Register
Page 14 of 16 FirstFirst ... 41213141516 LastLast
Results 131 to 140 of 160
  1. #131
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,019
    Quote Originally Posted by nam2010 View Post

    Hi Thùy Linh,

    Mấy bụi cây đó chắc không phải Japanese maples đâu?
    Hello NGOC HAN: Có phải chổi Nhật làm bằng cành cây đó không?




    Hải đường bên bờ sông Torrens




    Người Tàu gọi crab apple là Hải đường. Hải đường VN được xếp vào họ Trà.

    Thùy Linh thích cỏ cây hoa lá thì khi nào có dịp cũng nên học một ít chữ Hán.
    Tiếng Nhật giống như tiếng Việt đều mượn một số chữ Hán cho nên dù không biết tiếng Nhật cũng có thể
    mò ra được một số tên hoa. Mấy vị có con lấy vợ, lấy chồng Nhật nếu biết chữ Hán họ có thể bút đàm được đó.
    Hi Nam

    Hải Đường mà bên VN hay gọi họ Trà đúng rồi, TL có thấy và chụp lúc đứng ngay cửa Hà Khẩu nhìn sang Trung Quốc, ngay cái chùa ở biên giới 2 nước .
    Giờ chưa tìm ra hình á .

    TL có học chữ và tiếng Quan Thoại 3 năm lúc buồn trong trại tị nạn, viết TL khg nhớ nữa mà nhìn mặt chữ TL phân biệt được, ví dụ chữ đại = cái đẫy và đại là lớn viết khác .

  2. #132
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,019
    Quote Originally Posted by PhPhuongVy View Post






    Ai mua chổi Nhật, tui bán chổi Nhật đ đ đ đ ê ê ê ê ê ê...

    Chào Thùy Linh, Ý Yên, Pensee, Ngọc Hân, Chơi Vơi, anh Hàn Sinh, anh Nam. Người quen tui bán 50% đại hạ giá đ đ đ ê ê ê ê ê...
    @ Ngọc Hân
    Người Nhật cũng có làm chổi, chổi khg dài, TL có mua 1 cây đem về ...

    TL đi ngủ , mai du lịch tiếp
    Ngày vui anh, chị, các bạn


    Chị Phương Vy mà rao bán thì đắc hàng ......

  3. #133
    Chị Linh ơi, mấy con yabbies của chị hôm nay thế nào rùi ? Bữa em đọc nghe chị nói là bị ngộp nên nó lật bụng cũng nhiều òi... ( mà giờ hổng biết ở đâu...), tụi nó sinh con nhiều quá hay là thả ra sông cho nó mau lớn hén chị !

  4. #134
    Biệt Thự nam2010's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    603


    PhPhuongVy có xe hàng trông dễ nể thật!
    Làm ơn bán cho đôi chổi được làm từ những nhánh cây của NGOC HAN:




    (hình trên Net]



    Thùy Linh học tiếng Quan Thoại 3 năm! Như vậy khi đi du lịch bên Tàu không cảm thấy xa lạ?

    Trong bàn tiệc có single mom nên vị đó ráng đổi nghĩa chữ "mẫu" để làm quen đó mà!

    Thùy Linh chắc cũng biết Peony có 2 loại chính:
    Loại có thân cứng tiếng Anh là Tree peony, người Tàu gọi là Mẫu đơn. Còn loại có thân mềm tiếng Anh là Herbaceous Peony, người Tàu gọi là Thược dược. Bạch thược, Xích thược, Mẫu đơn bì là những vị thuốc Bắc.


  5. #135
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Thùy Linh,

    Đem về cho em và mọi người cùng xem bài viết của lương y Eric Brand. Brand là founder of Legendary Herbs and the Co-Chair of International Affairs for AAAOM. Tiểu sử của ông ấy được ghi tại đây:

    http://www.medigogy.com/info/eric-brand


    Chi Shao vs. Bai Shao

    Written by:Eric Brand
    Published on March 16th, 2010 @ 1229 pm , using 582 words, 1043 views
    Posted in Eric Brand's Blog
    By Eric Brand

    In school, we learn that Bai Shao (Paeoniae Radix Alba) and Chi Shao (Paeoniae Radix Rubra) were not differentiated in ancient times. For example, classical texts from the Han dynasty such as the Shang Han Lun (“On Cold Damage”) and the Jin Gui Yao Lue (“Essential Prescriptions of the Golden Coffer”) only referred to Shao Yao, which is a basic term for peony that doesn’t differentiate between red peony (Chi Shao) and white peony (bai shao). When did these two medicinals start becoming differentiated, and which forms are best in classical formulas such as Gui Zhi Tang and Gui Zhi Fu Ling Wan?
    ...
    The first time that the terms red (chi) and white (bai) appeared in the context of Shao Yao was in Tao Hong-Jing’s annotated version of the Shen Nong Ben Cao Jing (“The Divine Husbandman's Herbal Foundation Canon”), which was compiled in about 500 CE. Nonetheless, Bai Shao and Chi Shao continued to be undifferentiated throughout the materia medica literature of the Sui (581-618 CE) and Tang (618-907 CE) dynasties, and the two only really started to become separated around the end of the Tang dynasty or the beginning of the Song dynasty (960 CE).
    Major formula texts from the Song dynasty such as the Tai Ping Sheng Hui Fang and the Tai Ping Hui Min He Ji Ju Fang tended to differentiate Bai Shao and Chi Shao, and the understanding of their effects tended to deepen. Many formulas for dispelling evil tended to use Chi Shao, while formulas for supplementing vacuity tended to use Bai Shao. The text Zhu Jie Shang Han Lun (“Annotated Cold Damage”), which was written in 1144 CE by Cheng Wu-Ji, stated that “Bai [Shao] supplements while Chi [Shao] drains; Bai [Shao] contracts while Chi [Shao] disperses.” These works from the Song and Jin dynasties had a major impact on the clinical perceptions of later generations of practitioners. By the Ming dynasty, several different materia medica texts contained separate entries for Bai Shao and Chi Shao, and some of the books that still grouped them together under the name Shao Yao clearly differentiated the two forms.
    Based on Tao Hong-Jing’s description of their growing environments, we can assume that the wild product was most prominent in ancient times. By the 11th century, an author in the Song dynasty referenced the widespread cultivation of Shao Yao, which shows us that the cultivated product has been in use for at least a thousand years or so.
    In the modern day, the official plant source for Bai Shao is Paeonia lactiflora Pall. By contrast, Chi Shao can be officially derived from two plants: Paeonia lactiflora Pall. and Paeonia veitchii Lynch. The latter plant only produces Chi Shao, while the former produces both Chi Shao and Bai Shao (Chi Shao can also be derived from a number of other peony species, but the two listed above are the “official” ones).
    Even though both Bai Shao and Chi Shao can come from Paeonia lactiflora, they differ in terms of their growing environment and processing method. If the Paeonia lactiflora is wild, it is Chi Shao. If it is cultivated and subjected to Pao Zhi (processing), it is Bai Shao. Bai Shao is boiled and the skin is removed, while Chi Shao leaves the skin intact. Some of the active constituents are higher in the skin, so there is a significant difference between Bai Shao and Chi Shao in terms of their chemistry.
    Thanks for reading our blog!
    -----------------------
    Ghi chú của Hàn Sinh:
    (1) Bai Shao (白芍): Bạch thược
    (2) Chi Shao (赤芍): Xích thược
    (3) Shang Han Lun (傷寒論): Thương Hàn Luận
    (4) Jin Gui Yao Lue (金匱要略): Kim Quỹ Yếu Lược
    (5) Gui Zhi Tang (桂枝湯 ): Quế Chi Thang
    (6) Gui Zhi Fu Ling Wan (桂枝茯苓丸 ): Quế Chi Phục Linh Hoàn
    (7) Tao Hong-Jing (陶弘景 ): Danh y thời Nam-Bắc Triều Đào Hoằng Cảnh (457-536)
    (8) Shen Nong Ben Cao Jing (神農本草經): Thần Nông Bản Thảo Kinh
    (9) Tai Ping Sheng Hui Fang (太平聖惠方): Thái Bình Thánh Huệ Phương
    (10)Tai Ping Hui Min He Ji Ju Fang (太平惠民和劑局方): Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương



    Bận quá, anh không có thời gian viết đầy đủ ghi chú và dịch, giải toàn bài này. Chỉ lấy đó làm tài liệu đứng đắn nhằm support cho giải thích của mình mà thôi.

    Những người chưa từng nghiên cứu kỹ về hoa mẫu đơn và các vị thuốc của nó không hề biết paeonia có đến bốn loại chính khác nhau là bush (herbaceous), tree, anomala, và cuối cùng là fernleaf paeonia.
    Theo tài liệu xưa để lại, cũng theo bài viết đem về và kiến thức lẫn kinh nghiệm làm thuốc Bắc của Ông Ngoại và Bố mà anh học lỏm được, cũng từ kinh nghiệm và kiến thức của bản thân đang chăm sóc hơn trăm năm mươi cây paeonia của bốn loại kể trên trong vườn; thì Mẫu đơn là tên chữ của các loại paeonia.

    Tên thông thường nhà quê của paeonia, người Tàu gọi chúng là "thược" trống không mà thôi.
    Hoa mẫu đơn được gọi là "thược hoa".
    Trong khi các dược phẩm lấy được từ rễ cây của mẫu đơn (thược căn) thì được gọi là "thược dược". Chữ thược dược này không dính dáng đến loại hoa dahlia một chút nào cả.
    Trong hai thành phần chính của thược dược, chúng ta nghe tên bạch thược và xích thược.

    Cho đến khi chính tay mình đào những củ mẫu đơn còn tươi rói như củ khoai mì (nhưng nhỏ hơn) rồi rửa, cắt và phân loại chúng thì mới biết rõ hơn những kẻ chỉ biết đọc lõm bõm đâu đó, rồi viết ... nhảm nhí:

    Bạch thược là phần lõi của rễ herbaceous paeonia hoặc các phần lõi kém phẩm chất của những thứ còn lại (tree, anomala, và fernleaf... paeonia).
    Xích thược hay mẫu đơn bì chỉ có được từ tree, anomala, và fernleaf ... paeonia mà thôi. Khi lấy xích thược từ củ các cây tree, anomala, và fernleaf paeonia; người ta giữ luôn cả vỏ hoặc chỉ lấy vỏ (mẫu đơn bì) của củ đó mà thôi! Vì thế mới có sự nhập nhằng giữa xích thược và mẫu đơn bì để người bán "ăn gian" khi cân được nặng hơn vì tính luôn cả phần lõi bên trong cho được lợi nhiều.

    Mẫu đơn bì, do đó thật ra chỉ là tên khác của xích thược. Vì thế, trong thược dược chỉ có hai chứ không phải ba vị thuốc như người ta thường nghĩ ...

    Hoa mẫu đơn trắng nở sau vườn năm 2009:











    Hoa này thuộc giống Paeonia veitchii tức là tree paeonia, tuy có màu trắng nhưng cho được cả hai loại xích thược (mẫu đơn bì) lẫn bạch thược. Vì thế, tài liệu nào nói rằng tree paeonia là mẫu đơn và herbaceous paeonia là thược dược đều là không đúng với thực tế. Thực sự thì "mẫu đơn" và "thược" chỉ là hai tên khác nhau của một nhóm thực vật. Rễ của cây thược (paeonia, mẫu đơn) đem bào chế thành thuốc đông y mới được gọi là thược dược mà thôi!

    Trong đông y có sự phân biệt bạch và xích thược (mẫu đơn bì) nên đã làm thành giá cả khác nhau giữa hai vị thuốc này bởi vì quan niệm của người xưa trong sản lượng thuốc kiếm ra được trong một khoảng thời gian nhất định nào đó:
    Herbaceous paeonia được thuần hóa sớm rồi trồng, nhân giống dễ và mau cho củ hơn nên bạch thược bị xem là kém phẩm chất, không quý bằng xích thược (mẫu đơn bì). Xích thược chỉ có thể kiếm được từ tree paeonia là loại khó cấy ghép, lâu cho củ rễ (năm đến mười năm), và từ các loại paeonia hoang dại và hiếm hơn rất nhiều như anomala, và fernleaf paeonia. (Dù rất kinh nghiệm, tay anh đã giết chết hai bụi fernleaf paeonia, còn bụi thứ ba không biết có qua khỏi mùa Đông đẫm mưa năm nay?). Ai từng sang Đại Hàn để mua nhân sâm cũng biết rằng giá của hồng sâm (nhân sâm mọc hoang và già tuổi) cao hơn rất nhiều lần so với nhân sâm bình thường trồng trong farms.
    Đối với bạch và xích thược cũng thế, vừa do quan niệm tốt vì của hiếm hoi vừa do tuổi già của vị thuốc Bắc mà ra.


    Thân mến,
    Hàn Sinh.
    Last edited by Hàn Sinh; 12-15-2011 at 01:44 PM. Reason: Thêm ảnh

  6. #136
    Banned
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    680
    Thùy Linh,



    Treo thêm vào nhà em vài hoa mẫu đơn trắng nở đầu Xuân 2009:

























































    Những hoa mẫu đơn trắng này đều là tree paeonia, nhưng đều khác nhau theo số thùy hoa, màu của nhụy đực và nhụy cái của chúng. Còn dưới đây là một loại mẫu đơn có mùi thơm ngất ngây nổi tiếng đến độ Vua Lê Thánh Tôn đề cập đến trong bài thơ chữ Nôm của mình. (Anh hiện có bốn cây này đang độ tuổi ra bông):














    Không biết trong phố có ai biết tên của hoa mẫu đơn màu vàng thơm ngát này không? (Nó cũng là một trong hai loại mẫu đơn nổi tiếng được Đặng Trần Côn đề cập đến trong "Chinh Phụ Ngâm Khúc" - Đoàn Thị Điểm(?) dịch).


    Thân mến,
    Hàn Sinh.
    Last edited by Hàn Sinh; 12-15-2011 at 03:12 PM. Reason: Gõ nhầm Chinh Phụ thành Cung Oán Ngâm

  7. #137
    Biệt Thự nam2010's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    603


    Mấy hàng viết trước đây chỉ là thí dụ cho biết tên cây của nước này có thể được dùng để chỉ cây khác ở nước khác.
    Cho nên tôi không lạ khi tra tên Dahlia không thấy họ dùng tên Thược dược mà lại dùng tên phiên âm.

    Sách của họ viết về Mẫu đơn và Thược dược trong 2 mục riêng biệt: thí dụ như chương trước có tựa là
    " Moutan Peony, the King of Flowers " thì sau đó có chương: " Shaoyao, the Herbaceous Peony ".

    Có sách tiếng Việt viết : ..." không nên nhầm cây thược dược làm thuốc với cây hoa thược dược được trồng làm cảnh " ...
    Có người Việt dùng tên Bạch Thược để tránh dùng tên Thược Dược làm đầu đề, sợ gây hiểu lầm chăng?

    Tôi thì thấy biết thêm một tên cũng tốt, nhất là sau đó có thể dùng được để hiểu người khác viết gì, nói gì,
    có ý làm lạc hướng người đọc, người nghe không, ...


    Viết xàm hay viết nhảm nhí hơi nhiều rồi! Tôi sẽ không viết ở mục này nữa.
    Vị nào còn muốn biết tên trong cuốn sách xin gửi tin nhắn.



  8. #138
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,019
    Hoa Mẫu Đơn anh Hàn Sinh trồng tươi tốt, chụp hình rất đẹp, màu trắng thật tinh khiết.

    TL hong bít hoa vua trồng tên chi đâu hihihi

    Quote Originally Posted by 9,25 View Post
    Chị Linh ơi, mấy con yabbies của chị hôm nay thế nào rùi ? Bữa em đọc nghe chị nói là bị ngộp nên nó lật bụng cũng nhiều òi... ( mà giờ hổng biết ở đâu...), tụi nó sinh con nhiều quá hay là thả ra sông cho nó mau lớn hén chị !

    Em Chín, tụi babies nó ngộp ngã ra chít hết còn sống sót 3 con thôi .

    Nó nhỏ wa', đem đi xa nó cũng ngộp, mà ra sông cá đớp nó mất xáx lun é.
    Last edited by Thùy Linh; 12-16-2011 at 07:58 AM.

  9. #139
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,019
    Quote Originally Posted by nam2010 View Post

    Thùy Linh học tiếng Quan Thoại 3 năm! Như vậy khi đi du lịch bên Tàu không cảm thấy xa lạ?

    Trong bàn tiệc có single mom nên vị đó ráng đổi nghĩa chữ "mẫu" để làm quen đó mà!

    Thùy Linh chắc cũng biết Peony có 2 loại chính:
    Loại có thân cứng tiếng Anh là Tree peony, người Tàu gọi là Mẫu đơn. Còn loại có thân mềm tiếng Anh là Herbaceous Peony, người Tàu gọi là Thược dược. Bạch thược, Xích thược, Mẫu đơn bì là những vị thuốc Bắc.
    Hi Nam

    TL nghĩ trong đây chỉ là trao đổi, khg có chi "serious" đâu .

    TL còn nói tiếng Phổ Thông căn bản được.

    Một lần cách đây 16 năm, TL về VN, đi Hà Nội, Hạ Long với bà cụ, ghép chung đoàn với 4 người Đài Loan, 1 cô Việt gốc Hoa mới lấy chồng Đài Loan .
    Ra Hạ Long, trâu buộc ghét trâu ăn, có người báo c/an, đầu đuôi khá dài ...

    Đêm c/an đến k/sạn bắt cô gái VN đi vì chưa có hôn thú.

    Sáng hôm sau TL mới hay, 4 người Đài Loan gồm chồng, chú, thím, em chồng cô gái đó lo lắng, sợ quá .....
    Họ khg biết tiếng Anh, tiếng Việt, nhờ TL hỏi chủ k/sạn dùm tình hình ...

    TL cũng sợ, họ bị kẹt thì TL cũng kẹt, vì đi chung xe, khg kịp quay về Hà Nội, ra Nội Bài bay về Sài Gòn ...

    TL hỏi (lúc đó mới thấy) biết nghe hiểu cũng đỡ dùng động từ to ...quơ ...trấn an được họ .

  10. #140
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,019
    Thị trấn Pemberton (tiếp theo)

    Đi xe lửa "steam train" vào rừng ....







    Cái cầu khg an toàn nên coi tới đây là quay về ......






    Hoa dại .....





    Trở về phố ........
    những căn nhà ở đây như ngược thời gian về khoảng 1900 .......





    Cây này giống cây hoa gạo ở ngoài bắc
    TL liên tưởng đến cây phượng đỏ .


 

 

Similar Threads

  1. Khung Trời Nhỏ - Thùy Linh
    By Thùy Linh in forum Thú Tiêu Khiển
    Replies: 101
    Last Post: 05-19-2023, 06:57 PM
  2. Replies: 238
    Last Post: 09-04-2013, 01:40 AM
  3. Cho Lòng Bay Xa - Thùy Linh
    By Thùy Linh in forum Không Gian Riêng
    Replies: 26
    Last Post: 06-21-2013, 08:42 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:06 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh