm (như nấm thiên nhiên) nhất là những chất không tan trong dịch chiết, hơn nữa vách tế bào nấm có chứa nhiều nhóm chất sinh học rất quan trọng.và thân sâu trong nấm thiên nhiên cũng có nhiều hoạt chất mà phương pháp lên men không thể tạo được..

    - Phương pháp nuôi cấy trong môi trường đặc (solid-substrate method) hay sinh khối (biomasss). Trong phương pháp này, nấm được cấy trên một môi trường đặc đã diệt trùng, thường làm bằng bột bắp hay một hỗn hợp ngũ cốc khác nhau. Nấm tăng trưởng chậm hơn, và sợi ty khuẩn thường tiêu thụ hết các dưỡng chất có trong môi trường cấy, tạo thành một sinh khối. Từ sinh khối này có thể dùng trực tiếp hay chiết hoạt chất bằng các dung môi thích hợp.
    Trong cả hai phương pháp trên, rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng trên phẩm chất của sản phẩm từ chủng nấm đến tỷ lệ các dưỡng chất trong môi trường cấy, nhiệt độ, nồng độ oxygen, thời gian nuôi trồng..

    (Tại Trung Hoa, Nhật và Nam Hàn môi trường đặc (giá thể=substrate) để cấy nấm còn có thể được pha trộn thêm các dưỡng chất từ sâu tằm (dâu), nhưng tại Âu châu và tại Hoa Kỳ giá thể được dùng là ngũ cốc, vì FDA không cho phép dùng các phế phẩm từ côn trùng..)

    Theo Vnexpress.net (10 tháng 11 năm 2014) Viện Bảo vệ thực vật Việt nam cũng sản xuất được nấm đông trùng hạ thảo và đặc biệt hơn nữa là ngoài phương pháp nuôi trồng ở môi trường đặc để lấy sinh khối, VN còn nuôi trồng được nấm trên ký chủ nhộng tằm (?) (phương pháp nuôi trên sâu ký chủ đã được nhiều nơi trên giới, kể cả HK thử nghiệm nhưng..không thành công. Đặc biệt hơn nữa là giá thành của sinh khối rất rẻ, bán với giá 7 triệu đồng VN/ kg (khoảng 300 USD) và thành phẩm từ nhộng giá 100-120 triệu/ kg..

    5- Tác dụng trị bất lực, rối loạn cường dương :

    Tác đụng này đã được dùng trong Dược học cồ truyền Tàu từ lâu đời.
    Các nghiên cứu tại BV Bắc Kinh (1985) trên 155 nguời bị mất cảm hứng tình dục: cho uống mội ngày 3 lần mổi lần 1 viên 330mg, trong 40 ngày đưa đến kết quả 61% người thử nghiệm có kết quả khả quan, cải thiện sinh hoạt tình dục và 23% trở lại bình thường. Tỷ lệ 17-Hydroxy corticoid và 17-Ketosterol đề gia tăng.(Journal of Alternative and Complementary Medicine Sỗ-1998).
    Thử nghiệm trên chuột và thỏ cho thấy sự sản xuất tinh dịch gia tăng.

    * Trùng thảo do nuôi cấy:

    Hiện nay, các ‘thành phẩm’ được ‘quảng cáo’ dưới tên ‘Đông trùng Hạ thảo’ hầu như được ly trích từ các môi trường nuôi cấy hoàn toàn nhân tạo. Có 2 phương pháp nuôi cấy nấm chính:

    - Phương pháp lên men trong môi trường nuôi cấy bằng chất lỏng (Liquid Culture hay Fermentation), phổ biến tại Trung Hoa.: Mô tế bào O.sinensis được cấy vào môi trường chất lỏng đã diệt trùng. Ty khuẩn phát triển rất nhanh và có thể thu hoạch chỉ sau 5 ngày nuôi trồng.

    Sợi tơ được lấy bằng cách lọc môi trường, làm khô và nghiền thành bột mịn, hoẵc dùng dung môi để chiết hoạt chất sau đó làm bốc hơi để lấy bột cô đặc. Đây là phương pháp..dễ nhất và nhanh nhất nhưng trong thành phẩm sẽ không có những hợp chất của tế bào nấm (như nấm thiên nhiên) nhất là những chất không tan trong dịch chiết, hơn nữa vách tế bào nấm có chứa nhiều nhóm chất sinh học rất quan trọng.và thân sâu trong nấm thiên nhiên cũng có nhiều hoạt chất mà phương pháp lên men không thể tạo được..

    - Phương pháp nuôi cấy trong môi trường đặc (solid-substrate method) hay sinh khối (biomasss). Trong phương pháp này, nấm được cấy trên một môi trường đặc đã diệt trùng, thường làm bằng bột bắp hay một hỗn hợp ngũ cốc khác nhau. Nấm tăng trưởng chậm hơn, và sợi ty khuẩn thường tiêu thụ hết các dưỡng chất có trong môi trường cấy, tạo thành một sinh khối. Từ sinh khối này có thể dùng trực tiếp hay chiết hoạt chất bằng các dung môi thích hợp.

    Trong cả hai phương pháp trên, rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng trên phẩm chất của sản phẩm từ chủng nấm đến tỷ lệ các dưỡng chất trong môi trường cấy, nhiệt độ, nồng độ oxygen, thời gian nuôi trồng..
    (Tại Trung Hoa, Nhật và Nam Hàn môi trường đặc (giá thể=substrate) để cấy nấm còn có thể được pha trộn thêm các dưỡng chất từ sâu tằm (dâu), nhưng tại Âu châu và tại Hoa Kỳ giá thể được dùng là ngũ cốc, vì FDA không cho phép dùng các phế phẩm từ côn trùng..)

    Theo Vnexpress.net (10 tháng 11 năm 2014) Viện Bảo vệ thực vật Việt nam cũng sản xuất được nấm đông trùng hạ thảo và đặc biệt hơn nữa là ngoài phương pháp nuôi trồng ở môi trường đặc để lấy sinh khối, VN còn nuôi trồng được nấm trên ký chủ nhộng tằm (?) (phương pháp nuôi trên sâu ký chủ đã được nhiều nơi trên giới, kể cả HK thử nghiệm nhưng..không thành công. Đặc biệt hơn nữa là giá thành của sinh khối rất rẻ, bán với giá 7 triệu đồng VN/ kg (khoảng 300 USD) và thành phẩm từ nhộng giá 100-120 triệu/ kg..

    * Những vấn đề về Đông trùng Hạ thảo:

    * Thật và Giả:
    Đông trùng Hạ thảo trong thiên nhiên đang đi vào nguy cơ bị tuyệt chủng vì bị săn lùng quá mức, môi sinh nơi nấm mọc bị hủy hoại. Tại Nepal, vùng Dolpa nơi tập trung khai thác, mỗi năm chỉ còn chừng trên 1000kg (2012). Giữa khoảng thời gian 1998 đến 2008 gíá Trùng thảo thu nhặt tại Tây Tạng tăng đến 900% (Từ 1800 Nhân dân tệ mỗi Kg những năm 1980 kên đến 500 ngàn năm 2013)



    Vấn đề thật và giả của Đông trùng Hạ thảo chỉ đặt ra với dược liệu thu nhặt trong thiên nhiên Do tính cách quý hiếm, giá cả rất cao nên Trùng thảo thiên nhiên thường hay bị giả mạo.


    Theo Zhang Enqin (Rare Chinese Materia Medica):

    - Trùng thảo có thể bị giả bằng cắt gọt từ thân củ của các cây Stachys gaobombycisStachys sieboldii (Stachys đuợc GS Vỏ văn Chi ghi là
    Thủy tô): hàng giả loại này có cạnh gò hơi cong, số đốt của thân ‘trùng’ từ 3-15; bên ngoài màu vàng nhạt, dòn, mặt cắt màu trắng.

    - Trùng thảo còn có thể được làm từ bột bắp, bột lúa mạch, thạch cao: ép khuôn tạo hình dạng sâu non, gắn thêm màng bên ngoài màu trắng nhạt. Thân mịn, Trọng lượng nặng, giống sâu non nhưng không chân, dính răng khi cắn nhẹ.

    Ngoài hàng giả..hoàn toàn, còn có thêm sự pha trộn, gắn thêm một cây que nhỏ giữa thân côn trùng (bị gảy khi thu nhặt và phơi khô ) để làm tăng thêm trọng lượng, que này có thể là tăm tre nhưng cũng có trường hợp dùng sợi giây bằng chì (hàn). Do đó người dùng trùng thảo thiên nhiên nên bẻ đôi vị thuốc trước khi ngâm rượu hay nhồi vịt để có thể loại bỏ tạp chất..



    * Phẩm chất của Sản phẩm:

    Vấn đề phẩm chất của các ‘thành phẩm’ gọi là Đông trùng Hạ thảo hiện nay..hoàn toàn được.. thả nổi. Ngoài những luật lệ về thuế và mặt hàng xuất nhật cảng thay đổi tùy từng quốc gia, hầu như không có quy định nào về việc xếp Đông trùng Hạ thảo vào loại dược phẩm (?) Chỉ vài nơi như Bồ đao Nha, Romania và Áo là những nơi muốn mua sản phẩm phải có toa Bác sĩ.

    Tại Hoa Kỳ , Cordyceps được ‘quảng cáo’ trên thị trường..tùy nghi , không theo bất kỳ một sự kiểm soát nào, FDA xem sản phẩm như một thực phẩm hổ trợ sức khỏe (supplement) không có giá trị chữa bệnh, không đòi hỏi phải ghi tỷ lệ thành phần. Ngay cả sự phân hạng GRAS (Generally Recognized As Safe) cũng chưa được cứu xét để được công nhận là An toàn khi sử dụng..
    Tuy nhiên, một số thành phẩm như CordyMax Cs-4 chế tạo từ lên men kiểu Trung Hoa quảng cáo là được tiêu chuẩn hóa chứa 0.14 % adenosine và 6 % mannitol (để chứng tỏ có các polysaccharides ?)




    Để có thể ’bảo vệ’ túi tiền, quý vị khi mua sản phẩm có thể đòi hỏi Nhà sản xuất cho biết tiêu chuẩn của thành phẩm (kinh nghiệm vừa qua tại NewYork, có vụ nhiều sản phẩm từ dược thảo như Sâm, St John’s worth.. bán tại Walgreen’s, Walmart, GNP.. chỉ chứa bột mì và cỏ dại, không hề có dược thảo như được ghi trên nhãn)..



    Tài liệu sử dụng:
    - Nấm: Thức ăn và Vị thuốc (Trần Việt Hung)
    - Encyclopedia of Dietary Supplements (Taylor & Francis Publishing)
    - Chinese Herbal Medicine Materia Medica (Bensky & Gamble)
    - Fungi Pharmacopoeia-Sinica (Liu Bo & Bau Yun-sun)
    - Rare Chinese Materia Medica (Zhang Enqin)
    - Chinese Dietary Therapy (Liu Jilin)


    Lỗi phải chi chị Thụy Khanh ơi . Tự vì dl thấy chị (là DS) post bài về thuốc này mà không thấy hồi kết/ý kiến nên hỏi vậy thôi .
    Cảm ơn chị đã post phần tiếp theo .

    Có rất nhiều vấn đề với bài viết này của DS (TS/PhD?) Trần Việt Hưng, dl sẽ trình bày trong phần sau

  8. #8
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by dấu lặng View Post
    Lỗi phải chi chị Thụy Khanh ơi . Tự vì dl thấy chị (là DS) post bài về thuốc này mà không thấy hồi kết/ý kiến nên hỏi vậy thôi .
    Cảm ơn chị đã post phần tiếp theo .

    Có rất nhiều vấn đề với bài viết này của DS (TS/PhD?) Trần Việt Hưng, dl sẽ trình bày trong phần sau

    Cảm ơn Dấu Lặng tiếp tục ghé đọc.

    Mong em chia sẻ kiến thức về bài này với bà con, chị cũng sẽ lắng nghe để mở rộng hiểu biết của mình.
    Sau khi ra trường và có National Board, chị làm cho Rite Aid được nửa năm nhưng thấy việc không hợp với những gì mình được huấn luyện ở trường nên đã chuyển qua làm trong bệnh viện như một Hospital Pharmacist được gần 26 năm.

    Thấy bài viết bởi một người bạn cùng lớp ngày xưa do một DS khác gởi đến nên chị mang vào đây chia sẻ với Phố vì thấy Đông trùng Hạ thảo cũng được nhiều người chú ý.
    Tuy nhiên, nói gì thì nói, chị vẫn ngại dùng những thứ này lắm.

  9. #9
    Dạ, chị Thụy Khanh . Có lẽ thời đó người retail pharmacist không được như bây giờ là tiếp xúc cũng như là thảo luận rất nhiều với bệnh nhân và bác sĩ nên chị mới cảm thấy như vậy . Hơn nữa sau này có cái vụ MTM (Medication Therapy Management), immunization, rồi DS sẽ được công nhận là provider và có thể cho toa trong tương lai gần nên retail pharmacist vẫn xử dụng những kiến thức học được mỗi ngày chị ạ . Sự phân biệt giữa retail và hospital pharmacist đang được rút ngắn đến không còn khác biệt nhau bao nhiêu .

    Theo như dl thấy thì còn tùy tấm lòng phục vụ của mình nữa . Nếu một người hospital pharmacist chỉ làm theo nhiệm vụ được giao hết giờ rồi về cũng có khác chi người retail pharmacist chỉ phát thuốc cho bệnh nhân theo toa bác sĩ mà không cần hỏi han bệnh nhân, giúp họ chọn thuốc OTC, theo dõi bệnh tình của họ, coi thuốc có hiệu nghiệm không, coi họ có bị phản ứng phụ từ thuốc hay không, thảo luận với bác sĩ coi nên đổi dosing hay loại thuốc vì vấn đề này vấn đề kia, v.v…Nếu có tấm lòng phục vụ tha nhân thì kiến thức hoc hỏi hay được huấn luyện từ trường và kinh nghiệm hành nghề vẫn được người retail pharmacist mang ra dùng hằng ngày

    Còn như hospital pharmacist phải là clinical pharmacist thì tiếp xúc với bệnh nhân và bác sĩ mỗi ngày chứ làm trong pharmacy trong hospital thì cũng không có tiếp xúc với bệnh nhân (bao nhiêu) mà phần lớn là làm theo order của bác sĩ, y tá, double check dosing, math, renal dosing, v.v…thì có xài đến math, kiến thức học hỏi nhưng chỉ phần nào thôi

    Vài dòng chia xẻ cùng chị . Chị thấy sao ?

    dl đang viết ý kiến về bài trên, như là DS Trần Việt Hưng là Rph, PharmD chứ không có bằng PhD hay TS đó chị Thụy Khanh

  10. #10
    Biệt Thự bonita's Avatar
    Join Date
    Sep 2012
    Posts
    1,517
    bo em chào chị Thụy Khanh, hi anh Dấu Lặng,

    Đông Trùng Hạ Thảo: mùa đông là con trùng, mùa hè là nấm
    anh Dấu Lặng cũng là DS đó chị Thụy Khanh

    dzooooọt .....

 

 

Similar Threads

  1. Quyền lực thảo dân
    By Lotus in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 1
    Last Post: 04-22-2014, 03:43 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 01-04-2013, 06:40 PM
  3. Phước bất trùng lai ...
    By chuongd in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 08-14-2012, 01:42 AM
  4. Triển lãm hoa lan tại Vườn Bách thảo Hoa Kỳ
    By Lotus in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 19
    Last Post: 05-24-2012, 08:25 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:04 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh