Register
Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 928

Hybrid View

  1. #1
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,630
    Chào bạn lính Ngọc Hân , chào các bạn .,,,
    Mời các bạn tiếp tục rong chơi cùng Cuốc :
























  2. #2
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,873
    Anh Cuốc và anh Hoài Vọng nếu có giờ vào web. này xem bài viết về lính (chắc anh Cuốc đã biết) http://quehuongxua.com/v259n-hoa-vi7...?topicseen#new

  3. #3
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,675

    Mười Ba Tuổi Lính




    Quote Originally Posted by Ngoc Han View Post
    Mới nhận được giây thép từ điệp viên Z29, cho biết O đã thâu bài hát Mưòi Ba Tuổi Lính của hai nhạc sĩ Minh Kỳ & Lê Dinh và bài Gửi về Anh của nhạc sĩ Đỗ Thu, hai bài này hay, nên yêu cầu O có thể cho mấy bô lão nghe trong dịp cuối tuần, cám ơn O nhiều.
    Mười Ba Tuổi Lính

    Tác giả: Minh Kỳ & Lê Dinh
    HXhuongkhuya hát:

    https://m.box.com/shared_item/https%...vyrgfuo41yjwxl


    Đến nay anh tròn 13 tuổi lính
    Đến xuân em tròn 18 tuổi đời
    Tính em hay cười, tính anh yêu đời
    Chúng mình sẽ vui duyên đẹp đôi

    Áo anh xanh màu, màu xanh rừng núi
    Áo em xanh màu, màu xanh của trời
    Chiến binh oai hùng, nữ sinh yêu kiều
    Chúng mình sẽ vui duyên mộng đầu

    Em ơi! trong lúc quê hương* lầm than
    Chúng mình chịu chung bước gian nan
    Chớ giận hờn vì xa anh, chớ sầu buồn vì mong anh
    Trọn đời hai đứa chung tình

    Đón em trong vòng bàn tay người lính
    Đón anh trong ngày VIỆT NAM hòa bình
    Mái tranh êm đềm,
    Tiếng ca bên thềm
    Có người chiến binh yêu vợ hiền

    13 tuổi lính...
    18 tuổi đời...
    Đời anh là lính...
    Đời em vợ hiền...
    Chúng mình đẹp đôi.......


    https://m.box.com/shared_item/https%...vyrgfuo41yjwxl



    Hình minh hoạ (nguồn hình trong nhà Lính)
    *Hát theo chữ trên nền nhạc karaoke

    Thể theo lời yêu cầu của người lính BĐQ, tới nay HK mới thực hiện.

    Mong nghe O Xanh, anh Hải Việt, các bạn, các anh chị tri ân những người lính VNCH oai hùng năm xưa qua những bài hát về lính. Cám ơn anh Hân, cám ơn bạn V luôn hỗ trợ, khích lệ tinh thần, H sẽ mang bài hát đó vào sau.


    Last edited by HXhuongkhuya; 09-01-2022 at 03:31 PM. Reason: Viết và thêm hình ảnh minh hoạ.

    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




  4. #4
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,226
    Nghe gọi Nhỏ ơi! không dám trả lời! đợi hoài không thấy ai trả lời, nên vào nói cho anh Cuốc nghe là: Gọi tha thiết như rứa chắc là nhiều người dạ lắm ha
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  5. #5
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,630

    Chào bạn lính Ngọc Hân , O Ngô Đồng - Như Hoa Ấu Tím , O Huế Xưa - Tà Áo Xanh , O Huế Thương - Hương Xưa cùng các bạn nhà Lính . Cám ơn đã nghe lão Suốt Kỹ - Cuốc Sĩ nghêu ngao “ Nhỏ Ơi “ , nhớ lại thời trai trẻ tóc xanh đầy đầu ôm cây đàn đứng trước cổng nhà “ gọi mãi chăng ai thưa “ !

    Đùng để anh suốt đời đứng đợi
    Trước cổng nhà gọi mãi chẳng ai thưa
    ( trích lời bài hát nào đó , có thể nhớ sai lời ?!?!?! ) Ông Ngọc Hân , ông Dù hoaivong chắc rành 6 câu hén !



    HOA HẬU ĐẦU TIÊN CỦA MIỀN NAM

    VÀ CÂU THƠ "CÒN 2 CON MẮT KHÓC NGƯỜI 1 CON" CỦA BÙI GIÁNG

    Trong bài hát “Con Mắt Còn Lại” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, có câu hát: “Còn hai con mắt khóc người một con...” Nhiều người cho rằng bài hát này được Trịnh Công Sơn được dựa theo 1 câu thơ trong bài thơ “Mắt Buồn” của thi sỹ Bùi Giáng. Khi nghe bài hát “Con Mắt Còn Lại”, ai cũng hiểu nội dung của bài hát nói rằng có 2 con mắt, dùng 1 con mắt để khóc người, còn con mắt còn lại thì “nhìn cuộc đời tôi…” và “nhìn cuộc tình phai…”
    Tuy nhiên, nội dung gốc của câu thơ “còn hai con mắt khóc người một con” của Bùi Giáng có phải có ý nghĩa như vậy hay không?

    Thực ra, ý nghĩa của câu thơ Bùi Giáng không phải là “tâm thần phân liệt” như vậy, mà “Còn hai con mắt khóc người một con” tức là Bùi Giáng đã dùng cả hai con mắt để khóc cho người đẹp đã có một đứa con, là “gái một con trông mòn con mắt”.

    Có câu chuyện kể lại rằng vào năm 1957, Bùi Giáng say mê một hoa hậu tên là Thu Trang khi cô này đã có đứa con với một người đàn ông có gia đình. Người đó là Tống Ngọc Hạp, đạo diễn phim Lục Vân Tiên mà Thu Trang đóng vai nữ chính (câu chuyện này sẽ được kể thêm ở bên dưới).

    Như vậy có thể suy ra chính nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cũng “hiểu nhầm” ý của “trung niên thi sỹ” Bùi Giáng trong câu thơ này chăng? Hoặc là có thể ông Trịnh Công Sơn chỉ mượn 1 câu thơ có ý tưởng độc đáo này để viết thành một bài hát có câu chuyện hoàn toàn khác của riêng ông:

    Còn hai con mắt khóc người một con
    Còn hai con mắt một con khóc người.
    Con mắt còn lại nhìn một thành hai
    Nhìn em yêu thương nhìn em thú dữ.

    Hoa hậu Thu Trang tên thật là Công Thị Nghĩa, là hoa hậu đầu tiên của VNCH năm 1955, được biết đến như là 1 cán bộ nằm vùng với bí danh Tư Nghĩa. Bà là “nàng thơ” của Bùi Giáng trong nhiều bài thơ khác in ở tập Mưa Nguồn xuất bản khoảng năm 1962, như là:

    “Không biết trời tròn hay méo
    Chỉ hôm nay là nhan sắc hôm nay
    Trời bên kia – nhan sắc ở bên này”

    Bùi Giáng còn có bài thơ mang tên Thu Trang chưa công bố bao giờ, sau này được hoạ sỹ Bửu Ý chép lại cho Thu Trang:

    “Trang của tờ giấy cũ
    Của vầng tóc ban đầu
    Trang của hồi vàng tụ
    Về mệt mỏi mai sau
    Anh nhớ em vô cùng
    Đất sầu không xiết kể
    Anh kêu gọi mông lung
    Trang ồ Trang rất tệ”.

    Trở lại với bài thơ Mắt Buồn, có câu hát “còn hai con mắt khóc người một con” ở câu thơ cuối cùng, trong bài này Bùi Giáng đã cố ý lồng tên người đẹp Thu Trang vào câu thơ: Ấn TRANG sử lịch THU triền miên trôi.
    Bài thơ như sau:

    Bóng mây trời cũ hao mòn
    Chiêm bao náo động riêng còn hai tay
    Tấm thân với mảnh hình hài
    Tấm thân thể với canh dài bão giông
    Cá khe nước cõng lên đồng
    Ruộng hoang mang khóc đêm mồng một Giêng
    Tạ từ tháng Chạp quay nghiêng
    Ấn TRANG sử lịch THU triền miên trôi
    Bỏ trăng gió lại cho đời
    Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa
    Bỏ người yêu, bỏ bóng ma
    Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
    Bây giờ riêng đối diện tôi
    Còn hai con mắt khóc người một con.

    Nói thêm về người đẹp Thu Trang, nhiều người biết đến bà như là Hoa hậu đầu tiên của miền Nam Việt Nam sau hiệp định Genéve (trước đó, thời Pháp thuộc, đã có nhiều cuộc thi hoa hậu được tổ chức).




    Người đẹp Thu Trang

    Bà Thu Trang tên thật là Công Thị Nghĩa, sinh năm 1932 trong một gia đình tiểu tư sản ở Hà Nội. Năm 1942, cha của bà vốn là một công chức chính quyền thuộc địa được điều động vào Sài Gòn làm việc, cả gia đình theo ông vào miền Nam và định cư ở Sài Gòn.

    Đầu thập niên 1950, Thu Trang tham gia phong trào Trần Văn Ơn và được Việt Minh móc nối để trở thành thành viên của tổ điệp báo hoạt động trong nội thành khu vực Sài Gòn – Gia Định với bí danh Tư Nghĩa, bà cũng từng vào chiến khu.

    Tháng 7 năm 1952, Thu Trang bị thực dân Pháp bắt giam. Trong phiên toà tháng 6 năm 1953, luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã biện hộ và giải thoát. Năm 1954, Thu Trang viết báo với bút hiệu Thanh Tâm, Nguyễn Huyền Thu… trên các báo Tân Văn, Cần học, Sài Gòn mới, Phụ nữ diễn đàn, Lẽ sống… với đủ thể loại từ thơ đến truyện ngắn, truyện dài…

    Từ sau đó, bà được biết đến nhiều nhất với tên gọi Thu Trang, là bút danh khi làm nhà báo, sáng tác văn chương và viết sách nghiên cứu về lịch sử. Đầu năm 1955, Tổng trưởng Thông tin Trần Chánh Thành và Tổng trưởng Xã hội Nguyễn Mạnh Bảo của chính quyền miền Nam đã họp bàn với nhau tổ chức lễ hội kỷ niệm Hai Bà Trưng (6 tháng 2 âm lịch), trong lễ hội đó sẽ có cuộc thi hoa hậu đầu tiên.

    Cuộc thi hoa hậu này nhằm tôn vinh hai nữ anh hùng dân tộc, đồng thời lấy tiền bán vé để ủng hộ cho Tổng uỷ di cư tị nạn – một cơ quan để hỗ trợ những người di cư vào Nam trong thập niên 1950. Nhà báo Thu Trang lúc đó mới 23 tuổi đến gặp ban tổ chức cuộc thi để lấy thông tin viết bài về cuộc thi hoa hậu, không ngờ ban tổ chức vừa thấy cô phóng viên xinh đẹp sắc sảo liền thuyết phục cô đăng ký thi hoa hậu.

    Cuộc thi Hoa hậu này được tổ chức vào ngày 20-2-1955 tại rạp Lido, rạp lớn nhất Sài Gòn thời đó với sức chứa cả ngàn người. Mặc dù ban đầu Thu Trang chỉ định đi thi cho vui, không tin tưởng lắm vào việc trúng giải, rốt cuộc cô lại giành ngôi vị cao nhất. Nếu so với các thí sinh hoa hậu thời nay, chiều cao của cô thấp hơn nhiều. Cô chỉ cao 1,61m, nặng 53 kg, số đo là 86 – 62 – 88.

    Ở thời điểm hơn 60 năm trước thì đây là số đo lý tưởng vì vậy mà khi công bố kết quả, Thu Trang thậm chí còn vượt xa đến vài chục điểm so với á hậu 1 và á hậu 2.
    Á hậu 2 là sinh viên Ngô Yên Thu, người Cần Thơ; Á hậu 1 là Nguyễn Thị Ninh, sinh viên người Hà Nội mới di cư vào Nam.

    Khi tên Hoa hậu Thu Trang được tuyên đọc, hội trường vang dậy tiếng vỗ tay, sân khấu tràn ngập mấy chục nhiếp ảnh gia, quay phim và nhà báo. Ca sỹ đang rất nổi tiếng dạo đó là Tâm Vấn – cũng là một người vừa mới di cư – đã đại diện khán giả nữ lên sân khấu tặng hoa chúc mừng. Ra khỏi rạp Lido, Hoa hậu được mời lên xe hơi mui trần màu xanh bóng loáng nước sơn mới để đi diễu hành trong khoảng hai tiếng đồng hồ qua các đường phố chính của Sài Gòn.

    Phần thưởng cho danh hiệu Hoa hậu mà Hoa hậu Thu Trang nhận được là một chiếc xe 2 bánh hiệu Lambretta, kiềng vàng, nước hoa và nhiều loại mỹ phẩm danh tiếng khác. Lambretta thời điểm đó rất có giá trị, nó thuộc loại xe hai bánh cao cấp bậc nhất. Vì chiếc xe này mà Thu Trang được nhiều người gọi đùa là “Hoa hậu Lambretta”.

    Sau khi đạt giải Hoa Hậu, Thu Trang bước vào lĩnh vực điện ảnh, với cuốn phim đầu tay là Chúng Tôi Muốn Sống (1956) nhưng chỉ tham gai vai phụ. Sau đó bà đóng vai nữ chính trong phim Lục Vân Tiên của đạo diễn Tống Ngọc Hạp, và đó là bước ngoặc lớn của cuộc đời.

    Phim Lục Vân Tiên được đề cử mang đi dự Liên hoan phim châu Á 1957, rồi mang đi giới thiệu qua nhiều quốc gia khác. Toàn bộ hậu kỳ của phải làm ở Nhật, thời gian ở nước ngoài khá lâu nên kinh phí không đủ, đoàn từ bốn người đã rút lại còn mỗi đạo diễn và nữ chính Thu Trang.

    Chỉ có 2 người ở với nhau một thời gian dài như vậy nên việc nảy sinh tình riêng là không tránh khỏi. Thu Trang trở thành tình nhân và mang trong mình đứa con của vị đạo diễn đã có gia đình này ngay trong tháng đầu tiên ở Tokyo. Dư luận xã hội lúc bấy giờ không dễ gì tha thứ cho một sự việc như thế. Thu Trang kiên quyết giữ lại đứa con của mình và sẵn sàng chấp nhận tất cả búa rìu dư luận.

    Mùa thu năm 1957, cả hai trở về Sài Gòn, sau đó sinh con và đặt tên Tống Ngọc Vân Tiên để kỷ niệm tình yêu đầu tiên (đặt theo tên phim Lục Vân Tiên), và sau này bà cũng chưa bao giờ trách móc đạo diễn Tống Ngọc Hạp bất cứ điều gì.

    Thu Trang và con trai Tống Ngọc Vân Tiên tại Pháp. Đến năm 1961, nhận được một lời mời sang Pháp tham gia ngành điện ảnh, Thu Trang đã nhận lời và cùng con trai nhỏ sang. Khi biết Thu Trang chuẩn bị đi Pháp, Bùi Giáng đến nhà thăm bà trong một ngày mưa. Bà Thu Trang nhớ lại hành động “kỳ quặc” của ông hôm đó: “Tôi hơi ngạc nhiên để ý anh nhìn xuống nền nhà đá hoa. Cả hai im lặng, tôi muốn nói một câu gì đó để cho có chuyện. Chưa kịp thì anh cúi xuống nhặt đôi dép màu xanh lá mạ của tôi đi trong nhà cạnh đó, anh nhặt lên và lẳng lặng mở tờ báo gói đôi dép. Rồi anh đứng lên: Tôi về!”.

    Ở Pháp, Thu Trang không làm điện ảnh mà tiếp tục đi học và định cư luôn tại đây, có lẽ vì lúc đó bà đã lo sợ bị lộ thân phận là một điệp viên. Tại đây, bà Thu Trang kết hôn với một người Pháp là bác sỹ nha khoa tại Paris.
    Năm 1978, bà trở thành Tiến sỹ Sử học tại ĐH Paris VII với đề tài Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp.
    Sau 1975, Thu Trang về Việt Nam thăm nhà và nhận thấy ngành du lịch còn chưa phát triển đúng mức ở nhiều địa phương, bà trở lại Paris tìm học về nghiên cứu du lịch để góp ý phát triển du lịch Việt Nam và nhiều lần về nước giảng dạy cho các sinh viên các trường đại học về du lịch.

    Nói thêm trở lại về bài hát Con Mắt Còn Lại nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có thể ông chỉ mượn duy nhất 1 câu thơ của Bùi thi sĩ để thi triển thêm thành bài hát có nội dung tâm sự về cuộc tình, cuộc đời, mang một ý nghĩa khác, không còn nghĩa gốc là “khóc người (có) một con” nữa.

    Còn hai con mắt khóc người một con.
    Còn hai con mắt một con khóc người.
    Con mắt còn lại nhìn cuộc đời tôi.
    Nhìn tôi lên cao nhìn tôi xuống thấp.

    Đông Kha. NHACXUATHOIBAO
    Theo Fb Vinh Trinh Bui

  6. #6
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,873
    Anh Cọp 634,

    Là hai câu thơ cuối của bài thơ Rất Huế được phổ nhạc, bởi nhạc sĩ Võ Tá Hân. Chắc lúc đến Huế phải lòng "nhỏ " nào đó tóc dài.


    https://youtu.be/DdtmwseAss4

  7. #7
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,630

    Lính già ngẫm nhìn về phía " Bóng quá khứ " !?!?



    [
    Quote Originally Posted by HXhuongkhuya
    [
    Giọt Nước Mắt Kim Cương



    Sau giờ làm việc tôi nán lại để coi clip yotube bên nhà O Láng Giềng, những giọt nước mắt kim cương của trẻ nhỏ tuôn tràn bởi sự nhớ thương kiềm chế lâu ngày được dịp vỡ oà khi niềm vui bất ngờ ùa đến. Hẳn bọn trẻ đã mong chờ Cha của chúng trong mỗi bữa cơm gia đình, hằng đêm trước khi Mẹ chúng tắt đèn dỗ ngủ, chờ mòn mỏi rồi thiếp vào giấc ngủ lúc nào vẫn chẳng thấy hơi ấm của Cha đâu.

    Mỗi câu chuyện của mỗi đứa con lính, mỗi người vợ trẻ, cha mẹ, anh chị em người lính trong ngày đoàn viên luôn là những niềm hạnh phúc giàn giụa nước mắt, những hạt châu lóng lánh như những viên kim cương mà lần nào đó tôi đã được nghe Điêu Khắc Gia phố mình, anh Cuốc Sĩ (Daniel Anh Khoa Le) trong một cuộc triển lãm tại thành phố Troyes, cắt nghĩa về tác phẩm điêu khắc của anh. Những giọt nước mắt nhỏ xuống bồn nước như những viên ngọc châu được trân trọng nâng niu, được xâu thành chuỗi.

    Nước mắt của cha mẹ, vợ con, anh chị em người lính là những hạt châu hạnh phúc. Còn hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc thấy người thân
    lành lặn nguyên vẹn trở về từ chiến trường mà không phải "trên chiếc băng ca" hay "trực thăng sơn màu tang trắng" (Linh Phương/Phạm Duy).

    Có lần tình cờ coi 1 clip tương tự như clip tôi coi trong thread _America_, cũng món quà bất ngờ người Mẹ dành cho cô con gái. Khi người Cha bí mật bước ra từ phía sau nhà trước sự sững sờ của con gái. Cô bé ôm ghì lấy cổ Cha, khóc oà, tức tưởi. Ức chế dồn nén của trẻ thơ được xả hết một lần. Không ai có thể cầm được nước mắt
    cho niềm hạnh phúc đẹp đẽ ấy dù cứng lòng cách mấy xx

    Chiều hôm qua, về nhà, trong lúc làm bếp, tôi coi thêm vài clips liên quan đến niềm vui của những ông Bố đã dấn thân, đã hy sinh hạnh phúc riêng để bước vào chỗ nhiều người muốn trốn nó, tr
    về từ chiến trường còn nguyên vẹn thân thể, đúng thế, tôi đã cùng khóc với chia sẻ trong clip ấy. Nghĩ tới những ông anh trong nhà Nói Với Lính, Vì Lính Và Cho Lính, họ cũng trở về từ chiến trường, từ chốn lao tù, dẫu thân thể hay trí nhớ thương tích còn in hằn dấu vết chiến tranh nhưng tâm hồn lành lặn, họ có quyền tự hào, có quyền hãnh diện đã có lần quên thân mình vì nghĩa khí đấu tranh, hy sinh hạnh phúc riêng để bảo vệ hai chữ Tự Do.

    Bởi thế trong ngày Chiến Sĩ Trận Vong, đến viếng nghĩa trang tôi không quên nghĩ đến những người từng phục vụ trong quân đội, muốn nói lời cám ơn họ. Làm vợ lính, bất cứ thời đại nào cũng mang tâm trạng giống nhau, lo lắng, hồi hộp từng ngày, lo âu từng giờ, từng phút chẳng biết ngày nào bị trở thành goá phụ.

    Cũng tình cờ, coi youtube đám tang này cách đây khoảng 2 năm. Chẳng ngờ Người Lính trong quan tài lại là vị Trung Tá tên tuổi John Ripley từng chiến đấu bên Trung Tá Lê Bá Bình tại địa danh Đông Hà /Quảng Trị năm xưa. Năm ngoái, chúng tôi có dịp viếng thăm Cổ Thành Quảng Trị. Từ Huế ra, chúng tôi dừng chân nghỉ đêm tại Đông Hà, khu nhà nghỉ nằm ven rừng Tràm lai
    . Đêm Đông Hà đen dày đặc quánh, mưa rú rít ngoài hiên, gió hú lùa cành lá xào xạc..., tôi có tưởng nhớ đến Trung Tá John Ripley dưới lằn lửa đạn Đông Hà ...






    https://www.youtube.com/watch?time_c...ature=emb_logo



    Tối qua tôi mở coi The Patriot, link youtube người anh gửi qua cho coi, bởi tôi vốn dở vụ tìm tài liệu hay phim hình trên mạng, chẳng phải khi nào gõ chữ hỏi ông Gú Gồ cũng đều tìm ra điều mình muốn tìm đâu. Mới coi 1 khúc thì vì mệt, tôi ngủ thiếp từ lúc nào không hay. Có lẽ do liên tục coi những clips quay lén ngày trùng phùng của bọn trẻ với người cha lính chiến của chúng làm tôi cũng cảm động khóc theo nên tôi cũng thấy mệt mỏi chìm vào giấc ngủ. Tôi sẽ coi phim đó vào cuối tuần này, coi phim chung với gia đình luôn là một niềm vui.

    Mel Gibsons từng là đạo diễn của bộ phim The Passion Of Christ. Chính ông đã phải thủ vai người lính La Mã đóng đinh vào tay Chúa bởi những người khác không làm được như ý
    ông muốn. Viết nhanh luồng cảm xúc khi niềm vui hoà chung là những giọt nước mắt sáng lóng lánh như những viên kim cương của bọn trẻ, thân nhân của chúng và những người đồng cảm.


    *Thêm hình ảnh từ Youtube:

    *








    Vậy là chức vụ sau cùng của John Ripley là Đại Tá.


    Quote Originally Posted by Ngoc Han

    "Nước mắt của cha mẹ, vợ con, anh chị em người lính là những hạt châu hạnh phúc. Còn hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc thấy người thân
    lành lặn nguyên vẹn trở về từ chiến trường mà không phải "trên chiếc băng ca" hay "trực thăng sơn màu tang trắng". (Trích Hương Khuya)

    Những giọt nưóc mắt vô giá của thân nhân khi gặp lại người thân trở về từ cuộc chiến là những hạt kim cương lóng lánh niềm vui mừng, nhưng ngược lại là lệ ngọc của thiếu phụ trẻ bên quan tài, là tiếng trẻ thơ khóc cho một bất hạnh vưà đến. Chiến tranh đã tàn phá, hủy diệt bao nhiêu hạnh phúc của nhiều gia đình, ngày xưa nếu ai ở gần khu gia binh, có lẽ sẽ hiểu. Có một lần đi dự đám tang, một đêm dài với thân nhân người quá cố, sự im lặng, như một tuyệt vọng, vì ngày mai gia đình sẽ không còn nhìn thấy lại những hình ảnh thân yêu của người thân, chỉ còn lại kỷ niệm, một tàn phai, một mất mát, là vết chàm đau thương trong trái tim người góa phụ, một yêu thương không trọn vẹn cho trẻ thơ. Còn giọt nước mắt nào để khóc, tư tưởng như hố sâu, chìm lắng!
    Cám ơn bạn lính Ngọc Hân luôn đồng cảm , đồng hành và nhớ lời nhiều bài hát hay !


    Cám ơn gia đình O Xanh , gia đình Huế Thương Hương Khuya , gia đình Sao Linh cùng các bạn cũ của Cuốc đã luôn rộng lòng
    tiếp giúp bạn lính trong những dịp " Cám ơn anh người thương phế binh VNCH " .
    ...

  8. #8
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,873
    Quote Originally Posted by cuocsi View Post
    Mười Ba Tuổi Lính … Bravo O Huế Thương !!!

    https://m.box.com/shared_item/https%...vyrgfuo41yjwxl

    Lâu lắm rồi chưa nghe lại bài hát xưa . Mercie chérie đã hát lại bài hát đầy kỷ niệm của đời lính mịt mù thuốc súng rày đây mai đó ! Thanh kiu ve ri mứt bí O Huế Thương Hương Khuya .

    Cuối tuần nghe nhạc lính như được thêm 24 giờ phép ngày xưa, những giờ phép quý giá chỉ có "lính " biết....O Hương, cám ơn nhiều.



    "Em ơi! trong lúc quê hương* lầm than
    Chúng mình chịu chung bước gian nan
    Chớ giận hờn vì xa anh, chớ sầu buồn vì mong anh
    Trọn đời hai đứa chung tình "

  9. #9
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,630
    Cảm ơn Hương Khuya nhắc nhớ.



    #59
    HXhuongkhuya
    Biệt Thự








    Đêm Đông Hà


    " My order is to hold Đông Hà! We will fight for Đông Hà and we will die in Đông Hà!"
    (Ride The Thunder - Thiếu Tá Lê Bá Bình) Phút thứ 1 : 40

    https://www.bing.com/videos/search?q...DFE8&FORM=VIRE










    Buổi chiều, sau bữa cơm đạm bạc, chúng tôi đưa người thân trong nhóm đến khách sạn nghỉ lại ở Huế, còn chúng tôi đi Đông Hà. Cám ơn Vũ đã đề nghị đến Đông Hà nghỉ đêm để rút ngắn quãng đường cho kịp những điểm dừng ngày hôm sau. Nếu không có Vũ, chuyến đi này sẽ không có đủ thời gian thăm những nơi cần đi. Đông Hà mới chạng vạng tối đã lác đác mưa. Ngang qua rừng cây gió ù ù rờn rợn... Đêm Đông Hà như đặc quánh, tôi không dám vén màn cửa. Ở đây người ta trồng một loại cây có tên Tràm Lai để làm giấy.











    Cả đêm tôi không thể ngủ, mắt nhắm mà tâm trí mở, hồn tử sĩ như quanh quất đây đâu. Nơi chúng tôi nghỉ qua đêm, biết bao người đã nằm xuống, bao nhiêu bộ quân phục đã bỏ lại. Địa danh này đã thấm bao nhiêu máu anh hùng, máu của người dân Quảng Trị hiền lành vô tội. Trời chưa sáng tôi đã dậy mở đèn sáng trưng, lòng chùng xuống nghĩ đến những mất mát của những cô nhi goá phụ, cùng một lúc nhận hàng tin nhắn của anh: "Hương chụp tấm hình Cổ Thành Quảng Trị cho anh xem với. Không biết bao nhiêu bộ quân phục đã nằm lại nơi đó...". Như vớ được chiếc phao, tôi thoát ra khỏi sự ám ảnh địa danh này thì mọi người cũng vừa thức. Kể cho mọi người nghe suốt đêm qua tôi dường như không ngủ bởi những âm thanh súng đạn vang ầm, mọi thứ trong NTTC (Những Tờ Thư Cũ) lại tuần tự hiện về.Tôi kể lại câu chuyện K kể trong dịp tưởng niệm 42 năm quốc hận tại Đặc Trưng. Mấy anh chị em chúng tôi cùng tưởng niệm, tri ân Ba của Kim cùng những người lính VNCH đã bỏ mình để bảo vệ nền tự do dân chủ tại mảnh đất này.







    Ghi chú: Hoa Xuyến Chi ở đây to như hoa Bươm Bướm và rất đẹp.





    Nhìn quanh vùng sử địa, ghi nhanh những tấm ảnh, lối mòn xám ngắt, cỏ mọc chen lấn, những bông hoa trắng nhẹ rung trong gió như tưởng nhớ những người lính can trường đã “fought for Đông Hà and died in Đông Hà" như ước vọng của những người lính năm xưa. Giá như ước vọng của triệu triệu người dân ngày ấy mong chờ các anh đưa "quân Nam về Thăng Long" thành tựu thì ngày nay Việt Nam đã là một trong những con Rồng của Châu Á.












    Chiều dần nhạt nắng, chúng tôi vẫn chưa rời Quảng Trị mà còn tần ngần bên cổng Cổ Thành, rẽ trái, quẹo phải, ngó lại phía sau lưng, chạm vào từng miếng gạch còn lại trên mảng tường đổ nát tìm những chứng tích lịch sử. Trước lúc rời nơi này, từ trên xe, tôi ngoảnh lại nhìn Thành Cổ lần nữa, gửi lại nơi này lòng tri ân giùm bạn tôi và anh. Xe lăn bánh rồi mà tôi còn cố ngoái lại chụp từng góc đất nơi này như thấy thiếu thiếu mất điều gì*.








    Xe lăn bánh, Thành Cổ Quảng Trị xa dần trong nắng chiều ngả bóng, chạy mội đỗi không xa là tới Thánh Địa La Vang. Lòng nhẹ nhàng bước tới cổng Đức Mẹ La Vang, ghi nhanh vài tấm hình, rồi về Huế.







    *Sau này coi lại hình, tôi giật mình tìm cổng tam quan nằm trước Cổ Thành nay không thấy đâu mà chỉ còn lại hai cánh cổng sắt hoang tàn mở ngỏ. Hèn chi lúc đứng ở đây tôi thấy thiếu thiếu…




  10. #10
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,873
    Quote Originally Posted by cuocsi View Post


    Cảm ơn Hương Khuya nhắc nhớ.



    #59
    HXhuongkhuya
    Biệt Thự








    Đêm Đông Hà


    " My order is to hold Đông Hà! We will fight for Đông Hà and we will die in Đông Hà!"
    (Ride The Thunder - Thiếu Tá Lê Bá Bình) Phút thứ 1 : 40

    https://www.bing.com/videos/search?q...DFE8&FORM=VIRE










    Buổi chiều, sau bữa cơm đạm bạc, chúng tôi đưa người thân trong nhóm đến khách sạn nghỉ lại ở Huế, còn chúng tôi đi Đông Hà. Cám ơn Vũ đã đề nghị đến Đông Hà nghỉ đêm để rút ngắn quãng đường cho kịp những điểm dừng ngày hôm sau. Nếu không có Vũ, chuyến đi này sẽ không có đủ thời gian thăm những nơi cần đi. Đông Hà mới chạng vạng tối đã lác đác mưa. Ngang qua rừng cây gió ù ù rờn rợn... Đêm Đông Hà như đặc quánh, tôi không dám vén màn cửa. Ở đây người ta trồng một loại cây có tên Tràm Lai để làm giấy.











    Cả đêm tôi không thể ngủ, mắt nhắm mà tâm trí mở, hồn tử sĩ như quanh quất đây đâu. Nơi chúng tôi nghỉ qua đêm, biết bao người đã nằm xuống, bao nhiêu bộ quân phục đã bỏ lại. Địa danh này đã thấm bao nhiêu máu anh hùng, máu của người dân Quảng Trị hiền lành vô tội. Trời chưa sáng tôi đã dậy mở đèn sáng trưng, lòng chùng xuống nghĩ đến những mất mát của những cô nhi goá phụ, cùng một lúc nhận hàng tin nhắn của anh: "Hương chụp tấm hình Cổ Thành Quảng Trị cho anh xem với. Không biết bao nhiêu bộ quân phục đã nằm lại nơi đó...". Như vớ được chiếc phao, tôi thoát ra khỏi sự ám ảnh địa danh này thì mọi người cũng vừa thức. Kể cho mọi người nghe suốt đêm qua tôi dường như không ngủ bởi những âm thanh súng đạn vang ầm, mọi thứ trong NTTC (Những Tờ Thư Cũ) lại tuần tự hiện về.Tôi kể lại câu chuyện K kể trong dịp tưởng niệm 42 năm quốc hận tại Đặc Trưng. Mấy anh chị em chúng tôi cùng tưởng niệm, tri ân Ba của Kim cùng những người lính VNCH đã bỏ mình để bảo vệ nền tự do dân chủ tại mảnh đất này.







    Ghi chú: Hoa Xuyến Chi ở đây to như hoa Bươm Bướm và rất đẹp.





    Nhìn quanh vùng sử địa, ghi nhanh những tấm ảnh, lối mòn xám ngắt, cỏ mọc chen lấn, những bông hoa trắng nhẹ rung trong gió như tưởng nhớ những người lính can trường đã “fought for Đông Hà and died in Đông Hà" như ước vọng của những người lính năm xưa. Giá như ước vọng của triệu triệu người dân ngày ấy mong chờ các anh đưa "quân Nam về Thăng Long" thành tựu thì ngày nay Việt Nam đã là một trong những con Rồng của Châu Á.












    Chiều dần nhạt nắng, chúng tôi vẫn chưa rời Quảng Trị mà còn tần ngần bên cổng Cổ Thành, rẽ trái, quẹo phải, ngó lại phía sau lưng, chạm vào từng miếng gạch còn lại trên mảng tường đổ nát tìm những chứng tích lịch sử. Trước lúc rời nơi này, từ trên xe, tôi ngoảnh lại nhìn Thành Cổ lần nữa, gửi lại nơi này lòng tri ân giùm bạn tôi và anh. Xe lăn bánh rồi mà tôi còn cố ngoái lại chụp từng góc đất nơi này như thấy thiếu thiếu mất điều gì*.








    Xe lăn bánh, Thành Cổ Quảng Trị xa dần trong nắng chiều ngả bóng, chạy mội đỗi không xa là tới Thánh Địa La Vang. Lòng nhẹ nhàng bước tới cổng Đức Mẹ La Vang, ghi nhanh vài tấm hình, rồi về Huế.







    *Sau này coi lại hình, tôi giật mình tìm cổng tam quan nằm trước Cổ Thành nay không thấy đâu mà chỉ còn lại hai cánh cổng sắt hoang tàn mở ngỏ. Hèn chi lúc đứng ở đây tôi thấy thiếu thiếu…




    Anh Cuốc, Hưong và quý anh, chị, em nếu có giờ vào đọc hồi ký của Mường Giang viết về Đại Lộ Kinh Hoàng trận Quảng Trị, trích một đoạn:

    "Trần Ðức, một người lính nhẩy dù trên đường tiến quân tái chiếm Quảng Trị, khi ngang qua Ðại Lộ Kinh Hoàng, đã không cầm nổi nước mắt, giữa hàng trăm, hàng ngàn xác chết bên cạnh những chiếc xe đạp, xe gắn máy, nằm ngổn ngang, chỏng gọng, những gồng gánh, bao bọc bị đạn pháo đổ ra tung tóe. Những chiếc xe jeep, xe thùng hồng thập tự, vết đạn xuyên lỗ chỗ. Ngọn gió Lào nóng rát mặt đẩy đưa cánh cửa xe cho thấy những xác người nằm trên băng ca, những cọng băng phất phơ chỉ còn bám vào bộ xương khô bởi mấy rẽ xương sườn. Có bộ xương em bé nằm trên bộ xương người mẹ dưới một bụi gai. Có xác khô đét như người tiền sử nằm giữa đám cỏ may bên lề đại lộ. Có xác nằm sấp, có xác nằm co như còn mong bờ đất dưới ruộng che chở cho mình thoát tầm đạn giặc. Ðó đây, giữa đám xác người, rải rác những đuôi đạn súng cối 61 ly và B40 .Thì ra cộng quân đã đứng rất gần để tác xạ vào đám dân Quảng Trị chạy loạn. Họ đã bắn như bắn bia. Bắn cho chết đến người cuối cùng. Bất kể đàn ông, đàn bà. Bất kể người già hay trẻ thơ. Thật là rùng rợn. Hình ảnh này trong trận tấn công “Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972” ghi sâu mãi mãi trong ký ức của những người đã chứng kiến thảm cảnh người dân Quảng Trị phải gánh chịu và tội ác chiến tranh của cọng sản Bắc Việt.
    https://quanlucvnchblog.wordpress.co...e-do-lua-1972/

 

 

Similar Threads

  1. Lính bà
    By Triển in forum Tiếu Lâm
    Replies: 0
    Last Post: 04-03-2015, 04:08 AM
  2. Người Lính Già Bạn Tôi
    By Lưu Vĩnh Hạ in forum Thơ
    Replies: 1
    Last Post: 07-15-2013, 06:21 PM
  3. Thư Bộ đội cụ Hồ gửi Anh Lính Miền Nam
    By NgụyXưa in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 04-15-2013, 05:31 PM
  4. Nhạc Lính Cộng Hoà
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 10
    Last Post: 07-13-2012, 09:00 PM
  5. Lính mới tò te
    By Hương-Trầm in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 21
    Last Post: 02-16-2012, 05:45 PM

Tags for this Thread

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:18 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh