Register
Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 21
  1. #1

    Tưởng Niệm Ngày 30/4 : Biết Bao Giờ Trở Lại?

    Lại tháng Tư về anh biết không?
    Tôi nghe ray rứt ở trong lòng
    Từng đêm trăn trở niềm đau xót
    Nhớ thuở điêu tàn của núi sông.

    Bao năm phiêu bạt đời viễn xứ
    Lòng mãi nhớ hoài một Tháng Tư
    Kinh hoàng ngơ ngẩn sầu ly biệt
    Cha đã ra đi chẳng giã từ.

    Quê hương xa thẳm cuối đường mây
    Tôi vẫn còn đây giữa chốn này
    Thương về non nước, chiều đưa tiễn
    Anh ở phương nào vạn đắng cay.

    Bài Thơ "Nỗi Buồn Tháng Tư" của tác giả Vi Vân


  2. #2
    Đối với nguời Việt đang sống lưu vong trên khắp thế giới, Sài Gòn vẫn mãi là thủ đô của Việt Nam không bao giờ phai nhạt cho dù thời gian đi qua đã lâu. Rất nhiều các bạn hay gia đình của các bạn đã có những kỷ niệm vui buồn về Sài Gòn, của thời trẻ đi học, của những quán ăn bên lề, của những hàng me bay trong gió. Sài Gòn vẫn còn đó, tuy thay đổi theo thời gian nhưng trong tâm tư của chúng ta, công viên Tao Đàn, chợ hoa Nguyễn Huệ, con đuờng Catinat, nhà thờ Đức Bà vẫn mãi là nét đẹp của một thuở nào đó. Thủ đô Sài Gòn, khắc sâu vào trong tim của nguời lưu lạc và giấc mơ hồi hương luôn ngự trị trong mơ uớc của chúng ta. Vì sao? Vì những kỷ niệm về Sài Gòn... sống mãi trong tôi bóng hôm nay sẽ không phai. Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!

    Để khai mạc chương trình Tưởng Niệm ngày 30 tháng 4 với đề tài Biết Bao Giờ Trở Lại, thân mời các bạn cùng chúng tôi tìm lại hình ảnh thân yêu của Sài Gòn, mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông qua tác phẩm "Sài Gòn Đẹp Lắm" của nhạc sĩ Y Vân với tiếng hát nhẹ nhàng của Rosie.


  3. #3
    Trên đầu đề của ca khúc Chiều Mưa Biên Giới, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, với bút danh Vì Dân, đã ghi mấy dòng như sau:

    “Kính tặng các chiến sĩ một nắng hai sương, lao mình nơi tiền tuyến. Kỷ niệm Đồng Tháp Mười (biên giới Việt-Cambod-1956)”.

    Nhắc đến nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, đầu tiên người ta thường nhắc đến Chiều Mưa Biên Giới. Đây là 1 trong những ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp của ông, được sáng tác khi ông đang thực hiện những cuộc hành quân biên giới. Khi đó Nguyễn Văn Đông mới ngoài 20 tuổi, đã là một sĩ quan phục vụ ở vùng Đồng Tháp Mười, giáp biên giới Cao Miên.

    Năm 2006, trong một buổi trò chuyện trên đài VOA, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể về hoàn cảnh sáng bài bài này như sau:

    “Lần đó tôi dẫn đầu một nhóm biệt kích bí mật đi điều nghiên (điều trɑ – nghiên ᴄứu) chiến trường dọᴄ theᴏ biên giới Miên – việt và Đồng Tháp Mười. Trên đường về, ɑnh em chúng tôi lâm vàᴏ ᴄảnh trời chiều gió lộng, mưɑ ɡàᴏ như vuốt mặt. Giữɑ ᴄánh đồng hᴏɑng vắng tiêu sơ, lối vàᴏ tiền đồn thì xɑ xôi, thᴏáng ẩn hiện những nóᴄ tháp ᴄɑnh mờ nhạt ở ᴄuối chân trời.

    Và từng chập gió buốt kéᴏ về như muối sát vàᴏ thịt dɑ. Từ trᴏng ᴄảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những ᴄung bậᴄ rung ᴄảm, những trường ᴄɑnh đầu tiên buồn bã chᴏ bài Chiều Mưɑ Biên Giới ɑnh đi về đâu…”

    Những ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thường chứa đựng một nỗi buồn man mác, ẩn sâu trong đó là tâm tình của một thế hệ người Việt thời ly loạn. Với những ca khúc được sáng tác trong thập niên 1950, là thời gian đầu của sự nghiệp nhà binh, cũng như sự nghiệp âm nhạc, Nguyễn Văn Đông đã mô tả đời lính một cách chân thật. Đó là hoàn cảnh băng mình vào nơi sương gió, với những vất vả, đơn độc và chất đầy nhung nhớ của người lính. Giữa nơi rừng chiều âm u và rét mướt, cơ hồ như là đang lạc lõng bơ vơ, rồi thả hồn trôi theo đám mây chiều hoang gửi lòng thương nhớ về nơi hậu phương. Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? một câu khỏi như là lời trần tình không chờ lời đáp.

    Trích bài viết của Đông Kha (nhacxua.vn).

    Chương trình Biết Bao Giờ Trở Lại sẽ mang đến cho các bạn, tác phẫm Chiều Mưa Biên Giới, với tiếng hát trầm ấm của anh Đậu


  4. #4
    Sài Gòn là chủ đề đuợc nhiều nhạc sĩ phổ biến trong nền âm nhạc Việt Nam, nhất là sau biến cố 30/4, khi hàng triệu người Việt lưu lạc khắp nơi trên thế giới, khi nỗi nhớ quê hương càng da diết, thì nuớc mắt càng dễ tuôn trào, để từ đó có những nhạc phẩm nói lên sự thống thiết, buồn thương về một quá khứ ai cũng đã từng yêu, từng nhớ. Đúng hơn nữa, niềm nhớ dành cho Sài Gòn khó mà có thể dùng đủ ca từ để bày tỏ được hết nỗi lòng mình. Sài Gòn vẫn mãi là một cái tên gợi nhiều niềm đau và nước mắt mà nhiều người Việt xa xứ đều ghi khắc trong tâm khảm, pha chút chạnh lòng, bồi hồi, khắc khoải, và tiếc thương.

    Tiếng hát của Alexis và tác phẩm Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên, nhạc của Nguyễn Đình Toàn, sẽ đến với các bạn trong Chuơng Trình 30/4 Biết Bao Giờ Trở Lại.


  5. #5

  6. #6
    Biển Nhớ có thể đuợc xem là một trong những ca khúc trữ tình để đời của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

    Ca khúc này được sáng tác năm ông vừa tròn 23 tuổi (1962), sau khi cho ra đời 2 tuyệt phẩm âm nhạc là Hạ Trắng và Diễm Xưa. Biển Nhớ đã tiếp nối con đường thành công của người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh, được rất nhiều nghệ sĩ, danh ca thể hiện thành công và truyền đạt gần như trọn vẹn tấm chân tình của người con trai thương nhớ người yêu ở xa da diết.

    Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về,
    Gọi hồn liễu rũ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya

    Bài hát được lấy cảm hứng từ chính tâm trạng thật của tác giả, đó là một câu chuyện buồn và nỗi lòng của ông khi ông nhiều đêm ngồi trên bãi biển Quy Nhơn và nhớ về một cô sinh viên quê ở Nha Trang tên là Bích Khê mà ông đã thầm thương, trộm nhớ . "... Triều sương ướt đẫm con mê, trời cao níu buớc Sơn Khê ..." Hai từ "Sơn" và "Khê", chủ ý hay ngẫu nhiên, người nghe tự hỏi : phải chăng là tên của hai nhân vật chính hợp lại?

    Biển Nhớ như một dự cảm, lời tự sự của một người con trai tràn đầy những con sóng yêu đương nhưng cũng khắc khoải một nỗi buồn chia xa . Nhạc phẩm chất chứa những ca từ mênh mang và sâu lắng khiến nguời nghe thật sự rung động .

    Anh Mảnh Tình Cuối sẽ đưa các bạn trở lại với bờ biển Quy Nhơn đầy ắp thương nhớ này của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua nhạc phẩm Biển Nhớ
    .


  7. #7
    Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi, ánh đèn giăng mắc muôn nơi áo màu tung gió chơi vơi... "Hướng về Hà Nội "là một ca khúc trữ tình của nhạc sĩ Hoàng Dương sáng tác vào những năm 1950, lấy bối cảnh Hà Nội với nguồn cảm hứng từ chính mối tình của tác giả với một cô gái.

    Nguời nhạc sĩ đã kể lại: "Tôi viết bài này chỉ có trong một đêm, tất cả nỗi nhớ nó vò xé trong tâm trạng mình, tích tụ trong hai giai đoạn xa Hà Nội, cô đọng trong những bài ca. Trong số các ca khúc viết về Hà Nội "Hướng về Hà Nội" được đánh giá là ca khúc trữ tình vào loại bậc nhất. Nhạc sĩ Quang Thọ nhận xét: "Đối với tôi, bài hát "Hướng về Hà Nội" của nhạc sĩ Hoàng Dương là một kiệt tác về thanh nhạc. Đó là sự kết hợp nhuần nhị của tính trữ tình, của tình cảm hướng về quê hương, với khúc thức, bố cục chuyên nghiệp, chặt chẽ của thanh nhạc, khí nhạc"

    Tiếp theo chuơng trình Biết Bao Giờ Trở Lại, tiếng hát của Rosie sẽ gợi lại nỗi nhớ da diết của nhạc sĩ Hoàng Dương và tác phẩm "Hướng Về Hà Nội
    "


  8. #8
    Chuyện từ một đêm cuối nẻo một người tiễn một người điĐẹp tựa bài thơ nở giữa đêm sương nở tận tâm hồn

    Nhắc đến cố nhạc sĩ Mạnh Phát thì chẳng thể nào không nhắc đến ca khúc đã góp phần đưa tên tuổi của ông đi lên - ca khúc Hoa Nở Về Đêm, một trong những tình khúc vô cùng nổi tiếng, viết về chủ đề tình yêu nam nữ. Đó là chuyện tình của ông với một người con gái tên Hoa. Trong một khoảng thời gian công tác ở Huế, nhạc sĩ đã quen biết và say đắm trước nhan sắc của cô gái trẻ này dù trong lúc đó ông đã có gia đình. Vì tính chất của công việc của cả hai người, họ chỉ có thể gặp nhau và tâm sự vào buổi tối. Đây cũng chính là nguồn cảm hứng của nhạc sĩ viết nên câu chuyện tình yêu ngọt ngào và da diết cho tình khúc "Hoa Nở Về Đêm".


    Vào chính lúc bản thân cô đơn nhất, lại gặp được người bạn tâm giao, tình cảm lúc này chớm nở như nụ hoa đêm. Chính lúc này, tac giả mới nhận ra được một sự thật làm người nghe phải chạnh lòng : "Tình yêu đẹp nghìn đời là tình yêu khi đơn côi..." Những câu hát nhẹ nhàng và tha thiết của một câu chuyện tình lãng mạn, nghe sao rất thật, rất đời, khiến cho bao trái tim chưa yêu, đang yêu và đã yêu phải suy ngẫm thật nhiều...

    Ai lớn lên không từng hẹn hò không từng yêu thương
    Nhưng có mấy người tìm được một tình yêu ngát hương


    Nhạc phẩm Hoa Nở Về Đêm của cố nhạc sĩ Mạnh Phát sẽ được gửi đến các bạn qua hai tiếng hát của Rosie và BK9Nuc.






  9. #9

  10. #10
    Chiến tranh chia rẽ gia đình, tình yêu, và bạn bè. Thời gian xa cách đôi khi khá lâu, tình cờ bạn bè hội ngộ lại, bỡ ngỡ nhìn nhau ôn lại thuở học trò mộng mơ ngày nào. Gặp nhau để nhắc lại những kỷ niệm của những ngày xưa thân ái. Và rồi, cùng nhau ôn lại quá khứ của tuổi học trò thư sinh trong trắng. Những buổi chia tay từ giã bạn bè, từ giã kỷ niệm, không biết khi nào gặp lại, sao không khỏi bùi ngùi tiếc nhớ.


    Tôi lại gặp anh trời đêm nay sáng quá,
    ánh trăng như hé cười sau ngàn lá.
    Tôi lại gặp anh đường khuya vui bước nhỏ,
    kể nhau nghe chuyện cũ bao ngày qua.


    Sau cuộc gặp gỡ, thôi mình chia tay cầu mong anh chiến thắng, ánh trăng khuya sắp tàn trên hè phố. Chia tay, kẻ ra đi người ở lại, với niềm hy vọng anh sẽ về trong tương lai để một lần nữa, ôn lại kỷ niệm từ ngày xưa chưa xóa mờ.


    Thân mời các bạn thưởng thức tiếng hát của RosieTrăng Tàn Trên Hè Phố, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác.



 

 

Similar Threads

  1. Tưởng Niệm ngày Quốc Hận 30 tháng 4
    By MHB in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 23
    Last Post: 05-06-2014, 09:38 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 03-08-2014, 06:05 AM
  3. Paris Tưởng Niệm các Chiến Sĩ QLVNCH
    By ngocdam66 in forum Nhân Văn
    Replies: 0
    Last Post: 11-04-2013, 05:48 AM
  4. Paris chuẩn bị Tưởng Niệm Biến cố tết Mau Thân 1968.
    By Hồng Y Nương in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 8
    Last Post: 03-12-2013, 01:15 PM
  5. [TPDT] Chương Trình Tưởng Niệm Tháng Tư 2009
    By Ryson in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 08:12 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:26 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh