Results 1 to 10 of 1896
Thread: Âu
-
02-24-2017, 04:21 AM #1
-
02-24-2017, 10:39 AM #2
Vladimir Putin muốn gì trong bầu cử tổng thống Pháp?
Minh Anh
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại điện Kremlin, Matxcơva, ngày 31/12/2016
Sputnik/Mikhail Klimentyev/Kremlin via REUTERS/File Photo
Sau Hoa Kỳ giờ đến lượt Pháp. Yếu tố Nga lấp ló bóng dáng trong các cuộc tranh luận chính trị, từ đối nội cho đến đối ngoại của các ứng viên tổng thống Pháp. Câu hỏi đặt ra là điện Kremlin trông đợi điều gì trong đợt bầu cử sắp tới tại Pháp ?
Marine Le Pen đến Nga vay tiền năm 2014 và dự định công nhận việc sáp nhập Crimée nếu đắc cử. François Fillon, vốn cũng được Nga vỗ tay hoan nghênh ầm ĩ khi giành thắng lợi chức ứng viên tổng thống trong bầu cử sơ bộ đảng Những Người Cộng Hòa, cam kết tái lập đối thoại với Putin. Jean-Luc Melenchon bảo vệ chính sách về Syria của Matxcơva. Chỉ có Emmanuel Macron là tin rằng đang bị Nga tìm cách phá hoại chiến dịch tranh cử.
Từ những quan sát trên, liên quan đến bốn ứng viên nặng ký trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp, Libération số ra ngày thứ Bảy 18/02/2017 nhận định giới lãnh đạo Nga rất quan tâm đến cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm nay. Sau thắng lợi của ông Donald Trump tại Hoa Kỳ, vốn có lập trường ủng hộ Nga, điện Kremlin mong muốn điện Elysée cũng sẽ đón tiếp một chủ nhân mới “không có” hay “ít thù nghịch” với Nga.
Thậm chí, theo phân tích của chuyên gia Andrei Kolesnikov, thuộc trung tâm Carnegie tại Matxcơva, trong một chừng mực nào đó, bầu cử ở Pháp còn quan trọng hơn, bởi vì “thắng lợi của một ứng viên thân Nga sẽ tạo nên một trục Mỹ-Pháp. Đối với chính quyền Putin, điều đó có nghĩa là một sự chia cắt phương Tây”.
Trong con mắt của điện Kremlin, sự chia cắt này có ý nghĩa quan trọng, vì điều đó làm suy yếu mặt trận chống Nga trong chính sách đối ngoại của phương Tây, được thể hiện rõ nét qua các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga ngay sau vụ sáp nhập Crimée năm 2014 và việc Nga can thiệp vào xung đột ở miền đông Ukraina.
Libération trích dẫn phân tích của chuyên gia Tatiana Kastoueva-Jean, giám đốc trung tâm Nga-NEI, thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (Ifri) cho rằng, “Nga trông mong có một sự đổi hướng trong vấn đề trừng phạt, nếu không gỡ bỏ được thì chí ít cũng là nới lỏng. Về hồ sơ Ukraina, điện Kremlin mong muốn Liên Hiệp Châu Âu gây nhiều áp lực lên Kiev hơn là lên Matxcơva, các tiến triển trong việc thực thi thỏa thuận Minks phải được tách rời ra khỏi vấn đề trừng phạt Nga”.
Trong chiều hướng suy nghĩ này, các cơ quan tình báo của Pháp nghi ngờ Matxcơva sẽ tìm cách gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử tổng thống. Ngoài việc sử dụng tin tặc, Nga khai thác hết công suất các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, từ báo mạng cho đến cả các mạng xã hội. Những trang mạng thông tin được chính phủ Nga tài trợ như Russia Today và Sputnik, đôi khi bày tỏ không chút giấu giếm lập trường ủng hộ đảng Những Người Cộng Hòa – LR, đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia – FN và chống lại phong trào “Tiến Bước” (En Marche).
Báo chí Nga còn phát tán những tuyên bố mơ hồ của người sáng lập trang Wikileaks, Julian Assange cho rằng đang nắm trong tay nhiều thông tin “thú vị” về ứng viên Emmanuel Macron, hay như truyền tải những phát biểu của vài nghị sĩ Pháp được cho là có lập trường thân Nga.
Theo quan sát của bà Kastoueva-Jean, thì “ngần ấy phương tiện quan trọng đã được triển khai và dường như chỉ quy tụ vào một mục đích duy nhất. Điều đó khiến người ta nghĩ đến "một chiến dịch đặc biệt" muôn mặt, có điều khiển hơn là những sáng kiến đơn lẻ và độc lập”.
Với những lập luận và lo ngại như trên, liệu có đánh giá quá cao khả năng can dự của Nga vào bầu cử của nước Pháp hay không ? Bởi vì theo quan điểm của chuyên gia Andrei Kolesnikov, “điện Kremlin hiện cũng chưa biết nhắm vào ai”. Từ lâu, giới lãnh đạo ở Matxcơva luôn tin rằng, với kịch bản Fillon – Le Pen vào vòng hai cuộc bầu cử tổng thống, thì ai thắng cũng đều có lợi cho Nga cả. Thế nhưng, trong thời gian gần đây, Nga rõ ràng đã bị bất ngờ trước việc Macron liên tục tăng điểm trong các cuộc thăm dò.
Do vậy, theo ông Andrei Kortounov, giám đốc Hội Đồng Nga, một tổ chức tư vấn, được Liberation trích dẫn, thì đối với điện Kremlin, ông Macron là “một ứng viên phức tạp”, nhưng không có việc tổng thống Nga đích thân chỉ thị đánh đổ Macron, bởi vì "nếu Macron đắc cử thì sao? Ông ấy có nhiều cơ may. Và sẽ thật là xuẩn ngốc khi tự gây ra những vấn đề trong quan hệ với Pháp".
(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170220-vl...ong-thong-phap )
Puck Futin
-
02-24-2017, 01:12 PM #3
Tiểu phú do thương, đại phú do?
Vladimir Putin, the Richest Man on Earth
http://www.marketwatch.com/story/bil...rld-2017-02-21
-
02-24-2017, 01:15 PM #4
-
02-24-2017, 09:52 PM #5
Châu Âu và dầu khí của Nga : Ai cần ai ?
Thanh Hà
Đăng ngày 24-02-2017
Sửa đổi ngày 24-02-2017 16:37
Tổng giám đốc tập đoàn dầu khí Nga Gazprom, Alexei Miller, trong một cuộc họp báo tại Matxcơva, ngày 30/06/2016.
VASILY MAXIMOV / AFP
Gazprom là ông khổng lồ có đôi chân đất sét. Dù đã chuyển hướng sang châu Á và kỳ vọng rất nhiều vào Trung Quốc, nhưng châu Âu vẫn là thị trường mua vào 80% khí đốt của công ty dầu khí Nga này.
Toàn cảnh chính trị Pháp với những liên minh cả bên cánh tả lẫn cánh hữu chiếm trọn trang nhất các tờ báo Paris trong ngày 24/12/2017. Ở bên trong, các hồ sơ lớn tập trung vào sự hồi sinh của nền công nghệ xe hơi Pháp, vào Hội Chợ Nông Nghiệp 2017, mở ra từ ngày 25/02/2017 đến 05/03/2017 tại khu triển lãm Porte de Versailles, Paris.
Những tuyên bố trống đánh xuôi, kèn thổi ngược của tổng thống Donald Trump, quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và nước láng giềng sát cạnh là Mêhicô bị đẩy xuống hàng thứ yếu.
Thời sự châu Á gần như bị lãng quên, cho dù thủ tướng Pháp vừa kết thúc chuyến công du Trung Quốc và điều tra vẫn chưa ngã ngũ về vụ anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Triều Tiên bị sát hại tại Malaysia.
Nhưng trước hết, xin điểm qua bài phân tích trên nhật báo kinh tế Les Echos nói về tập đoàn dầu khí Nga, ông khổng lồ có đôi chân đất sét.
Châu Âu vẫn là thị trường lớn nhất của Gazprom
Gazprom phá kỷ lục, bán 180 tỷ mét khối khí đốt cho châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2016. Nga cung cấp đến 1/3 nhu cầu của Lục Địa Già. Tổng giám đốc tập đoàn dầu khí số 1 này của Nga, Alexei Miller, một người thân cận với tổng thống Putin, không khỏi tự hào là « một đối tác không thể thiếu » của châu Âu trên bàn cờ năng lượng. Miller cho rằng, đến năm 2025, mỗi năm châu Âu cần mua vào thêm 100 tỷ mét khối khí đốt và sẽ càng phải lệ thuộc thêm vào nhà cung cấp Nga.
Để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn đó, Gazprom có kế hoạch xây dựng thêm hai hệ thống đường ống dẫn khí đốt tại châu Âu : Bắc Hải Lưu 2 đến tận cửa ngõ của nước Đức và Turk Stream mà ở đó Thổ Nhĩ Kỳ là cổng vào châu Âu của tập đoàn Gazprom.
Có điều Liên Hiệp Châu Âu không mấy thiết tha với những lời chào mời của công ty dầu khí Nga. Les Echos giải thích : hai đường ống dẫn khí đốt đó như hai cái càng cua, để đưa khí đốt của Gazprom vào châu Âu, một qua ngả phía Bắc, một ở phía Nam mà không phải qua ngả Ukraina.
Nhưng liệu tính toán này có lợi hay không cho châu Âu ?
Có hai lập trường trái ngược nhau : một số nhà quan sát cho rằng Bruxelles nên duy trì cửa ngõ Ukraina để viện cớ kinh tế, gián tiếp gây áp lực chính trị với Matxcơva. Số khác lại quan niệm, tránh được điểm nhậy cảm là Ukraina trên bàn cờ năng lượng sẽ cho phép Liên Hiệp Châu Âu và Nga giải tỏa bớt một mối căng thẳng, bởi trong mọi trường hợp, đôi bên vẫn cần đến nhau.
Tác giả bài báo không chủ quan như vậy khi cho rằng Gazprom không hẳn trong thế thượng phong. Dù đã xoay sang châu Á, coi Trung Quốc như một đối tác quan trọng nhất nhì, nhưng đến nay, châu Âu vẫn là nơi mua vào 80% khí đốt của tập đoàn này. Trong khi đó trên thị trường nội địa, thị phần của Gazprom đang bị thu hẹp lại : 2016 là năm tổng giám đốc Alexei Miller phải đau đầu vì hai đối thủ đáng gờm là Novatek và Rosneft.
Les Echos không quên nhắc lại là hiện nay, châu Âu và Gazprom đang lao vào một cuộc đọ sức về mặt pháp lý. Bruxelles đòi tập đoàn dầu khí của Nga bồi thường rất nhiều vì đã ỷ thế độc quyền, áp đặt giá « trên trời » với 8 thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu. Do vậy, thông tín viên của tờ báo kinh tế Pháp tại Matxcơva Benjamin Quénelle, tin rằng bên cạnh những màn « diễu võ giương oai » nói trên hay những căng thẳng về mặt địa chính trị, tốt hơn hết là Gazprom và Bruxelles nên tìm ra thỏa hiệp vì lợi của cả đôi bên.
Dầu hỏa tăng giá
Nếu như Les Echos tập trung nói về khí đốt, phụ trang kinh tế trên Le Monde quả quyết : thời kỳ giá dầu rẻ đã đi qua.
Bất chấp những xung đột và bất ổn về địa chính trị ở Trung Đông, giá dầu đang từ 100 đô la một thùng năm 2014, rơi xuống còn chưa đầy 30 đô la trong năm 2015. Các công ty dầu khí đã lập tức cắt giảm 60% ngân sách đầu tư vào các hoạt động thăm dò.
Năm 2016 là lần đầu tiên từ 60 năm qua, số lượng các công trình thăm dò rơi xuống mức thấp chưa từng thấy. Nhưng phải chăng thời kỳ khó khăn nhất cho các công ty dầu khí đã đi qua ? Ả Rập Xê Út đã khóa chặt lại van dầu, chấm dứt chính sách trừng phạt Nga, Iran và các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ.
OPEP, tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu lửa, và Nga đồng ý giảm bớt mức cung ứng để đẩy giá vàng đen lên cao. Câu hỏi đặt ra là liệu khi nào thế giới lại phải đối mặt với một cơn « sốt dầu » và giá dầu hỏa sẽ tăng lên tới đâu.
(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170224-ch...-nga-ai-can-ai )
Puck Futin
-
02-24-2017, 11:14 PM #6
Ứng cử viên tổng thống Pháp
Các điều tra Fillon leo thang
Tư pháp Tây đã nới rộng cuộc điều tra ứng cử viên tổng thống phe bảo thủ François Fillon. Sự việc được chuyển sang cho thanh tra tòa án, công tố viện Paris cho biết. Luật sư của Fillon chỉ trích cách làm việc và xác định rằng Fillon vô tội.
Trong mấy tuần vừa qua Fillon bị áp lực vụ bê bối việc làm của vợ là bà Penelope, Fillon bị cáo buộc là chỉ đưa vợ vào làm trợ lý cho có để biển thủ công quỹ hàng trăm ngàn Euro. Thiếu chứng minh rằng bà này có thực sự làm việc. Ông cựu thủ tướng bác cáo buộc này và đổ lỗi cho bên phe Xã hội đang cầm quyền đứng sau vụ này.
Trước khi có vụ bê bối này Fillon được xem là ứng cử viên sáng giá nhất vào điện Élysée. Hiện tại cả đảng của mình cũng giảm dần hỗ trợ cho ông ứng cử viên 62 tuổi này. Tuy nhiên ông này không nghĩ tới chuyện bỏ cuộc.
Cách đây một tuần Fillon nói trong một cuộc phỏng vấn báo chí rằng, ông sẽ tự tiếp tục tranh cử dù bên tư pháp có buộc tội ông vụ vợ ông làm việc mờ ám chăng đi nữa. "Quyết định của tôi rất rõ ràng: tôi là ứng cử viên và tôi sẽ tiếp tục đến khi thắng cử", ứng cử viên phe bảo thủ nói với tờ "Figaro".
Vòng bầu cử đầu ở Pháp sẽ diễn ra ngày 23 tháng Tư. Vòng bầu thứ hai sẽ diễn ra ngày 7 tháng Năm.
jan/Reuters/AFP
(theo Spiegel Online)Last edited by Triển; 02-24-2017 at 11:54 PM.
Puck Futin
-
02-24-2017, 11:53 PM #7
Carnival celebrations in Germany are not without their controversies - whether they are the political messages of parade floats or revelers' use of blackface and stereotypical Native American costumes.
This year, a charity ball in the Bavarian village of Raindorf that donates its proceeds to development projects in African countries inadvertently caused outrage online.
The problem - the annual event is called the "Negerball," a term that translates to "negro ball" or "nigger ball". Although the term in German has a slightly less negative connotation than the English word, it is offensive to many people.
(more)
Puck Futin
-
02-25-2017, 12:07 AM #8Puck Futin
-
02-25-2017, 12:29 AM #9
- Join Date
- Jan 2017
- Posts
- 1,431
-
02-25-2017, 01:00 AM #10
Here you are: #MakeCarnivalGreatAgainPuck Futin