Register
Results 1 to 5 of 5
  1. #1
    Nhà Lầu
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    350

    Bậc chân tu đã về với mây trắng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh. 1926-1922



    Bậc chân tu đã về với mây trắng
    11 Oct 1926 - 22 Jan 2022

    22/01/2022

    Thầy rất không thích chuyện lấy một mớ tro từ hình hài của Thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, rồi đặt vào trong tháp. Thầy không phải là cái nắm tro đó. Không có lý Thầy chỉ là cái nắm tro ấy hay sao? Thầy đã dạy tự do là điều kiện duy nhất để Hanh Phuc'

    Một bậc chân tu hiếm có đã an nhiên về cõi Phật. Sáng nay, trên trang web của Đạo Tràng Mai Thôn (Làng Mai) thông báo di huấn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

    “Đường xưa còn đó, những đám mây trắng vẫn còn, nếu mình bước một bước trên con đường này, bước với tâm trạng an hòa và tỉnh thức, thì con đường xưa và những đám mây trắng cũ sẽ mầu nhiệm biến thành con đường hôm nay và những đám mây trắng trong hiện tại…”, Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
    Tang lễ theo nghi thức tâm tang sẽ kéo dài trong 7 ngày

    Theo di huấn, các nhà sư tại Tổ đình Từ Hiếu và tăng thân Làng Mai sẽ sắp xếp tang lễ theo nghi thức tâm tang. Tang lễ sẽ kéo dài trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng. Sau lễ Trà Tỳ (di quan và hỏa táng), xá lợi của Thiền sư sẽ được an vị tại Tổ đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai khắp nơi trên thế giới mà không cần phải xây bảo tháp.

    Không xây bảo tháp chính là điều Thiền sư căn dặn. "Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì Thầy đang trao truyền. Thầy rất không thích chuyện lấy một mớ tro từ hình hài của Thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, rồi đặt vào trong tháp. Thầy không phải là cái nắm tro đó. Không có lý Thầy chỉ là cái nắm tro ấy hay sao?

    Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy. Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền tọa, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng, có Sám Pháp Địa Xúc là có Thầy!
    Không được nhốt Thầy, bỏ Thầy vào trong một cái hũ nhỏ rồi đặt Thầy vào trong một cái tháp. Thầy không muốn Thầy có một cái tháp. Tốn đất chùa vô ích. Sư Thầy Đàm Nguyện đã xây cho Thầy một cái tháp ở chùa Đình Quán. Đã lỡ xây rồi thì phải ghi lên trước tháp mấy chữ: “Trong này không có gì”. Thầy không nằm trong tháp ấy đâu. Nếu người ta vẫn chưa hiểu thì ghi thêm một câu nữa “Ngoài kia cũng không có gì”. Và nếu vẫn còn chưa hiểu thì ghi thêm một câu chót là “Nếu có gì thì nó có trong bước chân và hơi thở của bạn”.

    Đừng phí thì giờ nghĩ đến chuyện tìm đất xây tháp cho Thầy. Đó không phải là điều Thầy nghĩ tới. Nếu có một tảng đá có sẵn thì để vào trong hốc đá bản thảo của một cuốn sách của Thầy như cuốn Phép lạ của sự tỉnh thức thì tảng đá đó có Thầy nhiều hơn là một cái tháp trong đó có một nắm tro. Đem tro mà rải hết ra ngoài để nuôi cây nuôi cỏ, cho cỏ cho cây lớn lên. Đừng có ngăn ngừa sự tiếp nối của nắm tro ấy...".

    Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy

    Trong khoá tu mùa hè ngày 24/7/2012 tại xóm Thượng, Làng Mai (trích buổi vấn đáp với Thiền sư Thích Nhất Hạnh), Thiền sư đã trả lời về sự sống và cái chết. Thiền sư nói: “Sự sống luôn có mặt đồng thời với cái chết, không có trước mà cũng không có sau. Sự sống không thể tách rời khỏi cái chết. Nơi nào có sự sống thì nơi đó có cái chết và nơi nào có cái chết thì nơi đó có sự sống.

    Điều này cần phải quán chiếu kỹ mới có thể hiểu được. Trong đạo Bụt, chúng ta nói về tính tương tức của vạn vật, nghĩa là không ai trong chúng ta có thể tồn tại một cách biệt lập, riêng rẽ. Chúng ta phải tương tức với những thành phần khác. Nó cũng giống như bên trái và bên phải. Nếu bên phải không có đó thì bên trái cũng không thể có mặt. Nếu không có bên trái thì cũng không có bên phải. Không thể nào có thể lấy bên trái ra khỏi bên phải hoặc lấy bên phải ra khỏi bên trái.

    Cũng vì vậy mà khi Thượng Đế truyền lệnh: "Ánh sáng, hãy xuất hiện đi !" thì ánh sáng thưa rằng: "Con phải đợi, thưa Thượng Đế! Con phải đợi!". Thượng Đế nghe vậy liền hỏi: "Ngươi còn đợi cái gì nữa?". Ánh sáng đáp: "Dạ, con đang đợi bóng tối đến để biểu hiện cùng một lúc". Bởi vì ánh sáng và bóng tối tương tức với nhau. Khi đó, Thượng Đế mới bảo rằng: "Bóng tối đã xuất hiện rồi". Ánh sáng đáp: "Vậy thì con cũng đã có mặt ở đó rồi!".

    Điều này cũng đúng với các cặp đối lập như: tốt - xấu, trước - sau, ở đây - ở đó, anh - tôi. Tôi không thể nào có mặt ở đó nếu không có anh. Cũng giống như hoa sen kia không thể nào có mặt nếu không có bùn. Không có bùn thì cũng không có sen. Cũng tương tự như vậy, hạnh phúc sẽ không thể nào có được nếu không có khổ đau, cũng như không thể nào có sự sống nếu không có cái chết…”.

    Thầy cùng tăng ni xem sách tại Làng Mai Thái Lan ngày 3/1/2020
    Trong khóa tu cho người Việt ở Washington, có người hỏi: “Chúng con tu theo Tịnh độ. Khi niệm Bụt A Di Đà chúng con biết khi chết chúng con sẽ về đâu?”. Sư ông Làng Mai trả lời:

    “Không phải chỉ khi nào xác thân ta tan hoại và những tác dụng tâm lý của ta không còn biểu hiện nữa thì ta mới về với đất Mẹ. Sự thật là ta đang về với đất Mẹ trong từng giây từng phút. Mỗi khi thở, mỗi khi bước đi là chúng ta đang trở về. Khi chúng ta gãi, những tế bào khô rớt xuống đất là ta đã trở về đất Mẹ. Luôn luôn có những cái cho vào và cho ra đang xảy ra, vì vậy chúng ta đừng nghĩ rằng chỉ sau khi xác thân tan hoại rồi ta mới trở về. Chúng ta đang trở về và trở ra trong từng giây phút của đời sống hằng ngày.
    Con người tự hào mình là những chiến sĩ dũng cảm, nhưng trái đất mới là một chiến sĩ dũng cảm đã trải qua 4 tỷ năm kiên nhẫn, hào hùng chờ đợi cho tới khi sự sống phát hiện. Nói về tình thương, chúng ta thấy đất Mẹ đã cho ra đời không biết bao nhiêu chủng loại và đã tìm cách để nuôi dưỡng các chủng loại đó.

    Đất Mẹ cho ta ra đời, cho ta không khí để thở, cho ta nước để uống, thực phẩm để ăn, cho ta cây cỏ để trị liệu, tình thương đó là một tình thương rất lớn. Ta có thể nhận diện hành tinh của ta là một bà mẹ. Đất Mẹ luôn luôn có đó và đón ta trở về với hai bàn tay từ mẫu, để rồi sẽ đưa chúng ta ra đời trở lại. Chúng ta có một bà mẹ tuyệt vời và xinh đẹp như vậy mà không biết trân quý, chúng ta đi tìm một bà mẹ khác trong đầu óc tưởng tượng của chúng ta.

    Đất Mẹ đã đưa chúng ta ra đời một lần, khi chúng ta trở về, đất Mẹ sẽ đưa hai tay ra ôm lấy và sẽ đưa chúng ta ra đời muôn vạn lần khác. Không có gì mà ta phải lo sợ”.
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh tận hưởng khoảnh khắc với trẻ em và tăng đoàn. Ảnh chụp mùa Xuân 2014 tại Làng Mai
    GS.TS John Powers, một học giả Phật học của Australia, trong tác phẩm Thế giới Phật giáo, đã chọn 13 vị sư góp phần vào sự thành hình và phát triển đạo Phật thế giới trong 2.500 năm qua, và Thiền sư Nhất Hạnh ở vị trí thứ 10.

    Mục sư Martin Luther King từng đề cử thiền sư Thích Nhất Hạnh cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967. Trong gần 40 năm sống xa quê hương, ông là một trong những người tiên phong mang đạo Phật, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo dấn thân với gần 1.250 đệ tử xuất gia, hàng triệu đệ tử tại gia và độc giả trên khắp năm châu.

    An Nhiên

    https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dachieu/bac-chan-tu-thich-nhat-hanh-da-ve-voi-may-trang-810885.html

    Kính tiễn biệt Ngài cao đăng Phật quốc. Nam Mô A Di Đà Phật




    Last edited by SP500 SPY; 01-22-2022 at 04:54 PM. Reason: typing error, 11 Oct 1926 - 22 Jan 2022

  2. #2
    Nhà Lầu
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    350
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Hiện đại mà sâu đậm bản sắc

    18/11/2018

    Trở về Việt Nam, Sư ông sẽ được hít thở mùi lá thông của đồi Dương Xuân, sớm chiều nghe tiếng chuông tiếng mõ…

    Có thể gọi sự trở về tịnh dưỡng tại tổ đình Từ Hiếu, Huế của Thiền sư Thích Nhất Hạnh ở tuổi 93, môn đệ gọi thân thương là Sư ông, vào hạ tuần tháng 10 vừa qua là sự trở về của đứa con nghe tiếng mẹ gọi, cũng là tiếng lòng của Sư ông từ mấy mươi năm trước: Mười năm vườn xưa xanh tốt/ Hai mươi năm nắng dọi lều tranh/ Mẹ tôi gọi tôi về/ Bên bếp nước rửa chân/ Hơ tay trên bếp lửa hồng/ Đợi cơm chiều khi màn đêm buông xuống...

    Từ nay Sư ông sẽ hít thở mùi lá thông của đồi Dương Xuân, sớm chiều nghe tiếng chuông tiếng mõ, có lúc lỗi nhịp của chú tiểu còn ngủ gật khi đọc kinh... mà bất giác mỉm cười nhận ra chính mình thuở "đồng chơn nhập đạo"!

    Thế cuộc đẩy xô con người đi những cung đường không ai có thể lường trước được, thời vận nước nổi trôi Sư ông cũng không ở ngoài quy luật. Nhưng tha hương bất ly hương, ở xa quê mà không tách biệt với quê, là đặc điểm dễ nhận ra ở Sư ông: Từ phong thái, ánh nhìn lời nói, chiếc áo nâu sồng và nón lá cho đến những dữ liệu đi vào trang viết: vườn cải hoa vàng, con đò bến sông, người mẹ quê... hiện ra chân quê hơn bao giờ hết. Ông yêu biết mấy những đơn sơ bụi chuối hàng cau, quê hương trong trái tim ông tuy "còn dính cát bụi", nhưng "trăng sao vẫn đẹp những đêm rằm" (thơ của Thiền sư).

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong chuyến trở về mới đây

    Môi trường Phật giáo Huế thời của Sư ông nổi tiếng thâm nghiêm, kinh sách toàn bằng chữ Hán lại chịu ảnh hưởng lễ nghi của phong kiến triều Nguyễn... Cho nên cách xưng hô trong chùa cũng "cổ xưa", những: thỉnh, bạch, bẩm, hầu, con, ngài... sử dụng nhiều vô hình trung tạo bức rào trong giao tiếp.

    Sớm nhận thấy rào cản ngôn ngữ trong việc đưa đạo Phật đến với quần chúng trẻ tuổi, Sư ông mạnh dạn cải cách. Ông xưng sư huynh sư đệ trong chùa, dùng từ "EM" khi giảng Thiền. Tiếp xúc với Sư ông cảm thấy khoảng cách gần lại, đọc sách của ông thấy học Phật không phải là chuyện cao vời:
    "Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ... Rồi sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ, và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ hơi ngạc nhiên, và sẽ hỏi em: "biết gì?" - "Mẹ có biết là con thương mẹ không?"... (tác phẩm Bông hồng cài áo của Sư ông).

    Mang ngôn ngữ tươi mát của đời sống hiện thực vào Thiền là một trong những nguyên nhân khiến sách ông trở thành "best-seller". Tựa sách do ông viết như: Bụt ngàn đời, Chúa ngàn đời (Living Buddha Living Christ), Đường xưa mây trắng (Old Path White Clouds)... phát hành đạt con số triệu bản. Nhiều người nhờ thực tập Thiền tỉnh thức (Mindfulness) mà tìm ra phương án cho vấn đề nội tại của mình, những vấn đề văn minh vật chất không giải quyết được.



    Là người thể nghiệm năng lượng Thiền học từ nhỏ nhưng Sư ông không coi đạo Phật là tôn giáo số một. Ông khiêm tốn dung hòa đạo Phật trong bối cảnh của thế giới đa sắc tộc đa văn hóa. Nhờ thế mà bước chân hành đạo của ông đi qua cả chục quốc gia, đến đâu ông cũng nhận được sự thân thiện và yêu mến của người địa phương.

    Trung tâm thực tập thiền Làng Mai (Plumvillage) do ông thành lập ở nước Pháp có hàng chục ngàn người phương Tây đến thực tập. Các thành phố mà truyền thống Tin Lành, Công giáo đã làm rễ hàng thế kỷ như London, New York... từng in dấu một thầy tu người Việt Nam mảnh khảnh nhưng có thể "mời" hàng ngàn người phương Tây "ngồi tĩnh lặng" (Seat in peace). Nói chuyện với MC truyền hình nổi tiếng thế giới Oprah Winfrey, ông nói "Chúa chính là Phật của phương Tây"!

    Theo Sư ông: "Phật giáo luôn luôn có thái độ cởi mở, phá chấp. Không nên bám víu một giáo điều cho đó là chân lý tuyệt đối và để rồi xem các giáo lý khác là tà đạo. Tình yêu trong đạo Phật là “Từ, Bi, Hỷ, Xả.” Xả là "inclusiveness", không loại trừ bất cứ người nào ra khỏi tình thương của mình"... Quan điểm như vậy thổi cơn gió mát vào bầu không khí xung đột về sắc tộc tôn giáo của thế giới hiện đại luôn tiềm ẩn những nguy cơ.

    Một phút chánh niệm: Nói về Sư ông những mỹ từ cao đẹp tới đâu cũng là sáo rỗng nếu không thực tập Chánh niệm: "Khi bạn thở chánh niệm tức là chánh niệm về hơi thở. Khi bạn đi chánh niệm tức là chánh niệm vào bước chân. Chánh niệm có thể được đem vào đối tượng của vật lý và tâm lý. Đem đến sự nhận diện và nhẹ nhàng. Sự sống chỉ có thể có mặt trong giây phút hiện tại"...

    Tôi nhận ra trong đám mây đang vân du trên bầu trời xứ Huế hay những cánh diều tung bay trên đồng quê xứ Quảng có hơi nước của Biển Đông, mùi rơm rạ của Đồng bằng Bắc Bộ, mùi cỏ lá ở Miền Tây... và khoan thai hình dáng Sư ông: Thở vào tâm tỉnh lặng / thở ra miệng mỉm cười / An trú trong hiện tại / giây phút đẹp tuyệt vời...

    Trúc Nguyễn

  3. #3
    .



    .

    Cũng vợ cũng con cũng võng lọng,
    Đường xưa mây trắng vẫn thong dong ...
    Dân Việt ngụp chìm trong biển khổ
    Thiền sư hoan hỉ với Chân Không
    .



    .
    Last edited by thuyền nhân; 01-27-2022 at 06:36 AM.

  4. #4
    Nhà Lầu
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    350
    “Breathing in, I calm body and mind. Breathing out, I smile. Dwelling in the present moment I know this is the only moment.”
    Thich Nhat Hanh, Being Peace


    “The mind can go in a thousand directions, but on this beautiful path, I walk in peace. With each step, the wind blows. With each step, a flower blooms.”
    Thich Nhat Hanh

  5. #5
    ...



    Chân Không .... bước nhẹ như hôn đất ...
    Hỡi triệu dân oan ... mất đất như không ...

    Hít vào ... hơi thở như sen nở ...
    Thơm tận trời Tây, Nhất Hạnh thôi ...

    Thở ra ... cư sĩ đăng bàn nát ...
    Đứt ruột ... dân tôi đói khát đời ...

    ...

    Ráng lên, thêm nữa, thêm chút nữa,
    Cộng nghiệp, vượt lên, vượt đến nơi ,

    Ráng lên, thêm nữa, thêm chút nữa ...
    Ngày mai sẽ tới, sẽ sáng thôi ...

    "Thầy" đã đi rồi, mây đã vén!
    Sương mù đầu ngõ sắp tan rồi ...

    ...


    Last edited by thuyền nhân; 01-23-2022 at 01:45 PM.

 

 

Similar Threads

  1. Việt kiều Mỹ về nước mất trắng 55 tỷ !
    By Mai Đằng in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 10-26-2017, 07:19 AM
  2. Thiền tủ đá
    By Triển in forum Khoa Huyền Bí Học
    Replies: 4
    Last Post: 03-14-2014, 08:01 PM
  3. Shepard c. Lowman (1926-2013)
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 3
    Last Post: 03-17-2013, 10:05 AM
  4. Miền cát trắng ở Mỹ
    By V.I.Lãng in forum Thú Tiêu Khiển
    Replies: 2
    Last Post: 03-25-2012, 08:37 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 11-07-2011, 11:48 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:52 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh