Register
Page 8 of 10 FirstFirst ... 678910 LastLast
Results 71 to 80 of 95

Thread: Việt Nam

  1. #71
    Người ra đi đầu không ngoảnh lại
    Người Buôn Gió

    ”...Mỗi ngày bạn đưa con bạn đi đến trường trong làn không khí mù mờ của các loại khí thải độc hại, bạn có thể tự lừa dối mình, nhưng đừng nói với con mình đó chỉ là sương mù của tự nhiên. Nói với con mình như thế, bạn cũng trở thành kẻ dối trá...”

    Câu thơ bi tráng và lãng mạn trong bài thơ Đất Nước của nhà thơ cách mạng Nguyễn Đình Thi tất cả những ai học qua trung học đều biết đến bài thơ này cũng như bối cảnh ra đời của nó.

    Những câu thơ đọc gợi lên một không khí trong lành, tinh khôi của mùa thu Hà Nội.

    Sáng mát trong như sáng năm xưa
    Gió thổi mùa thu hương cốm mới
    Tôi nhớ những ngày thu đã xa
    Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
    Những phố dài xao xác hơi may
    Người ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
    Mùa thu nay khác rồi

    Tôi cũng rời Hà Nội trong một tư thế chẳng khác gì Nguyễn Đình Thi, đầu không ngoảnh lại.

    Nếu như khúc tráng ca của Châu Đình An trong nhạc phẩm đầy nước mắt có tên Đêm Chôn Dầu Vượt Biển có hình ảnh người vượt biển trốn khỏi quê hương vẫn đau đáu nhìn rặng núi quê hương mờ xa dần và nức nở.

    Nhưng tôi thì không, nói thế nhiều bạn sẽ trách cứ tôi không yêu quê hương, tôi chẳng tha thiết gì với đất nước đã sinh ra tôi, rằng tôi phải ở lại để làm gì đó cho quê hương tốt đẹp hơn.

    Tôi bước vào mạng xã hội, thành một người viết blog mang màu sắc chống phá chế độ CHXHCNVN như VTV, báo Nhân Dân...và đủ thứ tuyên truyền là một tên phản động, phá hoại đất nước.

    Trước khi đi tôi chào nhiều bạn bè, đưa tiễn đến sân bay Lã Việt Dũng, Nguyễn Lân Thắng.

    Tôi đi vì tương lai của con trai tôi, thằng Tí Hớn.

    Khi Tí Hớn sinh ra trong bệnh viện, tôi phải trải qua cảnh hối lộ cho bác sĩ tiền, người ta nói rất thẳng phải bồi dưỡng ca này, kíp kia ngần này, ngần kia.

    Là dân giang hồ, tôi từng hối lộ cho công an nhiều lần. Khi sinh con ra, tôi phải hối lộ cho bác sĩ. Như một thói quen, chuyện hối lộ trở thành bình thường trong xã hội Việt Nam, nó bình thường đến nỗi tôi thấy nó là việc tự nhiên không có gì đáng phải nghĩ về nó cả. Những người nhận hối lộ ấy, họ cũng phải hối lộ cấp trên của họ để làm việc được chỗ ấy. Để cho họ yên tâm làm việc phục vụ mình, đóng góp cùng với họ để họ có vị trí ấy yên ổn thì có gì đâu.

    Nhưng rồi một ngày không lâu sau khi Tí Hớn ra đời, tôi nhận ra rằng, nếu con tôi lớn lên trong một xã hội mà những nghề cao quý như công an, nhà giáo, bác sĩ lại thản nhiên đòi tiền hối lộ như thế , con tôi sẽ sống thế nào. Tôi có phải dạy nó rằng chuyện hối lộ như vậy là điều bình thường không ?

    Tôi chứng kiến những bà già như mẹ tôi ngồi ăn cơm ở sân chùa dưới cái nắng chang chang, sau khi họ bỏ công sức phục vụ nhà chùa. Còn tôi và vài người khác ngồi trong chùa với mâm cỗ chay ê hề các món. Các bạn tôi được hưởng tiêu chuẩn ấy vì có công ca ngợi sư trụ tr trên báo chí, trụ trì ấy là một gã có bộ sưu tập đồng hồ, bật lửa, bút máy thuộc loại tốp đầu Việt Nam. Những chiếc đồng hồ Rolex, Patek..và bút máy Monte blanc, bật lửa Dupont với đủ các loại máy ảnh giá cả chục ngàn usd.

    Trong đầu tôi hình ảnh giới tử tế chỉ có là nghề nhà giáo. Nhưng than ôi, đến hôm nay thì đúng tôi chẳng còn gì luyến tiếc nữa, không phải chuyện nhà giáo ăn hối lộ chạy điểm hay nhà giáo dâm ô học sinh đâu, mà chuyện nhà giáo đi làm dư luân viên cho đảng mới là chuyện khủng khiếp. Có nghĩa rằng anh ta sẵn sàng nói dối, lợi dụng mác giáo viên của mình để nói ra những điều dối trá, điều dối trá ấy làm hại cho bao nhiêu người, đặc biệt là trẻ con.

    Lúc anh ta chê bai những người Hồng Kông biểu tình là ngu dốt, phá nồi cơm của chính họ. Tôi không nửa lời nhắc đến anh ta, dù sao thì đó là quan điểm chính trị của anh ta với một đất nước khác. Nhưng đến vấn đề ô nhiễm môi trường ở trên đất nước mình, anh ta cũng dối trá và vu khống được một cách trâng tráo.

    Bạn nghĩ xem, một đất nước mà đầy rẫy những kẻ dối trá từ y tế, hành pháp, giáo dục và cả tôn giáo nữa, tôi có nên để cho con mình ở đó không ?

    Những kẻ dối trá ấy để nhận bổng lộc và những ưu đãi, rồi sau chúng cũng cho con chúng rời khỏi xứ sở ấy để tìm một nơi khác ít dối trá hơn, không khí trong lành hơn để sống.

    Vậy tôi thành một tên phản động để mang con tôi đi, chỉ là tôi làm điều ngược lại với những kẻ kia thôi, nhưng mục đích vẫn là mang con ra khỏi quê hương mình.

    Tất nhiên phải nói đến những người không nghĩ chuyện đi hay những người có điều kiện không đi, họ có những suy nghĩ khác, có những nhân cách khác tôi và bọn dối trá kia. Họ có quyền lên án tôi làm phản động chẳng qua lo cho tương lai con mình. Cái này tôi xin nhận.

    Mỗi ngày bạn đưa con bạn đi đến trường trong làn không khí mù mờ của các loại khí thải độc hại, bạn có thể tự lừa dối mình, nhưng đừng nói với con mình đó chỉ là sương mù của tự nhiên.

    Nói với con mình như thế, bạn cũng trở thành kẻ dối trá.

    Đất nước mà một thằng thấy giáo dối trá trên Facebook rằng không khí ô nhiễm do bọn xấu vu khống đất nước mình mà được mấy nghìn like...!

    Có gì mà phải ngoảnh đầu cơ chứ ?

  2. #72
    https://the88project.org/wp-content/...g-facebook.jpg

    Phạm Đoan Trang: Xin đừng khóc cho tôi
    Cánh Cò

    Mạng xã hội hai ngày nay tự dưng mất hẳn những status nói về Tổng Thống Mỹ Donald Trump, sự im ắng khá bất ngờ và người theo dõi câu chuyện của Tổng Thống Trump được hướng sang một khuôn mặt khác: Phạm Đoan Trang, nhà báo, blogger nổi tiếng vừa bị bắt.

    Chỉ có thể là Đoan Trang mới tạo ra được sự thay đổi khá bất ngờ này. Vâng, sự bất ngờ đầy bi thảm: Cô bị bắt, mặc dù chính bản thân cô không hề ngạc nhiên mà chính xác hơn cô đã chuẩn bị để vào tù từ nhiều năm trước khi cô chấp nhận từ Mỹ trở về Việt Nam tiếp tục theo đuổi lý tưởng mà cô khẳng định: Tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền của Việt Nam.

    Đoan Trang có lẽ là một cô gái nổi tiếng nhất trong giới tranh đấu, không phải vì cô trẻ đẹp hay có kiến thức chính trị nhưng cái mà cô được nhiều người khâm phục là sự kiên cường đến cực đoan của cô.

    Kiên cường trong cách ứng xử với thế lực muốn cô im lặng. Kiên cường với miếng bánh đầy cám dỗ của cuộc sống ở nước ngoài. Kiên cường với những ám ảnh vì bị giam cầm, tra tấn và kiên cường cả với hoàn cảnh gia đình rất đơn chiếc của cô: Một mẹ, một con và một con đường duy nhất là đói nghèo và bệnh tật.

    Hơn tám năm trước, 2014, cô đến Mỹ du học và nhân cơ hội ấy cô đã đứng trước khuôn viên Tòa Bạch Ốc lên tiếng về những hành động đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam. Cô đã trở về Việt Nam sau đó mặc dù biết trước rằng sẽ trả giá rất đắt cho những dự định của mình.

    Năm 2016 cô bị công an đánh gãy chân phải nhờ nạng mới có thể đi được. Năm 2017 cô xuất bản “Chính Trị Bình Dân” một cuốn sách được xem là khai tâm cho những ai muốn tìm hiểu chính trị là gì trong hoàn cảnh của xã hội Việt Nam. Một năm sau cô bị quản chế vì được Cộng Hòa Séc (Czech) trao tặng giải Homo Homini.

    Nhưng công trình dẫn cô vào nhà giam có lẽ là văn bản “Báo Cáo Đồng Tâm” được dư luận đánh giá cao vì “Bản báo cáo đưa ra kết luận rằng đây có thể là vụ tranh chấp đất đai lớn nhất tại Việt Nam thời bình, xét về quân số công an được huy động, về dư luận, và về số sinh mạng thiệt hại. Báo cáo cũng nêu bật tình trạng bạo hành và lộng quyền của lực lượng công an, cũng như khái niệm đầy mâu thuẫn – ‘quyền sở hữu toàn dân về đất đai’ – tại Việt Nam.”

    Phạm Đoan Trang chuẩn bị cho việc cô bị bắt giữ một cách thản nhiên và đầy khí phách. Vài giờ sau khi cô bị công an TP.HCM bắt, một lá thư của cô đã chuẩn bị sẵn được đồng sự Will Nguyễn tung ra. Lá thư cho thấy quan điểm của cô đối với những ai quan tâm tới tinh thần mà cô đang theo đuổi không mệt mỏi. Đoan Trang khẳng định cô không cần dư luận vận động trả tự do cho cô hay các nước thỏa hiệp với Hà Nội trao đổi tự do của cô để đổi lấy một đặc lợi nào đó có liên quan đến nhân quyền. Cô khẩn khoản yêu cầu người bên ngoài tiếp tục vì cô mà tranh đấu cho quyền bầu cử vốn chưa hề có tại Việt Nam.

    Đoan Trang yêu cầu đọc và vận động cho những cuốn sách của cô được đọc rộng rãi. Cô không cần vận động cho bản thân cô mà yêu cầu xem cô như những tù nhân lương tâm cô đơn khác đang bị giam cầm. Cô xin người bên ngoài chú ý tới mẹ và anh trai cô ở bên ngoài, mẹ thì yếu đuối và đơn chiếc, anh trai thì bị an ninh không ngớt làm khó dễ. Những yêu cầu rất “người” và làm đau xót cho những ai còn mẹ.

    Cuối cùng Phạm Đoan Trang tuyên bố: “Tôi không cần tự do cho riêng mình; nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam.”

    Vâng, Đoan Trang không phải bị Bộ Công An bắt lúc 11 giờ 30 phút đêm 6 Tháng Mười, 2020, tại một nhà trọ trên đường Cách Mạng Tháng 8, quận 3, Sài Gòn, với cáo buộc “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình Sự, mà cô đã chính thức bị tống giam vào nhà tù lớn vào năm 2016 bằng hình thức quản chế tại nhà, cấm đi lại và phát ngôn trên tất cả các trang mạng.

    Lần bắt giam chính thức này chẳng qua là giúp cho cô được tấm vé “đấu tranh” một cách công khai và quyết liệt hơn.

    Có lẽ điều Đoan Trang muốn nhất đối với những người yêu mến cô là: “Đừng khóc cho tôi mà hãy khóc cho quê hương yêu dấu.”

    Nếu tôi có đi tù…

    Gửi các anh chị em, bạn bè thân yêu của tôi.

    Không ai mong muốn phải ngồi tù, nhưng nếu nhà tù là chỗ tất yếu ai đấu tranh cho tự do cũng phải đến, và nếu vào tù là để thực hiện một mục đích nào đó ta đã định trước, thì ta nên đi tù.

    Tôi có một số mục đích định trước như vậy. Thế nhưng đi tù chỉ là bước đầu để thực hiện các mục đích này, còn muốn hoàn thành thì rất, rất cần sự tiếp sức của các bạn.

    Tôi trông cậy vào các bạn. Xin giúp tôi hoàn thành các mục đích sau, nếu tôi có phải vào tù. Trân trọng cảm ơn tất cả.

    1. Vận động thông qua luật bầu cử mới, luật tổ chức Quốc Hội mới.

    Mong các bạn làm mọi cách để gắn việc tôi đi tù (nếu có) với luật bầu cử mới, luật tổ chức Quốc Hội mới. Làm sao để công luận biết rằng tôi đã tham gia nghiên cứu và đưa ra luật mới về bầu cử và tổ chức Quốc Hội, và tôi bị bắt một phần là vì lý do đó.

    Tôi muốn có một phong trào xã hội rộng lớn thúc đẩy việc thông qua hai luật này.

    2. Quảng bá các cuốn sách của tôi viết:

    Tôi mong rằng việc mình bị bắt, đi tù hoặc gặp bất kỳ điều gì khác, nhất là đi tù, sẽ là cơ hội để quảng bá các cuốn sách tôi viết, giúp sách được nhiều người đọc hơn, dưới bất kỳ hình thức gì dù là bản in hay bản điện tử hay sách nói.

    Tôi viết nhiều sách nhưng đây là những cuốn tôi mong muốn phổ biến nhất:

    a) Chính Trị Bình Dân
    b) Cẩm Nang Nuôi Tù
    c) Phản Kháng Phi Bạo Lực
    d) Politics of a Police State (tiếng Anh)
    e) Chúng Ta Làm Báo
    f) Các ấn phẩm liên quan tới bầu cử

    3. Biến việc đi tù thành cơ hội để tận dụng

    Nhà nước CHXHCN Việt Nam lâu nay luôn coi tù nhân lương tâm là một công cụ để mặc cả, trao đổi với nước ngoài. Khi trả tự do cho một tù nhân lương tâm và tống xuất người đó ra nước ngoài, nhà nước thu được rất nhiều cái lợi: ký được một hiệp định kinh tế nào đó, đánh bóng hình ảnh “tôn trọng nhân quyền,” vô hiệu hóa một biểu tượng đấu tranh vì tự dọ, và phớt lờ tất cả các cải cách thể chế.

    Tôi rất không thích bị coi là một món hàng để nhà nước trao đổi. Thay vì thế tôi muốn rằng nếu mình có đi tù thì giới hoạt động dân chủ phải là một lực lượng đàm phán với nhà nước, trong đó tập trung nhấn mạnh vào việc đòi thông qua luật bầu cử mới và luật tổ chức quốc hội mới. Bản án càng dài, xin các bạn càng tận dụng nó vào việc đàm phán và gây sức ép lên chính quyền Việt Nam, buộc chính quyền phải thực hiện các yêu cầu của chúng ta.

    Nói cách khác, tôi không muốn có một phong trào kêu gọi chính quyền Việt Nam “trả tự do cho Trang.” Tôi muốn một phong trào xã hội rộng lớn, thúc đẩy việc “trả tự do cho Trang và thông qua luật bầu cử mới,” “trả tự do cho Trang và bảo đảm bầu cử tự do, công bằng,” v.v…

    Tóm tắt mục (1), (2) và (3)

    Nếu tôi bị bắt, tôi mong muốn các bạn làm truyền thông theo hướng vận động mỗi người, nếu ủng hộ tôi thì không cần làm gì nhiều, cũng không cần hô hào “tự do cho Trang,” mà chỉ cần truyền bá thông điệp sau:

    “Tôi ủng hộ luật bầu cử mới và tôi đọc sách của Đoan Trang,” hoặc

    “Tôi ủng hộ Đoan Trang nên tôi ủng hộ luật bầu cử mới và tôi đọc sách của Trang,” hoặc

    “Yêu cầu tổ chức bầu cử tự do và công băng ở Việt Nam,” hoặc

    “Ủng hộ ứng viên độc lập vào Quốc hội.”

    Vài điểm xin các bạn lưu ý thêm:


    • Xin chăm sóc mẹ tôi giùm, đừng để mẹ tôi nghĩ là hai mẹ con đang đơn độc. Công an cũng đã đe dọa các anh trai và chị dâu tôi rất nhiều, xin bảo vệ họ.
    • Tôi sẽ không nhận tội, không xin khoan hồng, cho nên mọi điều công an nói hoặc làm mà có thể khiến dư luận tưởng như vậy thì đều là bịa đặt, lừa dối.
    • (Nhưng) tôi nhận hành vi: Tôi luôn khẳng định tôi là tác giả các cuốn “Chính Trị Bình Dân,” “Cẩm Nang Nuôi Tù,” “Phản Kháng Phi Bao Lực,” cũng như tất cả các sách và báo cáo khác tôi từng viết và để tên thật. Tôi cũng khẳng định là tôi luôn muốn xóa bỏ chế độ độc tài ở Việt Nam. Tôi muốn được mọi người nhắc đến như một người viết, luôn cố gắng để góp phần khai dân trí về các giá trị tự do, dân chủ và luôn đấu tranh để thay đổi xã hội.
    • Nếu có thể, xin vận động để tôi được nhận cây đàn guitar của tôi. Đối với tôi, đàn guitar quan trọng như Kinh Thánh đối với tín đồ Thiên Chúa Giáo.
    • Tôi không quan tâm đến số năm tù theo bản án, do đó tôi không cần luật sư bào chữa để giảm án- một điều hẳn nằm ngoài khả năng của các luật sư trong tình hình hiện nay ở Việt Nam. Thay vì thế, tôi mong các luật sư có thể làm một kênh truyển tải thông tin giữa tôi và mọi người bên ngoài.
    • Không ưu tiên tôi hơn các TNLT khác.
    • Nếu có vận động để trả tự do cho tôi, xin các bạn bắt đầu từ khoảng năm thứ 3 hoặc thứ 4 (tính từ thời điểm bị bắt), và xin hết sức lưu ý gắn mọi chiến dịch vận động với việc thực hiện các mục đích tôi đã nếu trên. Kịch bản lý tưởng là tôi được trả tự do mà vẫn ở Việt Nam (không bị tống xuất ra nước ngoài) và những mục đích tôi đề ra đều được hoàn thành.


    Tôi không cần tự do cho riêng mình; nếu chỉ vậy thì quá dễ.

    Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam.

    Đó là một mục tiêu nghe có vẻ vĩ đại và xa vời, nhưng thật ra là khả thi, nếu có sự góp phần của tất cả các bạn.

    Phạm Đoan Trang. (Ký tên)


  3. #73
    Sự thật về du học Mỹ, đi làm, và H1B visa
    Thinh Nguyen

    Thành thật mà nói, nếu bây giờ được lựa chọn, mình chắc chắn sẽ không chọn con đường du học Mỹ như cách đây 12 năm về trước. Bởi vì 2020 thật sự là một năm tồi tệ của nước Mỹ, và càng tồi tệ hơn đối với những du học sinh đến đây sống, học tập, và làm việc với biết bao nhiêu hoài bão và hy vọng về một tương lai tươi sáng ở phía trước.

    Nói không ngoa thì Mỹ vẫn luôn là một quốc gia hàng đầu về kinh tế, khoa học kỹ thuật, nghiên cứu, và rất rất nhiều mảng khác. Đây là nơi đã sản sinh ra những công ty khổng lồ của thế giới và góp phần không nhỏ vào việc định hình tương lai của toàn nhân loại. Nhân tài khắp nơi vẫn ngày đêm đổ về xứ sở cờ hoa để học tập và rèn luyện với hy vọng một ngày nào đó sẽ chạm đến được giấc mơ Mỹ (The American dream). Bạn có bao giờ nghe nói đến giấc mơ Úc, giấc mơ Canada, Nhật Bản hay Châu Âu bao giờ chưa? Bởi vì làm gì có nơi nào như ở Mỹ. Đây là nơi chứa đựng những cơ hội tuyệt vời, nơi mà tất cả mọi thứ đều có thể miễn là giấc mơ của bạn đủ lớn, không cần biết bạn là ai và từ đâu đến.

    Dù vậy, có một thực tế đáng buồn đó là vùng đất hứa này đang ngày càng trở nên khắc nghiệt và khó khăn hơn bao giờ hết cho những du học sinh như tụi mình nếu muốn đến đây học tập, làm việc, và xa hơn nữa là an cư lạc nghiệp nơi đây.

    Đa số du học sinh Mỹ đều muốn được ở lại sau khi tốt nghiệp. Đó là điều ai cũng biết, không có gì phải bàn cãi. Tất nhiên là sau khi đã đầu tư hàng trăm triệu đồng cùng với 5, 6 năm trời miệt mài đèn sách, hẳn ai mà chẳng muốn ra trường đi làm gỡ gạc lại chút vốn. Cũng đồng thời áp dụng luôn những kiến thức hay ho đã học được. Nói thì dễ, thực tế lại khó khăn vô cùng.

    Thử nghĩ xem, các bạn sẽ phải trải qua 4, 5 năm ĐH, thêm 2 năm nếu muốn có bằng Thạc sĩ. Trong thời gian đó bạn phải cạnh tranh với hàng ngàn sinh viên đồng lứa với hy vọng rằng GPA cao, bằng tốt nghiệp hạng danh dự lấp lánh, sẽ tách bạn khỏi đám đông và đem đến những cơ hội tuyệt vời. Thực tế phũ phàng là cho dù bạn có tốt nghiệp với GPA 4.0 hoàn hảo cũng chưa chắc gì tìm được việc làm. Trong thời buổi Covid-19 này khi hàng chục triệu người dân Mỹ đang bị thất nghiệp, khả năng để một du học sinh vừa chân ướt chân ráo rời ghế nhà trường với kinh nghiệm gần như bằng không tìm được việc làm thì còn khó hơn mò kim đáy bể.

    Giả sử các bạn may mắn tìm được công việc đi. Rồi sau đó thì sao? Bạn sẽ phải apply đi làm dưới dạng OPT. Đây là chương trình cho phép du học sinh được đi làm sau tốt nghiệp từ 1-3 năm tùy vào ngành học của bạn. Vấn đề duy nhất đó là chính phủ Mỹ đang xem xét loại bỏ hoàn toàn chương trình này trong tương lai gần. Bởi vì người Mỹ lo ngại rằng OPT đang cướp mất cơ hội việc làm của họ?!?

    Trong 1 đến 3 năm đi làm OPT ngắn ngủi đó, bạn phải thật sự chứng minh được khả năng của mình để thuyết phục công ty bảo lãnh visa H1B cho bạn tiếp tục ở lại Mỹ làm việc. Thời buổi kinh tế khó khăn, công ty lớn công ty bé đua nhau sa thải hàng ngàn nhân viên, thắt chặt chi tiêu, việc phải bỏ ra hàng chục ngàn đô để bảo lãnh một đứa du học sinh ở lại thì bạn không chỉ phải cực kỳ giỏi, mà còn phải cực kỳ may mắn. Giỏi để tìm được việc làm và được giữ lại làm, may mắn để tìm được công ty đồng ý (và có khả năng) bảo lãnh cho bạn.

    Dưới thời Donald Trump, visa H1B đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Để loại bỏ những tổ chức lợi dụng lỗ hổng của chương trình H1B, sở di trú Mỹ (USCIS) đã siết chặt hơn trong việc xét duyệt loại visa này. Từ năm 2010 đến 2015, tỉ lệ từ chối H1B mới (initial H1B, new employment) chưa bao giờ vượt quá 8%, trong khi đó hiện tại tỉ lệ này xấp xỉ 24% chỉ tính riêng trong năm 2018 và 2019! Rất nhiều công ty lớn đã hạn chế hoặc ngưng hoàn toàn việc bảo lãnh loại visa này bởi những rủi ro của nó. Vừa tốn kém, lại vừa không chắc chắn có được duyệt hay không. Bạn nào làm H1B rồi chắc hiểu cái vụ quay xổ số visa nó đau tim như thế nào. Có nhiều người quay 2, 3 năm liền không trúng phát nào. Bây giờ quay xong rồi bạn cũng chỉ có khoảng 76% cơ hội được cấp visa thôi nhé! Thế mới nói nhiều khi hay lại không bằng hên.

    Lại giả sử bạn vượt qua hết những trở ngại đó để cầm trên tay cái visa H1B quý giá (rưng rưng nước mắt). Sau đó thì sao? Lúc này bạn lại có thêm 3-6 năm để biến mình thành một phần không-thể-thay-thế của công ty. Bởi chỉ có như vậy, người ta mới chịu bỏ thêm hơn chục ngàn đô để bảo lãnh cho bạn cái thẻ xanh thần thánh! Đó là nếu như bạn vẫn chưa bị sa thải vì cơn đại dịch kinh hoàng này nhé. Dạo một vòng Linkedin mới thấy xót, ngay cả những vị trí cao cấp của những tập đoàn khổng lồ mà còn bị sa thải như cơm bữa. Uber, Airbnb, Boeing, HSBC, GM, FCA, và rất rất nhiều ông lớn khác đều sa thải hàng ngàn nhân viên để cắt giảm chi tiêu đến mức tối thiểu. Và tất nhiên trong số đó có hàng chục ngàn người đang làm việc dưới visa H1B.

    Trong cái thời đại dịch này, có H1B hay không cũng có thể toang bất cứ lúc nào. Như mình đêm nào cũng vắt chân lên trán nằm trằn trọc, lo lắng không biết ngày mai thức dậy có còn nghiệp hay là đã thất nghiệp. Ngặt nỗi H1B mà mất việc thì chỉ có 60 ngày để tẩu tán hết tất cả tài sản như nhà cửa, xe cộ, con chó con mèo, để về nước. À mà quên, bây giờ làm gì có nước nào mở của đâu mà về. Công sức học hành, gầy dựng bao năm, mất việc cái là mất hết..

    Từ lâu, dân nhập cư đã trở thành một phần không thể thiếu trong lịch sử Mỹ, và biến nước Mỹ trở thành cường quốc vĩ đại như ngày hôm nay. Vậy mà bây giờ với những chính sách chèn ép, gây khó dễ như cấm nhập cảnh đối với H1B hay bắt du học sinh F1 phải chọn giữa việc học on-campus giữa đại dịch hay phải khăn gói về nước thì thật sự có cảm giác như mình là đứa con ghẻ, là người ngoài (outsider) trên chính đất nước mình đã ở gần 1/2 cuộc đời này. Mỹ ơi là Mỹ!

    P/s: có ai đang tuyển kỹ sư ở VN không nhỉ?

  4. #74
    https://www.amnesty.org/en/latest/ne...d-and-charged/

    Người Phụ Nữ Mới Bị Bắt
    Phạm Hồng Sơn

    Nói thật ngắn gọn : Chị thuộc giới nhà giàu tham gia cách mạng. Cách mạng ở đây là công cuộc chống chế độ độc tài do Đảng Cộng Sản Việt Nam dựng lên từ cách đây gần 80 năm.

    Lần đầu tiên tôi gặp chị là cách đây khoảng hơn 9 năm trong một cuộc biểu tình tại Hà Nội nhằm chống lại các hành động của Trung Cộng gây hấn chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông nhưng chính quyền thì câm lặng. Cũng như bao người mới tham gia hoạt động xã hội lần đầu, chị cũng có những biểu hiện rất nhiệt thành, hồn nhiên pha nhiều ngây thơ trước một chế độ cáo già. Nhưng trên hết, chị là người có trái tim rất dễ xúc động trước hoàn cảnh thương tâm của người khác, nhất là những người hoạt động, đấu tranh vì công lý. Hồi đó, có lần chị tâm sự rất bộc trực về sự ngưỡng mộ anh Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải, « Có những đêm ngủ tôi toàn mơ về anh ! ». Trái tim yêu nước thường dễ thổn thức trước những hành động yêu nước nhưng ở chị mức độ thổn thức có lẽ nhạy cảm hơn nhiều người. Với thu nhập từ nghề nghiệp thuộc loại phú túc chị thường ngỏ ý sẵn sàng giúp đỡ vật chất cho những anh chị em hoạt động xã hội bị chính quyền gây khó khăn trong đường sinh nhai.

    Trong dòng suy tưởng ngắn này, tôi muốn nói đến chị ở hai điểm : một điểm nổi bật và một điểm không nổi bật.

    Điểm nổi bật ở chị, theo tôi, là chị không bao giờ tự làm nổi bật mình. Chị làm nhiều hơn nói. Trong các cuộc chuyện trò chị không có khiếu ăn to nói lớn. Trong các thể hiện trên mạng chị không viết hay, càng không phải là người hay viết. Trong các quan hệ với các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế nhân quyền, chị không phải là hình ảnh thân thuộc.

    Điểm không nổi bật ở chị là điểm ít người nhận thấy: Chị là người đầu tiên thực hiện thành công việc quyên góp tài chính cho hoạt động chống độc tài ở trong nước từ trong nước. Trước đây và cho tới tận hiện nay nguồn hỗ trợ cho các cá nhân hoạt động, đấu tranh chống độc tài ở trong nước đều đến chủ yếu tuyệt đối từ cộng đồng người Việt hải ngoại. Dù đây là một hỗ trợ cực kỳ quí giá và quan trọng nhưng đây là một điểm yếu có tính chiến lược dài lâu ở mọi góc cạnh trong công cuộc chống độc tài nội tộc. Tuy nhiên, chị đã thành công lập ra và điều hành công khai một quĩ có lúc đã huy động được những ngân khoản lớn mà phần thu chủ yếu đến ngay từ đồng bào trong nước để ủng hộ các nạn nhân của chế độ đương thời.

    Lý giải cho sự thành công của chị trong bối cảnh xã hội đã bị đổ vỡ niềm tin ở mọi phương diện, người ta có thể nghĩ đến do chị giàu có. Nhưng có nhiều người giàu có hơn chị vẫn không thành công.

    Thành công đó của chị không thể qua mắt được những kẻ đã lên hoặc tiếp được ngôi quyền lực độc tài từ tay trắng và lừa bịp.

    Công cuộc chống độc tài vẫn đang tiếp tục và đang trả những cái giá cần phải trả cho một tương lai tốt đẹp hơn. Chị là một trong số những người chấp nhận tự đóng góp vào những phí tổn đó cho toàn dân tộc.

    Chị là: NGUYỄN THÚY HẠNH.

  5. #75
    “If you tell a lie big enough and keep repeating it, people will eventually come to believe it.”

    How Vietnam's 'influencer' army wages information warfare on Facebook
    James Pearson
    Reuters

    HANOI, July 9 (Reuters) - In Vietnam, where the state is fighting a fierce online battle against political dissent, social media "influencers" are more likely to be soldiers than celebrities.

    Force 47, as the Vietnamese army's online information warfare unit is known, consists of thousands of soldiers who, in addition to their normal duties, are tasked with setting up, moderating and posting on pro-state Facebook groups, to correct "wrong views" online.

    According to a Reuters review of provincial-level state media reports and broadcasts by the army's official television station, Force 47 has since its inception in 2016 set up hundreds of Facebook groups and pages, and published thousands of pro-government articles and posts.

    Social media researchers say the group may be the largest and most sophisticated influence network in Southeast Asia. And it is now playing a prominent role in the country's intensifying conflict with Facebook (FB.O).

    After being approached by Reuters this week, a Facebook source said the company had removed a group called "E47", which had mobilised both military and non-military members to report posts they did not like to Facebook in an effort to have them taken down. The source said the group was connected to a list of Force 47 groups identified by Reuters.

    A Facebook spokesperson confirmed that some groups and accounts were taken down on Thursday for "coordinating attempts to mass report content." A company source said the action was one of Facebook's largest takedowns initiated under its mass reporting policy.

    But many of the Force 47 accounts and groups identified by Reuters remain active. Since they are operated by users under their real names, they do not violate Facebook policies, the company source said.

    Vietnam's foreign ministry, which handles enquiries to the government from foreign media, did not immediately respond to a request for comment on the takedown.

    Unlike in neighbouring China, Facebook is not blocked in Vietnam, where it has 60 million to 70 million users. It is Vietnam's main platform for e-commerce and generates around $1 billion in annual revenue for the company.

    It has also become the main platform for political dissent, launching Facebook and the government into a constant tussle over the removal of content deemed to be "anti-state".

    Vietnam has undergone sweeping economic reforms and social change in recent decades, but the ruling Communist Party retains a tight grip over media and tolerates little dissent.

    Last year, Vietnam slowed traffic on Facebook's local servers to a crawl until it agreed to significantly increase the censorship of political content in Vietnam. Months later, authorities threatened to shut down Facebook in Vietnam entirely if it did not locally restrict access to more content.

    In a statement to Reuters, a Facebook spokesperson said the company's goal was to keep its services in Vietnam online "for as many people as possible to express themselves, connect with friends and run their business".

    "We've been open and transparent about our decisions in response to the rapid rise in attempts to block our services in Vietnam," the spokesperson said.

    Vietnam does not have the wherewithal to sustain a Chinese-style "Great Firewall" and develop local social media alternatives, said Dien Luong, a visiting fellow at the ISEAS-Yusof Ishak Institute in Singapore.

    "This has paved the way for Facebook to become the platform of choice for Force 47 to safeguard the party line, shape public opinion and spread state propaganda."

    'SKILLED AND MALICIOUS'

    There is no official definition of what constitutes a "wrong view" in Vietnam. But activists, journalists, bloggers and - increasingly - Facebook users, have all received hefty jail terms in recent years for spreading "anti-state propaganda", or opinions which counter those promoted by the Party.

    Last week, Le Van Dung, a prominent activist who regularly broadcasts live to thousands of followers on Facebook, was arrested after more than a month on the run, according to a police statement.

    Dung, who goes by "Le Dung Vova" was detained on charges of "making, storing, spreading information, materials and items for the purpose of opposing the state", under Article 117 of Vietnam's Penal Code.

    He faces up to 20 years in prison if found guilty.

    Force 47 takes its name from Directive 47, a policy document issued by the army's General Political Department on Jan. 8, 2016. Analysts say it was created as an alternative to hiring civilian "opinion shapers" - or "du luan vien" - that had operated on a smaller, less successful scale.

    "Since the 'du luan vien' were not as well trained in Party ideology or as conservative as military officials, their performance was not as good as expected," said Nguyen The Phuong, a researcher at the Saigon Center for International Studies. "Force 47 is also less costly. Military officials consider it part of their job and don't ask for an allowance."

    The size of Force 47 is not clear, but in 2017, the general in charge of the unit at the time, Nguyen Trong Nghia, said it had 10,000 "red and competent" members. The true number could be much higher: the Reuters review of known Force 47 Facebook groups showed tens of thousands of users.

    The Facebook source said the E47 group it had taken action against was made up of an active membership of military and non-military members.

    Nghia now heads the main propaganda arm of the Party. Vietnam's information ministry recently promulgated a social media code of conduct that closely resembles Force 47 directives, urging people to post about "good deeds" and banning anything that affects "the interests of the state."

    'STRUGGLE ON THE INTERNET'

    In March, conferences were held at military bases across Vietnam to mark five years since the creation of Force 47.

    State media reports about the meetings named at least 15 Facebook pages and groups it said were controlled by Force 47 which collectively had over 300,000 followers, according to a Reuters analysis of those groups.

    Rather than being a single army unit, Force 47 soldiers appear to carry out their activities alongside their usual duties and create locally targeted content, the reports revealed.

    In addition to Facebook, Force 47 creates anonymous Gmail and Yahoo email addresses, and accounts on Google's YouTube and Twitter, according to the reports.

    YouTube said it had terminated nine channels on Friday for violating its policies on spam, including a channel identified by Reuters as a suspected Force 47 operation.

    Twitter said it had not seen any activity by Force 47.

    Many of the Facebook groups reviewed by Reuters played on patriotic sentiments with names such as "I love the Socialist Republic of Vietnam", "Vietnam in my Heart", "Voice of the Fatherland" and "Believe in the Party".

    Some groups, such as "Keeping company with Force 47" and "Roses of Force 47" were obvious in their affiliation, while others - such as "Pink Lotus" and a few groups that used the names of local towns in their titles - were more subtle.

    The posts varied in content, with many extolling Vietnam's army, founding leader Ho Chi Minh, or Party chief Nguyen Phu Trong. Others showed screenshots of "wrong information" posted by other Facebook users, marked with a large red "X".

    "These developments unfolding in Vietnam are scary and have expanded with impunity," said Dhevy Sivaprakasam, Asia-Pacific policy counsel at internet rights group Access Now.

    "We are witnessing the creation of a reality where people are not safe to speak freely online, and where there's no concept of individual privacy."

  6. #76
    https://www.pen-deutschland.de/de/20...qc9UinyBfx_Sgg

    Văn bút Đức phong bà Phạm Đoan Trang làm ‘thành viên danh dự’
    VOA Tiếng Việt

    Tổ chức Văn bút (PEN) của Đức vừa phong blogger, nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang làm “thành viên danh dự” và yêu cầu Việt Nam phóng thích bà Trang ngay lập tức.

    “Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới đặc biệt hạn chế quyền tự do ngôn luận. Đảng Cộng sản khủng bố những người làm truyền thông rất tàn nhẫn và nghiêm trọng, nên bà Trang đã bị cấm liên lạc với gia đình và luật sư của bà”, ông Ralf Nestmeyer, Phó Chủ tịch kiêm Đại diện Ủy ban “Những người cầm bút bị giam cầm” của PEN nói trong thông cáo báo chí ngày 18/5.

    Nhắc đến bà Phạm Đoan Trang trong cương vị là người sáng lập tạp chí trực tuyến “Luật Khoa” và biên tập viên của trang “theVietnamese”, tổ chức của Đức nhận định bà Trang “là một trong những người chỉ trích chính phủ Việt Nam được biết tiếng nhiều nhất”, đã giúp cho người dân Việt Nam dễ dàng hiểu về luật pháp, bảo vệ quyền lợi của họ và chống lại sự cai trị độc đoán của Đảng Cộng sản.

    Bà Phạm Đoan Trang bị bắt vào ngày 6/10/2020, bị khởi tố về các tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và tội “làm, phát tán thông tin nhằm chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Bà hiện đang phải đối mặt với án tù lên đến 20 năm vì các cáo buộc trên.

    Một tháng trước khi bị bắt, bà Trang và cộng sự đã công bố “Báo cáo Đồng Tâm”, một ấn phẩm dày 128 trang bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh với nội dung về vụ đụng độ giữa công an và người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, vào đầu tháng 1/2020 do tranh chấp đất đai, khiến ông Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần của người dân Đồng Tâm, và ba công an thiệt mạng. Đây được xem là nguyên nhân dẫn đến vụ bắt giữ nhà báo độc lập này.

    “Vì công việc của mình, bà Trang nhiều lần lọt vào tầm ngắm của các cơ quan chức năng Việt Nam. Vào tháng 8 năm 2018, bà bị cảnh sát giam giữ và phải nhập viện. Giờ đây, bà lại có nguy cơ bị ngược đãi trong tù”, tổ chức PEN nói trong thông cáo.

    Bà Phạm Đoan Trang từng nhận được học bổng Feuchtwanger của Villa Aurora ở Los Angeles vào năm 2014, nhưng bà đã từ chối ở lại Hoa Kỳ sau khi hoàn thành việc học.

    Sau khi trở về nước, ngoài việc điều hành các trang mạng trực tuyến trên, bà Phạm Đoan Trang còn cho ra đời nhiều ấn phẩm gây tiếng vang như Chính trị bình dân, Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực… trong điều kiện phải lẩn trốn và ẩn náu ở nhiều nơi.

    Năm 2017, bà Trang được tổ chức People In Need trao giải thưởng Homo Homini và vinh danh bà như “một trong những nhân vật hàng đầu trong giới bất đồng chính kiến của Việt Nam đương đại”.

    Năm 2019, bà được Tổ chức Phóng viên Không Biên giới trao giải thưởng “Tự do báo chí” với hạng mục “Tầm ảnh hưởng” vì những hoạt động truyền thông đặc biệt hiệu quả “bất chấp những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất” và cả “những đe dọa đến tính mạng, thân thể”.

  7. #77
    Vì Sao Tôi Cho Con Tôi Đi Tỵ Nạn Giáo Dục
    Bs Phạm Ngọc Thắng

    Tôi không muốn kể chuyện mang tính chính trị, chính em như có bạn lầm tưởng. Tôi chỉ muốn kể chuyện mình như tâm tư suy nghĩ. Tôi học Michelangelo, khi ông trả lời câu hỏi ông làm thế nào để tạc tượng đẹp thế. Ông nói: Cái đẹp tự có trong đất, trong đá… tôi chỉ là người đẽo bỏ những cái xấu khỏi tuyệt tác thôi.

    Tôi muốn chỉ ra cái xấu để bỏ xấu đi, còn để lại toàn cái đẹp, sao khó quá. Hôm nay tôi kể lại câu chuyện này, chuyện nguyên nhân tại sao con tôi phải đi du học rồi định cư tại nước Úc. Tại sao nếu cần thì tôi sẽ trở thành một Aussie mà ở lại Việt Nam mãi làm gì.

    Như mọi người cho con đi du học, tôi mong muốn cho các cháu được hưởng một nền giáo dục tiên tiến hơn, hiện đại và không bị chịu các áp lực trong cuộc sống hiện tại ở đất nước mình.

    Tôi không muốn nói nhiều về lợi và hại của việc cho con đi du học. Điều đó để mọi người tự tìm hiểu, tôi chỉ nói lý do tại sao tôi đồng ý cho con đi du học.

    Khi đứa lớn nhà tôi thi đại học xong, tôi biết con tôi đã được mẹ nó làm xong các thủ tục để cháu đi học ở nước ngoài, điều mà tôi không thể thực hiện được. Năm đó, cháu đạt 23.5 điểm, đủ để đỗ tất cả các trường cháu đăng ký khi thi đại học. Đủ cả vào hệ B của một trường Y danh tiếng, nhưng cháu không thích làm bác sỹ như bố. Lý do, bác sỹ như bố khổ quá, mấy chục năm làm nghề không có tiền, nghèo quá, con không thích.

    Đúng thôi, tôi không làm phòng mạch, không kê toa để ăn hoa hồng, không bán thuốc, không tìm cách thu thêm tiền của những người bệnh thập tử nhất sinh, nghèo là đúng rồi. Nhưng con nhìn bố như một người nghèo khổ, thì buồn quá. Bố nghèo nhưng không khổ, không bần cùng, con à.

    Cho con đi, nhìn mặt nó rạng rỡ mà tôi buồn muốn khóc. Nhớ lại năm ấy, mình cũng thi đại học như nó, được hai chục ngày đã vác ba lô làm lính. Những ngày quân trường ập vào đầu, không còn chỗ để mong ước, mộng mơ.

    Ngày báo điểm về, tôi được 21 điểm, Toán Lý Hóa là 7-8,5-5,5 dù Hóa là môn tôi học rất giỏi, thi học sinh giỏi thành phố. Số điểm đó thiếu đúng nửa điểm định mệnh đủ để được đi du học bằng kinh phí quân đội chi trả.

    Nửa điểm đó quyết định cuộc đời tôi nhiều lắm, lái cuộc đời tôi đi theo hướng kỳ lạ lắm lắm. Nhưng tôi không tiếc nuối, hay tìm cách phúc tra làm gì, có nói bố tôi giúp cũng chẳng được. Một người cộng sản như ông, câu xin xỏ là thừa, không bao giờ mở miệng xin xỏ, chạy vạy hay quỵ lụy hèn hạ.

    Ước mơ được học ở một nền giáo dục tiên tiến luôn là một ước mơ đẹp, ai cũng mong muốn như thế. Bố không đạt, nay con cái được đi học là bố mãn nguyện lắm rồi, con hơn cha, nhà ta có phúc.

    Nhưng,

    Con đi, buồn ở lại
    Bố nằm, ngơ ngẩn cười
    Có hạt bụi đi lạc
    Chảy giọt nước mắt rơi.

    Con đi, buồn lắm. Bố nhớ các con đến từng chi tiết, con ăn, con ở, con quậy, con nghịch, con học, con chạy, con nhẩy… nhớ các con lắm.

    Rồi con cũng học thành tài, con ở lại và nhập tịch Úc quốc, bố mừng cho con. Một đất nước chấp nhận con, con sẽ vất vả lắm, nhưng chắc chắn sẽ không có cuộc đời đầy dông bão như bố, kẻ đầu tiên chui ra khỏi hang sâu tăm tối để đi tìm cuộc đời của mình. Để trả lời câu hỏi của con, của bố: Ta được sinh ra để làm gì hay chỉ là nô lệ của nghị quyết, nô lệ của đồng tiền, nô lệ của danh lợi cá nhân, bố đã trải qua hàng thập kỷ sống trong sự ghẻ lạnh của cộng đồng riêng bản thân. Con chiên trắng bao giờ chả là là con ghẻ trong bầy cừu nô lệ.

    Được tin con ở lại, thành người Úc, bố lại nhớ thầy Lê Hải Chi, giáo sư bảo bố: Thắng ơi, con sinh ra ở nước khác thì con còn có ích cho dân nhiều lắm, con ở môi trường này, rồi cũng chỉ thế thôi. Người thầy của chúng tôi tiên đoán: Với cái thẳng thắn thật thà này, con khó sống trong môi trường kinh viện chỉn chu lắm. Họ thà dùng một cây cảnh còn hơn trồng đại thụ, con ạ. Khi nào bay được, con về với đại ngàn, Thắng nhé.

    Lời thầy không vận vào tôi, dù năm đó tôi mới hơn 20 tuổi mà lại vận vào con tôi. Sống ở đâu cũng được, sống để cống hiến cho cộng đồng chứ không phải sống như một con vật chỉ biết thu vén cho cái tổ của mình, lúc nào, tôi cũng nghĩ như vậy.

    Đến thằng em, ý thức của con trai đã rõ hơn, chị trường chuyên Nguyễn Thượng Hiền thì con cũng phải tự đỗ chuyên Gia Định, chả nhờ ai, con tự thi, tự đỗ.

    Năm học thứ nhất, những chuyện liên tiếp đến, cháu buồn. Bạn bè đứa đi đứa ở, trường lớp gây áp lực học thêm, học nếm, những trò đời thực đen bẩn vấy vào tâm trí cháu. Bà xã bảo, chắc phải cho Xị đi học sớm thôi anh ạ.

    Tôi buồn se sắt, đã một đứa cho nước Úc rồi, giờ nốt ư, còn ra sao nữa.

    Mình yêu đất nước mình đến thế, ước mơ con cái giỏi giang dựng xây cuộc sống, đất nước đến thế! Làm sao chẳng đứa con nào tiếp bước, sao chẳng đứa nào tiếp đoạn đường dang dở bố đang đi ư…

    Nhưng điểm quyết định nhất, nhát búa ác đòn nhất giáng vào đầu tôi là những câu nói của vợ.

    Nàng bảo, anh không biết chứ, ngày anh đi làm dự án, tối nào cũng có đứa gọi điện thoại đến chửi bới em, có đứa tìm đến nhà chửi bới anh là đồ khốn nạn, cầm tiền của bạn bè đi đánh bạc, bán dự án lấy năm triệu đô la, mua nhà bên Singapore, có vợ nhí á hậu, đẻ được thằng con trai đẹp lắm… Chuyện đó, em tin anh, anh không phải loại đốn mạt ấy. Nhưng nói mãi cũng thành ác cảm, và cũng thấy anh khác khác mất rồi.

    Nhưng chúng nó còn bắn tin dọa em, thằng Thắng không buông dự án cho chúng tao thì sẽ đẩy thằng Xị vào gầm ô tô… Nếu thằng Xị bị thế thì em đoạn tuyệt với anh, không tình nghĩa gì nữa.

    Tôi hộc lên u uất, lũ người kia, chúng mày táng tận lương tâm đến thế ư?

    Lũ khốn kia… Nghe tao nói đây, nếu chúng mày làm thế, tao thề tìm chém chết từng thằng một.

    Gầm lên như hổ độc, nhưng biết làm gì đây, thôi thì đành thế chấp tất cả cho con đi du học, tôi rũ xuống bất lực. Những lựa chọn cuộc đời lấy mất của tôi nhiều thứ quá.

    Bố chẳng định hướng tương lai cho con được nữa rồi, con trai.
    Bố không được đỡ con khi con nhỡ vấp ngã nữa rồi, con trai.
    Bố không được chỉ bảo con đối nhân xử thế nữa rồi, con trai.
    Bố không được dạy dỗ con chơi, con học, con làm từng việc nhỏ xíu nữa rồi, con trai.
    Bố không được làm bạn của con nữa rồi, con trai.

    Hết lớp mười, con trai tôi đi du học, đi tỵ nạn giáo dục.

    Vẫn biết, và rất biết nhưng góc khuất của giáo dục Việt nam, một nền giáo dục đang loay hoay đổi mình, để tìm tầm cao mới.

    Vẫn biết, và rất biết cách để cho con được học những trường nào tốt nhất mà con trai thích, nhưng con phải đi du học dù bố chẳng thích.

    Con sẽ được hưởng nền hòa bình yên ả.

    Con tránh được ô nhiễm.
    Ô nhiễm môi trường sống.
    Ô nhiễm đồ ăn thức uống, thuốc chữa bệnh.
    Ô nhiễm văn hóa lai căng mất bản chất.
    Ô nhiễm suy nghĩ bị áp đặt.
    Ô nhiễm cơ hội phát triển.

    Con đi đi, cầu mong con sẽ cứng cỏi chịu đựng được áp lực của cuộc đời mới.

    Bố cười khan: Nước Úc ơi, sao khôn thế.

    Vợ chồng tao chăm bẵm con cái, chi tiền ăn tiền thuốc tiền học cho con cái. Giờ chúng mày hưởng cả, lại đòi chúng nó phải giỏi nữa… Sao khôn thế!

    Con đi du học, bố chỉ thấy buồn khổ không tả.

    Ai cũng muốn đất nước vươn lên, mà nhà nào có điều kiện, những người có điều kiện hạng nhất của đất nước lại tìm mọi cách cho con đi học và đi hẳn. Còn lấy ai dựng xây đất nước tương lai.

    Hay là lấy bọn sửa điểm, chuyên tu tại chức học hành lòng vòng mua bằng mua chức làm chủ nhân ông trong tương lai.

    Thế thì còn khổ đến bao giờ nữa đây.

    Chỉ thấy các con đi, rồi đi mãi.

    Chưa thấy trào lưu về cội như người Hoa. Chính những trí tuệ Hoa kiều hồi hương, cùng cơ chế thuận lợi đã đưa được Trung Hoa thành đại cường quốc từ một nước đói nghèo.

    Giặc mà xâm chiếm bờ cõi, mà thôn tính nội địa thì phải đánh.

    Nhưng cái gì họ giỏi, thì phải học.

    Chuyện tỵ nạn giáo dục, chỉ có thế thôi!


    Mỗi một Quốc gia đều có nguồn nguyên khí riêng của nó; hiền tài là nguyên khí quốc gia.

    Đất nước nào trọng hiền tài, đất nước ấy sẽ phát triển.

    Tiêu diệt hiền tài, với khẩu hiệu:

    Trí, Phú, Địa, Hào
    Đào tận gốc, trốc tận rễ.

    Thì hậu họa là ngày hôm nay.

    Thế thôi.

  8. #78
    https://www.youtube.com/watch?v=AO4m1XQEMiY

    Portrait of Pham Doan Trang - Laureate of 2022 Martin Ennals Award

    Pham Doan Trang is a leading journalist and an advocate for democracy in Vietnam, raising awareness on a broad human rights agenda in Vietnam. She advocates for the guarantee of civil liberties such as freedom of expression, freedom of the press, freedom of assembly, raises awareness about a wide range of topics including LGBTQ+ rights, women’s rights, environmental issues, the territorial conflict between Vietnam and China, police brutality, suppression of activists and political prisoners. In a country where the Communist Party’s one-party rule leaves no room for voices of criticism and opposition factions, Pham Doan Trang’s entrepreneurial work is an unparalleled achievement. She co-founded several leading media outlets such as the Luat Khoa Magazine, providing political and legal analysis, the Green Trees, Vietnam’s only pro-democracy, underground environmental rights organization and the Liberal Publishing House, printing banned books written by Vietnamese civil society leaders. She published articles in various Vietnamese print and online media.

    Her efforts to protect human rights in Vietnam is marked by her ability to attract international attention to Vietnam’s concerning human rights record. Her blog includes English translations of her writing in Vietnamese, and she has travelled internationally with other bloggers and activists to draw attention to human rights problems in Vietnam. She is considered among the most influential, respected, and persecuted human rights defenders in Vietnam today. She has always been a major source of inspiration and mentorship for Vietnamese civil society and the next generation of human rights defenders.

    From October 7, 2020 and until October 21, 2021, Trang was held in incommunicado detention. On December 14, 2021, she was sentenced to nine years in prison for “conducting propaganda against the state”. There are growing concerns about her health.


    https://ichef.bbci.co.uk/news/744/cp...78218837be.jpg

  9. #79
    Xin Lỗi Tháng Tư !
    BÌNH NGỌC

    Thời trai trẻ, gác bút nghiên, gác mọi ước mơ ...lên đường "đánh Mỹ!"
    Cây súng trên vai, máu đỏ trong tim!
    Mụ lí trí! Hùng hục vượt Trường Sơn.
    Đêm nghỉ, ngày đi, giày vẹt gót, áo sờn vai thấm lạnh!
    Mẹ còng lưng vắt kiệt sức, mỏi mòn, thao thức đợi con về!
    "Ba mươi tháng Tư" : Bên Thắng cuộc, hả hê!!!
    Con trở thành kẻ "kiêu binh!" trong đoàn "quân Giải phóng!"
    Nhưng! Ba mươi tám năm sau con vô cùng thất vọng!
    Không hiểu mình đi Giải phóng cho ai???
    Chỗm trệ trên cao, toàn những kẻ bất tài!
    Đáy xã hội, nhiều "dân oan!" mất đất.
    Những nghịch lý, tai ương...chồng chất!
    Khoảng cách "sang, hèn" cứ rộng mãi ra.
    Người ở "quê" không còn tha thiết với "ao nhà".
    Tràn vào Miền Nam "ngoạ, chiếm, xâm canh...từ núi, rừng, chợ búa, thị thành, lầu cao, gác tía ....!"

    Ngay như nhà ta thôi!
    Chỉ có mình tôi "gọi là : góp công giải phóng".
    Chẳng tước quan gì! Mà cũng cả xóm kéo vào.
    Người thì bán rau, lượm ve chai, giặt ủi, bán thịt chó, thuốc Lào ...
    Thậm chí có cả lừa gạt, bảo kê, hút chích, đĩ điếm, bụi đời...
    Đi đâu, ở đâu cũng gặp toàn người "ngoài ấy".
    Còn đố ai tìm thấy bóng dáng người "miền trỏng!" hiện diện trên quê hương mình đấy?
    Nhà cửa, ruộng vườn ngoài ấy họ bỏ hoang ???
    Quê Hương tôi, tên thật đẹp (làng Vàng).
    Cũng có đình, chùa, bờ xôi, ruộng mật!
    Không hiểu vì sao nhiều người "bỏ tất ?" để vào Nam chen lấn, đua đòi?

    Riêng tôi
    Đã hơn sáu mươi năm, đang ở cuối cuộc đời .
    Vẫn cháy bỏng! Muốn được về nơi mình "chôn nhau, cất rốn!"
    Đã mấy năm nay, tôi đã làm kẻ "chạy trốn!"
    Trốn khỏi "sai lầm !" những năm, tháng ...đã đi qua!
    Trở về quê hương, cất lại một nếp nhà!
    Tập làm nông, ngớ ngẩn tìm những mảnh gốm xưa, và "Hoài niệm!" thuở ấu thơ ....
    Bỗng choàng tỉnh! Đôi khi tìm thấy mình trong đó.
    Cửa, cổng nhà tôi cứ mở toang! Kể cả khi trời đang nổi giông, nổi gió ...
    Mỗi tháng Tư về tôi lại nhớ vào Nam!
    Xin lỗi ! "tháng Tư!"
    Xin lỗi ! Miền Nam, những việc tôi đã làm!
    Xin lỗi tất cả!
    Cả những người "bên thua cuộc!"
    Biết sao được !
    Mọi người chúng ta sinh ra, đâu có thể chọn được thời cuộc
    Nhưng : Lẽ đời, Đen, trắng phải phân minh!
    Xin lỗi! "Tháng Tư!"
    Hãy tha thứ cho mình! Rất chân thành, chứ không phải lời giả dối.

  10. #80
    Tôi Bỏ Đảng
    Đại tá Phan Huy

    Tôi sinh ra trên quê nghèo đất Bắc
    Cộng sản nòi nối gót của cha anh
    Bố của tôi, một cách mạng lão thành
    Đi kháng chiến thuở tầm vông giáo mác

    Lúc còn nhỏ, tôi đã nghe về Bác
    Một ông già râu tóc bạc phơ phơ
    Tôi hát bài, em thấy Bác trong mơ
    Cô giáo bảo, bác là tiên là Phật

    Tôi lớn lên, nghe những lời đường mật
    Được vào đoàn, vào đảng bác quang vinh
    Cờ búa liềm, hình lãnh tụ Lê Nin
    Thay tổ quốc và Hùng Vương dựng nước

    Đảng dạy tôi, chủ nghĩa mình đi trước
    Đưa năm châu lên thế giới đại đồng
    Nhà nước ta của giai cấp công nông
    Dân là chủ, đảng viên là đầy tớ

    Tôi ngất ngây trong hào quang lý tưởng
    Tình nguyện vào chiến đấu ở miền Nam
    Cứu đồng bào ra khỏi cảnh lầm than
    Mà đảng nói do bàn tay Mỹ nguỵ

    Ánh sáng Miền Nam đưa tôi về chân lý
    Vùng đất hiền hoà, nhân bản, phồn vinh
    Cuộc sống tự do, dân chủ, nghĩa tình
    Không sắt máu, căm thù, như miền Bắc

    Tôi uất hận cho đảng mình láo khoét
    Lùa dân vào một cuộc chiến tổn hao
    Phung phí máu xương bộ đội, đồng bào
    Để phục vụ cho quan thầy quốc tế

    Từ đó đảng hiện nguyên hình đồ tể
    Vung búa liềm đập nát cả quê hương
    Một miền Nam hạnh phúc hoá tang thương
    Một xã hội thiên đường thành địa ngục

    Và bây giờ cả hai miền đất nước
    Đã san nghèo, cào khổ giống như nhau
    Cùng đội chung cái ách nạn trên đầu
    Một chủ nghĩa ngông cuồng đầy tội ác

    Người chủ nhân thành dân oan tan nát
    Khóc vang đường, ngủ chật những vườn hoa
    Người đầy tớ trên lầu cao chất ngất
    Lợi ích đổi trao quanh yến tiệc rượu trà

    Thì ra đảng thầu bán buôn xương máu
    Và biển trời sông núi để chia nhau
    Nuôi bầy chó dữ, dưỡng đám giòi sâu
    Quyết đàn áp những tấm lòng yêu nước

    Đảng cũng rước bọn Tàu ô xâm lược
    Vào ém quân trên khắp cả ba miền
    Để dự phòng khi dân Việt vùng lên
    Sẽ đàn áp tiếp tay bầy giặc cướp

    Đảng khốn kiếp chẳng thiết gì tổ quốc
    Sẵn sàng dâng xã tắc của cha ông
    Để cầu phong độc trị đến ngàn năm
    Hàm thái thú đời cha truyền con nối

    Đảng ghê tởm! Tôi chán chường muốn nói:
    "Xin trả người, thẻ máu với cờ ma
    Tôi sẽ đi về, với nguồn cội ông cha
    Cùng dân tộc, dựng lại cờ quang phục!"

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 04-14-2014, 01:47 PM
  2. Replies: 28
    Last Post: 04-11-2014, 01:47 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 02-22-2013, 12:24 PM
  4. Việt kiều Pháp mất quyền tỵ nạn vì về Việt Nam!
    By Võ Thanh Liêm in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 06-01-2012, 06:49 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:55 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh