Register
Page 4 of 4 FirstFirst ... 234
Results 31 to 39 of 39
  1. #31
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,826


    Asami Fujita



    Asami Fujita là tên một thiếu nữ Nhật Bản đến văn phòng của Hoài trưa nay. Hoài liếc nhìn hồ sơ. 32 tuổi, độc thân. Nghề nghiệp: Làm cầu nối giữa người chết và người sống. Nghề gì lạ vậy, chưa từng nghe?

    Trông cô ta cứng cỏi, không trang điểm, không diện, ăn mặc bình thường. Không đẹp, không xấu. Nhưng Asami Fujita có đôi mắt đen to một mí, sáng và thân thiện. Làn da không son phấn trắng mịn với hai gò má phớt hồng. Quả thật cô ta không cần trang điểm, Hoài nghĩ như vậy!
    Cũng như thường lệ, bao giờ Hoài cũng là người lên tiếng trước:

    - Tôi có thể làm gì cho cô?

    Khi Asami Fujita cất tiếng nói, giọng cô gái trong vắt và nhẹ nghe rất êm tai. Đây là một thiếu nữ hòa nhã!

    - Tôi cần kể một câu chuyện, nhưng không phải là chuyện của tôi! Tôi cần nói ra..

    Hoài nhỏ nhẹ nói:

    - Cô cứ kể! Trong căn phòng này chỉ có tôi và cô. Cô có thể kể bất cứ chuyện gì và câu chuyện đó sẽ nằm yên ở nơi đây, không ai biết ngoài tôi và cô. Khi tôi và cô rời khỏi căn phòng này, câu chuyện của cô sẽ nằm yên trong hồ sơ của cô. Còn tôi thì quên những gì đã bỏ lại đây như muôn vàn những câu chuyện khác của những người đến trước Asami. Tôi gọi tên cô như vậy được chứ?

    Vẫn cái giọng trong trẻo dễ nghe đó, Asami nói với Hoài:

    - Kể một câu chuyện của người khác dễ hơn là kể chuyện mình.

    - Đúng như vậy! Nhưng câu chuyện mà cô sắp kể làm cô bận tâm sao?

    - Tôi không ngừng nghĩ về nó! Làm như tôi đã được chọn để biết về câu chuyện ấy, một bí mật của một người đã không còn trên cõi đời này nữa!

    Hoài nghĩ đến nghề nghiệp mà Asami đã ghi trong hồ sơ. “Làm cầu nói giữa người chết và người sống”. Đây là nghề gì vậy?

    - Chuyện này liên quan đến công việc của cô sao? Tôi thấy trong hồ sơ phần nghề nghiệp cô ghi là cầu nối giữa người chết và người sống. Thế là sao?

    - Công việc của tôi là thu dọn những di vật hay mọi thứ thuộc về một người đã khuất. Đây là việc mà những người thân của người đã chết không muốn làm. Họ sợ những thứ thuộc về người đã qua đời, dù là người thân yêu đi nữa!

    Hoài gật gù hiểu ra nhưng không nói gì. Nàng chờ đợi cho Asami nói tiếp. Nhưng mãi không thấy cô ta nói tiếp, Hoài lại gợi chuyện:

    - Tôi chưa hề biết đến một công việc như thế!

    - Chính tôi đã sáng lập ra một công ty nhỏ để làm việc này?

    - Tại sao cô lại nghĩ đến việc thành lập một công ty như thế?

    - Tôi nghĩ người ta sống ở đời sao cho tốt thì khi lúc ra đi cũng sao cho êm đẹp. Ai cũng biết rằng sinh tử là chuyện thường tình nhưng thường người ta tránh né nói đến cái chết hay không muốn đối diện với sự chết. Không ai muốn nhắc đến cái chết hay suy nghĩ về nó cho nên khi có một người thân qua đời thì thường gia đình muốn tống khứ mọi thứ liên quan đến người quá cố đi theo với cái chết của người thân. Có những người còn xem những di vật là cấm kỵ và người ta sợ hãi không muốn nhìn đến.

    Hoài tò mò:

    - Còn lý do nào khác hơn khi cô lập nên công ty với dịch vụ này?

    - Có thời gian tôi bị bệnh nặng. Nằm trên giường chữa bệnh trong một thời gian, có lần tôi đã nghĩ đến cái chết và tự hỏi nếu như mình chết đi thì có muốn để lại một cái gì trên đời này không? Lúc đó tôi thấy mình vô dụng, không giúp được ai điều gì. Những ngày sống trên dương thế sao vô nghĩa! Đến khi khỏi bệnh, tôi nhất quyết phải làm một cái gì có ích cho xã hội chứ không thể sống và chỉ nghĩ đến lợi ích của chính mình. Tôi thành lập công ty này là vì vậy. Ngoài lợi ích cho những gia đình có người thân qua đời như tôi nói lúc nãy thì còn có những trường hợp cái chết của người thân quá bi thương đau đớn cho người còn sống nên gia đình không sao đối mặt được với những thứ còn sót lại của người chết, nên chúng tôi phải làm thay họ.

    - Vậy thì câu chuyện mà cô muốn kể hôm nay có liên hệ gì tới công việc đó sao?

    Asami có vẻ trầm ngâm như hơi đắn đo nhưng rồi cô ta cũng kể:

    - Chuyện xẩy ra cũng vài tháng nay. Tôi phải kể ra để mong rằng mình không còn phải nghĩ tới bí mật của người khác. Một khi tôi có thể kể ra thì đó không còn là bí mật nữa. Mặc dù câu chuyện này chẳng liên quan gì tới tôi. Tôi cũng không hiểu nữa!

    - Cô cứ kể, tôi đang lắng nghe!

    - Người đã chết này là một ông già Trung Hoa. Gia đình họ giầu có lắm. Nghe đâu ông cụ chết vì Covid. Ra đi rất nhanh chóng. Bà cụ thì mất lâu rồi. Ông bà có 3 người con, hai trai, một gái. Tất cả đều thành công. Gia đình họ thuê chúng tôi thu dọn những đồ vật của ông cụ. Ông lão lúc còn sinh tiền chắc là loại người thu góp rất nhiều thứ nhưng không thể vất bỏ cái gì cả. Gia đình yêu cầu chúng tôi thu dọn rồi phân loại bỏ thành từng thùng hay từng hộp dán nhãn để sau này họ sẽ chuyển vào kho chứ không bỏ bất cứ thứ gì đi đúng như ý muốn của ông cụ lúc còn sống.

    Mới kể đến đó mà Asami có vẻ đã mệt mỏi và bối rối lắm rồi. Làm như cô ta không thể đi vào vấn đề ngay được.
    Hoài vẫn yên lặng lắng nghe.

    - Trong quá trình thu dọn thì chỉ có 2 người làm việc, tôi và một nhân viên nữa. Công ty nhỏ, tôi không mướn nhiều người. Phải soạn các thứ ra rồi phân loại, sau đó mới đóng thùng hay bỏ vào hộp nếu là vật nhỏ. Làm việc đến ngày thứ hai, trong lúc nhân viên và tôi nghỉ giải lao, tình cờ tôi thấy một cuốn sổ tay. Gọi là sổ tay nhưng cũng lớn bằng cuốn vở của học trò. Cuốn sổ cũ lắm. Tôi cũng tò mò lật lật vài tờ xem là sổ gì. Không ngờ đó là nhật ký của ông cụ. Tôi đã định không xem nữa nhưng rồi tò mò muốn biết về người đã khuất này, tuy trong bụng cũng hơi áy náy là mình xâm phạm đời tư của người đã mất.

    Asami lại ngừng vài phút rồi mới kể tiếp:

    - Trong cuốn sổ có dán cả hình. Nhờ vậy tôi mới biết mặt ông cụ này. Lúc già thì đẹp lão nhưng lúc trẻ ông cụ rất đẹp trai và phương phi, trông ra vẻ người giàu sang phú quý có chức tước. Tôi cũng chỉ nhìn hình nhiều hơn là đọc. Ông cụ là người rất chi tiết trong việc ghi lại vào sổ. Ông cụ viết toàn bằng tiếng Anh, giỏi như vậy đó! Chỉ đọc thoáng tôi cũng có thể có một cái nhìn tổng quát về người này ra sao. Nhưng rồi đến giữa cuốn sổ bắt đầu thấy chữ viết run rẩy nên tôi phải đọc kỹ hơn. Hóa ra chữ run không phải vì tuổi già nhưng vì xúc động..

    Asami lại ngưng kể. Làm như những hồi ức có những đoạn bị cắt ngang.

    - Và.. một bí mật được ông cụ ghi lại liên quan đến người con trai thứ và vợ anh ta. Anh con trai thứ này kết hôn với một thiếu nữ Trung Hoa. Gia đình nhà gái rất ít người. Cô con dâu là người con duy nhất, mẹ cô dâu đã mất, chỉ còn người bố. Người con dâu ngoan hiền và xinh đẹp rất được lòng ông cụ và gia đình. Một năm sau đám cưới, cô dâu và chú rể dọn về ở chung với ông cụ để xem như chăm sóc ông lúc tuổi già vì vợ ông đã qua đời.

    Ngày kia khi con dâu và con trai đi vắng mấy ngày, ông tha thẩn vào phòng con ngắm nghía. Chợt nhìn thấy cuốn album trên bàn trong phòng, ông cụ tò mò cầm lên mở ra xem. Bức ảnh đen trắng ngay trang đầu đập vào mắt ông làm ông lịm đi! Ông cụ đã viết như thế với nét chữ run rẩy khó đọc! Ảnh xưa người cũ tuy là đen trắng nhưng như hiện lên thành người thật! Tố Uyển! Ông ta viết nhiều lần tên Tố Uyển! Theo lời ông viết và kể lại thì đây là hình của mẹ cô dâu! Đây chính là bà sui gia của ông đã qua đời!

    Lần này thi Asami ngưng rất lâu không kể nữa. Hoài nghĩ Tố Uyển trong cuốn sổ của ông cụ đó chắc là cố nhân. Một chuyện tình buồn thôi! Tại sao Asami lại khó khăn kể lại đến như vậy?

    Hoài hỏi Asami:

    - Vậy bà sui gia là người tình cũ của ông cụ này?

    - Không những là cố nhân mà còn là.. một rắc rối, một bi kịch thì đúng hơn! Theo lời ghi trong cuốn sổ thì người đàn bà tên Tố Uyển và ông ta đã có liên hệ tình cảm và.. người đàn bà đó có thai nhưng ông cụ đã đoạn tuyệt với bà ta không biết vì sao và không nhận đứa con này. Ông cụ cũng không bao giờ đi tìm bà Tố Uyển và người con đó cả. Sau này ông nghe có người nói đó là một đứa con gái!

    Hoài hỏi ngay:

    - Và người con gái đó đã lấy con trai thứ của ông cụ?

    - Đúng như vậy! Hai người là anh em cùng cha khác mẹ.

    - Ông cụ có thổ lộ điều này cho con trai không?

    - Trong những giòng nhật ký sau đó, ông cụ khổ sở lắm và không thể tiết lộ sự thật này vì hai người trẻ đó đã lấy nhau và sống chung dưới mái nhà với ông!

    - Đây là bí mật mà có mình cô biết vì vô tình? Bí mật của người khác mà làm cô băn khoăn ư?

    - Vì câu chuyện này mà tôi đã để cuốn sổ nhật ký của ông cụ vào lẫn lộn với những sách vở khác sau khi hoàn thành công việc.

    - Vì cô sợ người nhà ông cụ sẽ khám phá ra cuốn nhật ký?

    - Tôi sợ sự thật đó được phơi bầy! Ông cụ đã giấu diếm cho đến cuối đời một bi kịch mà có thể đưa đến bất hạnh cho hai người trẻ. Nên tôi đã cố tình nhét chung với những sách khác rồi đóng thùng mà tôi nghĩ chẳng ai mở ra xem làm gì.

    - Như vậy ông cụ đó đã toại nguyện vì có thể san sẻ bí mật này với cô.

    Asami thở dài:

    - Tôi không hiểu nữa. Không biết có phải như vậy không? Nhưng khi hoàn thành nhiệm vụ và gặp lại những người trong gia đình ông cụ, tôi đã gặp người con trai thứ và vợ anh ta. Tôi thấy họ rất xứng đôi và hạnh phúc. Nhưng rồi lại sợ cho họ, sợ cái sự thật của quá khứ mà người cha đã để lại. Tôi không biết mình phải làm gì?

    - Kể câu chuyện này ra được cô có dễ chịu hơn không?

    - Phần nào thôi! Tôi muốn quên đi!

    - Cô sẽ quên vì câu chuyện này không liên hệ gì tới cô. Đừng để chuyện người khác ảnh hưởng tới mình!

    - Tôi cứ nghĩ tới phương châm mình tự đặt ra khi chọn ngành này là cầu nối kết giữa người chết và người sống. Tôi muốn cho những người còn sống trong gia đình phải trân trọng những di vật còn sót lại của người quá cố. Cuốn nhật ký này là linh hồn của người đã chết. Nay vì bí mật kinh khủng này mà phải bị chôn vùi. Tôi không tưởng tượng nổi một ngày nào đó bí mật này được phơi bầy thì sẽ ra sao?

    - Đừng quá quan tâm đến chuyện người khác như vậy. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cô! Để chuyện của người khác ảnh hưởng đến mình là điều phi lý và vô nghĩa. Ông cụ đã qua đời, giấu diếm sự thật này là tốt cho mọi người. Cô chỉ tình cờ đọc được. Hãy quên đi vì trong tương lại cô còn nhìn thấy nhiều câu chuyện khác nữa xuyên qua công việc mà cô đã chọn lựa. Nếu cứ băn khoăn như vậy thì cô sẽ gặp trở ngại lớn trong ngành nghề mà cô đã chọn. Những bi kịch ở đời này không thiếu, nó cũng như muôn vàn bi kịch khác mà cô không biết đến.

    - Nhưng tôi vẫn áy náy vì chỉ có mình tôi biết đến câu chuyện bí ẩn này!

    - Thì đã sao? Có những sự thật không bao giờ được biết đến và bị chôn vùi mãi mãi. Nếu sự thật của gia đình người Trung Hoa này được tỏ hiện, cô nghĩ hậu quả sẽ tàn khốc đến chừng nào? Người chết đã chết, chỉ còn người sống! Câu chuyện này không liên quan gì đến cô cả. Tôi nghĩ cô cũng chẳng bao giờ gặp lại những người trong gia đình đó. Thời gian sẽ làm cô quên!

    - Bà nghĩ như vậy sao?

    - Chắc chắn là như vậy! Có rất nhiều thứ chúng ta nghĩ rằng không bao giờ quên được, nhưng sự thật không phải như vậy! Sẽ có những lúc chúng ta nhớ lại nhưng nhiều khi lại còn nhớ sai. Những chuyện bi thương càng làm chúng ta né tránh để nhớ đến. Và rồi mọi sự sẽ đi vào quên lãng!

    - Tôi muốn tin như thế!

    - Trong đời sống chúng ta có nhiều thứ để phải bận tâm. Thứ này thứ khác xô lấn nhau dành sự chú ý của mình nhưng rồi mọi sự qua đi nhanh chóng hơn chúng ta tưởng. Nỗi lo âu của vài ngày trước bỗng dưng tan đi, nhẹ nhàng hơn vì cô phải vươn tới trước mà không muốn bị bỏ lại. Tất cả chúng ta đều như vậy, ngay chính cả tôi!

    Asami nhìn Hoài, vẫn cái nhìn dịu dàng khi cô ta nói:

    - Cám ơn bà! Dù sao tôi đã thấy nhẹ nhõm hơn khi đã kể ra được câu chuyện này.

    Hoài tin rằng Asami đã để lại nỗi băn khoăn trong căn phòng này. Chỉ có mình Hoài biết. Nhưng rồi nàng cũng sẽ quên như đã quên nhiều câu chuyện khác trước đó. Có thật thế không?

  2. #32
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,826


    Ch
    ương 23



    Thủ đô Washington DC


    William Miles đến công viên Dumbarton Oaks Gardens khi trời đã tối, mặt trăng đã lên cao. Công viên Dumbarton Oaks Gardens rộng hơn 27 mẫu mới vừa tổ chức mừng kỷ niệm 100 năm thành lập. Nơi đây là điểm cao nhất của Georgetown. Công viên rộng lớn là điểm hài hòa giữa thiên nhiên và tân tạo khéo léo nên vẫn giữ được những vẻ đẹp hoang vu từ ban đầu. Giám đốc CIA vừa được tái bổ nhiệm đã ra lệnh cho William Miles gặp ông ta ở đây. Địa điểm đích xác là Vườn Hồng trong công viên. William đến sớm hơn giờ hẹn vì không muốn xếp mình phải chờ. Ông ta nhìn đồng hồ tay, còn 5 phút nữa.

    Nhiều đèn rải rác trong công viên như sao rơi nên không tối lắm. Chung quanh Vườn Hồng có những cột đèn vàng cách nhau khá xa với ánh sáng yếu ớt cho một vẻ huyền hoặc. Từ xa có 2 bóng người tiến đến gần. Một người đi trước, còn người đi sau xa xa. Tuy đã gặp giám đốc CIA Chris Sullivan từ nhiều năm trước nhưng William Miles không hề quên người giám đốc nổi tiếng này. Người hộ vệ của ông ta giữ một vị trí với khoảng cách xa để trông chừng.

    Chris Sullivan lại gần và bắt tay William Miles. Giọng ông ta trầm:

    - Anh đến sớm hả?

    - Vâng, đó là thói quen của tôi từ nhiều năm qua.

    - Tốt lắm! Mọi sự bình thường chứ? Ý tôi muốn hỏi là đời sống anh tốt chứ?

    - Vâng, tôi bình thường.

    - Đã lâu lắm chúng ta không gặp nhau! Rất nhiều thứ thay đổi nhưng vị trí anh vẫn thế là tốt lắm! Chuyện tôi trở về vị trí này anh thấy có lạ không?

    - Dạ không đâu! Tổng thống đương nhiệm đã biết dùng người! Không phải đời tổng thống nào cũng như thế!

    Chris Sullivan gật gù nói tiếp:

    - Vị trí giám đốc CIA luôn luôn thay đổi theo chọn lựa của tổng thống và chính sách của vị tổng thống đó. Nhưng vị trí của anh mới là quan trọng. Không ai để ý tới anh và anh cứ ở yên đó. Những người cùng chí hướng với chúng ta từ nhiều năm qua tài trợ cho quỹ hoạt động riêng biệt này chỉ biết tới anh và họ chỉ tin tưởng anh. Chỉ những giám đốc CIA nào đồng quan điểm và nghĩ đến lợi ích quốc gia trên hết thì họ mới liên lạc, anh hiểu điều này chứ?

    - Vâng, tôi biết!

    - Quỹ đen này không có trên giấy tờ, không thể bị truy cứu và số ngân khoản thì rất lớn cho những hoạt động theo cùng mục đích. Ngày hôm nay anh liên lạc với tôi qua số điện thoại đặc biệt chắc hẳn có lý do?

    William Miles là một người đàn ông đứng tuổi da trắng, không có nét gì đặc biệt. Trông ông ta như một công chức quèn của chính phủ nhưng thực chất không phải như vậy. William Miles lên tiếng giải thích:

    - Chắc ông cũng biết quỹ đen đó tài trợ rất nhiều đường dây bí mật lẩn khuất trên khắp thế giới, nhất là tại những quốc gia thù nghịch với chúng ta. Riêng tại Nga, đường dây bí mật này đã có từ lâu đời, vẫn tồn tại và hoạt động tốt. Sergeyevich Krassilnikov, trung tướng Nga đã được chúng ta mua làm điệp viên cũng từ đường dây này. Tuy gần đây với sự xiết chặt và kiểm soát thì sự thâm nhập có phần khó khăn hơn. Cách đây mấy ngày một người trung gian của đường dây này hiện đang sống tại Mỹ liên lạc với tôi khẩn cấp vì có người truy lùng tông tích anh ta.

    - Anh nói rõ hơn đi!

    - Ben Morris tên thật là Anatoly Nosenko. Anh ta đã được chúng ta đưa ra khỏi Nga vì anh ta là nhân vật trọng yếu trong đường dây. Đến Mỹ theo chương trình bảo vệ điệp viên đào thoát của CIA. Anatoly Nosenko được đổi tên là Ben Morris. Đạo luật này đã tồn tại từ năm 1949 cho phép cơ quan CIA chúng ta tái định cư những công dân nước ngoài tại Mỹ vì họ có giá trị đối với nền an ninh quốc gia của Mỹ. Cơ quan chúng ta không bị bắt buộc cung cấp chi tiết về hoạt động tái định cư của những người này.

    - Vậy Ben Morris sống ở đây theo dạng đó? Nhưng chúng ta có nhân viên theo dõi và bảo vệ họ mà.

    - Vâng, đúng vậy! Họ luôn ý thức là họ bị săn lùng bởi chính quốc gia mà họ đã phản bội. Dĩ nhiên chúng ta luôn luôn khuyến cáo họ không nên dùng mạng xã hội hay liên lạc với người thân ở lại. Nhưng con cái của họ lại là một vấn đề!

    - Vậy làm cách nào mà Ben Morris có thể kết nối với đường dây ngầm ở Nga và tiếp tục hoạt động được cho chúng ta?

    - Điều này thực sự chúng ta không biết vì Ben Morris rất kín miệng.

    - Những điều anh ta cung cấp có xác thực hay không?

    - Rất xác thực!

    - Ben Morris sống ở đây như thế nào?

    - Sự thay đổi lối sống là thách thức lớn nhất đối với những người đào thoát và gia đình của họ vì họ bị buộc phải từ bỏ nhiều thứ quan trọng mà từ lâu đã trở thành nền tảng hay bản sắc của họ. Không như một số người theo chương trình này không thể thích nghi với đời sống Mỹ, Ben Morris hòa hợp rất dễ dàng. Anh ta hiện đang sống ở California, có vợ con nhưng đã ly dị. Vợ anh ta là người Mỹ, không phải Nga. Nhưng có lẽ con của anh ta đã dùng mạng xã hội nên vị trí của anh ta bị lộ.

    - Bị lộ như thế nào?

    - Anh ta báo cho tôi là có một thám tử tư đi tìm hiều về hai con gái của anh ta qua chương trình tìm huyết thống.

    - Ai là người đi tìm DNA huyết thống?

    William Miles thở dài:

    Chuyện này hơi dài giòng có liên quan đến một nhà báo Nga bất đồng chính kiến đào thoát sang Mỹ. Cô ta tên là Katrya. Tám năm trước đã có thời gian cô ta làm việc cho chúng ta. Vụ Harrison Jenkins không biết ông có còn nhớ không?

    Chris Sullivan nói ngay:

    - Nhớ chứ! Cô ta bị Nga giết rồi phi tang là tự tử! Cô gái này là con của Ben Morris sao?

    - Đúng như vậy!

    - Phản ứng của Ben Morris thế nào với cái chết của Katrya?

    - Anh ta không hề biết đến sự tồn tại của Katrya! Không biết Katrya là con của mình! Tôi cũng không hề nhắc đến tên cô ta nên Ben Morris cho đến lúc này vẫn không biết là có một người con gái ngoại hôn.

    - Nhưng có đúng Katrya là con gái anh ta không?

    - Đúng! Theo xác định của DNA thì họ cùng huyết thống và là cha con. Cô ta chưa kịp đi tìm cha mình thì đã bị giết!

    - Ben Morris không thắc mắc vì sao có thám tử tư đi tìm vì lý do huyết thống sao?

    - Tôi không biết rõ nhưng anh ta không hề biết đến người con gái ngoại hôn này! Hiện tại anh ta hơi hoảng hốt vì sợ bị lộ diện. Ben Morris đã yêu cầu chúng ta thay đổi vị trí của anh ta. Điều này chúng tôi đã lo xong rồi.

    - Hiện tại Ben Morris ở đâu? Anh đã giải quyết như thế nào?

    - Vì 2 người con gái của Ben Morris đã trưởng thành và đã có gia đình riêng nên anh ta bắt buộc phải cho con cái biết sự thật. Chúng ta đã làm một đám ma giả cho Ben Morris chết vì đau tim và mai táng nhanh chóng. Sau đó đưa anh ta sang tiểu bang khác với tên tuổi mới.

    - Ở đâu?

    - Colorado!

    - Tên mới là gì?

    - Alex Johnson Martinez. Với tên họ này chắc chắn anh ta sẽ an toàn. Tôi tự ý gia tăng tiền cấp dưỡng cho anh ta hy vọng ông không phản đối vì chúng ta rất cần anh ta.

    Chris Sullian nhìn William Miles khi hỏi:

    - Còn viên thám tử tư kia thì sao?

    William Miles cúi đầu khi trả lời:

    - Đã giải quyết xong rồi!

    - Có còn dấu tích gì không?

    Dạ không! Mọi sự rất gọn! Người thám tử này không có gia đình nên không có gì rắc rối cả. Coi như anh ta đã biến mất khỏi cõi đời này! Tôi xin lỗi không hỏi ý kiến ông trước về vụ giải quyết này nhưng 1 mạng người tổn thất để bù lại cho sự bảo vệ đường dây bí mật liên quan đến hàng mấy chục người tại Nga. Chuyện này không thể tránh được!

    - Anh đã làm đúng! Những phán đoán và hành động của anh rất nhanh nhậy như thế làm tôi rất tin tưởng. Anh báo cáo với tôi vì chúng ta cùng chí hướng và là người trong tổ chức, còn nếu như là một giám đốc CIA khác với chính quyền không xem nặng Nga là thù địch của quốc gia thì anh cũng phải tự ý phán đoán và hành động thôi.

    - Vâng, cám ơn ông!

    Chris Sullivan lại hỏi tiếp:

    Nhưng ai là người mướn viên thám tử tư này có biết không?

    - Chúng tôi đã tìm ra. Cũng là một nhân vật có thế giá thuộc ngành xuất bản!

    Chris Sullivan tò mò:

    - Tại sao người này lại có liên can?

    - Anh ta có liên hệ tình cảm với Katrya tám năm trước. Nghe đâu Katrya đã nhận lời cầu hôn của anh ta. Có lẽ Katrya đã nói cho anh ta biết về sự tồn tại của cha ruột cô ấy ở Mỹ nên bây giờ anh ta đi tìm thay cho người đã chết! Tôi không nghĩ là anh ta biết về thân phận thực sự của Ben Morris hay Katrya.

    Chris Sullivan cười nhạt:

    - Rõ ràng quá anh không thấy sao? Katrya là người Nga thì đương nhiên cha của cô ta là người Nga rồi! DNA có thể giúp tìm nguồn cội thuộc dân tộc nào. Vì sao Ben Morri lại đổi tên? Chắc chắc người này phải đặt câu hỏi đó. Còn nếu không thì chính người thám tử tư kia sẽ chỉ cho anh ta thấy. Bây giờ người thám tử anh ta thuê biến mất thì câu hỏi lại càng lớn hơn?

    William Miles lại thở dài:

    - Như tôi biết hiện anh ta đang tìm người thám tử tư khác?

    - Để tìm cả hai việc phải không?

    - Chắc là như vậy!

    - Tại sao lần này anh lại đắn đo không quyết định ngay mà phải hỏi tôi?

    - Tôi.. tôi không muốn phải giải quyết như trước.. Tôi đang nghĩ xem có cách nào khác không..

    - Phải chấm dứt ngay cho khỏi hậu họa. Nếu anh chỉ dọa suông thì chúng ta không bao giờ yên tâm.

    William Miles cúi đầu có vẻ khổ sở. Chris Sullivan trấn an anh ta:

    - Trong mọi cuộc đấu tranh đều có tổn thất, điều này không thể tránh được! Chúng ta chỉ cân nhắc làm sao để có thể giảm thiểu tổn thất mà thôi. Anh hiểu ý tôi chứ? Anh cứ suy nghĩ đi, đâu phải chỉ vì mấy chục mạng người trong đường dây chìm ở Nga mà còn gia đình những người đó nữa. Chúng ta mất bao nhiêu năm mới thiết lập được đường dây này, không thể chỉ vì một người mà đắn đo.

    - Vâng!.. Tôi sẽ giải quyết..

    - Tốt! Còn gì báo cáo nữa không?

    - Dạ.. Chỉ có vậy thôi!

    Họ bắt tay từ giã.

    Khi Chris Sullivan rời khỏi Vườn Hồng, William Miles vẫn ở đó. Ông ta ngồi xuống băng ghế gỗ và trầm tư.
    William Miles không hề nhắc đến tên người bác sĩ tâm lý Á châu mà Gabriel lui tới thường xuyên cho Chris Sullivan biết. Phần vì không muốn phải “giải quyết” quá nhiều người vô tội nhưng phần khác ông ta đã cho người lẻn vào văn phòng người bác sĩ này và tìm hồ sơ bệnh lý của Gabriel. William Miles đã đọc hồ sơ bệnh lý của Gabriel và chỉ thấy nói về những điều không liên quan gì đến những điều mà ông ta quan tâm. Tên Katrya cũng không được ghi lại trong hồ sơ. Có thấy nói là Gabriel bị ám ảnh về cái chết của người yêu nhưng đấy không phải là điểm chính hay là lý do mà anh ta cần gặp người bác sĩ tâm lý này. Không có gì để phải quan ngại! Nhưng cũng nên “giải quyết” Gabriel trước mặt cô ta như một lời cảnh cáo ngầm.

    William Miles lại liên tưởng đến trường hợp của Alexander Zaporozhsky, cựu điệp viên của Ủy ban An Ninh Quốc Gia Nga (KGB) sau nhiều năm đào thoát khỏi Nga và định cư ở Mỹ, nhưng rồi sau một thời gian lại bị thu hút trở lại đất nước mà ông ta từng phản bội. Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ CIA đã cảnh báo Zaporozhsky đừng đi. Một số quan chức cấp cao của CIA cũng đã thất bại trong việc thuyết phục Zaporozhsky, người đã cung cấp thông tin dẫn đến vụ bắt giữ điệp viên Robert Hanssen của FBI. Năm 2001 Zaporozhsky nhất quyết trở lại Nga. Kết quả ông ta bị bắt ở Siberia. Năm 2010 Zaporozhsky được đưa trở lại Mỹ, một phần trong vụ trao đổi gián điệp giữa Mỹ và Nga, bao gồm Sergei Skripal, cựu điệp viên KGB bị buộc tội làm gián điệp tại Anh.

    Những cựu điệp viên KGB sau khi được trả tự do và đến Mỹ đều biến mất và nơi sinh sống của họ vẫn là một bí mật. Nhưng William Miles nhớ sau đó Sergei Skripal bị đầu độc ở thành phố Salisbury, bên Anh. Mỹ và Anh đều cáo buộc Nga đã ra tay giết Sergei Skripal nhưng dĩ nhiên Nga đã phủ nhận.

    William Miles vẫn miên man với những suy tưởng của mình. Ngày nay với sự phát triển mạnh của công nghệ ở các nước đối thủ của Mỹ và những khó khăn trong việc “lẩn trốn giữa cánh đồng”, thách thức của CIA trong việc bảo vệ các gián điệp chưa bao giờ lớn như vậy! Những người đào thoát không chỉ giúp đỡ cho tình báo ở hiện tại mà còn ở quá khứ. Họ là nguồn thông tin dài hạn và sâu sắc. Người Mỹ chúng ta thu thập được nhiều tin và tài liệu nhưng không thể hiểu. Sự kiện đầu độc Sergei Skripal là một lời cảnh tỉnh về những nguy hiểm đối với bất kỳ ai tham gia vào hoạt động gián điệp. Chương trình bảo vệ người đào thoát của CIA đã thành công trong việc tái định cư cho hàng trăm cựu điệp viên nước ngoài trong vài thập kỷ qua.

    Nhưng William Miles vẫn tự nhắc nhở mình về nhiều trường hợp đã bị kết thúc trong thảm kịch. Cho đến ngày nay CIA vẫn không tìm được câu trả lời liên quan đến cựu điệp viên quân đội Ba Lan Ryszard Kuklinksi. Ryszard Kuklinksi đã cung cấp nhiều thông tin đáng giá về chương trình hạt nhân của Nga trong thập niên 1970-1980. Ryszard Kuklinksi đã được CIA đưa vào Mỹ và sinh sống tại Florida. Tuy nhiên, 2 người con trai của ông ta đã chết một cách bí ẩn, cách nhau chưa đầy 6 tháng vào năm 1994.

    William Miles hy vọng Ben Morris hay còn gọi với tên mới là Alex Johnson Martinez và 2 người con gái của anh ta sẽ không rơi vào tình trạng nguy hiểm đó.
    Khi đứng lên đi ra khỏi công viên Dumbarton Oaks Gardens, William Miles hài lòng vì nghĩ mình đã có những suy nghĩ đúng. Nhưng đồng thời ông ta cũng tự hỏi hay là đã đến lúc mình phải rời khỏi công việc và vị trí này khi đã bắt đầu có những đắn đo mà trước giờ chưa hề xảy ra? Wlliam Miles bắt đầu thấy trách nhiệm này là một gánh nặng, không chỉ trên đôi vai đã đi vào tuổi già nhưng sức nặng đó đang len lỏi vào lương tâm của ông ta với những trăn trở làm mệt mỏi! Nhưng làm sao để rút lui? Không có câu trả lời! Như thế đồng nghĩa là không thể làm gì khác hơn được! Quá nhiều người trông cậy vào mình và ông ta ở vào cái thế không thể lùi!

    Vườn hồng với muôn vàn bông hồng trong công viên, những bờ cỏ, sương đêm.. dường như cùng chia sẻ nỗi trăn trở của William Miles, một người suốt đời trung thành với chủ nghĩa quốc gia và sẵn sàng bán mạng sống mình cho lý tưởng đó mà không hề ân hận hay tiếc nuối.

  3. #33
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,826


    Chương 24



    Jin Seong


    Jin Seong là một bệnh nhân đặc biệt mà Hoài chưa bao giờ gặp ai như thế. Jin Seong là một nam diễn viên điện ảnh Nam Hàn. Tại sao một người như vậy lại tìm đến văn phòng Hoài, một bác sĩ tâm lý ở tận bên Mỹ? Khó hiểu! Để xem câu chuyện của anh ta như thế nào?

    Jin Seong 40 tuổi, mới thoạt nhìn rất đẹp trai. Nhưng nét đẹp lạ với khuôn mặt thon, gò má xương xương, mắt một mí, dài và xếch, mũi cao và thanh, đôi môi đỏ có thể nói là xinh đẹp! Cạo râu nhưng vẫn còn nhìn thấy những chân râu đen xanh ở phần trên môi và còn vòng quanh miệng. Trông Jin Seong quá thanh tú, thanh mảnh như một phụ nữ đẹp! Jin Seong có thể hóa trang thành phụ nữ được! Hoài quan sát với vẻ thích thú. Anh ta cao 6 feet như trong hồ sơ đã ghi nhưng gọn gàng và thanh lịch. Với vóc dáng như vậy Jin Seong giống như một người mẫu cho những hãng thời trang thì hợp hơn. 40 tuổi nhưng rất trẻ, không biết có sửa không? Chắc là không! Trông anh ta chỉ như chừng 30 tuổi hay có thể trẻ hơn nữa.

    Câu đầu tiên mà Hoài hỏi vì hiếu kỳ:

    - Vì sao anh biết tôi và văn phòng này? Anh sống ở Mỹ sao?

    Jin Seong cười, phơi bầy hàm răng trắng và đều thật đẹp:

    - Tôi sống ở cả hai nơi, Mỹ và Nam Hàn.

    - Hèn gì anh nói tiếng Anh rất thông thạo!

    - Tôi lớn lên ở Mỹ và đi học ở đây. Tôi chỉ mới sang Nam Hàn chừng 15 năm nay.

    Hoài cười nhưng vẫn hỏi lại:

    - Anh ở Houston sao?

    - Gia đình tôi có nhà ở đây. Tôi lớn lên ở nơi này nên mỗi lần trở lại Mỹ tôi đều về Houston như đi về nhà. Tôi biết đến bác sĩ qua một người quen ở đây. Anh ta có bạn là bệnh nhân của bác sĩ.

    - Anh không cần phải xưng hô như thế. Cứ gọi tôi là bà được rồi.

    Jin Seong cười lớn:

    - Cám ơn bà! Gọi bà là bác sĩ trong suốt buổi nói chuyện này sẽ làm tôi càng cảm thấy mình có bệnh nặng hơn!

    Cả Hoài và Jin Seong cùng cười thoải mái.

    - Vậy thì hãy để cho tôi nghe những điều anh cần nói khi đến đây.

    - Bà hãy hỏi tôi đi!

    Hoài hơi bất ngờ khi Jin Seong nói như thế. Nàng chăm chú nhìn gương mặt người bệnh nhân này. Hoài chưa hề gặp một người như anh ta. Rồi không hiểu sao, Hoài đặt câu hỏi liên quan đến nghề nghiệp của Jin Seong.

    - Điều gì làm anh chọn nghề nghiệp là diễn viên điện ảnh? Thích nổi tiếng hay vì nghề này hái ra tiền? Hay vì một lý do nào khác? Trong hồ sơ không thấy anh để nghề nghiệp nào khác.

    - Một lần xem vở kịch trong trường ở Mỹ khi tôi đang học trung học, tôi thích và muốn chọn đó là hướng đi cho mình.

    - Anh học ngành này ở Mỹ hay ở Nam Hàn?

    - Tôi đã học và tốt nghiệp từ New York Film Academy ở Mỹ.

    - Vì sao không chọn Mỹ làm nơi cho anh phát triển nghề nghiệp này mà lại chọn Nam Hàn?

    Jin Seong cười. Khi anh ta cười trông anh ta có nhiều nét trẻ thơ và đáng mến.

    - Tại sao ư? Vì lúc đó tôi đã nhận ra phần cốt lõi của nguồn gốc mình. Tôi là người Á châu nhiều hơn là người Mỹ. Cho dù tôi có nói tiếng Anh như người Mỹ, có ý thích như một người Mỹ đến đâu đi nữa, thì tôi vẫn là một người Á châu! Vả lại môi trường điện ảnh ở Mỹ cho một người Á châu không có nhiều.

    - Sang Nam Hàn rồi anh phải học tiếng mẹ đẻ sao?

    - Không! Từ nhỏ dù ở Mỹ nhưng ở nhà gia đình chúng tôi vẫn dùng tiếng Hàn ở nhà nên tôi rất thông thạo, không gặp khó khăn gì khi đến Nam Hàn.

    - Chọn đúng nghề nghiệp anh có thích không?

    Hình như vấn đề của Jin Seong có liên quan đến nghề nghiệp của anh ta, Hoài nhận ra như vậy.

    Jin Seong chọn chỗ ngồi đối diện với Hoài và rất gần. Anh ta không cười nữa. Không có nụ cười, trông anh ta nghiêm nghị. Bây giờ Hoài mới nhìn kỹ đôi mắt của Jin Seong. Chưa thấy ai có đôi mắt dài như vậy. Trông như 2 lá liễu. Mắt một mí, không lớn và sắc như hai lưỡi kiếm! Đôi mắt lạnh lùng làm người đối diện e dè. Bỗng dưng nhìn Jin Seong, Hoài thấy lạnh và.. sợ! Đôi mắt đó đang nhìn Hoài như muốn đi sâu vào tâm hồn nàng, sục xạo tìm kiếm một điều gì. Hoài chưa bao giờ gặp cái nhìn nào như thế! Anh ta nhìn Hoài như thôi miên. Đôi mắt thôi miên đó không rời khỏi khuôn mặt Hoài. Đôi mắt như có ma lực làm Hoài ngồi sững sờ. Mọi thứ trong căn phòng làm việc của nàng và cả chính Hoài dường như bất động! Không gian và thời gian ngừng lại.

    Chỉ còn mình Jin Seong nói và cử động mà thôi.

    - Tôi rất thích! Đó chính là cuộc đời của tôi! Không sai! Cuộc đời của tôi..

    Mấy phút trôi qua khi Jin Seong không nhìn Hoài nữa, nàng mới cảm nhận được tiếng thở của mình. Hoài đi thẳng vào vấn đề:

    - Tại sao anh cần đến đây?

    Jin Seong không nhìn Hoài nữa:

    - Khi đi vào thế giới điện ảnh tôi mới khám phá ra con người thật của chính mình.

    - Điều đó có gì cản trở sao?

    - Mỗi một bộ phim tôi đóng kéo dài cả năm trời. Tôi không hiểu vì thời gian kéo dài hay vì lý do gì khác mà khi đã kết thúc bộ phim.. tôi không thể trở lại cuộc sống bình thường được! Tôi.. như đã đánh mất mình trong những nhân vật đó! Tôi không tìm lại được tôi nữa. Hay có những lúc tôi đã nghĩ đâu là thật? Tôi trong những vai trò đó mới là thật hay tôi ở ngoài đời thường mới là thật?

    - Những loại phim anh đóng thuộc thể loại nào?

    - Lãng mạn có, hành động có.. Cả những loại với nhân vật bị tâm thần cũng có.

    Hoài thấy ngay vấn đề nên hỏi Jin Seong:

    - Loại nào phù hợp với anh? Ý tôi muốn hỏi là loại nào anh thích hơn?

    Jin Seong nhìn Hoài nhưng chưa trả lời ngay. Vẫn đôi mắt kỳ dị đó, hai lưỡi kiếm kia như vờn trên mặt Hoài thăm dò có đôi chút thích thú và hơi hỗn xược. Hoài biết mình đang nổi da gà!

    - Ngay cả những loại phim lãng mạn mà tôi được chọn để đóng vai trò đó thì vẫn có những ẩn ức bi thương của nhân vật. Vẫn có những xung đột muốn đập phá và tiêu diệt!

    - Đó là điểm giống con người thật của anh nhất sao?

    - Bà nghĩ như vậy à?

    - Tôi cho rằng khi chọn anh đóng cho những nhân vật đó thì người đạo diễn đã thấy là anh sẽ đóng vai trò này tốt và có phần thích hợp.

    Jin Seong hơi mỉm cười khi trả lời Hoài:

    - Có thể nói như vậy!

    - Anh về Mỹ vì sao?

    - Tôi muốn rút lui khỏi phim trường một thời gian. Tôi muốn đi tìm chính mình!

    - Có tìm được không?

    - Chưa tìm được nên mới đến đây! Bà có thể giúp tôi được không?

    Hoài ân cần nói với Jin Seong nhưng tránh nhìn ánh mắt anh ta:

    - Kể cho tôi nghe về tuổi thơ của anh! Cứ kể theo trí nhớ không cần thứ tự.

    Jin Seong đột ngột đứng dậy tìm một chỗ ngồi khác, xa Hoài hơn.
    Điều này làm Hoài dễ chịu hơn. Nàng chờ đợi mãi vẫn không thấy Jin Seong nói gì. Hoài lại phải gợi chuyện:

    - Anh có anh chị em không?

    - Tôi có một người anh và một đứa em gái.

    - Lúc nhỏ có chơi với nhau vui vẻ và thân thiết không?

    - Không! Người anh của tôi rất thông minh, mạnh mẽ và luôn luôn là mẫu mực mà cha mẹ tôi bắt tôi phải giống như anh ấy. Còn em gái thì nhút nhát sợ sệt, ngược lại với anh tôi.

    - Còn anh thì sao? Đứa nhỏ ở chính giữa ấy bị áp lực như thế nào?

    - Nhiều áp lực và bị bỏ quên!

    - Cậu bé đó là người như thế nào?

    Jin Seong có vẻ như khó khăn khi phải nói về tuổi ấu thơ của mình.

    - Nó thường giấu sự… phẫn nộ của mình.

    - Tại sao?

    - Vì nó xem đó là một sự yếu đuối không nên có! Người anh của nó mạnh mẽ và tự tin. Nó phải giống như vậy! Nhưng nó không làm được! Nó tức giận với chính bản thân! Nó bị cha mẹ, bạn bè chế diễu là nó yếu đuối như con gái!

    - Thằng bé ở trường có bị bắt nạt không?

    - Nhiều lắm. Nhiều lần!

    - Không phản ứng lại sao?

    Jin Seong bỗng dưng bật cười làm Hoài ngạc nhiên và có đôi chút e dè vì tiếng cười thật kỳ lạ!

    - Nó nuôi sự hận thù và tức giận đó. Chờ dịp để phản kháng.

    - Có nhớ lúc nào thì phản kháng lại không?

    - Nhiều năm sau!

    - Tìm cơ hội sao?

    - Đúng vậy! Và cũng để chờ cho thằng bé lớn khôn mạnh mẽ về thể chất hơn.

    - Có thỏa mãn với sự phản kháng đó không?

    Jin Seong lại đứng dậy đổi chỗ ngồi. Lần này anh ta trở về vị trí cũ, ngồi đối diện với Hoài và rất gần.
    Đôi mắt ấy không chỉ có ma lực không thôi nhưng lúc này là cái nhìn dữ dội như muốn chiếm đoạt. Tia nhìn ấy thu hút Hoài khi anh ta nói:

    - Bà không muốn biết nó phản kháng ra sao ư? Không tò mò à?

    Hoài nói với giọng nhẹ như thầm thì, như một người hết hơi sau một cuộc chạy không ngừng nghỉ. Chưa bao giờ trong căn phòng này Hoài lại mất vị thế của một người làm chủ cuộc chơi. Nàng đang bị Jin Seong thao túng!

    - Hãy kể cho tôi nghe!

    Nghe Hoài nói như vậy, Jin Seong có vẻ hài lòng.

    - Nó vẫn thường bị 3 thằng bạn cùng lớp hùa nhau ăn hiếp, đánh đến bị thương. Những vết thương ngoài da không lớn nhưng cũng làm chảy máu và đau nhiều ngày rồi nó hồi hộp không biết đến hôm nào sẽ bị đánh tiếp. Nhiều ngày tháng trôi qua như thế trong sự phẫn nộ, sợ sệt và bất lực của nó. Đến khi nó cao hơn 3 thằng kia cũng là lúc nó nghĩ đến chuyện phải trả thù. Nó giấu sẵn một con dao nhọn trong túi quần rồi tìm cách khiêu khích 3 thằng khốn nạn kia. Dụ chúng ra ngoài bìa rừng vắng vẻ và đánh nhau một trận. Với dao nhọn và sắc và sự phản kháng bất ngờ, nó hạ 3 tên nọ không khó khăn gì.

    - Vậy là nó không bao giờ bị bắt nạt nữa? Đúng không?

    - Đương nhiên! Những vết thương để lại cho 3 tên kia làm chúng nhớ đời. Bà có biết nó làm gì không?

    Không đợi Hoài lên tiếng, Jin Seong kể luôn:

    - Một đứa suýt bị cắt đứt một bên tai. Một tên bị rạch mặt. Còn một đứa nữa bị đánh cho gẫy chân phải vào nhà thương một thời gian.

    - Không ai truy cứu sao?

    - Chúng không dám tiết lộ vì nó đã dọa cắt lưỡi nếu nói ra! Lời dọa của một con chó điên cũng đáng sợ và có thể trở thành sự thật!

    - Chỉ một lần đó thôi sao hay nhiều lần?

    Jin Seong nhìn Hoài, anh ta không còn cười nữa, mặt rất nghiêm nghị:

    - Tại sao bà biết?

    Hoài trở lại bình tĩnh, nàng thản nhiên nói với Jin Seong:

    - Bởi vì tôi nghĩ lúc đó nó đã tìm ra sự thỏa mãn và khoái lạc khi hành hạ được kẻ khác.

    - Rất đúng! Bà đang ở trong đầu tôi đấy hay sao?

    Hoài thách thức:

    - Nếu tôi bảo là đúng thì anh nghĩ gì?

    Jin Seong chợt chồm người lên. Giữa hai người vẫn có một khoảng cách là chiếc bàn làm việc của Hoài nhưng nàng hơi giật mình. Bây giờ không chỉ đôi mắt mà cả khuôn mặt đầy ma mị của người bệnh này như muốn hớp hồn Hoài. Đôi mắt và khuôn mặt đó như muốn chiếm đoạt Hoài, áp sát mặt với mặt để nghe ngóng nhiệt độ của Hoài đang tụt xuống vì lạnh và vì sợ hãi. Nhưng rồi Jin Seong mỉm cười, vẫn nụ cười trẻ thơ hiền hậu lộ hàm răng trắng tinh:

    - Thì tôi thấy sự chọn lựa của mình khi đến đây quá đúng! Tôi cần một người như bà! Gặp được một người hiểu mình không phải là dễ! Vì vậy tôi mới trở lại Mỹ.

    - Ở bên Nam Hàn cũng có bác sĩ tâm lý chứ, tại sao lại phải về đây?

    - Tôi khá thành công trong sự nghiệp diễn xuất của mình. Phải nói là rất thành công! Tôi không muốn ai biết đến những vấn đề tâm lý của tôi, nhất là báo giới!

    Hoài nghiêm trang nhìn Jin Seong và đặt lại câu hỏi khi nãy mà anh ta chưa trả lời:

    - Sự phản kháng chỉ xảy ra một lần trong quá khứ hay là nhiều lần?

    - Duy nhất một lần!

    Hoài nghĩ là Jin Seong không nói thật!

    - Anh có bị thôi thúc để tiếp tục hành động như vậy nữa không?

    - Nhiều lần nhưng tôi tự chế ngự được!

    - Anh sợ mức độ tấn công và hành hạ người khác sẽ gia tăng theo cấp độ và đưa đến tử vong?

    Giọng Jin Seong nhỏ hẳn lại khi trả lời Hoài:

    - Phải!

    - Nhưng anh biết điều đó và tự chế ngự được bản thân! Có nhiều người không làm được như vậy! Đến với phim ảnh và vào những nhân vật thô bạo có giải tỏa phần nào khao khát đó không?

    - Rất nhiều! Vì vậy tôi diễn xuất rất thật theo cảm xúc của mình! Tôi đã là.. tôi trong phim ảnh! Nhưng bà có biết cảm xúc của tôi như thế nào trong những cảnh đánh nhau hung bạo trong phim không?

    Không đợi Hoài nói gì, Jin Seong kể tiếp:

    - Tôi đã bị kích thích. Vô cùng kích thích và không thể kiểm soát nổi mình nữa! Tất cả những cảm xúc dữ dội và phấn khích đó dâng cao như nước lụt tràn bờ ra bằng hành động. Mỗi một cú đấm, một cánh tay xiết chặt vào cổ đối phương đều mang đến cho tôi một sự hưng phấn và thỏa mãn dị thường! Đó là những tiếng nói trung thực nhất từ đầu tôi, từ trái tim tôi, tuôn tràn ra ngoài.. Hay cái tôi trong phim ảnh mới chính là tôi?

    - Không đúng đâu! Những suy nghĩ đó sai! Nơi đó chỉ giúp anh giải tỏa phần nào vấn đề của anh mà thôi! Những nhân vật đó không phải là anh đâu!

    Jin Seong nhìn Hoài với vẻ hoài nghi:

    - Làm sao bà biết những nhân vật đó không phải là tôi?

    - Đó là những ước muốn của anh mà thôi! Chúng ta ai ai cũng ao ước được trở thành như thế này hay thế kia. Tất cả chỉ là sự ao ước và nằm trong trí tưởng tượng của chúng ta! Không có thật!

    - Vậy tại sao khi ngừng diễn xuất, tôi không thể trở về đời thường được? Tại sao vậy?

    - Tôi nghĩ có nhiều lý do. Đầu tiên vì thời gian mà anh đóng phim kéo dài hơi lâu.

    - Đúng vậy! Vì phải kéo dài cả năm trời mới hoàn tất!

    - Thời lượng kéo dài, nhập vào nhân vật, lập đi lập lại. Ngay cả những cảm xúc trong khi diễn xuất cũng đã đánh lừa anh! Những tình cảm hay sự giận dữ hay tội ác của nhân vật đó chỉ giới hạn trong môi trường diễn xuất và phim ảnh. Tất cả là giả tạo! Đừng để bị đánh lừa! Khán giả có thể bị đánh lừa trong lúc theo dõi phim nhưng khi chấm dứt tất cả đều tỉnh lại. Mọi sự chỉ là giải trí! Người xem được thỏa mãn trong sự giải trí đó hay chính vì những tình huống mà ngoài đời không bao giờ xảy ra được làm người xem thích thú vì cái không thể đó!

    Jin Seong cúi đầu không nhìn Hoài nữa khi nói:

    - Tôi cũng muốn nghĩ như vậy nhưng không được! Tôi cứ tiếp tục suy nghĩ, và còn khát khao được tiếp tục sống trong vai trò đó. Có những lúc không phải là vì mong muốn được bày tỏ bằng bạo lực mà còn vì những tình cảm xây dựng trong phim. Tôi muốn mọi sự được kéo dài và tôi cứ tiếp tục được sống như thế.

    Hoài đổi câu hỏi:

    - Anh có bạn gái ngoài đời thực không?
    -
    Không! Tôi không có!

    - Vì sao? Không tìm được cô gái nào anh thích hay vì quá bận rộn với công việc?

    - Có lẽ cả hai!

    - Có bao giờ anh có tình cảm với diễn viên nữ cùng diễn xuất trong phim không?

    Jin Seong thở dài:

    -Rất nhiều lần! Như tôi đã nói với bà tôi thấy tôi sống trong phim ảnh nhiều hơn là cuộc đời bên ngoài!

    - Những diễn viên nữ ấy đối xử với anh như thế nào?

    - Bà muốn hỏi họ có thích hay yêu tôi không?

    Hoài gật đầu:

    - Phải!

    - Không! Chỉ là bạn diễn! Hay nhiều hơn thì chỉ là bạn bè xã giao.

    - Họ có biết anh có tình cảm với họ không?

    - Không biết đâu! Tôi rất kín đáo.

    - Anh không muốn thử sao?

    Jin Seong bật cười trước câu hỏi của Hoài:

    - Bà không tin rằng tình yêu đến một cách bộc phát sao? Tôi không thích thử!

    Hoài nhìn tờ giấy nhỏ dán bên ngoài hồ sơ của Jin Seong. “Hẹn 2 tiếng”. Nàng nghĩ thầm độ này có nhiều bệnh nhân muốn ngồi trong căn phòng này lâu hơn nàng tưởng.

    - Chúng ta có 2 tiếng đồng hồ để trò chuyện. Anh có muốn nghỉ vài phút không?

    - Trong văn phòng này có nhạc không?

    - Anh muốn nghe nhạc ư? Loại nào? Tôi chỉ có những loại nhạc mà tôi ưa thích thôi!

    Jin Seong nhìn Hoài với cặp mắt khó hiểu:

    - Cho tôi nghe nhạc mà bà ưa thích đi!

    Hoài tìm CD nhạc và để lớn vừa phải. Nàng nghĩ những bài hát êm ả sẽ xoa dịu bớt những khắc khoải trong tâm hồn Jin Seong.
    Cả hai cùng yên lặng lắng nghe hay người bệnh nhân này đang đeo đuổi những suy tư gì khác?
    Jin Seong nhắm mắt, tựa đầu vào chỗ dựa của ghế khi anh ta xoài người xuống thấp hơn. Hai chân duỗi thẳng. Trông như anh ta đang ngủ.

    Đó chỉ là một tape nhạc jazz nhẹ nhàng không lời, xen kẽ với những âm thanh rào rạt của thiên nhiên như sóng biển hay mưa. Tiếng nhạc làm thư giãn rất dễ chịu!
    Hoài nhìn đồng hồ. Đúng 10 phút nàng sẽ tắt nhạc hay vặn thật nhỏ như một thứ background music.
    Khi tiếng nhạc bắt đầu nhỏ đi thì Jin Seong choàng tỉnh. Anh ta ngồi thẳng lên tìm Hoài. Nàng vẫn ở nguyên vị trí cũ.

    - Bà bảo tôi phải làm gì?

    - Tôi nghĩ anh đã thấy vấn đề của chính mình, tự chế ngự được, hiểu mình, như thế là đủ rồi!

    - Bà nói đủ nghĩa là sao?

    - Tôi thấy sự nhận thức của anh về ranh giới giữa xấu và tốt rất minh bạch. Anh không còn là đứa trẻ năm xưa từng bị bắt nạt, bị đánh đập và tấn công nữa. Anh đã phản kháng. Anh đã cho những kẻ đó thấy phản ứng của anh ra sao. Anh đã trả lại nỗi sợ hãi của đứa trẻ đó cho những người gây nên tội. Anh không còn sợ sệt nữa! Thời gian và sự trưởng thành đã tạo nên một con người khác ở anh. Sự lạnh lùng xa cách của anh, ngay cả cái nhìn dữ dội trong ánh mắt cũng chỉ là một phần của con người anh mà thôi. Chúng ta đều có nhiều mâu thuẫn xung đột trong một hình hài là thân phận con người.

    Jin Seong mỉm cười hỏi Hoài:

    - Ánh mắt tôi dữ dội như bà mô tả sao?

    - Dữ dội, lạnh lẽo, nghiêm trang và ma mị như muốn thôi miên người đối diện. Tôi không hiểu đó là tia nhìn thực sự của anh một lúc nào đó hay là anh đang diễn xuất trong đời thường?

    Jin Seong phá lên cười.

    - Bà thật là thú vị! Rất thú vị! Nhưng bà đừng lo, tôi đến đây vì tôi cần được cố vấn về tâm lý. Trong căn phòng này tôi rất… À nói như thế nào nhỉ? Tôi rất thành thực phơi bầy con người của mình. Tôi như vậy đó! Không có gì đáng sợ cả!

    Hoài yên lặng.

    - Bà không nói gì sao?

    - Anh muốn tôi nói gì?

    - Nói về những nhận xét của bà đi! Bà nhắc đến sự mâu thuẫn trong tôi. Bà mới nói có một nửa. Vậy nửa kia là gì? Sự lạnh lùng dữ dội mà bà mô tả trong ánh mắt tôi có làm bà sợ không?

    Thế này thì quá lắm! Hoài nghĩ thầm như vậy! Jin Seong quả thật mất thăng bằng về tâm lý!

    - Anh hỏi nhiều quá! Một nửa kia mà tôi nhìn thấy qua nụ cười rất trẻ thơ của anh. Nụ cười hiền hậu và bao dung. Chính điều này đã giúp anh vượt qua những ước muốn trừng phạt bằng bạo lực đối với những kẻ đã bắt nạt anh. Tôi thấy phần này tuy êm dịu nhưng rất mạnh mẽ nên anh mới tự chế ngự được bản thân và không nghĩ đến sự trả thù nữa. Nụ cười mà tôi nhìn thấy chính là sự tha thứ cho quá khứ đã dày vò anh. Khi được thả vào trong môi trường phim ảnh qua những vai diễn phù hợp phần nào với bản chất, quá khứ đó thức dậy làm anh muốn bóc trần con người của mình đi theo những tiếng gọi xúi dục của bản năng. Anh đã mượn cái giả trong phim ảnh để làm nên cái thực như anh muốn. Nhưng khi mọi sự chấm dứt thì anh vẫn tiếc nuối! Chúng ta luôn luôn bị cám dỗ bởi những xúi dục từ bên trong chính con người của mình, chuyện đó bình thường!

    Jin Seong lại cười. Không hiểu cười vì những phân tích của Hoài hay vì điều gì khác.

    - Còn câu hỏi nữa bà chưa trả lời? Tôi có cần lập lại câu hỏi đó không?

    - Không cần vì tôi nhớ. Sợ ư? Cũng có hơi thấy khác thường! Tôi chưa gặp ai có đôi mắt nhìn như anh. Đôi mắt ẩn chứa những bí ẩn nhưng lạnh lẽo làm người ta phải tránh né, trong đó có tôi! Ánh mắt đó có thật, tôi nhận ra như thế sau khi quan sát anh kỹ, không phải là đóng kịch! Nhưng cũng vì thế mà anh khó tạo dựng sự liên kết với người khác phái được!

    Jin Seong cúi đầu:

    - Bà nói làm tôi buồn quá!

    - Tôi tưởng anh muốn nghe những suy nghĩ của tôi về anh?

    - Muốn nghe nhưng sao… phũ phàng quá! Chẳng ai nói với tôi như thế bao giờ!

    - Vậy thì cười nhiều đi! Anh có nụ cười đôn hậu làm người khác thấy ấm áp và tin tưởng. Anh có thể tránh đừng nhìn lâu người khác một cách trực diện như thăm dò.

    Jin Seong lại cười:

    - Mỗi ngày tôi nên đứng trước gương và tập cười sao?

    - Không phải như vậy! Hãy để ý đến chung quanh anh nhiều hơn. Làm những điều anh thích. Khám phá những thú vui chưa từng thử qua. Anh biết phân định giả hay thật mà! Chỉ là chọn lựa thôi! Tôi nghĩ trong thời gian này khi nghỉ đóng phim một thời gian, anh sẽ quay về với con người thật của anh. Không khó khăn đâu. Vấn đề là sự chọn lựa của anh!

    - Trong thời gian ở đây, chắc tôi sẽ trở lại gặp bà vài lần nữa, có được không?

    - Đương nhiên là được! À.. tôi chưa từng xem K drama. Anh giới thiệu tôi một phim mà anh đóng để tôi xem.

    Lần này Jin Seong cười lớn tiếng:

    - Được thôi! Bà xem phim và lần tới tôi trở lại chúng ta sẽ nói chuyện tiếp! Tôi rất thích nghe những phân tích của bà. Vậy lần tới tôi trở lại mà nếu như tôi có đóng kịch thì bà cũng đừng sợ ánh mắt nhìn của tôi nữa nhé?

    Hoài cười thoải mái:

    - Đã quen thì đâu còn sợ nữa!

    Đứng lên ra đến cửa, Jin Seong còn ngoái lại nhìn Hoài. Nụ cười trẻ thơ đó của Jin Seong bỗng dưng cho Hoài có cảm giác như anh ta chưa kể hết những uẩn khúc. Tại sao nàng lại có ý nghĩ như vậy nhỉ? Không biết nữa! Hay vì có nhiều mâu thuẫn trong con người này? Hay vì Hoài đã nghĩ rằng Jin Seong còn giấu diếm nhiều chuyện gì khác? Nhưng Hoài muốn gặp lại người bệnh nhân này và nghe anh ta nói chuyện nhưng nàng hy vọng những u uẩn nào đó không phải là.. những điều kinh khủng hay tội ác! Chúng ta đều muốn tin vào những điều tốt lành và không muốn nghĩ đến những sự dữ! Hoài sẽ không bao giờ quên gương mặt này cho dù có nhắm mắt lại!

  4. #34
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,826


    Nguyễn Thị Thanh Huyền



    Người phụ nữ lớn tuổi gốc Việt đến văn phòng của bác sĩ tâm lý Hoài Nguyễn với tâm trạng hoảng loạn và trầm cảm. Bà ta đề rõ trong hồ sơ là bị trầm cảm. Sáu mươi tuổi, có đời sống vật chất sung túc. Hoài có thể nhận thấy điều đó qua y phục sang trọng đắt tiền hàng hiệu của bà ta. Đây là một phụ nữ đẹp và sang với khuôn mặt hoàn hảo và trẻ hơn là lứa tuổi 60. Trông bà Thanh Huyền lại càng rụt rè khi ngồi thu mình trong chiếc ghế bành gần bàn làm việc của Hoài. Chiếc xách tay khá lớn để bên cạnh bà Nguyễn Thị Thanh Huyền. Bà ta cứ dáo dác nhìn chung quanh như e dè đang có một ai đó sẵn sàng nhẩy xổ ra tấn công bà ấy bất thình lình! Gương mặt hiền lành, đôi môi hơi mím lại như kìm giữ những lời nói. Sao vậy?

    Hoài có thể nhìn thấy ngay vấn đề của người phụ nữ này. Nàng nhỏ nhẹ và ân cần để trấn an người bệnh nhân.

    - Bà hãy thoải mái và tự nhiên nhé! Chỉ có hai chúng ta trong căn phòng này mà thôi. Công việc của tôi là lắng nghe. Bà có thể kể cho tôi nghe bất cứ chuyện gì, chuyện vui, chuyện buồn, bất luận là chuyện gì.

    - Tôi.. không biết phải nói chuyện gì.. Nói làm sao nữa.. !

    - Bà có đang buồn bực gì không? Có ai làm cho bà phải khó chịu không? Kể ra bà sẽ dễ chịu hơn.

    Bỗng dưng bà ta đổi hẳn thái độ, lớn tiếng và nói với vẻ hằn học:

    - Tại sao tôi cứ phải nghe những lời nói khó nghe từ những người chung quanh tôi? Tại sao là tôi chứ?

    Hoài nhỏ nhẹ nói với bà ta:

    - Những lời nói khó nghe của người khác nhắm vào bà là một thứ bạo hành bằng lời nói. Bạo hành bằng lời nói có thể để lại những tổn thương tâm lý đau đớn chẳng kém gì bất cứ hành vi bạo hành thể chất.

    Bà Thanh thở hổn hển khi nói với Hoài. Có lẽ điều này đã khơi dậy sự tức giận dồn nén trong bà ta.

    - Họ là những kẻ muốn chứng tỏ quyền lực trên tôi! Bắt tôi phải thế này thế kia! Tại sao chứ?

    - Họ ở đây là ai? Cha mẹ, anh em, họ hàng, chồng của bà sao?

    Bà Thanh xẵng giọng trả lời Hoài:

    - Là như vậy đó!

    - Bà không muốn tự bảo vệ bản thân ư?

    - Bằng cách nào?

    Nói xong bà ta òa lên khóc. Khóc như một đứa trẻ.

    - Bà cần tìm cách nhận diện và vượt qua bạo lực lời nói trong cuộc sống hàng ngày. Bạo hành lời nói tuy không gây ra vết thương có thể thấy được nhưng lại khiến cho bà trở nên tự ti hay nghiêm trọng hơn là trầm cảm!

    Bà Thanh vừa thổn thức vừa nói với Hoài:

    - Đúng! Tôi đang bị trầm cảm! Bác sĩ của tôi cho tôi uống Prozac để chống trầm cảm. Cô bác sĩ ấy còn nói với tôi là những thuốc này sẽ làm tăng mức serotonin của não. Nhưng một người bác sĩ khác lại nói nếu trầm cảm là do thiếu serotonin thì tôi sẽ khá hơn trong vài ngày hay một thời gian nhưng kết quả không phải như vậy. Người bác sĩ mới này khuyên tôi ngoài chuyện uống thuốc đó thì còn phải đi gặp thêm một bác sĩ tâm lý nữa. Vì vậy tôi mới đến đây!

    Hoài nghĩ thầm người bệnh này gặp quá nhiều bác sĩ! Uống quá nhiều thứ thuốc! Họ không tìm hiểu nguyên nhân vì sao bà ta bị trầm cảm! Chỉ uống thuốc không thôi sao? Có đúng thật trầm cảm là kết quả của sự mất cân bằng hóa học của chất dẫn truyền thần kinh như serotonin không? Hoài không đồng ý như vậy!

    Có lẽ những giọt nước mắt vừa nhỏ ra kia và chưa kịp khô trên hai gò má của bà Thanh Huyền đã làm dịu lại sự tức giận trong bà ta.
    Hoài gợi chuyện tiếp:

    - Từ lúc còn nhỏ bà đã phải nghe những lời làm buồn lòng sao? Đã từ lâu lắm rồi phải không?

    Những lời nói như ru ngủ của Hoài đã làm cho khoảng cách giữa nàng và bà ta gần hơn. Hoài đang làm vai trò đứng về phía bà Thanh Huyền mà!
    Tự dưng bà Thanh Huyền thấy dễ chịu hơn và muốn tâm tình với người bác sĩ tâm lý này.

    - Đúng vậy! Tôi luôn luôn bị công kích từ khi còn nhỏ. Họ dùng những lời nói làm tổn hại đến cảm xúc của tôi. Những lời nói có ý chê bai làm tôi thấy mình không có giá trị hay yếu kém, không thông minh và chẳng giỏi giang gì. Tôi không nhận ra mình bị ngược đãi vì những lời nói đó mà dần dà những sự lập đi lập lại đó làm tôi thấy tự ti và mặc cảm.

    - Có khi nào bà nhận ra những lời nói của người khác về bà là sai lầm không?

    - Cũng có lúc.. nên tôi luôn luôn cố gắng để chứng tỏ là mình không như người ta nghĩ.

    - Nhưng người ta, những người mà bà gọi là “họ” vẫn không thừa nhận sự suy nghĩ sai lầm của họ về bà đúng không?

    Bà Thanh Huyền lần đầu tiên từ khi vào đây đã ngửng đầu lên nhìn Hoài, nét mặt bà có chút hoan hỉ.

    - Quá đúng!

    - Chính những bạo lực lời nói đó có tác dụng lâu dài trên nạn nhân là bà. Những lời nói đó khiến bà tin vào những điều rất tiêu cực về bản thân. Có nhiều người vì thế cho rằng bản thân mình không có giá trị gì và không thể thành công ở bất cứ lãnh vực nào. Tâm lý này tác động tiêu cực đến mọi yếu tố trong cuộc sống của bà, chi phối việc học tập, mối quan hệ và công việc.

    - Không sai! Từ nhỏ tôi cứ bị cho là yếu kém nên tôi luôn luôn có mặc cảm thua sút. Nhiều lúc những lời nói nặng lời dù vô tình hay cố ý, hoặc ngay cả những lời nói to cũng làm tôi bị xúc động và thấy mình bị thương tổn! Nhưng thực tế, trong gia đình, mọi sự tính toán đều do tôi! Tôi đâu có thua kém như mọi người nghĩ đâu! Tại sao vậy? Tại sao họ cứ muốn kìm kẹp và bắt nạt tôi? Tại sao chỉ là tôi mà không phải là các em tôi?

    - Bởi vì từ nhỏ họ đã khiến bà trở nên thụ động. Nhưng tôi nghĩ chắc còn những nguyên nhân sâu kín hơn mà bà chưa chia sẻ. Thử nhớ lại lúc còn nhỏ khi bắt đầu có trí khôn bà đã phải nghe những gì mà đã để lại ấn tượng sâu đậm và tác hại đến tâm lý bà như vậy.

    Bà Thanh Huyền không trả lời hay là đang cố nhớ lại.
    Hoài tiếp tục gợi chuyện để bà ta phải mở lòng.

    - Bà nhớ được nhưng chỉ vì không muốn nhớ! Nếu bà có thể kể ra hay đối diện với những điều không vui đó bà sẽ được giải tỏa nhiều hơn. Cứ dồn nén trong lòng và chịu đựng một mình sẽ đến lúc những điều này trở nên gánh nặng và làm bà càng đuối thêm. Gỡ bỏ đi như ném đi những thứ xấu xí không cần thiết cho hành trang trong cuộc sống.

    - Có những lời nói không hiểu chỉ là đùa cợt vô tình của người lớn hay là cố ý hay hơn nữa là sự thật cứ đeo đẳng tôi mãi! Tôi bị ám ảnh về điều này!

    - Điều này là điều gì? Bà đang nhìn lại. Hãy kể cho tôi nghe. Tôi muốn nghe bà chia sẻ nỗi ám ảnh đó.

    - Cô, dì của tôi đã cười cợt và bảo tôi là con nuôi. Mẹ tôi đã nhặt được tôi ở một gốc cây nào đó! Tâm trí của một đứa trẻ lên 5 đã xao động và cứ nhớ mãi điều này. Khi hiểu biết hơn đứa trẻ lúc đó là tôi đã nhận ra sự phân biệt đối xử của mẹ mình. Tôi không được yêu thương và chiều chuộng như em trai tôi. Điều này càng làm cho ý nghĩ “mình chỉ là con nuôi” thêm gắn bó với tôi. Nhưng hơn nữa tôi đã bị bỏ ở một gốc cây nào đó. Người sinh thành ra tôi đã vứt bỏ tôi như một thứ rác rưởi sao?

    Hình như nói ra được những điều này đã là một cố gắng quá mức của bà Thanh Huyền.
    Hoài yên lặng lắng nghe. Bà ta ngừng kể, chỉ còn tiếng sụt sùi của những giọt lệ đổ ra chua chát và ngậm ngùi cho thân phận mình!
    Hoài nhẹ nhàng hỏi:

    - Đó có phải là sự thật?

    - Khi trưởng thành tôi đã muốn hỏi mẹ tôi về điều này nhưng tôi không dám. Tôi sợ sự thật! Nhưng rồi đến lúc tôi sắp sửa lập gia đình thì những tin đồn bên ngoài rằng tôi là con nuôi lại lan ra. Ông nội tôi đã tức giận kêu lên vì sao lại có những tin đồn thất thiệt như vậy được! Ông nội tôi còn khẳng định cứ hỏi cô mụ đỡ đẻ cho mẹ tôi là biết ngay! Từ đó tôi biết mình chính thực là con của ba mẹ tôi, không phải là con nuôi!

    - Bà có dễ chịu hơn khi biết như vậy không?

    Bà Thanh Huyền ngậm ngùi nói với những âm thanh hơi khàn đục vì đã khóc quá nhiều:

    - Phần nào thôi!

    - Vì sao?

    - Tôi khao khát được yêu, được chiều chuộng, được âu yếm của một tình mẫu tử!

    - Không thấy bà nói đến người cha của bà? Người cha ấy như thế nào?

    Mặt bà Thanh Huyền tươi hẳn lên:

    - Cha tôi là một người đàn ông tuyệt vời! Cha tôi rất yêu tôi nhưng vì công việc cha tôi ít ở nhà với chúng tôi nhưng tôi biết cha tôi yêu tôi lắm.

    - Không đủ để bù đắp sao?

    - Không đủ! Em trai tôi được làm bất cứ điều gì nó muốn còn tôi.. thì không!

    - Chỉ vì bà là con gái?

    - Đúng như vậy! Sự phân biệt đối xử của mẹ tôi rất rõ ràng, không hề giấu diếm! Đó không phải là một thứ biểu bộ tình yêu của người mẹ sao?

    - Đó không phải là bài học đầu đời cho bà về mẹ con ư?

    - Có chứ! Tôi đã luôn luôn cố gắng yêu các con tôi đồng đều dù trong thâm tâm cũng có một chút thiên lệch nào đó nhưng rất ít! Và không bao giờ tôi tỏ lộ!

    Hoài đột ngột hỏi bà ta:

    - Còn chồng bà và cuộc hôn nhân thì ra sao? Hạnh phúc chứ?

    - Tôi không muốn trả lời câu hỏi này! Đừng hỏi tôi vì sao. Nhưng tôi đã và đang hy sinh tất cả cho gia đình tôi! Chỉ cho mình gia đình tôi thôi! Cho dù.. tôi có phải nuốt bao nhiêu đắng cay tủi nhục vào tận cùng đáy lòng thì tôi vẫn hãnh diện là đã giữ được gia đình trong đôi tay nhỏ bé của mình.

    Hoài nhìn người phụ nữ trước mặt và thầm nghĩ bà ta mạnh mẽ hơn nàng tưởng!
    Bà Thanh Huyền chuyển về đề tài ban đầu:

    - Làm sao có thể phân biệt khi nào là bạo hành lời nói?

    - Bà phải nắm được hành vi của người bạo hành. Chẳng hạn như họ đặt một biệt danh cho bà, dù chỉ là nói đùa. Hay họ có thể mỉa mai châm chọc bà làm cho bà ngượng ngùng. Hoặc luôn chỉ trích bà. Những lời chỉ trích không mang tính xây dựng thì chỉ làm bà tổn thương. Việc liên tục chỉ trích người khác chính là bạo hành bằng lời nói. Ngay cả lớn tiếng hay dùng những từ ngữ không lịch sự với bà thì đấy cũng là bạo hành lời nói. Họ cho bà cảm giác là bà phải bị khuất phục, phải để họ thao túng. Từ đó đưa đến những vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm hay thậm chí là rối loạn căng thẳng sau chấn thương, hay còn gọi theo từ ngữ chuyên môn là Post-Traumatic Stress Disorder hay ngắn gọn là PTSD.

    - Tôi khổ sở và nhiều lúc hoảng loạn phải uống thêm cả thuốc ngủ vì những lời nói nghiệt ngã khó chịu bắt bẻ đó làm tôi mất ngủ, sức khỏe suy kém và làm những cơn đau nhức vì tê thấp của tôi trở nên trầm trọng và đau đớn hơn! Tôi phải làm sao?

    - Việc bà nhận ra những bạo hành lời nói đó chưa đủ để bà tránh được những ảnh hưởng tai hại này. Bà cần phải bảo vệ bản thân mình.

    - Bảo vệ bản thân? Đau ốm bệnh hoạn như tôi thì có thể làm gì được?

    - Có những phương cách để tự bảo vệ bản thân. Đầu tiên bà phải tỏ lộ thái độ của bà một cách rõ ràng và bình tĩnh để cho những người nói những lời ác ý phải lùi lại vì biết rằng nếu cứ tiếp tục, bà sẽ phản kháng. Điều thứ hai, bà hãy tránh xa những người hay chỉ trích hoặc nếu là bậc trên thích ra lệnh cho bà thì nên giữ khoảng cách với họ, ngừng lắng nghe những gì họ nói với bà. Điều thứ ba là tránh xa những suy nghĩ tiêu cực. Dành thời gian với những người sống tích cực. Bà hãy tìm kiếm những người bạn giúp bà thấy giá trị thực sự của mình để bà có thể tự tin và vui vẻ hơn. Những điều này sẽ giúp bà cân bằng và chữa lành cảm xúc của mình.

    Hoài ngừng một chút rồi nói tiếp:

    - Ông William James là một triết gia người Mỹ vào cuối thế kỷ 19, có thể xem là một trong những triết gia gây nhiều ảnh hưởng nhất tại Mỹ, ông ta cũng là một bác sĩ tâm lý nổi tiếng và cũng là người tiên phong đưa ra những chương trình giáo khoa về tâm lý tại Hoa Kỳ. Có thể nói ông ta là cha đẻ của ngành tâm lý học. Tôi còn nhớ ông William James đã nói những câu để đời chẳng hạn như: “Cuộc sống không nên lúc nào cũng là con đường dễ dàng. Đôi khi trải nghiệm học hỏi lớn nhất là những thứ có được thông qua thử thách và nghịch cảnh. Chính trong những lúc này bạn mới học được nhiều điều về bản thân, thế mạnh và những điểm yếu của mình”.

    Bà Thanh Huyền lắng nghe và có vẻ suy tư hay chiêm nghiệm về những điều mà Hoài vừa nói.

    Nghe những điều bà vừa nói làm như tôi đã nhìn thấy một con người khác ở mình!

    - Con người đó vững mạnh hơn không?

    - Tôi không biết nữa nhưng chắc chắn là tâm hồn tôi thấy nhẹ nhàng hơn. Tôi như là..

    Bà ta ngừng lại như để tìm cách diễn tả về mình rồi nói tiếp:

    - Như là có thêm sức mạnh!

    Hoài mỉm cười:

    -Vẫn có sức mạnh tiềm tàng trong con người của bà nhưng bà không nhận ra đó thôi. Tôi thấy bà là một phụ nữ mạnh mẽ và rất kiên cường. Hãy khẳng khái chống trả cho chính mình và vì mình! Khi bà phản kháng, họ sẽ lùi và không làm phiền bà nữa. Bà phải tỏ rõ thái độ chống đối và sẵn sàng thách thức, bất luận trong vai trò nào dù là với người vai vế lớn hơn hay nhiều tuổi hơn.

    - Tôi phải tập chống trả sao?

    - Đâu cần phải tập! Như lúc ban đầu bà đã tỏ ra giận dữ khi nói về họ và những uất ức nhịn nhục của bà được dịp tuôn đổ ra cho tôi nghe thấy. Vậy thì bà hãy làm như thế khi đối đầu với họ! Đã qua tuổi trưởng thành, sao lại phải e dè giữ gìn để làm tổn hại đến sức khỏe của mình chứ?

    - Bà có nghĩ tôi sẽ không cần uống thuốc Prozac nữa hay không?
    \
    - Tùy cách bà ứng xứ để bảo vệ chính bà thôi! Nhưng tôi tin là bà sẽ mạnh mẽ lên và không cần phải uống thuốc trầm cảm nữa. Tôi tin tưởng như vậy!

    Khi tiễn bà Thanh Huyền ra khỏi văn phòng, Hoài nắm tay bà ta và ân cần nói:

    - Tôi chúc bà được vui vẻ và bình an trong cuộc sống. Một người đẹp đẽ và hiền hậu như bà phải được hưởng những điều này trong cuộc đời cho dù bất luận có những điều nào không vui trong quá khứ đã xảy ra. Chúng ta không sống bằng quá khứ. Chúng ta đang sống trong hiện tại và nhìn về tương lai với sự lạc quan!

    Bà Thanh Huyền lập lại khi nói với Hoài:

    - Lạc quan về tương lai sao?

    Hoài dịu dàng nói:

    - Phải lạc quan. Tinh thần lạc quan giúp chúng ta vượt mọi khó khăn. Lạc quan sẽ giúp bà không cần đến mấy viên thuốc Prozac nữa! Bà làm được, tôi tin chắc như vậy!

  5. #35
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,826


    Ch
    ương 25


    Gabriel Galian



    Ngày hôm qua tình cờ nhìn sổ hẹn Hoài đã biết sẽ gặp Gabriel trong 2 tiếng liền hôm nay vào buổi chiều. Cái hẹn cuối cùng trong ngày. Hoài không nhớ rõ lắm nhưng dường như Gabriel trở lại sớm hơn thường lệ. Cũng thấy vui vui khi gặp lại Gabriel.

    Vẫn cái bắt tay thân tình và ấm áp mà Hoài có thể cảm nhận được từ Gabriel.
    Hoài vui vẻ hỏi Gabriel:

    - Lần này anh về đây vì có việc gì khác nữa sao?

    Gabriel nhìn Hoài với nụ cười và thay vì nói những lời muốn nói, anh ta chỉ nói gọn lỏn:

    - Ở nơi đây từ bao giờ không biết nữa đã trở thành một nơi chốn trú ngụ rất an bình cho tôi như là.. đi về nhà.

    Hoài thoáng xúc động trước những lời nói đầy tình cảm của Gabriel mà nàng biết là rất chân thành.
    Khi ngồi xuống chỗ ngồi quen thuộc, Gabriel nói với Hoài:

    - À quên, cho phép tôi thu lại những cuộc trò chuyện của chúng ta như mọi lần nhé.

    Nàng vồn vã nói với Gabriel:

    - Đương nhiên. Anh sao rồi? Mọi chuyện tốt đẹp cả chứ?

    - Tôi bình thường.. nhưng rất nhớ Houston. Tôi thích không khí ẩm ở đây.

    - Chán New York rồi ư?

    - Có thể nói như vậy! Không biết chừng tôi sẽ mua một căn nhà ở đây để đi đi về về.

    - Ở đây bớt xô bồ nhưng buồn hơn New York.

    - Hoài quên tôi không phải là người của đám đông sao?

    Hoài cười:

    - Ừ, tôi quên thật! Nhưng cũng bởi vì đến đây anh rất cởi mở. Anh khác trước.

    - Nhờ Hoài đấy!

    Nàng chỉ cười như mặc nhiên đồng ý là Hoài đã thay đổi Gabriel rất nhiều.
    Hoài hỏi Gabriel:

    - Hôm nay chúng ta nói chuyện gì đây? Anh không còn gì khúc mắc chứ?

    Gabriel hơi cúi đầu và không nhìn Hoài khi trả lời:

    - Vẫn chưa giải quyết hết mọi việc được!

    Hoài băn khoăn:

    - Anh nói vậy nghĩa là sao? Anh làm tôi thấy lo âu!

    Gabriel dịu dàng nhìn Hoài:

    - Tôi làm Hoài lo âu ư? Xin đừng.. Được chia sẻ với Hoài là đủ cho tôi lắm rồi.

    Câu nói đó chẳng phải là một.. lời tỏ lộ tình cảm kín đáo sao? Nhưng Hoài vẫn cứ vờ như không hiểu và yên lặng chờ nghe Gabriel giải thích những khúc mắc nào đó còn sót lại của anh ta.

    - Tôi đã quyết định thuê thêm một người thám tử tư nữa!

    Hoài ngẩn người và kêu lên:

    - Anh có điên không? Tại sao phải làm chuyện đó? Để làm gì chứ?

    - Tôi vẫn cảm thấy dù sao mình cũng có trách nhiệm với sự biến mất của người thám tử trước mà tôi đã thuê.

    - Anh mướn người đi tìm ông ta sao?

    - Phải! Tôi không chịu nổi với những bận tâm và muôn ngàn câu hỏi cho sự biến mất kỳ lạ đó!

    - Anh chỉ mới quyết định là sẽ làm như thế chứ?

    - Không! Tôi đã làm. Mọi chuyện đang tiếp diễn! Người thám tử tư mới tôi thuê sẽ làm 2 công việc: tiếp tục tìm kiếm về gia đình Katrya nhưng cũng đồng thời chính là tìm ra xem người thám tử tư trước biến đi đâu và tại sao lại biến mất?

    Hoài ngồi ngả đầu ra sau lắc đầu:

    - Anh ngoan cố thật Gabriel à!

    Gabriel tìm cách biện minh cho hành động của mình dù biết là Hoài đang bực tức:

    - Không làm như thế thì tôi sẽ điên lên!

    - Anh không nghĩ đến chuyện tìm ra bất cứ chuyện gì dính líu đến Katrya sẽ gây ra những nguy hiểm cho anh sao? Lâu quá rồi anh quên sao? Tôi không biết mình phải nhắc nhở anh đến bao nhiêu lần nữa!

    Gabriel thở dài than với Hoài:

    - Khi bận công việc thì thôi, còn những lúc rảnh rỗi hay nhất là về đêm trước giấc ngủ luôn luôn tôi cứ bị quấy rầy vì những câu hỏi không có lời giải đáp đó! Tôi không chịu nổi! Chuyện Katrya thì có thể chấm dứt được nhưng còn những câu hỏi về sự biến mất đột ngột của người thám tử tôi thuê thì cứ nài kéo tôi như đòi nợ! Giả dụ mà ông ta chết vì bị giết do tìm hiểu về Katrya thì tôi là người phải chịu trách nhiệm cho cái chết đó! Tôi không thể nhắm mắt làm ngơ được Hoài ạ!

    Hoài cãi:

    - Làm sao anh có thể quả quyết là ông ta đã chết? Mà cho dù là người đó chết đi nữa thì có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: bị bệnh, tai nạn.. Mình không biết được! Không việc gì mà anh cứ phải nhận trách nhiệm một cách vô lý như vậy được!

    Gabriel nhìn Hoài với ánh mắt như van nài:

    - Hoài à! Hiểu cho tôi! Tôi chẳng có ai.. ngoài Hoài để tôi có thể nói hết những điều tôi muốn nói! Nếu mà ngày nào đó Hoài cũng không muốn nghe tôi nói nữa thì không biết tôi sẽ ra sao?

    Bỗng dưng Hoài biết là nàng đang ứa nước mắt. Vì cảm động? Có! Vì xiêu lòng trước lời van nài của Gabriel đã đi quá mức độ của một người bệnh nhân nói với người bác sĩ cố vấn tâm lý? Đúng! Vì Hoài và Gabriel đã trở thành bạn, một tình bạn rất đặc biệt? Phải! Còn vì lý do nào khác nữa không? Có! Nàng quan tâm và lo âu cho Gabriel mà không ngăn cản được anh ta? Đúng! Hoài thấy mình bất lực vì không ngăn cản được Gabriel? Không sai! Những giọt nước mắt này cho ai, cho Hoài hay cho Gabriel? Không biết! Nhưng thực sự nàng rất tức giận vì không thể làm gì khác!

    Hai người ngồi đối diện với nhau khá gần, đủ cho Gabriel nhìn thấy là Hoài đang chẩy nước mắt.
    Gabriel luống cuống tìm hộp giấy và đứng lên lại gần rồi quỳ xuống bên cạnh Hoài. Anh ta đưa cho Hoài tờ giấy Kleenex rồi ấp úng:

    - Xin lỗi Hoài! Tại tôi cả! Tại sao tôi lại mang những trăn trở của mình làm phiền đến Hoài như vậy? Tôi xin lỗi! Xin đừng tức giận! Đừng mà… Hoài!

    Cứ giữ yên vị trí đó, Gabriel cúi đầu và không dám nhìn mặt Hoài nhưng trong lòng có sự réo gọi không tên, có ước muốn được tận tay lau những giọt nước mắt trên khuôn mặt mà Gabriel mơ tưởng đến bao nhiêu lần…
    Những giây phút ngắn ngủi kỳ diệu đó giữa hai người mà không cần một lời nói hay cử chỉ nào có thể diễn tả được.
    Hoài cầm lấy tờ giấy mềm mại mà Gabriel đưa cho mình lên chậm nước mắt. Nàng chỉ nhỏ nhẹ nói với Gabriel:

    - Anh đứng lên đi! .. Tôi cũng phải xin lỗi!

    Gabriel đứng lên, trở lại chỗ ngồi. Anh ta tiếc những giây phút vừa trôi qua! Những giọt nước mắt của Hoài là vì mình sao?

    - Không! Tôi mới là người phải xin lỗi!

    Hoài gượng cười khỏa lấp:

    - Được rồi! Tôi phạt anh phải uống cà phê tôi pha! Lần này cà phê sẽ rất đậm đặc!

    Gabriel cười ngượng nghịu:

    - Hoài muốn phạt tôi cái gì cũng được!

    Hoài đứng lên đi pha cà phê. Nàng cũng tìm cách để trấn tĩnh. Tại sao nàng lại như vậy? Thật là không còn chuyên nghiệp một chút nào cả! Hoài thở dài!
    Khi đưa cho Gabriel ly cà phê, Hoài chỉ biết nhỏ nhẹ nói với anh ta:

    - Tôi chịu thua rồi! Tôi không ngăn cản được anh! Chúng ta nói sang chuyện khác đi! Nhưng mà thôi.. anh cứ nói những điều muốn chia sẻ với tôi. Tôi sẽ nghe..

    Gabriel nói với Hoài như van nài:

    - Tôi không cần Hoài phải đồng ý với tôi nhưng tôi chỉ cần Hoài nghe và được ngồi trong căn phòng này. Như vậy đối với tôi là quá đủ!

    Hoài lại thấy mình bị xao động! Không thể được!

    - Anh cứ nói!

    - Chỉ có ở đây tôi mới thấy bình yên. Tại sao như vậy? Tôi biết nhưng không thể nói ra.. Chưa bao giờ trong đời tôi có những cảm xúc và tình cảm như vậy! Đối với tôi điều này thật kỳ diệu! Từ đó tôi khám phá ra một tình cảm dạt dào sâu kín trong mình mặc dù tôi chỉ có thể giữ tình cảm đó cho mình. Nhưng ở một góc nhìn nào đó tôi đang sống với tình cảm đó cho dù là sâu lắng nhưng.. tôi đã nghĩ cho đến cuối đời tôi vẫn trân trọng tình cảm này. Và nó sẽ nằm yên đó không thay đổi. Vĩnh viễn không thay đổi.

    Bình thường Hoài sẽ gợi chuyện và hỏi để người bệnh nhân sẽ nói ra một cách rõ ràng hơn. Nhưng với những lời này của Gabriel, Hoài chỉ biết yên lặng lắng nghe và xem đó như những lời bộc bạch của Gabriel nói với chính anh ta mà thôi, không có sự hiện diện của Hoài trong lúc này. Nàng có thể làm gì được cho Gabriel ngoài lắng nghe và im lặng? Gabriel đang độc thoại.

    Gabriel không nhìn Hoài và tiếp tục nói những suy tưởng của anh ta:

    - Tôi khám phá ra một con người khác ở mình. Trước giờ có lẽ tôi cũng đi kiếm tìm xem mình là người như thế nào sau cái vỏ lạnh lùng và xa cách. Hóa ra tôi cũng sôi nổi, nhiệt tình. Tôi đã nhung nhớ đến gần như điên dại khi không thể nói ra được những điều mình muốn nói. Tôi khao khát được yêu! Tôi muốn được đụng chạm vào tình yêu đó thực sự.. nhưng tôi không thể!

    Hoài không còn dám đặt câu hỏi với Gabriel nữa! Thà là anh ta chỉ nói về chuyện mướn người thám tử tư mới nữa sẽ làm nàng dễ chịu hơn! Nhưng Hoài đã nói với Gabriel là nàng sẽ lắng nghe những chia sẻ của anh ta. Hiển nhiên Gabriel đang nói về tình cảm của anh ta với Hoài. Chắc chưa bao giờ có lời tỏ tình nào lại dài giòng và rắc rối như vậy! Nhưng con người của Gabriel là như thế!

    Và rồi Hoài bỗng buột miệng nói với Gabriel:

    - Bởi vì con người của anh như vậy mà!

    Gabriel nhìn Hoài và nghĩ thầm nàng đã hiểu. Như vậy chưa đủ sao?

    - Có nhiều thứ trong đầu sâu xé làm tôi nghẹt thở!

    Hoài chuyển sang đề tài khác:

    - Nếu tìm ra được tin tức về người thám tử tư đầu tiên thì anh có từ bỏ không?

    Gabriel thở dài vì hiểu tại sao Hoài lại quay sang hỏi như thế:

    - Cũng còn tùy kết quả như thế nào! Nhưng lẽ ra người thám tử mới phải gọi tôi ngày hôm nay để báo cáo nhưng chưa thấy anh ta gọi. Tôi cũng hơi thắc mắc!

    - Từ lúc anh thuê người thám tử mới thì đã tìm ra thêm những điều gì không?

    - Cha của Katrya vừa mới qua đời!

    Hoài tò mò:

    - Ông ta chết vì lý do gì anh có biết không?

    - Nghe nói là chết đột ngột! Chỉ có thể là đau tim hay đứt mạch máu não! Không biết lý do!

    - Nhưng không tìm ra manh mối gì về sự biến mất của người thám tử kia?

    - Đúng vậy!

    - Anh không thấy những chờ đợi cho sự tìm kiếm này làm anh thêm lo âu sao?

    - Cũng có! Nhưng tôi không thể nào làm khác được! Con người của tôi là như vậy! Tôi là người không thể bỏ cuộc trong bất cứ chuyện gì! Tôi tin là tôi sẽ tìm cho ra ngọn ngành.

    - Nếu cho đến cuối cùng của sự kiếm tìm chỉ đụng vào một bức tường vô tri không lời đáp thì anh tính sao?

    - Tôi sẽ đập vỡ bức tường đó để xem đằng sau đó là gì!

    Hoài thở dài thầm. Một con người bướng bỉnh và ngoan cố quá mức bình thường!
    Nàng chưa kịp hỏi tiếp thì Gabriel lại nói:

    - Trong tình cảm cũng vậy thôi! Tôi sẽ đi đến cùng, không bỏ cuộc!

    Không hiểu sao Hoài lại nói với Gabriel:

    - Trong tình cảm, đây là một chuyện khác! Chúng ta không bao giờ có thể hiểu và định nghĩa được tình yêu cả! Có thể ngày hôm nay anh yêu điên cuồng nhưng vài tháng nữa, một thời gian nữa anh sẽ không còn ở trong tâm trạng đó nữa đâu! Ngay như với Katrya, anh cũng đã từng nghĩ là anh yêu cô ấy sâu đậm. Nhưng rồi nếu tôi nhớ không sai, anh mới nói với tôi là có lẽ anh đã không yêu cô ấy như anh nghĩ và có lẽ anh đã không yêu Katrya.

    Gabriel yên lặng nghe Hoài nói một lúc nhưng rồi anh ta nhỏ nhẹ nói:

    - Tình yêu hiện tại của tôi là tình đơn phương và tuyệt vọng. Tôi sẽ yêu người phụ nữ ấy đến suốt cuộc đời mình. Chắc chắn là như vậy. Yêu một người mình không thể có được thì mãi mãi làm sao quên? Hoài không nghĩ như vậy sao?

    - Tôi nghĩ tình yêu mà anh đang nhắc đến đó nếu anh nghĩ là đơn phương một chiều và tuyệt vọng thì hãy biến nó trở thành một kỷ niệm rồi tiếp tục với cuộc sống hiện tại. Khi đã trở thành kỷ niệm thì tình cảm đó sẽ không làm anh thất vọng hay đau khổ mà chỉ là hoài niệm về một tình cảm đẹp đẽ xa vời. Và rồi theo với thời gian anh sẽ quên. Con người có khả năng quên đi những nhức nhối đau đớn để mà sinh tồn. Tất cả những biến chuyển tâm lý đó làm dầy thêm kinh nghiệm trong đời sống chúng ta. Hãy chấp nhận những cái không thể để mà tiếp tục vượt qua.

    - Tại sao Hoài có thể nói hay như vậy được? Làm sao sẽ có một ai khác thay thế được Hoài!

    Hoài lại giả vờ như không hiểu:

    - Tại anh chưa từng chọn bác sĩ tâm lý nào khác nên mới nghĩ như vậy!

    Gabriel lắc đầu:

    - Không! Không ai có thể thay thế được Hoài!

    Có tiếng chuông của Anne nhắc nhở Hoài.

    Nàng cười nói với Gabriel:

    - Hôm nay đã hết giờ! Chúng ta gặp lại nhau ngày mai!

    - Tối mai mời Hoài và Lữ đi ăn tối nhé.

    Hoài ngạc nhiên:

    - Anh ở lại thêm một ngày nữa sao?

    - Ừ! Tôi đã đổi vé và kiếm một chuyên viên địa ốc ở đây giúp tôi một căn nhà vừa ý tại Houston.

    Hoài ngỡ ngàng:

    - Lúc nãy nghe anh nói tôi tưởng anh nói đùa!

    Gabriel nhìn Hoài với ánh mắt âu yếm không giấu diếm:

    - Không! Thật chứ! Tôi thích ở đây! Không chừng sẽ làm hàng xóm với Hoài và Lữ đấy!

    Câu nói sau đó là nói đùa! Cả hai cùng cười. Gabriel hỏi Hoài:

    - Bây giờ Hoài cũng đi về chứ?

    Nàng gật đầu đáp:

    - Tôi đi về luôn đây!

    - Tôi đưa Hoài xuống xe.

    - Anh đợi tôi một chút!

    - Cứ thong thả! Đợi bao lâu cũng được!

    Hoài tắt computer, không xem lại những emails như mọi khi. Xếp những hồ sơ trên bàn để mai viết. Nàng đứng lên nói với Gabriel:

    - Xong rồi! Chúng ta đi thôi!

    Ra khỏi phòng, Hoài tắt đèn. Anne nói với Hoài:

    - Em về trước được không? Chị nhớ khóa cửa.

    - Được! Em cứ đi trước đi! Yên tâm!

    Anne giải thích:

    - Em có việc bất thình lình!

    - Cứ đi! Không sao cả!

    Anne nhanh chóng ra khỏi văn phòng. Hoài nói với Gabriel:

    - Anh đợi thêm chút xíu nữa nhé!

    - Cứ làm những việc Hoài phải làm. Tôi có nhiều thì giờ lắm! Có cần tôi giúp gì không?

    - Không cần đâu!

    Vài phút sau là xong. Hoài và Gabriel ra ngoài. Nàng khóa cửa rồi lại đẩy cửa để chắc chắn là cửa đã khóa.
    Gabriel nhìn thấy hành động của Hoài, chàng hơi mỉm cười.
    Hai người sánh vai đi về phía cầu thang máy. Gabriel nhấn nút và chờ.
    Khi thang máy ngừng và mở cửa, hai người cùng bước vào. Bên trong thang máy không có ai khác ngoài Hoài và Gabriel.

    Một cảm giác kỳ lạ xâm chiếm Gabriel khi đứng cạnh Hoài trong một không gian hẹp thu nhỏ và kín. Bỗng dưng chàng ước thang máy hỏng lúc này. Hoài và Gabriel sẽ bị nhốt trong đây vài tiếng đồng hồ. Chuyện gì sẽ xảy ra? Chẳng có chuyện gì cả! Gabriel biết mình đang mơ mộng hão!
    Khi thang máy dừng lại ở tầng cuối cùng và mở ra, Hoài ra bên ngoài trước, Gabriel theo sau.
    Đã là cuối ngày, bên ngoài hành lang vắng lặng. Hoài mừng thầm là Gabriel đi bên cạnh mình.
    Ngoài trời đã xâm xẩm tối. Gabriel hỏi Hoài:

    - Hoài đậu xe ở đâu?

    Nàng giơ tay chỉ về phía bên phải đồng thời hỏi Gabriel:

    - Còn xe anh?

    - Tôi không thuê xe, toàn dùng uber.

    - Như vậy cũng tiện!

    Gabriel và Hoài lững thững đi về phía xe của nàng đang đậu ở đó, hơi khuất dưới bóng cây lớn.
    Đang đi, bỗng nghe thấy như có tiếng gì rồi Gabriel khuỵu xuống. Hoài giật mình quay sang nhìn thấy anh ta đã nằm lăn ra dưới đất, một tay ôm ngực! Dù trời đã hơi tối nhưng Hoài có thể nhìn thấy máu tươi loang đỏ đầy tay Gabriel!

    Hoài ngồi thụp xuống ôm lấy Gabriel! Mọi sự quá nhanh! Chỉ như một chớp mắt!
    Nhìn máu tuôn xối xả ở gần ngực bên trái của Gabriel, Hoài hét lên:

    - Trời ơi! Có ai không?

    Chung quanh không một bóng người. Hoài vội vã tháo khăn choàng cổ chặn vào vết thương trên ngực Gabriel đè mạnh và khóc òa lên gọi tên Gabiel:

    - Gabriel! Gabriel! Đừng mà!

    Nàng cúi sát vào mặt Gabriel và khóc thảm thiết, không ngừng gọi tên anh ta.
    Nhưng chỉ vài phút sau nàng tỉnh trí lại và kiếm điện thoại trong xắc tay rồi gọi điện thoại khẩn cấp.
    Bên đường giây bên kia, nhân viên trực trả lời và yêu cầu Hoài cho địa chỉ. Năm phút nữa sẽ có cứu thương đến ngay.

    Tay Hoài vẫn ấn chặt vào vết thương trên ngực của Gabriel. Mắt nàng nhòa lệ, không nhìn thấy rõ mặt anh ta nữa! Nàng ôm choàng lấy Gabriel và khóc.
    Hoài chợt nghe tiếng Gabriel thầm thì không biết nói gì. Nàng ghé sát tai vào miệng Gabriel để nghe cho rõ.
    Câu nói bị ngắt quãng trong giọng nói thều thào yếu ớt của Gabriel càng làm Hoài khóc lớn tiếng hơn nữa.
    Gabriel lại lập lại, giọng anh ta nghe nhỏ và xa vời như vang lên từ một nơi nào đó:

    - Hoài… Anh.. yêu em…

    Nói được lời nói đó xong là Gabriel thiếp đi.
    Tiếng còi hụ của xe cứu thương và cả xe cảnh sát đã đến gần. Nhân viên cứu thương mau chóng làm những động tác cấp cứu khẩn cấp và đưa Gabriel lên xe.
    Hoài lắp bắp hỏi trong giọng đầy nước mắt:

    - Anh ta sẽ không sao chứ?

    - Đi theo chúng tôi?

    Hoài gật đầu:

    - Nhà thương nào?

    - Memorial Hermann ngay gần đây!

    Nhân viên cứu thương hỏi Hoài liên hệ thế nào với Gabriel. Nàng đáp:

    - Tôi là bác sĩ của anh ta và cũng là bạn.. thân!

    Người nhân viên đó lục tìm ví của Gabriel và đưa cho Hoài:

    - Cô giữ lấy! Nhưng cô có sao không?

    Hoài ấp úng:

    - Tôi không sao!

    - Người cô dính đầy máu! Có bị thương chỗ nào không?

    - Không.. không.. chắc là máu từ vết thương của anh ấy!

    - OK!

    Hoài còn tỉnh táo để cầm theo chiếc cặp da đang nằm dưới đất của Gabriel.
    Nàng vào xe nhắm mắt mấy giây đồng hồ và cố trấn tĩnh lại để lái xe theo xe cứu thương.
    Tất cả như trong một giấc mơ! Một ác mộng thì đúng hơn!

    Lái xe theo xe cứu thương chỉ mất chừng không tới 10 phút mà sao Hoài thấy thời gian dài lê thê!
    Đến nơi cấp cứu của nhà thương, Hoài tìm chỗ đậu xe, không quên mang theo cả chiếc cặp da của Gabriel và dĩ nhiên chiếc ví nhỏ của anh ta.
    Nàng vào phòng cấp cứu. Người ta đã đưa Gabriel vào bên trong. Hoài tìm chỗ ngồi đợi. Nàng đã bình tĩnh hơn nên gọi điện thoại cho Lữ.

    Bên kia đầu giây, giọng Lữ ấm áp:

    - Hôm nay em bận nên về muộn sao?

    Vừa nghe tiếng nói của Lữ là Hoài lại òa lên khóc, không sao nói được lời nào.
    Lữ hốt hoảng:

    - Em sao vậy? Có chuyện xẩy ra? Em đang ở đâu để anh tới ngay! Em không sao chứ?

    Hoài nghẹn ngào trả lời:

    - Em.. đang ở trong nhà thương, ở phòng cấp cứu!

    - Em bị tai nạn sao? Nhà thương nào?

    - Memorial Hermann gần văn phòng em. Nhưng em không sao cả, anh yên tâm đi!

    - Vậy tại sao em lại ở đó?

    Hoài nói trong tiếng nấc:

    - Gabriel! Gabriel bị bắn! Chẩy máu nhiều lắm không biết có sao không!

    Lữ thầm nghĩ và thắc mắc không hiểu Hoài đi đâu với Gabriel và vì sao Gabriel lại bị ai đó bắn? Chàng trầm giọng nói với Hoài:

    - Anh đến đó ngay!

    Lữ chỉ kịp mặc thêm áo khoác và lái xe đi. Chàng muốn điên người không hiểu chuyện gì đã xảy ra!?

  6. #36
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,826
    *


    Ở phòng cấp cứu, Hoài phải giúp làm giấy tờ cho Gabriel. Nàng mở ví của Gabriel để tìm những chi tiết nhưng trong ví của anh ta chỉ có thẻ tín dụng, không có thông tin cá nhân. Phải chờ Lữ đến và nhờ anh ấy gọi cho Chris, quản lý của Gabriel.

    Hoài lục tìm trong cặp da của Gabriel. Nàng nhìn thấy chiếc máy thu âm tí hon của Gabriel! Hoài cất ngay chiếc máy thu âm này vào xắc tay của mình!
    Khi đã tỉnh táo và bớt hoảng hốt hơn, điều đầu tiên mà Hoài nghĩ đến đây là hậu quả của những việc mà Gabriel tra cứu liên quan đến Katrya!
    Còn đang miên man nghĩ đến chuyện này thì có cảnh sát đến tìm Hoài.
    Anh cảnh sát còn trẻ nhìn những vết máu đầy trên áo Hoài rồi ân cần hỏi:

    - Cô cũng bị thương sao?

    - À không đâu! Đây là máu từ vết thương của anh bạn tôi khi tôi ôm anh ta! Tôi không bị thương gì cả!

    - Cô là nhân chứng duy nhất. Cô có thể kể cho tôi nghe chuyện đã xẩy ra như thế nào?

    - Chúng tôi đang đi về phía xe tôi đậu thì bỗng dưng anh bạn tôi, Gabriel, ngã xuống đất! Viên đạn đến từ đâu cũng không biết! Thấy chẩy máu ở trên ngực bên trái của anh ta nên tôi vội vàng lấy khăn đè chặt hy vọng sẽ cầm được máu phần nào. Không còn hiểu ra sao nữa!

    - Lúc đó chung quanh có ai không?

    - Không thấy ai cả!

    - Tại sao hai người lại ở chỗ đó?

    Hoài giải thích:

    - Văn phòng tôi ở ngay đó. Anh ta là bệnh nhân của tôi.

    - Cô là bác sĩ? Chuyên môn là gì?

    - Chuyên về tâm lý.

    - Đã là bệnh nhân còn là bạn, cô có biết người này có bị ai thù ghét gì không?

    Hoài nói dối ngay không cần phải suy nghĩ:

    - Không đâu!

    Nhưng câu trả lời đó đã làm Hoài lo âu. Cảnh sát sẽ còn hỏi nhiều câu hỏi khác nữa liên quan đến Gabriel. Nàng sẽ còn phải nói dối nhiều hơn nữa! Làm sao bây giờ?
    Người cảnh sát lấy tên tuổi của Hoài để sẽ liên lạc sau trong lúc điều tra.
    Khi người cảnh sát đi ra cũng là lúc Lữ đến. Chắc trông Hoài phải tiều tụy lắm với đầy máu trên áo. Lữ hốt hoảng ôm chặt lấy nàng:

    - Hoài ơi! Em không sao chứ? Em có bị thương ở đâu không? Em làm sao chắc anh chết mất!

    Hoài ôm chặt lấy Lữ và lại khóc như mưa. Hai tay nàng bấu chặt lấy Lữ như tìm sự che chở.
    Lữ vỗ về:

    - Không sao! Có anh đây! Đừng khóc nữa!

    Hoài dịu dần. Nàng vẫn ôm lấy Lữ. Lữ thầm thì:

    - Chuyện xảy ra như thế nào?

    Hoài kể:

    - Chiều nay Gabriel đến gặp em như hàng tháng. Cái hẹn của anh ta là cuối ngày. Anne có việc phải đi về trước. Khi em và Gabriel đang đi trong bãi đậu xe đến chỗ xe em đậu thì có một ai đó đã bắn Gabriel! Anh ta bị mất máu rất nhiều. Em gọi cấp cứu. Bây giờ cần anh gọi cho Chris, phụ tá của Gabriel để cho anh ta biết Gabriel bị như vậy. Nhà thương cần điền những giấy tờ chi tiết cá nhân. Trong hồ sơ ở văn phòng em có ngày sinh của Gabriel nhưng em không nhớ.

    Một tay vẫn choàng ngang vai Hoài, tay kia Lữ bấm điện thoại gọi Chris. Cũng may Chirs trả lời ngay. Anh ta có vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy số điện thoại của Lữ:

    - Tôi nghe đây! Anh khỏe không?

    - Khỏe, tôi khỏe! Lý do tôi gọi anh bất ngờ vì Gabriel đang ở Houston. Anh ta vừa bị tai nạn.

    Chirs ngạc nhiên hỏi lại:

    - Gabriel đang ở Houston sao? Tại sao tôi không biết vậy nhỉ? Gabriel làm gì ở Houston chứ? Mà bị tai nạn gì? Đụng xe sao?

    - Gabriel bị bắn!

    Chirs gần như hét lên:

    - Anh nói lại coi! Gabriel bị bắn! Là sao chứ?

    - Tôi cũng không biết nhưng cảnh sát đang điều tra!

    Chirs hỏi dồn dập, giọng anh ta bắt đầu hoảng loạn:

    - Gabriel đang ở đâu? Anh ta không sao chứ?

    - Hiện thời chưa biết tình trạng anh ta ra sao nhưng nghe nói mất rất nhiều máu! Chúng tôi cũng đang chờ ở phòng cấp cứu.

    - Chúng tôi là những ai?

    Lữ có vẻ bực mình trước câu hỏi cộc lốc của Chris:

    - Là tôi và vợ tôi, bác sĩ Hoài Nguyễn mà anh đã từng gặp.

    - Gabriel làm gì mà bị bắn? Ở đâu?

    - Không hiểu! Anh ta vừa ra khỏi văn phòng vợ tôi thì xảy ra tai nạn như vậy!

    Chris nghĩ ngay là Gabriel đến gặp người bác sĩ tâm lý đó với vấn đề nào đó! Gabriel có vấn đề gì ư?
    Lữ nói ngay:

    - Nhà thương cần những chi tiết cá nhân của Gabriel. Anh có thể giúp được chuyện này không?

    - Được! Anh cho tôi nói chuyện với người lo giấy tờ. Sau đó tôi sẽ tìm máy bay về Houston ngay ngày mai.

    Hoài thẫn thờ trông mong tin tức về tình trạng của Gabriel. Nàng cầu xin cho anh ta qua khỏi! Viên đạn đó không chỉ là một lời cảnh cáo mà là một sự kết liễu để bịt miệng kẻ đang sục xạo tìm kiếm là Gabriel! Hoài bỗng ớn lạnh! Ai đó, người nào đó hay nhóm người nào đó có thể hạ sát Gabriel ở trên New York, đâu cần gì phải đợi đến khi anh ta về đây mới ra tay? Họ đợi đến bây giờ vì muốn cho Hoài biết! Không phải chỉ vì muốn cảnh cáo ngầm Hoài sao? Nàng nghĩ ngay đến hồ sơ bệnh lý của Gabriel! Hoài nhớ mình không hề viết gì về Katrya! Chắc chắn là như vậy! Tất cả những gì được ghi lại trong hồ sơ chỉ nói chung chung về sự ám ảnh cái chết của người yêu cũ, nỗi cô đơn khắc khoải và không gia nhập hay kết nối với người khác được của Gabriel. Những chi tiết và những đối thoại khác giữa Hoài và Gabriel đều được thu lại trong máy ghi âm của anh ta.

    Trong lúc Lữ nói chuyện với Chris, Hoài mở xắc tay của mình ra và yên tâm khi thấy chiếc máy thu âm đó nằm gọn lỏn dưới đáy xắc tay. Sự hiện hữu của chiếc máy thu âm này chỉ có Gabriel và Hoài biết đến mà thôi! Nàng sẽ trả lại cho Gabriel khi anh ta tỉnh lại và bình phục.

    Khi mọi ý nghĩ trong đầu của nàng được hiện lên để tìm một lời giải đáp cho viên đạn nhắm vào Gabriel để kết liễu mạng sống của anh ta thì cũng là lúc lời nói ngắt quãng của Gabriel nói với Hoài trước khi ngất đi lại trở về bên tai của nàng! Lời tỏ tình của một người khi cận kề bên cái chết đã được bầy tỏ dù yếu ớt trong giọng nói thều thào nhưng là những vết chém mạnh vào tim Hoài làm nàng lại thổn thức! Làm sao có thể quên được?! Nếu bình thường không có chuyện gì, Gabriel sẽ chôn kín trong lòng và không nói ra!

    Lữ trở lại nói với Hoài:

    - Chris sẽ xuống đây ngày mai. Bây giờ em định thế nào? Anh thấy em mệt lắm rồi đấy! Về nhà nghỉ ngơi một chút rồi mai trở lại. Ngồi đây cũng không làm gì được!

    Vẫn biết chờ đợi ở đây cũng không làm gì được nhưng Hoài không muốn rời đi!
    Thấy Hoài không nói gì, Lữ đề nghị:

    - Hay là anh đưa em về nhà nghỉ ngơi rồi mình anh trở lại đây xem chừng Gabriel có được không?

    Hoài nhìn Lữ với ánh mắt trìu mến:

    - Cám ơn anh!

    - Vậy nhé?

    Lữ nói với người ở phòng cấp cứu lo việc giấy tờ nhận bệnh:

    - Tôi đưa vợ tôi về rồi sẽ trở lại. Tôi để lại số điện thoại, nếu có gì cần liên lạc trong lúc tôi không có đây thì hãy gọi dùm. Cám ơn cô nhé.

    Ngồi trên xe, Lữ nhiều lần muốn hỏi về Gabriel nhưng biết là Hoài đang mệt và bị giao động nên chàng cố kìm nén. Ngay việc Gabriel về đây đều đặn hàng tháng để gặp Hoài đã làm Lữ băn khoăn và không mấy vui nhưng chàng không thể hỏi Hoài. Nhưng vấn để của anh ta là gì? Chuyện bị một viên đạn bắn vào lồng ngực một cách bí ẩn, không phải cướp bóc chỉ có thể là một ân oán nào đó! Liệu Hoài có biết về những ân oán nào đó của Gabriel không? Có khi nào những nghi vấn này sẽ làm Hoài bị nguy hiểm không?

    Nhìn sang Hoài như đang ngủ trong xe, Lữ muốn phát điên vì lo âu, thắc mắc và còn sợ hãi! Sẽ có lúc chàng phải hỏi Hoài! Phải hỏi thôi!
    Về đến nhà, Lữ dìu Hoài vào nhà.
    Nàng nói nhỏ nhẹ với Lữ:

    - Em muốn đi tắm! Em không sao đâu.

    - Để anh trông chừng em. Khi nào em vào giường ngủ thì anh mới đi!

    - Em không sao mà!

    Với những băn khoăn và lo âu vẫn cứ tràn ngập, Lữ nghiêm giọng nói với Hoài:

    - Anh không yên tâm để em ở nhà một mình trong lúc này! Ở trong nhà thương Gabriel có các bác sĩ và y tá lo rồi, chúng ta cũng đâu có thể làm gì hơn được nữa! Anh không thể để em ở nhà một mình được! Em có nói gì thì nói anh cũng không nghe đâu! Sáng mai em và anh cùng vào nhà thương thăm Gabriel.

    Biết là Lữ lo cho mình và có chút nghi ngại nào đó và với giọng nói quả quyết như vậy, Hoài phải chịu thua thôi.

    Nàng thở dài thầm:

    - Em đi tắm!

    Lữ dặn:
    - Tắm nhưng đừng khóa cửa!

    Giọng Hoài yếu xìu:

    - OK!

    Hoài chưa kịp cởi quần áo, Lữ đã vào phòng tắm đưa cho nàng một bao ni-lông để đựng rác:

    - Bỏ hết quần áo bẩn vấy máu vào đây cho anh!

    - Em làm được mà! Sẽ mang đi tiệm giặt ngày mai!

    - Không! Bỏ đi! Không thể mặc lại bộ quần áo này nữa!

    Chưa bao giờ thấy Lữ bướng bỉnh như vậy! Hoài không thể hiểu nổi! Lo âu đến như vậy ư? Hay là Lữ cũng có thể suy đoán phần nào về viên đạn không phải là vô tình đó?
    Hoài cũng chẳng muốn cãi vã với Lữ. Nàng thấy quá mệt mỏi!
    Lữ chợt ôm lấy Hoài nhỏ nhẹ nói:

    - Để anh mở nước ấm cho em ngâm người một lúc. Em cần như vậy!

    Hoài cũng để mặc cho Lữ săn sóc mình. Nàng ngoan ngoãn trút bỏ y phục vấy bẩn và trầm mình trong bồn tắm. Lữ xếp một khăn tắm để nàng dựa đầu.
    Lữ thu dọn và mang túi rác ra ngoài.
    Thỉnh thoảng Lữ lại he hé nhìn vào xem Hoài ra sao.

    Hoài nhắm mắt ngâm người trong bồn tắm. Nàng tưởng mình có thể ngủ trong này được. Nhưng hình ảnh gục ngã của Gabriel, những lời nói trước đó trong văn phòng như những lời trối trăn làm Hoài lại chẩy nước mắt! Nàng vẫn còn tức giận vì đã bất lực từ bao lâu nay khi không thể ngăn cản được Gabriel! Hoài đã manh nha nhìn thấy sự nguy hiểm đó mà không làm gì được!

    Lữ sẽ sàng vào phòng tắm và ngồi bên cạnh Hoài từ bao giờ mà nàng không hay biết.
    Có khi nào Gabriel không qua khỏi và sẽ chết không?
    Câu hỏi đó quá kinh khủng cho Hoài vì nàng vẫn bất lực! Không những vậy những điều mà nàng biết về Gabriel sẽ không thể thổ lộ được với ai! Ngay cả Lữ sao? Không! Một ngày nào đó nàng sẽ phải nói cho Lữ biết! Vừa nghĩ đến đó, Hoài chợt ngồi nhỏm dậy trong bồn tắm!
    Hành động đột ngột của Hoài làm Lữ giật mình:

    - Em sao thế Hoài?

    Lúc đó Hoài mới nhận ra Lữ đang ngồi dưới sàn kề bên nàng.
    Hoài ngượng nghịu như sợ Lữ đọc được những ý tưởng trong đầu mình. Nàng nói khỏa lấp:

    - Em tưởng đâu mình ngủ…!

    Lữ dịu dàng nói với nàng:

    - Anh cũng tưởng em ngủ! Chắc em cũng lơ mơ đấy! Bây giờ dễ chịu hơn chưa?

    Hoài nói dối:

    - Em đỡ hơn!

    - Vậy thì đi ngủ nhé!

    - Ừ.. Anh cũng phải đi tắm đi! Quần áo anh cũng bẩn vì em kìa!

    Lữ nhìn xuống áo của mình. Cũng không thấy gì!

    - Đừng lo cho em! Em đi ngủ đây!

    Lữ tắm sạch sẽ rồi rón rén vào phòng ngủ. Trong phòng vẫn còn đèn đầu giường phía bên chàng nằm.
    Lữ lại gần nhìn Hoài. Không biết nàng đã ngủ chưa?
    Hoài hé mắt nhìn Lữ:

    - Anh chưa đi ngủ sao?

    - Để anh tắt đèn!

    Nằm xuống giường, Lữ ôm lấy Hoài như sợ nàng biến mất hay bị ai cướp đi!
    Hoài dụi đầu vào ngực Lữ, vòng tay ôm chặt, nàng thấy được che chở.

  7. #37
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,826
    *


    Lúc tỉnh giấc, Hoài quay sang nhìn đồng hồ đầu giường. Sáu giờ 10 phút sáng! Nàng trở mình thật nhẹ nhìn sang Lữ. Chàng vẫn đang ngủ say. Hoài nằm yên.
    Nàng lại nghĩ đến những chuyện đã xẩy ra tối hôm qua. Hoài nghĩ đến hồ sơ của Gabriel! Nàng chắc chắn không có gì phải lo ngại về hồ sơ cá nhân của anh ta. Nhưng còn máy thu âm? Hoài phải giấu nó đi đâu?

    Hoài khe khẽ trườn mình ra ngoài. Nàng đi nhón gót thật nhẹ nhàng ra khỏi giường. Xắc tay của nàng tối hôm qua để đâu? Nàng đưa mắt nhìn quanh phòng ngủ. Không có!
    Ra phòng ngoài, Hoài đi tìm xắc tay của mình.

    Chiếc xắc tay quen thuộc nằm ở ngay trên ghế sofa. Hoài thở ra một hơi nhẹ, mừng thầm. Nàng thò tay vào trong xắc tìm chiếc máy thu âm tí hon.
    Bây giờ Hoài phải giấu nó ở đâu? Lữ nhìn thấy sẽ hỏi! Nàng không thể giấu diếm Lữ mãi được!
    Có khi nào “bọn họ” sẽ lục soát nhà nàng không? Sao biết được?
    Trong nhà bếp? Hay nhà giặt? Chắc chắc là không nên để trong phòng ngủ vì nơi đó là nơi người ta lục soát đầu tiên!

    Hoài xuống phòng giặt. Trong phòng giặt có tủ, có kệ gỗ. Tủ gỗ gắn trên tường là chỗ Hoài nhét nhiều thứ lỉnh kỉnh vì chưa muốn vất đi! Hoài tìm một chiếc túi nhỏ mầu nâu đậm cất chiếc máy thu âm vào rồi để phía sau những đồ vặt vãnh. Chẳng ai mở tủ này ra để làm gì. Ngay chính Hoài cũng chẳng hề mở ra!
    Cất được chiếc máy thu âm đi, Hoài thấy nhẹ hẳn người. Ra ngoài phòng khách. Lữ vẫn chưa thức dậy. May thật!

    Nhưng nay mai cảnh sát hay thám tử điều tra sẽ tìm Hoài. Nhưng nếu Gabriel tỉnh lại khỏe hơn thì Gabriel mới là người mà cảnh sát cần hỏi. Hy vọng là như vậy! Hoài không muốn nói dối! Mà liệu có nói dối mãi được không?
    Nàng ngồi thừ người ở phòng khách suy nghĩ miên man. Nhưng hiện tại điều nàng mong chờ nhất là Gabriel được bình an qua khỏi nguy hiểm.

    Bỗng dưng Hoài lại giật mình! Không phải vì xem phim ảnh nhiều quá mà bị ảnh hưởng nhưng.. một khi “họ” đã nghĩ đến chuyện kết liễu mạng sống của Gabriel thì chuyện Gabriel đang nằm trong nhà thương và có thể bình phục, thì đó không phải là ra ngoài chương trình “họ” toan tính hay sao? “Họ” sẽ làm gì? Có cho người vào nhà thương tìm cách thủ tiêu Gabriel không?

    Một khi câu hỏi này đã dấy lên thì làm sao Hoài có thể ngồi yên trơ mắt ra nhìn được? Nàng sợ hãi nghĩ đến những nguy hiểm mà Gabriel có thể đang phải đối mặt trong bệnh viện! Nhưng nàng có thể làm gì? Nàng nói gì được với cảnh sát? Hoài đã nói không biết gì cả cơ mà?

    Hoài ra bếp nhìn đồng hồ. Gần 7 giờ sáng. Nàng vào phòng tắm rửa mặt, sửa soạn. Ra bếp pha cà phê rồi lại vào phòng ngủ khẽ đánh thức Lữ.
    Lữ mở mắt nhưng hãy còn ngái ngủ.

    - Em không ngủ được sao? Mấy giờ rồi?

    Hoài âu yếm ôm lấy Lữ rồi thì thầm vào tai chàng:

    - Dậy đi với em! Trừ phi anh muốn em vào bệnh viện một mình.

    Vừa nghe thấy vậy, Lữ mở to mắt nhỏm dậy ngay nhìn Hoài:

    - Sao để em đi một mình được chứ! Đợi anh!

    - Dĩ nhiên là em đợi anh!

    Trong lúc chờ Lữ, Hoài thay quần áo. Muôn ngàn câu hỏi cứ hiện lên trong đầu nàng! “Họ” là ai? Gián điệp Nga mà Katrya đã vướng mắc vào sao? Nếu “họ” muốn cảnh cáo nàng thì liệu Hoài có được an toàn không?

    Nhưng Hoài tự trấn an mình. Nếu “họ” muốn giết nàng thì ngay ngày hôm qua cùng lúc với Gabriel, Hoài cũng đã phải nhận một viên đạn vào đầu hay vào ngực rồi! Nhưng “họ” chỉ để cho nàng chứng kiến cảnh “họ” thủ tiêu Gabriel mà thôi! Còn những chuyện gì sẻ xẩy ra nữa? Làm sao biết được! Bây giờ nàng mới hiểu vì sao Gabriel phải kể cho nàng nghe mọi chuyện! Hoài cũng đang ở trong tâm trạng đó! Nếu Gabriel.. chết thì nàng một ngày nào đó cũng phải nói cho Lữ nghe! Ôm giữ những điều bí ẩn này thật nặng nề và khổ sở!

    Hoài phải làm gì để giúp cho Gabriel?
    Khi Lữ mang ly cà phê còn nóng hổi đưa cho Hoài, nàng mới nhớ là mình chưa uống ly cà phê buổi sáng.
    Lữ nhắc nhở:

    - Nếu em tính nghỉ ngày hôm nay thì nên gọi cho cô Anne chứ?

    - Ừ! Để em gọi cho Anne!

    Hoài lắc đầu. Nàng bấm điện thoại gọi cho Anne.
    Bên kia đầu giây, Anne hỏi:

    - Chị gọi em?
    Hoài phân vân không biết có nên nói cho Anne biết tình trạng của Gabriel hay không? Nhưng trước sau gì Anne cũng sẽ biết chuyện xảy ra tối hôm qua.

    - Chị nghỉ ngày hôm nay. Em gọi bệnh nhân để dời lại ngày hẹn.

    - Chị không khỏe sao?

    Hoài trấn tĩnh rồi nói với Anne:

    - Tối hôm qua.. Lúc chị và người bệnh cuối cùng là Gabriel đi về thì khi ra đến bãi đậu xe.. anh ta bị tai nạn!

    Anne kêu lên:

    - Trời! Cướp hay sao? Anh ta và chị có sao không?

    Hoài ôn tồn giải thích:

    - Chị bình yên nhưng Gabriel bị bắn và chẩy máu rất nhiều phải đưa vào nhà thương. Chưa biết tình trạng của anh ta ra sao nữa.

    Anne lại kêu lên nữa:

    - Trời! Sao lại bị bắn? Kinh khủng quá! Chị đang ở bên cạnh anh ta lúc đó sao?

    - Ờ..

    - Chị sợ quá hả? Mà có tìm ra vì sao không? Chắc là ân oán gì rồi! Nhưng chị không có sao là mừng rồi!

    Hoài nghĩ thầm ai cũng sẽ kết luận đó là một thứ ân oán nào đó vì không có cướp bóc! Ở bãi đậu xe vắng vẻ như vậy không thể viên đạn là nhắm vào một ai khác mà Gabriel xui xẻo lại bị bắn trúng! Mọi chuyện sẽ không đơn giản!
    Hoài dặn dò Anne thêm vài điều nữa rồi cúp điện thoại. Lữ nhắc:

    - Em có muốn ăn sáng không?

    - Không, em không muốn ăn gì cả!

    Lữ lo âu nhìn Hoài:

    - Vậy bây giờ mình đi!


    Chương 26


    Vào phòng cấp cứu, Lữ đến front desk hòi thăm:

    - Tôi muốn biết tình trạng của một bệnh nhân tên là Gabriel Galian hiện giờ ra sao? Anh ta được đưa vào đây tối hôm qua.

    Người thư ký xem trong computer và trả lời:

    - Đang nằm ở phòng ICU.

    Hoài hỏi ngay:

    - Nơi đó ở đâu?

    Người thư ký nhìn Hoài rồi trả lời:

    - Tùy tình trạng bệnh nhân ra sao. Nhiều khi bác sĩ không cho vào. Chỉ có người thân mới được vào.

    - Chúng tôi chỉ muốn biết liệu anh ta đã qua khỏi nguy hiểm chưa thôi!

    - ICU ở lầu hai!

    Người thư ký chỉ đường cho Lữ và Hoài.
    Cả hai đi theo lời chi dẫn lên lầu hai vào khu có phòng ICU.
    Đến nơi, Hoài cũng hỏi thăm người y tá ở quầy bên ngoài về tình trạng của bệnh nhân tên Gabriel Galian.
    Người y tá hỏi Hoài:

    - Liên hệ của cô như thế nào với người bệnh nhân này?

    - Tôi là bác sĩ về tâm lý của anh ta và cũng là bạn nữa. Tối qua tôi có mặt cùng anh ta khi sự việc xảy ra. Tôi rất lo lắng cho bạn tôi.

    - Vẫn còn nằm trong ICU và được chăm sóc 24 trên 24. Theo như tôi biết tình trạng không khả quan lắm, người bệnh vẫn chưa tỉnh và đang được theo dõi.

    Hoài lại suýt chẩy nước mắt! Nàng nhìn Lữ, mắt long lanh.
    Lữ hỏi cô y tá:

    - Chúng tôi có thể được vào thăm không?

    - Không! Phải chờ xem như thế nào! Bác sĩ căn dặn như vậy. Chờ xem người bệnh tỉnh lại đã!

    Lữ nài ép:

    - Chúng tôi ngồi chờ được không?

    - Được chứ! Phòng đợi bên ngoài, lúc nãy ông bà đã đi ngang trước khi vào đây.

    Hoài nói nhỏ, mặt buồn hiu:

    - Cám ơn!


    *


    Ngồi chờ một lúc, Lữ hỏi Hoài:

    - Em tính sao bây giờ?

    - Anh thử liên lạc với Chris xem sao!

    Lữ mở điện thoại định gọi Chris nhưng nghĩ sao chàng xem phần tin nhắn trước.
    Chris để lại lời nhắn: “Tôi sẽ đến Houston sau buổi trưa! Tìm anh ở đâu? Tình trạng Gabriel ra sao?”
    Lữ nhắn tin trả lời:

    - Tôi và Hoài đang chờ trong nhà thương trên lầu 2. Gabriel đang nằm trong ICU chưa tỉnh và nghe nói là tình trạng không khả quan cho lắm.

    Quay sang Hoài, Lữ kể:

    - Chris sẽ đến đây sau buổi trưa. Mình ngồi đây đợi thôi.

    Hoài ngồi dựa đầu vào vai Lữ. Nàng nghĩ thầm và thấy an lòng hơn khi y tá trực không cho vào thăm Gabriel. Như vậy anh ta sẽ an toàn.


    *


    Đến sau 3 giờ chiều Chris mới đến nhà thương Memorial Hermann. Anh ta đi thang máy lên lầu hai tìm khu ICU.
    Đi ngang phòng đợi, Chris nhìn thấy Lữ và Hoài đang chờ ở đó. Cả hai trông có vẻ mệt mỏi. Lữ xem điện thoại. Còn người bác sĩ tâm lý kia như đang ngủ. Họ không nhìn thấy Chris.

    Chris lại gần Lữ, nói:

    - Tôi đến đây rồi!

    Lữ nhìn lên, rời khỏi màn hình điện thoại. Chàng hỏi:

    - Vừa đến ư? Đã gặp được Gabriel chưa?

    - Chưa. Tôi chưa đến khu ICU thì thấy anh đợi ở đây. Không có tin gì sao?

    Lữ lắc đầu:

    - Họ không cho vào! Anh đi hỏi thử xem sao!

    Đến gần 20 phút sau Chris mới trở lại. Mặt anh ta nhợt nhạt. Nước da trắng bệch.
    Cả Hoài và Lữ nhìn Chris và cùng nghĩ những điều không hay về tình trạng của Gabriel.
    Hoài hơi hé môi nhưng nàng không nói được lời nào, mắt lại long lanh.

    Lữ hỏi Chris:

    - Sao? Như thế nào rồi?

    Chris nghẹn ngào nói như hụt hơi:

    - Không xong rồi! Gabriel phải thở máy!

    Hoài ôm mặt khóc. Lữ không biết nói gì hơn là ôm vai Hoài.
    Chris nói tiếp:

    - Bác sĩ nói không còn hy vọng gì!.. Đêm qua tôi có nói chuyện với luật sư riêng của Gabriel. Ông ta nói rằng Gabriel đã ký giấy trong trường hợp bệnh hoạn hay tai nạn mà không thể cứu chữa thì cứ để yên.. như vậy rồi ra đi, đừng làm gì khác. Cho nên.. theo như ước muốn đó của Gabriel, sẽ tháo ống thở ra sớm thôi.

    Hoài kêu lên trong tiếng nức nở:

    - Xin đừng làm như vậy! Không thể được… Còn gia đình anh ấy thì sao?

    - Gabriel là người con duy nhất. Cha mẹ anh ta đã qua đời cả!

    Hoài nài kéo thêm:

    - Còn họ hàng thì sao?

    - Tôi không biết rõ nhưng Gabriel rất ít giao thiệp.

    Quay sang Hoài, Chris nói với vẻ tò mò:

    - Gabriel gặp cô nhiều lần.. bây giờ tôi mới hay. Chắc cô còn biết nhiều về Gabriel hơn ai khác!

    Hoài không nói gì.
    Chris nói tiếp:

    - Bác sĩ cho chúng ta vào gặp Gabriel lần cuối!

    Lữ nói với Chris:

    - Anh vào trở lại gặp Gabriel đi! Vợ tôi còn xúc động quá! Hoài sẽ vào sau cùng.

    Hoài ôm Lữ và cứ khóc mãi. Người nàng run lên. Đầu óc Hoài rối bời. Tại sao Gabriel có thể ra đi như vậy mà không một lời từ giã chứ? Câu nói cuối cùng mà anh ta nói với Hoài không phải là lời từ biệt! Gabriel còn hẹn mời Hoài và Lữ ăn tối ngày hôm sau! Gabriel còn muốn tìm mua nhà ở Houston!

    Lữ chỉ biết vỗ về Hoài. Rồi Hoài sẽ nguôi ngoai thôi, Lữ nghĩ như vậy!
    Mười lăm phút sau, Chris trở lại. Trông anh ta bình tĩnh hơn. Chris ngồi cúi đầu nghĩ đến những chuyện phải làm kế tiếp. Anh ta gọi điện thoại cho người luật sư riêng của Gabriel nói sơ về Gabriel.

    Chỉ nghe thấy Chris nói với người luật sư đó:

    - Tôi hiểu! Những thủ tục phải làm bây giờ là đưa xác Gabriel về New York. Tôi sẽ liên lạc với một nhà quàn ở đây. Ờ nhưng mà chưa được! Cảnh sát đang còn điều tra. Họ phải cho release xác thì mới mang đi được. Chắc phải vài ngày. Hay là ông có thể liên lạc với cảnh sát và can thiệp không?

    Không biết người luật sư nói gì nhưng lại thấy Chris gật gù:

    - Tốt! Tốt lắm! Trong lúc đó tôi vẫn xúc tiến chuyện tìm nhà quàn ở đây để lo liệu. Ông cho tôi biết khi có tin tức gì nhé.

    Cúp điện thoại, Chris nhún vai nói với Lữ:

    - Anh nghe rồi đấy! Phải vài ngày nữa mới xong!
    Hoài ngồi thẫn thờ. Nàng không còn muốn nghe những điều Chris nói. Chỉ có như vậy thôi sao? Không cho thời gian để tiếc thương nữa à? Nàng thấy như mình vừa mất mát một người thân ruột thịt! Từ khi nào mà Gabriel lại trở nên thân thuộc như vậy đối với Hoài?

    Chris nói với Lữ:

    - Anh có muốn vào gặp Gabriel lần chót không? Bác sĩ chỉ cho từng người vào thôi!

    Lữ đứng lên gật đầu. Chàng hơi hối hận khi đã có những lúc mình cảm thấy không vui khi thấy Gabriel về đây gặp gỡ Hoài hàng tháng! Anh ta chỉ là một bệnh nhân của Hoài! Sao Lữ cứ nghĩ lung tung!

    Khi Lữ trở lại phòng đợi, chàng hỏi Hoài:

    - Em vào gặp Gabriel chứ?

    Hoài gật đầu, lẳng lặng đi ra khỏi phòng đợi. Mỗi bước chân của nàng tiến đến gần phòng ICU nặng nề như đeo cùm! Có lẽ cả trái tim sũng nước mắt của Hoài đã làm nàng bước những bước đi lê lết và khó khăn.

    Nàng nói với người y tá. Họ gật đầu đưa nàng vào bên trong. Đến chỗ của Gabriel đang nằm, người nữ y tá nói nhỏ với Hoài:

    - Bao lâu cũng được!

    Nước mắt đang chan hòa trên gương mặt Hoài suốt từ phòng đợi vào đến đây. Nhìn thấy Gabriel nằm bất động với đủ dây nhợ trên người. Hoài thấy đau lòng.
    Nàng nói thầm với Gabriel khi ghé sát vào tai anh ta:

    -.. Dậy đi Gabriel!.. Tôi biết là.. anh có nghe thấy tiếng tôi nói. Anh có biết là tôi đau lòng đến chừng nào không? Tôi đau đớn và bất lực vì không làm gì được để ngăn trở anh! Nỗi đau này sẽ đi cùng tôi đến suốt cuộc đời!

    Nước mắt Hoài nhỏ trên mặt Gabriel. Nàng ước thầm phải chi cứ như trong chuyện thần tiên, những giọt nước mắt nhỏ ra vì anh ta sẽ đánh thức Gabriel dậy. Anh ta sẽ mở mắt, tươi cười, nụ cười rất ấm áp nhìn Hoài và nói với nàng: “Tôi vừa ngủ một giấc dài quá!”.

    Hoài gượng người đứng thẳng lên. Nàng nắm tay Gabriel mân mê nói nhỏ:

    - Tại sao anh có thể làm như vậy đối với tôi chứ? Tại sao anh lại đi như thế này chứ? Bây giờ anh đã hài lòng chưa? Anh đã tìm thấy sự thật sau bức tường ngăn chặn đó rồi đấy!.. Gabriel.. anh thật đáng ghét khi bỏ tôi ở lại với nỗi đau như vậy!

    Gabriel vẫn nằm đó. Lần này không còn là cuộc đối thoại như hàng tháng trong văn phòng Hoài. Cuộc gặp gỡ Gabriel lần này đã bị thay đổi! Không còn là đối thoại mà chỉ còn mình Hoài độc thoại.

    Nhưng không đâu! Gabriel đang nghe những lời nói của nàng. Anh ta chỉ không trả lời thôi!
    Hoài không biết nàng ở trong căn phòng đó bao lâu và nói những gì nữa. Nàng nói nhiều lắm vì nghĩ Gabriel muốn nghe những lời nàng nói… lần cuối!
    Hoài cúi xuống thầm thì với Gabriel như lúc trước:

    - Không phải lần cuối đâu Gabriel! Sẽ có những lúc một mình trong văn phòng tôi nhớ đến anh và tôi sẽ nói chuyện cho anh nghe những điều tôi không thể nói với ai. Lúc đó anh phải nghe và giữ bí mật! Giữa chúng ta có nhiều bí mật quá phải không? .. Nhưng Gabriel à.. tôi rất.. rất xúc động trước câu nói cuối cùng anh đã nói với tôi.. Tôi.. hiểu và trân trọng câu nói anh đã dành cho tôi.. Tạm biệt Gabriel!

  8. #38
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,826


    Ph
    ần Kết



    Hoài và Lữ lên New York 10 ngày sau để dự đám tang của Gabriel. Ngồi trên máy bay suốt chuyến đi, Hoài nhắm mắt như ngủ nhưng thực tình nàng không ngủ, mặc dù muốn ngủ.

    Thời gian quả là diệu kỳ! Chỉ mới 10 ngày không phải là lâu lắm nhưng Hoài đã thấy bình yên hơn hay chỉ vì nàng đã hết nước mắt để khóc cho Gabriel? Lữ đã làm nhiều thứ để an ủi và cho nàng quên. Cảnh sát cũng đã kết thúc cuộc điều tra và không tìm ra manh mối nào.

    Từ phi trường, Hoài và Lữ gọi tắc xi đến thẳng nhà thờ Do Thái dự nghi lễ đưa chân Gabriel. Trong nhà thờ rất ít người. Hoài nghĩ thầm: “Lúc còn sống Gabriel rất cô độc, đến bây giờ chết cũng cô đơn như vậy sao?”

    Chris nhìn thấy Hoài và Lữ. Anh ta đưa tay ngoắc và chỉ hàng ghế bên trên.
    Hoài kéo tay Lữ. Hai người chọn hàng ghế sau đó.
    Ngồi xuống ghế, Hoài nhìn thấy bức ảnh chân dung của Gabriel rất lớn dựng ở một góc. Trong hình, Gabriel hơi mỉm cười. Vẫn khuôn mặt quen thuộc đó! Hoài lại thấy nhớ Gabriel!

    Chris đi xuống nói nhỏ vào tai Lữ:

    - Nghi lễ không lâu, sau đó anh và Hoài đi cùng xe với tôi đến nghĩa trang nhé?

    Lữ gật đầu.

    Nghi lễ chỉ kéo dài chừng 45 phút. Sau đó Hoài và Lữ theo Chris ra ngoài.
    Chris nói đùa với Hoài:

    - Mời Hoài ngồi bên trên, mặc dù hôm nay tôi làm tài xế cho hai người! Cám ơn đã đến với Gabriel!

    Lữ nói:- Phải đến chứ! Cuộc đời thật không biết thế nào mà nói! Ngày hôm qua gặp gỡ rồi hôm nay không còn gặp nữa!

    Vừa lái xe Chris vừa nói với Hoài và Lữ:

    - Tôi xin nói trước là hôm nay sẽ chiếm nhiều thì giờ của hai người!

    Vẫn là Lữ trả lời:

    - Đâu có sao! Chúng tôi lên đây vì chuyện này mà!

    Chris giải thích:

    - Lúc nãy người luật sư riêng của Gabriel có nói với tôi vì biết hai người dù ở xa đến tham dự đám tang Gabriel nên cũng muốn mời Lữ và Hoài đến văn phòng ông ta sau khi mình ở nghĩa trang về. Lý do là vì có liên quan đến di chúc của Gabriel.

    Lữ ngạc nhiên hỏi lại:

    - Di chúc của Gabriel thì có liên quan gì đến chúng tôi?

    - Phải có liên quan thì ông ta mới mời Hoài chứ?

    Lúc này Hoài mới lên tiếng:

    - Tại sao tôi lại có liên quan trong di chúc của Gabriel chứ?

    Chris nhún vai nhưng giọng nói không giấu được vẻ vui mừng:

    - Tôi không biết! Chỉ biết là ông ta cần gặp tôi, Hoài và một người em họ của Gabriel! Có nghĩa là tên 3 người này đều được nhắc đến trong di chúc.

    Hoài và Lữ đều thắc mắc, nhất là Hoài!
    Đến nghĩa trang, số người tham dự cũng khiêm tốn như trong nhà thờ. Khoảng chừng không đến 20 người. Nghĩa trang nhỏ nhưng có vẻ được săn sóc kỹ lưỡng.

    Chris giải thích:

    - Đây là nghĩa trang của giòng họ Galian!

    Đã có sẵn nhiều ghế cho khách tham dự. Chris đon đả nói với Hoài và Lữ:

    - Mời Hoài và Lữ đến đây một chút.

    Hoài và Lữ theo chân Chris. Khi đến trước mặt một người đàn ông đứng tuổi, cũng phải ngoài 70 tuổi hay hơn nữa, Chris tươi cười giới thiệu:

    - Đây là luật sư riêng của Gabriel và cũng nhiều đời là luật sư cho giòng họ Galian, luật sư Samuel Taylor. Còn đây là bác sĩ Hoài Nguyễn, chồng của bà ấy là nhà văn Phạm Lữ.

    Người luật sư đứng tuổi nhìn Hoài khá lâu rồi mỉm cười giơ tay bắt tay Hoài và Lữ. Ông ta nói lịch sự:

    - Rất hân hạnh! Rấc tiếc là chúng ta gặp nhau trong hoàn cảnh này! Gabriel! Gabriel! Thật đáng tiếc! Anh ta đi mà không giã từ tôi!

    Câu nói đó của ông ta làm Hoài có cảm tình với người luật sư này ngay.
    Chris nói với ông Samuel Taylor:

    - Tôi đã nói là ông cần gặp bác sĩ Hoài và chồng bà ta ở văn phòng sau buổi này.

    Ông ta nhìn Hoài nói:

    - Đúng vậy vì đây có liên quan đến di chúc của Gabriel. Nhất là bác sĩ lại ở xa nữa. Tôi phải hoàn thành tâm nguyện của Gabriel. Sẽ không mất nhiều thì giờ đâu.

    Hoài trả lời ông ta:

    - Chúng tôi sẽ đến.

    Sau đó thêm nghi thức để tiễn biệt người chết. Cuối cùng sau khi đã hạ huyệt, mọi người bỏ hoa xuống trên quan tài trước khi đất được đổ lên. Những vòng hoa đắp phủ lên sau cùng.
    Hoài không còn khóc nữa. Nước mắt nàng đã cạn kiệt, chỉ còn nỗi đau và một sự trống trải đang lan rộng khắp châu thân.

    Chris kéo tay Lữ nhắc:

    - Mình đến văn phòng luật sư Taylor đi! Ngày mai anh mới về lại Houston mà đúng không?

    - Ờ, mai tụi tôi về! Sáng mai về!

    Ngồi trên xe chẳng ai nói với ai điều gì. Mỗi người đeo duổi một ý nghĩ riêng trước cái chết bất ngờ của Gabriel hay là những ý nghĩ riêng tư gì khác!


    *


    Vào văn phòng luật sư Samuel Taylor, Chris còn nhìn quanh như tìm hiểu.
    Người nữ thư ký của văn phòng đi ra và mời mọi người vào thang máy. Cô ta nói:

    - Luật sư Taylor đang chờ quý vị.

    Cô ta đưa Chris, Lữ và Hoài vào ngay phòng đầu tiên trên tầng thứ hai.
    Trong văn phòng ngoài luật sư Taylor còn thêm một người đàn ông khác cũng trạc tuổi Gabriel.
    Luật sư Taylor ngỏ lời mời:

    - Mời mọi người ngồi. Xin ngồi gần nhau để dễ dàng hơn. Để tôi giới thiệu:

    - Bác sĩ Hoài! Mời bà ngồi đây! Bác sĩ Hoài và chồng của bà ấy là..

    Chris đỡ lời:

    - Phạm Lữ! Anh ấy là nhà văn.

    - Ồ vâng, cám ơn anh Chris. Chris là cánh tay mặt của Gabriel và cũng là quản lý của nhà xuất bản Galian. Còn giới thiệu với mọi người đây là ông Jacob Galian, em họ của Gabriel.

    Mọi người gật đầu chào nhau.
    Luật sư Taylor nói:

    - Lý do ngày hôm nay tôi mời mọi người đến đây là vì di chúc của một người bạn chúng ta là Gabriel đã để lại. Di chúc này mới được Gabriel sửa lại trước khi anh ta mất 1 tháng. Đã lâu lắm không có chuyện Gabriel sửa di chúc. Tôi không biết rõ lý do vì sao anh ấy sửa di chúc nhưng tôi chỉ làm theo nguyện ước của người đã mất để lại.

    Ông ta ngừng một chút như có thoáng xúc động:

    - Nhà xuất bản lâu đời uy tín The Galian do Gabriel trông coi lâu nay bây giờ theo như trong di chúc sẽ để lại cho người em họ là ông Jacob Galian nếu Gabriel mất vì bất cứ lý do nào. Cho nên nhà xuất bản The Galian vẫn thuộc về giòng họ Galian.

    Ngừng một chút, ông ta nhìn xem phản ứng của người thừa kế Jacob Galian. Trông Jacob Galian không có vẻ gì ngạc nhiên. Chắc hẳn đã có lần Gabriel nói chuyện này với người em họ của mình.
    Ông ta tiếp tục nhìn sang Chris:

    - Theo như trong di chúc, ông Chris vẫn tiếp tục làm quản lý trông coi nhà xuất bản The Galian nhưng quyết định cuối cùng vẫn do người chủ mới là ông Jacob Galian chủ sự.

    Quay sang nhìn Hoài, ông ta kéo hơi trễ gọng kính xuống khi nói:

    - Trong di chúc sửa lại mới đây..

    Luật sư Taylor ngừng lại để mọi người có thể hiểu ngầm là tên Hoài chỉ được nhắc đến trong di chúc mới này mà thôi.
    Dĩ nhiên tất cả đều chú ý vì tò mò.

    - Phần bác sĩ Hoài, anh Gabriel để lại cho bà 10 triệu mỹ kim. Bà cho chúng tôi số tài khoản để văn phòng chúng tôi chuyển thẳng số tiền này vào chương mục của bà.

    Mọi người đều chưng hửng và quá ngạc nhiên! Chắc Jacob Galian là người ngạc nhiên nhất! Lữ cũng sững sờ không kém! Hoài không tin vào những gì vừa nghe.
    Tuy ngạc nhiên nhưng Hoài trả lời ngay bằng một câu hỏi:

    - Luật sư có thể cho tôi biết là Gabriel có lập riêng một quỹ từ thiện nào không?

    Câu hỏi của Hoài thật bất ngờ! Luật sư Taylor đáp:

    - Có! Gabriel là người lập ra quỹ từ thiện này, chứ không phải cha mẹ anh ta. Nhưng bà hỏi để làm gì?

    Hoài nói ngắn gọn:

    - Vậy thì ông vui lòng chuyển số tiền 10 triệu mỹ kim này vào thẳng quỹ từ thiện của Gabriel.

    Chris, Lữ và cả Jacob Galian cũng như người luật sư đều không ngờ!
    Là một luật sư lâu năm nhiều kinh nghiệm và từng trải nên ông ta nói:

    - Bà không phải làm thế ngay! Hãy để chúng tôi chuyển thẳng số tiền này vào chương mục của bà. Sau đó nếu bà vẫn giữ ý định đó thì chỉ cần gọi cho tôi, chúng tôi sẽ làm theo ý bà muốn. Bà hãy suy nghĩ kỹ lại. Vì đây là ý muốn của Gabriel muốn để lại cho bà.

    Hoài nói ngay:

    - Không, không cần phải suy nghĩ gì cả! Nếu Gabriel có mặt ở đây lúc này anh ấy sẽ rất vui. Đây đúng là điều nên làm! Ông cứ hãy làm như thế!

    - Được rồi nếu bà muốn như vậy! Chúng tôi sẽ chuyển số tiền 10 triệu mỹ kim vào quỹ từ thiện của Gabriel ngay lúc này. Cho tôi vài phút…

    Khỏng chừng 5 phút, vị luật sư nhìn Hoài khẳng định:

    - Đã chuyển xong! Mời bà lại đây nhìn trên computer của tôi để thấy rõ ràng là số tiền đã được đưa vào quỹ từ thiện.

    Hoài đứng lên lại gần luật sư Taylor. Nhìn vào màn hình nàng thấy số tiền đã được chuyển vào. Không những vậy nàng còn nhìn thấy con số tổng cộng của quỹ từ thiện.
    Nàng hơi choáng ngợp trước con số khổng lồ đó!

    Ông Taylor đưa tay ra dáng mời Hoài về ngồi chỗ cũ rồi nói với nàng:

    - Quỹ từ thiện này do Gabriel sáng lập với nhiều mục đích khác nhau: bác ái, nghiên cứu khoa học..v..v… Nhưng tiền này cũng được đầu tư vào nhiều nơi để sinh lời và mở rộng mục đích từ thiện hơn nữa mà tiền vốn vẫn còn đó. Nên có thể nói là lâu dài. Hàng năm thường khi tôi nhận được giấy tờ báo cáo thì tôi chỉ đưa cho Gabriel xem vừa để cho anh ấy biết hay có muốn thay đổi gì không. Gabriel có dặn trong trường hợp anh ấy mất thì tôi là người theo dõi quỹ từ thiện này vì công ích cho xã hội thay anh ta. Nhưng nay vì bác sĩ Hoài Nguyễn góp thêm 10 triệu mỹ kim nên hàng năm tôi cũng có trách nhiệm cho bà biết. Nếu bà có thay đổi chỗ ở xin vui lòng cho chúng tôi hay.

    - Với các ông Jacob, Chris như vậy đã xong. Riêng bác sĩ Hoài vui lòng lại ký thêm cho tôi chỗ này trên tờ di chúc vì bà đã không giữ số tiền mà Gabriel muốn dành cho bà nên tôi phải thêm vào.

    Khi đặt bút ký tên bỗng Hoài không giữ được nữa, mắt nàng nhòa lệ vì xúc cảm! Một giọt nước mắt của Hoài rơi xuống ngay trên chữ ký của mình!
    Hoài luống cuống nói với ông Taylor:

    - Tôi xin lỗi..

    Ông ta ôn tồn nói với Hoài:

    - Không sao cả. Bà giữ một bản, tôi giữ một bản.

    Hoài ký thêm vào bản thứ nhì nhưng nàng giữ lại bản có chữ ký nhòe cho mình.
    Khi làm xong thủ tục, mọi người bắt tay từ giã. Luật sư Taylor bắt tay Hoài sau cùng nhưng không buông ra ngay mà nói với nàng trong lúc vẫn giữ bàn tay của Hoài:

    - Khi 1 tháng trước Gabriel đến gặp tôi để sửa di chúc, tôi rất ngạc nhiên khi thấy tên của bà. Gabriel chỉ nói vắn tắt với tôi bà là bác sĩ tâm lý riêng của anh ấy. Nhưng bây giờ tôi không có gì thắc mắc hay ngạc nhiên nữa. Món quà Gabriel đã dành cho bà thật xứng đáng! Tuy Gabriel không nói gì với tôi nhưng tôi có cảm nghĩ là anh ta đã tìm được một người hiểu mình là bác sĩ Hoài đó!

    Có vậy thôi mà Hoài òa lên khóc nức nở. Luật sư Taylor ôm hờ nàng, tay ông ta vỗ nhẹ lên lưng Hoài như an ủi!
    Lữ lại gần vỗ vai Hoài. Nàng quay lại ôm lấy Lữ.
    Lữ khoác vai Hoài đưa nàng ra ngoài.

    Chris hỏi Lữ:

    - Bây giờ hai người đi đâu đây?

    Lữ chưa kịp trả lời thì Hoài nói ngay:

    - Anh có thể thả chúng tôi xuống Central Park được không?

    Lữ nhìn Hoài như muốn hỏi vì sao không về khách sạn nghỉ ngơi sau một ngày dài như vậy mà lại còn muốn đến Central Park?

    Chris gật đầu:

    - Gần đây mà!

    Lữ không hỏi vì sao Hoài lại muốn đến Central Park!
    Đến Central Park, Lữ mở cửa cho Hoài xuống xe rồi nói với Chris:

    - Cám ơn anh!

    - Cám ơn hai người chứ! À Lữ, mình liên lạc sau! Sách của anh viết tới đâu rồi?

    - Sắp xong!

    - OK tốt! Gabriel có dặn tôi hãy nhận những cuốn sách kế tiếp của anh. Viết hăng say nhé! Liên lạc sau.

    Khi xe của Chris đã đi xa, Lữ mới hỏi Hoài:

    - Em không mệt sao mà còn muốn đi bộ trong này?

    Hoài nhìn Lữ rồi nói:

    - Không phải anh muốn hỏi em nhiều điều sao?

    Lữ cúi đầu im lặng thừa nhận.

    - Em sẽ kể cho anh nghe.

    Hai người đi bộ trong công viên. Giờ này ngày thường vắng vẻ. Hoài nhìn trước nhìn sau rồi kể hết về Gabriel, về nhà báo chống đối Nga lưu vong đến Mỹ là Katrya, cho Lữ nghe. Chỉ có câu nói cuối cùng mà Gabriel nói với Hoài thì nàng không kể, cũng như chiếc máy thu âm tí hon nằm trong tủ phòng giặt nàng cũng không nhắc đến.
    Kể cho Lữ nghe xong, Hoài thấy nhẹ cả người!

    Lữ ôm lấy bờ vai của Hoài và chỉ nói nhỏ:

    - Mọi chuyện đã qua hết rồi! Anh nghĩ bây giờ Gabriel đang bình yên lắm. Chúng ta ai ai cũng có lúc phải rời khỏi nơi này. Mình sẽ gặp lại Gabriel sau này, em có nghĩ như vậy không?

    - Ừ, em cũng nghĩ như vậy!

    Một cảm giác an bình chợt đến với Hoài. Nàng nghĩ đến quỹ từ thiện của Gabriel. Nghĩ đến 10 triệu mỹ kim mà Gabriel tặng cho nàng lại được chuyển ngược vào quỹ từ thiện đó. Không phải Hoài và Gabriel cùng đồng hành trên con đường bác ái, thương yêu đầy tình người và với những mục đích khác như nghiên cứu về khoa học cũng chỉ để góp phần cải thiện đời sống con người hay sao ư? Nàng nghĩ ở đâu đó nàng sẽ nhìn thấy nụ cười ấm áp mà Gabriel đã dành cho riêng nàng như những lần trò chuyện trong văn phòng của Hoài. Nàng tin như vậy.


    Mặc Bích

  9. #39
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    2,826
    Last edited by frankie; 10-09-2023 at 07:26 AM.

 

 

Similar Threads

  1. Bóng tối - Truyện dài Mặc Bích
    By frankie in forum Truyện
    Replies: 16
    Last Post: 06-29-2023, 07:21 AM
  2. Truyện ngắn Mặc Bích
    By Frank in forum Truyện
    Replies: 10
    Last Post: 05-31-2014, 12:08 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 08-19-2013, 09:15 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 08-17-2013, 07:53 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 08-10-2013, 01:44 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:17 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh