Register
Page 37 of 38 FirstFirst ... 2735363738 LastLast
Results 361 to 370 of 379

Thread: Khoe

  1. #361
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,440


    NGƯỜI TÌNH TRONG “KIẾP NÀO CÓ YÊU NHAU” CỦA NỮ SĨ MINH ĐỨC HOÀI TRINH.

    Trong làng nghệ thuật miền Nam, Minh Đức Hoài Trinh là một cái tên được nhiều người biết đến, tác giả 2 bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành những bản tình ca bất hủ là “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình”. Tuy nhiên ít người biết về câu chuyện ly kỳ như tiểu thuyết xoay quanh cuộc đời bà – một người phụ nữ Việt Nam tài giỏi có vóc dáng nhỏ nhắn nhưng luôn tự tin kiêu hãnh, mang ánh mắt sắc lạnh và dường như luôn chất chứa nhiều tâm sự.
    Trong số những câu chuyện kể về Minh Đức Hoài Trinh, có một câu chuyện được cho hoàn cảnh ra đời của bài thơ nổi tiếng Kiếp Nào Có Yêu Nhau được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Câu chuyện diễn ra vào khoảng những năm cuối cùng của thập niên 1940, Minh Đức Hoài Trinh khi đó vẫn còn là một nàng thiếu nữ 17 tuổi trong sáng, nồng nhiệt và nhiều khát khao cống hiến. Nhạc sĩ Phạm Duy trong một lần hội ngộ Minh Đức Hoài Trinh tại vùng kháng chiến vào năm 1948 đã kể lại ấn tượng về bà như sau:
    “Tôi bấy giờ đang là quân nhân… bỗng gặp lại Minh Đức Hoài Trinh lúc đó được mười bảy tuổi từ thành phố Huế thơ mộng chạy ra với kháng chiến. Nàng còn đem theo đôi gót chân đỏ như son và đôi mắt sáng như đèn pha ô tô. Từ tướng Tư lệnh Nguyễn Sơn cho tới các văn nghệ sĩ, già hay trẻ, độc thân hay đã có vợ con… ai cũng đều mê mẩn cô bé này. Phạm Ngọc Thạch từ Trung ương đi bộ xuống vùng trung du để vào Nam bộ, khi ghé qua Thanh Hóa, cũng phải tới Trường Văn hóa để xem mặt Hoài Trinh. Hồi đó, Minh Đức Hoài Trinh đã được Đặng Thái Mai coi như là con nuôi và hết lòng nâng đỡ“…
    Chính trong hoàn cảnh tưởng như vô cùng thuận lợi đó, Minh Đức Hoài Trinh lại gặp phải một cú sốc cuộc đời. Khi ở trong hàng ngũ của Việt Minh, có một lần bà được giao nhiệm vụ về Huế để tiếp cận, thuyết phục một chính khách nổi tiếng là Phan Văn Giáo, (ông là Đại biểu Chính phủ miền Trung dưới thời Bảo Đại về tái lập Chính quyền sau năm 1945.)
    Tuy nhiên sự tiếp cận này lại dẫn đến một tình yêu sâu sắc giữa 2 người. Điều đau đớn là khi tình yêu vừa nảy nở cũng là lúc vị chính khách kia bị chính đơn vị của bà Hoài Trinh cho người thủ tiêu. Khi ấy bà đã mang trong mình một sinh linh, bị bất ngờ và cực kỳ thất vọng.
    Câu chuyện này được người cháu ruột của Minh Đức Hoài Trinh là PTH kể lại. Cô còn cho biết người con gái của Hoài Trinh và Phan Văn Giáo sau đó sống tại Paris rồi đi tu.
    Tuy nhiên theo lịch sử ghi nhận thì người chính khách mà bà Minh Đức Hoài Trinh từng tiếp cận là Phan Văn Giáo sau đó vẫn còn sống (sau khi bị ám sát hụt nhiều lần), từ khoảng năm 1950, ông gặp nhiều thăng trầm trong con đường binh nghiệp, bị cắt chức rồi bổ nhiệm chức mới rồi lại bị phế truất. Ông chuyển đến Pháp từ năm 1954 rồi mất vào khoảng năm 1968 trên đất Pháp.
    Vào thời điểm viết bài thơ Kiếp Nào Có Yêu Nhau (khoảng cuối thập niên 1940), có lẽ Minh Đức Hoài Trinh đã nhầm tưởng rằng người tình chính khách đã không còn trên cõi đời nữa sau vụ ám sát, nên đã viết những lời thơ vô cùng đau đớn và day dứt.
    Nguyên văn bài thơ Kiếp Nào Có Yêu Nhau của Minh Đức Hoài Trinh như sau:
    Anh đừng nhìn em nữa
    Hoa xanh đã phai rồi
    Còn nhìn em chi nữa
    Xót lòng nhau mà thôi
    Người đã quên ta rồi
    Quên ta rồi hẳn chứ
    Trăng mùa thu gãy đôi
    Chim nào bay về xứ
    Chim ơi có gặp người
    Nhắn giùm ta vẫn nhớ
    Hoa đời phai sắc tươi
    Đêm gối sầu nức nở
    Kiếp nào có yêu nhau
    Nhớ tìm khi chưa nở
    Hoa xanh tận nghìn sau
    Tình xanh không lo sợ
    Lệ nhoà trên gối trắng
    Anh đâu, anh đâu rồi
    Rượu yêu nồng cay đắng
    Sao cạn mình em thôi.
    Và như thường lệ, vị “phù thuỷ âm nhạc” đại tài là Phạm Duy đã bắt được những ý thơ tuyệt đẹp của Minh Đức Hoài Trinh thả tung lên bầu trời âm nhạc thành một tuyệt phẩm não lòng. Từng câu hát cất lên da diết, ai oán, sầu muộn lột tả trọn vẹn nỗi đau của nàng thiếu nữ. Nàng ước mong được gặp lại người tình trong kiếp sau.
    Ở câu hát: “Anh đâu anh đâu rồi? Anh đâu anh đâu rồi?”, lời hát và giai điệu đột ngột bị đẩy lên cao vút, thể hiện sự thảng thốt của nàng thiếu nữ khi không thấy người yêu xuất hiện nữa dù nàng đang một lòng nghĩ về chàng và cầu nguyện.
    Để rồi khi chàng xuất hiện, nàng lại vội vã trốn tránh, hoảng hốt xua tay:
    Đừng nhìn nhau nữa anh ơi
    Xa nhau đã xa rồi, quên nhau đã (đã) quên rồi
    Còn nhìn chi, còn nhìn chi nữa anh ơi
    Nước mắt đã buông rơi theo tiếng hát qua đời
    Đừng nhìn nhau nữa… anh ơi !
    Có thể nói, nếu bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” của Minh Đức Hoài Trinh là những dòng thơ ủ rũ, sầu buồn, nhiều day dứt, suy tư thì ca khúc “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” qua lăng kính Phạm Duy là những trường đoạn cảm xúc mãnh liệt, cuốn hút và rực rỡ…
    Niệm http://xn--qunnhacxua-44a.vn/
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  2. #362
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,440


    Nhà văn Trang Thế Hy - người hiền Nam bộ

    Truyện ngắn Nắng đẹp miền quê ngoại tác giả Văn Phụng Mỹ, nội cái tên truyện, tên tác giả cũng đủ thấy nó hiền. Thật ra nết văn chương ấy phù hợp với tính cách, tạng của người miền Nam. Trông phóng khoáng, bặm trợn mà lại hiền thể hiện qua văn thơ, qua 6 câu vọng cổ, nhạc boléro.

    Bài thơ Đắng và ngọt của Trang Thế Hy được Phạm Duy phổ nhạc đổi tên thành Quán bên đường được Thái Thanh, Quỳnh Giao, sao này là Khánh Ly, Ý Lan hát. Chẳng phải nhờ tiếng hát vượt thời gian của Thái Thanh mà bài thơ nổi tiếng, mà chính bài thơ để mọi người nhớ mãi về ông. Nếu như cải lương có vở Nửa đời hương phấn mua được nước mắt khán giả mọi thời, thì Quán bên đường đã làm bạn đọc xúc động trước đôi bạn thời thơ ấu chia nhau củ khoai sùng lượm mót.

    Chiến tranh xa nhau tình cờ một chiều mưa họ gặp nhau trong quán lá ven đường, ngỡ ngàng thấy một người bẹo hình bẹo dạng bán bia ôm, một kẻ thì lấy cây viết làm cái cần câu cơm. Hai thân phận có gì giống nhau. Buồn hay vui. Câu trả lời hãy hỏi cuộc đời. Qua bài thơ ta hiểu tâm hồn của một con người. Qua bài thơ ta có thể hiểu vì sao ông viết rất ít so với mọi người, mặc dù ông được xã hội công nhận là nhà văn lớn, phải khẳng định vậy.
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  3. #363
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,440
    Hôm qua là hết món ăn ngày thứ Năm Tạ Ơn năm 2024 tại quốc gia thiên đường luôn có chuyện để than luôn có điều để càm ràm và bây giờ cũng đang có chuyện kỳ lạ không còn như sách vở đã viết về: lịch sự - nhân đạo - chăm chỉ - thông minh - luôn tìm tòi học hỏi v.v. và v.v. , nhất là biết Tạ Ơn! Vậy đó mà đến hôm nay tay chân vẫn õng à õng ẹo chưa chịu nghe cái não bảo ban làm việc, trong khi toàn thể nhân loại trở lại bình thường vui buồn đau khổ!

    Vui là sắp hết năm chờ tiền thưởng từ hãng đang làm việc
    Buồn vì tiền nó bốc hơi nhanh quá
    Đau khổ vì những bất như ý chung quanh bủa vây!

    Thì đã bảo thiên đường nên người công nhân đi làm thường mong món quà từ chủ nhân Tạ Ơn cùng dịp lễ Giáng Sinh, năm nay tổng kết dân Mỹ mua sắm nhiều hơn năm ngoái - chao ơi trong đó có "bà nhà quê" này cũng bị mờ mắt bấm bấm bấm bấm . . . . vào hình ảnh và cho nó vào hình cái xe đẩy trên góc phải của màn hình máy tính, hình đó có chút xíu xìu xiu nhưng rất lợi hại khi bấm vào nút "check out" sau khi ngoan ngoãn nghe lời tìm sao cho đủ con số "nó" bảo để được "free" tiền giao hàng đến địa chỉ!

    Ôi Giời ơi! 50 - 30 - 80 phần trăm cứ thấy số phần trăm giảm giá là bấm, hôm qua thứ hai là ngày kinh khủng hơn nữa nó lan đến cả cộng đồng mạng gì mà Cyber Monday Deals có cái gần như cho không nữa chứ!

    Chưa ai ngoan hơn những con người chuyên tâm lùng xục giá rẻ, ngày xưa cắt báo quảng cáo bây giờ ôm cái Samsung cái Iphone trong lòng bàn tay mọi khi mọi lúc, hân hoan vui vì mua được thứ mình THÍCH giá rẻ, chuyện cần thì còn gì cần nữa đâu, quần áo dụng cụ làm đẹp - làm bếp dư đến không biết cho đi đâu, bàn ghế cũng dư . . . đến tràn ra ngoài sân, đến nỗi trung tâm Goodwill - Salvation Army bây giờ ai chở bàn ghế tủ giường đến cho họ tính tiền tùy món nữa đó - không còn như xưa cứ đem đến là có người nhận đâu đó!

    Mà . . . nghe là người không nhà bây giờ đầy chốn, cảnh khổ ở Mỹ nhiều lắm, kinh tế khủng hoảng trứng lên giá hơn phi thuyền, chính trị loạn cuồng không còn luật lệ chi hết, toàn hệ thống thiên đường hư hết cả rồi . . . nhiều câu nói hăm he trở về lại quê hương xứ xưa nhà cũ . . . khổ ghê mình đành lơ lửng ba dấu chấm vì tay cũng mỏi óc cũng cùn chân cũng bị sượng khi bước đi thôi thì đành ngắm thế sự như ông bà cha mẹ ngày xưa thuở 1945 - 1954, à năm 1975 thì mình có thị thiền ngắm nghía nên cũng sắp đến dấu chấm hết, cô lớn tuyên bố đã mua sẵn ngôi nhà cho cha mẹ nhìn ra biển hẳn hoi cơ đấy dù mình đã nói đi nói lại - thiêu xong rải sông rải biển đừng lưu luyến chi!





    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  4. #364
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,440

    Vọng Giáng Sinh



    "Bản thánh ca nổi tiếng của Việt Nam: “Cao Cung lên” được sáng tác bởi Linh mục nhạc sĩ Hoài Đức từ năm 1945.

    Thực ra bản nhạc này là sáng tác của hai người. Lm Hoài Đức soạn nhạc và lời phần I, còn lời của những phiên khúc sau là của Lm.Nguyễn Khắc Xuyên.

    Lm. Hoài Đức tên thật là Lê Đức Triệu (1923 – 2007) quê quán Nam Định.

    Linh mục Hoài Đức (cha Triệu) có thời gian dài từng sống ở BanMêThuột (từ 1969- 1975), làm quản lý tài sản Nhà Chung Ban Mê Thuột, thuở Đức Cha Nguyễn Huy Mai đang cai quản Giáo phận.

    Theo lời cha Triệu, thời điểm 1940 chưa có thánh ca bằng tiếng Việt. Những bài hát trong phụng vụ đều bằng tiếng…Latinh. Thánh lễ, chầu Thánh thể phải hát hay đọc bằng tiếng Latinh. Những bài hát đều lấy từ cuốn “Paroissien Romain” hay ” Cantus Pro Festis Solemnioribus” hoặc “Cantus Officiorum in Cantus Greoriano”.

    Đôi khi được hát nếu không bằng tiếng Latinh thì bằng tiếng Pháp, chủ yếu lấy từ cuốn “Cantiques de la Jeunesse”.

    Sau 1940 mới xuất hiện những ca khúc Việt Nam hoàn toàn.

    Như vậy bài hát “Cao Cung Lên” được coi như mở đầu cho dòng nhạc thánh ca Việt Nam. Một bản nhạc xưa mà còn mãi ngân vang mỗi độ Giáng sinh về, và mỗi độ nghe lại ca khúc này, lòng ta tựa hồ rộn rã tiếng chuông ngân…"
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  5. #365
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,440

    Xin Vâng



    Mỗi khi lo lắng buồn rầu chỉ cần hát bài Xin Vâng lòng sẽ bình an thật nhiều, từ khuôn nhạc của linh mục Mi Trầm, rất nhiều lời được cầu xin dâng kính Mẹ, bài này phiên khúc 3 được Nguyễn Duy viết rất hay.
    Dùng hình ảnh Mẹ Maria Việt Nam của họa sĩ Vũ Thái Hòa, người anh văn nghệ chưa kịp thăm anh ở Paris thì anh đã ra đi!
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  6. #366
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,440

    Vọng Giáng Sinh



    Linh mục: Huyền Linh

    Biến cố 30/4/1975, tôi mới chỉ là một đứa bé. Chỉ biết rằng ngày 07/6/1975, gia đình tôi đã "di tản" về vùng đất Hải Lâm bây giờ. Hải Lâm lúc ấy là một vùng đất hoang vu, chỉ toàn là rừng và những con suối. Con đường từ Bà Rịa chạy theo tỉnh lộ 55 về Hải Lâm lúc ấy, được bà con gọi là "con đường Cavario", bởi hai bên toàn những cây rừng, bụi dứa gai hay những bụi tre um tùm...
    Tuy đã "di tản" về Hải Lâm, nhưng anh chị em chúng tôi vẫn ở lại Sài Gòn với ông bà nội tại giáo xứ Phú Trung, quận Tân Bình, do cha GB. Lê Quang Đăng làm chánh xứ. Phú Trung lúc ấy cũng chỉ là một ngôi nhà thờ bé tẹo, xung quanh toàn những ruộng ao rau muống. Tôi nhớ mãi sau những thánh lễ buổi chiều, mọi người lại ra đứng trước đài Đức Mẹ đọc kinh và hát vang ca khúc "Ave Maria Con Dâng Lời Chào Mẹ". Đặc biệt dịp lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, bổn mạng của giáo xứ Phú Trung, ca khúc "Ave Maria Con Dâng Lời Chào Mẹ" lại như được hát trang trọng hơn, nhiều nỗi niềm hơn. Ca khúc này đã ăn sâu vào tâm trí non nớt của tôi từ đó.
    Học xong bậc tiểu học tại trường Nguyễn Thượng Hiền (ngay ngã tư Bảy Hiền), ba mẹ quyết định đưa tôi về Hải Lâm. Từ đây, tôi chỉ được về Sài Gòn thăm ông bà nội vào những dịp hè. Ôi, một "cậu bé thành thị" về với nông thôn, với biết bao điều mới lạ. Lạ thì ít, mà sợ thì nhiều. Khi màn đêm buông, là lúc đủ loại tiếng côn trùng đua nhau hòa nhịp, thi thoảng văng vẳng trong núi tiếng của con hoãng, con vượn hú làm anh chị em chúng tôi sợ xanh mặt. Trong tâm trí trẻ con, chúng tôi tưởng tượng ra bao chuyện ma quái. Những buổi tối, sau khi ăn cơm, ba mẹ và anh chị em chúng tôi (lúc đó tôi mới chỉ có một em trai, là linh mục Dũng bây giờ) quây quần trước bàn thờ với ngọn đèn dầu tù mù để đọc kinh; và cuối giờ kinh, bao giờ cũng là bài hát "Ave Maria Con Dâng Lời Chào Mẹ". Có lẽ bài hát "Ave Maria Con Dâng Lời Chào Mẹ" đã trở thành "bài hát truyền thống" của gia đình. Với cá nhân tôi, đã như một trong những ca khúc làm hành trang cho những nẻo đường đời sau này...
    ... Vậy là tôi lớn lên với cánh đồng lúa, ruộng muối và dãy núi Minh Đạm cùng với ca khúc "Ave Maria Con Dâng Lời Chào Mẹ" những lúc buồn vui. Học xong lớp 12, tôi vào quân đội. Buồn vui đời lính cũng không làm tôi quên đi ca khúc "Ave Maria Con Dâng Lời Chào Mẹ". Bao nhiêu những nỗi, những niềm tôi luôn gởi gắm trong bài hát "Ave Maria Con Dâng Lời Chào Mẹ", dù lúc ấy vẫn chưa biết tác giả Huyền Linh là ai.Rời quân đội, tôi đi theo ơn gọi mà tôi đã ấp ủ từ bé. Cuộc đời dấn thân đẩy đưa, cho đến tháng 03 năm 2003, tôi được bề trên sai về phục vụ tại cộng đoàn Tân Lập, thuộc giáo xứ Tân Lập, giáo phận Ban Mê Thuột, lúc đó do cha I-rê-nê Nguyễn Bình Tĩnh làm chánh xứ (hiện cha đã về hưu tại tòa Giám mục Ban Mê).
    Cộng đoàn tôi phục vụ chỉ là một ngôi nhà bé tẹo, chung quanh toàn là cao su và những vườn tiêu bạt ngàn. Ngoài những giờ đi lễ và dạy giáo lý ngoài giáo xứ, anh em chúng tôi hằng ngày phải chăm sóc những gốc cao su và vườn tiêu, nguồn kinh tế của cộng đoàn. Một trưa nọ, một cụ già râu tóc bờm xờm được một anh thanh niên chở vào thăm anh em chúng tôi. Lúc ấy chỉ có mình tôi ở nhà. Vì lúc đầu chưa biết là ai, nên tôi chỉ chào cụ. Cụ bảo:
    - Rảnh rỗi vào đây chơi, tưởng có cha bề trên ở đây vào thăm, không có thì thăm anh em cũng được.
    Qua câu chuyện, tôi mới biết ngài chính là linh mục nhạc sĩ Huyền Linh, một trong những nhạc sĩ sáng tác rất nhiều ca khúc về Đức Mẹ, đặc biệt bài "Ave Maria Con Dâng Lời Chào Mẹ". Đặc biệt hơn nữa, ngài là người đã từng "đi trại" chung với cha bề trên của tôi sau năm 1975. Sau bữa cơm trưa hôm đó, ngài bảo tôi hát cho ngài nghe, và tôi đã hát say sưa bài "Ave Maria Con Dâng Lời Chào Mẹ". Một già, một trẻ, nhưng không còn khoảng cách. Cứ thế chúng tôi hát và nói về Chúa, về Mẹ. Từ đó, thỉnh thoảng tôi vào thăm ngài. Ngài ở trong một ngôi nhà riêng cũng nằm trong địa bàn thuộc giáo xứ Tân Lập...
    ... Buổi sáng ngày 03 tháng 10 năm 2003, cha xứ Bình Tĩnh cho người vào chở tôi ra gặp ngài. Cha xứ Bình Tĩnh bảo với tôi:
    - Thầy rảnh chở tôi vào thăm cha Huyền Linh một tí nhá!
    Vậy là hai cha con vào thăm cha Huyền Linh. Thấy cha xứ và tôi vào, cha Huyền Linh vui lắm. Ngài dẫn tôi đi xem chuồng khỉ, chuồng bồ câu và những cây bonsai trồng quanh nhà. Khoảng 10 giờ sáng cha xứ và tôi ra về. Nhưng khi vừa về nhà khoảng 10 phút, chúng tôi nhận được tin: Cha Huyền Linh bị té ngã và tình trạng rất nguy kịch. Lại vội vã, tôi chở cha Bình Tĩnh, cũng với Ban hành giáo chạy vào. Hỡi ôi, cha Huyền Linh đã ra đi. Có lẽ do bị tăng xông, cha Huyền Linh đã ngã bật ra cái ghế đá ngoài vườn. Cú ngã đó đã làm ngài không qua khỏi. Chúng tôi thổn thức, khóc òa. Cha Huyền Linh ơi, mới gặp cha cách đây ít phút, vậy mà giờ đây cha đã ra đi. Lúc đó là 11g15 phút ngày 03 tháng 10 năm 2003.
    Thánh lễ an táng của cha Huyền Linh đã được cha I-rê-nê Nguyễn Bình Tĩnh tổ chức trọng thể, và Đức cha Giuse Nguyễn Tích Đức, Giám mục giáo phận Ban Mê lúc bấy giờ chủ tế. Anh em chúng tôi đã thay phiên nhau trực quan tài của cha, cho tới ngày an táng tại nghĩa trang giáo xứ Tân Lập.
    Ngày nay, ai đi ngang qua Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, hãy ghé thăm ngôi mộ cha Huyền Linh, một ngôi mộ đơn sơ nằm ở góc nghĩa trang giáo xứ Tân Lập.
    ---
    Cha kính yêu, con tin tưởng rằng giờ này, cha đang vui hường hạnh phúc bên Cha. Cha hãy luôn nhớ đến chúng con cha nhé. Đặc biệt, cha hãy nhớ "thầy Thanh" cha nhé, vì giờ này nó đã có vợ con rồi cha ạ. Nhưng nó vẫn luôn hát mãi bài hát của cha, bài mà nó rất thích: "Ave Maria Con Dâng Lời Chào Mẹ"
    ----
    Tiểu sử cha Huyền Linh:
    Tên thật: Giuse Nguyễn Văn Ký, bút hiệu Huyền Linh
    Sinh nhật: 04/04/1927
    Quê quán: Trại Lại, Quế Võ, Bắc Ninh (Giáo xứ Phượng Mao).
    1933 – 1954: Học trường Đạo Ngạn, Đáp Cầu.Chủng viện Đạo Ngạn.Đại chủng viện Thánh Alberto, Nam Định.
    24/12/1955: Thụ phong linh mục.
    Qua đời: 03/10/2003
    Sáng tác thánh ca từ năm 1946 với tác phẩm đầu đời “Năm Xưa Trên Cây Sồi.”

    https://gioitreconggiao.org/forum/th...NG-LOI-CHAO-ME
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  7. #367
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,440

    Vọng Giáng Sinh



    Hát bài này nhớ đám cưới cậu em Út - Hai em cùng hát trước khi vào tiệc và cả khán phòng cùng hát theo - mới đó đã mấy mươi năm!
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  8. #368
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,440

    Anh 5 - Đạo Ca 7 - Qua Suối Mây Hồng

    anh Năm

    Chương trình thời sự trước khi "Đình hoa nở hội" nhe...

    Trước hết là bài đạo ca số 7 của chị Bắp. Chị đưa mấy hôm trước nhưng không làm được vì 2 chương trình bỏ bị. 5 không ráp lại gì cả, vì cũng hơi khó ráp. Bài nhạc này đánh theo kiểu để nghe hơn là để hát, có tiếng melody chính chạy theo cho nên muốn ráp ngay hàng thẳng lối sẽ phải sửa trường độ từng nốt của chị Bắp hát, nên chắc là sửa 3 năm mấy chưa xong. hahaha thôi vậy, có nhiêu xài nhiêu đi chị nhe. Để vậy cho hợp theo ý chị hát cũng tốt. Bài này phải nghe hết mới biết cốt chuyện là Sơn Tinh Thủy Tinh rồi Mỵ Nương. Không hiểu rằng Phạm Thiên Thư và Phạm Duy tầm đạo chỗ nào, chắc là mấy câu thơ cuối của ông Thiên Thư:
    Câu anh Năm viết ở trên cách đây gần năm mươi năm n đ cũng đã từng hỏi nhà thơ Phạm Thiên Thư sau 1975 khi uống cà phê trong vườn nhà ông cùng vài cô bạn học, đọc Đoan Trường Vô Thanh 1972 cũng chỉ là kiểu ra vẻ ta đây có đọc, chứ hiểu ý thì chắc chắn là chưa chút nào!

    Càng sống càng hiểu ra, đúng như câu ông đã trả lời: "sống và ngẫm sẽ hiểu"

    Khi hát lại bài Qua Suối Mây Hồng đoạn "sóng ầm ầm nổi dậy - núi vùn vụt lên cao" n đ thấy rõ dục vọng của con người trong nốt nhạc của Phạm Duy và vài chữ tài tình của nhà thơ đặt vào câu chuyện dân gian bình dị, càng ghen tị thèm muốn sự tức giận sẽ ngùn ngụt dâng lên như nước lũ và chẳng được gì vì điều thèm muốn điều ghen tức ấy cứ trơ ra núi tảng, ghen tị thèm muốn không thiêu hủy được nguyên nhân!

    Anh Năm đã cho n đ một tấm tranh thật đẹp giới thiệu bài hát - khi nào rảnh rỗi anh Năm dậy n đ cách làm hiệu ứng âm thanh vọng rân vang cho những đoạn dồn dập, n đ nghịch không ra echo - delay - rồi tự hát hòa vào nghe càng eo ôi - nên đành chịu vậy.

    Ý muốn là một việc lực không chịu tòng là chuyện khác anh Năm ha, rất trân trọng công sức anh xây dựng Đinh Huyền ngày càng lộng lẫy hình thức và nội dung.

    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  9. #369
    Biệt Thự linhphy's Avatar
    Join Date
    Sep 2013
    Posts
    909

    Chị Ấu Tím

    Em ghé vô nhà chị để gởi lời chúc Giáng Sinh 2024 & Happy NewYear 2025 đến quý anh chị ,bạn & thân hữu trong Phố
    một Giáng Sinh an lành ,vui tươi ,ấm áp ,hạnh phúc bên gia đình

    Tình cờ em click vô coi clip video xem Thánh Ca Giáng Sinh 2024 do linh mục An Bình tổ chức ,wow, hay quá đi thôi nên share với chị Bắp & Phố !


  10. #370
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,440
    Đầu năm 2025

    Để bất như ý lại năm cũ 2024.

    Bước đầu tiên vào năm 2025 là bước chân vững trãi xuống sàn nhà và biết mình hạnh phúc có mái nhà che chở - có nơi để lái xe về trong đêm tĩnh lặng cuối năm!
    Bài thơ Tương Phản của Cung Trầm Tưởng viết năm ông 18 tuổi và bài hát Bên Ni Bên Nớ do Phạm Duy phổ nhạc khiến lòng người thấy bao điều hạnh phúc cho dù sống ở nơi nào - nhà cao cửa rộng hay chòi lá liếp che, nguồn hạnh phúc ấm áp tỏa ra từ hai linh hồn có trái tim yêu cùng bấm đốt tay chờ ngày con thơ - thơ cũng ra đời!

    Tiếng khóc trẻ con vẳng lên ở bất cứ nơi nào cũng là cung bậc yêu thương, cho dù có làm cho người nghe chói tai đôi lúc, sự tương phản hạnh phúc và đau khổ luôn hiện hữu không thể tách rời - con người chỉ có thể tạo nên hạnh phúc bằng cách tô màu đậm nhạt cho đau khổ và hạnh phúc hòa vào nhau một cách nhẹ nhàng và cười cùng chúng nó!



    Tôi Yêu Đời Yêu cuộc sống này biết bao, cầu xin mọi sự tốt đẹp đến với người đang chịu sự khốn khó chia lìa vì tai nạn vì chiến tranh - đời sống là thế luôn chuyển động không vì bất như ý mà không YÊU cuộc sống mình đang có!

    2025 sẽ hoàn hảo hơn thân chúc!
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

 

 

Similar Threads

  1. Phụ Nữ Khoe Chồng Hay Khoe Chó? - Trịnh Thanh Thủy
    By hat cam in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 6
    Last Post: 08-18-2015, 12:25 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:26 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2025 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh