Register
Page 11 of 15 FirstFirst ... 910111213 ... LastLast
Results 101 to 110 of 143

Thread: Coi chùa

  1. #101
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    ... Từ chối hoài thì mất bạn bè. Mà đi tới chỉ
    xin ăn chay thì sợ phiền người ta.
    Mình biết có người ăn chay “đụng”. Ở nhà 100% chay. Ra ngoài, gặp trường hợp bất đắc dĩ (như ăn tiệc) thì đụng gì ăn nấy!

    Sư Ông Đón Tiểu Về Chùa
    Thích Tịnh Từ

    Ngày bỏ nhà vào chùa, trên đường đón xe đò đi từ đường cái quan Làng Long Hưng, tỉnh Quảng Trị và chùa Báo Quốc Huế, tôi có cảm tưởng như mình đang trở lại nhà sau nhiều năm lưu lạc. Làm thế nào để được về lại ngôi nhà tâm linh mà có thể là nhiều kiếp xa xưa mình đã từng trú ngụ? Tôi chỉ một lòng niệm danh hiệu “Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”. Niệm như một bé thơ tưởng tới mẹ và đi tìm mẹ.

    Trên đường đi từ nhà ra đường cái quan, ngang qua chiếc cầu tre lắt lẻo bị nước cuốn vì mưa bão. Tôi đã bị nước mang đi và nhận chìm giữa cơn lũ tháng mười. Trong lúc bị tai nạn, lòng tôi rất bình tĩnh và miệng liên hồi niệm danh hiệu mẹ hiền Quán Thế Âm. Không biết tôi đã bị nước cuốn trôi bao lâu, nhưng lúc gần xế chiều khi tỉnh dậy,tôi thấy mình đang nằm phơi nắng trên cồn cát trắng, cận đường cái quan. Không bao lâu có chiếc xe đò dừng lại “rước” tôi về chùa Báo Quốc Huế. Thay vì lấy tiền, ông tài xế đã cho tôi quá giang miễn phí.

    Hôm đó là một ngày trời mưa tầm tã trên phố Huế. Tôi lội giữa cơn mưa từ đường cái vào chùa ướt như con chuột lột. Vừa vào đến hiên chùa Báo Quốc, có chú Sa di Tâm Hòa là người cùng quê với tôi ở làng Long Hưng, chú đưa tôi đến phòng Sư ông Viên Giác “ra mắt”. Sư ông là vị thầy trong chúng lớp lớn của chùa Báo Quốc. Bấy giờ Sư ông đi hành đạo, sáng lập và đang trụ trì ngôi chùa Giác Hải ở làng Xuân Tự, tỉnh Khánh Hòa, cách Nha Trang chừng sáu chục cây số. Vừa gặp sư ông là như một cái máy, tôi quỳ mọp xuống đảnh lễ người với tất cả nỗi vui mừng, sợ kính và xúc động khó tả. Sư ông không hỏi tôi tên là gì, con cái nhà ai, từ đâu tới, mà sư ông chỉ nhìn tôi với đôi mắt đầy thiện cảm và hoan hỷ, rồi chỉ hỏi tôi một câu ngắn gọn, “Con đi tu để làm gì?” Tôi liền ứng khẩu trả lời một cách dứt khoát, không do dự, không chậm trễ: “Thưa thầy, con đi tu để mai mốt làm giảng sư”. Giảng sư tức là vị thầy tu chuyên trách diễn giảng đạo lý theo tinh thần lời Phật dạy cho nhiều người nghe để phát tâm tu học, chuyển hóa mê lầm và đau khổ. Sau khi nghe tôi trả lời, sư ông gật đầu mấy cái, rồi dẫn tôi đi ra phía sau hàng hiên nhà bếp để cạo tóc. Tôi được sư ông chừa lại một cái vá tức là chòm tóc nhỏ trên đầu. Nếp áo quần học trò màu xanh dương của tôi được sư ông cho thay đổi bộ áo quần nhạt màu nâu của chú tiểu ở chùa. Lần đầu bận bộ quần áo rộng thùng thình, nhưng tôi có cảm giác như mình vừa cởi bỏ một vật gì nằng nặng trong tâm và trên cuộc đời. Cũng từ đó sư ông đặt cho tôi pháp danh Nguyên Nguyện. Khuya hôm sau, mới ba giờ sáng, hai thầy trò mang hành lý cuốc bộ ra nhà ga xe lửa, lên chuyến tàu sớm để vào Nha Trang, về chùa Giác Hải. Tôi đã về với căn nhà tâm linh và tôi đã gắn bó với thầy tôi, với huynh đệ, với Phật tử mọi giới, với Phật pháp suốt gần nửa thế kỷ qua.

    Đợi đến ba năm sau hành điệu, giáo dưỡng cách sống của một nhà tu bởi tình thương của sư ông, tôi được thọ mười giới Sa di và được sư ông cho phép đến Phật Học Viện Phổ Đà, Đà Nẵng theo đại chúng tu học cả hai chương trình Phật học và văn hóa phổ thông. Đó là vào năm 1958. Trong bữa tiệc tiễn chân tôi nhập viện tu học, sư ông tâm sự cho đại chúng nghe về “sự tích” Đón Tiểu về Chùa:

    “Chú Nguyên Nguyện đến chùa ta là do Bồ Tát Đức Quán Thế Ầm mách bảo, thúc dục thầy ra chùa Bảo Quốc, ở Huế để đón chú bé về chùa tu học. Chúng ta tin tưỏng, thầy trò chúng ta tin tưởng là tương lai chú bé nầy sẽ làm giảng sư, làm pháp sư nối chí thầy tổ, trao truyền chánh pháp, đi khắp đó đây, mở mang đạo Phật và lợi ích quần chúng. Sau khi nhập thất ba tháng, tụng trì và lễ bái mười bộ Kinh Pháp Hoa, mười bộ Kinh Hoa Nghiêm, mười bộ Kinh Bát Nhã và Kinh Niết Bàn, thầy định quy ẩn hai năm trên vùng núi Xuân Sơn để tịnh tâm. Nhưng một sáng trong cơn thiền định, thầy tiếp xúc với một ông lão tóc bạc như tiên, dắt trâu đi cày ruộng nói với thầy là “làm ruộng phải có người cày bừa giỏi lúa mới tốt, thóc mới đầy bồ.” Ông lão ấy dặn thầy là nên đi gấp ra chùa Bảo Quốc Huế, đón chú nhỏ về nuôi. “Chú nhỏ ấy có căn khí, tương lai cày bừa giỏi và có thề làm nên sự nghiệp trí tuệ của người xuất gia.” Ông lão tự xưng là học trò của Đức Quán Thế Ầm Nam Hải và nói là: ghé qua đây nhắn gởi thiền sư chỉ một việc, một việc rất quan hệ thầy tổ, tông môn của thiền sư. Nguyện quy ẩn của thiền sư là tốt, song phải tìm học trò có tâm huyết để truyền trao yếu chỉ, nhằm hiển dương chánh pháp sau nầy là điều tốt hơn. Có một bé trai 14 tuổi sẽ đến chùa Bảo Quốc tại Huế vào ngày.., tháng.., năm.., họ Nguyễn, tên là Đại Quang. Thiền sư hãy mau thân hành đến chùa Bảo Quốc để mang chú bé ấy về nuôi, chớ bỏ mất cơ hội”.

    Kể đến đó, thầy tôi thong thả bước tới và ôm tôi vào lòng.

    Thầy tôi đã nghe theo lời chỉ bảo của ông lão trong cơn thiền định, nên sáng hôm sau thầy tôi mua vé xe lửa ra chùa Bảo Quốc ở Huế dẫn tôi về chùa nuôi. Sau ba năm hầu sư ông, người cho tôi đi xa, tiếp tục việc tu học với các tăng thân khác qua hệ thống đào tạo nhân tài của giáo hội qua các Phật học viện trung phần. Trong buổi tiệc và sinh hoạt tiễn chân, sư ông có cho tôi bài kệ với tất cả tâm huyết của người. Chính nhờ bài kệ “phú pháp” của sư ông mà hạnh xuất gia và tâm bồ đề của tôi không thối chuyển. Bài kệ một câu năm chữ, gồm có 28 câu như sau:

    “Con nên hằng ghi nhớ
    Lời của thầy nhắc khuyên
    Học phật chuyển tập khí
    Ái dục và sân, si
    Phát triển Giới, Định, Tuệ.
    Hạnh Quán Âm cứu khổ
    Bởi năng lực từ bi
    Con chăm lòng thường niệm
    Ngày đêm chớ lãng xao.
    Thường niệm Đức Quán Âm
    Như nhớ nghĩ mẹ hiền
    Con thơ hằng nhớ mẹ
    Mẹ trăm phần nhớ con.
    Thầy trò mai xa cách
    Thân nầy dù mất, còn
    Không phải điều trọng yếu
    Hãy giác ngộ chân tâm.
    Tập sống cho thảnh thơi
    Oai nghi hằng vững chãi
    Phước huệ ngày càng tăng
    Khế hiệp đạo chơn thường
    Giúp mình cùng người khác
    Thành tựu quả vô sanh
    Thoát ly nẻo sinh tử.
    Tình huynh đệ gắn bó
    Nghĩa đồng môn chớ quên
    Quê hương chờ con đó
    Đạo pháp hằng trông mong...”

  2. #102
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by chieclavotinh View Post
    Mình biết có người ăn chay “đụng”. Ở nhà 100% chay. Ra ngoài, gặp trường hợp bất đắc dĩ (như ăn tiệc) thì đụng gì ăn nấy!
    Ăn thịt cũng như hút thuốc lá, nó là một loại ma túy Chiếc Lá biết hôn?
    Như hút thuốc lá bỏ rồi thì không nên hút lại nữa. Ăn chay cũng vậy, bỏ ăn thịt
    rồi thì không nên ăn lại nữa. Tuy nhiên bây giờ bạn bè mình ngày càng biết
    mình ăn chay rồi, nên họ cũng ít mời. hihihihi.

    Hôm hè, mình nổi hứng tính làm "BBQ"-chay. Tuy nhiên bà vợ cản, nói ai thời
    mời thiên hạ lại nướng thịt chay bao giờ. Mà ăn thịt nướng lại uống bia uống rượu
    rốt cuộc cử luôn.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #103
    Thầy Tịnh Từ là Viện Trưởng Tu Viện Kim Sơn. Tu viện nằm trên đỉnh núi Madonna, bắc California.
    www.kimson.org

    Cái Tượng Ngọc Quán Thế Âm
    Thích Tịnh Từ

    Tôi qua Mỹ là do viện Đại Học Đông Phương và Thiền Sư Thiên Ân bảo trợ. Sự giới thiệu và cách làm thủ tục hồ sơ là nhờ một người bạn cùng tu đưa đường chỉ lối. Đó là thầy Khế Bổn, học trò đắc pháp với sư ông Mật Nguyện ở Huế. Thầy Khế Bổn qua Mỹ trước tôi hai năm. Sau khi đỗ văn bằng tiến sĩ chính trị học, Khế Bổn “hóa thân” làm cư sĩ, có biệt hiệu là Hồng Quang, chủ sáng lập nhóm Giao Điểm. Giao Điểm là cơ cấu phát xuất từ tâm hạnh Bồ Tát đạo của một số anh em cư sĩ trí thức Phật giáo dấn thân. Mặc dầu tôi chưa hề có một lời tán trợ, song tôi rất vui và hãnh diện về một số việc làm có lợi ích cho quê hương, đạo pháp của Giao Điểm. Trước khi Giao Điểm ra đời, tôi có nói với Hồng Quang: “Mỗi người nên lập mỗi hạnh khác nhau trong sứ mạng phục vụ và hoằng pháp.” Vì vậy, việc của tôi và Hồng Quang có khác trên hình thức, song mục đích chỉ có một: Giáo dục tuổi trẻ, lợi ích cho quê hương, dân tộc và hóa giải đau khổ, hận thù.”

    Trước vài tuần đến Mỹ, Hồng Quang có viết thư cấp tốc cho tôi mấy chữ: “Thầy Tịnh Từ ơi! Đến Mỹ nên có quà biếu Thượng Tọa Thích Thiên Ấn. Nếu được, thầy Tịnh Từ đặt một tượng Đức Quán Thế Ảm bằng ngọc thạch, có giá trị. Mình nên cư xử cho đẹp và có hậu với Thượng Tọa Viện Trưởng để mai mốt mình có thề nhờ Viện Đại Học Đông Phương bảo trợ thêm quý thầy bên nhà qua Mỹ tu học, hoằng pháp. ” Gớm! tu mà cũng phải “hối lộ”. Trong thơ Hồng Quang cũng giới thiệu cho tôi một cô có tên là Loan bán vé máy bay ở Korean Airline với giá rẻ bằng cách mua vé một chiều. Có đi mà không hẹn ngày về. Nghĩa là khi làm thủ tục xuất cảnh ở bộ Nội Vụ và tòa lãnh sự Mỹ, cô Loan cho tôi mượn một vé máy bay khứ hồi “tạm” để trình và có bằng cớ là sau hai năm tôi sẽ trở về. Nhờ vậy, thay vì mua vé khứ hồi đi Mỹ với giá bảy trăm mỹ kim thì tôi chỉ mua nửa vé, giá chỉ có bốn trăm mỹ kim mà thôi. Như vậy tôi còn dư ba trăm mỹ kim để đặt một tượng Quán Thế Âm làm quà “ra mắt”. Với giá ba trăm mỹ kim thật khó mà mua cho được một Tượng Quán Âm bằng ngọc có giá trị. Tôi nhờ một vài người quen đi khảo giá vài nơi, chủ tiệm đòi giá thấp nhất là từ năm trăm đến một ngàn mỹ kim mới là ngọc thứ thiệt. Ngày đi Mỹ sắp cận kề rồi, tiền đào đâu cho đủ để mua tượng Quán Thế Âm bằng ngọc đây? câu hỏi cứ ám ảnh tôi nhiều ngày và ngay trong giấc ngủ.

    Suốt bốn tháng trước khi đi Mỹ, cả ba huynh đệ chúng tôi là thầy Liêm Chính, thầy Thiện Tường và tôi lang thang nhiều ngày đến một số các chùa và các nhà Phật tử quen thân ở Sài Gòn, ở Lục Tỉnh để xin tiền mua vé máy bay cho tôi đi Mỹ. Tiền Việt Nam kiếm gần được hai bao bố, tôi cứ ngỡ là quá nhiều. Nhưng sau khi đem đếm và ra nhà băng đổi tiền đô la Mỹ, thì không đủ để mua một cái vé máy bay khứ hồi, nói chi là mang theo trên đường xuất ngoại. Bây giờ lại phải mua thêm cái tượng Quán Âm bằng ngọc nữa, tính sao đây ? Tôi thiệt bối rối !! Song chuyện nầy tôi giấu kín và chẳng dám tâm sự cùng ai.

    Cùng đường, tôi định gọi cho Hồng Quang từ bên Mỹ để bàn lại chuyện mua quà. Trong khi đang suy nghĩ và do dự, tôi sực nhớ đến việc trì tụng chú Đại Bi để “nhờ cậy” Đức Quán Thế Âm “giải quyết” chuyện nầy. Sau ba đêm khai kinh, tụng mỗi lần 21 biến chú Đại Bi và tụng kinh Phổ Môn Phẩm 25 trong bộ kinh Pháp Hoa, tôi nhận được cảm nghiệm và sự linh ứng ngay sau đó.

    Có một bà Phật tử ở Sài Gòn, vốn không hề quen biết tôi. có pháp danh là Nguyên Đức, thường đến chùa Quan Âm ở Phú Nhuận Gia Định để tụng kinh Pháp Hoa suốt nhiều năm nay. Phật tử Nguyên Đức với người con trai đi bằng xe honda đến Viện Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm tìm tôi vào lúc khoảng 07 giờ sáng. Bà tỏ ý muốn tặng cho tôi một tượng Phật Quán Âm bằng ngọc bích, trị giá trên cả ngàn mỹ kim. Tôi quá đỗi ngạc nhiên và hỏi rõ lý do; bà kể rằng:

    “Tối hôm qua, sau thời tụng kinh, niệm Phật và lạy Phật thường lệ là con đi ngủ, lúc đó khoảng 12 giờ khuya. Trong giấc ngủ rất nhẹ nhàng và tỉnh trí, con thấy mình đi lên một ngọn núi cao để chiêm bái thánh tượng Đức Quán Thế Âm lộ thiên rất đẹp và có rất nhiều người cùng đi chiêm bái. Sau khi chiêm bái con thấy có trên vài trăm vị thầy tu bận áo vàng đi nhiễu quanh núi với tướng mạo, oai nghi rất trang nghiêm. Trong đó có một vị thầy rất trẻ, mặt trái xoan tợ con gái, tay cầm bình nước cam lồ. miệng cười tợ hoa, phân phối nước suối cho bà con đi chiêm bái giải khát. Khi đến lượt con, vị thầy ấy không cho nước mà lấy trong túi một tượng Quán Ẩm bằng ngọc trao cho con và dặn, “Nhờ bà tảng sáng ngày mai đem tượng ngọc nầy đến chùa Huệ Nghiêm ở Phú Lâm tìm gặp thầy Tịnh Từ và trao tận tay thầy ấy.” Khi tỉnh dậy, con thấy tượng Phật Quán Âm mà con vừa thỉnh trưa hôm qua ở một tiệm vàng tại khu chợ lớn, được Hòa Thượng Thích Trí Thủ ở chùa Quảng Hương, Già Lam chú nguyện và con đã đeo trong cổ, bây giờ khi không nó nằm trên tay con cả tượng lẫn giây chuyền. Vì vậy mà con nghĩ là điềm mộng tốt, do đức Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ điểm, nên sáng nay con liền nhờ đứa con trai của con chở con đến đây tìm thầy Tịnh Từ và dâng cúng tượng nầy lên thầy để thầy tùy nghi dùng đến”.

    Sau khi nghe Phật tử Nguyên Đức kể rành rẽ từng câu, tôi bèn đem sự tình đi Mỹ nói cho bà nghe và tôi cũng nói luôn về việc đang vận động tài chánh để thỉnh một tượng Quán Âm làm quà cho vị ân nhân bên Mỹ. Vì vậy, Phật tử Nguyên Đức càng tin tưởng sự gởi gắm của Bồ Tát Quán Thế Âm trong việc hộ trì cho tôi đi Mỹ. Thế là tôi mang ơn thêm một ân nhân nữa trước khi tôi rời Việt Nam du hóa Mỹ quốc. Gia đình Phật tử Nguyên Đức có mời tôi đến nhà ăn bữa cơm tiễn chân. Chồng Phật tử Nguyên Đức là đạo hữu Minh Nhân đã qua đời trước năm 1992, tôi có gởi thư và quà về phúng điếu. Bảy đứa con, bốn trai và ba gái của gia đình Phật tử Nguyên Đức đang sinh sống tại Hoa Kỳ, Úc Châu và Gia Nã Đại. Tôi có viết 12 câu thơ tặng gia đình đạo hữu Nguyên Đức như sau:

    Trì chú Đại Bi pháp nhiệm mầu
    Pháp Hoa kinh tụng nghĩa thâm sâu
    Tha thiết khẩn cầu liền cảm ứng
    Trong cơn nghèo khó đặng ngọc châu.

    Dù ở quê nhà sống tha phương
    Nhờ Đức Quán Ấm chỉ dẫn đường
    Hải đảo tự thân về nương náu
    Lời Phật tổ dạy nguyện hoằng dương.

    Nhớ ơn gia chủ tặng ngọc linh
    Kính cẩn tri ân tỏ đạo tình
    Hồi hướng công đức về tất cả
    Đời đời chứng đạt quả vô sinh.

  4. #104
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by chieclavotinh View Post
    Thầy Tịnh Từ là Viện Trưởng Tu Viện Kim Sơn. Tu viện nằm trên đỉnh núi Madonna, bắc California.
    www.kimson.org

    Cái Tượng Ngọc Quán Thế Âm
    Thích Tịnh Từ

    Tôi qua Mỹ là do viện Đại Học Đông Phương và Thiền Sư Thiên Ân bảo trợ. Sự giới thiệu và cách làm thủ tục hồ sơ là nhờ một người bạn cùng tu đưa đường chỉ lối. Đó là thầy Khế Bổn, học trò đắc pháp với sư ông Mật Nguyện ở Huế. Thầy Khế Bổn qua Mỹ trước tôi hai năm. Sau khi đỗ văn bằng tiến sĩ chính trị học, Khế Bổn “hóa thân” làm cư sĩ, có biệt hiệu là Hồng Quang, chủ sáng lập nhóm Giao Điểm. Giao Điểm là cơ cấu phát xuất từ tâm hạnh Bồ Tát đạo của một số anh em cư sĩ trí thức Phật giáo dấn thân. Mặc dầu tôi chưa hề có một lời tán trợ, song tôi rất vui và hãnh diện về một số việc làm có lợi ích cho quê hương, đạo pháp của Giao Điểm. Trước khi Giao Điểm ra đời, tôi có nói với Hồng Quang: “Mỗi người nên lập mỗi hạnh khác nhau trong sứ mạng phục vụ và hoằng pháp.” Vì vậy, việc của tôi và Hồng Quang có khác trên hình thức, song mục đích chỉ có một: Giáo dục tuổi trẻ, lợi ích cho quê hương, dân tộc và hóa giải đau khổ, hận thù.”

    Trước vài tuần đến Mỹ, Hồng Quang có viết thư cấp tốc cho tôi mấy chữ: “Thầy Tịnh Từ ơi! Đến Mỹ nên có quà biếu Thượng Tọa Thích Thiên Ấn. Nếu được, thầy Tịnh Từ đặt một tượng Đức Quán Thế Ảm bằng ngọc thạch, có giá trị. Mình nên cư xử cho đẹp và có hậu với Thượng Tọa Viện Trưởng để mai mốt mình có thề nhờ Viện Đại Học Đông Phương bảo trợ thêm quý thầy bên nhà qua Mỹ tu học, hoằng pháp. ” Gớm! tu mà cũng phải “hối lộ”. Trong thơ Hồng Quang cũng giới thiệu cho tôi một cô có tên là Loan bán vé máy bay ở Korean Airline với giá rẻ bằng cách mua vé một chiều. Có đi mà không hẹn ngày về. Nghĩa là khi làm thủ tục xuất cảnh ở bộ Nội Vụ và tòa lãnh sự Mỹ, cô Loan cho tôi mượn một vé máy bay khứ hồi “tạm” để trình và có bằng cớ là sau hai năm tôi sẽ trở về. Nhờ vậy, thay vì mua vé khứ hồi đi Mỹ với giá bảy trăm mỹ kim thì tôi chỉ mua nửa vé, giá chỉ có bốn trăm mỹ kim mà thôi. Như vậy tôi còn dư ba trăm mỹ kim để đặt một tượng Quán Thế Âm làm quà “ra mắt”. Với giá ba trăm mỹ kim thật khó mà mua cho được một Tượng Quán Âm bằng ngọc có giá trị. Tôi nhờ một vài người quen đi khảo giá vài nơi, chủ tiệm đòi giá thấp nhất là từ năm trăm đến một ngàn mỹ kim mới là ngọc thứ thiệt. Ngày đi Mỹ sắp cận kề rồi, tiền đào đâu cho đủ để mua tượng Quán Thế Âm bằng ngọc đây? câu hỏi cứ ám ảnh tôi nhiều ngày và ngay trong giấc ngủ.

    Suốt bốn tháng trước khi đi Mỹ, cả ba huynh đệ chúng tôi là thầy Liêm Chính, thầy Thiện Tường và tôi lang thang nhiều ngày đến một số các chùa và các nhà Phật tử quen thân ở Sài Gòn, ở Lục Tỉnh để xin tiền mua vé máy bay cho tôi đi Mỹ. Tiền Việt Nam kiếm gần được hai bao bố, tôi cứ ngỡ là quá nhiều. Nhưng sau khi đem đếm và ra nhà băng đổi tiền đô la Mỹ, thì không đủ để mua một cái vé máy bay khứ hồi, nói chi là mang theo trên đường xuất ngoại. Bây giờ lại phải mua thêm cái tượng Quán Âm bằng ngọc nữa, tính sao đây ? Tôi thiệt bối rối !! Song chuyện nầy tôi giấu kín và chẳng dám tâm sự cùng ai.

    Cùng đường, tôi định gọi cho Hồng Quang từ bên Mỹ để bàn lại chuyện mua quà. Trong khi đang suy nghĩ và do dự, tôi sực nhớ đến việc trì tụng chú Đại Bi để “nhờ cậy” Đức Quán Thế Âm “giải quyết” chuyện nầy. Sau ba đêm khai kinh, tụng mỗi lần 21 biến chú Đại Bi và tụng kinh Phổ Môn Phẩm 25 trong bộ kinh Pháp Hoa, tôi nhận được cảm nghiệm và sự linh ứng ngay sau đó.

    Có một bà Phật tử ở Sài Gòn, vốn không hề quen biết tôi. có pháp danh là Nguyên Đức, thường đến chùa Quan Âm ở Phú Nhuận Gia Định để tụng kinh Pháp Hoa suốt nhiều năm nay. Phật tử Nguyên Đức với người con trai đi bằng xe honda đến Viện Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm tìm tôi vào lúc khoảng 07 giờ sáng. Bà tỏ ý muốn tặng cho tôi một tượng Phật Quán Âm bằng ngọc bích, trị giá trên cả ngàn mỹ kim. Tôi quá đỗi ngạc nhiên và hỏi rõ lý do; bà kể rằng:

    “Tối hôm qua, sau thời tụng kinh, niệm Phật và lạy Phật thường lệ là con đi ngủ, lúc đó khoảng 12 giờ khuya. Trong giấc ngủ rất nhẹ nhàng và tỉnh trí, con thấy mình đi lên một ngọn núi cao để chiêm bái thánh tượng Đức Quán Thế Âm lộ thiên rất đẹp và có rất nhiều người cùng đi chiêm bái. Sau khi chiêm bái con thấy có trên vài trăm vị thầy tu bận áo vàng đi nhiễu quanh núi với tướng mạo, oai nghi rất trang nghiêm. Trong đó có một vị thầy rất trẻ, mặt trái xoan tợ con gái, tay cầm bình nước cam lồ. miệng cười tợ hoa, phân phối nước suối cho bà con đi chiêm bái giải khát. Khi đến lượt con, vị thầy ấy không cho nước mà lấy trong túi một tượng Quán Ẩm bằng ngọc trao cho con và dặn, “Nhờ bà tảng sáng ngày mai đem tượng ngọc nầy đến chùa Huệ Nghiêm ở Phú Lâm tìm gặp thầy Tịnh Từ và trao tận tay thầy ấy.” Khi tỉnh dậy, con thấy tượng Phật Quán Âm mà con vừa thỉnh trưa hôm qua ở một tiệm vàng tại khu chợ lớn, được Hòa Thượng Thích Trí Thủ ở chùa Quảng Hương, Già Lam chú nguyện và con đã đeo trong cổ, bây giờ khi không nó nằm trên tay con cả tượng lẫn giây chuyền. Vì vậy mà con nghĩ là điềm mộng tốt, do đức Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ điểm, nên sáng nay con liền nhờ đứa con trai của con chở con đến đây tìm thầy Tịnh Từ và dâng cúng tượng nầy lên thầy để thầy tùy nghi dùng đến”.

    Sau khi nghe Phật tử Nguyên Đức kể rành rẽ từng câu, tôi bèn đem sự tình đi Mỹ nói cho bà nghe và tôi cũng nói luôn về việc đang vận động tài chánh để thỉnh một tượng Quán Âm làm quà cho vị ân nhân bên Mỹ. Vì vậy, Phật tử Nguyên Đức càng tin tưởng sự gởi gắm của Bồ Tát Quán Thế Âm trong việc hộ trì cho tôi đi Mỹ. Thế là tôi mang ơn thêm một ân nhân nữa trước khi tôi rời Việt Nam du hóa Mỹ quốc. Gia đình Phật tử Nguyên Đức có mời tôi đến nhà ăn bữa cơm tiễn chân. Chồng Phật tử Nguyên Đức là đạo hữu Minh Nhân đã qua đời trước năm 1992, tôi có gởi thư và quà về phúng điếu. Bảy đứa con, bốn trai và ba gái của gia đình Phật tử Nguyên Đức đang sinh sống tại Hoa Kỳ, Úc Châu và Gia Nã Đại. Tôi có viết 12 câu thơ tặng gia đình đạo hữu Nguyên Đức như sau:

    Trì chú Đại Bi pháp nhiệm mầu
    Pháp Hoa kinh tụng nghĩa thâm sâu
    Tha thiết khẩn cầu liền cảm ứng
    Trong cơn nghèo khó đặng ngọc châu.

    Dù ở quê nhà sống tha phương
    Nhờ Đức Quán Ấm chỉ dẫn đường
    Hải đảo tự thân về nương náu
    Lời Phật tổ dạy nguyện hoằng dương.

    Nhớ ơn gia chủ tặng ngọc linh
    Kính cẩn tri ân tỏ đạo tình
    Hồi hướng công đức về tất cả
    Đời đời chứng đạt quả vô sinh.


    Nhóm Giao Điểm là cánh tay nối dài của Việt cộng, phường trí thức giả mạo từ hơn hai mươi năm nay đến giờ vẫn chưa thay đổi. Người ta bảo già thì phải chết đi. Thế nhưng Bùi Hồng Quang và cả đám này sống dai nhách tới ngày hôm nay. Ăn cơm Huê Kỳ thờ ma cộng sản là đám này đó.

    Mỗi ông đi tu học, hối lộ một tượng ngọc thạch. 10 ông đi tu học là ông thầy kia làm thương mãi được rồi. Đúng là một đám bôi bẩn Phật giáo.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #105
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Mỗi ông đi tu học, hối lộ một tượng ngọc thạch. 10 ông đi tu học là ông thầy kia làm thương mãi được rồi. Đúng là một đám bôi bẩn Phật giáo.
    Bác làm mình nhớ tới Tây Du Ký

    “Tới trước điện Đại Hùng, Hành Giả kêu ầm ĩ:
    - Thưa Như Lai, thầy trò chúng con chịu đựng trăm cay nghìn đắng từ phương Đông xa xôi tới đây, đội ơn được Như Lai bằng lòng trao kinh cho. Thế mà A Nan, Ca Diếp vòi tiền không xong, hùa nhau làm bậy, cố ý trao cho chúng con những quyển kinh không có chữ, chúng con mang về dùng được việc gì! Mong Như Lai xét cho!
    Phật Tổ cười nói:
    - Nhà ngươi cứ bình tĩnh. Việc hai người vòi lễ các ngươi ta đã biết rồi. Có điều kinh cũng không phải trao cho một cách dễ dàng, không thể lấy không được. Trước kia các Tỳ Kheo thánh tăng xuống núi cũng đem kinh này tụng hết một lượt cho nhà trưởng giả họ Triệu ở nước Xá Vệ, giúp cho nhà ấy người sống yên ổn, kẻ chết siêu thoát, thế mà chỉ lấy có ba đấu ba bơ vàng cốm của họ mang về thôi. Ta còn bảo họ bán kinh rẻ quá, con cháu đời sau lấy tiền đâu mà tiêu. Nhà ngươi tay không đến cầu, nên họ mới trao cho những quyển trắng tinh. Quyển trắng tinh là chân kinh không chữ, cũng là những kinh hay. Các ngươi là chúng sinh ở cõi Đông u mê ngu tối, lẽ ra chỉ nên trao cho những thứ đó thôi.
    Đoạn lại gọi:
    - A Nan, Ca Diếp, mau đem những chân kinh có chữ, mỗi bộ chọn vài quyển trao cho họ rồi về đây báo lại.
    Hai vị tôn giả lại đưa thầy trò tới dưới lầu ngọc gác tía, nhưng vẫn vòi Đường Tăng phải có chút lễ vật. Tam Tạng chẳng có vật gì dâng, đành bảo Sa Tăng mang ra chiếc bát tộ vàng, hai tay dâng lên nói:
    - Đệ tử xa xôi bần hàn, không chuẩn bị được thứ lễ vật gì. Chỉ có chiếc bát này đích tay vua Đường ban cho, bảo đệ tử giữ lấy dọc đường xin ăn. Nay xin kính dâng tỏ chút lòng thành, muốn xin tôn giả nhận cho. Chừng nào đệ tử về nước, tâu lên nhà vua, chắc chắn có hậu tạ. Chỉ mong tôn giả lấy chân kinh có chữ ban cho, kẻo lỡ mất lệnh vua sai và uổng công lặn lội xa xôi vất vả.
    A Nan nhận lấy chiếc bát, tủm tỉm cười.”


    Mạn Đàm Với ông Phó Tòa Lãnh Sự Mỹ
    Thích Tịnh Từ

    Nhờ “uy” ông Trần Đại Khâm, thẩm phán niên trưởng, em ruột của thầy tôi can thiệp, nên ông giám đốc và bộ nội vụ quốc gia mới chịu cấp giấy thông hành cho tôi đi Mỹ. Sau khi có Passport của bộ nội vụ rồi, các sinh viên xuất ngoại phải trực tiếp đến tòa lãnh sự Mỹ để phỏng vấn và xin cấp visa vào nước Mỹ. Tôi không tránh khỏi thông lệ.

    Trước mấy hôm đến tòa lãnh sự Mỹ, tôi phải chạy đôn chạy đáo tìm các thầy giỏi tiếng Mỹ nhờ cậy làm người thông dịch, nhưng chẳng được vị nào hoan hỷ nhận lời. Thầy Minh Đạt là người nói và nghe tiếng Mỹ khá nhất trong số quý thầy ở Viện Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm. Tôi tha thiết mới thầy đi theo vào tòa lãnh sự Mỹ để “đỡ đòn” khi “bị” phỏng vấn, vì tiếng Mỹ của tôi chỉ học trong các sách Anh văn tự học và các cuốn từ điển của Đào Duy Anh, Trần Văn Điền. Thầy Minh Đạt một mực từ chối và bảo tôi rằng, “vốn liếng tiếng Mỹ của tôi cũng chẳng khá hơn thầy bao nhiêu, làm sao tôi đủ từ ngữ và nghe hiểu để đàm thoại với người Mỹ chính gốc ở trong tòa lãnh sự được...”.

    Tôi cũng có hỏi một số bạn bè và các sinh viên đã từng xuất ngoại, du học bên Mỹ thì được biết, khi vào tòa lãnh sự Mỹ phỏng vấn để du học Hoa Kỳ, bắt buộc sinh viên phải có căn bản tiếng Mỹ và trực tiếp trả lời với người phỏng vấn trong tòa lãnh sự chứ không được mang theo người thông dịch. Khi rõ chuyện nầy, đầu tôi nóng lên như cơn sốt. Có lúc nhiệt độ bỗng tụt xuống làm tôi cảm thấy rét buốt và lạnh như băng giá. Vì lý do, là tôi biết rất rõ về khả năng nói, nghe tiếng Mỹ của tôi. Tiếng Mỹ của tôi lúc bấy giờ chỉ có thể sử dụng được cho người Việt không bao giờ học tiếng Mỹ mà thôi. Thế mà hồi tết Mậu Thân, tôi đã từng “gồng mình” làm “thông dịch viên” cho quý ôn khi lính Mỹ tràn vào thành phố Huế quần hùng với lính Bắc Việt.

    Để tâm tư được yên ổn, tinh thần bớt căng thẳng và để sẵn sàng tiếp xúc cuộc phỏng vấn ở tòa lãnh sự ngoại quốc, tôi chỉ biết niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm Bồ Tát một cách chơn thành và thiết tha. Thật “tội” cho đức Quán Âm, lúc nào “cần” mới kêu cầu và lúc nào “mẹ” cũng “phải lo” cứu khổ chúng sanh và nâng đỡ những đứa “con dại.” Tôi biết rất rõ là tôi không có đủ thời gian để học Anh văn cấp tốc cho buổi phỏng vấn cận kề nầy nữa. Bằng sự “tin cậy” nơi lòng thương và năng lực hộ trì của Bồ Tát Quán Thế Âm mà sáng ngày mai tôi bước chân vào tòa lãnh sự Hoa Kỳ. Tôi tỏ ra rất tự tin, điềm đạm, và vui vẻ khác thường. Vì tôi nghĩ Bồ Tát sẽ “cứu độ” và “thông dịch” Anh ngữ cho tôi trong lúc nầy.

    Hôm ấy, ông phó giám đốc tòa lãnh sự Mỹ gốc người Nhật, tiếp tôi rất nồng hậu ở phòng khách của ông. Sau khi đứng dậy chấp tay búp sen chào tôi, ông mời tôi ngồi xuống dùng bánh bích quy và uống nước ngọt. Ông chúc lành tôi sang Mỹ du học, rồi ông hỏi tôi về ý nghĩa và phương pháp tu thiền của đạo Phật. Ông nói chuyện với tôi rất lễ giáo như một Phật tử thuần thục. Trong giây phút đó, tôi cảm thấy trong tôi như đã từng sinh ra và lớn lên ở Mỹ.

    Một cảm giác thật lạ lùng. Tôi cảm thấy tôi đang như một người Mỹ thật sự. Vì tôi nghe hiểu và nói tiếng Mỹ rất lưu loát, thông lợi, rành rẽ từng chữ, từng câu như người bản xứ. Tôi đã nói về ý nghĩa, lợi ích và cách tu tập thiền quán cho ông phó giám đốc tòa lãnh sự nghe một cách rành mạch, thực tế và khá thú vị. Tôi đã đề cập đến nguồn thiền từ Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật bản, rồi các thiền phái Việt Nam. Tôi đã nói tới phương pháp thiền và tịnh độ phối hợp để trở thành nguyên tắc tu chứng trong truyền thống Phật giáo Việt Nam hiện nay. Tôi đề cập đến đạo thiền đang được du nhập tại Hoa Kỳ và các nước tây phương. Tôi cũng đã nêu lên 12 việc nên biết tới và thực tập cho những ai muốn hướng lòng tu theo pháp môn thiền định trong đạo Phật như sau:

    • Tin tưởng vào khả năng giác ngộ của mình, làm chủ được thân, tâm và tự quyết định vận mệnh của chính mình. Không nô lệ một đấng quyền uy, không khuất phục bạo lực, mê lầm và tà kiến.

    • Ý thức rằng con người, vũ trụ và vạn hữu có mặt từ các yếu tố nhân duyên sinh, không có một bản ngã và cá thể biệt lập, không có một đấng tối cao chi phối.

    • Con người được hạnh phúc hay đau khổ, tiến hóa hay thụt lùi, sanh vào cõi cao hay thấp, giàu sang hay nghèo hèn, thân tướng đẹp hay xấu... đều là phản ảnh trung thực của nghiệp nhân và nghiệp quả. Làm lành được thiện báo, làm ác bị ác báo. Đó là định luật trung thực xưa nay.

    • Đức Phật Thích Ca là vị thầy chứng nghiệm chân lý và giới thiệu phương pháp phát triển trí tuệ, nuôi dưỡng bản chất yêu thương rộng lớn. Tin đức Phật như một người dẫn đường rành rẽ, đưa tới đích hạnh phúc, đoạn trừ mê lầm và nguyên nhân của mọi đau khổ.

    • Giáo pháp và Tăng đoàn là điều kiện tốt để thể hiện nhiệm vụ khai mở tâm trí, dạy con người bỏ ác làm lành, hoàn thành nhân cách toàn thiện.

    • Phương pháp thiền định, những giới răn là nguyên tắc trau dồi khả năng hiểu biết chơn chánh, đạt tới trí tuệ rốt ráo. Có trí tuệ rốt ráo rồi thì con người có tự chủ, có tự do và được giải thoát đau khổ, không bị nghiệp xấu sai sử, xa lìa sinh tử.

    • Từ bỏ tâm sát hại và thù hận. Nuôi dưỡng lòng từ bi và hết lòng bảo hộ mạng sống người, sinh vật và cỏ cây.

    • Từ bỏ hành động tham lam, trộm cướp. Phát tâm làm phước, giúp đỡ tinh thần đến vật chất cho những kẻ đau khổ, nghèo khó.

    • Từ bỏ hành động tà dục, ngoại tình. Chung thủy và giữ tiết hạnh đạo vợ chồng để tạo dựng hạnh phúc cho gia đình và kẻ khác.

    • Từ bỏ lòng gian dối, lừa đảo, lường gạt, xảo trá, chia rẽ, mạ lỵ, mắng chưởi, bêu xấu người. Nói năng khiêm hạ, ái ngữ, chân thật, yêu thương, mang phẩm chất xây dựng, hòa giải và kết hợp.

    • Từ bỏ việc sử dụng rượu mạnh, ma túy, nha phiến, bài bạc và các trò giải trí thiếu lành mạnh như phim ảnh bạo động, khiêu dâm.

    • Lúc nào, ở đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng hằng suy nghĩ, nói năng, hành động bằng chánh nghiệp, đem đến lợi ích và làm gương sáng cho mọi người, cho các thế hệ tương lai.

    Sau bài “giảng thuyết” của tôi, ông phó giám đốc tòa lãnh sự Mỹ tỏ ra rất cảm tình đặc biệt đối với tôi và đạo thiền. Ông liền gọi cô thư ký của ông vào phòng cùng trò chuyện một lúc rồi ông bảo cô làm thủ tục cấp visa cho tôi một cách nhanh chóng. Sau khi cầm thẻ visa trong tay, bước chân ra khỏi tòa lãnh sự Mỹ thì khả năng nghe và nói tiếng Mỹ của tôi như đã biến mất.

    Hai tuần lễ về miền trung thăm trước khi đi Mỹ, tôi tìm đến một vài người Mỹ ở câu lạc bộ sĩ quan quân đội tại bến Bạch đằng Đà Nẵng để trắc nghiệm tiếng Mỹ của mình, thì tôi mới biết là tiếng Mỹ của mình rất tệ, không đủ khả năng để “nói pháp” cho ông phó giám đốc tòa lãnh sự Mỹ nghe trong buổi phỏng vấn làm visa. Thế mà tôi đã làm được ngay trong thời điểm đó. Ai giúp tôi ? Ai hộ trì tôi nói tiếng Mỹ rất trôi chảy, lưu loát và sâu sắc trong lúc vào tòa lãnh sự Mỹ?

    Phải chăng nhờ đức Phật Bà
    Tầm thanh cứu khổ vị tha độ đời
    Thế gian nỗi khổ đầy vơi
    Nếu ai tin niệm sáng ngời tâm tư
    Hữu cầu tất ứng bây chừ
    Và mai đây nữa tiêu trừ tội căn
    Dặn lòng sống được bao lâu
    Học thương, học hiểu tin sâu phép mầu
    Bao giờ còn nhớ niệm câu
    Quán Ẩm Bồ Tát biển sầu nhẹ vơi
    Bao giờ sóng dậy ngàn khơi
    Quán Ầm có mặt dưới trời trầm luân.

  6. #106
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by chieclavotinh View Post
    Tiếng Mỹ của tôi lúc bấy giờ chỉ có thể sử dụng được cho người Việt không bao giờ học tiếng Mỹ mà thôi. Thế mà hồi tết Mậu Thân, tôi đã từng “gồng mình” làm “thông dịch viên” cho quý ôn khi lính Mỹ tràn vào thành phố Huế quần hùng với lính Bắc Việt.

    Nếu tui là phó lãnh sự, tôi sẽ chấm rớt ông thầy chùa này từ vòng gởi xe. Mậu Thân mà đứng gồng mình, trân mình gì đó làm thông dịch viên miễn phí cho lính Mỹ. Thì bây giờ chắc trẻ nhất cũng đã 72 tuổi. 72 tuổi còn tu học gì nữa. Ông chỉ cần vén màn u mê của ông lên để thấy Phật tánh của ông mà không cần chạy sang Mỹ rồi gian nan kể khổ.

    Nhà thiền nói chẳng sai: Nhất niệm vô minh.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #107
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,199
    Thầy Tịnh Từ là Viện Trưởng Tu Viện Kim Sơn. Tu viện nằm trên đỉnh núi Madonna, bắc California.
    www.kimson.org
    Mình vừa theo anh chị Nguyễn Minh Châu đến từ Paris, đến thăm Thôn Yên: 3555 Dryden Ave, Gilroy, CA 95020 Gần nhà mà phải có người từ xa đến mới biết. Nghe nói cũng là một nhánh từ thầy sáng lập nên


    088_n.jpg


    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  8. #108
    Ông Lão Trong An Dưỡng Địa
    Thích Tịnh Từ

    An Dưỡng Địa là một khu nhà mồ ở Phú Lâm, gần bến xe đi về lục tỉnh. Trong khu An Dưỡng Địa có chùa Huệ Nghiêm, có Tháp Phổ Đồng. Tiền thân của chùa Huệ Nghiêm là Viện Phật Học Phổ Thông được thành lập đầu năm 1964, rồi chuyển qua Viện Cao Đẳng Phật Học Chuyên Khoa đầu năm 1971. Tôi và ba thầy Liêm Chính, Toàn Châu, Thiện Tường được Viện Trung Đẳng Chuyên Khoa Phật Học Liễu Quán ở Huế gởi vào đây học thêm 04 năm. Sau ba năm tu học theo chương trình của viện, tôi đi thêm đoạn đường dài là đến tu học, hoằng hóa tại Hoa Kỳ.

    Ở An Dưỡng Địa tiếng đồn là có nhiều ma. Đêm đêm ra các nhà mồ ngồi ngắm trăng hay tham thiền một mình thì có thể gặp các cô gái tóc dài, đội nón lá xuất hiện ngồi khóc nỉ non trên các nấm mộ. Vì sự đồn đại có vẻ “dễ sợ” nầy mà trên 40 thầy giảng sư của viện cao đẳng thường "cấm túc” khi bóng đêm buông xuống. Riêng tôi thì rất lỳ, không hề sợ chuyện ma quái. Chuyện các cô gái bận áo trắng, xõa tóc dài, đội nón lá khóc nỉ non, trên các nấm mộ là chuyện rất lôi cuốn cái tâm hiếu kỳ của tôi.

    Để coi việc ma là có thật hay hoang đường, một hôm vào mùa đông tối trời vào khoảng 11 giờ đêm, tôi bận áo ấm, đầu trùm mũ len, mình khoác áo mưa, trong từng bước một chậm rãi và thầm niệm bài thần chú Đại bi, đi đến các nấm mộ ở An Dưỡng Địa để quán sát hư thật. Khi đến khu nhà mồ thì tinh thần tôi bị rối loạn, răng đánh bò cạp, đôi chân bị cứng lại và không di chuyển được. Tôi có ý nghĩ là mình nên ngồi xuống với tư thế “kiết già phu tọa, bắt ấn hàng ma”. Nhưng không thể nào làm được, con người tôi lúc bấy giờ như một cây khô trồng giữa các nhà mồ sang trọng và giữa các nấm mộ nghèo, phủ đầy cỏ dại. Chuyện gì xảy ra ?

    Trước mắt tôi, không phải là các thiếu nữ bận áo trắng phủ tóc dài và ngồi khóc nỉ non, mà trước mắt tôi là một đám trẻ con tàn tật, trần mình đang bò lết chung quanh các nấm mộ, các nhà mồ sang trọng để tìm kiếm thức ăn: nào là trái cây, bánh chuối, xôi chè và đôi khi có cả đầu heo quay, gà quay, vịt quay nữa. “Các trẻ con ấy là những người chết không siêu hóa, nên làm thân cô hồn, là các vong linh không nơi nương tựa, đói khổ. Và chúng cứ đợi khi mặt trời lặn, bóng đêm xuống thì kéo nhau đi kiếm ăn từ nhà mồ, cho tới nhà cầu, bếp núc, thùng rác, máng heo... có nhiều thức ăn dơ bẩn, sót lại”. Tôi nghĩ như vậy khi chứng kiến đám trẻ con mò mẫn tìm kiếm, tranh giành miếng ăn trên các nấm mộ và nhà mồ. Vì vậy mà tâm tôi bị xúc động và thân tôi hóa thành gỗ đá, đứng trơ trơ như trời trồng. Ngay lúc đó, dưới ánh trăng non vằng vặc, tôi thấy một ông lão đầu trắng xóa, râu dài, tay chống gậy xăm xăm đi tới nơi các trẻ con ra hiệu cho chúng ngồi xuống. Có khoảng mười mấy đứa con nít tàn tật đều răm rắp tuân theo “lệnh” của ông lão, ngồi xuống chung quanh các nấm mộ. Bây giờ ông lão lên tiếng dạy bảo chúng những lời rành mạch, đầy trìu mến:

    “Nầy các cháu! Trước khi ăn thức ăn này các cháu phải biết đọc lời cầu nguyện đề bày tỏ lòng hiếu kính và biết ơn. Các cháu nên cùng nhau chấp tay đọc lời cầu nguyện với ta. Dạy xong, ông lão cất tiếng đọc và lũ con nít đọc theo:

    “Kẻ chết oan không nơi nương tựa
    Quanh quẩn chung quanh các nấm mồ
    Lắng nghe câu niệm Phật siêu độ:
    Nam Mô cứu khổ Quán Thế Âm
    Nam Mô A Di Đà kim sắc
    Nam Mô cứu khổ Quán Thế Ầm
    Nam Mô A Di Đà kim sắc..."

    Tiếng niệm đều đặn, liên tục, trầm hùng danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm, danh hiệu Đức Phật A Di Đà đầy mầu nhiệm dưới ánh trăng. Nghe tiếng cầu nguyện của ông lão và các em bé, khiến tôi ấm lòng, trầm tĩnh và buột miệng tôi cũng niệm theo câu niệm Phật rất chí thành. Bỗng một cơn gió mạnh thổi ngang qua, với từng tiếng rít dài, toàn thân tôi nghe lành lạnh, rồi phút chốc các hình ảnh trước mắt tôi tan biến. Tôi bàng hoàng và cảm được sự có mặt của sự sống trong cõi vô hình.

    Cũng từ đó, hằng đêm, tôi thường đến các nấm mồ để nói pháp cho các vong thức, âm linh, cô hồn nghe. Có khi kiếm được tiền, tôi đã mua rất nhiều thức ăn, trái cây, bắp nổ, bông hoa và các loại kẹo bánh đem ban phát cho các cháu qua đời chưa siêu, còn vãng lai đêm đêm trên các nhà mồ nơi khu An Dưỡng Địa.

    Trước khi đi Mỹ, tôi có ra nhà mồ An Dưỡng Địa để nói pháp và bố thí thức ăn cho các âm linh cô hồn lần cuối. Trong mắt tôi, chẳng thấy bóng dáng ông lão và các cháu nhỏ tàn tật nào cả. Nghĩa là tôi chỉ thấy một lần đêm đó mà thôi. Tôi ước ao được gặp họ lần nầy để từ giã, vì ngày mai khoảng 25 tiếng đồng hồ máy bay cất cánh là tôi có mặt tại Hoa Kỳ, không còn trên quê hương và không có cơ hội sinh hoạt đời sống tâm linh với những người quá cố tại An Dưỡng Địa nữa. Tôi ước và ngồi niệm Phật chờ đợi; chờ đến 01 giờ khuya mà chẳng thây bóng dáng em thơ nào cả. Tôi nghĩ là tất cả các cháu đã được đi đầu thai và siêu hóa ? Trên đường từ khu nhà mồ trở về phòng, tôi đã gặp ông lão. Ông bảo là ông gặp tôi lần nầy là để chúc tôi lên đường đi Mỹ. Ông xác chứng là các cháu nhỏ và nhiều âm linh, cô hồn đã nhờ nghe giáo pháp của tôi vài lần mà tỉnh ngộ và được vãng sanh về cõi tây phương. Trước khi ẩn hình, ông lão có dặn dò tôi mấy điều :

    “Ngày mai đi xa là tốt
    Quyết đi ngay chớ đợi chờ
    Năm 42 tuổi lên núi
    Ngược bến thuyền qua đến bờ.

    Tôi vừa nhẩm đọc lại bốn câu trên hai lần để nhớ, ông lão trầm ngâm một hồi rồi nói tiếp:

    Nhớ mang diệu ngữ trao truyền
    Nhớ nuôi nhân sự nối liền tông môn
    Nhớ thắp đèn buổi hoàng hôn
    Nhớ xây tu viện bảo tồn chánh nhân.”

    Tôi định hỏi vài điều về tương lai, nhưng ông lão biến mất. Cho đến bây giờ tôi vẫn hình dung một cách rõ ràng hình ảnh ông lão và lời dặn dò tâm huyết, dẫn đạo cho công phu tu tập, hoằng hóa của tôi trên xứ người. Với tôi, ông lão chắc chắn là hóa thân của Đức Quán Thế Âm Bồ tát. Đúng như lời ông lão nói, năm 42 tuổi là năm 1983, tôi có cơ duyên lên núi Madonna khẩn đất lập Tu Viện Kim Sơn.

  9. #109
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by chieclavotinh View Post
    Ông Lão Trong An Dưỡng Địa
    Thích Tịnh Từ


    Ở An Dưỡng Địa tiếng đồn là có nhiều ma. Đêm đêm ra các nhà mồ ngồi ngắm trăng hay tham thiền một mình thì có thể gặp các cô gái tóc dài, đội nón lá xuất hiện ngồi khóc nỉ non trên các nấm mộ. Vì sự đồn đại có vẻ “dễ sợ” nầy mà trên 40 thầy giảng sư của viện cao đẳng thường "cấm túc” khi bóng đêm buông xuống. Riêng tôi thì rất lỳ, không hề sợ chuyện ma quái. Chuyện các cô gái bận áo trắng, xõa tóc dài, đội nón lá khóc nỉ non, trên các nấm mộ là chuyện rất lôi cuốn cái tâm hiếu kỳ của tôi.




    Chẳng hạn... một ngụ ngôn:

    Có một người rất sợ ma. Và không may là anh ta ngày
    nào cũng phải đi qua nghĩa địa, tới rồi đi. Và đôi khi anh
    ta về trễ, và trong đêm anh ta phải đi qua nghĩa địa. Nhà
    anh ta ở đằng sau nghĩa địa, rất gần. Và anh ta lại sợ ma
    đến độ cuộc sống anh ta là sự tra tấn thường xuyên. Anh
    ta không thể nào ngủ được: đêm đêm anh ta bị ma quấy
    nhiễu. Đôi khi chúng gõ cửa, đôi khi chúng đi trong nhà,
    và anh ta có thể nghe thấy tiếng bước chân cùng tiếng thì
    thào của chúng.

    Đôi khi chúng tới rất gần anh ta và anh ta còn cảm
    thấy cả hơi thở của chúng nữa. Anh ta thường xuyên
    trong địa ngục.

    Anh ta tới một pháp sư và thầy nói, “Chẳng có gì đâu.
    Con đến gặp đúng người rồi.” Cũng hệt như tôi nói với
    bạn vậy..... “Hãy lấy câu mật chú này và con không cần
    phải lo nghĩ. Con chỉ cần đặt câu mật chú này vào một cái
    hộp nhỏ và bao giờ cũng mang theo người. Con có thể
    đeo nó quanh cổ.”

    Nó giống hệt như tượng đeo trên cổ: nó là một câu
    mật chú; hay nó giống như cái hộp thần thông mà tôi đã
    trao cho các đệ tử sắp đi xa. Nó là cái hộp thần thông, nó
    là câu mật chú.

    Pháp sư nói, “Hãy giữ lấy câu mật chú này. Con cũng
    chẳng cần phải tụng; nó công hiệu đến mức không cần
    phải tụng. Con chỉ cần để nó trong hộp. Hãy giữ nó trong
    mình và không con ma nào dám phá rối con.” Và điều đó
    quả như vậy; hôm đó anh ta đi qua nghĩa địa cứ như là
    anh ta đi dạo buổi sáng. Trước đây chưa bao giờ dễ dàng
    được như vậy. Anh ta từng chạy thục mạng! Anh ta từng
    gào hét lên, và anh ta phải hát to khi đi qua. Hôm đó anh
    ta bước rất chậm rãi với cái hộp trong tay, và nó thực sự
    có tác dụng! Không có ma. Anh ta còn đứng giữa nghĩa
    địa nữa, chờ xem có ai tới không, mà chẳng có con ma
    nào hiện ra cả. Tất cả hoàn toàn im lặng.

    Thế rồi anh ta về nhà. Anh ta để cái hộp bên dưới gối.
    Đêm đó chẳng ai gõ cửa, chẳng ai thì thào, chẳng ai đến
    gần anh ta cả. Đấy là lần đầu tiên trong đời anh ta ngủ
    ngon lành. Nó là câu mật chú vĩ đại. Nhưng anh ta trở nên
    quá gắn bó với cái hộp. Anh ta không thể rời khỏi nó một
    giây, cả ngày anh ta phải mang nó đi mọi nơi.

    Người ta bắt đầu hỏi, “Sao anh cứ mang cái hộp này
    mãi thế?”

    Và anh ta nói, “Đây là bùa hộ mạng của tôi.”

    Anh ta trở nên sợ đến mức nếu ngày nào đó cái hộp
    này bị mất, “Mình sẽ gặp rắc rối lớn, và bọn ma kia sẽ
    báo thù!” Khi ăn anh ta cũng mang. Khi đi vệ sinh anh ta
    cũng mang theo. Khi ân ái với vợ anh ta cũng mang theo.
    Anh ta sắp khùng rồi! Và bây giờ anh ta sợ quá nhiều:

    nhỡ nó bị đánh cắp, nhỡ ai đó chơi xỏ, hay nhỡ anh ta để
    quên đâu đó, hay nhỡ điều gì xảy ra cho cái hộp thì sao?
    “Thế thì trong nhiều tháng bọn ma đang chờ dịp để gây
    rắc rối cho mình! Chúng sẽ nhảy xổ vào mình từ mọi nơi,
    và chúng sẽ giết mình!”

    Một hôm pháp sư hỏi anh về mọi việc diễn ra thế nào.

    Anh ta nói, “Mọi việc đều tốt. Tất cả hoàn toàn tốt,
    nhưng bây giờ con đang bị tra tấn bởi nỗi sợ của chính
    con. Con không thể ngủ được được nữa. Cả đêm con phải
    trông chừng cái hộp. Nhiều lần con phải thức dạy để tìm
    cái hộp. Và nếu đôi khi nó lăn đi chỗ khác và con không
    thể tìm thấy nó... thì mới đáng sợ làm sao! Sợ chết được!”

    Pháp sư nói, “Bây giờ ta sẽ cho con câu mật chú khác.
    Hãy vứt cái hộp này đi.”

    Thế là anh ta nói, “Vậy làm sao con chống lại ma
    được?”

    Thầy nói,

    “Chúng không có thật. Cái hộp này chỉ là
    trò đùa. Bọn ma đó không có thật; đó là lý do tại sao cái
    hộp lại có tác dụng. Ma chỉ là sự tưởng tượng của con.
    Nếu chúng có thực, chúng chẳng sợ gì cái hộp cả. Đấy chỉ
    là ý tưởng của con, bọn ma đó là ý tưởng của con. Bây
    giờ con đã có một ý tưởng tốt hơn bởi vì con đã có thầy.
    Và thầy đã trao cho con cái hộp, câu chú thần thông. Bây
    giờ hãy hiểu hơn ít nữa: ma không có thật, đó là lý do tại
    sao cái hộp này lại được việc. Bây giờ không cần phải ám
    ảnh bởi cái hộp nữa. Hãy vứt nó đi!”

    Mật chú là một câu thần chú để giải trừ những cái
    không có thực. Chẳng hạn, một câu mật chú sẽ giúp cho
    bạn loại bỏ bản ngã. Bản ngã là con ma, chỉ là một ý
    tưởng. Đó là lý do tại sao tôi nói với bạn rằng tôi ở đây là
    để lấy đi những cái không thực sự gắn liền với bạn, và để
    chỉ cho bạn những cái thực sự đã ở đó sẵn rồi. Tôi ở đây
    là để trao cho bạn cái mà bạn đã có, và tôi phải lấy đi cái
    mà bạn chưa hề có nhưng bạn cứ nghĩ rằng bạn có. Nỗi
    khốn khổ của bạn, nỗi đau của bạn, tham vọng của bạn,
    sự ghen tị của bạn, nỗi sợ của bạn, sự tham lam, căm
    giận, gắn bó - tất cả đều là những con ma.

    Câu mật chú chỉ là một diệu kế, một chiến lược để
    giúp bạn loại bỏ các bóng ma của mình. Một khi bạn đã
    loại bỏ những bóng ma đó, mật chú cũng phải bị loại bỏ
    theo. Bạn không cần phải mang câu mật chú thêm nữa khi
    mà bạn cảm thấy rằng ma đã biến mất. Và thế thì bạn sẽ
    cười hô hố vì những ngớ ngẩn này: ma là giả và mật chú
    cũng giả nốt - nhưng nó có ích.

    /* trích từ chương "Vượt qua vượt qua" trong sách Bát Nhã Tâm Kinh
    của thiền sư Osho:
    https://hoavouu.com/images/file/xSA-...-kinh-osho.pdf
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #110
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864
    Quote Originally Posted by Triển View Post

    Nếu tui là phó lãnh sự, tôi sẽ chấm rớt ông thầy chùa này từ vòng gởi xe. Mậu Thân mà đứng gồng mình, trân mình gì đó làm thông dịch viên miễn phí cho lính Mỹ. Thì bây giờ chắc trẻ nhất cũng đã 72 tuổi. 72 tuổi còn tu học gì nữa. Ông chỉ cần vén màn u mê của ông lên để thấy Phật tánh của ông mà không cần chạy sang Mỹ rồi gian nan kể khổ.

    Nhà thiền nói chẳng sai: Nhất niệm vô minh.

    Bây giờ có thể là 72 tuổi nhưng hồi ông thầy xuất ngoại đâu phải 72! Ông thầy viết làm “thông dịch viên” trong ngoặc kép, tức là không phải ông đi làm nghề thông dịch viên chính thức hay là thông dịch viên quân đội mà ắt là chỉ túng thế làm… càn. Lúc đó ông thầy cũng có thể mới chỉ là một thiếu niên mười mấy tuổi nữa cũng không chừng! Nhưng bài viết trên rõ ràng cho thấy ông thầy xuất ngoại từ trước năm 1975 chứ không phải mới đây. Chẳng hạn như đoạn ông thầy viết:
    Hai tuần lễ về miền trung thăm trước khi đi Mỹ, tôi tìm đến một vài người Mỹ ở câu lạc bộ sĩ quan quân đội tại bến Bạch đằng Đà Nẵng để trắc nghiệm tiếng Mỹ của mình, thì tôi mới biết là tiếng Mỹ của mình rất tệ, không đủ khả năng để “nói pháp” cho ông phó giám đốc tòa lãnh sự Mỹ nghe trong buổi phỏng vấn làm visa.

    Thời mà có một vài người Mỹ ở câu lạc bộ sĩ quan quân đội tại bến Bạch Đằng Đà Nẵng thì phải là trước năm 1975 rồi! Như vậy lúc ông thầy đi Mỹ ắt là mới trong tuổi đôi mươi hoặc hơn chút đỉnh, dưới 30 là cái chắc!

 

 

Similar Threads

  1. Vào chùa Việt
    By Dân in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 1
    Last Post: 11-20-2013, 05:50 AM
  2. Học chùa
    By Triển in forum Giáo Dục
    Replies: 2
    Last Post: 06-29-2013, 10:11 PM
  3. Các Ni sư tự xây chùa Ni Viên Thông Tự ở Houston, Texas
    By Mây Hồng in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 10-07-2012, 10:29 AM
  4. Lên chùa cúng sao
    By Triển in forum Khoa Huyền Bí Học
    Replies: 69
    Last Post: 03-16-2012, 10:46 AM
  5. Con sãi ở chùa lại quét lá đa
    By Triển in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 2
    Last Post: 11-15-2011, 10:25 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:03 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh