Register
Page 3 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 21 to 30 of 50
  1. #21
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by kim View Post

    Có lần đọc được câu thơ:


    Ai bảo yêu em là khổ ???
    Cho anh xin một đời đau khổ để yêu em !!!

    Em xin nhận định đây là nhời tỏ tình đặng lòng phụ nữ nhất thế gian vì họ vốn giầu lòng thương xót. Chả nhỡ cấm đoán người khác yêu mình. Người sáng tạo đặng câu này chả sợ buồn suốt đời. Thế nào rồi cũng có chị rũ lòng ban phát tình yêu cho.
    Đỗ thành Đậu

  2. #22
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Mến chào các anh chị, các bạn

    Năm nay Ngày Từ Phụ cũng là ngày QLVNCH.
    Nhớ ơn những người năm xưa đã gian khổ hy sinh bao nhiêu
    năm để chiến đấu bảo vệ Tự do cho người dân miền Nam Việt Nam.

    tk tạm dán bài hát này ở đây với lời cầu chúc an vui, hạnh phúc


    Người Yêu Của Lính




  3. #23
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    **

    CHỊ HAI CUA ĐỒNG !

    (Truyện ngắn)

    Vùng quê nhỏ bé nằm bên bờ sông Tiền này được thiên nhiên ưu đãi về địa thế. Cây trái và đồng ruộng do phù sa bù đắp quanh năm thành một vùng trù phú! Nơi đây người ta không cần biết đến địa chỉ, vẫn có thể tìm được nhà nhau một cách dể dàng bằng phương thức hỏi thăm tên!

    Vì thế khi hỏi nhà Hai Cua Đồng thì sẽ có ngay một cậu nhóc dẫn bạn đến tận nhà! Không phải chị Hai là người nổi tiếng hay giàu có gì, thậm chí chị khá nghèo so với những người khác và hình thức thì cũng không hơn ai!
    Không nhiều người biết tên thật của chị, nên ngày từ nhỏ; khi chị chuyên đi bắt cua bán cho mấy bà bún riêu ở chợ,
    cái tên Hai Cua Đồng có từ đó!


    Theo lời bà Tư kể thì chị hai khi còn nhỏ là đứa trẻ nhìn xinh xắn như bao đứa con nít khác! Rồi nhà chị xảy ra hoả hoạn, ba chị mất mạng, chị cũng bị lửa táp phỏng nặng!!! Sau đó di chứng xảy ra khiến chị bị nhiều vết sẹo lớn và chân rút gân khiến dáng đi của chị không bình thường, ngay thẳng như người khác!

    Năm chị mười lăm tuổi, Má chị qua đời bởi nhiều năm đau bệnh, bỏ chị trơ trọi trên cõi đời với mái nhà xiêu vẹo!
    Tuy hình dáng xấu xí làm nhiều đứa con nít khác khiếp sợ, và trải qua nhiều biến cố như thế nhưng chị Hai không lấy làm buồn phiền! Ai cũng nhìn nhận chị là người tốt với chòm xóm, nhà ai có chuyện, chị tới giúp như người nhà của mình!!!


    Năm chị 27 tuổi, buổi chiều như bao ngày chị đi bắt cua về rồi đem giao cho mấy bà ở chợ. Nhưng khi trở về nhà vào chập choạng tối, ngang qua khu nghĩa địa, chị nghe tiếng con nít khóc! Chị sởn cả tóc gáy khi nhớ đến những câu chuyện bà con kể quanh nghĩa địa này và thầm nghĩ lẽ nào có ma? Chị cố gắng bước nhanh.

    Tiếng con nít vẫn vọng theo gió kéo bước chân chị! Chị đắn đo "lý nào sớm vậy có ma?". Ma có nhát ai chứ làm sao dám nhát chị, bởi chị còn xấu hơn nó kia mà! Hay là tiếng mèo hoang kêu rồi thần hồn nát thần tính nhưng lỡ đó là con nít thật thì sao???


    Đắn đo mãi, cuối cùng chị quyết định bước vào nghĩa địa và lắng nghe xem tiếng khóc phát ra từ đâu? Chị đã định được hướng và đi về phía chòm mả của ông Cả Thượng được xây kiên cố, khang trang ở một góc nghĩa địa!
    Ngay giữa chòm mả ấy có một đống vải trơ trọi và tiếng khóc phát ra từ đó!!! Chị Hai rón rén bước đến với sự sợ sệt.
    Trời chập choạng tối, ở giữa nghĩa địa vắng vẻ cộng với tiếng trẻ con khóc, khiến khung cảnh có cái gì đó ma quái làm chị nổi cả gai ốc!!!


    Gom hết can đảm, chị Hai thò tay vào đống vải ấy, khi chạm được cái khối thịt tuy có phần lạnh, nhưng chị Hai xác định đó là da thịt con người; chứ chẳng phải ma quái! Điều đó, khiến chị mạnh dạn và giở những lớp vải phía trên ra!
    Đúng như chị nghi ngờ, chính giữa là một đứa con nít đang bị kiến bu cắn đỏ cả người, có lẽ nó khóc từ lâu lắm nên tiếng khóc bắt đầu khàn đặc!!! Chị phủi kiến và cứ như thế ôm nó đi về nhà!


    Nghe tin chị Hai nhặt được đứa con nít ở chòm mả một cách kỳ lạ như vậy, người ta kéo lại chật cái chòi của chị.
    Vài bà dì thương xót, phụ chị ủ, ẵm, pha sữa cho nó!!! Theo kinh nghiệm của họ, thằng bé sinh ra chưa tới một tháng.
    Đôi người đoán non, đoán già, ai mà bỏ con chắc cũng có nỗi khổ! Người thì rủa kẻ nào ác đức, "núm ruột" mà còn đem bỏ, nhỡ chị Hai không tới kịp, nó chết thì sao? Duy có chị Hai không bàn tán cũng chẳng ý kiến gì, chị ngồi yên lặng bên cạnh thằng bé, rờ nhẹ cánh tay của nó như sợ làm nó đau! Nhìn vết kiến lửa cắn chưa phai, chị ứa nước mắt!!!


    Vốn đã nghèo, chị Hai tự nhiên "được thêm" cái khổ! Bởi chị ăn hà tiện được, nhưng sữa cho thằng bé thì hà tiện làm sao? Bị cái tật ở chân, chị đi đứng đã khó khăn, còn ẵm thêm thằng bé! Nhiều người lắc đầu xót thầm cho chị!!!

    Bây giờ chị Hai kiêm luôn cái nghề lượm ve chai. Thấy cái gì có thể bán được, chị nhặt nhạnh đem về. Bà con thương chị, có cái nồi nhôm bể, hũ. lọ... cũng kêu chị để cho! Coi như cách phụ chị nuôi con bởi bà con ai cũng nghèo chứ khá giả gì đâu???


    Vất vả, thiếu thốn là thế! Nhưng thằng bé bụ bẫm, ít bệnh vặt! Trộm vía trời thương nó, nó háu sữa và lớn lên thấy rõ!!!
    Năm nó giáp thôi nôi có ông người Hoa ở xóm chợ nhà toàn con gái, không con trai; nên ngỏ ý muốn xin nó làm con!
    Ông hứa nếu chị Hai đồng ý, ông cho chị Hai tiền đủ mua ba công đất hẳn hoi! Nhiều người khuyên chị nên cho nó đi đỡ khổ thân chị, thân nó cũng hưởng sung sướng! Ba công đất đâu có ít ỏi gì?

    Với người như chị Hai, đó là niềm mơ ước! Nhưng chị Hai không giải thích hay trả lời gì, chị chỉ lắc đầu khi nhìn nụ cười của nó!!!


    Năm tháng trôi qua, thằng bé tới tuổi đi học. Chị Hai càng chồng chất vất vả, chị làm không ngừng tay! Miếng đất nhỏ sau nhà chị biến thành vườn rau. Gà gáy sáng, chị đã ra đó. Có lẽ thấu hiểu lòng chị, thằng bé Hải (tên chị đặt cho nó) học rất giỏi. Ngoài giờ học, nó không chạy giỡn như bao đứa trẻ khác. Chị đi đâu, nó theo đó như bóng với hình!
    Chị làm gì, nó cũng phụ!!!


    Năm nó mười một tuổi được lãnh thưởng học sinh giỏi toàn trường cuối cấp. Chị Hai nghỉ bắt cua một bữa, diện cái áo mới nhất đi coi con nhận thưởng! Nhìn nó đứng trên bục cao mà chị thầm hạnh phúc! Chị nghĩ không biết nó có nhận ra chị giữa đám người lố nhố thế này không???

    Buổi lể tan, nó ôm phần thưởng chạy ào tới chị, hỏi :
    - Má đứng lâu mệt không Má?
    Chị lắc đầu cười, lau mồ hôi trên trán rồi lật đật lấy chai nước đem theo đưa cho nó uống. Sau lưng chị có tiếng xì xào:
    - Thằng nhỏ trắng trẻo, lớn con đẹp trai mà Má nó nhìn thấy ghê vậy? Đúng là Mẹ cú đẻ con tiên!
    Một tiếng khác đáp lời:
    - Con đâu mà con, lượm đó. Bả làm gì mà đẻ được vậy? Thằng nhỏ vô phước, xui khiến gặp bà sống khổ muốn chết!
    Gặp người khác thì đỡ chút!!!

    Chị hai bủn rủn tay chân, nụ cười tắt hẳn, chị nói với thằng Hải :
    - Trễ rồi, về thôi con; Má còn nhổ đám rau chiều nay!

    Đang đi, thằng Hải chợt hỏi chị:
    - Má, người ta nói Má lượm con phải không Má?

    Điều chị hai sợ nhất cuối cùng đã xảy vào lúc này. Chị đã biết trước có ngày này, nhưng không ngờ nó sớm thế!!!
    - Chị chảy nước mắt gật đầu.
    Thằng Hải hỏi chị tiếp:
    - Má con là ai, sao bỏ con hả Má?
    Chị hai lắc đầu nói trong nước mắt:
    - Má không biết... Nhưng Má biết Má thương con hơn mọi thứ trên đời!!!

    Thằng Hải cắn môi im lặng rồi hỏi tiếp:
    - Sao má khóc vậy Má?
    Chị lấy tay áo lau nước mắt nói:
    - Con lãnh thưởng, Má mừng, Má khóc, ráng học cho sau này đỡ khổ, nghe con! Đừng có dốt, không biết chữ như Má, cực khổ lắm!!!
    Thằng Hải nhìn mặt chị nói một cách mạnh dạn:
    - Má đừng buồn, đừng khóc nữa Má. Con lớn, con đi làm kiếm tiền, cất nhà đẹp cho Má ở nghe Má!!!
    Chị xoa đầu nó cười...

    Học hết cấp hai ở xã, Hải phải lên thị trấn đi học, vì xã không có trường trung học! Từ thị trấn về nhà hết tám cây số, thương con, chị Hai kêu nó ở trọ trong ký túc xá, để khỏi phải đạp xe hằng ngày vất vả! Nó kiên quyết lắc đầu!!!

    Ngày hai buổi, nắng hay mưa, nó cũng đạp xe đi về như thế. Ngoài giờ học, công việc vườn rau nó làm thay chị.
    Nhưng năm nào nó cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi! Hàng xóm hay lấy nó làm gương cho con mình!!!


    Người ta mừng cho chị có chỗ dựa an ủi tuổi già. Nó không cho chị bắt cua nữa, nhưng những buổi sáng nó đi học, chị vẫn lén lút đi! Chị muốn chắt bóp thêm để cho nó ăn học, bởi chị nghe người ta bảo, học trên Sài-Gòn tốn kém lắm!!!

    Sáng hôm nay, đầu xóm, tụi con nít "bu" lại, nhìn ngó chỉ trỏ một cái xe hơi đang đậu. Trong xe, ở băng ghế sau còn có một bà ăn bận thật đẹp, người cứ thơm phưng phức! Phía trước bên lề, có một bà kia đang hỏi lũ nhỏ nhà chị Hai Cua Đồng ở đâu, chỉ giúp bà; bà cho tiền mua bánh! Gì chứ, chị Hai Cua Đồng, ai mà không biết, thế là lũ nhỏ nhao nhao chỉ trỏ!!! Một lát sau thì chiếc xe dừng trước nhà chị Hai. Bà kia nói với người đàn bà ngồi băng ghế sau:

    - Dạ em hỏi kỹ rồi bà chủ, không sai đâu!. Cậu nhỏ bây giờ học lớp mười. Mười sáu tuổi ạ! Ở xóm này, ai cũng biết chị ấy lượm được con nít! Em đã điều tra rõ ràng rồi!!!
    Người đàn bà đẹp thở dài, đưa khăn lên lau giọt nước mắt vừa tràn ra.

    Buổi trưa, thằng Hải đi học về nhà như thường lệ. Điều đập vào mắt nó là cái xe hơi đang đậu trước sân. Chưa hết ngạc nhiên, bước vào nhà, nó thấy Má nó đang khóc. Kế bên có một người đàn bà lạ cũng đang sụt sùi.
    Bên bộ ván có một người đàn ông và một người đàn bà nữa đang ngồi.

    Khi nó bước vô nhà thì bà đó nói:

    - Dạ, cậu Hải về kìa bà chủ!
    Nó cởi nón, gật đầu chào theo thông lệ và hướng ánh mắt về chị Hai, thay câu hỏi ai vậy? Bởi xưa giờ, trừ người ta
    đến mua rau nhà nó, có khách bao giờ đâu mà mua rau cũng đâu ai sang trọng vậy???


    Chị Hai kêu nó:
    - Đi rửa mặt cho mát rồi vô Má biểu.
    Khi nó trở vô, chị kéo nó ngồi xuống kế bên nói:
    - Dì này là Má ruột của con đó! Má ruột của con tìm con vất vả lắm! Lại gọi Má đi con!!!
    Nói tới đó thì chị Hai nghẹn lời, vì nước mắt!
    Người đàn bà kia òa khóc lớn và nắm tay nó nói:
    - Má xin lỗi con, không phải Má bỏ con đâu! Bao năm nay Má ăn không ngon, ngủ không yên, kiếm tìm con!!!

    Thằng Hải nghe như đất dưới chân nó sụt xuống vậy. Dù từ lâu, nó hiểu nó không do chị Hai sinh ra, nhưng nó không ngờ rằng Má ruột đến tìm nó trong hoàn cảnh này! Trong lơ mơ, giữa những đoạn kể đứt quãng vì nước mắt của người Má ruột, nó nghe câu được câu mất là:

    - Má con nhà giàu, sống cùng Cha và Mẹ kế! Má thương Ba con từ thời đi học, nhưng Ba con nhà nghèo. Bà Mẹ kế muốn Má lấy cháu ruột của bà ta; vì gia sản của ông ngoại! Khi Má sinh ra con, vì sợ ông ngoại, Má phải giao con cho bà ta! Bà ta nói sẽ đưa con cho người khác nuôi giùm, nhưng thật sự bà ấy sai người vứt con đi!
    Sau đó, cả gia đình ngoại con đi nước ngoài. Trời thương, cuối cùng Ba Má gặp lại nhau! Sau khi Mẹ kế qua đời, ông ngoại con cũng hiểu ra, không ngăn cản như trước. Hiện con còn có thêm một đứa em trai nữa! Khó khăn lắm
    Má mới tìm được tung tích con. Vì ông ngoại con bệnh già, nên Ba con không về cùng Má được! Gặp lại con như vầy, ông ngoại với Ba con mừng lắm! Con thương Má, đừng trách Má tội nghiệp!!!


    Khi Má ruột kể thằng Hải nghe như vậy, chị Hai tới cái tủ thờ, lục lọi gì đó. Khi nó quay qua hỏi chị Hai:
    - Như vầy là sao hả Má?

    Chị Hai mếu máo nói:


    - Đúng rồi đó con, Má con nói đúng, cái bớt son của con và cái lắc bạc đeo ở chân con. Khi Má mang con về không cho ai biết bí mật này hết! Má gói giữ đây, định con lớn, giao cho con để con biết gốc tích của mình! Má con khổ bao năm nay rồi!!!

    Hải ngỡ ngàng sự thay đổi khi cuộc đời mình tự nhiên có thêm bà Má, Ba, em trai! Trước khi Má ruột đi về, Ba nói chuyện điện thoại với nó, bảo sẽ nhanh chóng đón nó qua đó cho trọn gia đình! Nó mừng vì mình có gia đình như bao người chứ không trơ trọi!!! Xóm làng ai cũng vui lây. Một bước sung sướng, con nhà giàu.

    Nhưng nhiều lần nó cũng dò ý chị Hai khi nó đi rồi chị làm sao? Nó hy vọng chị ngăn cản nó! nhưng lần nào chị cũng nói:

    - Đi đi con, cho có tương lai! Qua đó được ăn học, đỡ cực khổ, sống với Má mười mấy năm cực khổ rồi con!!!
    Ráng học thành người, trả hiếu Má chưa muộn, Má còn khỏe, Má lo được, không sao hết con, còn chòm xóm bà con...


    Nó cũng yên tâm phần nào vì không thấy chị Hai buồn phiền gì hết. Nhưng có một lần, nó đi học về sớm, khi ra vườn, nó thấy chị Hai vừa tưới rau, vừa quệt nước mắt. Cái dáng xiêu vẹo của chị in trong trời chiều như một dấu chấm hỏi!!!

    Má nó về, dẫn nó đi làm thủ tục. Sau khi đi tới đi lui cũng thở phào nhẹ nhõm khi cầm trên tay cái visa. Chiều ngày mai thì nó theo Má về gia đình thật của mình! Nhưng sao nó không thấy vui hay háo hức như nó nghĩ.
    Ngược lại, nó thấy như nó đang đánh mất cái gì đó quý lắm!!! Nó ngồi trước sân, miên man suy nghĩ, nhìn ra cây xoài đang ra trái non. Nó thấy lại hình dáng ngày xưa của mình với Má!


    Hai Má con cùng trồng rau. Nó nhớ cái dáng xiêu vẹo khi Má xách thùng nước, nhớ đôi tay Má chai sần và đầy vết cua kẹp chứ không mềm mại, mát rượi như tay Má ruột nó!
    Bỗng tiếng chị Hai vang lên, cắt ngang dòng suy nghĩ của nó:

    - Ngồi chi ngoài đó gió lạnh đó con. Tranh thủ ngủ sớm, mai Má con xuống đón sớm đó.
    Vô đây Má có chút chuyện dặn con.
    Khi nó ngồi ngay ngắn trên bộ ván, chị Hai miệng nói, tay kéo cổ nó xuống:

    - Sợi dây chuyền này Má tính để dành cho con sau này đi học, có cần thì dùng! Bây giờ, Má nghĩ không cần nữa rồi.
    Má cho con làm kỷ niệm! Má biết Má con dư giả nhưng vạn nhất, chuyện gì con cũng có cái phòng thân! Má nghe mấy dì ngoài chợ nói xứ đó lạnh lắm! Con nhớ cẩn thận sức khoẻ, con hay bị khò-khè khi chuyển gió!
    Mới lại, về bên đó, ăn nói từ tốn, ngoan ngoãn cho người ta thương ha con! Cố gắng học nghe con!!!


    Thằng Hải "nghe" vài giọt nước nhỏ lên cổ và giọng Má đang nghẹn lại, nó biết Má đang khóc!
    Nó an ủị:

    - Dạ, con biết rồi Má. Nhưng sợi dây Má giữ đi, phòng thân có mình Má bên đây, lỡ Má đau bệnh. Con đi vài năm, con về với Má liền!!!

    Miệng nói, tay nó lần muốn tháo sợi dây chuyền ra. Chị Hai giơ tay ngăn lại, nói tiếp:
    - Đừng lo cho Má, từ đó tới giờ Má cũng sống vậy. Má con có ngỏ ý gởi cho Má số tiền ở trong ngân hàng phòng thân! Nhưng Má bảo không sao, để số đó lo cho con học hành! Giờ nhà mình cũng đâu khó khăn như xưa!!!

    Sáng sớm, khi Má ruột xuống đón Hải đi, bà con lại đến đưa tiễn, chúc nó lên đường bình an! Ai cũng ngỡ chị Hai sẽ khóc lóc, nhưng trái với thông lệ; chị tươi cười vui vẻ, giống như thằng Hải đi học bao ngày; chứ không phải là đi xa không biết bao lâu mới về!

    Khi xe chạy rồi, bà con ai về nhà nấy, chỉ còn duy nhất chị, chị ngồi bệt ngoài sân, dựa vô góc xoài nức nở khóc!!!


    Xe Chạy tới Bình-Chánh, ngoại ô Sài-Gòn, Má thằng Hải nói:
    - Chút về tới khách sạn, ăn xong, kiểm tra hành lý rồi Má con mình ra sân bay. Con đừng lo cho Má con nhiều.
    Má mang ơn chị ấy không hết, Má không để chị ấy thiếu thốn hay thiệt thòi gì đâu! Mỗi năm, Má sẽ gửi tiền để chị ấy không phải vất vả, con yên tâm đi, vài năm con về thăm chị ấy!!!


    Thằng Hải nhìn Má nó rồi nói:
    - Má kêu xe dừng lại chút được không Má? Con khát nước quá! Con muốn nghỉ mệt chút, con đi xe không quen!!!
    Xe tắp vô một cái quán võng bên lề. Sau khi uống nửa ly nước, thằng Hải tự nhiên xoay qua Má nó, nói một hơi như sợ ai cướp lời nó:
    - Má... con không giận, không buồn gì Má hết, con vui vì con biết hồi xưa Má không phải vứt con như con nghĩ!
    Gặp má, con mừng lắm, bởi con có cội có nguồn! Con thương Má nhiều vì con biết bao năm nay Má tìm kiếm con vất vả, buồn rầu, lo lắng cho số phần con!!! Nhưng... con thương Má của con hơn, Má không có con, Má còn có Ba, có em. Còn Má con có một mình con! Khi nào Má con không còn nữa, con sẽ về bên Má. Má... con xin lỗi Má!!!


    Trong khi Má thằng Hải còn đang chưa biết phải làm sao trước sự cố bất ngờ như vậy, thì nó chạy ào qua thanh chắn phân cách hai làn xe...

    - Hải! Hải!!!

    Nó đưa tay vẫy chiếc xe đò ngược chiều mà không thèm nhìn coi xe đi tỉnh nào? Nó nhảy phóc lên xe! Xe chạy đi trước sự ngỡ ngàng của Má nó bên kia lề và chú tài xế đang cố băng qua đường về phía nó !!!

    ***


    Trời về chiều, những tia nắng từ hướng tây chiếu xuống cái sân trước nhà. Bếp núc lạnh tanh dù sáng giờ, chị Hai chưa có hạt cơm bỏ bụng! Chị ngồi trong góc bếp hàng mấy giờ đồng hồ. Chị muốn đứng dậy đi ra sau vườn làm gì
    đó, nhưng tay chân chị bủn rủn, không có sức lực! Chị thầm nghĩ: "Giờ này, chắc Hải đang ngồi trên máy bay như mấy bà ở chợ nói!". Chị tự dặn lòng phải mừng cho con, chứ sao mà ngồi ủ-rũ như vậy?


    Chợt chị nghe nhà trên có tiếng động, sợ con mèo mun nhảy lung tung như thường ngày, làm đổ bể cái gì, chị níu cây cột đứng lên, cố nheo mắt nhìn coi! Có cái bóng đen che ngang trước cửa nhà và tiếng thằng Hải gọi như bao lần đi học về:

    - Má ơi!!!

    Chị quỵ chân xuống, môi cười mà nước mắt tuôn như mưa!
    Ngoài sân, trời về chiều, gió ngoài sông thổi nhẹ từng cơn !!!


    Song Nhi
    Last edited by thuykhanh; 08-02-2016 at 03:46 AM.

  4. #24
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    ***
    Nâng cấp Ô sin.


    Sao các đại gia không vào hành lang bệnh viện mà tìm tình một đêm? Năm trăm đô, hai trăm đô cũng được.
    Tôi cao 1m68, ba vòng đủ chuẩn, mặt xinh, da trắng. Tôi sẽ bán tôi ngay để đủ tiền phẫu thuật cho mẹ.
    ***
    1.
    Đã một tuần ăn chực nằm chờ trong bệnh viện, nhưng tôi vẫn không thể nào thích nghi được với không khí
    ở đây. Từ khoa điều trị của mẹ muốn xuống căng tin phải đi qua lối vào nhà xác.
    Mỗi lần hai mẹ con dìu nhau đi, tôi cứ phải cố dấn bước cho nhanh và mắt nhìn thẳng tắp. Để bảo vệ chút
    mạnh mẽ còn lại mà không đổ gục. Nhà tôi, mẹ góa con côi, nếu tôi cũng quỵ, sẽ chẳng còn ai làm chỗ dựa
    cho mẹ.
    Hết một tuần, tất cả kết quả xét nghiệm đều đi đến chung một kết luận: Khối u của mẹ lành tính nhưng bắt
    buộc phải phẫu thuật. Nỗi vui mừng chưa kịp nhen nhóm thì số tiền dự tính phải chi trả đã tàn bạo bóp nghẹt
    trái tim tôi lần nữa.
    Tôi có bán răng, bán tóc, bán máu, bán cả nhà cũng không thể đủ một nửa con số trăm triệu đồng. Huy động
    tất cả người thân, bạn bè quen biết được vỏn vẹn hai chục triệu. Cây vàng mẹ định để dành làm của hồi môn
    cho tôi phải bán đúng lúc giá chạm đáy cũng chỉ gom thêm được bốn chục triệu nữa.
    Con số sáu mươi triệu đồng còn lại cứ như cái thòng lọng treo lơ lửng trên đầu tôi.
    Không có nó, mẹ không thể phẫu thuật được. Thời gian càng kéo dài, xác suất an toàn sẽ càng giảm. Chưa
    bao giờ tôi lâm vào tình trạng quẫn trí như lúc này.
    Sao các đại gia không vào hành lang bệnh viện mà tìm tình một đêm? Năm trăm đô, hai trăm đô cũng được.
    Tôi cao 1m68, ba vòng đủ chuẩn, mặt xinh, da trắng. Tôi sẽ bán tôi ngay để đủ tiền phẫu thuật cho mẹ.
    ***
    Mỗi buổi sáng, bác sĩ điều trị cho mẹ đi qua thăm khám đều hỏi han về tình hình chuẩn bị của chúng tôi.
    Tôi chưa bao giờ khóc trước mặt bác sĩ, nhưng sắc mặt tôi trông còn thảm hơn cả khóc, nên bao giờ anh
    cũng ái ngại quay đi.
    Phòng bệnh của mẹ có mười hai người, chen chúc trong sáu cái giường cá nhân. Buổi sáng hôm thứ sáu,
    bác sĩ điều trị của mẹ đi vào, mang theo mười hai cái phong bì, bảo là của các nhà hảo tâm gửi tặng.
    Mười một cái đều chỉ có một triệu đồng, riêng cái của mẹ tôi là năm triệu đồng, kèm theo tín hiệu "bí mật".
    Có nhiều tiếng khóc cùng lúc sụt sùi. Bác sĩ thấy ngại sao đó mà đi ra ngay, còn bảo tôi cuối giờ lên khoa gặp.

    Ai đã từng vào chăm bệnh nhân trong viện mới cảm nhận được hết cái thấp thỏm trong câu hẹn gặp với
    bác sĩ. Thường là vì tình trạng bệnh tiến triển không tốt bác sĩ điều trị mới phải gặp riêng người nhà. Cũng
    có khi vì phí điều trị tự nhiên lại đội lên quá cao. Với người giàu mà nói, đây không phải là khó khăn gì
    ghê gớm. Nhưng với dân nghèo như chúng tôi, mức độ sát thương của nó như các cư dân mạng hay nói,
    đúng là "vô đối".
    Cho nên, suốt cả ngày hôm ấy tôi hết đi ra lại đi vào, giơ tay xem đồng hồ liên tục, đến mức chính mẹ cũng
    bị lây cảm giác căng thẳng. Khi kim giờ chỉ đúng số năm, tôi lao như tên bắn qua hành lang bệnh viện.
    Ngồi trong phòng của anh rồi, hơi thở vẫn chưa điều hòa nổi, lòng bàn tay tôi túa mồ hôi lạnh toát. Không có
    tiên liệu xấu nào cả. Anh chỉ cho tôi thêm một con đường sống.

    Tôi phải cấp tốc mua bảo hiểm cho mẹ, trước thời gian phẫu thuật. Anh thậm chí còn giới thiệu người
    có thể giúp tôi đẩy nhanh và hợp thức hóa các thủ tục. Tôi trào nước mắt cám ơn. Anh lại lúng túng:
    Cũng không giúp được gì nhiều đâu, vì ca mổ của mẹ em là tự nguyện, nên bảo hiểm chỉ trả giúp một phần
    viện phí. Giảm được khoảng 20% tổng chi phí là cùng!
    Tôi lẩm nhẩm trong óc, 20% của 120 triệu nghĩa là hơn hai chục triệu. Nghĩa là nỗi lo của tôi giảm xuống
    chỉ còn hơn ba chục triệu nữa thôi. Một triệu đồng lúc này cũng quý, nói gì đến hơn hai chục triệu.
    Nhưng một tuần sau đó tôi vẫn không biết làm cách nào để xoay ra hơn ba chục triệu đồng.

    Túng quá hóa liều. Tôi một lần nữa gõ cửa phòng bác sĩ điều trị chính. Trong tay là một hợp đồng đã soạn
    sẵn, ký sẵn. Tôi mạo muội đề nghị anh bảo lãnh cho ca mổ của mẹ tôi. Tôi biết điều này là bất khả thi.
    Trong bệnh viện lúc nào cũng có người nghèo. Mạng ai cũng quý. Ai cũng muốn nhờ bác sĩ bảo lãnh.
    Mà bác sĩ thì không là thánh.
    Nhưng tôi có một niềm tin mơ hồ: Hình như anh để ý đến tôi. Có để ý mới đưa phong bị dày hơn những
    người khác. Có để ý mới nói giúp việc làm bảo hiểm, không bác sĩ nào rỗi hơi lại đi mách bệnh nhân cách
    lách luật rắc rối và có phần trái quy tắc như vậy?

    Trong hợp đồng thảo sẵn, tôi đề nghị làm giúp việc không công cho gia đình bác sĩ trong 3 năm, bảy ngày
    trên tuần, ba giờ mỗi ngày. Không ngờ, anh nhìn tờ giấy rồi cười, đẩy lại phía tôi không nói gì. Cuống quá,
    tôi nói thẳng tưng mà không hề đỏ mặt: Hay là anh mua em đi, toàn quyền sử dụng trong một năm.
    Em cam tâm tình nguyện! Lần này, anh đơ ra một lúc, mặt đỏ bừng.

    Tôi gần như tuyệt vọng, thiếu chút nữa thì nằm lăn ra phòng anh ăn vạ. Một lúc sau anh bảo tôi chuẩn bị,
    thứ ba sẽ mổ cho mẹ. Tôi gần như bay ra khỏi phòng anh, bất chấp nỗi ê chề bán thân vô tiền khoáng hậu
    kia. Trước mắt tôi chỉ còn viễn cảnh mẹ sẽ được phẫu thật, sẽ khỏi bệnh, khỏe mạnh trở lại. Tôi làm gì còn
    người thân nào khác trên đời này!

    Ca phẫu thuật của mẹ rất thành công. Lúc này tâm trí tôi mới trở lại trạng thái bình thường. Nghĩ đến cái
    hợp đồng vẫn bỏ lại trong phòng anh, không khỏi ngượng ngùng. Nhưng mãi vẫn không thấy khổ chủ
    đòi nợ. Gần ngày mẹ ra viện, tôi lần nữa vác mặt mo đi đề nghị người ta "nghiệm thu" mình.

    ***
    2.
    Tôi ngoài ba mươi tuổi. Bác sĩ của một bệnh viện lớn. Độc thân nhưng hình như không có duyên lắm với
    phụ nữ. Lần đầu nhìn thấy em đã rung rinh. Em rất đẹp, lại hiếu thuận. Chăm chút mẹ từng li từng tí.
    Làm việc trong bệnh viện lâu rồi, tôi đã chứng kiến không ít cảnh các ông bố bà mẹ cô đơn vò võ điều trị
    nội trú, toàn bộ việc chăm sóc phó mặc cả cho điều dưỡng viên, con cái một tuần tới điểm danh một lần
    đã là nhiều. Thế nên, hình ảnh của em ngày ngày chăm chút mẹ tận tâm tận lực lại khiến tôi để tâm.
    Mẹ em phải phẫu thuật, lần lữa mãi mà không thu xếp đủ tiền, tôi cũng có chút động lòng.

    Mẹ tôi năm nay ngoài bảy mươi tuổi. Bố tôi mất đã năm năm, sở thích còn lại duy nhất của bà là chăm tôi
    và làm từ thiện. Lương hưu của bà không đáng là bao, ngày ngày bà may áo, đan len, rồi cứ gom lại từng
    tí một, thành một chục là hớn hở mang cho trẻ con nghèo.
    Trước đây, mẹ cũng hay mang vào viện tôi nhưng từ khi tôi bảo: Bệnh nhân thường họ không thiếu mấy
    thứ mẹ cho, cái họ thiếu nhất là tiền, thế là mẹ chuyển mục tiêu sang mấy xã ngoại thành và các xã vùng
    núi theo chường trình của Hội Chữ thập đỏ.

    Gần đây, mẹ vận động được cả các cô chú và bạn bè ở nước ngoài gửi tiền về làm từ thiện,thỉnh thoảng
    được một cục, mẹ lại tất tả đem cho. Tháng trước, mẹ đi đường bị xe tông gãy chân, thế là phải nằm một
    chỗ, không đi lại được. Cục tiền của mẹ, tôi phải làm nhiệm vụ mang vào viện phân phát. Thực lòng, tôi
    không quen làm việc này nhưng trước sức ép của mẹ, đành chia ra các phần bằng nhau, đem chia cho
    phòng điều trị của mình, năm phút là xong. Riêng phong bì của mẹ em, tôi cố tình nhét thêm bốn triệu đồng.
    Cũng như muối bỏ bể mà thôi!

    Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được em lại đề nghị "bán mình" cho tôi với cái giá như vậy. Nhất thời không
    biết phản ứng thế nào nên cứ ngồi ngậm hột thị. Nhìn gương mặt tuyệt vọng của em, tôi biết mình chẳng
    còn lựa chọn nào khác. Thế là rút tiền túi ra giúp bệnh nhân. Cũng chẳng phải vì lòng tốt như mẹ tôi, mà
    là vào cái thế không thể rút chân ra được nữa.

    Ngày mẹ em ra viện, em lần nữa nhắc lại chuyện phải "thanh toán" hợp đồng. Tôi lại lần nữa bị ép phải
    nói rằng: "Cứ coi như nợ anh, khi nào có tiền thì trả!". Không ngờ em "chốt hạ" ngay: Thế này vậy, nếu anh
    đã chê em thì làm theo phương án thứ nhất đi! Em biết mẹ anh đang ốm, cũng cần người giúp đỡ. Từ tuần
    sau, sau giờ làm em sẽ đến nhà anh giúp việc nhà. Em biết địa chỉ rồi, anh đừng ngại!

    Em làm Ôsin cho nhà tôi được đúng sáu tháng thì mẹ tôi một hai đòi nâng cấp em làm con dâu.
    Đến nước này tôi mà còn vờ vịt lập topic "có nên siết nợ bằng cách cưới con nợ hay không?" thì thật nhảm!!!

    [Theo Trải nghiệm sống]

    PS.- tk bịnh, phải nghỉ mấy ngày, hôm nay trở lại diễn đàn.
    Cảm ơn ACE bạn hữu ghé đọc. Mong mọi người được bình an

    Last edited by thuykhanh; 08-14-2016 at 07:22 PM.

  5. #25
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    497
    .




    QUOTE]


    tk bịnh, phải nghỉ mấy ngày, hôm nay trở lại diễn đàn.


    [/QUOTE]




    Cám ơn chị Thụy Khanh mang truyện hay về, đêm qua em thức khuya đọc cho xong. Hai nhân vật dễ thương và có tình có nghĩa quá phải không chị.

    Chị mới bịnh phải nghỉ mấy ngày, hôm nay chị đã khỏe hẵn chưa? Chị có ra sân chăm mấy cây hoa hồng đừng ra sớm quá và cũng đừng phơi nắng nhiều, dễ cảm lắm ạ. Hoa hồng nhà chị ddẹp quá, mầu hồng thật tươi mát.

    Chúc chị luôn vui khoẻ nha.

    Em NH



    ps. Em cám on chị thường vào trang của em. Em không vào viết thăm chị vì sợ không có giờ trở lại trả lời chị, dể lâu quá thất lễ nên ddành phải im lặng. Lúc này em có nhiều chuyện bận bất ngờ, loay hoay hoài không xong việc.




  6. #26
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by NguyetHa View Post



    Chị mới bịnh phải nghỉ mấy ngày, hôm nay chị đã khỏe hẵn chưa? Chị có ra sân chăm mấy cây hoa hồng đừng ra sớm quá và cũng đừng phơi nắng nhiều, dễ cảm lắm ạ. Hoa hồng nhà chị ddẹp quá, mầu hồng thật tươi mát.

    Chúc chị luôn vui khoẻ nha.

    Nguyệt Hạ thương,

    Những giòng trên làm chị nhớ lại hồi đầu năm, có cơn bão tuyết lớn, NH gởi PM dặn dò
    chị ở trong nhà, đừng đi đâu.
    Cảm ơn tấm lòng của em đối với chị, NH an tâm, chị bớt nhiều và sáng nay đã đến gym
    tập trở lại.
    Em viết hay, chị thích đọc, không những ở đây mà còn nơi khác nữa.
    Nhân dịp này, chị cảm ơn nhà văn với lối viết nhẹ nhàng, đằm thắm.
    Con trai em có được về nhà nghỉ hè không?

    Sẽ nhớ lời em dặn, mến chúc em và gia đình mọi sự an lành, đẹp ý.
    Chị, tk.

    Last edited by thuykhanh; 08-15-2016 at 07:42 PM.

  7. #27
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    497
    Chị Thụy Khanh thương, chị chịu khó ghê, vừa khỏi bệnh là đi gym tập trở lại, mong chị sẽ khỏe hơn.

    Cám ơn chị hỏi thăm và chúc gia đình em, tụi em lúc nào cũng vui, con em đang nghỉ hè ở nhà. Có nhiều chuyện lặt vặt trong nhà, trong vườn, hai mẹ con cố thanh toán trong thời gian này. Năm nay nơi em nóng quá nên cây cỏ vườn tược cháy gần hết.

    Một ngày vui và an lành với chị và gia đình
    Em NH

  8. #28
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Truyện ngắn:

    Trên du thuyền Norwegian

    Điệp Mỹ Linh







    Cuối cùng, ban quản lý du thuyền Norwegian đồng ý để nhóm du khách Việt-Nam có một khu vực giải trí nhỏ, riêng biệt. Đêm đầu tiên nhóm người Việt gặp nhau, nhiều người vui vẻ ghi tên tham dự phần văn nghệ.
    Mở đầu buổi họp mặt văn nghệ, xướng ngôn viên giới thiệu một người kể chuyện vui. Ông này chưa kể chuyện mà đã làm cho cả nhóm cười, vì phong cách của ông trông rất giống danh hề Phi-Thoàn.
    Trong những cuộc vui, bao giờ Ngọc-Lan cũng cảm thấy lạc lõng, không thể hòa đồng được. Ngọc-Lan ngồi riêng biệt cạnh góc phòng. Nhìn những người bạn chưa quen, Ngọc-Lan chua xót nhận ra một điều thê thảm là ai trông cũng già nua, chậm chạp. Nhận ra được lẽ vô thường, Ngọc-Lan thầm hoảng sợ, vì chính Ngọc-Lan cũng ở vào lứa tuổi của những người quanh đây!

    Bận suy nghĩ miên man, Ngọc-Lan không để ý đến lời giới thiệu của người phụ trách chương trình. Khi nghe tiếng vỗ tay vang lên, Ngọc-Lan choàng tỉnh. Ngọc-Lan thấy một người đàn ông bước lên bục gỗ, ôm Guitar dạo một tình khúc rất quen. Ngọc-Lan chăm chú nghe: “Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng, ngoài kia mưa lê thê, qua ngàn chốn sơn khê…” (1)
    Giọng của người hát khàn khàn, vì lớn tuổi; nhưng lời ca lại khơi dậy trong hồn Ngọc-Lan hình ảnh của Khanh, người yêu thời thơ dại của nàng.



    Đến đoạn điệp khúc, người hát ưỡn ngực, cố lấy hơi để đưa giọng lên cao, nhưng tiếng hát của Ông vẫn nghẹn lại; hai câu kế tiếp Ông hát với tất cả nỗi niềm của Ông: “…Mấy ai ra đi hẹn về dệt nốt tơ duyên, chít lên vành khăn trắng, cầm tay nhau đi em, tơ Trời quá mong manh…”(2) Ngọc-Lan chợt cảm thấy bồi hồi xúc động như lần đầu tiên Ngọc-Lan nghe Khanh, sĩ quan Biệt-Động-Quân Biên-Phòng, hát giúp vui, khi Ngọc-Lan cùng nhóm học sinh ủy lạo binh sĩ tiền đồn đến viếng đơn vị của chàng.

    Ngày xưa đó, trong khi đại diện cho đơn vị để hát giúp vui, Khanh nhìn nhóm nữ sinh xinh đẹp và ánh mắt của Khanh dừng lại nơi cô học trò có mái tóc dài, nét mặt hiền, sóng mũi cao và đôi mắt thật buồn. Cô ngồi riêng rẽ, cạnh những bao cát của hầm chống pháo kích. Khi tiễn nhóm học sinh ra về, nghe các cô gọi nhau, Khanh mới biết tên cô học sinh mà chàng để ý lúc trưa là Ngọc-Lan.

    Gần nửa thế kỷ sau, lúc hát giúp vui cho nhóm du khách “golden age” trên du thuyền Norwegian này, Khanh lại bắt gặp những nét yêu kiều của Ngọc-Lan thuở xưa, nơi một thiếu phụ ngồi riêng biệt cạnh góc phòng.
    Hát xong, Khanh rời bục gỗ trong những tràng pháo tay dòn dã. Sau một thoáng ngần ngại, Khanh không nén được tò mò, vội đi thẳng đến chiếc ghế trống, đối diện với Ngọc-Lan, hỏi:

    - Xin lỗi bà, có ai ngồi ghế này không ạ?

    Ngọc-Lan mỉm cười, lắc đầu. Khanh tiếp:

    - Tôi có thể ngồi đây, được không, thưa bà?

    - Dạ, ông cứ tự nhiên.

    Nhận ra giọng nói của Ngọc-Lan, Khanh hơi mất bình tĩnh:

    - Xin lỗi bà, có phải quý danh của bà là Ngọc-Lan hay không?

    Ngọc-Lan sửng sốt:

    - Thưa, ông là ai? Tại sao ông biết tên tôi?

    Không đáp lời Ngọc-Lan, Khanh cúi mặt, đưa tay ôm trán như muốn ôm lấy nỗi đau và cũng như muốn che kín khuôn mặt đầy tàn tích chiến tranh của chàng!
    Tàn tích chiến tranh trên khuôn mặt của Khanh đôi khi làm cho Khanh cảm thấy thiếu tự tin; nhưng mặc cảm đã không thể làm được gì để cứu đàn em của chàng, trong những ngày máu lửa cuối tháng Ba năm 1975, tại Thuận-An, thì lúc nào cũng gậm nhấm hồn chàng và đem đến cho Khanh nhiều mặc cảm tự ty!

    Gần bốn mươi năm, khoảng thời gian đủ dài để hận thù lắng đọng; nhưng không đủ dài để xóa mờ những bi hùng có thật suốt đoạn đường khổ nạn mà đơn vị của Khanh được lệnh phải theo Lữ-Đoàn I Thiết-Kỵ về Phá Tam-Giang. Từ Phá Tam-Giang, Khanh lại nhận được chỉ thị phải đưa đơn vị của chàng về Thuận-An để chiến hạm Hải-Quân đón.

    Đến Thuận-An, thấy sự hiện diện của Lữ-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến và Sư-Đoàn I Bộ-Binh, Khanh nghĩ, nhiều đại đơn vị tập trung một chỗ sẽ là địa điểm tốt cho Việt-Cộng pháo kích. Khanh muốn liên lạc, trình thẩm quyền, xin cho đơn vị của chàng về Đà-Nẵng bằng đường bộ; nhưng đặc lệnh truyền tin bị Việt-Cộng xâm nhập, khuấy phá, không xử dụng được.
    Thấy hai Dương-Vận-Hạm Cần-Thơ, HQ 801 và Thị-Nại, HQ 502, thấp thoáng xa xa, mọi người chưa kịp vui mừng thì đại pháo 105 ly và 81 ly của Việt-Cộng nã liên tục, nã tới tấp, nã hằng loạt vào nơi đoàn quân đang tập trung! Không biết bao nhiêu thân người bị hất lên, rồi rớt xuống, nằm yên! Thấy nhiều Thủy-Quân Lục-Chiến hối hả rời “bãi chết”, đi về hướng Nam, Khanh chụp ống liên hợp, muốn ra lệnh cho từng tiểu đơn vị của chàng đi theo, nhưng máy PRC25 trúng đại pháo, bất khiển dụng!

    Khanh nghĩ rằng có thể Thủy-Quân Lục-Chiến, hoặc đã dùng tần số riêng để liên lạc với Hải-Quân, hoặc muốn âm thầm tách rời quân bạn, đi về Đà-Nẵng bằng đường bộ. Dù với lý do nào đi nữa, Khanh cũng nhận thấy hành động của Thủy-Quân Lục-Chiến là một giải pháp tốt. Khanh đứng thẳng người, vừa điểm điểm ngón tay trỏ về hướng Nam vừa ra lệnh: “Tất cả đi theo Thủy-Quân Lục-Chiến”.
    Niên – hiệu thính viên của Khanh – kéo Khanh xuống, hét lớn: “Ông Thầy bị thương rồi! Ông Thầy nằm xuống.” Lúc đó Khanh mới thấy máu nhuộm đỏ chiếc áo hoa rừng của chàng. Khanh đưa tay vuốt máu trên mặt; nhưng Khanh vẫn chưa cảm thấy đau. Khanh hất Niên ra và vẫn đứng thẳng, lập lại: “Tất cả đi theo Thủy-Quân ...” Nói chưa dứt câu, Khanh quỵ xuống…

    Thấy Khanh vẫn trong tư thế thiểu não, Ngọc-Lan bối rối:

    - Ông ơi, ông! Ông bình an chứ?

    Khanh ngẩng lên:

    - Xin lỗi bà. Cảm ơn bà. Tôi không sao cả.

    - Vậy thì ông làm ơn cho biết tại sao ông biết tên tôi?

    Khanh lẳng lặng lấy trong ví thẻ căn cước quân nhân, trao cho Ngọc-Lan:

    - Thưa, bà còn nhớ thanh niên này không?

    Nhận ra tên, họ và ảnh trong thẻ căn cước, Ngọc-Lan run tay, không hiểu giữa người trong ảnh và người đàn ông ngồi đối diện liên hệ như thế nào! Ngày xưa, vì gia đình khắc khe, Ngọc-Lan chỉ liên lạc với Khanh bằng thư. Thỉnh thoảng Khanh về phép, Ngọc-Lan trốn học đi chơi với chàng; chỉ có vài lần lén lút hôn nhau vội vàng thì làm thế nào Ngọc-Lan có thể quen mùi da thịt hoặc nhận ra được những điểm đặc biệt trên mặt Khanh! Ngọc-Lan rơm rớm nước mắt:

    - Thưa, ông liên hệ như thế nào với thanh niên này?

    Khanh lại mở ví, lấy tấm ảnh đã nhạt màu, trao cho Ngọc-Lan:

    - Bà nhận ra thiếu nữ này không?

    Nhìn tấm ảnh rồi lật phía sau, thấy nét chữ của chính mình “Thương tặng anh Khanh để nhớ mãi những ngày vui. Đừng bao giờ quên em, nha.” Ngọc-Lan bàng hoàng:

    - Ô, Trời! Anh!...

    Sự xúc động đến quá nhanh, Ngọc-Lan hơi chồm về phía trước, muốn “hug” Khanh; nhưng ý tưởng ngại ngùng chợt đến, Ngọc-Lạn liếc nhanh sang nhóm bạn chưa quen:

    - Chị đâu, thưa anh?

    Khanh cười mỉm, lắc đầu nhưng đôi mắt lại buồn buồn. Ngọc-Lan tiếp:

    - Nếu vậy thì…anh có muốn ra ngoài nói chuyện với em không? Trong này nhạc ồn quá.

    Khanh và Ngọc-Lan lên sân thượng. Cạnh ba hồ bơi, nhiều người nằm duỗi chân trên mấy chiếc ghế xếp. Nhà hàng cung cấp nước uống và thức ăn nhẹ vẫn còn mở cửa. Sau khi chọn hai chiếc ghế xếp nơi góc vắng, Khanh bảo:

    - Ngọc-Lan ngồi đi. Anh đi lấy nước. Ngọc-Lan uống gì?

    - Dạ không. Cảm ơn anh.

    Nhìn vùng không gian rực rỡ ánh đèn phía xa và nghe âm điệu Swing của nhạc khúc Istanbul phát ra từ nhà hàng, đôi vai của Ngọc-Lan lắc nhè nhẹ.

    Khanh trở lại với ly rượu chát đỏ. Sau khi ngồi vào ghế xếp, Khanh nhìn Ngọc-Lan, không biết nên mở đầu câu chuyện như thế nào! May quá, Ngọc-Lan đi thẳng vào vấn đề:

    - Chị và các cháu hiện tại ở đâu, thưa anh?

    - Trước hết, anh yêu cầu Ngọc-Lan đừng thưa gửi gì hết. Ngày xưa Ngọc-Lan chỉ gọi “anh Khanh ơi!” chứ Ngọc-Lan có bao giờ thưa gửi gì đâu.
    Cả hai người nhìn nhau, cười. Khanh tiếp:

    - Chuyện dài lắm, từ từ anh kể cho Ngọc-Lan nghe. Nè, Ngọc-Lan nhớ bài Les Nuits Sans Toi không?
    Ngọc-Lan gật đầu, nhưng trong tiềm thức Ngọc-Lan lại văng vẳng tiếng hát xưa:

    …Les nuits m’éveillent
    Quand Je sommeille
    Guettant ton pas
    Je crois entendre
    Un passant dans la rue…(3)

    Khanh tiếp:

    - Ngọc-Lan! Ngày xưa em thường bảo, biến âm đột ngột ở chữ “rue” là một Mineur “chết người”. Nhớ không?

    Ngọc-Lan gật đầu. Khanh cười buồn:

    - Chính những chi tiết đó làm anh không thể nào quên được em.

    - Mà anh có muốn quên em hay không?

    - Thú thật với em, nhiều khi anh muốn quên em, cũng như anh muốn quên đi những dã man, những tàn bạo giữa con người đối với đồng chủng, tại bãi biển Thuận-An - để cho lòng anh bớt khổ - nhưng anh không thể quên được.

    - Em không hiểu rõ những gì xảy ra cho anh và đồng đội của anh tại bãi Thuận-An. Nhưng em nghĩ, tất cả đã qua rồi, anh đừng nên tự làm khổ anh nữa.

    Khanh im lặng. Ngọc-Lan cũng im lặng, nhìn mong ra khoảng không gian rực rỡ của Istanbul.

    Trong khi Ngọc-Lan thi vị hóa vùng ánh sáng chói lòa của Istanbul, của cầu Galata và cầu Ataturk thì vùng ánh sáng đó lại khơi dậy trong lòng Khanh những khối ánh sáng xé không gian, rơi và nổ ngay nơi tập trung của những đại đơn vị thiện chiến Việt-Nam Cộng-Hòa!

    Khanh nghe tiếng Niên gào to: “Ông Thầy! Có chiếc LCU vào, ưu tiên đón thương binh. Em cõng ông Thầy. Đi! Mau đi, ông Thầy.” Khanh quát:“Mày đi đi. Mày thấy đứa nào thì bảo nó đi luôn.” Niên xấn đến, khom người, quàng tay Khanh qua vai Niên. Khanh thu tay tại, rút “ru-lô”, chỉa ngay vào Niên: “Đi! Tao bảo mày đi. Mày không đi, tao bắn.” Niên lại gào lên: “Em không đi. Em không bỏ ông Thầy được.” Khanh hơi chếch mũi súng. Tiếng nổ vang lên. Niên sợ quá, quay lưng, vừa chạy vừa gào to: “Ông Thầy ơi! Ông Thầy!”

    Khanh nghe, lẫn trong tiếng đại pháo còn có tiếng lựu đạn và súng nhỏ nữa. Khanh nhìn họng súng. Ý nghĩ táo bạo vừa lóe lên Khanh chợt nghe tiếng Niên: “Ông Thầy! Chiếc LCU tản thương đi rồi. Mấy LCU khác đang vào thì vài chiếc bị trúng hỏa tiễn tầm nhiệt AT3. Em với thằng Chắc trở lại, khiêng ông Thầy ra tàu.” Khanh cương quyết: “Tao bảo hai đứa mày tìm đường thoát đi. Tao không đi đâu cả. Tao nghe nhiều tiếng lựu đạn và súng nhỏ; như vậy là ‘cha con tụi nó’ sắp tới rồi. Tao phải ở lại ‘chơi’ với ‘cha con tụi nó’ cú chót.” Chắc gào to: “Không phải! Tiếng lựu đạn và súng nhỏ là do ‘tụi’ Thủy-Quân Lục-Chiến tự tử tập thể!” Khanh giận dữ: “Mẹ! Đi lính là để ‘uýnh’ giặc chứ đâu phải đi lính để tự tử!”
    Nói xong Khanh mới chợt nhớ hành động nông nỗi của chàng lúc nãy! Chắc và Niên vừa nắm tay và chân của Khanh vừa gào: “Uýnh gì nữa mà uýnh! ‘Tụi’ Thủy-Quân Lục-Chiến hết đạn rồi!” Khanh vung tay khỏi tay Chắc rồi rút “ru-lô”, chỉa về Chắc: “Tao bảo hai đứa mày tìm đường thoát đi. Đi! Đi ngay không tao bắn!” Niên và Chắc chần chừ, nhìn nhau. Khanh lại bắn dọa một phát nữa. Chắc và Niên hãi quá, chạy đi…

    ******

    Dân làng chia thành nhiều nhóm nhỏ. Nhóm đào huyệt. Nhóm ra bãi cát tìm xem quân nhân nào còn sống, đem về làng chữa thương.
    Hoa – tốt nghịêp Sư-Phạm cấp tốc Qui-Nhơn, về dạy trường tiểu học Bình-An – đi theo nhóm người tìm quân nhân bị thương. Nhìn ánh nắng mai hững hờ long lanh trên triền sóng của một bãi cát ngập xác người, Hoa đau lòng.

    Vừa sờ tay lên ngực của từng xác người Hoa vừa nghĩ đến cảnh quân Đồng-Minh đổ bộ vào bờ biển Normandy, trong phim The Longest Day, do Paul Anka, Richard Burton và Eddie Albert thủ diễn. Trong xi-nê, cảnh đổ bộ ở Normandy bi hùng bao nhiêu thì cảnh thật ngoài đời, trên bãi biển nghèo này, lại thảm khốc bấy nhiêu!

    Sờ tay lên ngực một quân nhân có bảng tên Khanh, cảm thấy ngực còn ấm và tim đập thoi thóp, Hoa reo lên: “Người này còn sống. Nhanh lên!” Nhóm đàn ông chạy đến, nâng thân người mềm nhủn của Khanh đặt vào chiếc võng, võng về trường Bình-An, nơi được dùng làm trạm cứu thương dã chiến.
    Hoa đề nghị nên dùng kéo cắt quân phục đậm đặc máu của thương binh để dễ tìm vết thương và cũng để, nhỡ Việt-Cộng về làng, Việt-Cộng sẽ không thể biết ai là lính. Sau khi phụ y-tá băng bó vết thương, Hoa lại đề nghị không nên để thương binh tập trung tại trường học, ngại Việt-Cộng sẽ về giết hết. Mỗi gia đình nhận một thương binh.

    Hoa đã cẩn thận đến như vậy mà tối đó, do du kích báo cáo, Việt-Cộng về, lục soát và đâm chết nhiều thương binh! Khanh thoát chết nhờ Hoa và một học sinh – ngay sau khi trời vừa tối – kéo chàng ra vựa củi sau nhà, dời một ít củi, để Khanh nằm vào chỗ trống, phủ mền lên rồi lấy củi che lại.

    Khi cơn lốc kéo về miền Nam, miền Trung có vẻ êm dịu, Hoa vào Huế mua thuốc trụ sinh về chữa vết thương cho Khanh.
    Tất cả công khó của Hoa, Khanh đều ghi nhận và chịu ơn. Khanh làm tất cả những gì chàng có thể làm để tạo dựng gia đình, đem hạnh phúc đến cho Hoa. Nhưng khi Hoa đề nghị Khanh vất tấm ảnh của Ngọc-Lan thì Khanh từ chối: “Ngọc-Lan không đem phiền nhiểu đến cho em. Ngọc-Lan cũng không phải là mối đe dọa hạnh phúc giữa em, anh và các con.
    Đối với anh, Ngọc-Lan cũng như những quân nhân thuộc cấp của anh; họ gắn liền với tuổi trẻ và đoạn đường đầy chông gai, nghiệt ngã của anh. Không thể nào anh quên họ được.” Dù không hài lòng với biện luận của Khanh, Hoa cũng im lặng để chứng tỏ mình là người cao thượng. Nhưng, mỗi khi nghe Khanh ngân nga ca khúc Les Nuits Sans Toi, Hoa im lặng không được, thường mỉa mai: “Sống với vợ con mà tối ngày cứ Les Nuits Sans Toi! Được rồi, anh muốn Les Nuits Sans Toi thì tui cho anh Les Nuis Sans Toi!” Không bao giờ Khanh ngờ đó là lời cảnh cáo rất nghiêm khắc của Hoa; vì thật lòng chưa bao giờ Khanh có ý phản bội hoặc xa lìa Hoa để tìm lại Ngọc-Lan.

    ******
    Chiếc du thuyền nhỏ vừa rời chiếc Norwegian một khoảng ngắn, hướng dẫn viên du lịch cầm micro, phát âm bằng Anh ngữ: “Kính thưa quý vị! Chiếc du thuyền nhỏ này sẽ đưa chúng ta đến Bosphorus bridge, chiếc cầu nối hai miền Âu-Châu và Á-Châu.” Khanh chỉ những ngôi biệt thự mái đỏ, ẩn mình sau những rạng thông xanh, hỏi Ngọc-Lan:

    - Nhìn khung cảnh đó Ngọc-Lan nhớ gì không?

    Ngọc-Lan nhìn Khanh, mỉm cười, gật đầu; vì khung cảnh này trông rất giống Dalat. Khanh tiếp:

    - Quê hương đẹp thường sinh ra những người con gái đẹp.

    - Thôi, anh! Giờ này mà đẹp gì nữa; chỉ có thê thảm thôi!

    - Nếu em cho là thê thảm thì anh rất trân quý sự thê thảm của em.

    Nhớ lại những người đã từng theo đuổi mình - từ thời còn đi học cho đến sau khi gia đình tan vỡ - đều là người Huế, Ngọc-Lan nửa đùa nửa thật:

    - Em đã nói với anh rồi. Em vừa đạp “vỏ dưa”, thấy “vỏ dừa” em sợ. Em sợ…mấy chàng thanh niên Huế lắm! Nhưng không hiểu tại sao em cứ bị “ghét của nào Trời trao của đó” vậy?

    Lúc này Khanh mới nói rõ giọng Huế:

    - Chàng thanh niên Huế ni thủy chung với em suốt mấy mươi năm qua, còn chi nữa?

    - Anh sống với chị Hoa mà anh cứ Les Nuits Sans Toi là unfair. Và em không thể chấp nhận cảnh sống như chị Hoa.

    - Anh biết anh có lỗi với Hoa. Nhưng trái tim có lý lẽ riêng của nó, lý trí không thể kiểm soát được.

    - Em hiểu. Nhưng làm thế nào em có thể tin được rằng, từ ngày chị Hoa xa anh cho đến bây giờ, anh không có một phụ nữ khác.

    - Thắc mắc của em cũng có lý; nhưng, hãy để thời gian trả lời.

    Cuộc đối thọai vừa đến đây, Ngọc-Lan và Khanh đều chú ý đến giọng rền rền vang ra từ bờ, phía Á-Châu. Ngọc-Lan hỏi hướng dẫn viên du lịch và được biết đó là tiếng niệm kinh từ ngôi đền rất lớn, bên bờ sông.
    Chiếc du thuyền nhỏ cặp vào bờ. Khanh và Ngọc-Lan cùng nhóm du khách vào chợ trời mua quà kỷ niệm. Trong khi đi bên nhau, Khanh tiếp nối câu chuyện lúc nãy:

    - Nghĩa là em vẫn không tin anh, đúng không?

    - Không hẳn là em không tin; nhưng tâm trạng của em bây giờ như một người thấy một hồ nước đẹp, nhưng chưa biết nông hay sâu cho nên chưa dám tắm mát. Thôi, em cứ đứng bên bờ, khỏa nước cho vui.

    - Anh chưa thấy ai ví von một cách tượng hình như em.

    Đến một gian hàng, trong khi Ngọc-Lan chọn quà kỷ niệm, Khanh bảo:

    - Em đứng đây, đừng đi đâu hết. Anh đi mua gạch Bát-Tràng, anh trở lại ngay.

    - Gạch Bát-Tràng là gạch gì? Anh mua để làm gì?

    Khanh chỉ cười, khoát tay.

    Khanh trở lại, trao Ngọc-Lan một mảnh giấy:

    - Đây, gạch Bát-Tràng, em đọc đi.

    Ngọc-Lan nhíu mày. Khanh đi mua gạch mà tại sao lại đưa mảnh giấy, bảo đọc? Thấy Ngọc-Lan chần chừ có vẻ hoang mang, Khanh tiếp:

    - Đọc đi, Ngọc-Lan.

    Ngọc-Lan mở mảnh giấy, thấy nét chữ nguệch ngoạc: “Trên trời có đám mây xanh. Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng. Ước gì anh lấy được nàng. Để anh mua gạch Bát-Tràng về xây. Xây dọc rồi lại xây ngang. Xây hồ bán nguyệt cho nàng chao chân…” (4)

    Ngọc-Lan nhìn Khanh với ánh mắt đầy xúc động rồi cười như mếu. Khanh dang rộng đôi tay tỏ ý muốn “hug” người xưa. Ngọc-Lan từ từ ngã vào vòng tay của Khanh, tựa đầu lên vai chàng. Bỗng dưng Khanh và Ngọc-Lan nghe nhiều tiếng vỗ tay. Nhìn quanh, Khanh bắt gặp những nụ cười chung vui của nhóm du khách cùng đi với chàng trên chiếc du thuyền nhỏ.

    Sau khi trở lại du thuyền Norwegian, Khanh hỏi:

    - Ngọc-Lan muốn dùng cơm trưa ở đâu?

    - Mấy hôm nay chưa ăn buffet; anh muốn dùng thử không?

    - Ý kiến hay. Em muốn về phòng thay đồ, rửa mặt gì không?

    - Đây là du thuyền Free Style, không cần bày vẻ. Nhưng em sẽ vào phòng vệ sinh ngay thang máy để rửa tay, rửa mặt.
    -Ừ. Anh cũng vậy.

    Đang cùng Ngọc-Lan đi chầm chậm để xem thức ăn được trưng bày dưới những ngọn đèn để giữ cho thức ăn được nóng, Khanh nghe:
    - Kenneth Nguyen.

    Khanh quay lại và nhận ra người láng giềng:

    - Hey, Richard! Thật không ngờ gặp bạn ở đây.

    - Tôi cũng đâu biết bạn cùng du lịch trên chiếc du thuyền này.

    - Tại sao tôi không thấy bạn ở phi trường New York? Bạn đến đây bằng ngã nào?

    - Chúng tôi chỉ mua vé du thuyền thôi; còn vé máy bay chúng tôi mua riêng. Bằng phương cách đó hơi bất tiện, nhưng chúng tôi tiết kiệm được đôi chút. Về hưu rồi, nhớ không?

    - Cathy đâu?

    Richard chỉ về chiếc bàn phía cuối thân tàu:

    - Đó. Bà ấy ăn xong rồi, đang ngồi phơi nắng.

    - Lấy thức ăn xong tôi sẽ đến chào Cathy.

    - Bàn của chúng tôi có bốn ghế, Kenneth muốn ngồi chung không?

    - Ô, vậy thì tốt quá. Cảm ơn bạn.

    Khanh xoay sang Ngọc-Lan, tiếp:

    - Đây là Ngọc-Lan, người bạn cũ mà tình cờ tôi gặp lại cách nay vài hôm; và đây là Richard, người bạn ở cạnh nhà anh hơn mười năm qua. Ngọc-Lan và Richard chào hỏi và bắt tay nhau. Cả ba người đến bàn Cathy đang ngồi. Sau khi Richard giới thiệu Ngọc-Lan, Cathy và Richard đều xin phép chỉ gọi Lan thôi, vì cả hai không thể phát âm chữ “ngọc”. Cả bốn người vừa ăn vừa chuyện trò về thời tiết; về những chuyến excursions đã qua và sắp đến; về buổi trình diễn đặc biệt vào tối nay, tại rạp hát chính của du thuyền. Chợt Richard chuyển đề tài:
    - Nè, Kenneth! Mai là sinh nhật của bạn, bạn có tổ chức gì không?

    Khanh cười lớn:

    - Phải rồi! Đó cũng là ngày bạn bị tụi “Vi-Ci” “bắn sẻ”, bi thương. Tôi không quên đâu. Mai mình sẽ có những mục đặc biệt.

    - Thường thường, sinh nhật của bạn, bạn làm gì?

    - Nếu tôi ở nhà, các con của tôi sẽ về đưa tôi đi ăn, đi chơi và tặng quà cho tôi. Còn ở đây…

    Khanh dừng lại, nhún vai. Richard khen Khanh may mắn có những người con hiếu thảo, cuối tuần nào cũng về thăm và đưa Khanh đi chơi, đi ăn. Khanh cảm ơn Richard, rồi hỏi:

    - Richard! Ăn gì thêm không? Tôi muốn lấy thêm một miếng carrot cake.

    Hai người đàn ông rời bàn. Ngọc-Lan muốn nhân cơ hội này hỏi dò về Khanh:

    - Cathy! Tại sao lúc nãy Richard chỉ nói về những người con của Khanh mà Richard lại không khen vợ của Khanh lời nào hết vậy?

    - Ô, Richard và tôi chỉ mới “chấp nối” khoảng năm sáu năm thôi. Những gì trước đó, tôi không biết. Kể từ khi ở sát cạnh nhà Kenneth, tôi không thấy người đàn bà nào cả - ngoại trừ cô con gái của Kenneth. Lan có quen với vợ của Kenneth không?

    Ngọc-Lan lắc đầu, kể vắn tắt chuyến ủy lạo binh sĩ tiền đồn năm xưa cho Cathy nghe. Cathy bảo:

    - Richard và Kenneth hợp nhau lắm. Mỗi khi nghe hai ông kể về những cuộc đụng độ giữa Nam và Bắc Việt-Nam, tôi tự hỏi tại sao trên thế giới này lại có những đơn vị phải chiến đấu trong điều kiện nghèo nàn khí giới đến như vậy?
    Ngọc-Lan chưa kịp giải thích cho Cathy thì Richard và Khanh trở lại. Ăn xong miếng bánh, Richard đề nghị:

    - Bây giờ chúng tôi về phòng, nghỉ. Tối nay, sau khi xem show ở rạp hát, chúng tôi sẽ đến chung vui với nhóm người Việt để nghe Kenneth hát. Hai bà đồng ý không?

    Ngọc-Lan và Cathy đứng lên, vừa xách ví vừa đáp: “Sure! Sure!”

    Đưa Ngọc-Lan về đến phòng, trong khi Ngọc-Lan đưa thẻ nhựa vào ổ khóa để mở cửa, Khanh hỏi:

    - Anh vào phòng em được không?

    Ngọc-Lan lắc đầu. Khanh tiếp:

    - Mấy mươi năm rồi mà em vẫn khó như xưa.

    - Em không còn gì nữa cả, ngoài chút tự trọng…

    - Anh hiểu.

    Nghe giọng không vui và thấy nét mặt buồn buồn của Khanh, Ngọc-Lan muốn làm cho Khanh cười:

    - Anh là Biệt-Động-Quân, tốc độ tiến quân nhanh nhưng cũng phải dè dặt chứ. Anh “làm cái vèo” khiến em bối rối, tưởng anh đã trở thành phi-hành-gia!
    Khanh cười, vỗ nhẹ lên vai Ngọc-Lan:
    - Em vào nghỉ. Trước khi đi ăn chiều, anh gọi em, hẹn giờ. Em nhớ, em nên chọn chiếc áo nào em vừa ý nhất mà mặt cho tối nay, nha.

    ******

    Tuy là chuyến viễn du Free Slyle, nhưng tối nay nhóm người Việt lại “diện” những bộ quấn áo đẹp nhất.
    12 giờ đêm, phần văn nghệ tạm ngưng. Giữa khi mọi người khui champagne thì Richard và Cathy xuất hiện với y phục rất trang trọng. Richard đặt lên bàn một hộp lớn. Khanh giới thiệu Richard và Cathy với mọi người. Richard nói về Khanh với sự cảm mến rất đặc biệt và Richard xin mọi người cho vợ chồng ông cùng chung vui trong giây phút đầu tiên để mừng ngày sinh của Khanh. Mọi người vỗ tay.
    Cathy mở hộp, lấy chiếc bánh có hình huy hiệu Biệt-Động-Quân ra, để lên bàn. Mọi người cùng “ồ” lên. Nhìn chiếc bánh, Khanh nghẹn ngào, không nói được một lời!
    Đợi cho sự xúc động của Khanh lắng xuống, Richard, Cathy bắt giọng và mọi người cùng hát: “Happy Birthday to you. Happy Birthday to you…” Mọi người hát xong, Richcard đến bên Khanh:

    - Bây giờ đến phần cắt bánh. Kenneth muốn cắt bánh hay Kenneth muốn Lan, người bạn cũ của bạn, cắt?

    - Dĩ nhiên tôi sẽ dành vinh dự này cho Ngọc-Lan.

    Sau khi ăn bánh, uống Champagne, Richard yêu cầu Khanh hát. Khanh tươi cười ôm Guitar đến micro:

    - Kính thưa quý vị, tôi xin thành thật cảm ơn sự ưu ái mà quý vị đã dành cho tôi. Đây là một sinh nhật rất đặc biệt và rất khó quên của tôi.
    Xoay sang Richard và Cathy, Khanh tiếp, bằng Anh ngữ:

    - Xin cảm ơn Richard, người đã trải dài chuỗi ngày tươi trẻ trong những trận chiến kinh hoàng trên quê hương nghèo khó của tôi. Xin cảm ơn Cathy, bà láng giềng xinh đẹp và hiền thục của tôi. Và, xin cảm ơn Ngọc-Lan, người bạn yêu dấu.
    Mọi người vỗ tay. Khanh tiếp:

    - Tôi xin trình bày ca khúc Tôi Sẽ Đưa Em Về của Y-Vân.
    Richard và Cathy đưa cao tay: “Yeah! Yeah!”

    Khanh dạo đàn rồi hát: “Tôi sẽ đưa em về; về miền đất thân yêu; về kiếp sống cô liêu. Tình thương không còn thiếu…Tôi sẽ đưa em về mà không lo thiếu tình yêu.”
    Hát xong, Khanh cúi chào, lấy Guitar ra khỏi vai. Nhưng Ngọc-Lan lại ngạc nhiên khi nghe cả nhóm người Việt đồng ca tiếp tình khúc đó – do sự sắp xếp của Richard và Khanh.

    Trong khi cả nhóm người Việt tiếp tục hát, Richard đưa Khanh về phía Ngọc-Lan, mời nàng đứng lên. Ngọc-Lan chưa biết chuyện gì xảy ra thì Richard đặt tay Ngọc-Lan vào tay Khanh rồi đẩy nhẹ hai người về phía cửa:

    - Hãy đi đi! Hai bạn hãy về nơi không thiếu tình yêu.

    Nhóm người Việt đứng dậy, vừa tiến về phía Ngọc-Lan và Khanh vừa hát vang hai câu cuối:“…Tôi sẽ đưa em về… mà không… lo… thiếu….tình…yêu.”
    Vừa bước đi Ngọc-Lan vừa thẹn thùng cúi mặt. Khanh tươi cười, siết chặt bàn tay người yêu và ngẫng nhìn vùng không gian chói lòa của Istanbul như nhìn những vì tinh tú huyền diệu trong vùng trời đêm…



    * “Mượn” vài chi tiết từ tài liệu lịch sử:Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh.
    1.- và 2.- Mấy Dặm Sơn Khê của Nguyễn-Văn-Đông.
    3.- Les Nuits Sans Toi của Dalida.
    4.- Ca dao.

    Nguồn : Nguyệt san Việt Nam

  9. #29
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Đứa Con Dị Chủng

    Tác giả:
    Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hãn
    Bài số 3314-12-28544vb6072911



    Tác giả đã góp một số bài viết đặc biệt về chuyện đời tị nạn, và được đề cử vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2011.
    Bút hiệu gồm 2 người: Minh-Đạo là một vị cao niên 86 tuối, viết lách cho... vui, trong khi Nguyễn Thạch Hãn, cư dân Houston, Texas sinh năm 1945, là một cựu sĩ quan Pháo Binh VNCH, hiện làm việc trong một công ty Energy tại thành phố Houston.
    Sau đây là bài viết mới nhất của ông.



    ***



    Lúc gần đây báo chí và các đài TV Việt ngữ bán tán xôn xao về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, chắc hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam.
    Bạn tôi muốn kể cho quý vị nghe về một đứa trẻ bụi đời, lang thang đầu đường xó chợ trên đất Hoa Kỳ, nhờ mẹ nuôi Việt Nam mang về chăm sóc, dậy dỗ đã trở nên người hữu dụng.
    Tôi lượm được thằng Michael ở bên xa lộ 45 South Trên đường từ Houston đi Clear Lake. Dạo đó vào khoảng năm 1982, tôi mới ra trường và bắt được một job thơm phức làm cho cơ quan NASA ở Houston
    trong Mision Control Center, do một ông bạn học cùng lớp giới thiệu. Cuộc đời tôi gặp bao nhiêu là may mắn bất ngờ, đúng là trời cho. Cho nên tôi vẫn nhớ ơn ông Trời, cố gắng học làm người tử tế, dù có chịu thiệt
    thòi một chút cũng cam lòng.

    Số là hôm đó tôi đi làm trễ, vừa từ xa lộ rẽ vô NASA road 1, thấy một thằng nhóc đi bộ lang thang bên lề đường, vai mang túi sắc to tướng, kiểu túi sắc quân đội, như ngày xưa tôi nhận được khi mới vào trường Võ Bị. Nhóc đưa ngón tay cái lên ngoắc ngoắc xin quá giang. Tôi vội dừng xe lại hỏi:
    -Mầy muốn quá giang hả?
    -Yes, Sir!

    Hắn vội vã quăng cái “sắc” quần áo ra sau xe truck, với tay mở cửa và nhảy phóc lên ngồi cạnh tôi. Mùi mồ hôi bốc lên nồng nặc. Không chịu nổi, tôi phải quay vội cửa kiếng xe xuống. Tôi hỏi chàng “Trẻ Tuổi Bụi Đời”:
    -Mày muốn đi đâu?
    -Đi đâu cũng được!
    -Nhà mày ở đâu?
    -Tôi không có nhà, mới từ OMAHA quá giang xe xuống đây.
    Tôi nghĩ trong bụng: "Gặp thứ thiệt rồi”.

    -Tao phải đi làm bây giờ, thôi tao thả mày xuống Clear Lake Park, ở đó có đủ cả phòng vệ sinh và chỗ che mưa nắng đến trưa tao kiếm cái gì cho mày ăn.
    Bà xã tôi hay cằn nhằn về vụ cho mấy tay “bụi đời” quá giang xe. Kể ra thì cũng nguy hiểm, chẳng may gặp anh chàng khùng nào đó coi mạng người như cỏ rác, vậy là giống như trứng giao cho ác! Nhưng tôi quan niệm khác, sống chết có số, ngày xưa lúc còn xông pha trận mạc, mình đâu có tránh đạn được, toàn là đạn tránh mình thôi. Cho nên mỗi khi lái xe một mình, gặp người xin quá giang, nếu thuận tiện tôi vẫn “dzớt” như thường. Kể như đền ơn những người từng cho tôi quá giang hồi mới chân ướt chân ráo bước chân đến đất Mỹ này. Hồi đó, mỗi ngày đi làm phải lội bộ hàng mấy cây số trên đường đầy tuyết. Nếu gặp xe nào cho quá giang thôi mừng hết lớn.

    Từ sở làm đến hồ Clear Lake chỉ mất vài phút lái xe, tôi vẫn hay ra đó ăn trưa, dỡn với mấy con chim hải âu bằng cách liệng lên cao một miếng bánh mì sandwitch thế là cả đám nhào xuống kiếm mồi, bu lại chung quanh, tôi chỉ vung tay ra cũng túm được một chú. Đôi khi buồn ngủ quá bèn đánh một giấc như “Những Ngày Xưa Thân Ái”.
    Buổi trưa tôi mua 2 phần ăn rồi lái xe đi kiếm “Chàng Bụi Đời”. Đậu xe vào parking, nhìn ra mấy bàn picnic sát bờ hồ, thằng nhóc ngồi đó đang chăm chú xem cuốn album cũ nát. Thấy tôi đến, nhóc vội đứng lên chào và rất mừng rỡ, có lẽ vì túi đồ ăn khá lớn tôi mang đến. Hắn đưa cho tôi cuốn album và giải thích:
    -Tôi thấy sau kiếng xe của ông có dán cái huy hiệu nhảy dù, chắc ông là người Việt Nam?
    -Sao mày biết?
    -Ba tôi cũng từng chiến đấu ở ViệtNam, trên mũ cũng có cái huy hiệu giống như cái ông gián sau xe. Đây ông xem có đúng không?
    Hắn vừa nói vừa chỉ vào tấm hình chụp một chàng lính Mỹ mặt non choẹt, trên dưới 25 tuổi, đầu đội mũ đỏ của lính nhảy dù ViêtNam thời xưa, cổ áo mang hai bông mai vàng đàng hoàng. Nếu không có cái mặt Mỹ ai dám bảo không phải là lính nhảy dù VN?
    Tôi nhìn tấm hình thấy quen quen, đúng là thằng Doug Salvatore, Trung Úy trong ban Cố Vấn của tiểu đoàn tôi. Sở dĩ tôi nhớ tên anh ta vì hắn hiền khô ít nói, rất thích đội chiếc mũ đỏ nhẩy dù lệch hẳn qua một bên, gặp ai trong tiểu đoàn bất kể cấp bậc, cũng dơ tay chào miệng lẩm nhẩm “hảy đù kú gắn” . Ai cũng cười hiểu rằng hắn muốn nói “Nhảy Dù cố gắng”, Doug cũng cười theo. Hắn hiền khô ít nói, nhưng mỗi khi nhờ gì hắn đều giúp đỡ tận tình, từ việc gọi hải pháo, phi vụ oanh kích, máy bay tải thương đến xin vật liệu xây cất doanh trại.
    Mấy chiếc xe của tiểu đoàn hết bình điện muốn nổ máy, kêu hắn đến là xong ngay, đẩy xe chạy băng băng một chút xíu, thả chân số là nổ máy liền. Hắn có thêm một biệt danh khác là “cargo 5 tấn”, ý nói mạnh như xe vận tải 5 tấn. Thỉnh thoảng hắn còn mua tặng tôi cả đồ trong PX nữa. Lính trong tiểu đoàn gọi hắn là “Đất”. Biệt danh đó cũng gần giống với tên thiệt. Mỗi lần gọi “Đất” hắn chỉ nhe răng ra cười. Sau này biết được ý nghĩa của chữ “Đất” hắn càng thích thú hơn. Một lần tôi hỏi hắn, sao tên của bạn là Salvatore,
    hơi giống như Salvadore vậy, thế bạn có phải gốc Nam Mỹ không? Hắn nói chẳng có liên quan gì cả, tổ tiên hắn đến từ Tây Ban Nha.
    Hắn đã cứu tiểu đoàn tôi nhiều lần trong các cuộc hành quân thời “Mùa Hè Đỏ Lửa” nhờ xin được kịp thời những phi vụ yểm trợ vũ bão từ đệ thất hạm đội hay từ căn cứ Utapao bên Thái Lan.

    Trong trận giải cứu An-Lộc, tuyến phòng thủ của đại đội bị chọc thủng. Tôi bị một mảnh cối vào bụng, cắt hết nửa lá gan, máu ra lênh láng. Thằng Đất một tay bắn M16, một tay kéo tôi vào gốc cây cao xu. Hắn xin trực thăng tải thương vào bênh viện dã chiến Mỹ, nếu không tôi chắc đã đi luôn rồi. Tôi mang ơn cứu tử của Đất từ ngày ấy.
    Sau trận An Lộc, hắn về Mỹ. Tôi mất liên lạc với hắn từ ngày tan hàng. Bây giờ lại gặp con hắn ở đây, đúng là số Trời. Tôi mừng rỡ ôm lấy thằng bé, hỏi cuống quýt:
    Tao là bạn của Doug, ba mày bây giờ ở đâu?
    Hắn rớm nước mắt:
    -Ba tôi chết cách nay 5, 6 năm rồi.
    -Kể tao nghe đi, sao vậy?
    -Ổng bị đụng xe trên xa lộ bởi một người say rượu, chết ngay tại chỗ.
    -Má mày đâu mà để mày đi lang thang như vầy?
    -Má tôi có chồng khác, tôi không thể sống với cha ghẻ nên bỏ nhà ra đi.
    -Mầy đi má mầy có biết không?
    -Cả nhà còn ngủ, nào ai biết.
    -Mầy còn nhớ số phone nhà không.
    -Tôi có đây, nhưng giá nào tôi cũng không về đâu.
    -Tao đâu có nói là bắt mầy về nhà, chỉ là gọi cho má mày yên tâm thôi, để bả khỏi báo cảnh sát, mầy hiểu không?
    -Dạ hiểu.
    -Thôi được rồi, quăng đồ đạc lên xe rồi đi theo tao.
    Tôi dẫn thằng bé lại Motel 6 và book cho nó một đêm, thủng thẳng tính kế giúp đỡ. Dù sao nó cũng là con của người bạn đã có ơn cứu mạng với tôi, tôi quyết tâm cứu lại con bạn.
    Có câu của Phật dạy “xây 7 cái gì gì đó, cũng không bằng cứu cho một người” * Biết đâu cha nó đã dẫn nó
    lại cho tôi?
    Tôi dặn thằng bé, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo đàng hoàng, chờ tôi sẽ tới đón nó trong vòng 2 tiếng đồng hồ nữa.
    Tôi lái xe về sở, nói chuyện hoàn cảnh của thằng nhóc với xếp và mấy người bạn làm cùng nhóm, xin xếp cho nghỉ vài ngày để giúp đỡ nó. Mỗi người khuyên một câu, đại khái nói tôi phải cẩn thận với mấy đứa trẻ bụi đời. Chúng nó có cả ngàn chuyện rắc rối, hút sách, đánh lộn, cướp giựt, có khi nó còn thưa ngược lại là mình lợi dụng làm chuyện bậy bạ v…v…
    Tôi đã quyết tâm cứu nó nên bỏ ngoài tai tất cả những lời khuyên chân thành đó. Tôi chở thằng nhóc vào sở và giới thiệu với mọi người, đồng thời gọi điên thoại cho mẹ nó, cho biết nó đang đứng cạnh tôi và muốn nói chuyện với bà.
    Tôi tránh ra một nơi để hai mẹ con nói chuyện được tự nhiên. Một lúc sau trở lại, nhóc nói mẹ nó muốn đươc tiếp chuyện tôi. Bả ngỏ ý trao toàn quyền cho tôi và cầu xin tôi giúp cháu, bởi vì đời sống trong nhà bà như ở địa ngục, cha ghẻ con ghẻ không ngày nào là không gây gỗ nhau. Tôi chấp nhận lời khẩn cầu của bà, yêu cầu bà viết cho tôi tờ giấy, giao thằng Mike cho tôi, hứa không kiện tụng gì cả và phải có thị thực chữ ký đàng hoàng. Tôi cho bà địa chỉ nhà tôi, số điện thoại sở và phone nhà, cần gì cứ gọi cho tôi biết. Tôi nghĩ, có thể sẽ gặp rất nhiều rắc rối sau này, nhưng chấp nhận vậy. Xưa kia tôi đã từng chấp nhận biết bao rủi ro nguy hiểm khi ra trận, bây giờ có chút đỉnh nhằm nhò gì?
    Tôi phân vân không biết có nên nói thiệt với bà xã không? Chắc phải nói rồi, nhưng dẫn nó về nhà chắc là bả không thể nào chấp nhận được. Đành phải gởi thằng nhỏ lại bà chị. Chị có một quán ăn VN. Khi còn ở quê nhà, chị cũng mở nhà hàng nho nhỏ, từng nuôi nhiều tay anh chị trong quán cho nên du đãng không đứa nào dám phá phách hay đòi đóng hụi chết!.
    Tính tình chị phóng khoáng cởi mở, mấy đứa du thủ du thực đều nể mặt.
    Buổi chiều, tôi dẫn thằng nhóc lại nhà hàng, kêu cho nó một dĩa cơm đồ biển thật to, thằng nhóc chỉ ăn một loáng là hết sạch, như thể đã nhịn ăn cả tháng rồi. Dặn nó ăn xong cứ ngồi đó.
    Đợi vãn khách, tôi gặp chị, nói rõ hoàn cảnh của nó xin chị mở rộng tay cứu giúp nó, chỉ có chị mới giúp được nó thôi. Xin chị cho nó một chỗ ở tạm, còn mọi thứ khác tôi sẽ lo. Chị hơi lưỡng lự một chút, thở dài:

    -Thôi được, sau khi đóng cửa tiệm, cậu chở nó về nhà, chúng ta sẽ nói chuyện với nó.
    Tôi mừng rỡ quá xá, cám ơn chị rối rít, tôi quay đi để che giòng lệ tuôn trào, chị lúc nào cũng quan tâm và che chở bao bọc tôi. Cha mẹ mất sớm, chị săn sóc và nuôi nấng tôi như mẹ, lúc nhỏ tôi vẫn sống với chị cho đến khi nhập quân ngũ. Những lần bị thương thập tử nhất sinh chị vẫn là người bên cạnh tôi.
    Lớn lên mỗi khi gặp rắc rối trong cuộc đời, tôi đều chạy đến chị. Thật là Ông Trời đã cho tôi một bà chị để thay thế mẹ.
    Chị góa chồng từ năm 1970, ở vậy nuôi ba đứa con trai. Tôi và gia đình chị đã may mắn thoát được trong những giờ phút cuối cùng của miền nam, nhưng đứa con thứ nhì của chị đã ra đi vĩnh viễn trên đường vượt biên, trong lúc con tàu còn lênh đênh trên đại dương.

    Qua Mỹ, hai chị em xin được việc làm trong một nhà hàng tàu. Chị phụ nấu bếp, còn tôi làm chân “chạy bàn”. Chị bắt tôi phải đi học, chỉ cho làm cuối tuần thôi. Nhiều khi thấy chị vất vả quá, tôi xin chị cho tôi nghỉ học để phụ giúp gia đình nhưng chị cương quyết từ chối. Chị nhắc nhở tôi đó là bổn phận của chị đã được cha mẹ giao phó trước khi nhắm mắt, phải lo cho tôi ăn học đến nơi đến chốn, thành gia thất đàng hoàng, nếu không sau này làm sao nhìn mặt các người nơi suối vàng.
    Mỗi năm, vào ngày giỗ cha mẹ, chị bắt tôi phải thề trước vong linh các Người là không được bỏ học

    bất cứ hòan cảnh nào, cho nên tôi cố gắng học, vật lộn với tiếng anh tiếng u, những phương trình đại số và toán giải tích. Những thứ đó chỉ còn lờ mờ trong trí óc cằn cỗi của tôi sau bao nhiêu năm lăn lộn ngoài chiến trường. Nhiều khi làm bài không kịp phải ngủ đêm ngay tại trường trong các phòng học. Có lần mệt mỏi quá, tôi đã ngủ gục khi lái xe về nhà, rõ ràng tôi đã thắng xe lại khi đến đèn đỏ, thế mà vẫn tông vào đít xe trước mặt. Báo hại phải năn nỉ chủ xe rồi bỏ tiền túi ra thường.
    Đã bao lần tôi muốn bỏ cuộc nhưng tôi tự nhủ “Nhảy dù cố gắng!” nhưng phần lớn vẫn là không muốn phụ lòng mong ước của chị. Ngày tôi ra trường, khi nhìn thấy tôi được gọi tên lên lãnh bằng, chị là người la to nhất hơn cả mấy đứa nhóc. Chị sung sướng hơn cả tôi, tôi ra trường, nhưng mảnh bằng là của chị, công lao là của chị. Hai chị em ôm nhau chụp hình kỷ niệm mà nước mắt chị ướt trên ngực áo tôi. “Thế là tâm nguyện của chị đã thành, chỉ còn việc cưới vợ cho cậu nữa là xong” chị nói với tôi như thế trong buổi tiệc ăn mừng.
    Tôi đã già đầu rồi, bao nhiêu năm chiến trận, đã từng chỉ huy hơn một đại đội nhảy dù, thế mà chị vẫn nghĩ
    tôi còn con nít.

    Trở lại chuyện thằng nhóc, 10 giờ tối, tiệm bắt đầu dọn dẹp đóng cửa. Tôi dẫn nhóc lại giới thiệu với chị và xin phép chị chở thằng nhóc về nhà trước.
    Tôi cắt nghĩa qua loa về phong tục tập quán của người Việt, kính trọng người lớn tuổi hơn mình, nhất là người già cả, thế nào là tiên học lễ hậu học văn, kính trên nhường dưới.
    Những điều căn bản đạo đức của người Việt không tìm thấy trong sách giáo khoa ở trên đất Mỹ này. Nhóc hứa với tôi từ nay sẽ chăm chỉ học hành không la cà hút sách nữa. Nghe vậy tôi cũng yên lòng. Tôi thấy thương nó như chính con tôi vậy.
    Buổi tối, cả nhà quây quần trong family room. Thằng nhỏ được mang ra trình diện:
    -Đây là Mike, còn đây là bà Ánh, hai người con của bà là Dũng và Trí.

    Cả nhà bắt tay nhau và nói lời chúc tụng xã giao. Bà chị tôi dặn thằng Mike:
    -Từ nay con gọi ta là Má Ba, mặc dù tên của ta là Ánh, ta đã nhận con là con, ta sẽ đối xử với con như hai đứa con của ta, con có chịu không?
    Thằng nhóc nói lý nhí:
    - Yes Má Ba.
    -Con bao nhiêu tuổi?
    -Dạ 13.
    -Thằng Trí 16 là anh Hai, thằng Mike ta đặt tên VN là Mai là anh Ba, thằng Dũng trẻ nhất 12 tuổi là Út cũng gọi là thằng Tư nghe chưa. Tất cả đều dạ ran, thằng Mike chẳng hiểu đầu đuôi ra sao tôi phải cắt nghĩa cho nó hiểu.

    - Con lớn nhất của Má Ba nick name goi là number two, nó được gọi là number three, trên thằng Tư một bực.
    Nó thắc mắc sao không có number one. Má Ba trả lời đó là luật lệ. Còn luật nữa là ở nhà chỉ nói tiếng Việt thôi. Bắt đầu từ ngày mai, thằng Mai cũng phải nói tiếng Việt. Má Ba cho một đặc ân, trong mấy tháng đầu, nếu thằng Mai không biết tiếng Việt cho phép thằng Hai và thằng Út nhắc nhở.
    Chị tôi nói tiếp:
    -Ngày mai cậu Út dẫn thằng Mai đi xin học, về nhà phải học và làm bài tới 9 giờ tối, sau đó muốn coi TV hay làm gì khác tùy ý, 10 giờ tối phải đi ngủ. Chủ nhật phải đi lễ sớm, thằng Mai phải ghi danh học Việt Ngữ ở trường Nhà Thờ như hai đứa kia. Thằng Út lên dọn phòng cho thằng Mai ngủ.
    Tôi cười nói với chị:
    - Toàn là “phải” này “phải” kia y như bà “xếp” của em vậy. Thằng Mai “phải” nghe lời Má Ba nghe chưa!
    Nhóc vội vàng trả lời: “Yes, Sir!”
    Chị lườm tôi:
    -Mấy đứa này phải dặn kỹ càng như vậy mới được, còn không vào lỗ tai này ra lỗ tai kia mất cậu ơi!
    Hướng về thằng Mai chị tôi hỏi:
    -Sao mày bụi đời?

    Thằng Mai rớm nước mắt, ngập ngừng một lúc mới thốt nên lời:
    -Má Ba ơi, con rất cô đơn và buồn khổ, lớn lên không cha. Cha ghẻ của con là một người cọc cằn, khó tánh và nghiện rượu, trong nhà cãi lộn xảy ra hàng ngày. Tất cả giận dữ của mẹ và cha ghẻ đều đổ lên đầu con. Cuối cùng con phải bỏ nhà ra đi.
    -Rồi mày ở đâu, làm sao mà sống?
    -Con phải ngủ dưới gầm cầu hay trốn vào mấy căn nhà bỏ trống. Ăn cắp đồ, lục thùng rác hay bán cần sa ma túy để kiếm sống.
    Chị xoa đầu thằng nhóc và khuyến khích nó rồi dẫn tôi đến thắp nhang bàn thờ cha mẹ, hứa sẽ chăm nuôi thằng Mai như con chị. Chị nói với tôi có lẽ Chúa mang thằng Mai cho chị, để an ủi chị những lúc thương nhớ thằng con đã bỏ chị ra đi.
    Thế là chị lại có ba đứa con như xưa. Tôi thấy chị lau vội hai giọt nước mắt vừa lăn trên má.

    Bà chị tôi áp dụng luật lệ giang hồ và rất nghiêm khắc với mấy đứa con. Anh rể tôi qua đời từ khi mấy đứa còn rất nhỏ.
    Anh là một Phật tử thuần thành, vẫn hay đi Chùa vào những dịp lễ lớn. Chị là con chiên của Chúa, hai người khác đạo nhưng vẫn sống với nhau hòa thuận, đạo ai nấy giữ, mấy đứa con thì vừa cho đi nhà thờ vừa cho đi chùa. Sau khi anh mất chị ở vậy, làm ăn vất vả để nuôi con ăn học. Qua Mỹ, tôi và chị đi làm công một thời gian, hai chị em để giành được một số vốn nhỏ rồi mở tiệm ăn VietNam. Bạn bè Mỹ của mấy đứa cháu đến nhà chơi phải nói tiếng Việt và ăn đồ ăn Việt Nam. Có lần chị giải thích với mấy đứa con:
    -Chúng mày tới nhà bạn phải nói tiếng Mỹ, tiếng của cha mẹ chúng nó phải không? Ăn đồ ăn của cha mẹ chúng nó phải không? Vậy thì chúng nó cũng phải nói tiếng Việt và ăn đồ ăn của tao, thế mới công bình chứ.
    Mấy đứa con hết ý luôn.
    Mấy đứa nhóc Mỹ ăn đồ ăn VN riết rồi đâm ghiền, món gì cũng không từ, nước mắm, mắm tôm cũng mê luôn. Chúnggọi mắm tôm là mắm “con chuột”.
    Chỉ một thời gian ngắn, thằng Mai đã có thể nói chuyện thông thường hằng ngày bằng tiếng Việt. Nó lớn lên trong tình thương gia đình của chị tôi, nó rất hãnh diện có một mái nhà ấm cúng và một người mẹ thương yêu chăm sóc cho nó .
    Ngày thường cả ba đứa nhỏ đều đi học. Ngày Chủ Nhật, sáng đi lễ nhà thờ rồi theo học lớp Việt ngữ tại đó, chiều đi lên chùa học võ VOVINAM và họp Hướng Đạo. Ngày này qua tháng nọ, thằng Mai đã thành một đứa nhỏ Việt Nam từ cách
    ăn nói lễ phép, đi thưa về trình hẳn hoi, biết khoanh tay chào người lớn tuổi, biết cầm hai tay dâng đồ ăn cho Má Ba, biết quỳ lạy trước bàn thờ cha mẹ tôi. Ngày Tết cũng biết mừng tuổi chị tôi, biết cầm cờ vàng đi biểu tình ngày quốc hận.
    Nó hòa đồng với tụi nhóc VN chẳng khó khăn gì. Gặp người Việt họ vẫn tưởng Mai là đứa con lai, ai cũng khen ngoan và lễ phép, có đâu ngờ rằng nó là thằng Mỹ con chính hiệu con nai vàng! Nếu mấy đứa con nít Việt Nam lớn lên trên đất
    Hoa Kỳ bị gọi là “Chuối” , ngoài da vàng, nhưng trong đầu óc đã Mỹ hóa hoàn toàn! Thì phải gọi thằng Mai là bánh bao, ngoài thì trắng trong thì hầm bà lằng đủ thứ.
    Mai và thằng Út học chung một lớp, đi đâu cũng có nhau, anh em rất thân thiết. Nó hay săn sóc hỏi thăm sức khỏe chị tôi, bắt chước thằng Út rót nước mời chị mỗi khi chị đi làm về, đôi khi còn nấu những món ăn nhà quê của người bản xứ mời chị ăn. Má con càng ngày càng thắm thiết. Chị cũng rất thương nó, có khi còn hơn cả mấy đứa con ruột của chị.
    Chị vẫn hay than thở với tôi “Tội nghiệp thằng Mai, có mẹ cũng như không.”

    Một hôm chị nhờ tôi vô trường xem có chuyện gì xảy ra cho thằng Mai và thằng Út, vì nhà trường yêu cầu chị đón chúng nó về nhà. Hai đứa đã đánh lộn với một đám học sinh khác trên xe bus và bị đuổi học hai ngày. Chị tôi chửi cho một trận nên thân và phạt đứng úp mặt vào tường 2 giờ và dặn lần sau không được đánh lộn nữa.
    -Tại sao hai đứa mày đánh lộn, chị hỏi.
    Thằng Mai giành phần:
    -Tại mấy đứa học sinh trên xe bus chọc ghẹo thằng Út ăn hiếp nó, gọi nó là “chink choong” hay “Ê Chinese go home”.
    Con đã nói thằng Út với con là anh em, chúng nó không chịu để yên thằng Út. Thế là đánh nhau.
    -Lần sau phải thưa nhà trường, không được đánh lộn nghe không, tao bảo không nghe, tao không chửi bằng tiếng Việt nữa đâu. Tao sẽ ra trước cửa nhà chửi chúng mày bằng tiếng Mỹ cho tất cả hàng xóm nghe cho xấu hổ cả lũ.

    Từ đó thằng Mai không giám đánh lộn nữa.

    ***
    Mai và Út ra High School cùng một lượt, rồi ghi danh vào UT (University of Teaxas at Austin) cùng với anh Hai của chúng. Tôi mua cho hai đứa một chiếc xe Toyota nhỏ để thỉnh thoảng về thăm nhà. Tôi nhận phần
    trợ cấp tài chánh cho ba đứa nhỏ thêm vào số tiền trợ cấp của chính phủ, để tiếp tục chương trình đại học. Chị tôi cuối tuần nào cũng lái xe lên Austin để tiếp tế đồ ăn cho mấy nhóc. Chị một đời làm thân cò lặn lội
    bờ ao, nay tóc đã bạc quá nửa, con cái đã đi hết, nhà cửa thật trống vắng. Tôi mời chị qua ở chung với tôi, nhưng chị một mực từ chối, tôi phải biểu mấy đứa nhỏ nhà tôi qua thăm hỏi chị luôn. Đôi khi chúng ngủ
    luôn lại nhà chị và coi chị như mẹ chúng.
    Một hôm tôi nhận được cú điện thoại của thằng Mai gọi về:
    -Cậu Út ơi, cứu con với.
    -Mày làm sao vậy?
    -Con đang ở City Jail! Cậu đừng cho Má Ba hay nghe, bả biết được, chửi con thì cả hàng xóm đều biết, con xấu hổ lắm không dám về nhà đâu.
    -Mày biết xấu hổ sao còn làm bậy.
    -Con bị oan Cậu ơi.
    -Mấy thằng trong tù, đứa nào mà chẳng kêu oan.
    -Cậu không tin con, chứ ai tin con bây giờ?
    -Nói tao nghe thử oan nỗi gì.
    -Con gọi điên thoại trong nhà tù, chỉ được gọi giới hạn thôi. Cậu lên đây bail con ra rồi con sẽ giải thích cho Cậu nghe,
    Cậu phải tin con mới được.
    Tôi sợ thằng Mai dính vào cần xa ma túy thì tiêu đời, tôi vội hỏi nó:
    -Mày buôn bán ma túy phải không?
    -Đâu có nào, con bị cánh sát gài bẫy, nói là con solicit prostitutes.
    Tôi thở ra nhẹ nhõm, chỉ là tội thường phạm thôi, chắc chỉ bị cảnh cáo hay làm public service vài giờ là cùng.
    -Thôi được, mai tao sẽ lên đó lãnh mày về.
    Sáng hôm sau lên đến nơi, Mai đã được chuyển về nhà tù của County rồi. Tôi phải nhờ văn phòng “Bail Bond” để lãnh
    nó ra, trả hết 500 Đô tiền bail và $250 tiền lệ phí cho văn phòng. Sau khi nạp tiền bail, thằng Mai được thả ra chờ ngày ra tòa. Tôi hỏi Mai:
    -Mày nói cho Cậu nghe, làm sao mà cảnh sát bắt mày?
    -Cậu ơi, oan con thiệt mà. Sáng hôm qua con đi đổ xăng, thấy có con nhỏ bị hư xe, con tới coi giúp nó, cuối cùng là chẳng có hư gì cả chỉ là hết xăng thôi.
    -Nó ăn mặc sexy lắm phải không?
    -Sao Cậu biết?
    -Thì nó muốn làm mờ mắt mày để nó nói gì thì mày cũng OK, tao còn lạ gì chuyện đó.
    -Cậu còn chọc quê con nữa! Con nhỏ nói nó đi bụi đời vì không ở nhà được với cha ghẻ, mấy hôm nay sài hết tiền rồi, chẳng còn xu teng nào trong túi. Con nghĩ tới hoàn cảnh của con ngày xưa nên muốn giúp nó, giống như Cậu đã giúp con vậy.
    -Thế tao giúp mày tao có bị cảnh sát bắt không?

    -Cậu đừng la con nữa mà. Nó nói cái gì nhỏ lắm con nghe không rõ con nghĩ là nó muốn xin tiền để đổ xăng. Dù nó không xin thì con cũng cho mà, thế là con đưa cho nó 20 Đô. Con nhỏ vừa cầm tiền là đám cảnh sát chìm nhào tới còng tay con liền. Con hỏi tại sao họ bắt con, họ nói là con mắc tội mua dâm. Con nói chỉ là cho tiền con nhỏ đổ xăng thôi, không tin cứ hỏi con nhỏ kia thì rõ, đám cảnh sát nói mai mốt ra Tòa mà cãi.
    -Con nhỏ đó cũng là cảnh sát chìm để gài bẫy mày thôi, mầy xập bẫy rồi làm sao ra được.
    -Con xin con nhỏ nói vài lời công bằng cho con, nó chỉ cười cười thôi. Con muốn đục cho nó mấy cái quá đi.
    -May mà mày không đục nó, chỉ nặng tội thêm, thôi được đi kiếm cái gì ăn đã, tội mày cũng nhẹ, để tao nhờ luật sư lo cho. Lần sau muốn giúp ai phải cẩn thận. Mày phải lựa lời nói cho Má Ba biết, kẻo mai mốt bả biết được thì liệu hồn đó.
    -Vậy tối nay con sẽ gọi cho Má Ba, Cậu nhớ nói giúp con một tiếng nghe, không thôi bả chửi con sặc máu đó.
    -Người ta nói “oánh sặc máu” chứ chửi sặc máu sao được mày!
    -Thì con nói vậy Cậu hiểu rồi, Má con chửi cũng sặc máu đó Cậu ơi!
    -Biết dzậy sao còn làm bậy.

    -Con oan mà Cậu.
    Tôi nhờ văn phòng bail bond giới thiệu một luật sư, giá 300 Đô lệ phí.
    Vì chưa có tiền án, thằng Mai chỉ bị phạt 2 ngày làm công tác công đồng thôi.
    *
    Mai và Út ra trường cùng một lượt. Chị Ba và tôi cùng đi dự lễ mãn khóa, Chị rất mừng, ôm hai đứa con mà mắt đỏ hoe nói với chúng:
    -Các con ơi, đây là sự thành công lớn nhất trong đời Má, tất cả các con đã thành tài và nên người.
    Mẹ ruột của Mai vì bịnh nặng không thể đến được, ba ghẻ của nó cũng không muốn đến. Thằng Út được hãng Boeing ở Seattle nhận vào làm, Út ở chơi với Mẹ hai tuần rồi đi nhận việc. Thằng Mai đã có ý ở nhà với chị tôi, nên ngỏ ý:
    -Má à, đã từ lâu con nghĩ, anh Hai và thằng Út đều đi làm ở xa, con muốn ở lại nhà để săn sóc Má, cho nên con đã nạp đơn vào trường Baylor College of Medecine ở Houston. Khóa Fall sắp tới sẽ nhập học. Con xin Má cho con về thăm Mẹ con ở OMAHA rồi trở lại ngay. Từ nay con sẽ mãi mãi ở nhà với Má và chăm sóc cho Má suốt đời.

    Chị tôi rất cảm động khi nghe những lời chân tình đó, không cầm nổi nước mắt, ôm thằng Mai khóc vùi:
    -Má rất cám ơn con đã lo cho Má, con không cần phải làm vậy, Má tự lo được mà.
    -Má không sinh ra con nhưng đã cứu vớt con từ bãi sình lầy và ban cho con đời sống mới đầy ắp tình thương, chăm chút cho con từng miếng cơm manh áo. Không kể những ngày đau ốm bênh hoạn, Má luôn luôn ở bên con, cầu nguyện cho con chóng khỏi. Tha thứ cho con bao lỗi lầm.
    -Thiên Chúa đã mang con giao cho Má, Má chỉ làm bổn phận của một người mẹ như bao nhiêu người mẹ khác trên thế gian này.
    Mẹ ruột thằng Mai bị ung thư phổi, qua đời chẳng bao lâu sau đó. Tôi và thằng nhóc bay về Omaha đưa đám, đó là lần cuối cùng nó gặp lại mẹ và cha ghẻ. Ông nay cũng đã già lắm rồi, những chuyện cũ hầu như không nhắc lại nữa, nhưng khoảng cách thì vẫn còn đó. Khó cho ai mở đầu một cuộc hòa giải, mặc dầu cả hai đều muốn. Tôi phải làm một nhịp cầu để hai người bắt đầu đối thoại và tha thứ cho nhau. Chỉ là những hiểu lầm thôi. Ngày chia tay, Ông Già và thằng Mai ôm nhau khóc vùi, những giận hờn đều trôi theo giòng nước mắt.

    ***
    Mấy năm qua thật mau, Thằng Mai ra trường và nội trú tại Texas Children Hospital trong khu vực Medical Center ở Houston.
    Nó muốn trở thành một Bác sĩ con nít để săn sóc cho trẻ em, nhất là những trẻ em bụi đời. Thằng Mai bây giờ đã là một Bác Sĩ, nhưng với tôi nó vẫn chỉ là thằng nhóc bụi đời. Nhóc được rất nhiều trường hoc và Juvenile Probation Center mời đi nói chuyện về đề tài “Run Away From Home”. Trẻ Em Bụi Đời..
    Nó trở thành một thần tượng của đám con nít vô gia đình. Nhưng không phải đứa nào cũng may mắn như nó, phải có một cơ duyên và một quyết tâm sắt đá mới vượt qua bao thử thách. Đường đời có bao nhiêu ngã rẽ, được mấy khúc phẳng phiu?


    * chú thích: Dù xây chín vạn phù đồ,
    Không bằng làm phước cứu cho một người (cadao)

    Nguồn:Trang nhà Quảng Đức
    Last edited by thuykhanh; 10-31-2016 at 11:59 AM.

  10. #30
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Hai Trăm Quả Đại Bác
    Sáng chủ nhật, trời Florida thật đẹp. Chúng tôi về chùa Long Vân cầu siêu cho mẹ một người bạn vừa khuất núi.

    Vừa bước vào hậu liêu của chùa, tôi gặp ngay mấy người bạn thân đã tề tựu, trong đó có một người mà tôi quen gọi là ông Quận. Anh là cựu
    sĩ quan Võ Bị Đà Lạt và từng giữ chức vụ quận trưởng một quận của miền Nam trước năm 1975. Tôi bắt tay bạn bè. Đến lượt bắt tay ông Quận
    tôi cười:
    - Chào ông Quận! Anh luôn luôn đúng giờ. Khỏe không anh?
    Ông Quận cũng cười tươi:
    - Khỏe, khỏe. Anh thì sao? Dạo nầy ít thấy anh đến chùa.
    - Tôi đi du lịch xa nên phải vắng mặt ở chùa mấy tuần.
    Chúng tôi ngồi chuyện vãn chờ đến giờ làm lễ cầu siêu. Tôi chợt nhớ ra một câu hỏi dành cho ông Quận. Tôi quay sang anh:
    - Ông Quận nầy, tôi định viết lại câu chuyện anh kể cho tôi nghe mấy tháng trước mà tôi lại quên lửng mấy chi tiết nên chưa viết. Anh nhắc lại
    dùm tôi vài chi tiết nhé!
    Ông Quận cười:
    - Chuyện gì? Mà anh quên chi tiết gì?
    - Chuyện Hai Trăm Quả Đạn Đại Bác đấy.
    Ông Quận lẩm bẩm:
    - Hai trăm quả đạn đại bác, hai trăm quả đạn…
    Rồi chợt nhớ ra, anh vội chắp hai bàn tay trước ngực, mắt lim dim:
    - Mô Phật! Mô Phật! Tội lỗi! Tội lỗi!
    Tôi bật cười lớn. Các bạn ngồi quanh không hiểu sao tôi cười lớn nhưng nhìn dáng dấp ông Quận, các bạn cười theo. Tôi giải thích cho các bạn:
    - Ông Quận bạn tôi bây giờ hiền như Bụt nhưng ngày xưa là tay sát thủ nhà nghề. Từ ngày qua Mỹ, gần 40 năm nay, đã theo vợ đi chùa sám hối
    tội lỗi rất nhiều. Tôi vừa nhắc chuyện xưa đời lính của ông nên ông Quận giật mình.
    Ông Quận nhìn tôi:
    - Nhắc lại thôi sao? Anh còn định viết lại thành truyện cho thiên hạ đọc mới chết tôi chớ. Tôi chót dại đã kể cho anh nghe quá nhiều về đời lính
    của tôi. Tội lỗi! Tội lỗi!!
    Tôi hạ giọng:
    - Tôi không có sức mà viết lại hết cuộc đời chinh chiến của anh đâu, tôi chỉ gắng viết vài chuyện để chia xẻ cùng bạn bè và để dành cho con cháu
    mình đọc cho chúng biết cha ông chúng chiến đấu bảo vệ quê hương Việt Nam như thế nào…
    Vài bạn cũng tham gia khuyến khích ông quận:
    - Nên viết lại chuyện chinh chiến xưa lắm anh. Tôi cũng có những điều muốn viết mà đâu có khả năng viết được. Một mai mình nằm xuống thì
    coi như mình mang theo quá khứ vui buồn, không thể chia xẻ cùng ai…

    Từ ngày quen nhau ở chùa, chúng tôi trở thành bạn thân, thường kể cho nhau nghe chuyện đời học sinh, chuyện đời lính. Chuyện chiến đấu
    gian nguy khắp mọi miền đất nước của anh hấp dẫn tôi vô cùng. Một ngày nắng ấm tràn ngập sân chùa, anh kể cho tôi nghe chuyện anh đi làm
    quận trưởng một quận của miền Nam:
    - Những ngày chiến đấu ở Quảng Trị thật gian khổ. Ngày đêm, chúng tôi thường phải sống dưới hầm. Có lần vợ tôi đến thăm bị pháo kích suýt
    nguy tính mạng. Tôi cũng dần dần thấm mệt nên chấp nhận thuyên chuyển về miền Nam làm quận trưởng.

    Cái quận mà tôi được biệt phái về cũng đang trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng. Ban đêm du kích hoành hành. Chúng bắt cóc thanh niên, ép họ
    đi theo chúng, chúng ám sát cán bộ, thường dân, những người không nghe, không làm theo lệnh chúng. Tôi về đó phải tổ chức lại mọi cơ cấu,
    huấn luyện lại binh sĩ và cán bộ, dần dần loại trừ được nội tuyến, xây dựng lại cơ sở phòng thủ và sắp đặt kế hoạch tấn công tiêu diệt địch.
    Dân chúng bắt đầu yên tâm, giúp đỡ chúng tôi một cách âm thầm để tránh bị du kích trả thù. Binh sĩ và cán bộ tin tưởng nơi tôi nên hăng hái
    chiến đấu, phòng thủ và tấn công. Nhiều binh sĩ tình nguyện giả làm du kích, ban đêm đi ruồng bắt những người mà họ biết chắc là địch, ban
    đêm là du kích, ban ngày giả dạng thường dân hiền lành. Tin tức tình báo từ dân rất có hiệu quả. Chúng tôi dần dần thanh toán được những
    thành phần địch ẩn náu trong dân gây kinh hoàng cho thôn xóm.

    Một hôm, một người dân trong quận, giả làm người bán hàng rong, đến quận báo cho chúng tôi biết là một toán du kích từ trong rừng ra,
    đã bắt cóc thằng cháu 10 tuổi của ông và đòi tiền chuộc một triệu đồng. Một tiệu đồng thời đó giá trị rất lớn. Chúng biết ông có đủ lúa để chuộc
    thằng cháu. Ông cho biết nếu ông trễ nãi không chuộc cháu kịp thời hạn chúng đưa ra thì chúng sẽ thủ tiêu thằng cháu duy nhất của ông. Thấy
    người dân bị du kích làm điêu đứng tôi đau lòng. Chúng tôi an ủi ông và hứa sẽ tìm cách giúp đỡ. Ông về rồi, tôi cho người thân cận điều tra
    và được biết chuyện bắt cóc đòi tiền chuộc là có thật và rất thường xảy ra trong quá khứ. Du kích đã sử dụng chiến thuật nầy từ lâu và thu góp
    được rất nhiều tiền của, lúa gạo của dân để nuôi quân.

    Bộ tham mưu của tôi giúp tôi bàn tính kế hoạch giúp đỡ người bị nạn và đáp ứng thích đáng với hành vi ăn cướp của du kích. Ông X, người dân
    đang bị nạn bằng lòng hợp tác hoàn toàn với kế hoạch của chúng tôi. Đúng ngày giờ hẹn với du kích, một bà cụ từ gia đình ông X mang trên vai
    bao tiền một triệu đồng đi vào một khu rừng được du kích chỉ định cách quận lỵ chúng tôi mấy cây số.
    Bà cụ được chúng tôi dặn dò kỹ càng rằng sau khi trao bao tiền cho toán du kích thì mau mau dẫn thằng bé đi thật nhanh ra khỏi khu rừng.

    Tôi đứng trên chòi canh cao của quận đường, dùng ống nhòm quan sát cử động của bà cụ. Đợi hai bà cháu bà cụ vừa ra khỏi khu rừng
    một khoảng cách an toàn, tôi ra dấu cho chi đội pháo binh của quận tác xạ ngay vào khu rừng. Đạn đại bác 105 ly nổ vang, nổ chụp lên khu rừng
    rộng khoảng 1km vuông. Binh sĩ pháo binh của tôi bắn hăng say và liên tục. Khu rừng tan nát, sụm xuống, buị lửa mù trời. Khi tiếng đại bác vừa
    ngưng, toán biệt kích của tôi tràn vào khu rừng kiểm soát kết quả. Máu thịt, súng ống, quần áo của nguyên một trung đội quân du kích và một triệu
    đồng tiền giấy vung vãi khắp nơi, trên mặt đất và trên cây lá. Chắc không còn sinh vật nào sống sót trong vòng 1 km vuông rừng đó. Tôi hỏi viên
    trưởng toán pháo binh bắn hết bao nhiêu đạn. Anh ta cho biết chỉ dùng 200 viên đạn cũ để lâu chưa dùng, số đạn mới nhận để dành khi cần.
    Anh ta nói thêm, “Chúng em muốn đưa nguyên đám bọn chúng về chầu diêm vương một lần với nhau để cho dân lành bớt khổ và cũng để cảnh
    cáo tên nào còn muốn đi ăn cướp thì có dịp ăn đạn…”

    Từ sau trận bị pháo kích, bọn du kích từ bỏ luôn chiến thuật bắt cóc đòi tiền chuộc. Những người dân từng bị chúng hành hạ, áp bức cũng thấy hả
    dạ. Chúng không còn công khai hoạt động gieo kinh hoàng cho dân lành.

    Kể xong câu chuyện, anh ngồi yên lặng một chặp như để hồi tưởng một thời khói lửa, chết chóc trong chiến tranh. Tôi hỏi nhỏ:
    - Sau trận đó, cảm giác anh ra sao?
    - Buồn! Cho tới bây giờ, đôi khi đêm tôi còn nằm mơ thấy đạn pháo nổ chụp trên cánh rừng, còn thấy máu thịt vung vãi khắp nơi. Nhưng nếu
    họ có đủ lương thực, vũ khí mà tấn công chúng tôi thì chính thân xác chúng tôi cũng sẽ bị họ bằm nát ra thôi. Biết bao nhiêu đồng đội của tôi đã
    nằm xuống trên khắp các mặt trận mà thân xác không còn nhận ra…
    - Tôi chỉ hỏi cho biết cảm giác của anh thôi chứ không ai có thể trách anh đã thi hành nhiệm vụ của một chiến sĩ giúp dân, cứu nước.
    Tôi hỏi anh thêm về ngày đơn vị anh di tản:
    - Làm sao anh đưa được cả đơn vị gồm binh sĩ, cán bộ và thân nhân của họ thoát đi ra biển an toàn ngày anh phải di tản, trước khi Bắc quân
    tràn vào quận anh?
    - Tôi luôn luôn chuẩn bị trước đường tiến đường lui. Chúng tôi có giang thuyền. Tôi giải thích cho binh sĩ biết tình hình nguy ngập của miền Nam
    và khuyên mọi người nên theo tôi di tản để tránh bị trả thù bởi Bắc quân. May thay, lính thương tôi như tôi thương họ nên không ai phản đối ý tôi
    mà đòi ở lại.
    - Qua Mỹ, anh có khi nào gặp lại được binh sĩ hay cán bộ dưới quyền?
    - Có. Chúng tôi có gặp nhau đôi lần nhưng dĩ nhiên không được đủ mặt vì mỗi người ở một nơi, tứ tản bốn phương trời.

    Tiếng chuông chùa ngân nga trong trời chiều. Chúng tôi chia tay nhau sau một lần chia sẻ những mẫu chuyện thời chinh chiến.

    Nguyễn Trác Hiếu
    Orlando, đêm 4 tháng 11 năm 2013

 

 

Similar Threads

  1. Truyện dịch của Lan Huệ
    By Lan Huệ in forum Truyện
    Replies: 96
    Last Post: 10-03-2013, 10:43 PM
  2. Truyện Lúc 0 Giờ
    By tieulyphidao in forum Truyện
    Replies: 4
    Last Post: 03-24-2013, 09:11 AM
  3. Thơ-Truyện Kiều
    By tranthanhxuan1959 in forum Làm Quen/Nhắn Tin/Hỏi Đáp
    Replies: 0
    Last Post: 11-30-2012, 06:00 AM
  4. Truyện ngắn của Mưa PN
    By Mưa PN in forum Truyện
    Replies: 16
    Last Post: 11-02-2012, 09:30 PM
  5. Truyện về tu bụi
    By phuongg in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 02-07-2012, 07:43 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:55 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh