Register
Page 58 of 165 FirstFirst ... 848565758596068108158 ... LastLast
Results 571 to 580 of 1641
  1. #571
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,754

    Anh Kiến cho Phượng em mượn chỗ (5 posts) để nói chuyện thơ với Hoàng Thu Diệp, hôm nay hết lễ, các cháu rời đi em mới ngồi yên được lâu.

    Thời tiết đẹp, TL đưa 2 con chó đá ra vườn cùng ngồi đọc sách để bổ sung thêm những điều TL chỉ viết sơ qua với HTD mới đây.
    Mời Thu Diệp tiên sinh ngồi đối ẩm, dùng trà.

    THI PHÁP THƠ ĐƯƠNG LUẬT - QUÁCH TẤN
    Thư Gửi Các Bạn Ham Làm Thơ Đường Luật

    Những người yêu thích thơ Đường luật ít nhiều đã có hay biết đến quyển sách này và dùng như kim chỉ nam khi làm thơ Đường luật.
    Sách Thi Pháp này 383 trang, TL chỉ đơn cử vài chỗ trong sách.

    TL vào trang cụ Quách Tấn viết về Thi bệnh, lỗi trong thơ và những lời khuyên của cụ cho những ai yêu thích thơ Đường luật.

    Bắt đầu từ lỗi, bệnh nhẹ trước.... Trang 132-133 cụ nói về dụng tự, dụng hư tự, trùng chữ.
    " Trích" Bài Cung Oán có nhiều chữ dư, tức chữ không cần thiết, chỉ đem vào cho đủ vế mà thôi. Chúng ta nên tránh. Chẳng những tránh dùng một chữ đến 2 lần hoặc 3 lần, trừ khi cố ý nhấn mạnh, cố ý làm nổi bật một tứ thơ.

    Lỗi bị trùng chữ rất thường xảy ra. Đến các bậc lão luyện vẫn nhiều khi vấp phải. Tố Như trong bài Vọng Phu Thạch.
    Nhưng vì bài thơ có giá trị của viên ngọc liên thành, cho nên những vết nhỏ kia không đáng kể. Tuy vậy nếu viên ngọc toàn mỹ thì càng quý bội phần.

    Tản Đà thỉnh thoảng cũng không tránh khỏi. Tiên sinh có bài Theo Voi Ăn Bã Mía được coi là trác việt về lối thơ Phú Đắc.
    .....Vì con công trông đẹp quá nên không mấy ai còn để ý thổi lông.

    Chúng ta không phải Tố Như, Tản Đà nên đừng bắt chước.
    Huống nữa đã là lỗi thì dù là của bậc đại gia văn chương đi nữa cũng không nên lấy đó làm gương.
    Tránh những chữ vô dụng, tránh những chữ trùng điệp.

    Cụ Quách Tấn


    TL sẽ đem 5 posts này qua Phòng Luật Thi lưu khi có thời gian để những người ham làm thơ Đường luật tham khảo.





    Last edited by Thùy Linh; 04-02-2024 at 08:00 AM. Reason: typo

  2. #572
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,754
    ~~~~
    BỨC THƯ THỨ 12 (Trang 139- 162)

    Trang 161, sau khi cụ Quách Tấn đã liệt kê ra 8 bệnh của Thẩm Ước gồm Bình Đầu, Thượng Vy~, Phong Yêu, Hạc Tất, Bàng Nữu, Chánh Nữu, Đại Vận, Tiểu Vận .
    (luật thi còn nhiều bệnh khác nữa ) cụ viết như sau:

    "Đối với các bệnh khác, các bạn cũng nên cố gắng "giữ vệ sinh" cho thơ để khỏi bị mắc phải.
    Nếu các bạn theo Lý Bạch cho thanh điệu là trò hề (thanh điệu bài ưu) đi nữa, cũng đừng nên bắt chước vị Hòa thượng thi sĩ Hàn Sơn mạt sát những người lưu tâm đến thi bệnh."


    Last edited by Thùy Linh; 04-02-2024 at 07:03 AM.

  3. #573
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,754
    ~~~~
    BỨC THƯ THỨ 13 (TRANG 163-177)

    Về Thất Luật, Thất Niêm, Lạc Vận, Khổ Độc, Hiệp Chưởng, Điệp Điệu, Điệp Tự, Phạm Đề, Sàng Túc.
    Trang 168 cụ viết :

    " Thơ Thất Niêm mà vẫn được truyền tụng. Như thế Niêm không phải là quy tắc cần phải theo?
    Đã gọi là quy tắc thì có quy tắc nào không cần phải theo .
    Những bài thơ Thất Niêm mà được truyền tụng là nhờ văn hay tứ tốt.
    Do những đặc điểm đó mà duyệt giả bỏ qua khuyết điểm về Niêm, tức là không nỡ vì một vết nhỏ mà bỏ một viên ngọc quý.
    Nếu viên ngọc kia mà không tỳ vết thì giá trị còn cao biết bao nhiêu.


    Có người trông thấy những bài thơ Thất Niêm, Thất Luật phần nhiều là của các danh gia, cho nên bảo " Đại gia văn chương bất câu niêm, luật".

    Sự thật, niêm luật đối với người đã thạo nghề chẳng khác những đường mòn trong xóm đối với người địa phương, muốn đi cho đúng có khó khăn gì.
    Thiết tưởng sự Thất Niêm, Thất Luật kia là cố tình chớ không phải sơ ý. Tất có lý do.

    Nhưng dù chi chi đi nữa, chúng ta- kẻ hậu học- vẫn không nên bắt chước.
    Và bài thơ Thất Niêm Thất Luật, dù hay đến đâu đi nữa, cũng vẫn là bài thơ có bệnh.
    Ngọc có vết không quí bằng ngọc lành. "


    Last edited by Thùy Linh; 04-03-2024 at 05:56 AM. Reason: chép thiếu 1 câu

  4. #574
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,754
    ~~~~

    BỨC THƯ THỨ 26 ( Trang 365-383)

    Cụ viết về các dạng thơ Biến Thể như Thủ Vỹ Ngâm, Thuận Nghịch Độc,....Vỹ Tam Thanh,...Khoáng Thủ, Triết Hạ, Tập Danh,...

    " Luật thơ Đường đã mang tiếng là nghiêm khắc, thế mà còn thêm những kỹ thuật tiểu xảo vào nữa, thì tránh sao khỏi cái họa "hình thức trói buộc, tiêu diệt sinh khí của nội dung" như nhiều nhà phê bình đã nói.

    Những lối thơ biến thể kể trên đều là những lối "thơ chơi".
    Khách làng thơ chỉ dùng để làm món tiêu khiển, như đánh cờ như uống rượu...hoặc dùng làm món phấn sức cho tài hoa.
    Những nhà thơ dùng văn chương để ký thác tâm sự, để giải thoát tâm hồn, không mấy khi sử dụng.
    .....
    Không nên lạm dụng kỹ thuật, nhất là kỹ thuật tiểu xảo.
    Trong khoảng sáu bảy mươi năm gần đây, phần nhiều khách làng thơ Đường luật coi nghề thơ là một nghề chơi, chú trọng trau dồi kỹ thuật hình thức, lấy việc làm được câu thơ thêu rồng chạm phụng" làm hứng thú, chớ không mấy để ý đến nội dung.
    Do đó phần nhiều thi ca ra đời, ý tứ nghèo nàn, thị vị lợt lạt, không có sức truyền cảm, trì hứng, gây căm phẫn nơi những người có thi hồn thi tâm....

    Cảnh trau tria hình thức, cằn cỗi nội dung, là một cái cớ để cho luật thơ Đường bị các nhà thơ mới đả kích.

    Chuyện cũ đã qua, nhưng các bạn chớ nên quên mà đi theo vết xe cũ. "

    Cụ Quách Tấn."


    ~~~
    Last edited by Thùy Linh; 04-02-2024 at 08:03 AM.

  5. #575
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,754
    ~~~~

    Như cụ Quách Tấn đã viết trong sách, đem thơ của các đại danh gia ra thí dụ và khuyên những người yêu thích thơ Đường luật, TL lập lại ý cụ :

    Có những bài thơ của các vị tiền bối, đại danh hào bị Thi bệnh, bị lỗi mà được truyền tụng vì nhờ lập ý, cấu tứ hay nhưng lỗi vẫn là lỗi, bệnh vẫn là bệnh, vẫn là viên ngọc bị tỳ vết, không nên lấy đó làm gương và bắt chước theo.

    Đâu phải hễ là các bậc lão luyện, đại danh gia, ông quan, bà huyện là thơ Đường luật của họ đều hoàn hảo không có lỗi, không bị dính đầy thi bệnh ?

    Phàm kẻ hậu sinh đã biết đó là lỗi có nên dùng thời gian để bắt chước theo cho mắc lỗi luôn không ?

    Lỗi Trùng vận, cùng nghĩa là một lỗi lớn hơn tất cả các lỗi khác .

    Đó là lý do TL xin kiếu.

    Last edited by Thùy Linh; 04-02-2024 at 09:04 AM.

  6. #576
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post
    ~~~~

    ... ...

    Đó là lý do TL xin kiếu.

    @ TL mến,
    D ngắn gọn viết cho TL nha, D chỉ mến TL ở mái tóc dài quá đẹp và những việc làm từ thiện của TL nên tiếp xúc làm quen tại nơi đây là nhà của anh KH .. ... giờ nầy chắc xong rồi hihihiiii
    @ Với thơ ĐL, D là tay chơi thực chiến không phải mọt sách nên TL không cần phải đem sách vở ra chứng minh, D chẳng bao giờ thèm đọc, mất thì giờ ... vì quan trọng nhứt là D KHÔNG BAO GIỜ đem thơ của mình đi dự thi thơ tại bất cứ đâu nên lỗi gì cũng KỆ miễn có người chơi với mình là OK ..
    @ Nhìn lại, D KHÔNG HỀ mời TL chơi chung thơ ĐL mà ...

    @ Sorry anh KH, thân chúc anh, TL & quý quan khách ghé Hội, ngày thứ 3 vui vẻ ...
    Last edited by Hoàng Thu Diệp; 04-02-2024 at 09:43 AM.
    Mây thiếu gió mây buồn rơi xuống thấp
    Gió thiếu cây há được gọi cuồng phong
    Cây thiếu hoa sao tránh khỏi thẹn lòng
    Hoa thiếu bướm hoa thẫn thờ rũ cánh

  7. #577
    Biệt Thự
    Join Date
    Nov 2016
    Posts
    1,804

  8. #578
    Biệt Thự
    Join Date
    Nov 2016
    Posts
    1,804
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post
    ~~~~

    Như cụ Quách Tấn đã viết trong sách, đem thơ của các đại danh gia ra thí dụ và khuyên những người yêu thích thơ Đường luật, TL lập lại ý cụ :

    Có những bài thơ của các vị tiền bối, đại danh hào bị Thi bệnh, bị lỗi mà được truyền tụng vì nhờ lập ý, cấu tứ hay nhưng lỗi vẫn là lỗi, bệnh vẫn là bệnh, vẫn là viên ngọc bị tỳ vết, không nên lấy đó làm gương và bắt chước theo.

    Đâu phải hễ là các bậc lão luyện, đại danh gia, ông quan, bà huyện là thơ Đường luật của họ đều hoàn hảo không có lỗi, không bị dính đầy thi bệnh ?

    Phàm kẻ hậu sinh đã biết đó là lỗi có nên dùng thời gian để bắt chước theo cho mắc lỗi luôn không ?

    Lỗi Trùng vận, cùng nghĩa là một lỗi lớn hơn tất cả các lỗi khác .

    Đó là lý do TL xin kiếu.

    Quote Originally Posted by Hoàng Thu Diệp View Post
    @ TL mến,
    D ngắn gọn viết cho TL nha, D chỉ mến TL ở mái tóc dài quá đẹp và những việc làm từ thiện của TL nên tiếp xúc làm quen tại nơi đây là nhà của anh KH .. ... giờ nầy chắc xong rồi hihihiiii
    @ Với thơ ĐL, D là tay chơi thực chiến không phải mọt sách nên TL không cần phải đem sách vở ra chứng minh, D chẳng bao giờ thèm đọc, mất thì giờ ... vì quan trọng nhứt là D KHÔNG BAO GIỜ đem thơ của mình đi dự thi thơ tại bất cứ đâu nên lỗi gì cũng KỆ miễn có người chơi với mình là OK ..
    @ Nhìn lại, D KHÔNG HỀ mời TL chơi chung thơ ĐL mà ...

    @ Sorry anh KH, thân chúc anh, TL & quý quan khách ghé Hội, ngày thứ 3 vui vẻ ...

  9. #579
    Biệt Thự
    Join Date
    Nov 2016
    Posts
    1,804
    Ủa? Hồi đó có câu nói: Ai giận là "kon" " Gận" vậy ta??!! Thật ra, những bất hòa về Đường Luật xảy ra trên nhiều diễn đàn lắm kìa. Còn thơ " Bút Tre" và " Hai Ku" ít thấy tranh luận hơn
    Em cắn chỉ, vá cờ cho phẳng


    Anh vươn vai làm Thủ Quốc Quân Kỳ.

    Cắm ngọn cờ lên bia đá còn ghi
    Ơn Tổ Quốc, ơn sinh thành dưỡng dục



  10. #580
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,754


    Hông ai chịu mần con "gận" hút máu ẹ thí mồ .

    Tính Thu Diệp và Phượng giống nhau, trực tính, nói ra rồi sẽ cho qua chứ không có giống kiểu ghim dai như đĩa đói đâu anh Kiến .

    Bàn về thơ Đường luật là cruyện cãi ....trường thiên, tranh cãi nếu chột dẫn mù ( lúc em mới học người đầu tiên dạy em là chột, đâu gần một năm mới tầm đúng Sư phụ, Đại Sư huynh ) Học thì đa phần là thực tập, sửa bài chứ lý thuyết vi diệu gồm nhiều đòi hỏi gộp lại thì phải có sách Thi Pháp thơ Đường luật mới thấu đáo hơn, trong sách phân tích thơ của tiền nhân, có thí dụ)

    Vì vậy nếu người không biết thì cãi mút mùa luôn, hay học biết chút ít giống như người mù sờ voi thì sẽ cãi con voi khác hình dáng.

    Sách Thi Pháp thơ Đường luật được cụ Quách Tấn biên soạn công phu là kim chỉ nam cho người ham làm thơ ĐL .
    ~~~
    Thơ Đường luật dễ lắm, Poem Sugar Law .
    Sơ sơ thôi, một bài thơ Đường luật phải hội đủ Niêm, Luật, Vần, Đối
    Đối gồm có Lục Đối (6 loại) Bát Đối (8 loại) bên Nội Dung có 8 loại đối.
    Bên Hình Thức có có 8 loại đối và nhiều nữa nhưng rất phức tạp, lơ mơ lạc mất thành thất đối luôn !

    Cho nên đa phần người chơi thơ ĐL là làm theo Chỉnh Đối
    Trang 195 cụ Quách viết :


    " Chỉnh Đối: Tự loại nào đối tự loại nấy, tức là danh từ đối danh từ, động từ đối động từ, tĩnh từ đối tĩnh từ, trạng từ đối trạng từ....
    đơn thanh đối đơn thanh, điệp thanh đối điệp thanh, hiệp thanh đối với hiệp thanh, Hán Việt đối với Hán Việt, thuần Việt đối với thuần Việt...., điển cố đối với điển cố."

    Rồi Thanh, Vận, Điệu tạo nhạc tính cho bài thơ.
    Rồi Cú Luật- Khởi, Thừa, Chuyển, Hiệp
    Rồi lập ý chặt chẽ, cấu tứ mỗi câu có một nhiệm vụ trong bài thơ.
    ..v..v


    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post


    À em có câu đố ai cũng trả lời được em có quà ...

    Con gì nhỏ mà khôn nhất ?? Chúc vui và chúc ăn ...bí ....
    Anh Kiến à anh Kiến, hôm trước Phượng đố một câu mẹo mừ hông ai trả lời em giải ra nè .

    Là con Kiến vì cái gì cũng phải hỏi ý ....Kiến .
    Last edited by Thùy Linh; 04-03-2024 at 10:06 AM.

 

 

Similar Threads

  1. Lữ Khách, Hãy Dừng Chân ...
    By Hoàng Thu Diệp in forum Thơ
    Replies: 76
    Last Post: 07-08-2022, 11:16 AM
  2. THEO TRAI (Đoàn Khuê)
    By hongnguyen in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 05-18-2015, 12:23 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:04 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2025 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh