Trên mạng có hai links này cho chị NU và ACE tham khảo thêm:

Trích:




"Cụm từ Đi Bán Muối ! Có từ khi nào và tại sao?
Tại sao ngày xưa và thỉnh thoảng bây giờ ta lại nghe cụm từ "đi bán muối" để ám chỉ người nào đó đã quá cố!? Vậy xuất xứ và ý nghĩa của cụm từ nầy có từ bao giờ và tại sao lại gọi như vậy ?



1/Nói rõ thêm một chút về chữ Diêm này.
Diêm trong Diêm Vương không có nghĩa là Muối !!!
Chữ Diêm có một số nghĩa khác nhau, trong đó chữ Diêm này có nghĩa là cổng làng, là họ Diêm. Từ này có trước khi Phật giáo từ Ấn Độ vào Trung Quốc.
Trước khi Phật giáo vào Trung Quốc, người TQ chỉ nghĩ cõi chết có 9 dòng suối màu vàng (cửu tuyền, hoàng tuyền), mà không cụ thể có ai cai quản.
Đến khi Phật giáo từ Ấn Độ xâm nhập, thì trong văn hóa Ấn Độ có hình tượng vị thần Yama-rāja là chủ của cõi người chết. Người TQ phải dịch từ đó từ tiếng Phạn ra, với nguyên tắc tìm từ đọc gần giống nhất, và họ chọn từ Diêm La hoặc Diêm Ma, với chữ Diêm là của họ Diêm, không phải là muối.
Như vậy Yama dịch ra Diêm La là cõi người chết. Diêm La Vương là vua cõi người chết.
Có 10 vị vua của cõi này, nên gọi là Thập điện Diêm Vương.
Ngòai ra cũng gọi là Minh Vương, với chữ Minh ở đây nghĩa là u tối, tối tăm. Minh vương là vua cõi tối tăm.
Ở các chùa hay có tượng mười vị vua cõi âm phủ. Các chùa ở miền Bắc VN hay gọi là Thập điện Diêm Vương, ở miền Nam hay gọi là Thập điện Minh Vương.
2/Như vậy cách giải thích :
"Ngày trước, đi bán muối là một việc rất là nguy hiểm vì lợi nhuận rất cao, thường hay đi xa và bị nhà nước cấm. Có người đi bán muối không về, lâu dần rồi dân gian nói tránh người chết là đi bán muối"...là đúng đắn."

https://vn.answers.yahoo.com/dir/ind...?sid=396545217


Trích:
" Khi mới bắt đầu đô hộ Việt Nam, nắm rõ những yếu tố quan trọng của muối trong đời sống nhân dân Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp đã có nhiều biện pháp để nắm độc quyền phân phối muối và áp đặt nhiều loại thuế và phí lên muối.
Thuế áp dụng cho muối được xếp vào nhóm: Thuế chuyên mãi (regies financières). Đây là loại thuế trọng yếu, gồm 3 thứ: thuế rượu (R.A) , thuế thuốc phiện (R.O) và thuế muối (R.S) mà chế độ thực dân sử dụng như một công cụ độc quyền chuyên mãi trực tiếp mọi khâu.
Qua chính sách đánh thuế bất nhân này, Chế độ thực dân đã thu vơQua chính sách đánh thuế bất nhân này, Chế độ thực dân đã thu vơ về ngân quỹ của một khoản tiền khổng lồ có thể đủ trả lương cho 50% công chức ở Đông Dương. (Thời Pháp thuộc, thuế muối chiếm 6%-8% tổng thu ngân sách và đủ nuôi 50% cán bộ công chức Đông Dương.)
Thêm vào đó chế độ thực dân còn áp đặt các chế tài và hình phạt dành cho dân bản xứ. Nếu có ai đó liều lĩnh buôn lậu muối khi bị chính quyền thực dân bắt là nhiều hình phạt lưu đày tù tội cho đến chết. Thế nên xuất hiện trong ngôn ngữ nói của dân gian có cụm từ “Đi bán muối” để ám chỉ đã đi vào cõi chết."

http://www.phanchautrinh72.vn/muoiman.htm


Trên wiki cũng nói đến "đi bán muối"
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Chết