Vì sao các phim bom tấn của Hollywood không quay tại Việt Nam? 02/22/2014

Năm 2007, khi đạo diễn Mỹ nổi tiếng Oliver Stone đến Mỹ Lai (Quảng Nam) để chuẩn bị cho bộ phim “Pinkville” (Đề cập đến vụ thảm sát Mỹ Lai), một số “chuyên gia” kỳ cựu đã khẳng định: Oliver Stone sẽ không quay phim này tại VN!

… Và thực tế đúng như vậy. Họ còn chắc như đinh đóng cột rằng, trong tương lai sẽ không còn những phim lớn đến quay tại VN, nếu không có sự thay đổi mang tầm… quốc gia.

Cảm ơn các người láng giềng của Việt Nam

Cuộc chiến VN đã khiến cái tên VN trở thành một chủ đề lớn của điện ảnh thế giới suốt mấy chục năm. Tổng cộng trên thế giới có trên 70 phim liên quan đến chiến tranh VN, trong đó 99% là phim Mỹ (tất nhiên vì họ là nhân vật chính của cuộc chiến) còn lại là lẻ tẻ vài ba bộ phim của Hong Kong, Hàn Quốc…

Trong số này, một số phim đã trở thành những kiệt tác kinh điển của điện ảnh thế giới như: “Coming Home” (Hồi hương – 3 giải Oscar 1978), “Forrest Gump” (6 giải Oscar 1994), “Born on the 4th of July” (Sinh ngày 4/7 – 2 giải Oscar 1989), “Apocalyse Now” (Ngày tận thế – 2 giải Oscar và Cành Cọ Vàng LHP Cannes 1979), “Birdy” (Ước là chim – Giải thưởng lớn BGK tại LHP Cannes 1984), “Full Metal Jacket” (Áo giáp thép – Đoạt hàng chục giải thưởng điện ảnh lớn nhỏ trên thế giới)…

Nhưng điều đáng nói ở đây là hơn 70 phim về đề tài chiến tranh VN (tất nhiên bao gồm cả những kiệt tác nêu trên)… đều không quay ở VN! Điều này cũng dễ hiểu bởi khoảng 10 năm đầu sau 1975, lệnh cấm vận nghiêm ngặt của chính phủ Mỹ khiến các dự án phim Mỹ không thể quay ở VN. Tuy nhiên đối với các nhà làm phim và đạo diễn có nhiều quyền lực, lệnh cấm vận của chính phủ Mỹ chẳng là gì, nếu họ thật sự muốn quay bộ phim tại chính nơi câu chuyện diễn ra.

Các nhà làm phim đã tìm đến các nước Đông Nam Á và họ phát hiện ra rằng, khí hậu, bối cảnh, thời tiết, và con người ở những nước này cũng tương tự như ở VN – đặc biệt giống nhất là Philippines (2 siêu phẩm “Apocalypse Now” và “Platoon” đều được quay toàn bộ ở đây). Sau này, tình hình chính trị bất ổn và sự nổi dậy của các nhóm phiến quân, nạn bắt cóc và khủng bố khiến Philippines phải nhường… Việt Nam lại, và Thái Lan trở thành… bối cảnh Việt Nam được ưa thích nhất của các nhà làm phim phương Tây.

Chỉ trong khoảng 25 năm từ 1975 – 2000, hàng loạt bộ phim có liên quan đến câu chuyện, bối cảnh, và con người VN đã mang lại không biết bao nhiêu lợi ích… cho các nước trong khu vực: Hàng chục triệu USD đổ vào cho mỗi dự án, tạo công ăn việc làm cho người dân.

Quan trọng nhất là nhân sự của nước đó tiếp cận được với công nghệ làm phim đỉnh cao. Chuyên môn sản xuất phim được rèn luyện và đào tạo miễn phí, góp phần nâng tầm kỹ thuật cho điện ảnh của nước sở tại.
Khi phim chiếu ra, hàng triệu khách du lịch đổ xô đến những nơi dùng làm bối cảnh phim. Khi phim đoạt giải, những lời cảm ơn có cánh bay tới tấp đến đất nước đã cho mượn địa điểm giả làm bối cảnh VN…

Còn chúng ta thì sao? Cầm vàng… sao để vàng rơi?

Ít ai biết cách đây gần 20 năm (khoảng 1990), đạo diễn Oliver Stone đã sang VN để xin chính thức quay bộ phim thứ 3 của ông về đề tài chiến tranh VN, “Heaven & Earth” (Trời và đất). Lúc ấy danh tiếng của Oliver Stone đang ở trên đỉnh cao, vì ông vừa mới đoạt giải Oscar lần thứ 2 với phim “Sinh ngày 4/7”.

Ở đây mọi thứ đều suôn sẻ, ngoại trừ kịch bản có một vài chi tiết nhạy cảm liên quan đến hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng, khi Oliver được yêu cầu phải cắt, ông đã nửa đùa nửa thật rằng: “Ngay cả ở Mỹ, tổng thống cũng không được quyền đòi cắt kịch bản của tôi!”

Tuy nhiên vì rất muốn quay một bộ phim tại chính vùng đất đã mang lại nhiều vinh quang cho mình, nên Oliver Stone chấp nhận sửa lại chứ không cắt. Tuy nhiên đề nghị này của ông không được chấp nhận. Thế là Oliver Stone, cùng các nhà sản xuất quyết định cầm hơn 30 triệu USD chuyển sang Thái Lan để làm giả bối cảnh VN!

Duyệt kịch bản và cấp giấy phép cũng là chuyện bình thường trên thế giới, nhưng một thời kỳ dài ở ta là điều khó hiểu đối với các đoàn phim nước ngoài, kể từ sau vụ bộ phim Hong Kong đầy tai tiếng “Yêu tiếng hát Việt Nam’’ – khiến hàng loạt quan chức bị kỷ luật ở cuối thập niên 1980. Kịch bản nước ngoài xin phép sản xuất tại Việt Nam đều phải duyệt càng lúc càng khó khăn, chỉ cần có chi tiết dễ liên tưởng đến những vấn đề nhạy cảm, là phải sửa hoặc “stop”.

Nhưng có lẽ điều khiến các nhà làm phim nước ngoài vào Việt Nam sợ nhất là thời gian chờ đợi để có giấy phép. Không ít dự án phim phải chìm xuống vì chờ duyệt không nổi. Đồng tiền của nhà sản xuất phải luân chuyển để đầu tư vào chỗ khác! Nguyên do chậm thì nhiều, nhưng có lẽ bắt nguồn từ năng lực thẩm định, qua ý kiến của nhiều người vì… sợ trách nhiệm! Trong lịch sử làm dịch vụ phim nước ngoài, chúng ta chưa bao giờ xem việc chào đón các dự án phim nước ngoài đến quay tại VN như một cơ hội làm ăn và quảng bá hình ảnh đất nước, mà luôn đối xử với họ như kiểu… ban ơn!

Năm 1999, bộ phim “Going Back” (sau này công chiếu đổi lại thành “Under Heavy Fire”) đã được cấp phép quay tại VN, nhưng lại bị “sao quả tạ” chiếu vào! Đây là phim chiến tranh, các loại đạo cụ súng ống hạng nặng ta không có, phải nhập vào từ nước ngoài thì các cấp có trách nhiệm ngại ngùng, phải đi lòng vòng xin phép các nơi cực kỳ mệt mỏi. Đến khi họ không thể chờ đợi và chấp nhận sử dụng quân khí trong nước, thì riêng việc xin phép đi tham quan tại các bảo tàng quân sự cũng phải chờ sự chấp thuận của… Bộ Quốc phòng!

Rốt cuộc đoàn “Going Back” đã kéo sang Philippines quay và không hẹn ngày trở lại như cái tên phim!
Năm 2001, bộ phim kinh dị của Hàn Quốc về chiến tranh VN, “R-Point” (Điểm R) cũng đã có giấy phép quay sau bao gian truân. Nhưng rồi họ cũng bị vướng phải rào cản: khí tài chiến tranh. Trong phim có một cảnh phải xuất hiện chiếc trực thăng chuồn chuồn của Mỹ (sử dụng trong chiến tranh VN). Loại này ở ta cũng có, nhưng tất cả đều đã hết giờ bay từ rất lâu, nên phía Hàn Quốc đề nghị mang trực thăng từ nước ngoài vào. Vì phải chờ quá lâu để có câu trả lời chính thức từ phía Việt Nam về việc này, nên đoàn “R-Point” đã sang Campuchia để thực hiện bộ phim!

Cột mốc Bond 18!

Năm 1995, vài tháng sau khi tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ với VN, một đoàn tiền trạm từ Mỹ đến VN để khảo sát bối cảnh cho một bộ phim. Đi khảo sát nơi đâu hoặc đến đâu họ cũng để lại name card, trên đó có in rõ logo nổi tiếng của loạt phim về siêu điệp viên James Bond 007: 2 số 0 và số 7 cách điệu từ khẩu súng lục.

“James Bond” là loạt phim nổi tiếng nhất thế giới. Nhân vật điện ảnh bất tử này tồn tại đã trên nửa thế kỷ mà vẫn luôn ăn khách. Đặc điểm của phim “007” là quay ở nhiều nước. Họ đến quay ở đâu, danh tiếng của bộ phim là đảm bảo bằng vàng cho du lịch ở đó phát triển.

Việc “James Bond 007” “mở hàng” cho một bộ phim Mỹ đầu tiên quay tại VN thu hút sự quan tâm của cả Hollywood, bởi lúc ấy việc bình thường hóa quan hệ với VN sẽ mở ra một cơ hội tốt cho các bên và điện ảnh là cú hích hàng đầu. Thậm chí khi nghe “007” chuẩn bị ở VN, vợ chồng Tom Cruise và Nicole Kidman đang đi du lịch ở châu Á, đã bí mật ghé sang VN để gặp gỡ các nhà sản xuất…

Bộ phim lúc ấy chưa có tên chính thức, chỉ có tên tạm đặt là “Bond 18”. Vì tính chất quan trọng của bộ phim nên việc duyệt và cấp phép phải có sự chấp thuận từ các cơ quan có thẩm quyền cao nhất. Ngày nhận được quyết định chính thức, cả đoàn Bond đã khui champagne ăn mừng và lập tức triển khai rầm rộ.

Họ dự định sẽ quay 3 tuần và chuẩn bị trong 3 tháng, chỉ cho một trường đoạn hấp dẫn nhất của phim: Cảnh rượt đuổi bằng xe máy BMW phân khối lớn giữa Pierce Brosnan, Dương Tử Quỳnh và những kẻ xấu. Ngoài ra còn thêm một vài cảnh quay ở Vịnh Hạ Long. Dự kiến họ sẽ tiêu tốn khoảng 5 triệu USD chỉ trong vài tháng ở VN.


Mọi việc đang tiến triển tốt đẹp thì ngày định mệnh đến. Buổi sáng hôm ấy vừa có thêm giấy phép chấp thuận từ Ủy ban nhân dân Tp.HCM, thì ngay chiều hôm đó, một công điện khẩn từ Cục Điện Ảnh gửi vào buộc phải dừng khẩn cấp mọi hoạt động của đoàn Bond 18 tại VN, mà không đưa ra một lời giải thích!

Sự kiện VN từ chối Bond 18 đã gây chấn động Hollywood và làm cả châu Á phải tiếc nuối, trừ Thái Lan… “vô tình lượm được cái bình!”
Một nhà sản xuất phim người Philippines bình luận về sự kiện này:
“Có lẽ VN là nước duy nhất trên thế giới “dám” nói không với James Bond. Nếu chỉ cần biết Bond có quan tâm đến Philippines một chút thôi, nước chúng tôi chắc chắn sẽ trải thảm đỏ để rước họ vào.”

Việc chuyển bộ phim sang Thái Lan là chuyện nhỏ đối với đoàn “Bond 18” dù thiệt hại của họ là rất lớn, nhưng tác hại của nó với VN là không sao tính nổi! Hàng loạt dự án chuẩn bị triển khai có liên quan đến VN, lập tức bị hoãn vô thời hạn với lý do mà bất cứ hãng phim nào của Hollywood cũng phải ngán: Không một ngân hàng hay tập đoàn tài chính bảo hiểm nào trên thế giới dám nhận bảo hiểm cho một bộ phim triển khai tại VN, vì rủi ro quá lớn!

Sau này khi xem “Tomorrow Never Dies” (tức “Bond 18”), không ai hiểu nổi lý do vì sao bộ phim bị đối xử như vậy. Và “nghi án” này đã khiến VN nằm trong danh sách những địa danh mà các đoàn phim Hollywood… không dám đặt chân tới! (“Người Mỹ trầm lặng” quay tại VN năm 2000 chỉ là một phim nhỏ không thuộc hệ thống của Hollywood).



Nếu bạn được xem các show diễn “007” khi đi du lịch Thái Lan, có phải móc tiền túi để được xem Vịnh Hạ Long và đường phố Sài Gòn “dỏm” ở Thái Lan, thì cũng ráng mà ngậm đắng nuốt cay… vì nghịch lý: Người Thái tuy “trâu chậm” nhưng lại “uống nước trong”.

Cơ hội ngày càng khó

Khoảng 3 năm trở lại đây, các hãng phim lớn nhất thế giới đã thống nhất đưa ra một quan điểm đầu tư điện ảnh mới. Sẽ không có chuyện các dự án triệu đô tự động “nộp mạng” cho các nước như trước đây. Mà chính các nước được chọn làm bối cảnh sẽ phải đưa ra những ưu đãi, và cam kết đặc biệt của chính phủ về chính sách thuế (tiếng Anh tạm gọi là Film Production Incentive) khi họ đổ hàng triệu USD vào nước đó để sản xuất phim. Nước nào đưa ra chính sách ưu đãi kinh tế tốt nhất, các đoàn phim sẽ tới.

Chính sách này hiện đang rất phổ biến trên thế giới (ngay cả trong nước Mỹ, mỗi bang đều đưa ra những chính sách khác nhau để lôi kéo các đoàn phim). Ở châu Á, đã có nhiều nước tham gia, Thái Lan cũng đang chuẩn bị lộ trình để nhanh chóng gia nhập Incentive. Nhưng họ cũng biết rõ lợi thế của mình với Hollywood – Muốn quay phim về VN… chỉ có cách tốt nhất là đến Thái Lan! Đó là lý do vì sao Oliver Stone khi chuẩn bị cho “Pinkville” đã chọn sản xuất ở Thái từ lâu, và việc đến VN chỉ hoàn toàn mang tính ngoại giao thăm hỏi!

Trước nay, mỗi lần có đoàn phim nước ngoài sang, nhiều người trong chúng ta chỉ quan tâm đến việc phim đó có nói xấu, có xuyên tạc bôi nhọ VN không, chứ chưa chịu xem đó là cơ hội để mở mang đất nước. Mà thật ra cũng dễ thấy, nếu thực sự muốn làm điều xấu thì họ sẽ sang nước khác quay chứ dại gì làm ở VN. Gần 70 phim truyện về đề tài chiến tranh VN (trong đó có rất nhiều phim xuyên tạc bôi nhọ), có phim nào quay ở VN đâu! Trong khi đó những đoàn phim đến VN thật sự bằng thiện chí thì chúng ta đã cư xử với họ thế nào!?

Đã quá muộn để sửa sai, vì chúng ta đã mất khoảng 20 năm niềm tin để hội nhập với thế giới điện ảnh. Nay cơ hội đó càng khó khăn hơn gấp vạn lần với quy chế Incentive đang áp dụng trên toàn cầu.

Nói là khó khăn bởi hiện nay, dù những người trong ngành quản lý điện ảnh có biết đến quy chế Incentive, nhưng để vận dụng được ở VN sẽ phải mất rất nhiều thời gian.
Bang Robe
Sỏuce: Internet
*************************************

Bs Lê Nhàn: Trả lời “Này ông Bác Sĩ, Tại Sao Ông Ăn Cháo Đái Bát?”


February 28, 2018


Tính không trả lời câu hỏi này vì không có thời gian, bởi tuần này đổi thời khóa biểu nên suốt từ 7g tối qua đến 12g trưa nay tôi làm việc liên tục. Về nhà ngủ được một giấc rồi lại phải đi làm, đến giờ mới vừa ăn cơm xong.

Nhưng thôi, trả lời cho thỏa lòng người hỏi.

Nếu như có người hỏi là “Tại sao Nhàn Lê sinh ra lớn lên, học hành ở miền Bắc nhưng bây giờ lại nói người Bắc chúng tôi làm hỏng hết, rồi lại thích miền Nam, lại thích luôn cái chế độ miền Nam trước 1975 nữa… Nhàn Lê đã ăn cháo, đá bát”… nói chung là phụ bạc nơi nuôi mình khôn lớn.
Vậy Nhàn Lê trả lời sao ?

Thưa các anh chị!
Thưa các bạn và các em!
Chính vì tôi đã nhìn quá rõ, tôi hiểu quá thấu nên tôi biết nó hỏng, và tôi nói ra sự thật là nó hỏng

1. Tại sao tôi làm bác sĩ?Mẹ tôi nói “Con ạ, bây giờ đi bệnh viện mà không có tiền thì họ không chữa cho mình đâu”.
Tôi đã nói “Mẹ cố gắng mẹ nhé, lớn lên con sẽ làm bác sĩ, con chữa bệnh cho mẹ khi ấy mẹ sẽ không phải mất tiền nữa, còn bây giờ mẹ phải tìm moi cách để giữ lấy mạng sống của mình”.
Vì lời hứa của đứa trẻ 8 tuổi khi ấy đã thôi thúc tôi vượt qua rất nhiều khó khăn mà không thể kể hết của một đứa con nhà nghèo, đến ăn còn không đủ no, ăn 2 bữa cơm độn khoai cho no đã là quá sức của cha mẹ nó, bữa sáng là một điều xa xỉ.
Tôi hỏi ngược lại, nếu một xã hội tốt đẹp thì một đứa bé 8 tuổi nó có phải nghĩ tới vấn đề nhức nhối đó không? Hay nó được lớn lên với một tuổi thơ trong sáng, êm đềm và mơ mộng?
Cha mẹ tôi đã phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để có được hạt gạo mà nuôi chị em tôi trong khốn khó, vậy TÔI PHẢI BIẾT ƠN AI?

– Vì đất nước phải bước vào thời kỳ quá độ để đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội, cho nên đảng và chính phủ đã tập trung xây dựng nên những con người mới XHCN.

Ở nông thôn, ông bà cha mẹ chúng tôi bị ép buộc vào hợp tác xã, nhưng hậu quả của nó như thế nào thì ai cũng thấy rõ, một ngày lao động (một công) được tính bằng 800 g thóc, toàn dân đói rã họng nhưng không ai được đi ngược lại chủ trương của đảng và nhà nước.

Không ai được trồng thêm củ sắn, củ khoai để cứu đói cho đàn con đang tuổi ăn, tuổi lớn của mình. Chị em chúng tôi phải đi vớt bèo dưới cái lạnh cắt da, cắt thịt để nuôi lợn, con lợn ấy lớn lên phải bán nghĩa vụ cho hợp tác xã, nhìn họ cướp đi công sức của mình mà nước mắt lưng tròng, chúng tôi thèm nhỏ dãi miếng thịt nhưng không có ăn, đến tết thì hợp tác mới chia cho được mấy lạng… Để hậu quả kéo dài cho tới tận bây giờ cứ có mùi nhang là tôi lại thèm ăn thịt luộc (bởi hồi đó Tết thắp nhang cúng ông bà thì mới có thịt ăn một bữa liếm mép).

Ai đã nuôi tôi khôn lớn? Cha mẹ tôi hay đảng và chính phủ?
Ai đã cướp con lợn, ai đã cướp miếng thịt của chị em chúng tôi để giờ đây nói tôi đái bát?

Dưới cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông, chúng tôi sống hoang dã như những đứa trẻ mà Giáo Sư Ngô Bảo Châu đã nhìn thấy và mô tả. Có ai cho tôi manh áo ấm không?
Chúng tôi đi chân trần trên băng giá, có ai cho tôi đôi dép không hay chỉ biết đến cướp đi thành quả lao động của chúng tôi?

Và nếu hồi đó không có cái chủ trương vào hợp tác xã chết tiệt ấy thì chiều cao của tôi có lẽ hơn bây giờ ít nhất là 5 cm, khi đi ra quốc tế tôi có thể nhìn ngang chứ không phải như bây giờ là phải ngước lên và tự hỏi rằng “cao như thế có mát hơn không”.

Thời ấy muốn thịt con gà cũng phải giấu giếm đừng để nó kêu, bởi ăn thịt là có tội, mình nuôi nó lớn nhưng không được phép ăn mà phải bán cho nhà nước … để làm gì?

“Mỗi người làm việc bằng hai để cho cán bộ mua đài mua xe.
Mỗi người làm việc bằng
ba để cho cán bộ xây nhà xây sân”

Như vậy phải hỏi tôi có hận hay không chứ?
Tại sao tôi phải biết ơn, ơn ai? Ơn cái đứa chết tiệt nào nó đẻ ra cái chính sách vận hành ngu xuẩn và dốt nát thể? Để một thế hệ người Việt thấp còi và đần độn vì thiếu dinh dưỡng?

Ai nuôi tôi lớn kiểu điên rồ như thế để bắt tôi phải biết ơn?

2. Tại sao tôi yêu miền Nam?
Khi tôi nửa ăn, nửa nhịn để cố gắng lê lết cho hết 6 năm đại học, có những hôm đi phụ mổ bị té xỉu … nói lời hay ý đẹp là kiệt sức, nhưng thực ra là ĐÓI ĂN.
Tôi đói ăn suốt 6 năm đại học, chất dinh dưỡng nào để cho tuổi này cạnh tranh tầm vóc với thế giới? Có ai cho tôi xu nào để tôi ăn cho đỡ đói không hay chính mẹ tôi, đến cái bánh cũng không dám ăn mà phải để dành tiền cho tôi, cho dù chỉ là 500 đồng?

Và sau khi ra trường, tôi long đong lận đận đến 3 năm, cầm tấm bằng mà bao nhiêu lần bật khóc.
Bố tôi đã nói: “Con ạ, mình không có chức, không có quyền cũng không có tiền nên xin việc khó lắm, có lẽ bố mẹ đã bất lực, con hãy tự tìm đường đi cho mình. Xã hội này không có chỗ nào công bằng để đấu sức bằng trí tuệ của mình đâu con. Tất cả đều được đo đếm bằng tiền cho dù tiền đó là tiền tham nhũng, cho dù tiền đó là tiền hối lộ. Cho dù đó là tiền tham ô mồ hôi và nước mắt của người dân để họ đút vào túi riêng, cái túi tham vô độ làm cho cuộc sống của người dân trở nên khốn cùng. Cha mẹ nuôi 6 năm ăn học đã kiệt sức lắm rồi con”.

Nhắc lại lần thứ ba là đã có lúc tôi tính đến việc đi vận chuyển ma túy thuê để có tiền xin việc, nhưng may thay chợt nhớ tới câu của nhà Phật rằng “Phàm làm việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả của nó” và tôi đã giật mình tỉnh thức. Nếu không thì có lẽ thân xác này đã trở về với cát bụi hoặc giờ này tôi đang cải tạo với cái án chung thân trong một nhà tù nào đó. Có ai và có bao giờ rơi vào tình cảnh tuyệt vọng như thế không? Chỉ vì không có tiền xin việc, cho nên tôi hỏi lại đứa nào ăn cháo, đứa nào đái vào bát?

Nếu không có mảnh đất Sài Gòn cho tôi lưu lạc thì giờ này có tôi đang ngồi gõ phím không?
Nếu không có con người Miền nam hiền hòa thì tôi có sống được?
Nếu họ lưu manh lừa lọc khi tôi mới chân ướt chân ráo đến đây thì cuộc đời tôi sẽ khốn nạn ra sao?

Vì sao họ lại hiền hòa như vậy?
Đó là vì cha ông của họ sống có nhân, có nghĩa và chính lớp người đi trước đã dạy con cháu họ như vậy, chứ không phải cái thứ lưu manh, lừa đảo.

Và tôi biết qua những người bạn thì Sài Gòn cũng không còn được như xưa nữa, vì sao?
Ai đã làm nó trở nên hoang tàn như thế? Ai đã làm cho nó mất tình người như thế?
“HÃY TRẢ LỜI TÔI ĐI. HÃY TRẢ LỜI TÔI ĐI!”

Lê Nhàn
Source: Internet

**********************************************