Register
Page 70 of 92 FirstFirst ... 2060686970717280 ... LastLast
Results 691 to 700 of 920
  1. #691
    Biệt Thự tà áo xanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Phố Mây
    Posts
    4,658
    Gửi một bài hát dành cho những người Lính QLVNCH, một thời oai hùng, vì Nước quên thân, nơi trang Nói với Lính, vì Lính, và cho Lính này của anh Cuốc Nghệ Sĩ. Mời các anh Lính và bạn hữu nơi đây cùng nghe. Bài hát thâu đơn giản, chỉ một lần, không nháp và không thể không bị lỗi, mong mọi người bỏ qua, lần đầu tiên hát với tấm lòng - vì Lính!



    https://streamable.com/e927d1

    TÌNH THƯ CỦA LÍNH
    nhạc | Trần Thiện Thanh
    hát | Tà Áo Xanh

    Từ khi anh thôi học, và từ khi anh khoác áo treilli
    Từ khi anh xa nhà, một ngàn đêm nhung nhớ giữa trời mây
    Ngại chăng đêm di hành và thường khi dừng bước giữa hoang vu,
    Một thằng ước ao để một thằng khát khao, còn mình thì nằm đếm sao.

    Đồn anh bên sông cạn, và hoàng hôn ướt dẫm đáy sông thưa,
    Nhiều tên trong dơn vị gọi đùa anh chiến sĩ của mộng mơ,
    Thường khi hai ba thằng, chiều chiều ra bờ vắng ngắm mông lung.
    Một thằng nhớ em, để một thằng nhớ thêm, một thằng thì lấy hình xem.

    Thư của lính không xanh màu trời như mơ ước đâu em.
    Thư của lính không thơm nồng hương, không nét hoa đa tình.
    Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngaỵ
    Nhưng thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy.

    Chiều hôm kia thăm làng, tiểu đội anh ra đứng gác ven ranh.
    Một cô đi trên đường, đẹp tựa như em khóc lúc giận anh.
    Để cho anh nghe thèm, đường chiều xưa ngời sáng áo em xanh.
    Thèm một nét môi, một lần về phép thôi, và mình thì lại có đôi.

    Thư của lính, thư không được dài như mong ước đâu em.
    Thư của lính chấm dứt ở đây, sau khi đề thêm hai chữ hôn em.

    Inner peace is the key:
    if you have inner peace, the external problems do not affect your deep sense of peace and tranquility...
    without this inner peace, no matter how comfortable your life is materially, you may still be worried, disturbed, or unhappy because of circumstances.

    Dalai Lama -




  2. #692
    Biệt Thự tà áo xanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Phố Mây
    Posts
    4,658


    Tạ Từ Trong Đêm
    nhạc | Trần Thiện Thanh
    hát | Tà Áo Xanh

    https://streamable.com/0mv5sx

    Thăm thẳm chiều trôi, khuya anh đi rồi sao trời đưa lối
    Khi thương mến nhau hai người hai ngả tránh sao bồi hồi
    Hẹn gặp nhau đây đêm thâu lá đổ, sương giăng kín mờ nhạt nhòa ước mơ
    Đã gặp nhau rồi, sao em không nói, sao em cúi mặt, em giận hờn anh chăng

    Anh hiểu rồi đây khuya nay em về trăng gầy soi bóng
    Nên em cúi mặt ngăn dòng nước mắt phút giây tạ từ
    Đừng buồn nghe em tuy anh biết rằng xa xôi vẫn làm tâm tư héo mòn
    Nếu em đã chọn thương anh xa vắng
    Xin em chớ buồn cho nặng lòng chinh nhân

    Nếu em biết rằng có những người đi đấu tranh chưa về
    Mang lời thề lên miền sơn khê từng đêm địa đầu hun hút gió sâu
    Nếu em đã gặp mẹ già thương con khấn nguyện đêm rằm
    Vợ yêu chồng đan áo lạnh từng đông
    Thì duyên tình mình có nghĩa gì đâu

    Anh hỏi một câu khi trong đêm dài vọng về tiếng súng
    Sao em cúi mặt không nhìn đôi mắt hứa thương em trọn đời
    Đầu đường chia phôi anh không nói gì
    Nên phong kín lời hẹn tình lứa đôi
    Nếu anh có về khi tan chinh chiến
    Xin em cúi mặt dấu lệ mừng nghe em

    Inner peace is the key:
    if you have inner peace, the external problems do not affect your deep sense of peace and tranquility...
    without this inner peace, no matter how comfortable your life is materially, you may still be worried, disturbed, or unhappy because of circumstances.

    Dalai Lama -




  3. #693
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,854
    "Thiếu úy Trần Công Thọ bị ngay một viên đạn giữa đỉnh trán, chết ngọt lịm không kịp trăn trối, nằm cách chỗ tôi không quá 20 thước. Tôi đưa tay vuốt mắt anh, không thấy chảy máu, mặt anh còn tươi tắn như thiên thần ngủ quên. Nhạc phẩm “Tạ từ trong đêm” của Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết lên để riêng tặng anh."
    tr
    ích trong bài viết Những vị Bác sĩ Thiên Thần Mũ Đỏ-Trần Đoàn.

    - Anh Cuốc, thơ hay,

    -O Xanh, nhạc hay, ca sĩ đã làm cảm động các bô lão nhớ lại một thời chinh chến...

    "Thư của lính, thư không được dài như mong ước đâu em.

    -O Hương,

    "Thế hệ của tụi mình đâu được làm người yêu của lính nhưng ngưỡng mộ những chuyện tình đẹp."

    Thơ, văn hay.



  4. #694
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,199
    Có một tháng Tư buồn thật buồn
    Tháng Tư buồn ngàn vạn chia ly
    Tháng Tư buồn trời rơi nước mắt
    Tháng Tư buồn biển cuộn máu người
    Tháng Tư người lính trẻ chết trận
    Tháng Tư người vợ trẻ mất chồng
    Tháng Tư cô bé con ngơ ngác
    Xác Mẹ bên đường, mắt ngước trời
    Tháng Tư cửa nhà cháy tan tành
    Đạn pháo nơi đâu vào thị thành
    Từng đoàn người chạy càn di tản
    Chân bước đi, dạ xót sao đành
    Tháng Tư đôi tình nhân mất nhau
    Tự dưng mất nhau lòng không đau
    Nàng chỉ biết vài năm sau đó
    Thây chàng vùi lạnh lẽo giang đầu
    Tháng Tư một gia đình bỏ xác
    Biển Đông thành mồ táng không bia
    Sóng vẫn vỗ vô tình xô giạt
    Con búp bê trần trụi thân mình
    Tháng Tư lời cầu kinh nghe lạ
    Thượng Đế làm ngơ Phật nơi nào?
    Mắt trơ khô khốc lệ thôi nhỏ
    Tim cứng chai lì, còn gì đâu!
    Tháng Tư!
    Ba mươi tháng Tư 1975
    Tháng Tư nát tan lăng kính hồng
    Tháng Tư ta bỗng dưng tỉnh mộng
    Tháng Tư ta hiểu kiếp làm người.
    *
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  5. #695
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619

    Người yêu của Lính

    Những ngày tháng Tư lại thêm nhớ
    Nhớ nhà, nhớ Mẹ, nhớ canh rau
    Nhớ hàng phượng đỏ lao xao
    Nhớ tà áo trắng, xôn xao sân trường

    Và rồi màn lửa phủ quê nghèo
    Anh xa phố nhỏ dấn binh đao
    Em yêu mắt lệ tuôn mau
    Tiễn người yêu Lính, phương nào biệt ly


    Còn tiếp…



    Cám ơn những chia sẻ của các anh chị em bạn: Ngọc Hân , Ngô Đồng , Hương Khuya , Tà Áo Xanh ,...
    Không biết dùng từ gì để tạ ơn, ngần ấy đóng góp để cho thấy vết thương Tháng Tư Đen
    vẫn tuôn trào máu lệ !!!



    Một tưởng niệm






    Photo cuocsi
    23042022

    .
    Last edited by cuocsi; 04-27-2022 at 02:38 PM.

  6. #696
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619
    Quote Originally Posted by HXhuongkhuya View Post

    Chào các anh trong nhà Lính. Nhân đọc hai bài thơ anh Hân mang về, nghe chuyện kể đời lính mà cảm động. HK xin mang lại bài thơ cũ gửi vào trang Lính. Bài thơ cảm tác từ lâu, đáng lẽ được thu âm qua giọng đọc của tác giả cho một chương trình tưởng niệm 30 tháng 4:


    Nợ Em

    Yêu chàng khoác áo chiến y
    Đời trai ngang dọc cũng vì núi sông
    Sắt son hai chữ chờ chồng
    Một lòng em vẫn đợi trông người hùng

    Đón chàng nghỉ phép đi chung
    Vòng hoa đeo cổ thẹn thùng nhẹ hôn
    Vội trao vị ngọt thơm nồng
    Môi chàng còn vướng bụi hồng gió sương

    Vòng tay ghì chặt ôi thương
    Mà nghe lỗi nhịp trăm đường quặn đau
    Kiếp này không trả cho nhau
    Mình xin khất lại kiếp sau trọn tình

    Tiễn chàng một buổi tòng chinh
    Chợt nghe văng vẳng cú kêu đầu đình
    Đêm về gối lệ lặng thinh
    Thèm nghe câu gọi "ơi mình " thuở nao

    Giọng cười âm điệu lời trao
    Hôm nay êm đẹp ngày sau thác ghềnh
    Chờ anh nhé, vững lòng lên
    TRẢ xong nợ nước anh ĐỀN tình em

    Anh còn nợ em... Anh còn nợ em…

    HXhuongkhuya
    4/21/2012

    * Mượn chữ của Cố NS Anh Bằng

    Cám ơn người anh đã sửa cho HK hai chữ (2017).
    Chào các anh chị em nhà Lính,
    Cám ơn HXhuongkhuya đã mang về bài thơ NỢ EM, đọc mà thương !
    Xin mang qua trang để chia sẻ với mọi người.
    Cũng lập lại lời cảm ơn O Xanh với 2 nhạc phẩm bất hủ của Trần Thiện Thanh, toàn là những bài mà tui yêu, Xanh còn hứa hát cho Lính nghe 2 bài nữa đó, Lính và mọi người đang chờ nghe.
    Chị Ngô Đồng với bài thơ buốt tim, sẽ trở lại để…khóc.
    Anh Ngọc Hân ơi, tui còn nợ anh mấy chiêu, chì đơ.
    Chúc tât cả các anh chị em bình an.

  7. #697
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,193
    Quote Originally Posted by cuocsi View Post
    Chào các anh chị em nhà Lính,
    Cám ơn HXhuongkhuya đã mang về bài thơ NỢ EM, đọc mà thương !
    Xin mang qua trang để chia sẻ với mọi người.
    Cũng lập lại lời cảm ơn O Xanh với 2 nhạc phẩm bất hủ của Trần Thiện Thanh, toàn là những bài mà tui yêu, Xanh còn hứa hát cho Lính nghe 2 bài nữa đó, Lính và mọi người đang chờ nghe.
    Chị Ngô Đồng với bài thơ buốt tim, sẽ trở lại để…khóc.
    Anh Ngọc Hân ơi, tui còn nợ anh mấy chiêu, chì đơ.
    Chúc tât cả các anh chị em bình an.
    -Thời gian trôi nhanh quá, 47 năm đã qua mà người Việt hải ngoại không quên nhưng kỷ niêm đau thương ngày Quốc Hận, cám ơn những đóng góp của các bạn đặc biệt đến anh Cuốc Sĩ, anh Hoài Vọng, anh Ngọc Hân, chị Ngô Đồng, O Xanh và Hương Xưa, để thấy rằng người lính VNCH không bị bỏ rơi và quên lãng, chế độ tự do bị mất vào tay Cộng Sản vì nhiều thế lực, người dân Việt và người lính VNCH đã chiến đấu hết sức mình.

    -Thôi thì "Gặp thời thế thế thời phải thế", hy vọng một ngày mai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam và cho nước Việt Nam.

  8. #698
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,854
    Trong truyện Nhà Thơ Đi Lính của Phạm Tín An Ninh có một đoạn đọc thấy bùi ngùi. Mời anh Cuốc, anh Hải Việt và anh, chị, em đọc ké.

    "Khi tìm đến căn nhà sàn nhỏ nằm cuối con hẻm bên bờ sông Thị Nghè, Y-Broc đã gặp lại Hà. Anh sống với vợ chồng bà chị. Y-Broc bật khóc khi nhìn thấy cả hai chân của Hà đã bị cưa tới đầu gối. Hai người bạn vừa làm thơ vừa chiến đấu ngày xưa ôm lấy nhau mà không nói được lời nào. Họ uống rượu, đọc thơ, rồi khóc cho đến lúc say mèm nằm lăn ra ngủ lúc nào không biết.
    Vài hôm sau, trên một tờ tuần san văn nghệ, Y-Broc đọc được bài thơ của Mây Cao Nguyên, đề tặng anh. Bài thơ khá dài, Y-Broc chỉ còn nhớ vài câu:
    Sao lại là ta đến nỗi này
    là Mây mà chẳng thấy mây bay
    gặp mi ta nhớ rừng núi cũ
    một thưở làm thơ giữa đạn thù
    Thôi kể làm chi chuyện mất còn|
    ném đôi nạng gỗ xuống dòng sông
    còn dăm bầu rượu chia nhau cạn
    gõ nhịp mà ca thiên nhất phương "


  9. #699
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619
    Những ngày gần cuối !
    Cuốc tui không chỉ là nhân chứng mà là một chiến sĩ của toán "Tuớc vũ khí" trong câu chuyện được kể lại dưới đây,
    một câu chuyện THẬT TRONG MỖI CHI TIẾT !Mời tất cả cùng đọc.



    Rời bỏ cao nguyên 7 (hết)

    Cao Văn Tiếm
    VNNB - đăng lúc 04:00AM, 06/04/16

    Hai Trung Đội cùng đứng lên hô xung phong, ôm súng vừa bắn vừa chạy càn xuống suối. Khi nghe lính mình hô xung phong, địch bỏ chạy ngược lên trên một ngọn đồi bên kia suối quên cả bắn lại. Hai Trung Đội sẵn đà càn luôn qua suối đuổi theo. Một lát sau, tôi nghe thẩm quyền của Trung Đội 1 báo:

    - Alfa ! Tụi tôi rượt tụi nó chạy lên đồi. Nhìn lên đồi có một cái đồn cắm cờ vàng ba sọc đỏ của mình. Tui nó chạy vô cái đồn đó.

    Nghe vậy, tôi liền bảo:

    - Dừng lại ! Coi chừng mắc bẩy của việt cộng, đợi tôi báo lại 45!

    Tôi liền báo lại cho Thiếu Tá Trân. Chừng khỏang 5 phút sau, tiếng Tiểu Đòan Trưởng vang trong máy:

    - Đó là Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Tuy được lệnh lập chốt án ngữ không cho lính chạy làng vào Hàm Tân vì sợ bị quậy phá. Tụi nó báo với Tiểu Khu là bị một Đại Đội Biệt Động Quân không biết của đơn vị nào đánh dữ quá nên đã rút vô đồn.

    Trở lại trên đường, tôi gặp Đại Úy Hội Chi Đòan Trưởng Thiết Vận Xa M113 đã cùng sát cánh với Tiểu Đòan 34 BĐQ trên đường 7B. Đây lần thứ hai tôi gặp ông, nhưng giờ đây trên cổ áo ông lấp lánh một bông mai bạc. Ông được đặc cách tại mặt trận cũng xứng đáng thôi. Nhưng còn Thiếu Tá Trịnh Trân, Tiểu Đòan Trưởng của Tiểu Đòan 34 BĐQ của tôi cũng xứng đáng, còn có phần hơn, sao lại không được ? Tôi thắc mắc trong lòng, nhưng không biết hỏi ai.

    Sau khi ổn định, Tiểu Đoàn rẽ trái đi bộ vào Hàm Tân. Lúc này tôi được biết SVSQ Trường Vỏ Bị đã vào Hàm Tân với đầy đủ vũ khí rồi. Được như vậy thì qúa tốt, tôi nghĩ thầm.Tôi đang đi trên đường vào Hàm Tân với Ban Chỉ Huy của mình. Các Trung Đội đi hàng dọc hai bên đường. Đối diện với tôi, ở chiều ngược lại, một người mặc đồ trận, đầu đội nón bo rộng vành, bên hông mang một cây Colt 45 xăm xăm tiến gần đến trước mặt tôi. Lính của tôi e dè đề phòng để bảo vệ thầy mình. Gần thêm một chút, khi thấy rỏ nhau, cả hai chạy lại ôm chầm lấy nhau, mừng không kể xiết.

    - Toán! Mày khỏe không? Đi đâu đây ?

    - Tiếm! Gặp mày ở đây tao mừng qúa !

    Không bút mực nào tả hết nỗi vui mừng của hai thằng bạn thân bất ngờ gặp lại nhau trong hòan cảnh dầu sôi lửa bỏng thế này. Từ ngày ra trường đến nay, Toán chọn Sư Đoàn 18 BB, còn tôi chọn BĐQ, mỗi thằng một phương trời, cũng chẳng biết tin tức gì nhau. Hai thằng hỏi thăm nhau vài phút thì chia tay. Thấy tôi đeo 4 trái lựu đạn mini trên dây ba chạc,

    Toán xin tôi hai trái, tôi tặng Toán xem như một chút quà để Toán hộ thân. Toán đi rồi, trong lòng tôi cảm thấy bùi ngùi. Rồi đây hai thằng không biết có còn gặp lại nhau không ! Đời lính trận nay còn mai mất nào ai biết trước được! Nhớ lúc trong trường, hai thằng cùng nhau về Sài Gòn làm quyển Lưu Niệm cho khóa; hai thằng ngày đêm vẽ, cắt, dán các pano hộp đèn để kịp trang hoàng cho Lễ Trao Nhẫn.

    Hai thằng cũng được bè bạn gọi là “hai người hùng cô độc” vì tôi với Toán chẳng có cô nào để làm bạn, nên thường đi phố chung với nhau: đi nghe nhạc, đánh bi da, uống cà phê…Nhớ nhất là Toán chuyên uống cà phê đen không đường. Có một lần vào dịp Tết, hai thằng đánh bi da từ sáng cho đến trưa, khi trả tiền để đi ăn cơm trưa thì bà chủ hỏi:

    - Hai cậu không có quen ai ở Đà Lạt hay sao mà tôi thấy hai cậu lần nào ra phố cũng đánh bi da cả buổi, có khi luôn cả buổi chiều.

    Hai thằng cười:

    - Tụi tôi cu ki chỉ có hai đứa với nhau, nên cũng không biết đi đâu.

    - Thôi bữa nay, tiền bi da thì coi như tui lì xì, sẵn cũng trưa rồi mời hai cậu ở lại ăn cơm với gia đình tui.

    Tất nhiên hai thằng đều đồng ý…Thước phim kỷ niệm đang quay chậm trong đầu, bỗng loáng thoáng bên tai tôi nghe mấy người lính của tôi nói chuyện.

    - Tao thấy ông đó xăm xăm đi tới trước mặt Alfa, tao sợ ổng làm bậy, nên chuẩn bị “phơ”.

    - Ông đó hình như là bạn cùng khóa với ông thầy mình.

    - Hèn chi gặp nhau hai ông mừng quá ôm nhau thân thiết.

    - Dân Võ Bị mấy ổng thương nhau lắm.

    - Alfa mình cũng là khóa đàn em của 45 đó.

    - Hèn gì…

    Tôi không còn nghe tiếp, nhưng trong lòng dâng lên niềm vui và sự tự hào. Quá trưa thì Tiểu Đoàn vào đến cửa ngỏ thị xã Hàm Tân. Hai bên đường đã có nhà cửa của dân. Tiểu Đoàn 34 được lịnh tước vũ khí của lính di tản. Thiếu Tá Trân kêu tôi lại và ra lệnh:

    - Giao cho Đại Đội 4 của ông làm an ninh tước vũ khí của lính di tản.

    Nghe xong, tôi thấy sợ. Chính Đại Đội 4 đã nếm mùi “đau khổ” với các lọai vũ khí của đoàn quân di tản này ở Củng Sơn rồi. Nếu họ không nghe lời mà đồng lọat càn vô thị xã thì với đủ lọai vũ khí mà họ có, đừng nói Đại Đội 4 mà cả Tiểu Đòan 34 cũng chưa chắc chặn họ lại được. Đánh với Việt Cộng tôi không sợ, nhưng tước vũ khí đám lính này tôi thấy sợ. Tôi bèn nói với Thiếu Tá Trân :

    - Làm sao mà tước vũ khí của đám lính hổn quân hổn quan này được 45. Nếu họ không chịu nghe lời thì sao ?

    - Thì bắn vài đứa để làm gương. Đây là lệnh của cấp trên. Nhưng tôi biết chỉ có ông mới làm được chuyện này.
    Tôi bèn quay lại với Đại Đội, gọi các Trung Đội Trưởng và CB Đại Đội lại rồi nói:

    - Đại Đội 4 mình được lệnh tước vũ khí lính di tản trước khi cho họ vào Hàm Tân. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Các anh phải trong tư thế sẳn sàng đối phó khi có biến cố.Sau đó tôi ra lệnh:

    - CB Đại Đội và tôi sẽ chặn ngang giữa đường lập hàng rào tước vũ khí. Trung Đội 1 bên trái, Trung Đội 2 bên phải bố trí dọc theo hai bên lề đường, tạo thành hình chữ U. Bravo đi với Trung Đội 3 đến gần cuối đoàn di tản phục bên phải đường. Tất cả súng trên tay sẵn sàng chiến đấu.

    Tất cả nhanh chóng thi hành. Tôi tìm một chiếc xe jeep để nằm chặn ngang mặt đường, tôi đứng trên carbo xe tay cầm M16, để dễ quan sát. Ban Chỉ Huy Đại Đội đứng giăng hàng ngang trước mặt tôi. Tổ chức bố trí xong, vừa lúc ấy đoàn quân nhân di tản cũng vừa đi tới.

    Những người đi đầu còn cách chỗ chiếc xe tôi đang đứng chừng hai mươi mét thì lính tôi ra hiệu cho tất cả dừng lại. Một mình đứng trên capot xe cao hơn tất cả, đưa mắt nhìn đòan lính di tản ngày càng dồn lên đông kịt, chật cứng và kéo dài trên đường, tay người nào cũng lăm lăm vũ khí, tôi đổ mồ hôi hột, nhưng lại cảm thấy một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng. Tôi lấy hết tinh thần hô lớn:

    - Tất cả anh em hãy ngồi xuống tại chỗ.

    Đám đông lao xao một chút, nhưng tình trạng vẫn như cũ. Tôi dặn nhỏ Tiểu Đội trước mặt:

    - Khi thấy tôi phất tay thì tất cả nổ súng, nhưng nhớ kỹ là bắn cao khỏi đầu của họ. Mình chỉ dọa họ thôi.

    Đây thực sự là tôi đang đánh bài liều với sinh mạng của mình và của binh sĩ mình. Năm ăn năm thua, nhưng tôi nghĩ không còn cách nào khác. Tôi nghĩ với tâm lý ai cũng muốn được vào Hàm Tân để về Sài Sòn nên có thể họ sẽ không manh động. Tôi cố gắng nói lớn hết sức để mọi người nghe rõ:

    - Tất cả các anh em hãy ngồi xuống tại chỗ để nghe tôi nói chuyện. Tôi đếm ba tiếng anh em nào không chịu ngồi xuống lạc đạn chết là do các anh.

    - Một…hai…ba.

    Vừa dứt lời, đồng thời tôi phất nhẹ tay về phía trước. Tiểu Đội chỉ huy đồng nổ súng một lọat. Những người ở phía trước ngồi xuống và rồi tất cả đều ngồi xuống. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Ổn định xong, tôi nói lớn:

    - Tất cả anh em nghe đây. Chúng tôi được lệnh của Tiểu Khu Trưởng làm an ninh ở đây để các anh em vào Hàm Tân xuống tàu về Sài Gòn, với điều kiện là tất cả anh em phải giao nộp lại tất cả vũ khí đạn dược mang bên mình. Tôi xin bảo đảm tất cả anh em sẽ được Tiểu Khu Bình Tuy cung cấp tàu của Hải Quân để về Sài Gòn, không để lại một người nào. Chúng tôi là những người sau cùng vào Hàm Tân và về Sài Gòn với các anh em.
    Tất cả đều im lặng lắng nghe. Tôi nói tiếp:

    - Bây giờ theo hàng một, không được chen lấn xô đẩy, từng người đi lên đến hàng rào an ninh của anh em đơn vị chúng tôi, các anh bỏ tất cả vũ khí xuống. Trước khi đi vào trong, anh em phải để các anh em binh sĩ của chúng tôi khám xét người các anh em, để bảo đảm là trên người các anh em không còn bất cứ lọai vũ khí nào. Xong rồi các anh được tự do đi vào.

    Những người phía trước từ từ đứng dậy xếp thành hàng một, từng người tiến lên. Khi đến trước Tiểu Đội chỉ huy của Đại Đội đang xếp hàng ngang, liền bỏ súng đạn xuống sang một bên. Hai người lính của Tiểu Đội khám người xong thì mới được đi qua. Bây giờ mới thấy, ngòai cây súng và đạn họ mang theo, trong người còn nào là lựu đạn, súng colt, ru lô, dao găm, lưỡi lê…Phút chốc, súng đạn chất thành một đống lớn đầy đủ các lọai. Thảo nào khi ở Củng Sơn, với vũ khì đạn dược này, thầy trò chúng tôi đã một phen “ thừa chết thiếu sống ”. Nhớ lại thật là hú vía!

    Trời ngày càng về chiều. Đứng cao trên capot xe, đưa mắt nhìn về phía cuối, bỗng tôi thấy một người lính mặc đồ rằn ri đang đứng đưa tay vẫy tôi. Tuy chưa nhận rỏ mặt, nhưng tôi nhìn người này đầu niểng một bên, tôi biết ngay là Nguyễn Thiện Nhơn bạn cùng Khóa 26 với tôi.

    - Các anh ở dưới tránh một bên để ông Trung Úy đó lên gặp tôi.

    Nhơn tay không đi lên gặp tôi. Tôi hỏi:

    - Ê! Phòng 7 Nha Kỹ Thuật- Lôi Hổ sao lại lạc ở đây cha?

    - Tao đi thả tóan ngòai này.

    Nhơn nhanh chân đi qua, không có thời gian để hai thằng nói chuyện nhiều.
    Bỗng tôi nghe tiếng cự cãi với hai người lính làm nhiệm vụ khám xét. Tôi hỏi hai người lính:

    - Chuyện gì thế ?

    - Dạ Alfa, ông Đại Tá này không chịu bỏ súng xuống.

    Tôi bước xuống xe đến chào ông Đại Tá. Ông đang mang bên hông một cây ru lô nòng ngắn. Ông hỏi với giọng bực tức:

    - Tôi cũng phải bỏ súng xuống hay sao? Tôi là Đại Tá Tham Mưu Trưởng…

    Tôi cắt lời:

    - Đại Tá cảm phiền vì đây là lệnh. Chúng tôi không làm khác được. Xin Đại Tá bỏ súng lại.

    Ông nổi giận, tay chỉ vào ba bông mai bạc có đế thêu trên ve áo của ông và nói:

    - Anh biết đây là cái gì không? Các anh là lính tác chiến chứ đâu phải Quân Cảnh mà đòi tước vũ khí?

    Tôi nổi nóng, nhưng cố dằn, nhấn mạnh từng tiếng to và quyết liệt:

    - Thưa Đại Tá! Tôi không biết mặt Đại Tá. Việt cộng cũng có thể giả Đại Tá để len lỏi vào. Nếu là Đại Tá của QLVNCH thì Đại Tá phải biết quân lệnh là như thế nào. Chúng tôi không phải Quân Cảnh, nhưng cấp trên giao nhiệm vụ này cho chúng tôi. Đây là quân lệnh thưa Đại Tá. Tôi là sĩ quan được giao nhiệm vụ, nhất định phải thi hành. Để không mất thì giờ của các anh em khác, nếu Đại Tá không chịu cởi bỏ súng, xin phiền Đại Tá đứng tránh sang bên, nhường đường đi cho các anh em khác.

    Có lẽ không biết làm sao hơn với thái độ kiên quyết của tôi, ông hậm hực cởi cây súng và liệng mạnh vào đống súng phía bên. Hai người lính của tôi khám ông xong. Ông tức đỏ mặt tía tai lầm bầm đi vào.
    Qua thời gian tàn điếu thuốc, nhìn xuống đám đông còn đang ngồi, một ông Đại Úy mặc đồ trận, đứng ở giữa đưa tay vẫy tôi và gọi:

    - Tiếm! Tiếm!

    Tôi nhìn kỹ hóa ra là Đại Úy Nguyễn Tống Hiến K20, cựu Sĩ Quan Cán Bộ Đại Đội G của tôi lúc tôi còn là SVSQ năm thứ 3 của Trường Võ Bị. Tôi ra dấu và nói:

    - Các anh né qua cho ông Đại Úy đó lên đây gặp tôi.

    Khi ông lên đến chỗ tôi, tôi giơ tay chào:

    - Chào Niên Trưởng! Ủa sao Trường đã vào Hàm Tân lâu rồi mà bây giờ Niên Trưởng còn ở đây?

    Câu trả lời của Niên Trưởng Hiến giờ thì tôi không còn nhớ rỏ. Thấy ông tay không, nên bảo hai người lính của tôi cho ông vào.Sau khi đoàn di tản đã vào hết, tôi thấy Thiếu Tá Trân liên lạc máy. Một lúc quay lại với vẻ tức giận, ông nói:

    - Họ yêu cầu Tiểu Đoàn mình ở lại tăng phái cho Tiểu Khu Bình Tuy , đâu có được.

    Thiếu Tá Trân lại gọi cho ông Tư lệnh nào đó, tôi chỉ nghe loáng thoáng, đại ý là Tiểu Đòan 34 là đơn vị duy nhất còn nguyên của Liên Đòan 6 BĐQ /Tổng Trừ Bị. Tiểu Đòan đã có công đưa đoàn di tản từ Pleiku về Hàm Tân, xin được trở về Sài Gòn với Liên Đòan 6 BĐQ… Một lúc sau thì đề nghị được chấp thuận ; ngày mai sẽ có tàu Hải Quân ra đón.Tôi nghe vậy cũng mừng.

    THAY LỜI KẾT

    Chiếc tàu Hải quân nhẹ nhàng lướt sóng cách bờ khỏang hơn một dặm. Mặt trời xuống thấp ở chân trời. Ánh nắng nhẹ cuối ngày rọi trên những ngọn sóng nhấp nhô, lấp lánh trông như hàng ngàn chiếc gương đang phản chiếu. Gió thổi nghe mát lạnh.

    Thiếu Tá Trân và tôi ngồi trên boong tàu. Hai ly cà phê được người lính bưng ra để trước mặt hai chúng tôi đang bốc khói, thoang thỏang mùi thơm quen thuộc. Thiếu Tá Trân đưa tôi một điếu thuốc. Ông vói tay mở chiếc máy cassette. Một giọng ca nữ quen thuộc vang lên bài hát trữ tình. Cả tôi và ông đều im lặng nhấp từng ngụm cà phê, nhả nhẹ nhàng từng hơi khói thuốc uốn éo lãng đãng loãng ra tan vào không khí, mắt nhìn xa xăm ra biển trời mênh mông, mỗi người theo đuổi ý nghĩ của riêng mình. Trời nước bao la, mặt trời giờ chỉ còn là một hình tròn đỏ rực ở phía chân trời.

    Gió lúc này đã thổi mạnh hơn một chút. Tiếng sóng vỗ vào thân tàu đều đặn nghe “ lách bách, lách bách” như một điệu nhạc vui tai. Tự nhiên tâm hồn tôi nghe nhẹ nhàng khoan khoái, quên hết mọi ưu tư cực nhọc của những ngày qua, tưởng như mình đang đi du sơn ngọan cảnh trên một con tàu của một đất nước thanh bình…

    HẾT


    Ghi thêm:

    * Anh K28 và các anh K29, K30, K31 mà tôi gặp khi Tiểu Đoàn 34 BĐQ và Trung Đòan SVSQ của Trường Võ Bị gặp nhau trên đường về Hàm Tân Bình Tuy, tôi không biết tên và cũng không nhớ cho đến năm 2012, khi tôi đến Washington DC để dự ĐH 18 thì được vợ chồng Nguyễn Thiện Nhơn từ Florida đưa tôi một phong thư nói là của một anh K28 gửi. Nhìn lên bì thư thì có tên là Châu Thiết Lập. Trong thư anh Lập nhắc lại chuyện 37 năm về trước khi gặp nhau ở đường về Hàm Tân, tôi mới biết tên anh ta là Lập.

    *Theo hồi ký của Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất do Ký Giả Đỗ Sơn viết thì vào tối 25/03/75 khi về đến Tuy Hòa, Trung Tá Trương Khánh Liên Đoàn Trưởng LĐ6/BĐQ, báo tin vui cho Thiếu Tá Trịnh Trân là Tướng Phạm văn Phú Tư Lệnh QĐII đã đồng ý thăng cấp đặc cách cho Th/Tá Trân lên Trung Tá, và sáng hôm sau Th/Tá Trân vào BCH/LD6 ở phi trường Đông Tác để Tướng Tất gắn lon. Nhưng sáng sớm hôm sau Th/Tá Trân lại được lệnh dẫn TĐ34 lên Đèo Cả để giữ an ninh cho đoàn di tản về Nha Trang, nên việc thăng cấp đặc cách không được thực hiện.

    * Khi đi thăm Washington DC, người ngồi sát bên tôi là Niên Trưởng Nguyễn Tống Hiến CSVSQ K20, cựu SQCB/ ĐĐG. Cả hai anh em không nhìn ra nhau, nhờ Niên Trưởng Nguyễn Em K25 nhắc tôi mới nhớ và Niên Trưởng Hiến nhớ tôi khi nhắc cuộc gặp ở Hàm Tân.

    * Bạn cùng khóa 26, cùng Tiểu Đòan 34 BĐQ với tôi là Võ Toàn, khi TĐ 34 di tản thì Tòan về phép trước đó. Từ đó thì tôi không gặp lại cho đến kỳ họp mặt khóa gần đây, Tòan mới kể cho tôi nghe là trên đường trở vào đơn vị thì gặp lại TĐ ở Vạn giả, Ninh Hòa và làm ĐĐP ĐĐ2, nhưng suốt thời gian di tản, cả khi về hậu cứ Long Bình dưỡng quân và bổ sung quân số, tôi và Tòan cũng không gặp lại. Chỉ trong một lần họp khóa tôi mới biết Tòan thế tôi làm ĐĐT ĐĐ4 sau khi tôi bị thương ngày 28/4/75 ở Rạch Chanh, Thủ Thừa, Long An. q


    Trích đăng từ :
    http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=96338


    Chân thành cảm ơn VIETNAM
    DAILY.COM

  10. #700
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619

    Và rồi chuyện phải đến…

    :z58:Biển lớn cuốn em đi …:z58:

    Nhạc và hình ảnh thay thế mọi lời diễn tả.



    !!!

 

 

Similar Threads

  1. Lính bà
    By Triển in forum Tiếu Lâm
    Replies: 0
    Last Post: 04-03-2015, 04:08 AM
  2. Người Lính Già Bạn Tôi
    By Lưu Vĩnh Hạ in forum Thơ
    Replies: 1
    Last Post: 07-15-2013, 06:21 PM
  3. Thư Bộ đội cụ Hồ gửi Anh Lính Miền Nam
    By NgụyXưa in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 04-15-2013, 05:31 PM
  4. Nhạc Lính Cộng Hoà
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 10
    Last Post: 07-13-2012, 09:00 PM
  5. Lính mới tò te
    By Hương-Trầm in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 21
    Last Post: 02-16-2012, 05:45 PM

Tags for this Thread

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:47 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh