Register
Page 11 of 11 FirstFirst ... 91011
Results 101 to 107 of 107
  1. #101
    Nhà Ngói
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    80
    Hello TL, Hương, anh Ngọc Hân, và khách ghé thăm.

    Tuyệt vời quá TL, xem đã con mắt .

    Hoàng hậu Nefertari, là hoàng hậu chính thất của Ramesses II Đại đế (năm 1303 - 1213 trước Công nguyên, được Rameses II Đại đế sủng ái nhất, hơn hẳn tất cả những người vợ/ phi tần khác.
    Đã sủng ái một người rồi vẫn muốn thêm nhiều người khác nữa, mấy ông chắc không bao giờ thấy đủ!
    Last edited by T.; 11-25-2024 at 08:12 PM.

  2. #102
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,367


    Chị đi du lịch với em mỏi chân tới mà ngồi ì luôn - rồi hát líu lo nữa đó - hạnh phúc khi còn được đi khắp chốn em Ba ha
    T. cũng ngồi ngay cục đá gần hai . . . ngôi đền Thùy Linh dẫn chị em mình đi ha - nóng thiệt á . . .

    Em viết và đăng hình nhiều nữa nhé - Thương
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  3. #103
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,642
    *
    Cảm ơn chị Hai vỗ tay ủng hộ, em biết chị vẫn theo dõi nhịp bước hoang vu của em chỉ là chị nói ít thôi, nên có khi em hông gọi tên chị hoài. em mần siêng lên.


    Quote Originally Posted by T. View Post
    Hello TL, Hương, anh Ngọc Hân, và khách ghé thăm.

    Tuyệt vời quá TL, xem đã con mắt .

    Đã sủng ái một người rồi vẫn muốn thêm nhiều người khác nữa, mấy ông chắc không bao giờ thấy đủ!

    Chào T., Sydney bị heatwave nóng quá chừng ha, trốn trong nhà mát hơn ha.

    hahahaha mần vua, mần quan, người giàu xưa có khác, nối giòng " con vua thì lại làm vua ..." , cha truyền con nối .
    Như vua chúa Việt Nam, Trung Hoa xưa, nước khác ở triều đại nào khi một vị vua đăng quang, liền làm một việc quan trọng, là mau có Thái Tử kế vị vương triều.
    Vì vậy vua phải lập hoàng hậu, quan đi tuyển nhiều mỹ nữ để tiến cung chọn phi tần, tam cung, lục viện, cung nữ múa hát, hầu hạ thành ra có một dàn hậu cung đông đúc nhằm mục đích này .
    Chắc họ nghĩ con trai nhiều có rủi ro cũng còn, đâu phải hoàng hậu nào, phi tần nào cũng sinh con trai.

    Nhưng nghe chuyện của Ramesses đệ nhị thời Ai Cập cổ đại thì TL giật cả mình !!
    Để duy trì "dòng máu hoàng tộc", Pharaoh Ramesses II đã kết hôn với em gái và 3 người con gái đầu của mình.

    Nữ hoàng Cleopatra VII lấy anh ruột của bà.
    Vi vậy hôn nhân cận huyết thống trong các gia đình hoàng gia và thường dân Ai Cập phổ biến thời bấy giờ là lý do gì ?
    Trong gia đình, gia tộc thì tin tưởng hơn, con càng đông nắm chức vụ này nọ củng cố vương triều.
    Lý do nữa để lý giải cho hôn nhân cận huyết thống của Ai Cập thời đó, là niềm tin vào thần thánh .
    Nhiều người trong hoàng gia Ai Cập đã có những cuộc hôn nhân giữa anh trai và em gái để theo tập tục của Isis và Osiris hai vị thần Ai Cập là hai chị em ruột đã kết hôn với nhau như T. đã đọc.

    Theo khảo nghiệm xác ướp vua Tut, người nổi tiếng với mặt nạ Tử Thần nặng hơn 10 ký vàng chôn theo, đã mất lúc 19 tuổi vì bệnh và các khoa học gia có nghi vấn là do hôn nhận cận huyết thống sinh ra.
    Khoa học chứng minh cùng/cận huyết thống lấy nhau sinh con bị nhiều bệnh nan y.
    ~~~.
    "Người vợ Hoàng gia Vĩ đại" là Nefertari, được sủng ái nhất, được pharaoh xây hẳn một lăng mộ rộng lớn, công phu, đẹp đẽ, trang trọng trong Thung lũng các Vương hậu.
    Isetnofret , tên tuổi bà bị lu mờ trong suốt 25 năm đầu triều đại Ramesses II. Bà là mẹ đẻ pharaoh Merneptah, vị vua kế vị Ramesses II.
    Henutmire, được cho là em gái Ramesses II.
    Ramesses II có rất nhiều vợ, nghe là cả 100 người, trong số đó chỉ có 7 người vợ được sắc phong chính thức
    Meritamen, con gái ruột của Ramesses II, được vua cha sắc phong làm vợ.
    Bintanath, con gái ruột của Ramesses II, được sắc phong làm vợ của vua cha.
    Nebettawy, con gái ruột của Ramesses II, được sắc phong làm vợ của vua cha.
    Maathorneferure, vốn là công chúa Hittites, được gả đến Ai Cập làm vợ Ramesses II với mục đích ngoại giao, sau khi Ai Cập và Hittites ký hòa ước.

    Trong số nhiều hoàng hậu của Ramesses II, ngoài 7 bà vợ được sắc phong cũng có vài người vợ khác được biết đến:
    Một công chúa người Hittites khác, là em gái Maathorneferure, được gả đến làm vợ Ramesses II.
    Sutererey, mẹ đẻ của Ramesses-Siptah.
    ~~~~~~

    Hương Hương, thật sự, hình ảnh , phim về Abu Simbel không thể miêu tả được hết như thực tế đặt chân vào đó, mắt thấy, tay sờ, thấy màu sắc, nhìn hình chạm khắc,
    nghe kể chuyện mới thấy công phu và sự kỳ vĩ của một công trình vĩ đại nhường ấy, kỹ thuật điêu khắc vào đá thật tinh xảo đẹp tuyệt của thầy, thợ, kiến trúc sư Ai Cập cổ đại .

    Nhìn 2 đền Lớn và đền Nhỏ , chúng ta thấy kỳ vĩ như vậy mà có một việc làm không tiền khoáng hậu cho Abu Simbel đáng ngưỡng mộ, khâm phục .

    Ngày thật khoẻ, vui vẻ, thư thái đến tất cả đoàn du lịch, Khách cũ chị Tonka, Bát Sư phụ, anh 5 Long Lanh, Thầy Ốc, Khách lặng lẽ vào ra, anh Cối Hiên, chị Hai, T. Hân ca ca, Hương, bạn LPhy, Nhã Uyên hiền muội (mong bé Beo )

    Nhìn hình núi đá chỗ TL đứng, tượng tạc trong đá chúng ta đâu có thấy gì lạ, đúng hôn ta ?

    Vậy chờ xem nha





    Không những chỉ 2 đền Lớn, đền Nhỏ còn những đền khác nữa .
    Nhìn từ ngoài vào thấy cái đền gì có 2 cái cửa bằng đá, có khắc chạm trên cửa, đi tới nữa là đến đền vua Ramesses Đệ nhị và tới nữa là đền của vợ vua.
    Con người so với núi và tượng thì nhỏ xíu



    [/SIZE]





    Cảnh sắp hàng để vô trong đền Nhỏ của hoàng hậu Nefertari, hàng dài thườn thượt, đứng phơi nắng sa mạc cuối đông mà ngán .
    Ban ngày bầu trời không một cụm mây, nắng không nóng mà khô khan, ban đêm lạnh nhiêu, huống gì nắng mùa hè cháy ....tóc luôn cho coi .


    Last edited by Thùy Linh; 11-27-2024 at 04:59 PM.

  4. #104
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,642
    Thế giới đã cứu đền Abu Simbel

    Nói như vậy vì Abu Simbel kỳ vĩ còn đó để chúng ta đặt chân đến chiêm ngưỡng ngày nay là nhờ Uỷ Ban chuyên " giải cứu" những di tích lịch sử trên thế giới , UNESCO và hơn 50 quốc gia trên thế giới đã đóng góp tiền, của, công để "cứu" Abu Simbel khỏi bị nhấn chìm dưới nước .

    Abu Simbel đã có tuổi đời hơn 3,300 năm, là một trong những di tích cổ đại thu hút du khách khi đến Ai Cập.

    Năm 1960, khi chính phủ Ai Cập bắt đầu xây dựng đập Aswan ở phía nam thành phố để ngăn lũ lụt sông Nile, cùng thủy điện, phát điện và cung cấp nước tưới cho nông nghiệp.
    Các nhà chuyên gia biết dự án này sẽ có nhiều nhược điểm lớn.

    Việc tạo ra hồ Nasser, một hồ chứa nhân tạo nằm phía thượng nguồn từ con đập sẽ khiến 90,000 người dân trong vùng phải tái định cư.
    Công trình xây đập sẽ làm ngập nước những khu vực, nhiều địa điểm bao gồm cả khu đền Abu Simbel gần biên giới Ai Cập - Sudan.

    Cùng năm 1960, UNESCO đã phát động chiến dịch kêu gọi sự giúp đỡ của những quốc gia thành viên để cứu lấy các di tích lịch sử cổ đại, thành lập Ủy ban gồm các nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ học, kỹ sư và kiến trúc sư cùng nhau cứu Abu Simbel và những công trình cổ khác.

    Đối với 2 ngôi đền Abu Simbel của Ramesses II và hoàng hậu, thời gian không còn nhiều, nước hồ Nasser đang nhanh chóng dâng lên.
    Các ngôi đền lớn, đặc biệt là đền Abu Simbel và Philae, đã được di dời.
    Tổng chi phí lên tới 80 triệu đô la Mỹ, một nửa trong số đó được khoảng 50 quốc gia tài trợ.

    Chính phủ Ai Cập và các chuyên gia của UNESCO đã lập danh sách các di tích bị con đập "đe dọa".
    Là một phạm vi khổng lồ kéo dài hơn 2.000 năm của nền văn minh nhân loại.
    Những địa điểm bao gồm cả pháo đài cổ ở Sudan được xây vào thế kỷ 19 trước Công nguyên.
    Tuy nhiên, công trình này không thể cứu được và hiện đang bị chìm dưới nước.

    Nhiều công trình cổ được di chuyển thành công như đền thờ Amada xây vào thế kỷ 15 trước Công nguyên, đền Wadi es-Sebua và đền thờ Kalabsha.

    Việc khó nhất là "cứu" ngôi đền "song sinh" Abu Simbel, nơi có 4 bức tượng khổng lồ của Ramesses II.
    "Sứ mạng" này càng trở nên khó khăn hơn khi hồ chứa Nasser hoạt động hết công suất vào năm 1966.

    Năm 1963, sau khi nhiều ý kiến được nêu ra và bác bỏ, nhóm chuyên gia quyết định, đền Abu Simbel sẽ được cắt ra thành 807 khối đá, mỗi khối nặng 20-30 tấn và di chuyển đến địa điểm mới cao hơn 65 mét.
    Sau đó ráp lại như gắn Lego.
    Bốn pho tượng ngồi và sáu pho tượng đứng được cắt rời khỏi núi đá ra thành từng mảnh.
    Họ trưng dụng những máy móc, cần cẩu, v...v...cần dùng để nâng các khối đá nặng hàng chục tấn lên độ cao 65m.
    Xây dựng một con đập tạm thời ở quanh khu vực để giữ công trình khô ráo.
    Tiếp đó, công việc cần làm là lắp đặt trạm phát điện, xây mạng lưới đường cung cấp, tạo chỗ ở cho hàng nghìn nhân công, thợ, thầy, kỹ sư, chuyên viên,....

    Việc khó khăn nhất là các kỹ sư phải tính toán chính xác góc độ khi ráp lại 2 ngôi đền dựa trên thiên văn học.
    Thời điểm xây đền, Pharaoh yêu cầu nhóm kiến trúc sư cổ đại phải thiết kế sao cho mỗi năm 2 lần, mặt trời chiếu thẳng vào ngôi đền lớn, xuyên qua đại sảnh để chiếu sâu vào bên trong thắp sáng các tượng thần.

    Do vậy, quá trình cắt đá, di chuyển càng phức tạp hơn vì các kỹ sư phải bảo đảm khi ráp lại vào vị trí mới làm sao cho ánh sáng mặt trời vẫn chiếu sâu vào bên trong theo đúng thứ tự như vậy.

    Nỗ lực "vô song", việc làm "không tiền khoáng hậu" trong lịch sử khảo cổ học này hoàn thành vào tháng Tư 1966.

    Sau hơn 2 năm, ngôi đền cổ được khánh thành ở địa điểm mới vào tháng Chín 1968, cao hơn nơi cũ nhiều .

    Chúng ta nhìn toàn khu đền Abu Simbel kỳ vĩ, quy mô ngày nay, đâu ai ngờ được, nó đã từng bị "cắt tanh bành" từng miếng để di chuyển tới chỗ mới, đất cao hơn 65 mét.

    Theo nguồn tài liệu của UNESCO
    https://whc.unesco.org/en/story-abu-...ng%20up%20fast.

    Photos - National Geographic





    Last edited by Thùy Linh; 11-27-2024 at 11:58 PM.

  5. #105
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,642
    Thế Giới Đã "Cứu" Abu Simbel Như Thế Nào ?


    "Thế giới" chung tay làm việc với nhau.
    Ai Cập không có dầu hoả, tổ tiên họ để lại nhiều "tài sản" quý giá như đền Abu Simbel và hơn 50 quốc gia đã góp tiền giúp họ ......giữ được di tích lịch sử Abu Simbel đồng nghĩa với giúp dân Ai Cập có việc làm, có du khách là có tiền vô .

    Ui da, họ phải cưa đá ra bằng cưa tay

    Những hình này là đang ráp trở lại, có thấy những lằn cưa .

    Together we can move mountain .




    Photos - Egypt Tour Portal













    Last edited by Thùy Linh; 11-28-2024 at 01:46 AM.

  6. #106
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,642

    Thật sự phim, ảnh Abu Simbel chỉ là tượng trưng, không thấy được cảnh hùng vĩ, bao la, núi đá, hồ Nassir xanh ngắt chung quanh ...
    Chúng ta đặt chân đến Abu Simbel, tận mắt thấy mới chiêm ngưỡng một di tích lịch sử Ai Cập cổ đại nghệ thuật kỳ vĩ, tuyệt vời mà tất cả phim, ảnh không thể nào tả được cho xứng đáng .

    TL kể về những chỗ buôn bán đồ ở Abu Simbel

    Khi du khách rời khỏi Abu Simbel chỉ có một lối ra là một hành lang lợp lá thưa khoảng 200 mét toàn những tiệm bán đồ san sát nhau và người bán dạo Ai Cập/Nubian đang đứng mời chào du khách.
    HDV dặn là đừng nhìn người bán hay sờ đồ của họ, cứ nhìn thẳng mà đi tới... không là bị chận, bao vây khó mà đi qua ải

    TL làm theo như vậy, đã cúi đầu đi ngang qua, đi khỏi cả chục bước mà người bán còn ngó theo, lẽ nào ông ngó tóc TL hay sao ta ? hahahaha

    Cảnh buôn bán đồ cho du khách ở Abu Simbel, TL vừa đi vừa quay clip .

    TL có lỡ dại cười với một người bán, sờ vào một cai khăn, hỏi một câu...và cô gái trong đoàn lại "giải cứu" đến kéo tay TL đi ...
    Những chỗ này muốn mua phải cho nhanh, không thì tới giờ lên xe .

    Chúc vui Khách lặng lẽ vào ra, cả nhà Du Lịch


















    Last edited by Thùy Linh; 12-01-2024 at 07:34 AM.

  7. #107
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,642

    thành phố Aswan thuộc vùng khí hậu sa mạc, là một trong những thành phố nóng nhất, nắng nhất và khô nhất trên thế giới.
    Aswan theo ngôn ngữ cổ Ai Cập có nghĩa là thương mại hay thị trường.

    Thành phố cổ Aswan xưa kia thuộc Nubia, là một vùng dọc theo sông Nile, nằm tại Bắc Sudan và Nam Ai Cập.
    Tại đây từng có nhiều vương triều Nubia trong suốt thời kỳ Ai Cập Cổ đại. Vào giai đoạn Vương quốc thứ 25 (năm 744- 656, trước CN), phần lớn vùng đất Nubia đã được thống nhất với Ai Cập.
    Từ giai đoạn Vương quốc thứ 25, tại Ai Cập đã hình thành một dòng các vị vua có nguồn gốc từ vương quốc Kush.
    Việc thống nhất của Ai Cập và Nubia đã tạo ra đế chế Ai Cập lớn nhất kể từ thời kỳ New Kingdom (năm 1550–1069 trước CN).
    Xã hội hòa nhập bằng cách tái khẳng định các truyền thống tôn giáo, đền thờ và các hình thức nghệ thuật Ai Cập kết hợp với khía cạnh độc đáo của văn hóa Nubia (Kush).
    Ngày nay, người gốc Nubian chủ yếu sống ở miền Nam Ai Cập, đặc biệt là ở Luxor và Aswan. (theo nguồn Wiki)

    Aswan có rất nhiều di tích lịch sử như khu đền Amada, đền Dakka, đền Amenhotep III, khu đền Wadi Sebua, đền Maharraqa, đền Kalabsha, đền Khnum, tại thị trấn cổ Elephantine, Tu viện Thánh Simeon, ...nhiều lắm .

    Đoàn du lịch, Anh Chị Em Bạn cùng đến viếng đền Kom Ombo nha, theo chương trình đi vào buổi chiều, khi vào đền mặt trời lặn .

    Trước khi vào đền Kom Ombo có nhiều người đi theo mời chào bán hàng, TL chỉ cười lắc đầu rồi cắm đầu, sải chân đi thẳng , họ vẫn kiên nhẫn đi theo mời mua đồ mặc về để ....múa bụng .






    Hoàng hôn và ...chó !!
    Ở Ai Cập tại nhiều đền thờ, đập Aswan không mèo thì chó, nhiều lắm, thấy chúng mạnh khoẻ no đủ sống tự do, có vẻ như chúng được nguời Ai Cập tôn trọng, cho ăn .





    Trong tôn giáo Ai Cập, có một số vị thần chó hoặc chó sói .
    Trong khi những vị thần khác như Anubis thì có hình dạng cả chó nhà và chó rừng.
    Các vị thần chó thường đại diện cho cái chết và thế giới bên kia, gắn liền với giáo phái Osiris (thần của thế giới ngầm).

    Trước khi Osiris lên ngôi, Anubis là vị thần tang lễ quan trọng nhất, vị thần của người chết, gắn liền với việc ướp xác, là vị thần chính của Cynopolis (tiếng Hy Lạp có nghĩa là 'thành phố của những chú chó") ở Thượng Ai Cập, và một nghĩa trang dành cho chó đã được phát hiện ở bờ bên kia của sông Nile.

    Anubis được tôn thờ trên khắp Ai Cập và hình ảnh của vị thần này được nhìn thấy trong các đền thờ, nhà nguyện và lăng mộ trong suốt thời kỳ của pharaoh.

    Thần đầu chó được đại diện là một con chó rừng đang ngồi hoặc ở dạng người với đầu chó rừng, đôi khi đội một cái đuôi.
    Màu đen của Anubis tượng trưng cho sự đổi màu của xác chết sau khi chuẩn bị chôn cất và đất đen màu mỡ của Thung lũng sông Nile, tượng trưng cho sự tái sinh.









    Last edited by Thùy Linh; 12-03-2024 at 08:27 PM.

 

 

Similar Threads

  1. DUBAI xa hoa, Chợ Vàng - Thuỳ Linh
    By Thùy Linh in forum Du Lịch
    Replies: 31
    Last Post: 04-26-2024, 06:09 PM
  2. JORDAN quyến rũ - Thuỳ Linh
    By Thùy Linh in forum Du Lịch
    Replies: 29
    Last Post: 11-17-2023, 09:00 PM
  3. Du Lịch Đông Nam Á - Thuỳ Linh
    By Thùy Linh in forum Du Lịch
    Replies: 220
    Last Post: 09-16-2023, 10:58 AM
  4. Cần Thơ (Phạm Anh Dũng) Thuỳ An
    By phamanhdung in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 03-10-2020, 01:07 AM
  5. Queensland, Úc Châu - Thuỳ Linh
    By Thùy Linh in forum Du Lịch
    Replies: 51
    Last Post: 11-06-2016, 01:26 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:39 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh