Register
Page 4 of 5 FirstFirst ... 2345 LastLast
Results 31 to 40 of 42
  1. #31
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,211
    2022-09-03.jpg

    Chị vào đọc thấy cái này - Tên hoa một thời của VN mình - hôm nọ chị đưa bạn đi chơi các em xem hoa phù dung nè

    IMG_7514.jpg
    nó to đùng hơn mặt của chị luôn mình chụp này nắng gắt quá nên mặt và hoa không đúng kích thước

    IMG_7513.jpg

    Rồi hoa hồng bây giờ sau khi lai tạo nhiều cánh úp mở đủ kiểu nay lại tìm về ban sơ đúng 5 cánh đơn nữa chứ hoa to khoảng kín lòng bàn tay của chị

    IMG_7522.jpg
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  2. #32
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,211
    IMG_7529.jpg

    IMG_7532.jpg

    IMG_7534.jpg

    thuocduoc.jpg

    Hoa thược dược nay được lai tạo hai màu đẹp quá là đẹp - thược dược thường có nhiều lớp cánh - chị định mang hoa vào đố mà thôi - ngắm hoa vui quá là vui
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  3. #33
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,016
    Quote Originally Posted by Nhã Uyên View Post
    NU thân mến chào thùy Linh tỷ tỷ và quý khách trong XTLTT-TV. Chúc tất cả vui, khỏe, và bình an.

    Thùy Linh tỷ tỷ.

    Nhà bác gái và hàng xóm Uyên có dăm cây crépe myrtles mà từ nhỏ tới lớn Uyên chỉ nghe theo và biết gọi những cây hoa ấy là crepe/crape myrtles theo tiếng Anh và bằng lăng theo tiếng Việt, giờ phải sang chấn tâm lý bởi mới biết hoa kia còn có tên gọi phổ thông là tường vi. Hoang mang. Kiểu vừa ngu tên hoa và vừa quên luôn tiếng Việt á. Bởi khi nhắc đến tường vi thì Uyên chỉ hiểu theo tiếng Anh là rosa multiflora, một giống hoa hồng, theo tài liệu tỷ Thùy Linh mang về để tấu lên Ngài Nam Tào.
    Mà Ngài Nam Tào của tỷ Thùy Linh hình như bận nghỉ mát ở Maldives lâu dài rồi.

    Uyên thử Googled Bằng Lăng thì Bằng Lăng hiện lên trước hết là tên của siêu mẫu kiêm diễn viên trong phim Gái Nhảy. Cổ đẹp như hoa bằng lăng nhưng nước da ngăm nên chắc không phải hoa mình tìm kiếm.

    Kế tiếp có bằng lăng nước hay đơn giản là bằng lăng, giống giống hoa mình tìm kiếm ... Theo tài liệu (https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%B...6%B0%E1%BB%9Bc) thì bằng lăng nước được gọi tên là Banabá theo tiếng Tagalog … haiz, sao viết hơi giống banana vậy, không biết có ai gọi nó là hoa chuối để mình thêm rối bời?

    Ngoài cho mình biết thêm về tên hoa gọi từ những nơi khác, link dưới đây còn cho mình biết tác dụng dược lý của hoa bằng lăng.

    https://www.healthbenefitstimes.com/banaba/



    Chào chị Ngô Đồng, ồ hoa đẹp không tả đep thấy mê luôn, vẫn là hoa biết nói đẹp nhất .

    Cảm ơn Nhã Uyên tiểu muội muội, đã cho link để tỷ mở thêm tầm mắt, gần đây thấy anh Cả Ngố, chị Ngô Đồng, Ngũ huynh đem links sách xưa về tỷ mừng lắm,
    thời tỷ đi học để kể muội nghe tỷ học được gì ?

    Ngài Nam Tào cuối tuần đâu mần dziệc, Ngài có triệu công, nghìn việc, vạn vạn công văn, Ngài vừa liếc thấy tựa tấu chương của tỷ và biết nguồn gốc dân An Nam là sắc mặt...buồn.

    Ngài phán rằng sau 1975 thay đổi chế độ ở Việt Nam thì dẹp, đốt hết sách thánh hiền, sách xưa là tàn dư chế độ cũ ...
    y như Tần Thủy Hoàng đã làm ngàn ngàn năm trước sau khi gồm thâu lục quốc, thì mấy người có đọc hay lưu giữ lại sách xưa của tổ tiên bốn ngàn năm văn hiến ...

    Ý Ngài Nam Tào, tất cả ai vào năm 1975 còn tuổi thiếu niên hay sinh ra sau 75 thì bây giờ trên, dưới 60 tuổi rồi, theo học chương trình XHCN, sách giáo khoa mới, gạt bỏ môn Đức dục ra,....
    Việc "cầm nhầm" một cái gì dù nhỏ hay lớn, khg cố ý nhưng khi đã quen tai / tay thì nếu có biết cũng mặc nhiên khg trả, giữ xài luôn, coi như chuyện một hạt cát bỏ vào đại dương...

    Bây giờ thử xem họ có chịu trả tên Tường Vi lại khg nào ? Chắc là KHÔNG rồi .
    Tới một lúc người ta dám sửa từ điển hay viết từ điển mới cho nó hợp "thời thế, thế thời phải thế" lắm à nghen

    Hôm kia nhớ đến gia đình chị Nakajo ở Nhật, mà lâu rồi tỷ không hỏi thăm, vào đọc lại du lịch Nhật Bản, tỷ ngồi cười một mình,
    nhớ nhiều anh, chị, các bạn Nam 2010, anh Camel, Mướp Hương, Mãiyeuthuong đã đem gạch vô xây lên, viết bài trong đó, kỷ niệm vui ấm áp và đẹp ...Năm 2020 nếu khg bị đại dịch tỷ đã đi Nhật lần ba, phải huỷ vé .

    Thấy lại cây hoa Bằng Lăng sẻ/Tử vi hoa trong Kim Các tự và trước nhà chị Nakajo cũng có trồng một cây, đem vô đây coi

    https://dtphorum.com/pr4/showthread....9y-Linh/page10

    Lagerstroemia indica, Crepe myrtle, Crêpe myrtle, Crape myrtle Bằng Lăng sẻ / hoa Tử vi bên Nhật









    Last edited by Thùy Linh; 09-19-2022 at 10:22 PM.

  4. #34
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,016


    Mùa xuân khi hoa Tường vi Rosa Multiflora trước hàng hiên nhà TLinh mới chớm nở đẹp lắm luôn, lúc vài tuần thì màu phai ra trắng, người đi qua hay nhìn vào ...
    Chúc anh, chị, các bạn một cuối tuần an vui, dân Úc ai còn Cha thì bận ăn tiệc gia đình vui .







    Tường Vi 薔薇

    Tường vi vừa nở gió đong đưa
    Hé nụ xinh sao khó tả vừa
    Cánh nhẹ mong manh đùa bướm nhỏ
    Hương thơm dìu dịu thoảng song thưa
    Khi chiều xuân lại hoa chờ nắng
    Lúc gió hạ về lá đợi mưa
    Em đến cho đời thêm hạnh phúc
    Bao nhiêu chữ viết cũng dư thừa

    Thùy Linh
    25 August 2022


    Last edited by Thùy Linh; 09-05-2022 at 07:33 PM. Reason: chỉnh đối

  5. #35
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,016
    Quote Originally Posted by Nhã Uyên View Post
    [SIZE=2][FONT=arial][COLOR=#000000]

    Kế tiếp có bằng lăng nước hay đơn giản là bằng lăng, giống giống hoa mình tìm kiếm ... Theo tài liệu (https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%B...6%B0%E1%BB%9Bc) thì bằng lăng nước được gọi tên là Banabá theo tiếng Tagalog … haiz, sao viết hơi giống banana vậy, không biết có ai gọi nó là hoa chuối để mình thêm rối bời?

    Ngoài cho mình biết thêm về tên hoa gọi từ những nơi khác, link dưới đây còn cho mình biết tác dụng dược lý của hoa bằng lăng.

    https://www.healthbenefitstimes.com/banaba/

    Nhã Uyên tiểu muội muội, đề tài này bổ não, tỷ có hứng thú học thêm được nhiều .
    Muội muội thắc mắc về hoa Bằng Lăng tím, cũng gọi Bằng Lăng nước cứ lật tự điển Lê Văn Đức trước 1975 trang 82 (theo link chị Ngô Đồng cho) là ra à.
    http://ndclnh-mytho-usa.org/KhoSachC...%20thuong).pdf

    Bằng Lăng tím, sách viết Bằng Lăng nước vì sau này có nhiều loại Bằng Lăng du nhập vào VN
    Chính xác là Lagerstroemia Speciosa tên thường gọi Giant Crepe myrtle, Queen Crepe Myrtle, Pride of India.....

    Theo tài liệu tỷ đọc được, bản thảo Đại Nam NTC khi trình lên để khắc chữ, vua Tự Đức bắt sửa kỷ và soạn thêm bộ Bổ Biên, chưa khắc chữ thì sau đó 1883 vua Tự Đức băng hà,
    đến Trận Kinh thành Huế 1885 đã bị thất lạc mấy tập, luôn cả bộ Bổ Biên vĩnh viễn khg tìm thấy luôn. Đời vua Duy Tân mới khắc chữ, mà chỉ hạn chế ở các tỉnh Trung Kỳ thôi.
    Bộ sách ĐNNTC đã biên soạn ra hơn một thiên niên kỷ rồi, đã bị thất lạc mấy tập, bộ Bổ Biên khg còn, khắc chữ hạn chế chỉ miền Trung không đầy đủ, thiếu rất nhiều.

    ~~
    Cây Bằng Lăng khg phải cây bản địa, mà Bằng Lăng nước thường gọi Bằng Lăng tím hợp khí hậu nhiệt đới, du nhập vào từ Ấn Độ, còn cây Tử Vi du nhập vào từ Trung Quốc. Bắt đầu du nhập vào những năm nào ? đặt tên lúc nào?
    ~~
    Tuy vậy, Từ điển Lê Văn Đức trước 1975 đã có liệt kê trong trang 82, như sau, có cả tiếng Anh trong ngoặc ( Lagerstroemia speciosa )
    Chép ra xem...
    Bằng Lăng dt (Thực) loại cây to, lá lớn, có lông, hoa tím dợt trổ dài theo đọt nhánh, vỏ cây có chất tanin trị được tiết-tả, trái và lá trị được bệnh đái đường (Lagerstroemia speciosa )

    Trong sách tiếng Anh ghi rõ chắc chắn 100% Lagerstroemia speciosa và Lagerstroemia indica là cùng Genus (Chi ) Lagerstroemia tiếng Việt là Chi Bằng Lăng.
    Cùng Chi chia ra loại, tên Việt riêng từng loại được đặt chính thức vô sổ khi cây du nhập vào .
    ..
    thí dụ :
    Lagerstroemia speciosa- Bằng Lăng nước, hay thường gọi Bằng Lăng tím
    Lagerstroemia indica - Bằng Lăng sẻ, Tử Vi
    Lagerstroemia tomentosa - Bằng Lăng lông
    và còn nhiều loại Bằng Lăng +....nữa, có nhiều tên tiếng Anh, Việt được liệt kê trong Từ điển Thực Vật Thông dụng 2 quyển của giáo sư Võ Văn Chi,
    nhà xuất bản Khoa Học Kỷ Thuật xuất bản gần 20 năm trước ( 2003), bán trong nhà sách.
    ~~
    Có cây mới, dĩ nhiên các nhà thực vật học/ giáo sư mới đặt tên cho phù hợp, tùy theo Chi để phân biệt, vô bộ sổ, như sinh con phải đặt tên A,B,C,
    khác là tên hoa thì khg nhà chuyên môn nào đặt trùng tên hoa khác.

    Còn tên hoa Lagerstroemia indica/crepe myrtle gọi theo tiếng Hán -Việt là hoa Tử Vi , còn đặt thêm tên thuần Việt là Bằng Lăng sẻ, những hoa khác cũng có nhiều tên Việt chính thức chứ khg hẳn duy một tên tiếng Hán- Việt .
    ( Còn tiếp )

    Từ điển Lê Văn Đức 1970 giải nghĩa về cây Bằng Lăng


    Last edited by Thùy Linh; 09-09-2022 at 07:22 AM. Reason: update, lỗi typo

  6. #36
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,002
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post

    Ngài Nam Tào cuối tuần đi nhậu gụ đâu mần dziệc, Ngài có triệu công, nghìn việc, vạn vạn công văn,
    Ngài vừa liếc thấy tựa tấu chương của tỷ và biết nguồn gốc dân An Nam là sắc mặt...buồn.



    Ngài Nam Tào kỳ thị dân An Nam vậy sao? Hỏng tấu thì làm sao biết đúng sai để mà sửa? “Quá nhi năng cải, thiện mạc đại yên” là câu tinh hoa của cổ nhân, Ngọc Hoàng chưa nhắc nhở với Ngài Nam Tào ư? Uyên rất muốn biết đúng tên để mà ghi nhớ, gọi, để tránh ngộ nhận khi nói chuyện với người lớn, người mình tiếp xúc. Còn nói chuyện với bạn bè, với người khác thì mình có quyền nói theo ngôn ngữ mình muốn, nói sao cho họ hiểu, chính là nói để đối phương hiểu chứ k phải nói để một mình mình nghe. Nhưng biết sai mà vẫn a dua theo, không sửa thì có còn sai hơn không?

    Cám ơn tỷ đã kể về thời tỷ đi học! Ở đây, mỗi khi thấy một trẻ "vô lễ, hung dữ", Uyên cảm thấy xót ... Uyên tự hỏi hoàn cảnh gia đình của trẻ như thế nào ...

    Hoa của chị Ngô Đồng và Tường Vi của tỷ đều đẹp! Cộng thêm bài thơ. Khi nào thảnh thơi Uyên sẽ cố gắng theo tỷ và các sư huynh học làm thơ.
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  7. #37
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,016

    Tiếp theo ...........
    Hoa Bằng Lăng danh pháp khoa học Lagerstroemia speciosa, tên tiếng Anh thường gọi là Giant Crepe myrtle, Queen's Crepe/Crape myrtle .
    Tiếng Trung 大 花 紫 薇
    大 = Đại , lớn 花 = hoa , 紫薇 = Tử Vi TLinh dịch là " Đại Tử Vi hoa" chứ theo thứ tự chữ Trung thì " Đại hoa Tử Vi "

    Đại Tử Vi hoa, hoa màu tím nhạt nên người Việt Nam ta thường gọi Bằng lăng tím. Tên thuần Việt chính thức (để phân biệt với các loài Bằng Lăng khác) là Bằng Lăng nước.

    Tên này do Giáo sư Phạm Hoàng Hộ sinh năm 1929, viết sách và đặt tên, PHH là giáo sư Thực vật học của Việt Nam, Viện trưởng sáng lập Viện Đại học Cần Thơ, ông nổi tiếng với bộ sách ba quyển "Cây cỏ Việt Nam"
    Có người thắc mắc sao giáo sư PHH không đặt tên là Bằng Lăng nữ hoàng, Bằng lăng đại ? vì bằng Lăng này khg chỉ sống gần nước mà còn cả trên khô đồi, núi?
    Một khi được đặt tên bởi nhà chuyên môn, có sách TLinh sẽ theo đó. Tuy nhiên chỉ gọi hai chữ Bằng Lăng cũng đúng, tím chỉ là màu thôi.

    Không thể phủ nhận 大花 紫 薇 / Đại Tử Vi hoa/ Bằng Lăng nước/ Lagerstromia speciosa 紫 薇 / Tử Vi hoa / Bằng Lăng sẻ / Lagerstroemia indica, là cùng Genus Lagerstroemia (Chi Bằng Lăng ) .
    Có cùng tên gọi, chữ viết 紫 薇 (Tử Vi) giống nhau theo tiếng Trung . Tên Việt một là Bằng Lăng nước 大花 紫 薇 và một Bằng Lăng sẻ 紫 薇

    Liên hệ cùng Chi (Genus) rất gần như cùng huyết thống, có thể cắt, ghép, lai tạo với nhau, liên hệ Họ (family) xa hơn khó mà cấy, ghép, tháp được .

    link sau nếu click vào chỗ "Dịch trang này" sẽ ra tiếng Việt là Bằng Lăng

    https://www.google.com/search?q=%E5%...hrome&ie=UTF-8






    大 花 紫 薇 / Đại Tử Vi hoa/ Bằng Lăng nước/ Lagerstroemia speciosa ( Giant Crepe Myrtle, Queen' s Crepe/Crape myrtle/ ...)







    Nhã Uyên muội muội, tỷ viết với muội muội cưng sau .
    Last edited by Thùy Linh; 09-09-2022 at 07:14 AM. Reason: update, typo

  8. #38
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,016
    Quote Originally Posted by Nhã Uyên View Post
    Uyên rất muốn biết đúng tên để mà ghi nhớ, gọi, để tránh ngộ nhận khi nói chuyện với người lớn, người mình tiếp xúc. Còn nói chuyện với bạn bè, với người khác thì mình có quyền nói theo ngôn ngữ mình muốn, nói sao cho họ hiểu, chính là nói để đối phương hiểu chứ k phải nói để một mình mình nghe. Nhưng biết sai mà vẫn a dua theo, không sửa thì có còn sai hơn không?
    Nhã Uyên tiểu muội muội,
    "Tín ngôn bất mỹ, mỹ ngôn bất tín"

    Tỷ muốn gõ một tiếng chuông nhỏ với hy vọng làm rõ ra gọi tên nào đúng cho hoa nào !
    Mong có những bàn tay đẹp chia sẻ, đặt đúng vị trí tên hoa nào vào chỗ của hoa ấy, sau khi xem những điều minh chứng cho tên hoa Tường Vi thật là Rosa Multiflora, Chi hoa Hồng, có ghi rõ trong Tự điển và sách vở trước 1975.

    Còn những bàn tay lông lá cứ quảng bá cái sai, cái tên gọi nhầm, sẽ mãi mãi núp bóng từ bi của em Tường Vi vậy.
    Hoa nào cũng có tên.
    Tên Tử Vi (Lagersroemia indica/ Crepe Myrtle) Tử ở đây nghĩa khác, không phải nghĩa là chết đâu mà kỵ, còn có tên khác Bằng Lăng sẻ nè, Bách Nhật Hồng, Bá tử Kinh
    thích gọi tên nào cũng được, cho đúng, hà cớ chi gọi tên hoa khác sẽ không đúng ý nghĩa không công bằng cho cả hoa Bằng Lăng sẻ.


    Quote Originally Posted by Nhã Uyên View Post
    Ngài Nam Tào kỳ thị dân An Nam vậy sao? Hỏng tấu thì làm sao biết đúng sai để mà sửa? “Quá nhi năng cải, thiện mạc đại yên” là câu tinh hoa của cổ nhân, Ngọc Hoàng chưa nhắc nhở với Ngài Nam Tào ư?



    Ngài Nam Tào khg kỳ thị dân An Nam, Ngài buồn vì nhận quá nhiều tấu chương đại loại như vậy, mà Ngài dán bố cáo trên bảng thông báo như hồi xưa (trên Thiên đình làm gì có mạng in tờ net.)
    đã mấy thế hệ đốt sách thánh hiền, thì bố cáo của Ngài có dán trong góc kẹt, không mấy người chú ý xem, nhiều người xem rồi quăng cục lơ đi nữa.

    Ngài Nam Tào thở dài ngao ngán, buồn cho tiền đồ của cái nước hình cong như chữ S.
    ~*~
    Ở thời đại 4.0 hàng triệu, triệu người VN trong nước đang làm mưa, làm gió, gây bão, khuynh đảo cộng đồng mạng bằng những bài viết sai lệch,
    họ là những người ba chớp, ba nháng, không hề biết đúng, sai, chưa hề biết, nghe, thấy hay đọc sách trước 1975 của những học giả uyên thâm,
    Chưa kể đến những người nếu biết thì cũng ngang tàng, bất chấp.

    Họ, dân mạng chia sẻ những bài viết sai lạc lây lan nhanh như con vi trùng Corona .


    Quote Originally Posted by Nhã Uyên View Post

    Cộng thêm bài thơ. Khi nào thảnh thơi Uyên sẽ cố gắng theo tỷ và các sư huynh học làm thơ.

    Nhã Uyên muội muội lúc nào thích học mần thơ, tỷ sẽ sẵn sàng cõng muội muội, í lộn ! đưa hai tay dắt muội từng bước, từng bước nghen,
    muội sẽ đi trên đôi chân của mình, dù đi chậm nhưng vững thì tỷ mới buông tay. Làm thơ cũng vui và bổ não lém muội muội ơi

  9. #39
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,002
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post

    Tỷ muốn gõ một tiếng chuông nhỏ với hy vọng làm rõ ra gọi tên nào đúng cho hoa nào !
    Mong có những bàn tay đẹp chia sẻ, đặt đúng vị trí tên hoa nào vào chỗ của hoa ấy, sau khi xem những điều minh chứng cho tên hoa Tường Vi thật là Rosa Multiflora, Chi hoa Hồng, có ghi rõ trong Tự điển và sách vở trước 1975.

    Còn những bàn tay lông lá cứ quảng bá cái sai, cái tên gọi nhầm, sẽ mãi mãi núp bóng từ bi của em Tường Vi vậy.
    Hoa nào cũng có tên.
    Tên Tử Vi (Lagersroemia indica/ Crepe Myrtle) Tử ở đây nghĩa khác, không phải nghĩa là chết đâu mà kỵ, còn có tên khác Bằng Lăng sẻ nè, Bách Nhật Hồng, Bá tử Kinh
    thích gọi tên nào cũng được, cho đúng, hà cớ chi gọi tên hoa khác sẽ không đúng ý nghĩa không công bằng cho cả hoa Bằng Lăng sẻ.


    Cám ơn Thùy Linh tỷ tỷ đã bỏ công sức tìm hiểu về tên hoa. Uyên hiểu multiflora rosa và crepe myrtles là hai loài hoa khác nhau và rằng Đại Nam Nhất Thống Chí đã phân biệt rõ ràng tử vi (bằng lăng sẻ) và tường vi là hai loài hoa không có mối quan hệ họ hàng thân thuộc. Uyên không hiểu từ bao giờ crepe myrtles ở Việt Nam có cái tên tường vi nhưng Uyên đã nghe từ lâu cái tên bằng lăng cho hoa giống crepe myrtles bên Mỹ này. Mỹ áp dụng hệ thống “danh pháp nhị thức” (binomial nomenclature) – một hệ thống đặc tên chính thức của các loài sinh vật sống - để đặt tên cho thực vật (plants). Theo hệ thống này, mặc dù mỗi loài thực vật có thể có nhiều tên chung (common names), nó chỉ nên có một tên nhị thức (binomial name), còn được gọi là tên khoa học (scientific name). Điều này là để ngăn ngừa sự nhầm lẫn thường được đưa ra khi sử dụng các tên thông thường/phổ thông (common names) - như trường hợp bằng lăng/tường vi bên Việt Nam.

    Hoa mỗi tên muôn đời còn nhớ mãi ...
    vậy hai hoa cùng một tên chỉ tổ làm mình ... cù cưa thành tèm nhem luôn.


    Các links sau đây sẽ cho mình hiểu thêm chút cái tên bằng lăng ở Việt Nam đã có từ bao giờ - có cây vài trăm tuổi nghe có ngoa không!


    Đắk Nông: Quần thể bằng lăng trăm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam
    https://baodantoc.vn/dak-nong-quan-t...6217420109.htm

    An Giang: 3 cây bằng lăng hơn 300 tuổi thành Cây di sản Việt Nam

    https://video.vnexpress.net/tin-tuc/...g-3777810.html
    https://tuoitre.vn/an-giang-3-cay-ba...7121755396.htm
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  10. #40
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,016

    Hay quá, cảm ơn Nhã Uyên muội muội cho tỷ biết thêm về cây Bằng lăng già trong những cánh rừng này, dù là loại Bằng lăng nào thì cũng cây Bằng lăng,
    thêm một tên thông thường nữa là cây Săng lẻ.

    Hồi xưa, Bằng lăng chưa bao giờ là Tường vi. Thế mà thời nay, đột nhiên tên Bằng lăng sẻ thành tên Tường vi ?
    ~~
    Đúng như muội muội viết, common names mỗi nước gọi khác, mỗi chỗ gọi khác nên nhiều common names cho một hoa nhưng trở lại tên khoa học thì giống nhau.

    Trước đây nghe má tỷ nói bên VN trồng Bằng lăng chờ khi cây lón để lấy gỗ làm bàn ghế đồ dùng, gọi là gỗ Thao lao.
    Người làm về gỗ đã gọi gỗ Bằng lăng là gỗ Thao lao từ xưa rồi.

    Trong tự điển của Lê Văn Đức trước 1975 có ghi,( sau giải thích chữ Bằng lăng là Lagerstroemia speciosa)
    xuống hàng có Bằng lăng ổi gọi là Thao lao, tra tiếng Anh là Lagerstroemia Calyculata Kurz có hoa trắng và tím nhạt.

    Còn Bằng lăng nước/tím Lagerstroemia Speciosa cũng là gỗ Thao lao nước hay Thao lao hoa tím. Tất cả cây Lagerstroemia là cùng Genus (Chi Bằng lăng)
    ~
    Tỷ xem một xưởng gỗ làm bàn ghế ở VN giải thích thì phù hợp với má tỷ nói về gỗ Thao lao.

    https://sofaxuong.com/bai-viet-noi-bat/cay-thao-lao/

    https://dogophamkim.com/go-thao-lao-...e-loai-go-nay/
    Thao lao ổi
    Thao lao xẻ
    Thao lao nước
    Thao lao láng

    Những bài viết trong mục này hay bất cứ mục nào khác của TLinh, nếu quý vị không thích đọc, sẽ không vào xem đâu.
    Ai cũng có quyền chọn mục nào để xem và mục nào không, tuỳ ý, không hẳn chỉ ở Đặc Trưng mà bất cứ mạng xã hội nào ....

    Vì vậy, TLinh nghĩ mình không có đang làm phiền ai trong Phố cả


 

 

Similar Threads

  1. Tường Thuật Về Một Giấc Mơ Kỳ Lạ
    By Quynh Huong in forum Truyện
    Replies: 5
    Last Post: 09-18-2016, 03:52 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 08-22-2016, 09:27 AM
  3. Tường trình từ Việt Nam
    By Dân in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 8
    Last Post: 03-31-2014, 01:31 PM
  4. Tường trình từ Việt Nam
    By Lotus in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 0
    Last Post: 11-27-2013, 11:39 AM
  5. Vượt Tường Lửa
    By PhongLan in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 5
    Last Post: 03-09-2012, 02:40 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:12 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh