Results 11 to 20 of 150
-
03-26-2024, 12:14 PM #11
Nước mắt của cá
Ở một vùng biển xa xôi, có một con cá lớn rất đẹp nhưng lại cô đơn, hàng ngày nó chỉ biết dạo chơi ở những nơi đáy biển sâu nhất, lạnh nhất,
những âm thanh vắng lạnh vang lên, từng giọt từng giọt khi nó thở ra bọt khí
Có một ngày, thấy chán ngán thứ nước lạnh lẽo này, nó đã bơi về phía thượng nguồn.
Khi nhô đầu lên mặt nước, nó nhìn thấy mặt trời ấm áp, thế giới tươi đẹp và … một cô cá nhỏ màu hồng vờn trên những bọt sóng, dáng vẻ rất vui tươi.
Cá nhỏ nhìn thấy nó thì vui vẻ chào: “Xin chào, bác cá”.
-“Gì cơ?”
Cá lớn rất tức giận nói: “Cô chẳng lịch sự gì cả, tôi vẫn con trẻ mà, sao lại gọi tôi là bác?”.
Cá nhỏ ồ lên một tiếng:
“Còn trẻ á, vậy mà tôi còn tưởng anh là lão cá già thành tinh”.
Cá nhỏ vừa nói vừa tiện tay lấy một đoạn dây thép uốn thành vòng tròn vợt nước biển, làm thành cái gương nước đưa cho cá lớn rồi nói:
“Anh hãy tự nhìn cái dáng vẻ già nua và cô đơn của mình đi”.
Cá lớn tự nhìn lại mình, đúng là một kẻ cô đơn và tiều tụy.
Cá nhỏ lấy lại chiếc gương và nói: “Chắc chắn là do anh suốt ngày ở dưới đáy rồi, anh nên thường xuyên lên trên tắm nắng, giống tôi đây này”.
Cá lớn tròn mắt
“Tắm nắng?”.
Cá nhỏ cười “Chính là khi có nắng thì nhô lên và bắt đầu tắm nắng”.
“Đúng là cô cá mặt trời đầy thú vị”, cá lớn tự nhủ.
Thế là từ đó cá lớn thường xuyên lên mặt biển chơi đùa, trò chuyện cùng cá nhỏ và chẳng bao lâu chúng trở thành bạn tốt của nhau.
Bên cạnh một cá lớn lạnh lùng, cứng rắn là một cá nhỏ nhiệt tình, mềm yếu.
Bên cạnh một cá lớn điềm tĩnh, trầm tư, có đôi lúc thô lỗ là một cá nhỏ vui vẻ, dịu dàng và có phần tinh nghịch.
Hai tính cách ấy cứ thế song hành cùng nhau dù không ít lần cãi vã.
Có lúc cãi nhau tới hai giờ, cá nhỏ rất tức giận. Cá lớn không dỗ dành nó, quẫy đuôi một cái rồi bơi xuống đáy biển.
Cá nhỏ ngồi trên những bọt sóng nhìn ánh trăng mà khóc, nó tự nói với mình:
“Cá nhỏ ơi đừng giận nữa, làm em giận là anh không đúng.
Xin lỗi em, sau này anh nhất định sẽ yêu thương bảo vệ em”.
Nói xong thì nó tự cười với mình, trên mặt vẫn còn đọng những giọt nước mắt. Thực ra, cá lớn đang đứng từ đằng xa nhìn cá nhỏ.
Nhìn thấy cá nhỏ tự gạt mình, nó cảm thấy xấu hổ vì những chuyện đã xảy ra.
Hôm sau cá lớn liền đến tìm cá nhỏ.
Cá nhỏ vốn rất vô tư, sau khi ngủ một giấc thì đã quên hết những chuyện buồn, vừa nhìn thấy cá lớn nó vô cùng mừng rỡ.
Ngày tháng dần trôi.
Cá lớn lúc vui vẻ cũng trêu đùa cá nhỏ, lúc ở dưới đáy nước cũng nghĩ xem cá nhỏ đang làm gì.
Hai bên dù tính cách khác nhau nhưng điều đó cũng không ngăn được chúng nhớ về nhau.
Cá lớn rất thích chơi với cá nhỏ nhưng vùng nước lạnh nơi đáy biển vẫn là nhà của nó. Đó là sự thật không thể thay đổi.
Cá nhỏ tuy rằng rất thú vị, ấm áp song với cá lớn dường như những thứ càng ấm áp thì càng hoang tưởng, càng nhiều ánh sáng thì càng xa xôi.
Bất kể là con cá nào thì cũng không thể thay đổi thuộc tính của mình, bởi không tìm được cách thích ứng thì sẽ không thể sinh tồn.
Cá lớn lên mặt biển nhiều lần, từng mảng vẩy đã bị bong ra, lớp bảo vệ bên ngoài đã yếu hơn, đối với nó đây là điều thật đáng sợ.
Lần cuối, nó nói với cá nhỏ rằng nó không thể tiếp tục lên chơi cùng cá nhỏ được nữa.
Cá nhỏ gật gật đầu, rất ngoan không ầm ĩ, không hỏi bởi trong lòng nó hiểu.
Đó là lần cuối chúng cùng nhau tắm nắng. Cá lớn bắt đầu cảm thấy đau rát trên da, cá nhỏ cũng cảm thấy đau nhưng là ở trong lòng.
Cá nhỏ nhìn cá lớn khóc và nói: “Em rất muốn cãi nhau với anh… cái dáng vẻ xấu xí của anh… em sẽ không nhớ anh nhiều nữa đâu ... ”.
Cá lớn nhìn cá nhỏ mà nhói đau nhưng lại nói:
“Em… là kẻ đáng ghét nhất”, rồi từ từ bơi xuống đáy biển lạnh lẽ
Cá lớn cuối cùng cũng trở về đáy biển, nhiều năm trôi qua nó không hề lên mặt biển.
Thỉnh thoảng, nó tự hỏi không biết cá nhỏ sống thế nào, có còn nhớ nó không.
Đôi khi, nó nhờ những đợt sóng thủy triều hỏi tin tức của cá nhỏ nhưng không hề có hồi âm.
Một hôm, cá lớn muốn lên mặt biển. Thế là nó bơi về phía thượng lưu, bơi được nửa đường thì phát hiện một thứ gì đó rất lạ… là xương của cá nhỏ.
Điều kỳ lạ là, đầu của nó vẫn hướng xuống dưới biển, dường như dù có phải chết nó cũng muốn bơi xuống đáy biển.
Cá lớn bơi đến gần, đột nhiên nó bất động.
Chúng đã quá thân thiết nên dù có hóa thành tro, nó cũng nhận ra cá nhỏ, đây chính là xương của cá nhỏ.
Cá nhỏ đi tìm cá lớn nhưng nó quá nhỏ bé, không thể chống chọi với cái giá lạnh của biển sâu.
Nó đã đi tìm cá lớn theo tiếng gọi của con tim.
Cá lớn ôm lấy xương cá nhỏ - thứ bảo bối quý giá nhất trên đời với nó rồi từ từ bơi về phía đáy biển.
Không ai có thể nhìn thấy giọt nước mắt của cá lớn bởi vì nó đang ở dưới nước.
Giang nhất Yến
-
03-26-2024, 12:22 PM #12
Số phận của chiếc lá -Câu chuyện đời tôi
Số phận của chiếc lá gắn liền với câu chuyện đời tôi. Ngày xưa khi trọ học ở chùa Viên Giác, tôi nhỏ nhất trong chùa nên được giao công việc quét lá.
Anh Hùng gánh nước, anh Sáu tưới rau, chú Ngô đi chợ, còn tôi không làm được những chuyện đó nên chỉ lo làm sạch sân chùa. Không ai có phòng ngủ riêng.
Năm đầu tôi ở chung phòng với chú Điển, bây giờ là Hòa Thượng Thích Như Điển.
Mấy năm sau tôi dọn sang ở với các chú điệu cùng lứa tuổi trong căn phòng sát dưới gốc đa. Các chú điệu rất vô tư. Nằm xuống là ngủ ngay.
Đúng giờ thức dậy đi tụng kinh khuya. Tụng kinh xong lại đi ngủ tiếp. Các chú hoạt động tự nhiên như những chiếc máy. Ít cười và ít nói.
Tôi cũng cùng tuổi nhưng không như các chú điệu, đêm nào khi tới phiên mình đánh chuông xong, tôi thường nằm bên hiên chùa nghe tiếng lá reo.
Nhất là mùa thu, tiếng lá rung như một điệu nhạc.
Ở chùa Viên Giác ngày đó có thầy Giải Nguyên. Thầy đi tu khi tuổi đã về già sau khi đã nếm đủ hương vị đắng cay, thăng trầm, vinh nhục của cuộc đời.
Thầy là một trong những người giàu có ở Duy Xuyên bỗng dưng phát nguyện xuất gia. Năm đó thầy đã ngoài sáu chục tuổi.
Những người già thường ít ngủ. Thầy cũng thế.
Khi thấy tôi nằm trên bệ xi-măng trước chùa, thầy cũng đến ngồi gần. Thầy kể tôi nghe nhiều chuyện vui buồn trong đời thầy.
Nhưng dù chuyện gì cũng chỉ để dẫn đến một lời khuyên dành cho tôi, đời là bể khổ và chỉ có đi tu là con đường giải thoát.
Tôi không phản đối cách giải thích của thầy nhưng bạch với thầy tôi không muốn đi tu. Tôi chỉ là người trọ học và một ngày không xa tôi sẽ ra đi.
Tương lai của tôi nằm phía bên kia cổng tam quan chứ không phải bên này. Dường như tôi sinh ra đời này chỉ để đi xa. Đi theo chọn lựa và nhiều khi không có quyền chọn lựa.
Nhìn lại chặng đường mình đã trải qua, tôi thường nghĩ đến những hạnh phúc nhiều hơn là gian khổ
. Tôi nghĩ đến những người tôi đã mang ơn.
Nhiều lắm. Từ những đứa bạn nhỏ chắt chiu những đồng tiền lẻ của cha mẹ cho để chia sẻ với tôi cho đến mẹ Hòa Hưng, người đã nuôi tôi chín năm thử thách nhất của đời mình.
Thời gian ở Viên Giác là thời gian cực kỳ cô đơn về tinh thần và khắc khổ về vật chất.
Chùa rất nghèo. Không có ruộng đất như các chùa ở ngoại ô như Long Tuyền, Phước Lâm, Chúc Thánh.
Nếu các bác có đi chợ cũng chỉ để mua sắm chút nấm, chút mì căng cho thầy, phần lớn chúng tôi ngày hai bữa sống nhờ vào thửa rau lang trồng trước sân chùa
và những hủ chao do các bác bên Cẩm Nam mỗi tháng hai kỳ sang làm giúp.
Các thầy, các chú lớn tuổi đi đám ma chay còn được cúng dường tiền bạc để chi dùng riêng tư, không ai cúng dường cho đứa bé như tôi.
Đời tư của tôi không ai biết. Thầy chỉ hỏi một câu khi tôi đến và sau đó không hỏi nữa.
Họa hoằn lắm mới có một người bà con từ trên quê xuống đi chùa, tình cờ nhận ra, vuốt tóc tôi vài cái, nói đôi lời an ủi rồi ra đi.
Cô tôi, chị của ba tôi, là người quan tâm đến tôi nhiều nhất sau khi ba mẹ tôi qua đời nhưng chưa bao giờ có dịp để vào thăm tôi.
Tôi chỉ là khách trọ trong chùa, đến không ai hay và đi không ai tiễn.
Ngoài trừ những chiếc lá rung như một điệu nhạc buồn trong một ngày đầu thu, gần năm năm sau, tôi “một mình làm cả cuộc phân ly” để từ giả chùa Viên Giác.
Dù sao, những cực khổ của thuở thiếu thời đã trở thành phân bón cho những bông hoa tình người trong khu vườn mùa xuân của đời tôi nở rộ, để hôm nay khi nghĩ đến Viên Giác tôi cảm thấy thật êm đềm.
Tiếng chuông chùa, lời kinh khuya đã nhẹ nhàng đi vào tuổi thơ tôi, đã chuyển hóa tâm hồn chất đầy oan nghiệt của tôi mà nhiều khi tôi không biết.
Những người có cuộc đời nhiều chịu đựng thường phải biết vượt qua, đôi khi bằng cố gắng và đôi khi chỉ bằng cách ngẩng đầu lên mà đi, khinh thường những chướng ngại.
Tôi có cả hai. Bây giờ khi nóng tính, khi quá hăng say về một chuyện gì, dù đúng hay sai tôi cũng biết dừng lại và biết lắng nghe, không khinh thường sự việc như ngày còn trẻ.
Không có những ngày ở Viên Giác, khu vườn đời tôi sẽ buồn bã, khô khan, điêu tàn và trống vắng biết bao nhiêu.
Thật vậy, chỉ có tình thương mới thật sự là mùa xuân vĩnh cửu của con người.
Trần Trung Đạo
(trong Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác)
-
03-26-2024, 12:50 PM #13
-
03-27-2024, 11:52 AM #14
Chào Hương Khuya
linhphy có ghé đọc và ngắm nhiều ảnh đẹp trong nhà Đố ai của Hương Khuya và nghe Hương Khuya hát những bài hát về Huế trong Đình nữa
Vì bạn bè linhphy gốc Huế khá nhiều từ trung học tới qua bên này nên mình thích nghe những bài hát chủ đề về Huế đó Hương Khuya
linhphy đồng ý với quoted ở trên của Hương Khuya ,bởi lẽ khi mình nóng tính thường dẫn đến mất kiểm soát nên bình tĩnh lại sẽ giúp mình tránh đi bao sự tiếc nuối lẫn ân hận
( giả sử xảy ra trường hợp như : mất đi công việc ,sự thăng tiến hay tình bạn ,tình thân .....)
bạn đồng ý với linhphy chứ ?!
-
03-27-2024, 11:59 AM #15
Ruột Thịt Tình Thân
Tin chị Thơm bị chồng bỏ lan ra nhanh chóng đầu trên xóm dưới .Có người nói tội nghiệp chị đẹp người đẹp nết , con nhà ăn học mà số long đong .
Nhưng có người lại mừng dùm và họ coi đó như giải pháp mà ông trời giải thoát cho chị khỏi cảnh khổ .
Chị Thơm là con gái duy nhất trong ba người con của thầy giáo Thức ở xứ này .
Thời sinh tiền lúc còn sống thầy và ông chủ tiệm vàng Kim Vinh là bạn tâm giao nối khố có nhau dù một người làm buôn bán một người theo nghiệp chử nghĩa thánh hiền .
Ngay khi chị Thơm chỉ là trẻ thơ lúc nghe ông Vinh muốn kết thông gia cho hai gia đình càng thân hơn ,thầy giáo Thức đã đồng ý ngay.
Thơm từ nhỏ đã sáng dạ học đâu nhớ đó , thương con nên lớn lên ba chị cho chị lên ở nhờ nhà người cô ruột trên Sài Gòn để tiếp tục việc học .
Bắt đầu hiểu biết Thơm đã nhiều lần dùng dằng phản đối chuyện hứa hôn của ba chị khi ai đó đề cập đến .
Xét cho cùng chị cũng không sai bởi xứ này ai mà không biết Huân con trai lớn ông chủ tiệm vàng Kim Vinh học hành thì ngu dốt nhưng ăn chơi trăng hoa thì có tiếng .
Năm đó tự nhiên ông Vinh bị một căn bệnh lạ , chạy chữa nhiều thầy thuốc mà bệnh có vẻ không thuyên giảm .
Khi thầy giáo Thức sang thăm ông bèn nhắc chuyện xưa và muốn tiến tới hôn nhân cho con trai mình .
Trước là được yên lòng nhắm mắt vì con nên bề gia thất do ông Vinh biết rất rõ Thơm là cô gái rất tốt .
Thêm vào cái hy vọng là biết đâu hôn lể xua đi được cái vận hạn xui xẻo đang đè ám gia đình ông .
Năm 19 tuổi Thơm được ba mình gọi về quê và lấy chồng trong cái không khí gấp rút của đám cưới đang chuẩn bị .Lúc đầu Thơm phản đối bằng cách bỏ ăn và khóc lóc không ngừng .
Nhưng đến khi ba chị dọa thắt cổ tự vận nếu chị dám từ hôn làm trái ngược lại lời hứa mà ông coi trọng như núi .Đến nước đó thì Thơm hết cách đành theo ý ba mình về làm vợ Huấn.
Cứ tưởng Huấn chồng chị Thơm lấy được người vợ như chị , anh ta hẳn vui mừng mới đúng .Nhưng vốn tính nhỏ nhen thêm vào chất gia trưởng Huấn thấy chướng mắt vì sự học vấn của vợ.
Trong khi chị vận dụng cái giỏi giang của mình để gánh vác việc nhà chồng thì Huấn sau khi tỏ rỏ đường đi lối về với cô vợ trẻ anh ta lại miệt mài với những thú vui tình ái bên ngoài .
Từ khi sinh Thu con gái đầu lòng chị Thơm nhiều lần khuyên chồng nên để đức cho con đừng đi gạt gẫm những cô gái khác nhưng Huấn gạt bỏ ngoài tai .
Thậm chí nhiều lần còn hạ cẳng tay , thượng cẳng chân với chị khi say.
Nhất là sau khi ba chồng chị là ông Vinh qua đời thì Huấn không còn phải e dè , kiêng kỵ̣ ̣một ai.
Một lần đoàn gánh hát của ông bầu Tám Ít về đây hát , Huân đi xem và đâm ra mê mệt Hai Như cô đào nhì của gánh .
Khác với những lần trước lần này Huấn trong mắt Hai Như là con mồi lớn nên Hai Như quyết không buông , cô xõ mũi Huân một cách nhanh chóng .
Vốn xuất thân lang bạt nên Hai Như không dể dàng gì trở thành trò chơi của Huân cô buộc Huân phải cho cô danh chính ngôn thuận khi cô có tha
Thế là sau 9 năm ,chị Thơm đành chịu tiếng bị chồng bỏ bởi không chịu nổi sự cay nghiệt cũng như những trận đòn thừa sống thiếu chết của Huân gần đây .
Thầy giáo Thức ba của chị cũng qua đời vài năm trước đó nên chị cũng không muốn níu kéo.
Chị đồng ý ra đi với hai bàn tay trắng không làm phiền Huân cưới vợ mới nhưng bù lại Huân phải để chị dẩn bé Thu lúc này được 5 tuổi đi theo mình .
Buồn cho phần số dang dở của mình và cũng không muốn ở lại quê nơi có nhiều kỷ niệm gợi chuyện phiền lòng chị Thơm dẫn con gái lên lại Sài Gòn .
Ban đầu chị tá túc ở nhà cô ruột như trước .Sau đó chị mang số tiền cha mẹ ruột cho phòng thân khi xuất giá lấy chồng làm vốn mua bán .
Chị mở một sạp bán trái cây và thuê căn nhà nhỏ gần đấy cho tiện việc đi về mẹ con chị sống yên ả vui vẻ với nhau
Dạo gần đây có một anh chàng người Mỹ thường ghé mua trái cây chổ chị .
Anh ta gây sự chú ý cho Thơm bởi anh ta nói được tiếng Việt rất rành khác với những anh chàng Mỹ lớ ngớ thỉnh thoảng vẩn ghé chổ chị mua hàng .
Anh chàng người Mỹ John Smith ấy cũng thật bất ngờ khi thấy cô chủ hàng nói rất chuẩn thứ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình và là một người có ăn học.
Lúc đầu chỉ là trò chuyện xã giao lâu dần họ thành bạn .
Dù hai người cách xa nhau về hình thức lẩn nơi sinh trưởng nhưng họ lại khá hợp nhau trong nhiều cách nghĩ .Hơn một năm sau John ngỏ lời với muốn cưới Thơm làm vợ.
Phần Thơm thật sự chị dành rất nhiều cảm tình cho John nhưng chị cũng e ngại sự cách biệt và tiếng đời thường mĩa mai những người phụ nữ lấy Mỹ thời đấy nên chị còn lưỡng lự chần chừ .
Nhưng tấm chân tình của Louis khiến chị cảm động .
Hai năm từ ngày họ quen biết chị dẹp cửa hàng về làm bà Smith .
Mười mấy năm trôi qua gia đình chị Thơm có thêm một trai hai gái .Peter được 13 tuổi , Mary 11 tuổi và Ann 9 tuổi.
Ngoài xã hội John là người khá thành công về kinh doanh nhưng khi về nhà John là người chồng có trách nhiệm .
Anh đối xử với Thu cũng như những đứa con khác của mình hết mực yêu thương không hề có sự phân biệt .
Gia đình họ sống đầm ấm hạnh phúc ngoài những lúc đến trường ở nhà chị Thơm vẩn gọi con bằng những cái tên tiếng Việt là Phú , My và Ái .
Khác biệt nhau về mái tóc và cả màu da nhưng bốn chị em Thu lại quấn quých hòa thuận ,luôn gắn bó bên nhau không rời .
Năm 1975 lúc này Thu đã 21 tuổi đang theo học một trường Dược ở Sài Gòn .Một ngày chị Thơm nhận được tin Huấn chồng cũ của chị tức là ba ruột của Thu ở quê qua đời đột ngột vì một cơn đột qụy .
Đúng ra chị Thơm không muốn về bởi tình hình lúc đó có nhiều thay đổi và Huấn từ lâu không hề nhắc nhở hay đá động gì tới đứa con gái của mình là Thu .
Nhưng cuối cùng chị cũng dẩn Thu về chịu tang cho đúng phép tắc dù gì họ cũng là cha con .
Phần chị thì xem như nghĩa tử nghĩa tận đến thắp một nén hương cho phải đạo làm người , hơn nữa chị không an tâm để Thu về một mình .
Sau đám tang ngay lúc chị chuẩn bị trở về Sài Gòn thì thời thế thay đổi trong một đêm phải chờ đến cả tuần sau và bằng nhiều cách mẹ con chị mới lặn lội trở về được Sài Gòn .
Nhưng khi chị Thơm và Thu lên tới Sài Gòn thì mọi chuyện đã khác lạ hoàn toàn .
Dâu bể đổi dời chỉ trong khoảng thời gian ngắn , chị không thể vào được nhà cũ bởi chúng bị tịch thu nên chị không lấy được thông tin hay địa chỉ liên quan gì tới chồng mình ở Mỹ .
Cũng không thể hỏi thăm ai giữa cái lúc hổn loạn ấy chị dành dẩn Thu nương náu , mưa sinh ở một quận gần đó và cố gắng hết khả năng để nghe ngóng liên lạc với chồng và con của mình trong vô vọng.
Ngày xưa vì người ở quê hay kỳ thị , dè bĩu và lo cho sự an toàn của chồng vào thời còn chiến tranh .
Chị Thơm chỉ dẩn duy nhất Peter về quê ngoại chơi hai lần mà thôi .
Không cho John cùng hai con gái nhỏ về thăm quê lần nào.
Bởi má chị vẩn lên thăm gia đình chị ở Sài Gòn thường xuyên .Do chị cũng ỷ y đâu có dè cuộc đời có những thay đổi như vậy .
Thời gian dần trôi không một tin tức nào về họ dù là sống chết .
Phần lo lắng thương nhớ con nên sức khoẻ chị Thơm mỗi ngày một kém .
Rồi chị qua đời vào một đêm mưa sau cơn bệnh trong tay vẩn còn nắm chặt tấm ảnh gia đình của mình .
Lúc lâm chung không biết có phải còn tiếc nuối hay ấm ức mắt chị mở trừng trừng khiến Thu khóc than tức tưởi khấn nguyện rằng sẽ cố gắng tìm được những đứa em và mang chúng về .
-
03-27-2024, 12:05 PM #16
Phần John Smith vào lúc mọi người nhốn nháo rồng rắn di tản dù không muốn bỏ vợ mình lại nhưng John không còn cách nào khác hơn,
đành dẩn ba người con của mình lên máy bay về Mỹ trong nổi đau đáu lo lắng .
Khi về đến xứ sở anh ta cũng cố gắng liên lạc với vợ mình nhưng ngoài tên họ của vợ và con gái .
John chỉ biết thêm địa danh quê vợ là Xào Bân chứ không hề có thông tin gì khác .
Đường phố còn thay đổi tên thì nói chi muốn tìm một con người giữa cái đất Sài Gòn mênh mông ấy .
Ba năm sau trên đường đi làm về John qua đời trong một tai nạn
Ba mươi lăm năm sau ....
Thu bây giờ tóc đã bạc hơn phân nữa và lên chức bà Ngoại chị lấy chồng có được ba người con .
Chồng chị là người đàn ông tốt và hiền lành .
Các con chị vẩn sống và làm việc ở Sài Gòn .Còn chị và chồng về sống ở quê vào 5 năm trước trên mãnh đất hương hỏa của bà Ngoại chia cho mẹ chị ngày xưa ,
vui thú cùng vườn cây ao cá, như bao người có tuổi khác .
Cuộc sống chị êm đềm , hạnh phúc như bao gia đình an phận bình thường nhưng dù bao năm trôi qua trong lòng Thu vẩn không quên được nổi nhớ về những người em của mình .
Thỉnh thoảng nhìn những tấm ảnh cũ đã úa vàng mà chị lưu giữ như một báu vật, chị lại chảy nước mắt .
Chị khóc khi hồi tưỡng cái khoảng khắc ngày xưa đút cơm cho những đứa em của mình .
Chị nhớ rõ đứa nào thích ăn gì , tính nết ra sao .Nhớ lúc chạy giởn trong khoảng sân nhỏ cùng nhau
giờ không biết họ lưu lạc phương trời nào và có bình an không ?.
Hiểu nổi khổ tâm bao năm của chị Thu các con chị cũng giúp mẹ bằng mọi cách họ có thể .
Từ những phương tiện thông tin hiện đại đến nhờ cả đại sứ quán giúp đỡ , nhưng thông tin qúa ít ỏi và trôi qua nhiều năm nên sự tìm kiếm của họ cũng rơi vào im lặng .
Peter ,Mary và Ann hiện tại cũng đã có gia đình và con cái họ khác xưa hoàn toàn .
Vốn Việt Ngữ của họ gần như là mất hết , ngoại trừ Mary do làm quản lý ở một hãng có nhiều người Việt nên cô còn nói được chút ít .
Nhưng ba người họ vẩn không quên người mẹ và chị của mình .Họ về Việt Nam rất nhiều lần nhờ sự giúp đở của nhiều nơi .
Nhắn tin trên báo để tìm kiếm nhưng tất cả vẩn không có tin tức gì ,họ cũng không có nhiều manh mối để mở rộng việc tìm kiếm..
Năm 2010 Peter lúc này đã 48 tuổi nhân dịp nghĩ thường năm anh ta dẩn theo cô vợ người Mỹ của mình là Jessica về Sài Gòn du lịch .
Lần đó khi đang ngồi trên chuyến xe tham quan của một đoàn du lịch chuẩn bị đi đến điểm vui chơi theo lịch trình .
Là người vui tính Peter trò chuyện cùng anh hướng dẩn viên là ngày xưa mình được sinh ra ở Sài Gòn .Nhắc về kỷ niệm vô tình Peter nói rằng quê ngoại ở Xào Bân bằng một thứ tiếng Việt lơ lớ.
Có một vị khách lớn tuổi trong đoàn nghe được .
Ông ta nói là ông ta biết một nơi trước kia gọi là Xẻo Bần chứ không phải là Xào Bân .Đó là một làng nhỏ do dân địa phương tự đặt tên ấy vì có cái rạch nhỏ chảy cắt ngang qua.
Mà bây giờ không còn ai gọi là Xẻo Bần nữa họ gọi bằng tên một thị trấn khác. giao thông thảm khóc .
Những đứa con của anh được chuyển về sống với ông bà nội ở bang Texas. Gia đình họ lạc nhau từ đó...
Không biết có cái gì xui khiến Peter vội lấy giấy bút ra và nhờ ông ta ghi lại chính xác nơi đó bằng cái tên hiện hành ngày nay.
Bỏ dở chuyến đi chơi Peter cùng vợ ngược về Sài Gòn tìm đến trung tâm lữ hành du lịch và ngỏ ý muốn thuê một hướng dẩn viên thông thuộc miền Tây để đi đến địa danh mà vị khách lạ cho.
Khi họ đến nơi thì gần như không còn vết tích nào giống trong ký ức của Peter .Anh ta nhớ ngày xưa phải đi bằng thuyền nhỏ và cây cỏ hoang dại .
Còn nơi anh ta đến ngày nay là thị trấn sầm uất đông đúc xe cộ chạy xuôi ngược .
Thấy vẻ thất vọng của Peter anh hướng dẩn viên cũng không biết làm sao hơn đành cùng người tài xế chở hai vợ chồng ông khách người Mỹ đi loanh quanh cho đúng theo trình tự một chuyến tham quan .
Xe chạy dọc những con lộ nhỏ và anh hướng dẩn viên giảng giải đây là một vùng chuyên về trồng trái cây .
Chợt lúc đó chuông nhà thờ đổ hồi chuông ban trưa thông lệ .Như có một thứ giác quan mách bảo Peter đòi được đến nơi đó .
Cả nhóm họ rời xe đi bộ trên con đường làng khi đứng trước căn nhà thờ có tuổi thọ gần cả trăm năm được xây từ thời Pháp đô hộ.
Peter gần như là không kèm được sự xúc động bởi anh ta nhận ra đây đúng là quê ngoại mình mà ngày xưa anh được mẹ dẩn về .
Qua bao nhiêu năm nhưng cũng may là cái nhà thờ ấy vẩn không thay đổi hình dáng kiến trúc cũ .
Nhất là cái vị trí nằm ngay ngã ba sông rất đặc biệt .Peter nhớ một cách rõ ràng như vậy do có một lần khi về quê chị lớn là Thu dẩn em trai mình đến đây chơi .
Đang vui đùa chợt Peter tự nhiên bị chảy máu cam không rõ nguyên nhân khiến Thu hốt hoảng cầu cứu.
Chính một vị ma-soeur hiền lành đã kêu Peter nằm ngay xuống trước sảnh nhà thờ và ngước mặt lên ngay cho máu ngừng chảy .
Trong khi bà đặt chiếc khăn lạnh trên trán của Peter để hạ nhiệt độ.
Theo trong trí nhớ của Peter nhà bà ngoại đi bộ cách đó một đoạn nhưng hướng nào thì anh ta mơ hồ không nhớ nổi .
Vốn nhạy bén sau một hồi suy tính Peter nhờ anh hướng dẩn viên hỏi thăm những ai nhiều tuổi từng sống nơi đó về người đàn bà có tên Ba Thơm có con gái tên Thu .
Nhưng già trẻ không một ai biết bởi ngày trước chị ba Thơm chỉ thỉnh thoảng về thăm quê rồi đi .Số người còn lại họ đến ở nơi đây mới độ hai , ba chục năm thì làm sau biết chuyện ngày xưa cũ .
Thêm nữa ở quê người ta thường gọi theo thứ ít ai gọi tên nên chẳng ai biết người đàn bà mà Peter muốn kiếm là ai .
Cuối cùng Peter chỉ còn cách ghi lại địa chỉ khách sạn ở Sài Gòn nơi mình trú ngụ cùng số điện thoại cá nhân đang tạm dùng trong thời gian ở Việt Nam .
Peter hứa sẽ hậu tạ cho bất cứ ai có tin tức về hai người mình đang cần tìm .
Đúng lúc kẻ ghi Tui biết có chị kia ở cạnh nhà bà sui gái của tui .Nghe đâu tên của chỉ là Hai Thu mà tui không nghe chỉ có anh chị em chi hết .
Chị mới về đây sống độ mấy năm thôi không biết có phải chị Thu gì mà ông ấy muốn kiếm không ? Nhà chị ấy tuốt dưới xóm dưới đường hơi khó đi một chút.
Sau khi nghe anh thông dịch nói lại , không bỏ sót một tia hy vọng vào , Peter vội khẩn khoản bà ấy giúp mình. Họ chọn ra giải pháp cả nhóm sẽ ngồi ở quán cafe đầu chợ .
Trước là chờ gặp người tên Thu mà người đàn bà ấy vừa nói .
Sau là uống ít nước và nghĩ ngơi tạm bởi vì nhóm họ điều thấm mệt sau hàng nữa ngày trời đi tới đi lui.
Người đàn bà kia thì lên một chiếc xe honda ôm đã được Peter trả tiền tới nhà chị Thu và nhắn chị ấy có người cần gặp ngồi chờ nơi quán nước trước cổng chợ.
-
03-27-2024, 12:14 PM #17
Buổi xế trưa , sau bữa cơm chị Thu đang cho mấy con gà ăn trước sân như thường nhật chợt có tiếng xe honda dừng trước cửa.
Khi nghe nói có ông tóc vàng mắt xanh cần gặp một người tên Thu .
Trước sống ở Sài Gòn và cở bằng độ tuổi của chị vì có chuyện cần , chị hai Thu đã luống cuống tay chân , buông luôn cái thau đựng cơm nguội xuống sân nhà .
Chị không kịp cám ơn người đàn bà tốt bụng mà vội chạy vào lấy cái nón lá và lên tiếng gọi ông chồng mình đang lui cui sau vườn.
Tay chị run rẩy đến nổi không thay nổi cái áo bà ba nên chị mặc nó tròng đôi vào cái áo đang bận
Chị lập cập không giấu được vẻ hồi hộp của mình khi ngồi lên chiếc xe do chồng mình nổ máy chờ sẳn chạy vội ra chợ.
Ở quán cafe mọi người không dấu được ánh mắt tò mò trước hai vị khách ngoại quốc đang ngồi chờ như ngóng trông ai đó.
Xe ngừng trước quán chị Thu bươn bả đi vào , đám đông khẽ nhích ra nhường lối cho chị
. Nãy giờ đi ngoài trời chói nắng nên chị lột vội cái nón lá quẳng vô góc để nhìn cho rõ , Peter cũng vội vã đứng lên .
Không cần phải nói hay hỏi han điều gì chỉ cần nhìn mặt Peter chị Thu đã biết đó chính là em trai của mình bởi Peter giống cha anh ta John Simth thuở xưa như tạc .
Chị Thu khóc ngất nói trong tiếng nấc :
-Em ơi ....Phú ơi ....
Cơn xúc động dâng lên cao độ khiến chị Thu loạng choạng như muốn ngất .
Peter vội đở lấy chị mình dìu chị ngồi xuống ghế anh ta cũng khóc khi nhìn gương mặt của chị Thu với những đường nét của mẹ mình ngày xưa.
Nhoài người tới ôm lấy người chị của mình Peter lắp bắp bằng một thứ tiếng Việt ngọng nghịu :
-Chị ... chị Hai ... Phú nè ...chị chị Hai
Tiếng chị Thu miếu máo ngắt quãng từng chập :
-Mẹ mong chờ mấy em biết bao nhiêu... hu..hu ...mẹ mất rồi em ơi .
Trong khi Jessica vợ của Peter nhẹ đưa cánh tay vỗ vỗ lên lưng chồng mình như sẻ chia dù cô không hiểu chuyện gì đang xảy ra cũng như người đàn bà kia nói gì .
Thì chồng chị hai Thu biết rõ câu chuyện hơn do vợ mình thường kể nên anh cố giấu đi vẻ xúc động bằng cách nói như phân bua:
-Em của vợ tui , chị em ruột ấy thất lạc mấy chục năm rồi không tin tức chi hết.
Nhìn thấy một ông ngoại quốc cao lớn nắm chặt tay một người đàn bà Việt Nam mãnh mai miệng chỉ lắp bắp được vài chữ ''chị ơi..''.
Một số người trong quán hôm ấy khẽ lén lau đi giọt nước mắt vừa ứa ra
Một buổi tối của hai tháng sau .
Nhà chị Thu đèn đuốt mở sáng choang nhiều người đi tới đi lui .Mấy bà chị thì nhỏ to dưới bếp bên cạnh nồi cháo gà và vài món ăn nhẹ .
Họ lo không biết những ông bà người Mỹ ở nhà trên có ăn được những món ăn Việt Nam không và nêm niếm như vậy có vừa khẩu vị của họ chưa .
Vài người trẻ trong xóm ngồi ngoài mấy cái ghế tre trước hiên của nhà chị Thu .Đôi ba ông cụ bà cụ lớn tuổi một chút ngồi trong phòng khách cùng chị hai Thu , Peter , Mary và Ann.
Họ tới mừng cho chị khi nghe được tin chị em trùng phùng sau bao năm và tò mò chờ nghe câu truyện có phần hơi ly kỳ của họ .
Bốn chị em của chị Thu ngồi trên bộ di văng nói chuyện với nhau . Mary còn nói được chút ít tiếng Việt , Peter và thì nhớ được một vài câu xã giao ngọng nghịu .
Riêng Ann thì không nhớ một câu nào , cả ba người họ phải nói qua người phiên dịch đang ngồi trên cái ghế nhỏ cạnh đó
.Chị Hai Thu đưa khăn lên lau nước mắt khi nghe Peter kể sau khi ba chết họ về sống cùng ông bà ở nơi mới .
Đi học Peter hay bị bọn trẻ chọc ghẹo kỳ thị vì là con lai .Khiến cậu ta đánh nhau đến nổi chút nữa thì bị đuổi học.
Chị lại cười khi Mary nói lúc về Mỹ muốn ăn trứng ấp thảo với cháo trắng như ngày xưa mẹ nấu ở Việt Nam nhưng đành chịu vì không biết cái trứng đó tên là gì.
Bao nhiêu năm Mary luôn cảm thấy tủi thân và không vui khi ai đó hỏi về nguồn cội bởi Mary không biết trả lời họ ra sau.
Ra vẻ ái ngại Ann nhìn họ rồi khẽ nói ,qua người thông dịch rằng :
'' Lúc đầu khi nhìn những tấm ảnh cũ ố vàng ngày xưa và nghe anh Peter thông báo tìm được chị và nhắn thu xếp về gặp nhau .
Cô được một vài người khuyên nên cẩn thận để tránh sự nhầm lẩn thậm chí biết đâu chừng đó là sự giả trá , lường gạt .
Vì khi đi cô là người nhỏ tuổi nhất rồi sống ở môi trường không có người Việt nên ký ức về chị trong cô không còn được rõ nét như hai anh chị mình .
Nên cô thật sự có phần dè dặt ,không tin lắm nhưng trên đường về đây khi ghé qua quán ăn tạm ở dọc đường , chị hai Thu đã ngăn cô lại khi cô định ăn một bát súp.
Chị ấy nói rằng súp đó được nấu bằng tôm mà chị biết rõ Ann từ nhỏ đã dị ứng với đồ biển. Rồi chị nhờ người thông dịch hỏi giúp chị vết sẹo trên đùi Ann có biến mất theo thời gian không hay là to hơn .
Ann cố ý hỏi vặn lại vết sẹo gì ?
Chị Hai Thu nói ngày trước Ann từng bị té vào chậu hoa sau vườn nhà nên đùi có một vết thẹo khá dài , chính chị đã băng lại giúp cô .
Ann đưa khăn giấy chậm nước mắt bằng vẻ bối rối , xúc động cô ngỏ lời xin lổi chị mình vì những nghi ngờ trước đó .
Bởi bây giờ cô đã tin chị thật sự là chị Hai của cô ngày xưa.
Ann hứa với chị khi về Mỹ sẽ cố gắng học thêm ít tiếng Việt để có thể trực tiếp nói chuyện với chị mà không cần phiên dịch .'
'Sáng hôm sau khi tia nắng bình minh vừa hiện ra ở chân trời , gió dìu dịu mùi sương sớm .
Trước ngôi mộ của dì Ba Thơm nơi phần đất hương hỏa giữa đồng .Bốn mái đầu rấm rức khóc và cuối lặng thật lâu .
Trong mùi hương trầm và những bó hoa thơm lan tỏa lãng bãng , tiếng chị hai Thu nghèn nghẹn khấn :
-Má ...con dẩn mấy em đến thăm má .Xin má linh thiêng phù hộ độ trị cho chị em con và xin má an lòng yên nghĩ.
Một ngày cuối chiều ở sân bay , khi tiếng loa thông báo nhắc nhở tên ba vị khách còn lại của chuyến bay về Mỹ nhanh chóng ra cửa khởi hành
Vòng tay của chị em họ lại vội vã ôm lấy nhau giữa khóc - cười họ hứa sẽ quay lại sớm vào một ngày nào đó cùng gia đình của mình .
Mary vội nói cùng chị bằng cái âm chưa chuẩn và quơ tay như minh họa cho lời nói:
-Em biết Việt Nam gọi ngày chết là đám giỗ rồi .
Đám giỗ má vào mùng 9 sau tết Việt Nam. Tụi em sẽ về vào ngày đó hằng năm .
Chị Hai yên tâm giữ sức khoẻ .
Mắt chị Hai Thu vẩn còn đỏ và đầy nước nhưng miệng chị cười tươi .Chị đưa cánh tay lên lưu luyến vẩy theo dáng những đứa em của mình đang khuất dần sau cánh cửa kiếng .
Có một dịp tình cờ nào đó sau tết âm lịch trong cái không khí hãy còn Xuân .
Bạn chợt ngang qua một thị trấn nhỏ xinh đẹp thuộc một tỉnh miền Tây đồng bằng sông Cửu Long .
Đi tới cái xóm nhỏ mà địa danh ngày xưa gọi là Xẻo Bần vô tình bạn nhìn thấy một nhóm người trên đường làng hay trong cái quán Phở ở chợ .
Nhóm người đó trung niên có , trẻ có , tây ta lẩn lộn .
Đôi khi cô gái trẻ tóc vàng mắt xanh cao lớn đang cố trọ trẹ học câu tiếng việt từ một cô Việt Nam cũng còn khá trẻ .
Rồi cũng có lắm lúc cô gái Việt Nam nói những câu Anh Ngữ để giải thích sự việc gì đó cho cô gái kia .
Thỉnh thoảng hai người trung niên lại nói tiếng Việt bằng một âm điệu chưa chuẩn lắm làm bà chị của họ bật cười.
Bạn đừng lấy làm ngạc nhiên bởi đó chính là đại gia đình của chị em họ và con cái thuộc thế hệ kế .
Những người họ khác biệt nhau về ngôn ngữ , chủng tộc , tập quán và ở cách xa nhau nửa qủa địa cầu , hàng chục giờ bay .
Nhưng họ có chung một thứ ,đó chính là dòng máu chảy trong huyết quản của họ có sự hiện diện của cái gọi là" Ruột thịt tình thân ."
Cuối cùng thì tất cả các dòng sông điều trở về biển như một quy luật muôn đời ...
Song Nhi
-
03-27-2024, 12:27 PM #18
Đẻ bọc điều
Nhìn tên người gửi thư, chưa xem hình, tôi mường tượng lại cái dáng dấp gầy gầy, gương mặt bầu bĩnh với đôi mắt tròn xoe của cô bạn thuở còn cặp kè nhau mỗi tối để ra ngoài “phường” tập hát tập múa.
Mở thư, nhìn tấm ảnh, tôi hơi khựng, vẫn mái tóc “bum bê”, vẫn đôi mắt to tròn nhưng thiếu vắng nụ cười hình như luôn ở trên môi người bạn năm xưa.
Bao nhiêu năm trôi rồi nhỉ, lâu, thật lâu lắm rồi tôi mới được nhìn lại hình ảnh của người bạn thuở thiếu thời. Thời gian, hoàn cảnh sống dễ làm thay đổi hình dáng lẫn tính tình của một người.
Hình Hương chụp đứng tựa gốc cây, trông cô đơn, lạc loài, chán nản làm sao ấy.
Cái dáng khoanh tay, không có lấy được nụ cười mỉm chi, mắt buồn tênh, tất cả như cô đang cố ôm giữ chút gì đài các còn lại của mình.
Ngắm nghía tấm ảnh một chốc tôi mới đọc từ từ từng những dòng chữ của Hương.
Tôi đoán không lầm, Hương đang sống cuộc sống tạm bợ ở Sài Gòn, chờ người mới yêu-mới quen thì đúng hơn, làm giấy tờ bảo lãnh qua Pháp.
Hương kể, “H. quen được anh này, dân ở Pháp về làm ăn, hai đứa làm giấy tờ rồi ảnh sẽ bảo lãnh H. qua Pháp sống theo diện vợ chồng”.
Hương đã ly dị hơn mười năm, hai đứa con ở với Hương, còn chồng cũ của Hương chỉ thăm viếng theo luật của toà chỉ thị.
Tôi không ngờ cuộc sống lứa đôi của Hương buồn đến vậy, chia tay sớm như vậy Hương rất thân với tôi trong một khoảng thời gian ngắn, khi hai đứa cùng bị bắt đi múa hát sau năm 1975
theo chương trình “thiếu nhi quàng khăn đỏ” mắc dịch của phường khóm đưa ra, bắt những đứa con nít ở tuổi 10-14 như chúng tôi phải múa hát cho thật hay để đi thi với phường, quận khác.
Tôi trốn chui trốn nhủi nhưng vẫn bị lôi ra phường tập múa mỗi tối sau giờ cơm chiều hết hơn năm trời.
Riêng Hương, lúc đó là một “cục vàng” của phường vì giọng ca của Hương có triễn vọng đem tiếng tăm lại cho phường, quận (chẳng biết để làm quái gì).
Hương được đám thanh niên đoàn đảng trong khu phố chúng tôi ở “chăm sóc đặc biệt”; luyện giọng, chọn bài hát cho Hương để đem Hương đi dự thi giải thành phố.
Gia đình của Hương là dân “tư bản”, rất khá giả trong khu phố nên bị để ý đến tài sản và từng hành động.
Ba Mẹ Hương sợ con mình phải khổ, phải bị đưa đi kinh tế mới nên không có cách nào khác hơn là phải chiều chuộng, hối lộ và nghe theo lời của bọn công an luôn chầu chực ra vô nhà của Hương,
hầu cho gia đình được yên thân phần nào và tài sản đừng bị lấy mất hết.
Bọn chúng tôi, ở cùng khu phố, bị tập họp lại chung một nhóm, tối nào cũng gặp nhau nên ngoài việc múa há, còn lại là tha hồ tán dóc và cặp bạn với nhau.
Không những có giọng ca thánh thót hay nhất trong khu phố, Hương còn có gương mặt xinh xắn như con búp bê. Hương đi đâu cũng được người chung quanh ưu đãi chiều chuộng.
Tôi không ngoại lệ, rất thích Hương, chúng tôi hay thủ thỉ với nhau chuyện lớn chuyện nhỏ của nhóm.
Bọn con trai cùng nhóm thích trò chuyện với Hương hơn tôi, chúng hay rủ Hương đi chơi chung như đi ăn chè, chạy xe đạp chung đến chỗ tập múa.
Nhóm chúng tôi đi đâu cũng chỉ có một đứa con trai thủy chung đi phía sau và trò chuyện với tôi là Phiên.
Với người chung quanh được yêu chuộng như thế, trong gia đình Hương cũng được cưng chiều từ bé vì gia đình Hương ai cũng bảo nhờ Hương mà mọi người trong nhà được sung sướng lây.
Tôi nghe kể trước khi Hương ra đời, gia đình Hương rất nghèo khó, Ba Mẹ Hương đã có bốn người con trong căn nhà nhỏ ở tận cùng ngõ hẽm của xóm.
Khi Hương được sanh ra, Hương đã đem đến sự thay đổi tốt lành cho Ba Mẹ Hương. Cô bạn tôi khi chào đời đã nằm gọn lỏn trong cái bọc chưa vỡ mà các bà mụ, bác sĩ bảo là “bọc điều”.
Không biết có đúng theo lời của Ông Bà xưa để lại không, chỉ biết rằng Hương vừa sanh ra là một tuần sau đó Ba Mẹ của Hương trúng số lô độc đắc.
Tôi không biết số tiền trúng là bao nhiêu, nhưng đã đủ để Ba Mẹ Hương xây căn nhà bốn tầng lầu khang trang, mua xe hơi, vòng vàng, mở tiệm buôn bán,
còn lại để dành trong nhà băng và các anh chị em của Hương được ăn sung mặc sướng bao nhiêu năm kể cả sau khi Sài Gòn bị thất thủ và đại đa số dân Sài Gòn lâm vào cảnh thiếu ăn.
Hương càng lúc càng được đám thanh niên cầm đầu trong đoàn-đảng kéo theo nhịp điệu thi đua ca hát đang ồ ạt phát ra thời đó, năm 75-77.
Cứ thế, cái số “đẻ bọc điều” của Hương vẫn theo Hương đều đều.
Được gia đình cưng chiều, được bạn bè yêu thương; thời cuộc mới thay đổi sớm chiều, còn bé tí mà Hương đã có “địa vị” trong khu phố với giọng ca trời phú.
Cuộc sống của Hương trong những ngày tháng mà tôi cho là “đói khổ” của tôi, lại là cuộc sống vàng son.
Hương chưa biết ăn độn, Hương chưa có một chiếc áo cái quần nào vá vai, vá tay, vá lai, vá đùi như quần áo của tôi.
Những ngày tháng trẻ thơ của Hương cũng phai phôi dần, xa bọn chúng tôi dần sau hơn một năm hát hò trong khu phố nhỏ.
Hương trở thành “ca sĩ” và trở thành thiếu nữ tập tễnh trong tình yêu sau khi đoạt giải nhì giọng ca “thiếu nhi thành phố”.
Đúng lý ra Hương đã bị tuột xuống hạng ba nhưng cô bé có triễn vọng hơn Hương xui xẻo, bị đau ngay hôm thi hát, thế là lần nữa dầu hên nhưng mọi người vẫn vui vẻ hãnh diện lãnh giải
và loáng thoáng đâu đó cái câu “đúng là số đẻ bọc điều” lại vang lên.
Tôi ít gặp Hương, thỉnh thoảng chỉ thấy bạn mình phóng xe gắn máy cùng một người thanh niên lạ mặt.
Tôi đã tròn mắt không tin khi nghe đồn “Hương thay bồ như thay áo” khi Hương mới mười lăm tuổi.
Những sự đồn đãi không tốt đó không những làm cho Hương bị “mất giá trị” trước đám thanh niên cùng khu phố, trái lại, họ càng theo đuổi Hương hơn bao giờ hết.
Cho đến một ngày, khi Hương được mười sáu tuổi, một thanh niên dáng vẻ rất đẹp trai-con nhà giàu (học giỏi hay không tôi không rõ), được Hương rất hãnh diện cho chở về nhà,
về khu phố của chúng tôi và giới thiệu đó là người yêu của Hương.
Người yêu của Hương đúng như cái dáng vẻ, khi có dịp gặp nhau, tôi nghe Hương kể gia đình anh chàng rất giàu có, con trai một, học chung lớp với Hương nhưng lớn hơn Hương một tuổi và yêu Hương “kinh khủng”.
Còn gì hơn nữa, cuộc sống của Hương như luôn có vải lụa điều lót từng bước chân nàng đi.
Từ bé cho đến lớn, Hương chưa từng trải qua một điều gì phải phật ý; đến cái tuổi biết yêu lại yêu và được yêu bởi một người con trai (trong mắt đa số bọn con gái cùng tuổi thời đó mong ước) giàu có đẹp trai, hoạt bát vui vẻ.
Hai bên gia đình thật xứng với câu “môn đăng hộ đối”, đẹp đôi. Và cuộc đời cứ thế mà trôi êm ả cho Hương.
Những ngày Hương bận rộn với người yêu, tôi cũng bắt đầu biết mơ mộng, biết nhịp đập của trái tim mình đã khác lạ khi “người ta” tỏ lời xa xôi, tôi lại bận rộn với những chuyến vượt biên nên hầu như không liên lạc với Hương nữa.
Hương lập gia đình ngay sau khi xong trung học.
Đám cưới của Hương tôi cũng không được mời vì Hương tưởng tôi đã rời khỏi Sài Gòn.
Tôi chỉ biết hai vợ chồng Hương sau đó sống trong căn nhà khang trang do Cha Mẹ chồng Hương tậu riêng cho hai người, cuộc sống lứa đôi của Hương rất hạnh phúc,
theo lời kể của người bạn cùng nhóm ngày xưa, kèm theo câu cố hữu “Hương sướng thật, đúng là số đẻ bọc điều”.
Ngày tôi rời khỏi VN, Hương cũng không hay, chúng tôi mất liên lạc mãi cho đến cách đây hơn một năm tôi ngạc nhiên khi thấy trong hộp điện thư của mình có email của Hương.
Tôi vẫn tưởng Hương còn sống trong nhung lụa, còn hưởng hạnh phúc bên chồng con, nhưng không, thực tế hoàn toàn khác với sự suy nghĩ của tôi.
Cái “bọc điều” của Hương đã bị xé rách mất vài miếng. Hương đã ly dị thật lâu vì cả hai không còn thấy thích hợp với nhau trong cuộc sống nữa. Hương viết,
“có lẽ Hương và Tùng lấy nhau lúc còn quá trẻ, cuộc sống thay đổi, con người thay đổi, Hương không chịu được tánh trẻ con của Tùng khi cần Tùng giữ một số trách nhiệm cho gia đình”.
Hương kể và Phiên cũng viết thư cùng lúc kể (cả hai tìm cách liên lạc với tôi cả bao năm trời), Hương và Tùng đều “bung” ra khỏi mái ấm đi tìm người yêu mới.
Tùng càng lúc càng bê tha trong công việc mà Phiên bảo tôi “phần lớn là do xã hội hiện tại”.
Mỗi lần công ty có mối làm ăn, phải đi họp hành với các “mối” là phải vào quán nhậu sang trọng, và không những chỉ có thức ăn thức uống hảo hạng đãi khách hàng ,
mà còn có những cô gái “chân dài” trẻ măng xinh xắn phục vụ “tận tình” nơi phòng riêng sau đó.
Dần dà Tùng theo thói quen, cùng khách hàng bàn chuyện làm ăn theo kiểu đó và vắng mặt không về nhà cho đến sáng hôm sau một cách thường xuyên hơn.
Kết qủa, Hương và Tùng chia tay. Hương phải bán căn nhà chia tài sản vì Tùng không làm ra tiền và Hương từ lúc lấy chồng chưa hề phải đi làm.
Ba Mẹ của Hương cũng không tài nào giúp được con vì cạn sạch tiền cho hối lộ, cho những buôn bán lỗ lả và thêm vào là một ông qúy tử nghiện ngập đã ngốn hết số vốn còn lại.
Nghe đâu Ba Mẹ Hương đã phải bán căn nhà để trả nợ cho ông ấy.
Tôi đọc thư Hương, đọc thư Phiên mà buồn buồn. Hương không kể tôi nghe rằng Hương hiện tại cuối tuần nào cũng vào bar, vào vũ trường
tìm vui đã nhiều năm, trong dịp đó cô bạn tôi đã gặp anh chàng nào lạ hoắc nay sắp sống chung với Hương bên Pháp danh nghĩa chính thức là vợ chồng. Phiên kể tôi nghe, “nhìn Hương lao mình vào cuộc sống tạm bợ mà tội nghiệp.
Phiên biết chắc Hương không yêu ông ta nhưng Hương muốn có cuộc sống sung sướng như xưa, có ai mà muốn ở lại VN nhất là cuộc sống của họ càng lúc càng xuống dốc.”
Phiên còn kể khi Hương bắt đầu bước chân đi làm, với nhan sắc của Hương, Hương đã được vài người đàn ông có chút quyền thế trong xã hội VN sau này đưa đón nhưng chỉ lợi dụng tình cảm và xác thân của nàng.
Hương bị đẩy ra khỏi cái lồng son, bị đẩy ra khỏi cái bọc điều, chới với giữa dòng đời, không biết xoay trở làm sao ngoài dựa dẫm vào những người đàn ông mà nàng tưởng là yêu thương nàng hết mực.
Tội nghiệp cho Hương.
Tôi không biết cái bọc điều của Hương không còn “linh nghiệm, hay vì sống dưới chế độ Cộng sản, sống trong xã hội đầy lọc lừa, buông thả hiện tại, bọc điều nào rồi cũng bị rách bươm như cái giẻ rách?
Qua thư Phiên, tôi được biết cô bạn nhỏ một thuở như con chim vành khuyên trong lồng son nay buồn như lá mùa thu vì trải qua những muộn phiền bị lừa đảo,
Hương sống buông thả, tập tành uống rượu bia có khi say khướt mỗi cuối tuần.
Một Hương líu lo rạng rỡ nay ngồi nơi vũ trường thường xuyên đến thâu đêm và ngày ngồi chờ người chồng mới bảo lãnh qua Pháp với hy vọng cuộc sống bình yên hơn, vui vẻ hơn và sung sướng hơn.
Tôi cũng hy vọng, cũng chúc phúc cho Hương được người chồng mới yêu thương nàng hơn, lo cho nàng đầy đủ hơn; chỉ là không biết tương lai của hai đứa con nàng sẽ ra sao,
Chúng đã hơn mười tám tuổi, không hiểu rồi Hương có đem con theo được với nàng trong cuộc sống mới hay lại Mẹ một nơi con một nẻo.
Không biết cái số “đẻ bọc điều” của Hương rồi sẽ ra sao, mong cái bọc điều của Hương được vá lại, bọc nàng lại trong êm ấm, hạnh phúc cho đến hết cuộc đời còn lại của nàng.
PTL
-
03-28-2024, 11:48 AM #19
Từ chén cơm thừa
Trúng tuyển trường Cao Đẳng Viễn Thông Quốc Gia, tôi lần đầu vào Sài Gòn trọ học, khó khăn lắm ba mẹ tôi mới cho tôi đủ số tiền tối thiểu để ăn uống hàng ngày, học xong buổi sáng,
là tôi tìm ngay quán cơm dọc đường kêu diã cơm,cơm dọc đuờng là những quán, cắm chiếc dù lớn ngay viả hè, chiếm lòng lề đường, bán xong , buổi tối thu lại.
Vì thế phải nói là giá bình dân mà ăn cũng được, cũng chỉ gọi là tạm no, vì sức đang lớn, chứ thật ra là phải 2 diã mới đủ,
Buổi trưa đó, khi tôi mới ăn, một cô gái đi chiếc Honda leo lề chạy thẳng vào quán cơm gần chỗ chủ quán làm như có bà con gì đó ,thay vì đậu dưới lòng đường như bao nguời khác,
cô tháo găng tay, cởi mũ và kiếng bỏ vào giỏ rồi treo lên tay xe, cô đi vào nói nhỏ với bà chủ quán điều gì , rồi đi tìm chỗ ngồi.
Quán lúc này đông nghẹt, các bàn đều có 4 người nên cô chỉ có thể chọn ngồi cùng bàn với tôi hay bàn gần đó cũng có 1 người,
quán lề đường người xa lạ ăn chung là chuyện thường vì chật và ít bàn, không như các quán lớn hay cửa hàng.
Cô nhìn 1 chút rồi tiến tới bàn tôi, có lẽ cô thấy vẻ mặt của tôi ...hiền lành tuy ăn mặc hơi lam lũ, cô vén chiếc áo dài rồi thản nhiên ngồi xuống ghế, chờ đợi quán đem cơm ra,
lúc này tôi mới để ý, thật là ....may cho tôi, cô quá đẹp !!
Tôi không thể tả cô như những nhà văn khác, khuôn mặt trái xoan, mắt bồ câu to tròn, mái tóc chấm lưng
...Vì tả như vậy chính tôi cũng không hình dung ra người đẹp như thế nào ,mà chỉ có thể nói là tới lúc đó tôi chưa từng thấy ai đẹp như cô.
Diã cơm được cô bé giúp việc quán mang ra, diã cơm thịt kho hột vịt nóng hổi còn bốc khói.
Cô chậm rãi ăn, nhưng chưa tới nửa diã thì ngưng rồi kêu 1 chai xá xị, cô ăn rất gọn, trái hột vịt và vài miếng thịt còn nguyên cũng như cơm,
hầu như chưa đụng tới, không như những người khác thường trộn diã cơm rồi mới ăn, xong cô đứng dậy đi về phiá chủ quán trả tiền.
Khi tôi thấy chiếc lưng cô vừa quay đi, chiếc áo dài xanh tha thướt nổi bật giữa trời nắng.
Lúc đó tôi đang tính kêu thêm chén cơm, vì với tuổi sinh viên như tôi lúc ấy, diã cơm thường không đủ no.
Trong 1/10 giây suy nghĩ, tôi vốn nghĩ nhanh nên đôi lúc cũng sai lầm, tôi thấy tội gì mà không "sang" nửa diã cơm gọn ghẽ còn lại của cô qua diã cơm heo xào dưa cải đã gần hết của tôi.
-Thứ nhất là tôi đâu có ăn xin,- thứ hai mấy người ngồi chung quanh tôi lúc này toàn là nam sinh viên, nghèo khổ như tôi mới ăn cơm bụi, có nhìn thấy chẳng nhằm nhò gì
- thứ ba là tôi tiết kiệm được 10 đồng cho chén cơm thêm...
thường khi khách ăn không hết , quán đổ vào 1 cái thùng để cho heo,
Bất quá tôi chỉ bớt của con heo hơn 1 chén cơm.
Với lại nhìn cô là tôi đã có …cảm tình, nên đuợc ăn thừa của cô cũng chấp nhận. Thế là khi cô đang trả tiền, tôi thản nhiên cầm diã cơm của cô gạt qua diã tôi.
Đúng lúc những hạt cơm cuối cùng từ diã của cô sang diã tôi, cô chợt quay lại.
Nếu tôi là đứa bé ăn xin mà làm động tác đó là bình thường, nhưng rõ ràng ăn mặc đeo mắt kính như tôi là sinh viên,
...Quán không lớn, khoảng cách không xa lắm, đủ để tôi thấy khuôn mặt cô đỏ bừng lên rồi vội quay đi với đôi mắt cũng đỏ hoe .. ngấn lệ
Y như người đang ăn trộm bị bắt quả tang, tôi hết sức lúng túng, chỉ muốn độn thổ,nhưng làm sao bấy giờ chả lẽ đổ lại, thế nên tôi cứ cúi đầu gượng gạo ăn hết diã cơm.
Ăn xong tôi kêu tính tiền,bà chủ quán bước gần đến tôi và nói:
- Có người trả tiền cho cậu rồi, nó là cháu ruột tôi đó.
- Tôi toan hỏi ai vậy, nhưng rồi chỉ cảm ơn bà chủ quán và bước ra.
Đạp xe trở lại trường để ngủ, tôi như người mất hồn, chưa bao giờ tôi lại cảm thấy xấu hổ như vậy, nỗi ân hận ăn chén cơm thừa cứ dằn vặt tôi suốt buổi trưa ấy .
Tôi không vào lớp ngủ như những trưa khác, mà thẫn thờ dựng xe trước cái bốt nhỏ làm bằng gỗ dựng ngay trước cổng trường, bốt này dành cho bác lao công ngồi gác,
buổi trưa nên bác đã về cái quán nhỏ sau trường cũng là nhà bác để ăn cơm.
Tôi vào ngồi trong đó, đưa đôi mắt ...buồn rượi nhìn không định hướng, trường Viễn Thông Bưu chính nằm ngay ngã ba đường Phan đình Phùng và cuối Phạm đăng Hưng ,
xe cộ chỉ lưu thông một chiều, ngay góc đường là nhà thờ Đa kao.
Lúc này có lẽ điều mà tôi mong ước nhất là đừng gặi lại cô gái lúc nãy, xấu hổ tủi thân đến dường nào.
Bỗng mắt tôi hoa lên ( không phải vì đói như buổi sáng gần tan học) vì từ xa đường PĐH, chiếc xe Honda đang từ từ chạy tới, trên xe là cô gái mặc áo dài xanh.
Tôi lúc đó không biết làm gì cứ ngồi như pho tượng, cô tiến vào trường, tất nhiên là phải đi qua bốt gác, tiếng máy xe nổ nhe nhẹ,cô dừng xe lại rồi hơi nhoẻn miệng cười, hồn viá tôi như lên mây..cô hỏi tôi:
-ủa , bạn học ở trường này hay sao mà ngồi đây.
- tôi mới học năm đầu Viễn Thông
Ngưng lại một chút tôi nói như phân trần và cảm ơn người đã trả tiền cơm.
-Lúc nãy ở quán cơm ...
Ngay lập tức cô ngắt lời;
- Nhắc chuyện ấy làm gì, bỏ đi.
Tôi cảm thấy gánh nặng nhẹ bớt vì cô gái không nhìn tôi dưới con mắt khinh dễ mà ngược lại có vẻ thông cảm và 1 chút thiện cảm
Tôi nghĩ cô cũng học trường này nên hỏi:
- Bạn cũng học trường này và đang vào lớp ngủ trưa ?
Uh, Nhiên ( cô gái xưng tên với tôi ) học năm thứ 2 Bưu Chính, mọi khi về nhà, nhưng hôm nay có chút chuyện tính ghé con nhỏ bạn, chắc giờ nó đang ở trong lớp.
Không nghe rõ tên nên tôi hỏi :
-Bạn tên Duyên ?
-không, Nhiên, Nguyễn thị Tự Nhiên nghiã là không khách sáo.
Học năm thứ 2 nghiã là hơn tôi 2 tuổi, Thấy cô cởi mở , tôi quên mất chuyện chén cơm thừa, tôi nói:
- Mình tên Hòa, ...Đào Nam Hoà, thôi bạn vào đi.
Lại nhoẻn miệng cười cô gái nhìn tôi rồi nói:
- Hoà ngồi chơi, Nhiên đi nhen.
Cô đi rồi, tôi dắt xe vào, thay vì mọi khi để xe dãy cho SV Viễn Thông như mọi khi thì tôi lại chạy qua dãy dành cho Bưu Chính,
tôi quan sát thấy chiếc xe Honda của cô gái khi nãy và vài chiếc xe khác của những sinh viên ăn cơm xong vào lớp ngủ, chờ học giờ chiều, tôi dựng xe rồi ngồi 1 ghế đá gần đấy, dưới hàng cây cổ thụ to cao rợp mát .
Tôi đang ngồi suy nghĩ, bỗng lại giật mình, khi từ dãy lớp Nhiên xuất hiện đi về phiá dãy xe
.Tôi đoán là Nhiên đã gặp bạn xong và ra về,.
Thấy tôi ngồi, Nhiên thản nhiên bước lại,ngồi không xa cũng không gần, vén tà áo dài, để chiếc cắp lên đùi, im lặng 1 lúc , không ai nói lời nào.
Tôi mở lời hỏi 1 câu mà đã biết câu trả lời:
- Nhiên gặp bạn chưa
- Rồi, sao Hoà không vào lớp ngủ đi
- Tự nhiên hôm nay thấy khó ngủ, mà thường ngày Hoà cũng ít ngủ trưa, thường là đọc sách.
Thấy tôi có cuốn sách cuả Jean Paul Satre để gần chỗ ngồi, Nhiên hỏi:
- Hoà cũng đọc sách Jean Paul Satre?
"Cũng" đọc nghiã là Nhiên đã đọc, tôi nói
- Thấy ngưòi ta nói về thuyệt hiện sinh nên mượn thằng bạn đọc để khi cần có cái nói chuyện,
Nhiên cười:
-Hoà có lối nói chuyện nghe ngồ ngộ.
Tôi không hiểu ý Nhiên nên nói:
- Hoà mượn thật mà, chứ đâu có tiền mua.
Nhiên lại gạt ngang:
- Đừng nói tiền bạc, không cần phải nói chuyện ấy, khi nào cần, Hoà có thể mượn sách, nhà Nhiên cũng có khá nhiều.
Tôi hỏi:
- Nhiên thích đọc loại sách nào.
- Nhiều loại, kiểu đọc để có cái nói chuyện khi cần giống Hoà ấy mà.
Rồi Nhiên lại khẽ cười, thấy Nhiên khôi hài và cởi mở, câu chuyện tự dưng mỗi lúc sôi nổi hơn như thể là chúng tôi quen nhau từ lâu lắm rồi
Nhiên hỏi tôi:
- Cuốn sách nào mà Hoà thích nhất?
- Notre Dame de Paris.
- Còn bản nhạc?
- Như "cánh vạc bay" và "hẹn hò"
- Chắc Hoà biết câu: hãy cho tôi biết bạn thích cuốn sách nào tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là người như thế nào?
- Biết, vậy theo Nhiên , Hoà là người như thế nào
- Lãng mạn, quá lãng mạn
còn Nhiên thích cuốn nào và bản nhạc nào?
- Sách thì thích cuốn Les Miserables và Mùa thu lá bay, còn nhạc thì thích bài "Cành hoa trắng" và "Người đi qua đời tôi"
- Tại sao Nhiên lại thích bài Người đi qua đời tôi?
- Chắc Hoà biết câu mở đầu, Người đi qua đời tôi trong những chiều đông buồn, nhưng mà Nhiên cảm thấy bài đó lúc nào cũng buồn ngay cả khi hát trong những ngày hạ gắt nắng.
-
03-28-2024, 11:57 AM #20
Ngưng 1 chút Nhiên tiếp:
- Vậy theo Hoà, Nhiên thuộc loại người nào?
- Lãng mạn và đầy thương cảm.
Tôi nghĩ ngay đến sự bất công, chả lẽ Thượng đế hay Đấng nào đó lại dành cho một số người quá ưu đãi, khi nhìn lại tôi, chiếc áo vải thô đã cũ, chiếc quần cũng sờn, trên tay chỉ vài cuốn sách.
Tôi liên tưởng tôi đang là Quasimodo lão gù nhà thờ Đức bà và Nhiên là nàng kỹ nữ tuyệt đẹp Esmeralda trong Notre Dame de Paris.
Nhiên cắt ngang ý nghĩ của tôi và tôi có cảm tưởng Nhiên đang đi đôi ...sandal trong bụng tôi.
- Hoà đang so sánh đó huh.
Tôi chối:
- Không, chỉ hơi buồn thôi.
- Nãy giờ Nhiên có làm gì đâu mà Hoà buồn.
Thật ra tôi buồn là thật, vì giữa tôi và Nhiên có sự cách biệt như vậy thì làm gì có những buổi gặp nhau để nói chuyện nữa
Tôi hỏi:
- Nhiên có buồn không khi mất cái gì đó mà mình thích.
- dĩ nhiên là buồn, mà Nhiên đâu có làm mất của Hoà cái gì đâu,
Tôi lại thật thà:
- Không mất gì cả, mà Hoà có cảm tưởng như không còn được nói chuyện với Nhiên nữa...
Tôi lặng thinh không nói nữa, Nhiên cũng im lặng, đầu hơi cúi xuống, nụ cười nãy giờ đã tắt, tôi thấy chút buồn trên khuôn mặt thiên thần của Nhiên.
Tôi có cảm tưởng thời gian trôi qua sao mà nhanh đến thế, sắp đến giờ học chiều,sân trường đã đầy SV, dãy xe 2 bên VT và BC đã gần đầy,
một số thằng bạn nhìn tôi và Nhiên ngồi nói chuyện tỏ vẻ ngạc nhiên, không hiểu sao mà tôi có thể quen với Nhiên được.
Nhiên đứng dậy:
- Thôi đến giờ học rồi, Nhiên vào lớp học luôn chứ về nhà không kịp nữa.
Có lẽ mải nói chuyện với tôi mà Nhiên quên cả về nhà nghỉ trưa, kể ra thì tôi cũng có chút đỉnh ...diễm phúc.
Tôi cũng đứng dậy khẽ nói:
- Hoà cũng vào lớp, thôi đi nha.
Ngày hôm sau tôi không ngồi ghế đá nữa mà vô lớp ngủ trưa như thường lệ, không ngủ được, tôi lấy sách ra đọc mà sao hàng chữ cứ nhảy muá lung tung.
Nhà trường có hai dãy là Viễn Thông (chung với Điện thoại) và Bưu Chính. Ở giữa là văn phòng nhà trường, thường học ngành nào đậu xe bên đó cho gần
Bốn ngày sau liên tiếp ngày nào tôi cũng đậu xe bên VT rồi tản bộ ra ngồi ghế đá bên Bưu Chính, buổi trưa lác đác dăm sinh viên qua lại,
mà chả thấy Nhiên đâu, tôi có làm gì đâu mà phải chờ Nhiên, mà sao bụng như nao nao,
Thật ra là muốn kiếm Nhiên không có gì là khó, hai dãy lớp chỉ cách nhau mấy chục thước, tôi chỉ cần lê qua văn phòng chung của trường là tới dãy lớp Bưu Chính, canh gần giờ vào học,
lảng vảng gần lớp thế nào chả gặp, nhưng sao tôi không đủ can đảm làm việc quá dễ đó, hoặc canh giờ tan học đứng ở cổng trường chặn đầu thì hết …xảy.
Người ta theo tò tò còn được, tôi không làm nổi việc đó, vì mặc cảm tự ty hay sao?
Sao 2 dãy lớp giữa tôi và Nhiên gần như có gì vô hình cách ngăn, không cho tôi vào.
Đối với tôi, ngồi ghế đá đã là dũng cảm lắm rồi và không làm gì cả, gần như chỉ còn chờ sung rụng…và gần như ngồi theo ..vô thức.
Đúng một tuần sau, kể từ ngày …ăn chén cơm thừa, tôi lại ra ghế đá dãy lớp Bưu chính ngồi ngắm những cụm mây trắng lững lờ trên bầu trời cao, 15 phút đã trôi qua nhanh chóng,
còn hơn nửa giờ nữa là đến giờ học,bỗng tôi giật mình.
Nhiên đang đậu xe, thấy tôi ngồi, Nhiên tiến lại, ngồi xuống như tuần trước, không gần cũng không xa, Nhiên nhoẻn miệng cười rồi hỏi:
- Hoà đang làm gì đấy?
Tôi không trả lời mà hỏi lại:
- Sao hôm nay Nhiên đi học sớm vậy?
- Ở nhà Nhiên cũng không ngủ, nên ...tự nhiên hôm nay đi sớm một chút
- Tự nhiên Nhiên đi sớm một chút?
Cả hai cùng cười khi tôi nhắc điệp ngữ nhiên.
Im lặng một chút, tôi thu hết can đảm, nói:
- Hoà cảm thấy thích, ước gì được nói chuyện với Nhiên như thế này.
Nhiên trả lời làm như vừa giỡn vừa bày tỏ trên nỗi niềm của 2 kẻ mới …hơi nhớ nhau:
- Nói chuyện mà cũng ước!
Thế bao lâu Hoà muốn nói với Nhiên, hàng ngày, hàng tuần hay mỗi tháng một lần.
- Lấy trung bình là hàng tuần đi …
Chúng tôi lại lan man hết chuyện này tới chuyện khác chẳng mấy chốc tiếng chuông báo hiệu giờ học lại vang lên
Nửa tiếng nói chuyện thật là …biểu kiến, cảm chừng chỉ có mấy phút.
Rồi ước mơ của tôi thành sự thật, mỗi tuần Nhiên đều vào trường sớm hơn và chúng tôi đều có buổi ngồi nói chuyện như vậy,
những câu chuyện lắm khi sôi nổi về bất cứ đề tài nào,kiến thức của Nhiên làm tôi kinh ngạc, có thể chúng tôi nói với nhau cả năm vẫn còn đề tài để nói.
Nhiên quá đầy đủ về vật chất và quá dư mặt tinh thần, tuy vậy chẳng bao giờ chúng tôi hỏi chuyện về đời sống hay gia đình, tôi chẳng biết Nhiên có bao nhiêu anh em,
ba mẹ làm gì và Nhiên cũng chẳng bao giờ hỏi tôi những chuyện ấy.
Ơi không hiểu sao có người con gái nào trên đời này lại có thể kết bạn với người đã dám ăn thừa diã cơm của mình.
Một trưa tôi hỏi Nhiên:
- Ngồi nói chuyện như vầy Nhiên không "sợ" sao?
- Sợ ? mà sợ cái gì? tình bạn trong sáng thì có gì mà sợ.
- Dư luận , Nhiên cũng không sợ?
- Hơi đâu mà sợ dư luận, Nhiên chỉ sống thật với chính mình. Nhiên coi Hoà như một người bạn trong sáng.
Tôi suýt phì cười, nói:
- Vậy mấy bạn khác của Nhiên không trong sáng à.
- Nhiên có cả đống bạn gái cũng như trai, bạn gái thì không nói chứ bạn trai thì chán lắm...
- Sao mà chán?
- Có ông mới gặp có chút xíu đã rủ đi ăn kem, ra công viên, có ông ra vẻ ta đây giàu có, có ông ...
Tôi cắt ngang:
- Nhiên khó quá, ai có phước lắm mới gặp được Nhiên.
Rồi tự nhiên tôi đổi đề tài:
- Hồi nhỏ Hoà mê nhạc ghê lắm, thường học khuya xong, radio có chương trình nhạc hoà tấu và giao hưởng.
Hoà hay nghe nhất là những bài đàn piano cổ điển thuộc trường phái lãng mạn như Chopin, Tchaikovsky, …
- Nhiên cũng thích nhạc cổ điển, bữa nào đến nhà Nhiên đánh cho nghe
Tôi tưởng như tai mình nghe lầm, nên nói cho qua:
-uh, bữa nào cũng được
Nhiên bất chợt hỏi tôi nửa đùa nửa thật:
- Hoà không sợ đến nhà Nhiên sao?
- Tình bạn trong sáng làm gì mà phải sợ
Nhiên nói như thử tôi:
- Nhưng mà ba mẹ Nhiên khó lắm
- Đến nhà nghe đàn với tình bạn trong sáng, Hoà đâu có làm gì mà phải sợ ba mẹ Nhiên
- Nói vậy thôi, ba Nhiên đi làm xa, tuần về một lần, còn mẹ Nhiên làm công chức.
Lần đầu tiên Nhiên nói về gia đình mình, rồi hỏi tôi:
- Còn Hoà?
Còn Hoà?
- Ba Hoà làm lính, mẹ buôn bán ngoài chợ, nhà ở BH, xuống SGon nhờ Ba Hoà quen, xin cho Hoà ở trọ cùng một số lính trong một nhà mà trước để Quân Đội xử dụng, nay để không
Chúng tôi lại tạm ngưng câu chuyện vì chuông đã reo đến giờ học,
Ngày tháng trôi qua …trung bình, nghĩa là không nhanh không chậm, chỉ vừa đủ cho hai chúng tôi mỗi tuần gặp nhau nói chuyện một lần, thế thôi, cũng chẳng toan tính gì vì nào ai biết trước ngày mai ra sao?
Rồi việc phải tới, một ngày đầu tuần thứ 2 của tháng 4, tình hình trong nước đã có nhiều biến động, nhưng chúng tôi vẫn đi học bình thường vì nhà trường không thông báo gì,.
Sáng hôm ấy, đang giờ học, khoảng 9 giờ, đột nhiên tiếng bom nổ thật gần trường chúng tôi,.
Sau đó là vài loạt súng, chả ai biết chuyện gì, về sau biết là một phi cơ F5 đã thả bom xuống Dinh Độc Lập, từ dinh Độc lập chỉ cách trường khoảng hơn 500 m đường chim bay,
mọi ngưòi chạy ra sân, tôi gặp Nhiên, hai đứa đứng sát nhìn nhau không nói.
Nhưng lòng tôi thấy vui vì mấy khi gặp bất ngờ, dường như có một chút nhung nhớ đã xâm chiếm trong lòng nên gặp nhau dù vài ba phút cũng thấy ...mừng.
Similar Threads
-
Truyện ngắn Nhật Bản
By Thùy Linh in forum TruyệnReplies: 1Last Post: 06-03-2023, 09:22 AM -
Điệu Nam Ai- Truyện ngắn - Ngô Ái Loan
By MưaPhốNúi_ in forum TruyệnReplies: 2Last Post: 08-18-2020, 09:41 PM -
Truyện ngắn Mặc Bích
By Frank in forum TruyệnReplies: 10Last Post: 05-31-2014, 01:08 PM -
Những kẻ lạ - Truyện ngắn Mặc Bích
By Frank in forum TruyệnReplies: 0Last Post: 08-10-2013, 02:44 PM -
Truyện ngắn của Mưa PN
By Mưa PN in forum TruyệnReplies: 16Last Post: 11-02-2012, 10:30 PM