Results 1 to 10 of 11
Thread: Hải ngoại phiếm phù
-
04-04-2024, 08:29 PM #1
Hải ngoại phiếm phù
"Chiên mục".... "Việt Nam mới có" đã có rồi.
Giờ thêm "Xào mục" .... "Hải ngoại phiếm phù" nữa nhé.
Bôi thuốc trĩ từ Việt Nam gửi sang, bà California chết vì ngộ độc chì
SACRAMENTO, California (NV) – Một phụ nữ ở Sacramento, California, bị ngộ độc chì “nghiêm trọng” và qua đời hồi Tháng Ba sau khi dùng thuốc bôi trĩ từ Việt Nam gửi sang, giới chức y tế loan báo, theo đài Fox 40 hôm Thứ Ba, 2 Tháng Tư.
Thuốc này tên Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu, giới chức y tế cho hay. Hình ảnh được giới chức công bố cho thấy thuốc này màu xanh đậm, đựng trong hộp nhỏ dán nhãn màu xanh lá cây.
(coi nữa)
Last edited by 005; 04-04-2024 at 08:31 PM.
-
04-14-2024, 06:26 AM #2
Bác hồ khoe bác có kinh,
nghiệm trong sử sách có mình bác thôi.
-
05-02-2024, 03:48 AM #3
Bé gái 41 tuổi này, Lindsey Horvath, chắc có bị giật dây chơi sốc rồi.
HĐGS LA County ‘chơi sốc,’ chọn 30 Tháng Tư là ‘Ngày Jane Fonda’
May 1, 2024
LOS ANGELES, California (NV) – Hội Đồng Giám Sát (HĐGS) Los Angeles County công bố 30 Tháng Tư là “Ngày Jane Fonda” (Jane Fonda Day) nhằm tôn vinh công lao tranh đấu cho môi trường của nữ minh tinh này, theo City News Service hôm Thứ Ba, 30 Tháng Tư.
Giám Sát Viên Lindsey Horvath, chủ tịch HĐGS Los Angeles County, chủ trì buổi lễ tôn vinh bà Fonda, ca ngợi đóng góp của bà trong việc nâng cao nhận thức về vấn đề khí hậu toàn cầu.
(coi nữa)
-
06-03-2024, 08:22 AM #4
-
08-20-2024, 10:47 AM #5
-
08-25-2024, 10:17 PM #6
-
09-03-2024, 09:25 AM #7
-
09-04-2024, 09:42 PM #8
Khi ‘Con Nhạn Trắng Gò Công’ bay trên vùng ảo vọng
September 2, 2024 : 8:00 AM
Tuấn Khanh/SGN
Trong những ngày gần đây, giới yêu văn nghệ, đặc biệt là những người vẫn dành sự trọng thị với các ca sĩ của thời văn hóa VNCH, bắt đầu bàn nhiều về lời ăn tiếng nói của ca sĩ Phương Dung, người một thời được công chúng yêu mến và gọi với biệt hiệu là “Con Nhạn Trắng Gò Công.”
Trước khi về Việt Nam và được cấp phép biểu diễn, ca sĩ Phương Dung đã thử về nước từ năm 1999, bằng con đường làm từ thiện với hộ chiếu mang tên Nguyễn Phan Phương Dung, theo lời kể của bà là từ lá thư của một cô giáo cũ, kể về căn bệnh mắt, khiến bà quyết định về quê nhà làm từ thiện với tổ chức See The Light, do bà cùng những bạn lập ra.
Ca sĩ Phương Dung. (Hình: báo Dân Việt)
Tin tức về việc “Con Nhạn Trắng Gò Công” quay trở lại với khán giả miền Nam, rộ lên khắp nơi từ những năm 2008, 2009. Và khác với những trắc trở của nhiều ca sĩ ở hải ngoại vẫn hát nhạc vàng bolero, vẫn bị coi là dòng nhạc có “vấn đề,” ca sĩ Phương Dung được báo chí trong nước đón nhận khá nồng nhiệt, thậm chí có những bài giới thiệu trước show diễn một cách trân trọng.
Là ca sĩ, sống qua hai thời kỳ, muốn đứng vững và giữ được tư cách của mình, thường là những người hết sức khéo léo và chừng mực, chỉ đi một con đường thẳng với nghề, và phải đủ sức chứng minh mình hoàn toàn chỉ là một ca sĩ, đơn thuần sống với đời, với nghề.
So với những ca sĩ từng bị điểm danh, kể cả với những người từng trong nước đi ra và từng cầm cờ vàng hô lời chống cộng, ca sĩ Phương Dung có vẻ có một sự nghiệp cuối đời ở Việt Nam nhẹ nhàng nhất. Nhiều người chứng kiến bà phát biểu trên báo, và truyền hình đã từng khen ngợi rằng người có cách ăn nói trước công chúng đơn giản và thông minh.
Chẳng hạn, năm 2019, khi đến thăm trẻ mồ côi tại Làng Thiếu Nhi Thủ Đức và Trung Tâm Nuôi Dưỡng – Bảo Trợ Trẻ Em Tam Bình, khi được Báo Người Lao Động hỏi, ca sĩ Phương Dung đã kể lại trên báo chí bằng ngôn ngữ đẹp và chỉn chu đến mức ai cũng phải cảm động: “Sau chuyến đi, hình ảnh những đứa trẻ, các cháu nhỏ cứ luôn hiện về trong tâm trí của chúng tôi. Đó là những ánh mắt ngây thơ hồn nhiên, cam chịu đã làm trái tim chúng tôi như thắt lại. Tôi lại nhớ đến ca khúc “Thương đời mồ côi” của nhạc sĩ Bắc Sơn, được ông sáng tác những năm đi dạy học ở trường mù Nguyễn Đình Chiểu. Đâu đó quanh chúng ta vẫn còn bao nhiêu mảnh đời bất hạnh.”
Bà nói chạm lòng người như một chính khách giỏi, chứ như không phải là một ca sĩ. Là một người mến mộ ca sĩ Phương Dung, tôi theo dõi với sự khéo léo trong cuộc sống và ứng xử của người ca sĩ này qua nhiều năm, và vẫn thích thú cho đến năm 2014, khi bà ngồi vào ghế giám khảo trong một chương trình gameshow của Đài Truyền Hình Vĩnh Long.
Đáng chú ý, là những video phóng sự hay báo chí nhà nước viết về bà, cũng trân trọng nêu những thành đạt của bà trong quá khứ mà không tỵ hiềm gì. Ca sĩ Phương Dung được nhắc hát Những đồi hoa sim của Dzũng Chinh, thơ Hữu Loan thu về với số đĩa bán kỷ lục năm 1964, kể cả chuyện bà được nhận Giải nữ ca sĩ xuất sắc và ăn khách nhất năm 1965 với ca khúc Tạ từ trong đêm của Trần Thiện Thanh.
Thế rồi, 10 năm sau khi được gọi là ngồi trên bóng hào quang của đời ca sĩ trở về nước, ca sĩ Phương Dung bắt đầu xuất hiện trên các mẩu video nhỏ, cắt ra từ những phát biểu của bà trên hệ thống truyền thông công cộng, làm nhiều người của thế hệ yêu mến bà giật mình: “Con Nhạn Trắng Gò Công” ứng xử và phát ngôn thông minh đây sao?
Đôi khi sự thành đạt, và ánh đèn sân khấu làm người ta ngây ngất, và ảo tưởng về một giai đoạn của đời mình. Từ vị trí một người ca sĩ khiêm nhã, bà được tìm thấy trên các bản video đang đầy trên Tiktok và Facebook về câu chuyện bà “phát hiện” ra vóc dáng của nhà thơ Nguyên Sa, một danh nhân đã qua đời vào năm 1988.
Trên một show truyền hình, để mua chút niềm vui với các khán giả thế hệ mới, ca sĩ Phương Dung kể “Tôi từng thần tượng ông Nguyên Sa khi đọc Áo lụa Hà Đông, tôi nghĩ ông Nguyên Sa là người đẹp trai phong độ, cho tới khi gặp mặt, thấy ông mập thù lù, đầu hói, thì thần tượng trong tôi như bong bóng vỡ đầy tay.”
Thật khó tả cảm giác của những người đã yêu mến nền văn hóa và cuộc sống của một thời, khi nghe người nữ ca sĩ này lấy hình dáng của một thi nhân nổi tiếng cùng thời ra làm chuyện cười hôm nay trên show truyền hình ở Việt Nam.
Nguyên Sa là người có thể bị tấn công hình thể như vậy, vì ông đã là của một thời văn hóa khác, của một chế độ khác đã mất, và của một môi trường sinh hoạt văn nghệ có thể không còn đem nhiều danh lợi cho cho người đang thụ hưởng sáng tạo của ông; nhưng cũng chưa chắc ca sĩ Phương Dung sẽ dám mô tả một nhà thơ cách mạng nào đó trong chế độ đương thời với giọng điệu như vậy.
Không biết gia đình của nhà thơ Nguyên Sa nghĩ gì khi nghe ca sĩ Phương Dung bình luận về cha, ông, chú bác… của mình như vậy. Có người bênh vực, nói đó là ký ức cá nhân của ca sĩ Phương Dung. Nhưng chia sẻ ký ức cá nhân với những người gần gũi, hoàn toàn khác với chuyện bán một niềm vui cho công chúng trên sóng truyền hình miễn phí toàn quốc, theo quan điểm cá nhân hạn hẹp của mình, bằng việc xúc phạm hình thể người khác.
Bà cũng có những lần phát biểu được ủng hộ, như việc ca sĩ thời nay hát sai lời, hay phê bình giám khảo bolero mà không hiểu biết về bolero. Những việc ấy, báo chí nhà nước cũng đã nói nhiều lần trước đây, nhưng ca sĩ Phương Dung cũng khôn khéo là ít nhắc tên ai khi chê, ngoại trừ những lần bà nhắc về những người bà có thể dùng ngôn ngữ trần trụi như với Nguyên Sa, hay chê cụ thể ông ca sĩ Chế Linh hay hát sai lời.
Trong video khác, người ta thấy ca sĩ Phương Dung gằn giọng “những người mặc áo dài cho đẹp, rồi quay clip, tự bỏ tiền ra làm, đó không phải là ca sĩ – tôi không chấp nhận.” Bà nói như một chuyên viên thẩm định của ban kiểm duyệt nhà nước đang cố tạo ra những định chế xã hội, và làm chạnh lòng không biết bao nhiêu ca sĩ ở hải ngoại về nước, cũng như những nghệ sĩ độc lập trong nước bỏ tiền túi thực hiện tác phẩm vì yêu nghề. Quay video hay trước đây là thực hiện album audio, phần lớn đều cũng do các nghệ sĩ tự mình bỏ tiền ra làm, chứ có thể xin ai?
Hay ca sĩ Phương Dung, mới mười năm vào ánh đèn trường quay của truyền hình nhà nước, đã quên nỗ lực cá nhân của mình thời định cư ở Úc, và thấy mọi thứ bây giờ, là phải được nhà nước trả tiền hay quảng cáo giùm?
Cái gì rồi cũng đổi. Từ đường phố, cho đến tập tính, con người đều chịu sự tác động của thời gian. Nhiều người chỉ trích ca sĩ Phương Dung rất nặng lời, nhưng thật ra, bà cũng chỉ là một nạn nhân yếu lòng trước những hào quang tạm bợ đang có. Chỉ thấy buồn cho con nhạn trắng Gò Công, từng có cuộc đời khiêm cung, mộc mạc “bay trên hình ảnh quê hương” – như bà tự tâm sự về biệt danh của mình – nay như đang có những đường bay chấp chới trên vùng ảo vọng.
/* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/sai-gon-n...-vung-ao-vong/
Bà quại này ỉ mình là thế hệ nghệ sĩ đi trước nên phát ngôn "chảnh" bắt sợ. Lần xem bà làm giám khảo gì đó ở VN, phê bình người ta hát Bolero tan nát luôn . Thật ra kỹ thuật thanh nhạc bà còn kém lắm, ít luyện giọng nên hơi hám ngắn ngủn. Bà hát hay dừng ngang xương trong khuông nhạc lấy hơi lắm.
-
09-08-2024, 01:23 AM #9
Xem clip này có hai cái không đúng và một cái đúng.
Cái không đúng thứ nhất là bài thơ đó ngay từ trong tuần đầu tiên, chùa của "danh tăng" (theo chữ của thầy Thích Minh Tánh) đã viết ngay thông báo là bài thơ "tặng sư em Minh Tuệ" không phải của thầy Thích Pháp Hoà làm. Chỉ quí vị quá thích cả hai vị sư Thích Pháp Hoà lần sư Thích Minh Tuệ, nên muốn bài thơ đó trở thành sự thật. Muốn gán tác giả đó là ông thầy ở Canada. Nhưng không phải TPH thì là không phải. Ông không nhận ông là tác giả thì ông không nhận, không phải là ông tế nhị gì cả.
Cái không đúng thứ 2 là du tăng Thích Minh Tánh nói ông Thích Pháp Hoà sử dụng "pháp quyền" là hay quá, xứ tự do, không thích nói thì là không nói, còn đã nói thì phải nói cho đúng. "Hay quá". Điểm này tui không đồng ý với thầy Minh Tánh. Vọng ngữ là vọng ngữ, nếu thật sự là vọng ngữ. Chứ không có chuyện ái ngữ ở đây. Ở đây các ký giả muốn nghe sư Thích Pháp Hoà nói về sư Minh Tuệ chỉ có phân nửa là có thể liên quan đến chính trị, còn phân nửa là cũng có thể người ta muốn biết về đạo pháp. Không hẳn là chỉ muốn gài thầy Pháp Hoà vào bẫy chính trị.
Thứ 3 đúng, là kênh thứ hai có 1 triệu người theo dõi, có nhãn đen. Là kênh chính thức mà. Nếu dám đánh gậy TD Media, sao lại không dám nhận. Thích Pháp Hoà là bản sao của Thích Nhật Từ chăng? Thích Nhật Từ version số 2?
Tui cảm thấy ông Thích Pháp Hòa có vẻ sợ sệt cs Việt Nam. Tui mong rằng không phải vậy. Và không phải là phiên bản Thích Nhật Từ số 2, lẫn Thích Nhất Hạnh số 2.
-
09-20-2024, 05:15 AM #10
Người Việt ở Little Sài-Gòn cốt bần hay là dù đi sang Mỹ nhiều năm rồi chân vẫn còn dính phèn ta?
Ăn uống trên ‘vỉa hè,’ trào lưu mới ở Little Saigon
Trà Nhiên/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Khoảng từ đầu mùa Hè năm nay, xu hướng các quán ăn vặt vỉa hè dần “mọc” lên ngay tại các khu trung tâm ẩm thực sầm uất của Little Saigon, vùng Nam California, khiến đông đảo thực khách gốc Việt thích thú vì gợi nhớ đến các quán cóc lề đường ở Sài Gòn và cũng góp phần tạo nên nét văn hóa ẩm thực độc đáo tại vùng có cộng đồng người Việt lớn nhất hải ngoại.
Quán ăn vỉa hè vùng Little Saigon nhộn nhịp lúc về đêm. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)
Du nhập văn hóa ẩm thực
Cô Tiên Hoàng, đại diện quán Bệt Concept, khu ẩm thực vỉa hè nằm ngay trước quán Ốc 7, chi nhánh 2, góc đường Bixby và đường Brookhurst, Garden Grove, chia sẻ rằng ý tưởng “lấn sân” qua vỉa hè để tái hiện lại khung cảnh các quán hè phố bên Việt Nam nhằm tạo một “khái niệm” mới lạ.
“Bệt Concept bắt đầu mở từ đầu Tháng Sáu và chỉ tính mở trong mùa Hè vì tranh thủ kỳ nghỉ của các bạn học sinh, sinh viên. Chúng tôi muốn mang ‘khái niệm’ ăn uống vỉa hè, các món ăn ‘đường phố’ giống hệt như Việt Nam để thu hút thực khách nơi đây,” cô Tiên cho biết.
Cô chia sẻ thêm rằng thoạt đầu chỉ có khách ở Orange County biết thôi, nhưng khi quán đưa các video không khí vui tươi mới lạ của Bệt Concept lên mạng xã hội TikTok thì nhiều thực khách ở các nơi, kể cả du khách ở tiểu bang khác và ở Việt Nam, đến xếp hàng để được ngồi “Bệt” ăn tại Mỹ.
Cô Tiên cho biết Bệt Concept chỉ hoạt động vào mùa Hè, còn vào mùa khác có các “khái niệm” mới sẽ “bật mí” sau và mong thực khách đón nhận.
Nếu muốn “đổi gió” sang khu vỉa hè khác thì thực khách có thể ghé quán Hẻm ngay trước Alise Restaurant (nhà hàng Starfish cũ), góc đường Heil và đường Brookhurst, Fountain Valley, ra mắt thực khách từ đầu Tháng Bảy.
Cô Jessica Bùi, đại diện quán Hẻm Street Food, cho biết quán mở suốt năm và đặc biệt là thường mở vào đầu tuần.
“Ý tưởng phát triển Hẻm lúc đầu là để quảng bá nhà hàng Alise nhưng dần dần được mọi người ủng hộ nên chúng tôi chú trọng hơn về thực đơn cũng như tiếp thu ý kiến khách để tạo được không khí thoải mái nhất cho phong cách quán vỉa hè,” cô chia sẻ.
Cô Jessica Bùi, đại diện quán Hẻm Street Food, là người “đứng sau” phong cách trang trí quán và thực đơn đậm chất hè phố Việt Nam. (Hình: Trà Nhiên/Người Việt)
Đi theo trào lưu quán ăn vỉa hè cũng có những gian truân, nhất là việc bị áp lực do cạnh tranh với những quán cùng mô hình này.
“Lúc đầu mở quán Hẻm cũng bị cạnh tranh với các quán như Grandpa District, hay Bệt hoặc Xóm vì bị mang ra so sánh từ cách trang trí đến phẩm chất thực đơn, cùng với những phê bình trên Facebook nên chúng tôi cũng bị rất nhiều áp lực,” cô Jessica tâm sự.
Cô Jessica cũng là người thiết kế thực đơn và phong cách trang trí đèn lồng gợi nhớ đến Tết Trung Thu hay phố cổ Hội An ở Việt Nam.
Cô cho biết quán Hẻm có lợi thế hơn các quán vỉa hè khác vì có sẵn “patio” phía trước nên không phải dùng đến bãi đậu xe nên rất an toàn.
Một điểm khó khác cho các quán phong cách vỉa hè là sắp bàn ghế lấn qua bãi đậu xe và có thể ảnh hưởng đến các cơ sở kinh doanh khác trong khu thương mại, nên các quán phải nộp đề nghị, trong đó trình bày và thuyết phục chủ đất để bảo đảm an toàn cho khách ngồi bên lề và vấn đề vệ sinh.
Được biết đa số bàn ghế phong cách vỉa hè của các quán cóc này đều được đặt bên Việt Nam để tái hiện đúng chất nhất có thể của văn hóa ăn vặt đường phố.
Thực khách và gia đình ngồi “Bệt” thưởng thức các món ăn đường phố. (Hình: Tiên Hoàng cung cấp)
“Gợi nhớ quê hương”
Anh Khang Ngụy, cư dân Garden Grove, một khách ăn vỉa hè vùng Little Saigon, hào hứng chia sẻ: “Tôi thấy các quán vỉa hè được giới thiệu trên các nhóm Facebook nên tranh thủ rủ bạn bè đi thưởng thức trong mùa Hè này. Các món ăn rất đa dạng, nhưng mỗi quán mỗi vẻ, giá cả cũng phải chăng, nhưng đặc biệt là rất giống bên Việt Nam nên tôi và các bạn trẻ rất mê.”
Cũng phấn khởi không kém anh Khang là cô Nancy Nhã Hồ, ở Anaheim.
“Tôi ghiền các kiểu vỉa hè như thế này, không chỉ được ăn ngon mà còn được thưởng thức không khí giống hệt các quán ở phố đi bộ Nguyễn Huệ hay Bùi Viện ở Việt Nam. Có quán bán gỏi đu đủ y hệt ở công viên Lê Văn Tám làm tôi đỡ nhớ quê,” cô Nancy cười nói.
Cô Nancy thường xuyên quay video “review” nhà hàng và món ăn Việt ở Orange County và cũng có các buổi livestream thu hút nhiều lượt người xem khi tới ăn các quán vỉa hè để giới thiệu cho mọi người trên Facebook.
Cô thêm: “Có cả khách tiểu bang khác nhắn tin cho tôi khi coi các video ‘review’ quán vỉa hè để biết địa chỉ mà qua ăn nữa vì qua California gần hơn về Việt Nam.”
Quán ăn vỉa hè thổi luồng gió mới cho ẩm thực Little Saigon. (Hình: Trà Nhiên/Người Việt)
Tuy trào lưu ăn uống cà kê vỉa hè được đa số mọi người đón nhận nhưng cũng có một số ý kiến lo ngại.
“Một số các vị khách lớn tuổi nghĩ rằng du nhập văn hóa bên Việt Nam là không hay. Thậm chí còn để lại các bình luận nặng nề dưới các bài giới thiệu quán vỉa hè trên Facebook vì họ thấy không thích hợp với họ,” anh Khang cho biết thêm.
“Một số người còn sợ bị xe tông trúng và cho là ăn vỉa hè dơ bẩn. Tôi thấy nếu không hợp thì thôi đừng đi ăn, không cần phải chỉ trích tiêu cực như thế. Dù sao cũng là một nét văn hóa Việt Nam nên chúng ta không nên bài xích và phân biệt xu hướng trong nước hay ngoài nước,” anh thêm.
Đang ngồi thưởng thức món mực nướng ở quán Hẻm Street Food, bà Phụng Hồng, ở Westminster, đi ăn với gia đình con gái, cho biết đây là lần thứ hai bà đến ăn ở đây.
“Tôi tuy lớn tuổi nhưng thấy thoải mái khi tới các quán vỉa hè vì ‘khái niệm’ này rất hay,” bà nói.
Ngồi kế bên là ông Cường Nguyễn, ông cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi đến Hẻm, quán giống Việt Nam đến 50% nhưng lịch sự hơn, và nhạc nhẹ nhàng nên tôi thích không khí này. Tôi thấy việc du nhập văn hóa vỉa hè trong nước qua đây là hoàn toàn bình thường, không có gì đáng lên án cả.”
Bà Phụng Hồng cùng gia đình thưởng thức món nướng tại quán Hẻm Street Food. (Hình: Trà Nhiên/Người Việt)
Không chỉ ngồi mát ăn ngon mà thực khách còn được thưởng thức ca nhạc miễn phí vì các quán vỉa hè này còn trang bị thêm máy karaoke và loa “kẹo kéo” cho khách ăn vặt trổ tài làm ca sĩ, tạo nên không khí vui nhộn chốn phố phường.
Ăn uống vỉa hè ở Little Saigon đang là trào lưu. Dù gặp một số ý kiến trái chiều về việc du nhập văn hóa trong nước, nhìn chung các quán vỉa hè “bắt khách” với thực đơn phong phú chủ đạo là các món ăn, thức uống đường phố, đã thổi một luồng gió mới cho văn hóa ẩm thực địa phương. [đ.d.]
/* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-sa...little-saigon/
Similar Threads
-
Tiệc đêm nô en ngoại đạo
By Tuấn Nguyễn in forum Gia ChánhReplies: 16Last Post: 12-09-2013, 09:52 PM -
Thông báo về những buổi Dã ngoại để trao đổi ...
By Lotus in forum Chuyện Linh TinhReplies: 82Last Post: 05-14-2013, 02:24 PM -
Đây quê ngoại thôn Lựu-Bảo ....
By 2013CANA in forum Tùy BútReplies: 0Last Post: 04-09-2013, 07:30 AM -
Bộ ngoại giao hoa kỳ tiếp kiến phái đoàn việt nam
By ngocdam66 in forum Lượm Lặt Khắp NơiReplies: 0Last Post: 02-28-2012, 08:48 PM