Register
Page 16 of 19 FirstFirst ... 61415161718 ... LastLast
Results 151 to 160 of 189
  1. #151
    (Tiếp theo kỳ trước)


    This versatile commercial grade polisher can be used on any floor surface such as staircases, around the house and other small areas. The machineis designed to polish, strip, wax, buff and refinish all hard floor surfaces including tiles, wood, vinyl, marble and more. It can also be used to dry-clean your carpets. This hand-controlled polisher is great for use in both large and compact areas including bathrooms, toilets and cubicles. Máy nầyr is a heavy duty industrial quality product that can be used for all commercial cleaning applications has a weight 14.8 kg.
    https://www.vacuumspot.com.au/polystar-orbital-floor-polisher-and-cleaner-ps-001?msclkid=d1a38bb2bf0117e170a5e87f4a8eea20&utm_s ource=bing&utm_medium=cpc&utm_campaign=RQMedia%20S tandard%20Shopping&utm_term=4578778806270143&utm_c ontent=All%20Products




    Máy đánh bóng cấp thương mại đa năng này có thể được sử dụng trên bất kỳ bề mặt sàn nào như cầu thang, xung quanh nhà và các khu vực nhỏ khác. Máy được thiết kế để đánh bóng, tước, sáp, buff và tinh chỉnh tất cả các bề mặt sàn cứng bao gồm gạch, gỗ, vinyl, đá cẩm thạch và hơn thế nữa. Nó cũng có thể được sử dụng để giặt khô thảm của bạn. Máy đánh bóng điều khiển bằng tay này rất phù hợp để sử dụng trong cả khu vực lớn và nhỏ gọn bao gồm phòng tắm, nhà vệ sinh và tủ. Máy nầy là một sản phẩm chất lượng công nghiệp hạng nặng có thể được sử dụng cho tất cả các ứng dụng làm sạch thương mại và nặng 14.8 kí-lô.

    \https://au.images.search.yahoo.com/y...fr=yhs-fc-2212
    commercial rotary floor̀ polishing machines - - Image Search results (yahoo.com)
    Rồi vào một buổi tối, sau khi công tác hút buội của TL vừa xong thì người nữ giám thị công tác của công ty vệ sinh đã hỏi riêng TL rằng có muốn làm việc toàn thời gian vào ban ngày cho công ty không: phụ trách công tác vệ sinh thường trực/ hay trực quét dọn vệ sinh khi cần trong giờ hành chánh ban ngày tại một cao ốc 12 tầng tọa lạc trên đại lộ Adelaide giáp ranh sát với đại lộ St. Georges Terrace buổi tối. /Perth và TL cũng sẽ vẫn giữ được việc làm hiện giờ vào mỗi buổi tối.






    SO you reckon the last 12 months have been tough?

    Spare a thought for the most cheerful man in the Terrace, the man so determined he and his family will get every gram of pleasure from life that his birthday gift to his wife was a pledge to give up smoking.
    Then be grateful for what you have got.

    For this man Tanh - he uses no other name so the innocent might might be protected - finds pleasure even in his dayly chore as a cleaner at a major city office block.
    And if anyone in the Terrace has greater reason to be digruntled with life, let him put his hand up.

    For Tanh as one of thos Vietnamese boat people who sought new lifes in Australia away from the turmoil of a war the world should never have allowed to happen.
    He is a former...., a lawyer who was one of Saigon's co-ordinators with the IMF. He has been jailed twice - that cost him seven years of life - including two years spent naked in solitary confinement.
    He has been stripped of everything, his job, his property and his dignity.

    Vì vậy, bạn nghĩ rằng 12 tháng qua đã rất khó khăn? Hãy dành một chút suy tư cho người đàn ông vui vẻ nhất của đại lộ St.Georges Terrace, người đàn ông quyết tâm đến mức anh ấy và gia đình sẽ nhận được từng gram niềm vui từ cuộc sống, và rằng món quà sinh nhật của anh ta cho vợ là một cam kết bỏ hút thuốc lá.

    Vậy thì hãy cám ơn những gì bạn đã có.

    Đối với người đàn ông này, Tanh - anh ấy không sử dụng tên nào khác để người vô tội có thể được bảo vệ - tìm thấy niềm vui ngay cả trong công việc hàng ngày của anh với tư cách là một người dọn dẹp tại một khu văn phòng lớn của thành phố. Và nếu bất cứ ai ở Terrace có lý do lớn hơn để bất mãn với cuộc sống, hãy để anh ta giơ tay lên.

    Đối với Tánh là một trong những thuyền nhân Việt Nam tìm kiếm cuộc sống mới ở Úc tránh xa sự hỗn loạn của một cuộc chiến tranh màthế giới lẽ ra không bao giờ nên cho phép chiến tranh đó xảy ra.
    Anh là một cựu ...", một luật sư là một trong những điều phối viên của chính quyền Sài Gòn với tổ chức Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế/IMF.

    Anh đã bị bỏ tù hai lần - khiến anh ta phải trả giá bằng bảy năm cuộc sống tù tội - bao gồm hai năm khỏa thân trong phòng biệt giam. Anh đã bị tước bỏ tất cả mọi thứ, công việc, tài sản và phẩm giá của mình. ...

    (Còn tiếp)


    Last edited by nguyễn công tánh; 01-24-2023 at 06:41 AM.

  2. #152
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Một trong những bất công mà nhân loại dường như rất háo hức để đè ép lên nhân loại, là những quyền lực đã lựa chọn anh để “cãi tạo”.

    Anh được người ta (hứa dụ một cách mơ hồ rằng “Mang theo tiền bạc đủ để chi dụng, ăn uống trong vòng một tháng”) ̣(ghi chú thêm của TL: anh ngu ngơ như vô số những kẻ ngu ngơ khác đồng cãnh ngộ giống như anh: sẽ chỉ ở trong trại đó trong một tháng), và phải đến sau bốn năm rưỡi mới được thả ra chỉ vì những người cai trị mới muốn có kinh nghiệm của anh - với tư cách là cựu (do TL /Tánh sửa sai viết lại) sĩ quan quân đội Nam VN (do TL / Tánh sửa sai viết lại) trong những ngày hạnh phúc hơn, anh ta đã được đào tạo của Mỹ cho ngành Sửa chữa và bảo trì các thiết bị y tế (Y, Nha, Dược khoa do Mỹ chế tạo và viện trợ cho VNCH trước 30/04/1975: ghi chú thêm của TL).

    Thậm chí anh ấy không thể dùng tên đầy đủ của mình, vì như thế sẽ xác định tung tích lý lịch của anh với chế độ Cộng sản ở Thành phố ..../Sài Gòn cũ mà nơi đó, con trai anh ta vẫn còn bị mắc kẹt bởi quyết tâm không đi theo học thuyết của những người cai trị mới.

    Mặc dù có kinh nghiệm pháp lý, anh không thể theo đuổi việc học luật của mình ở WA.

    Nhưng anh ấy tự do - điều này đáng giá hơn rất nhiều so với chức tước và đặc quyền.


    Vì vậy, Tánh vẫn mỉm cười ôm cây chổi để quét dọn nơi Sân thượng/St.Georges Terrace vào mỗi buổi sáng. Bởi lẽ, cuộc sống còn tốt hơn nhiều so với ngày mà người Mỹ đã rời Sài Gòn. Cuộc sống không tốt, nhà của Anh Tánh đã bị tịch thu, trong khi anh đang ở nhiều năm tù giam. Vợ ông, một con trai và ba cô con gái của họ đã vất dưởng nhờ sự hào phóng của bạn bè và người thân.

    Vì vậy, Anh Tánh đã thực hiện nhiều nỗ lực để thoát khỏi chế độ đã hủy hoại cuộc đời anh. Mỗi lần đều không thành công, với cuộc thử đào thoát cuối cùng kết thúc bằng việc bị bắt lại và bị giam cầm nhiều hơn. Bây giờ không có lý do cãi tạo nào. Tánh đang làm việc khổ sai , bị giam cầm trong một phòng giam nhỏ, bẩn thỉu. Theo cách hành động của anh, các nhà chức trách đánh giá cao "khóa đào tạo" mà anh ấy đã nhận được trước đây.

    Nhưng mọi thứ đã kết thúc, ngoại trừ quyết tâm của luật sư là chạy trốn khỏi đất nước không còn đất dung thân, anh đã thực hiện một thỏa thuận trốn thoát - bây giờ được trả tiền sau - đó với một người bạn sở hữu thuyền, bước đầu tiên trong một chuyến đi là đưa anh ta đến Malaysia và một trong những trại trên đảo của đất nước đó dành cho người tị nạn. Trên đường đi, anh ta bị cướp bởi những tên cướp biển Thái Lan, chúng đã đẩy anh ta vào lòng biển, phó mặc cho anh bơi ba cây số để trở lại thuyền của mình. Anh ấy đã trú ngụ bốn tháng trên hòn đảo đó, nơi sinh sống của 10-12,00 người với những câu chuyện tương tự như câu chuyện của anh ấy.

    Một mình - cô con gái Út đầu tiên của ông (đầu tiên = do TL / Tánh bổ túc) sau đó đã chạy trốn sang Mỹ trong một chuyến đi bắt đầu trên một chiếc thuyền dài 12 mét với 200 người khác, con trai ông đã bị bỏ tù, vợ và hai đứa con gái của họ (hai con gái còn ở lại VN = do TL / Tánh bổ túc) vẫn ở lại Việt Nam.

    Ngay cả khi đó, Tánh cũng nhận ra có những người khác tồi tệ hơn mình. Ông đã ở lại nhiều tháng trên hòn đảo đó, lâu hơn mức cần thiết, bởi vì khả năng hành chính của ông chỉ là những gì các quan chức khó khăn cần. Vì vậy, phải vài tháng sau, anh mới bay đến Perth và sau 5 năm sống đơn độc trước khi đoàn tụ với vợ và hai trong bốn đứa con của anh. Cuộc sống sẽ được hoàn thiện hơn cho gia đình nếu các cô gái có thể được tham gia bởi anh trai của họ. Không chắc cậu con trai của một người cha nổi tiếng như vậy sẽ được phép có đặc quyền gia nhập gia đình ở phương Tây. Cậu con trai "T..." đã được cấp phép nhập cảnh vào Úc nhưng chính quyền mới của Việt Nam tuyên bố cậu ấy phải ở lại để thi hành nghĩa vụ quân sự. Cậu ấy bị bỏ tù trong khi mẹ và các em gái của cậu ấy bay đến Úc. Bây giờ cậu không thể đạt đủ điểm di cư để tự mình xin định cư ở nước Úc nầy.


    Ngay cả ở Úc, ký ức dài khó quên về chủ nghĩa Cộng sản cũng đủ mạnh để ngăn cản Tánh đảm nhận vai trò chính thức trong cộng đồng Vienamese vì sợ bị trả thù đối mặt với người con trai của anh cách xa một lục địa’.

    Nhưng Anh ấy có hạnh phúc không?

    Bạn nên tin như thế – với ý thức triết học- đánh giá từ sự nhiệt tình của Anh ta cầm cây chổi đó.

    Bằng chứng sống động, nếu bạn thích, về giá trị của suy nghĩ tích cực - nhìn thấy điều gì đó xảy ra bởi vì bạn đã làm việc thẳng thắn để biến nó thành hiện thực.

    Công thức tốt nhất trong tuần mà chúng tôi đã nghe để đánh bại tình hình xấu của thời suy thoái. Nụ cười này ngụy trang câu chuyện về người đàn ông hai lần bị bỏ tù một cách bất công, người đã mất con trai, bị tịch thu tất cả nhưng dù vậy cũng đã đào thoát để tìm một cuộc sống mới ở phương Tây.

    Bởi David Lloyd, "CÔNG THỨC TỐT NHẤT ĐỂ ĐÁNH BẠI BLUES SUY THOÁI."

    (Còn tiếp)



    Last edited by nguyễn công tánh; 01-26-2023 at 03:04 PM.

  3. #153
    (Tiếp theo kỳ trước)
    CHƯƠNG XXI
    GIA ĐÌNH ĐOÀN TỤ

    I. Sở quản lý xuất nhập cảnh của nước VNXHCN: gốc đường Nguyễn Du và Lê Văn Duyệt cũ (Võ thị Sáu sau ngày 30/04/1975 )

    Theo năm tháng, kể từ năm 1983, lúc TL được nhập cư vào nước Úc diện nhân đạo và được nước Úc cho phép bảo lãnh ngay vợ con của TL theo diện đoàn tụ gia đình, tất cả 04 người gồm có vợ cùng với 01 con trai (20 tuổi) và 02 con gái (18 tuổi và 12 tuổi).

    Sau khi có văn thư của nước Úc chấp thuận cả 04 người thân của TL được nhập cảnh đoàn tụ theo diện đoàn tụ, vợ TL gửi đơn ngay xin xuất cảnh cho cả nhà và gửi đến Sở Quản Lý Xuất Nhập Cảnh của chính quyền VNXHCN tại gốc đường Nguyễn Du và Lê Văn Duyệt Sài Gòn (nay đã đổi tên kể từ sau 30/04/1975). Thủ tục cứu xét cấp giấy phép cho xuất cản kéo dài lê thê kéo dài năm nầy qua năm nọ: hằng ngày, người dân miền Nam VN trước 30/04/1975 xin xuất cảnh tề tụ đông nghẹt từ trong ra ngoài đường để chờ đợi được gọi tên nhưng chỉ được gọi tên “nhỏ giọt” cho những người nào lắm bạc nhiều tiền biết cách thức “len lỏi đi cửa sau”.

    Phải chi ông ngoại của sắp nhỏ “chịu chơi, hiểu biết cách thức nầy thì vợ và 03 đứa con của TL đã không phải đợi năm nầy qua năm khác.

    Rồi bổng dưng, tất cả hồ sơ xin xuất nhập cảnh đang được cứu xét ở trong Nam đều phải chuyển hết ra Hà Nội. Hậu quả là cho mãi đến những tháng đầu năm 1988, giấy cho phép xuất cảnh do CHXHCNVN ở Hà Nội cấp phát mới được gửi đến cho phép vợ và 2 con gái xuất cảnh theo diện “Chương trình gia đình đoàn tụ ra đi có trật tự” kèm thêm một ghi chú: “Riêng con trai Ng.c..…sẽ được cứu xét cho xuất ngoại sau khi đã thi hành nghĩa vụ quân dịch trong Quân Đội Nhân Dân CHXHCNVN.

    Ngày 26/07/1988, tòa Đại Sứ ÚC ở Bangkok gửi chiếu khán nhập cảnh đầu tiên cho vợ và hai con gái TL có hiệu lực xử dụng đến trước ngày 22/03/1992.

    II. Gia đình đoàn tụ và bắt đầu cuộc sống mới

    1.- Đoàn tụ

    Con gái áp Út ở Mỹ gửi tiền sang cho TL mua vé máy bay cho Mẹ với chị và em gái Út chót.

    Ngày 17/08/1988, lái chiếc xe ọp ẹp của mình ra phi trường quốc tế Perth/Tây Úc đón rước vợ và hai con gái.

    Vợ và hai con gái ôm ghì TL khóc sướt mướt không dứt, nước mắt đầm đìa trước mắt một vài người đồng hương quen biết với TL tự động cùng ra phi trường phất cờ Úc chào mừng những người thân của TL.

    Mấy ngày sau, con gái Út Một từ bên Mỹ bay sang để gặp mặt đoàn tụ với 04 người thân trong gia đình gồm có Ba, Mẹ, Chị và Em gái Út Chót ngoại trừ người anh trai nay đã đã yên bề gia thất; đám hỏi và đám cưới được tổ chức một cách hỏa tốc theo sự thúc hối của đứa con trai/anh cả trước khi mẹ và hai em gái lên đường di dân sang Úc: người con gái nầy đã có công chuyên chở, lặng lội theo mẹ chồng tương lai đi thăm nuôi đứa con trai /anh cả bị chính quyền bỏ tù vì làm ăn gì đó không hợp pháp trong trong một xã hội mới CHXHCNVN.

    2.- Bắt đầu cuộc sống mới ở Úc

    - Một tuần lễ sau ngày hợp mặt đoàn tụ, tiệc tùng ăn mừng, con gái Út Một quay trở về Mỹ, không quên trao cho Mẹ một phong bì khấm khá dollars Mỹ để Mẹ, Chị và Út Chót mua sắm và tiêu xài thêm cho gia đình ở Úc.

    - Sau khi tìm thuê một căn nhà nhỏ 2 phòng ngay mặt tiền đối diện với nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế trong nội vi thành phố Perth, TL tấc bậc ôn đáo lo thủ tục xin nhập học trở lại bậc trung học cho con gái Út Chót và cho con gái lớn học thêm Anh văn để rồi sau đó xin ghi danh vào học một trường kỹ thuật dạy may cắt quần áo thời trang phụ nữ.

    - Từ đó, để kiếm thêm lợi tức cho gia đình, mỗi buổi chiều tối. vợ chồng và con cái cùng hiệp lực làm cu li quét dọn, hút bụi, lau bàn, đỗ rác v.v…trong những văn phòng làm việc của các cao ốc trong thàng phố Perth: cả nhà làm việc nhưng chỉ có TL và hiền nội được trả 04 công giờ cho mỗi buổi tối.

    - Cả gia đình được nhập Quốc tịch Úc nhưng theo luật pháp hiện hành của Úc vào lúc đó thì công dân Úc không được phép có hai (02 )quốc tịch cùng một lúc. Thí dụ như một công dân đang mang quốc tịch của Úc thì quốc tịch, đang có từ trước đây hoặc sẽ có trong tương lai của người đó tại một quốc gia đệ tam, phãi bị tiêu hủy và ngược lại nếu người đó muốn giữ một quốc tịch khác thì sẽ bị mất quốc tịch Úc.

    - Út Chót thông minh và học giỏi cho nên được tuyển nhập vào một trường đại học kỹ thuật khá nổi tiếng ở Perth để theo học lấy bằng cấp Cử nhân Thương Mại/Kế toán rồi sau đó vào khoản những năm 1990-1992 thì tìm được một việc làm tại một Công ty Kế Toán-Tài Chánh ngay tại thủ đô Perth/Tây Úc. Ngược lại việc học hành của con gái lớn không kham nỗi để được tốt nghiệp đến nơi đến chốn cho nên phải nghĩ học đăng ký ăn tiền thất nghiệp lo đi tìm những công việc làm dành cho hạng công dân lao công Úc thuộc tầng lớp “thầy không nên thầy, thợ không nên thợ”. Riêng hiền nội của TL thì cũng đươc đăng ký ngay với Sở Chăm Lo Các Cựu Chiến Binh Úc/DVA vì TL đã có tên đăng ký thất nghiệp nơi cơ sở nầy trước đó cho nên hiền nội cũng được đăng ký “ăn theo theo diện chồng vợ” nhưng chưa được hưởng ngay trợ cấp “thất nghiệp” vì chồng (TL) đang có một việc làm hưởng lương toàn thời gian tại một công ty quét dọn vệ sinh ở Perth.

    - Rồi không bao lâu con gái Út Một lập thủ tục bảo lãnh cho cả gia đình 04 người thân đang sinh sống hài hòa ở Úc sang định cư ở Mỹ nhưng cuối cùng thì chỉ có hai vợ chồng TL được Mỹ chấp nhận cho nhập cư và được cấp phát ngay Thẻ Xanh công dân thường trú nhân của Mỹ. Người có tấm Thẻ xanh nầy có thể dùng để xuất, nhập cảnh, ra, vào nước Mỹ bất kỳ lúc nào nhưng không được xuất cảnh rồi ở lại bất cứ quốc gia nào quá hơn một năm: quá hạng một năm ở nước ngoài thì Thẻ Xanh sẽ bị hủy bỏ, không còn hiệu lực xữ dụng như một Passport xuất-nhập cảnh, ra hoặc vào nước Mỹ nữa.

    - Đi hay không đi sang Mỹ của TL và hiền nội, là một vấn đề nan giải nhức nhối cho tâm trí của TL vì những khuất mắc như sau:

    i/ Gia đình 04 người đang sống yên ổn ở Úc mặc dù chưa được sung túc như con gái Út Một đang sinh sống ở bên Mỹ.

    ii/ TL đang có một việc làm toàn thời gian cho dù là việc làm “cu li” quét dọn, hốt rác, lau rửa cầu tiêu /toilet. Dù vậy, TL không thể vắng mặt dài hạn không đi làm vì phải sống thất nghiệp dài lâu ở Mỹ hay ở bất cứ một quốc gia nào khác với Úc mà tại các nơi đó TL sẽ không được hưởng bất cứ một loại trợ cấp nào giống như ở Úc và như vậy nếu sang Mỹ thì hai vợ chồng TL chỉ được sinh sống bằng sự bao bọc của gia đình vợ chồng Út Một.

    iii/ Bỏ hai đứa con gái ở lại Úc lúc nầy vẫn còn long đong, chân ướt, chân ráo, bơ vơ, ngơ ngáo, chưa có thể tìm được ngay một việc làm ổn định khi chưa học hành đến nơi đến chốn.

    3.- Một quyết định mạo hiễm và sai lầmKhi quyết định “di cư “sang Mỹ TL đã dựa vào những lý lẻ ấu trỉ như - Đứng núi nầy trông núi nọ: Mỹ giàu có hơn Úc- Có người dân của bất cứ một nước nào nghèo, chậm tiến lại có thể từ khước Hoa Kỳ rộng lớn, giàu có và hùng mạnh nhất thế giới?

    - Hai đứa con gái ở Úc mặc dù đang đi học vẫn được lãnh trợ cấp sinh sống cho học sinh, mặc dù không được sung túc nhưng nhất định là không phải lo âu “chết đói, vô gia cư”.

    - Trong tương lai, sau khi đã được nhập quốc tịch Mỹ thì vợ chồng TL sẽ có thể bảo lãnh cho hai đứa con gái nầy với hy vọng thành công lớn hơn rất nhiều nếu so chiếu với sự bảo lãnh trước đây của Út Một ở Mỹ bảo lãnh cho chị và em gái Út Chót cùng chung với với vợ chồng TL ở Úc.

    - Với tấm “Thẻ Xanh”, vợ chồng TL có thể ra, vào nước Mỹ mà không cần phải làm đơn xin Lãnh Sự Quán của Mỹ ở Úc chiếu kháng cho phép nhập cảnh vào nước Mỹ bởi vì trong thời gian nầy Mỹ-Úc chưa có thoả thuận miễn việc chiếu kháng nhập cảnh du lịch không quá 03 tháng cho công dân của hai nước.

    - TL cũng có thể dùng Thẻ Xanh để trở về Úc tiếp tục làm công nhân cho công ty quét dọn vệ sinh của mình và sinh sống bình thường với hai con gái trong vòng 9-10 tháng rồi mới phải quay trở qua Mỹ bởi vì người mang Thẻ Xanh không được phép rời khỏi nước Mỹ quá 01 năm hạn kỳ như đã đề cập ở phần trên và cứ như thế mà tiếp tục.

    (Còn tiếp)
    Last edited by nguyễn công tánh; 03-11-2023 at 03:54 AM. Reason: LỘN TÊN TÒA ĐẠI SỨ và khán thay vì kháng

  4. #154
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Rồi ở Mỹ ‘chiếu lệ” một vài tháng để hy vọng có được một việc làm ổn định- làm cu li quét dọn như ở Úc- nhưng cũng không xong vì TL còn chưa dám lái xe đi làm một mình cho nên con gái Út Một mỗi sáng phải lái xe đưa TL đi làm rồi buổi chiều lại phải đến đón TL về nhà sau khi Út Một đóng cửa tiệm bán rượu và tạp hoá do chị chồng vợ lẽ và người chồng hờ của chị ta làm chủ.

    Nhưng Việc làm cu li của TL ở Mỹ cũng chỉ kéo dài được một vài tuần rồi bị sa thải vì chưa đạt được tiêu chuẩn của công ty vệ sinh nêu ra .

    Rồi TL cũng được chị chồng chủ tiệm rượu cho vào làm việc cùng chung với Út với chức vụ “quản lý tiệm bán rượu” nhưng cũng chỉ là bánh vẽ và phận sự chỉ là sắp xếp hàng hóa và ba tủ nước ngọt, dọn dẹp vệ sinh của tiệm mà không được đụng tới các kệ bày rượu bia và tất cả nhiều loại rượu mạnh do con gái Út Một quản lý và thu tiền khách hàng.

    Hai cha con Tl trông coi cửa tiệm từ sáng đến 5 giờ chiều rồi bàn giao cho hai vợ chồng chủ tiệm tiếp tục bán hàng cho đến 9, 10 giớ tối. Khi đóng cửa tiệm, họ không quên để lại các thức ăn buổi cơm trưa hôm sau cho hai cha con TL. Lương hướng phần của TL thì họ vẫn êm ru không nói năng gì tới. Và cứ như thế trong một thời gian bốn năm tháng kể từ khi hai vợ chồngTL đặt chân lên đất Mỹ. Riêng hiền nội của TL thì chỉ ở nhà giữ hai cháu ngoại con của vợ chồng Út Một.

    4. Hồi hương trở về Úc

    Trong một buồi cơm tối trong gia đình vừa ăn, vừa bàn cãi lung tung căng thẳng, Út Một đã trề môi cười khinh khỉnh với chồng rồi tuông ra những lời nói ngạo mạng, chê bai hạ nhục TL, coi trời bầng nấp vung, không còn biết thứ bậc cha mẹ là cái gì nữa đến mức khiến cho TL nổi nóng hất chén cơm đang ăn rơi xuống đất rồi kéo hiền nội cùng rời bàn ăn đi thẳng vào buồng ngủ thu xếp ngay quần áo vào hai va-li lớn rồi sau khi thay mặc quần áo, hai vợ chồng kéo va-li bước ra phòng khách, hướng về phía chồng Út Một để yêu cầu gọi dùm Taxi ra phi trường L.A ngay liền tối hôm nay. Mặc dù con rể đã hết lời xin lỗi, Út Một câm miệng nín khe không nói một lời nào, hai cháu ngoại vừa khóc rống vừa níu tay ông bà ngoại không cho cho đi mặc vì chúng ngơ ngáo không biết chuyện gì đã xảy ra khiến cho ông bà ngoại nổi giận.

    Sau khi phân bua liên hồi với đủ mọi lý lẻ để yêu cầu ba mẹ vợ hãy chờ đến sáng mai con rể - hiện là một công nhân kỹ thuật bảo trì của hảng máy bay Air Continental ở phi trường LA- đã khai trong hồ sơ lý lịch nộp cho hảng máy bay nầy rằng hai vợ chồng TL là ba mẹ ruột của mình cho nên cũng được hưởng quy chế đi miễn phí với máy bay Air Continental giống như con rể. Mặc kệ, con rể muốn nói gì thì cứ nói, TL cứ xong ra mở cửa trước một tay kéo va-li, một tay kéo hiền nội cũng đang khóc mếu máo. Cuối cùng con rể phải lấy xe chở hết cả nhà ra phi trường LA trong đêm tối.

    Các quầy hàng bán vé máy bay đi Úc tại sân bay quốc tế LA tất cả đều đóng cửa vào buổi tối ngoại trừ quầy hảng máy bay Cathay Pacific có chuyến bay sáng sớm đi Úc ghé ngang qua Hongkong: giá hai vé đi Úc của hảng nầy vào buổi sáng sớm hôm nay là hơn US.2,500$. TL trả tiền bằng thẻ Credit và dùng Thẻ Xanh/Green Card để Xuất cảnh nước Mỹ. Khi về đến Úc, TL và hiền nội sẽ dùng Sổ Thông Hành/Passport của Úc để nhập cảnh.

    Máy bay Cathay Pacific ghé ngang qua Hong Kong quá lâu. gần cả một ngày để chờ có thêm khách hồi hương hay du lịch sang Úc. Tiếp đải và phục dịch của hảng máy bay nầy sẽ không được TL chiếu cố lần thứ hai trong tương lai. Kể từ lúc nầy, TL đã vỡ mộng, không còn tha thiếc gì với tấm thẻ nầy: Nước Mỹ chỉ dành cho người còn trẻ có tài, năng động, nhanh nhẹn và xốc vác chứ không thích hợp cho những những “người già” chậm chạp, vô năng, lết bết cở như TL và hiền nội của TL.

    Như vậy, hai vợ chồng TL đã bị chóa mắt mù mờ bước chân rời nước Úc để mạo hiểm ra đi tới một nơi xa xôi hơn 06 tháng qua vì đã nghĩ rằng nơi đó sẽ có nhiều cơ hội giúp TL nhanh chóng rời khỏi lưng chó để được ngồi trở lại trên lưng voi một lần nữa giống như những năm tháng huy hoàng của TL ở miền Nam Việt Nam Cộng Hòa trước ngày 30/04/1975.

    Good by USA”. Ta về ta tắm ao ta. Dù trong, dù đục, ao nhà vẫn hơn: Con người của TL vẫn còn bon chen, chạy theo những thứ xa vời cho đến khi thất bại, nhìn lại, mới thấy những điều tốt đẹp gần gũi mình bấy lâu nay mà không hề hay biết. Và kể từ nay, sau khi hồi hương về Úc, vợ chồng TL không còn dùng Thẻ Xanh để từ Úc nhập cảnh sang Mỹ để không cần phải điền đơn gửi đến tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Perth xin chiếu khán nhập cảnh.

    Sau đó không lâu, Mỹ- Úc ký thỏa ước cho phép người dân của hai nước không cần phải xin chiếu khán nhập cảnh du lịch không quá 03 tháng và chiếu kháng xuất - nhập cho người đi du lịch và thủ tục chiếu khán sẽ đươc thực hiện đóng dấu ngay tại phi trường của mỗi nước trước khi vào phòng chờ đợi giờ lên máy bay. Từ đó về sau, mỗi năm TL và hiền nội dùng Thông hành Úc/Australian Passport du lịch nước Mỹ để thăm viếng tất cả gia đình bố vợ và kế mẫu cũng như gia đình Út Một và ba đứa cháu ngoại.

    (Còn tiếp)



    [ctn1]
    Last edited by nguyễn công tánh; 03-11-2023 at 06:46 AM. Reason:

  5. #155
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,198
    Cuộc đời có khi lên khi xuống anh Tư à, sao thì . . . nghe các con nó . . . phê bình nghịch nhĩ cũng . . . muốn điên heng anh Tư - vui khi thấy anh viết ...cho đọc - luôn mong anh bình an dù quá nhiều gian nan trắc trở
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  6. #156
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,916
    Quote Originally Posted by nguyễn công tánh View Post
    (Tiếp theo kỳ trước)
    CHƯƠNG XXI
    GIA ĐÌNH ĐOÀN TỤ

    Ngày 26/07/1988, tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Bangkok gửi chiếu kháng nhập cảnh đầu tiên cho vợ và hai con gái TL có hiệu lực xử dụng đến trước ngày 22/03/1992.

    II. Gia đình đoàn tụ và bắt đầu cuộc sống mới
    Chào Chú Tư, thím Tư lúc này có khoẻ không, TLinh vẫn theo dõi hồi ký của chú, cảm ơn chú Tư đã viết, chú thím trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, sống ở Mỹ một thời gian chú mở rộng tầm nhìn hơn nguời chưa bao giờ ở đó.

    Đọc câu trên trong post "Đoàn Tụ" TLinh ngờ ngợ 26/7/1988 có phải là Toà Đại Sứ Úc gửi chiếu khán chứ đâu phải là Toà Đại Sứ Mỹ? phải không chú Tư ?

  7. #157
    Chi Ngô Đồng,

    Thật hết sức được khích lệ và an ủi với nhữnglời viết chân tình đầy nhân ái của chị.

    Xin chị tiếp tục cầu xin ơn trên cho TL có dài hơi ̣đủ sức và kiên trì để lo chăm sóc cho hiền nội quá đáng thương củ̃a TL

    Tình thân,
    TL

  8. #158
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post
    Chào Chú Tư, thím Tư lúc này có khoẻ không, TLinh vẫn theo dõi hồi ký của chú, cảm ơn chú Tư đã viết, chú thím trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, sống ở Mỹ một thời gian chú mở rộng tầm nhìn hơn nguời chưa bao giờ ở đó.

    Đọc câu trên trong post "Đoàn Tụ" TLinh ngờ ngợ 26/7/1988 có phải là Toà Đại Sứ Úc gửi chiếu khán chứ đâu phải là Toà Đại Sứ Mỹ? phải không chú Tư ?
    Chị Thùy Linh thân mến,

    Đa tạ Chị ̣đã giúp TL sửa sai cũng như rất cảm kích khi biết được Chị vẫn lưu tâm tới tình hình đau khổ của hiền nội và sức lực héo mòn của TL trong tiến trình chăm sóc đơn thân độc mã của mình cho hiền nội.

    TL cảm động lắm lắm khi được Chị hỏi thăm.


    Tình thân
    Last edited by nguyễn công tánh; 03-12-2023 at 07:39 AM. Reason: chính tả

  9. #159
    (Tiếp theo kỳ trước)

    Sau đó, có một lần đi Mỹ vào khoảng tháng 06/2015, con rễ bên Mỹ đã lo cho ba mẹ vợ đi du lịch sang Pháp bằng máy bay Air Continental từ Mỹ, đi và về miễn phí. Khi tới Pháp thì tìm đến nhà của vợ chồng em trai của hiền nội và đã được tiếp đãi nơi ăn chốn ở rất ân cần chu đáo và được vợ chồng người em trai nầy của hiền nội và cùng hai người con rễ người Pháp luân phiên nhau lái xe chở cho đi chu du khắp vùng Paris, các vùng ngoại vi và
    kề cận
    .

    Tại nhà của em trai cả (áo xanh) của hiền nội tại Paris


    Hai người con rể của em trai hiền nội

    https://hosting.photobucket.com/imag...ang_o_phap.JPG

    https://hosting.photobucket.com/imag...ch_o_paris.JPG

    Rồi được vợ chồng em trai của hiền nội ở Pris “tháp tùng” ngồi xe điện xuyên tốc đi viếng hang đức Mẹ hiện ra ở Lourde; dĩ nhiên là phí tổn ăn ở, xe cộ cả bốn người được giao phó cho vợ chồng TL đảm đang.

    https://hosting.photobucket.com/images/
    vv205/TULEKL/lourdes.JPG

    Trở về Paris được một tuần, hai vợ chồng TL lấy vé xe điện xuyên tốc đi sang nước Bỉ để thăm gia đình của mấy cháu trai và cháu gái gọi TL bằng cậu và được một trong gia đình của đứa cháu trai nhỏ nhất cho trú ngụ, ngay nội thành thủ đô Liège của nước Bỉ, cơm nước tận tình mặc dù chổ ở của cháu chật chội, thiêu thốn tiện nghi dùng cho việc vệ sinh tấm gội và vấn đề ngủ nghê vào ban đêm.

    Một cháu trai khác, anh của cháu vừa kể, là một kỹ sư ngành nhuộm của một công ty nhuộm lớn nổi tiếng tại thủ đô của nước Bỉ, có nhà cửa khang trang và có một nếp sống trung lưu sung túc. Chính nhờ có sự bảo lãnh của đứa cháu trai kỷ sư nầy mà cả gia đình của người chị Hai/chị Cả của TL, tất cả 04 người đều được sang định cư ở Bỉ. Đứa cháu trai lớn nhất lại là một bệnh nhân mất trí từ thuở nhỏ ở Việt Nam nhưng sau khi tới Bỉ một thời gian ngắn thì được nước nầy ban phát mỗi tháng một trợ cấp tự túc sinh sống suốt đời vì được xếp vào tầng lớp của những công dân Bỉ mang bệnh tật nan y.

    Hai vợ chồng TL cũng được đứa cháu kỹ sư đón đưa vể nhà và tiếp đải cung kính rồi sau đó đứa em trai Út cùng người anh cả mắc bệnh nan y đưa hai vợ chồng TL đi viếng ngôi mộ chôn chung vợ chồng người chị Hai Đào/Chị Cả của TL.


    Hôm sau, lại được cháu trai đưa đến một nhà hàng Việt Nam lớn nổi tiếng của đứa cháu gái Út tại Liège/Thủ đô nước Bỉ và được vợ chồng đứa cháu gái nầy đãi đằng “rầm rộ” những món ăn thuần túy Việt Nam và được cho biết rằng muốn có đầy đủ vật liệu nấu nướng thịt cá, rau quả, mắm muối… theo kiểu Việt Nam cho mỗi tuần thì phải lái xe từ Bỉ sang Hà Lan/Holland để mua và mang về để thực hiện các mỏn ăn Việt Nam của nhà hàng mà thực khách ngưởi Bi “da trắng” rất ưa thích; người Bỉ đồng hương Việt Nam hoặc “da vàng” củng rất chiếu cố tới lui thường xuyên nhà hàng nầy.

    Một trong hai ngày cuối cùng ở Bỉ, vợ chồng TL được cháu trai lái xe sang du ngoạn nước Hòa Lan và nước Đức . Tại Hòa Lan chúng tôi được đến tận thị trấn Maastricht, đúng ngay vị trí chôn cất nhân vật D’Artagnan, một trong 04 Ngự Lâm Pháo Thủ trong cốt truyện Les Trois Mousquetaires của đại văn hào Pháp Alexandre Dumas.


    Tượng của D'Artagnan ở Hà Lan

    Maastricht là một trong những thành phố lâu đời nhất ở Hà Lan. Vào ngày 25 tháng 6 năm 1673, huyền thoại d'Artagnan đã chết trong một trận chiến đẫm máu giữa quân đội của Pháp và Nhà nước Hà Lan gần Cổng Tongeren ở Maastricht. Một bức tượng đồng đã được thiết trí vào năm 1977 tại chính nơi đội trưởng lính ngự lâm này bị giết. D'Artagnan được biết đến rộng rãi thông qua nhà văn Alexandre Dumas, người đã viết về cuộc phiêu lưu của ba lính ngự lâm, thành viên của Vệ binh Hoàng gia Pháp.

    - Rời Hòa Lan, cháu trai lái xe trên một đường cao tốc để hướng sang biên giới nước Đức. Xe chạy nhanh với tốc độ hơn 100 cây số giờ nhưng vẫn bị những chiếc xe phía sau bóp còi để qua mặt kèm những cái phất tay ra hiệu yêu cầu chiếc xe của đứa cháu trai qua phía ranh đường bên trong dành cho những tay lái “thỏ đế” láy xe chạy chậm với tốc độ dưới 200 cây số/giờ. Bóp còi ở Đức là hành vi văn hóa.

    Tại Đức, có tới 62% số đường cao tốc không giới hạn tốc độ, 27% đoạn đường giới hạn tốc độ hàng năm, 7% đoạn đường không định kỳ giới hạn tốc độ. Tốc độ thông thường 180km/h. (https://cbam.edu.vn/nuoc-duc/#155566...-a6e64638-d492)

    (Còn tiếp)

    Last edited by nguyễn công tánh; 03-15-2023 at 10:35 AM.

  10. #160
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,916
    Quote Originally Posted by nguyễn công tánh View Post
    Chị Thùy Linh thân mến,

    Đa tạ Chị ̣đã giúp TL sửa sai cũng như rất cảm kích khi biết được Chị vẫn lưu tâm tới tình hình đau khổ của hiền nội và sức lực héo mòn của TL trong tiến trình chăm sóc đơn thân độc mã của mình cho hiền nội.

    TL cảm động lắm lắm khi được Chị hỏi thăm.


    Tình thân
    Kính thăm chú, thím Tư .
    Lúc thím còn khoẻ, chú thím được đi chơi nhiều nước, thăm thân nhân vui quá. Chú, thím năm 2015 tướng còn thẳng thóm, khoẻ mạnh, bảnh lắm nha.
    _
    Có khi nghĩ ca'i này mà gõ chữ kia là chuyện thường. Thuỳ thích đọc hồi ký của chú, cuộc đời của chú Tư có nhiều màu sắc, cung bậc thấp cao.
    _
    Nói thiệt, chú Tư là một trong những người chồng Việt Nam trọng nghĩa tào khang, cần cù lo làm ăn, không bỏ cuộc dù hoàn cảnh nào, thua keo này bày keo khác, hết lòng lo cho vợ con.
    Chú Tư lo cho sức khoẻ của chú mới làm "cây gậy" cho thím được lâu, đường còn dài chú Tư ơi. Thương thím thì chú Tư phải tự lo cho chú .

    Trong Đặc Trưng đây, cũng có nhiều người đang chăm sóc người thân có vấn đề sức khoẻ hay đã cao tuổi, cố gắng đến khi nào còn có thể.
    Má Thuỳ cũng cần có người ở nhà thường xuyên trợ giúp.

    Tiểu bang Tây Úc nơi chú Tư cư ngụ rất rộng lớn, trù phú, cảnh trí xinh đẹp, chắc chú Tư có từng đến thành phố lịch sử Albany, phía Nam, nơi định cư thuộc địa lâu đời nhất ở Tây Úc.
    Thuỳ rất thích đoạn đường từ Augusta - Walpole -Albany cắt ngang dãy Stirling trở về Perth .

    Lúc Thuỳ đi Western Australia là đi theo cái vòng đỏ như trong bản đồ.





    Từ thành phố Albany đi xuyên qua dãy núi Stirling về Perth, cảnh đẹp và rất yên bình
    những cánh đồng hoa cải vàng đan xen với barley, wheat, ...xanh um.









 

 

Similar Threads

  1. Cho Đến Cuối Cuộc Đời
    By MưaPhốNúi_ in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 09-30-2017, 06:39 PM
  2. Cuối ...
    By dulan in forum Thơ
    Replies: 75
    Last Post: 01-17-2013, 03:35 PM
  3. Lạc Bước Rừng Thiền
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 2
    Last Post: 10-20-2012, 08:20 PM
  4. Bước không qua số phận
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 1
    Last Post: 03-22-2012, 09:54 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 08:09 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:36 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh