Register
Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast
Results 11 to 20 of 24
  1. #11
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    3,276
    Chương 11


    Mọi chuyện cứ như vậy tiếp diễn tốt đẹp trong sự vui mừng của cả hai gia đình. Mộng Trinh cũng ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ mình, không lôi thôi gì nữa.
    Bà Minh chỉ đồng ý gả con gái với điều kiện là Mộng Trinh chỉ về làm dâu 3 tháng mà thôi! Dĩ nhiên được cô con dâu như vậy, nhà trai chấp nhận ngay không đòi hỏi gì hơn.

    Buổi chạm ngõ rồi qua đám hỏi đầy đủ, tất cả đều làm cho Mộng Trinh cứ quen dần để tiến tới hôn nhân thực thụ. Nhiều lần gặp gỡ, cả Mạnh và Mộng Trinh cũng hiểu nhau hơn. Nàng cũng đỡ trách anh ta hơn vì hiểu được tính tình của người chồng tương lai này. Tuy nhiên nàng chỉ biết thở dài thầm trước người đàn ông khó tính này! Nhưng rồi coi, nàng cũng sẽ trị được anh ta bằng sự mềm mỏng của mình!


    *


    Trước ngày cưới bỗng dưng Mộng Trinh thấy hơi buồn vì sẽ vĩnh viễn xa rời mái nhà với cha mẹ và em Phong. Căn phòng riêng của nàng với nhiều kỷ niệm rồi cũng phải rời xa!
    Nàng soạn những thứ muốn mang đi về nhà chồng. Cái gì nàng cũng muốn mang theo nhưng rồi cũng phải từ bỏ. Lại còn phải về ở với gia đình chồng cùng với bao nhiêu người xa lạ, dù chỉ trong 3 tháng nhưng cũng là một thời gian dài đối với nàng!

    Trong lúc soạn mọi thứ, Mộng Trinh lại nhìn thấy chiếc hộp sơn mài đen bóng có chứa những bức thư của anh Nam! Dĩ nhiên nàng nhớ trong chiếc hộp có tất cả là 22 bức thư tình anh Nam viết cho nàng! Mộng Trinh mới chỉ đọc có 3 bức thư!
    Trước khi hủy những bức thư này, có lẽ nàng nên đọc thêm. Nàng nhớ không biết trong bức thư đầu tiên hay bức thư thứ hai anh Nam có nói đối với anh ấy được Mộng Trinh đọc những lời anh ấy gửi gắm là đủ rồi! Nàng không muốn phụ lòng một người đã không còn trên cõi đời này nữa.

    Nàng lại lấy hết xấp thư tình ra. Mộng Trinh soạn 3 bức thư cuối ra vì biết mình đã đọc qua. Thay vì chọn lá thư thứ tư, Mộng Trinh rút đại một lá thư nằm giữa.

    “ Tháng 9 năm 1967.

    Mộng Trinh,

    Hôm nay trời mưa như trút nước, mưa mãi không ngừng. Đất đã thành bùn nhão nhoẹt! Những chú chim rừng trốn hết! Chỉ còn mưa và mưa!
    Anh ước gì trong giây phút này được cùng em ngồi trong một quán cà phê ở SàiGòn khi trời bên ngoài cũng mưa. Và anh đã mơ thấy cơn mưa thành phố đột nhiên dai dẳng giữ chân em lại bên anh. Chúng ta không có kỷ niệm nào ngoài kỷ niệm trong vườn cam ngày em lên 9 tuổi. Ngày anh được gặp em sau này khi em đã là thiếu nữ xinh đẹp thì quá ngắn ngủi! Nhưng ở đây anh đã tự tạo nên những kỷ niệm như mình mong ước để được cùng em mắt nhìn nhau, tay trong tay.

    Anh hình dung bàn tay em nhỏ nhắn với những ngón thuôn đuột mềm mại nằm trong lòng bàn tay anh, ấm áp và truyền cho anh sức chịu đựng. Anh không muốn kể với em là anh bị thương, nhưng vết thương khá sâu làm nhức nhối! Nhưng chẳng sao, đây không phải là lần đầu tiên anh bị như vậy!

    Trong mọi nỗi vui hay buồn, sợ hãi hay hiên ngang anh đều nhớ đến em! Em và hình ảnh của em đã trở thành một thứ khiên mộc chống đỡ cho anh! Mộng Trinh à! Cũng có những lúc anh muốn trốn về thành phố, muốn bỏ lại những sợ hãi sống chết ở đây để về tìm em! Nhưng đó chỉ là những giây phút yếu lòng nhất, rồi chính em vẫn là người vực anh dậy! Bàn tay nhỏ nhắn của em đã lôi anh dậy, kéo anh đứng lên và tiếp tục con đường mình đã chọn! Anh cám ơn em, Mộng Trinh!

    Nhiều lúc anh tự hỏi nếu anh gặp lại em lần nữa liệu anh có dám nói lời yêu em hay không? Hay chỉ đến khi trước lúc từ giã cõi đời tạm bợ này anh mới nói được tiếng yêu với em? Rồi anh sẽ nhắm mắt buông tay không còn biết câu trả lời của em ra sao! Lời từ chối hay yên lặng? Em sẽ nói gì hỡi Mộng Trinh? “

    Lần này đọc thư anh Nam, Mộng Trinh không chẩy nước mắt nữa. Nàng ngồi yên để nỗi buồn dành cho một người đã khuất tràn đầy tâm hồn mình. Mộng Trinh có cần đọc hết những lá thư của anh Nam hay không? Nàng nghĩ là không vì nàng cũng biết trong những lá thư còn lại, nội dung như thế nào.
    Mộng Trinh gấp lá thư lại ngay ngắn rồi cũng không cần tìm lại đúng vị trí của lá thư nữa vì nàng sẽ đốt hết, chỉ để lại hộp sơn mài thôi!
    Nàng nói rất nhỏ như thầm thì như thể anh Nam đang hiện diện trong phòng:

    - Anh hãy yên nghỉ! Hãy đi về nơi chỉ có hạnh phúc, chỉ có yêu thương. Hãy bỏ lại những khắc khoải và tình yêu của anh dành em vào không gian rồi để gió cuốn đi mãi! Em tin là anh làm được, anh Nam nhé!


    *


    Hôn lễ của Mộng Trinh và bác sĩ Mạnh đã diễn ra trong tốt đẹp với bao lời chúc phúc của cha mẹ, anh em, họ hàng, và bạn bè.
    Khi anh Mạnh cầm tay Mộng Trinh lên xe hoa, cuộc đời nàng bắt đầu rẽ sang một hướng đi khác. Không biết những gì đang chờ đón mình trong tương lai nhưng Mộng Trinh thấy vững lòng khi nắm tay người chồng của mình. Đây là người sẽ xây dựng cùng nàng một gia đình. Bất luận là thế nào, Mộng Trinh tự hứa với mình là sẽ vượt qua mọi khó khăn nếu xẩy đến và nàng sẽ cùng anh Mạnh vun trồng hạnh phúc gia đình bé nhỏ này. Rồi nàng sẽ yêu chồng mình không?

    Bác sĩ Mạnh có đôi bàn tay khéo léo, trí tuệ thông minh, thích văn học, nghệ thuật và có óc thẩm mỹ. Anh là một bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ có tiếng và rất thành công trong nghề nghiệp. Đã rất nhiều phụ nữ được bàn tay tài hoa của báa sĩ Mạnh thay đổi diện mạo và cả cuộc đời họ. Nhưng dưới mắt bác sĩ Mạnh, không phụ nữ nào đẹp như vợ mình là Mộng Trinh.

    Từng đứa con chào đời năm một đã thêm vào hạnh phúc cho gia đình Mộng Trinh và bác sĩ Mạnh.
    Bao nhiêu tình thương Mộng Trinh dành trọn vẹn cho những đứa con của mình gồm 3 trai và một gái. Khi đã làm mẹ, nàng càng hiểu rõ tình yêu mà cha mẹ mình đã dành cho nàng như thế nào. Tình yêu giữa nàng và chồng có chớm nở hay không, Mộng Trinh cũng không hề để ý. Cả hai tôn trọng nhau và bác sĩ Mạnh tin tưởng để vợ mình quản lý lo liệu tất cả.


    *


    Biến cố 30 tháng 4, 1975 đổ ập xuống, gia đình Mộng Trinh cũng như bao gia đình Việt Nam khác tìm đường thoát để khỏi phải sống trong gông cùm của cộng sản.
    Bác sĩ Mạnh là người rất có trách nhiệm đối với không chỉ riêng gia đình mình nhưng còn cho cha mẹ và anh em của mình nữa.
    Trong những ngày cận kề cuối tháng tư, 1975, bác sĩ Mạnh bàn với vợ:

    - Em và các con hãy đi với ba mợ tìm đường thoát sang Mỹ. Anh còn phải lo cho thầy mẹ anh nay đã già yếu để tìm đường thoát. Anh không thể nào lo được cho em và các con cùng với thầy mẹ anh cùng một lúc. Càng đông người càng khó đi!

    Thoạt đầu Mộng Trinh hơi giận chồng mình vì quyết định này của anh ấy. Đối với nàng, anh Mạnh phải lo cho mẹ con Mộng Trinh trước tiên mới phải. Cha mẹ anh ấy còn có những người em khác lo liệu! Nhưng anh Mạnh cố thuyết phục vợ mình bởi vì anh tin chắc rằng cha mẹ vợ của mình sẽ lo liệu chu toàn cho mấy mẹ con Mộng Trinh. Anh có thể an lòng khi nhờ cha mẹ vợ chăm sóc cho vợ con mình. Chuyện có đi thoát hay kẹt ở lại cũng không thể nói chắc được!

    Hiểu được tâm trạng của chồng mình và lòng hiếu thảo của anh ấy đối với cha mẹ nên mặc dù buồn bã nhưng Mộng Trinh chấp nhận cuộc chia ly tạm bợ này. Bố nàng, ông Minh quen biết rộng, sẽ tìm cách đưa cả nhà đi được. Nàng chỉ biết trông vào bố mình!

    Cuối cùng người con trai lớn mới có mấy tuổi đi với bác sĩ Mạnh. Ba người con còn lại đi với Mộng Trinh. Họ sẽ đoàn tụ ở đất Mỹ, nàng tin như vậy.
    Những giờ phút dầu sôi lửa bỏng khi miền Nam sắp mất vào tay cộng sản, mọi người đều nháo nhào, mạnh ai nấy tìm đường đi, gia đình phân tán. Những cuộc chia ly vội vàng không biết đến ngày mai hay tương lai có còn gặp nhau nữa không? Gia đình Mộng Trinh cũng bị cuốn đi trong giòng đời với những gập ghềnh như thác lũ, chỉ biết phó mặc cho số phận.
    Người thoát đi bằng máy bay, kẻ đi bằng tàu, nhốn nháo như chim vỡ tổ!


    *


    Mộng Trinh cùng 3 con nhỏ và cha mẹ mình được một người cháu bà Minh làm sở Mỹ cho vào danh sách gia đình mình đưa đi cùng bằng máy bay vận tải của Hoa Kỳ.

    Trong lòng chiếc máy bay vận tải, Mộng Trinh ôm các con mình và càng thương yêu chúng hơn bao giờ hết. Đây là tất cả những gì nàng có! Có gặp lại chồng mình và đứa con đầu lòng nữa hay không thì không biết! Thời gian trước mặt chỉ là những bước chân vô định!

    Nhiều câu hỏi hiện lên trong đầu và tâm tư nàng suốt chặng đường vượt thoát sang bến bờ tự do. Nếu như anh Mạnh và đứa con trai lớn của nàng không đi được và kẹt lại ở Việt Nam thì sao? Chuyến đi này có phải là chuyến đi vĩnh viễn sẽ không bao giờ trở lại quê nhà thân yêu nữa hay không? Nếu như anh Mạnh và nàng không còn gặp nhau nữa thì Mộng Trinh sẽ làm gì trên phần đất mới để nuôi dưỡng con cái?

    Tất cả những chữ “nếu” ấy vẽ ra những cảnh tượng vừa khó khăn vừa đau buồn cho một gia đình bị phân tán chia ly! Nhưng rồi Mộng Trinh với lòng tin sắt đá của mình, nàng tin rằng Chúa và Đức Mẹ sẽ phù hộ cho gia đình nàng cũng như những người thân đến nơi bình an thôi.

    Đoàn người tỵ nạn tạm dừng chân ở một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân chừng nửa ngày, sau đó lại tiếp tục cuộc hành trình sang vùng đất hứa là Mỹ quốc!
    Khi máy bay hạ cánh ở đất Mỹ, những người tỵ nạn được đưa về nhiều trại tạm cư khác nhau. Riêng Mộng Trinh và 3 con cùng cha mẹ nàng được đưa về trại tạm cư Fort Chaffee, gần thành phố Fort Smith, thuộc tiểu bang Arkansas.

    Trại tạm cư Fort Chaffee với những dẫy nhà san sát và giống nhau y như hệt là một trại lính không còn hoạt động nữa nay đón chào những người tỵ nạn đến từ miền Nam Việt Nam khi miền nam đã thất thủ.

    Không một người tỵ nạn nào biết lịch sử nơi đây ra sao, chỉ biết Fort Chaffee là một chốn dung thân tạm bợ trên vùng đất tự do. Mọi người sẽ ở đây cho đến khi mọi thủ tục được hoàn tất để phân tán đi những nơi khác, hoặc do có người thân hay những cơ quan tôn giáo, hay cá nhân bảo trợ.

    Thực ra Fort Chaffee đã được xây dựng từ tháng 9 năm 1941 với tên là Camp Chaffee với mục đích là nơi huấn luyện cho quân lính để sau đó được gửi đi tham chiến trong Thế Chiến Thứ Hai. Trong khoảng thời gian từ năm 1942 đến năm 1946, Camp Chaffee cũng đã từng là nơi giam giữ tù binh Đức. Trong Thế Chiến Thứ Hai, Camp Chaffee đã là nơi giam hơn 3 ngàn tù binh Đức. Vào ngày 21 tháng 3 năm 1956, cái tên Camp Chaffee được chính thức đổi thành Fort Chaffee.


    *


    Mỗi ngày đều có chuyến bay hạ cánh tại Fort Chaffee mang theo những người tỵ nạn Việt Nam. Những người đến trước đều trông ngóng trong đoàn người mới đến này có thân nhân của mình. Những nụ cười mang theo cả nước mắt mừng rỡ trước sự trùng phùng hội ngộ cũng có, nhưng không thiếu những khuôn mặt buồn bã thất vọng vì vẫn chưa tìm được người thân. Fort Chaffee không phải là trại tạm cư duy nhất trên đất Mỹ vào thời điểm đó nên cơ hội tìm gặp nhau ở cùng một nơi cũng không dễ dàng! Chỉ trông vào vận may!

    Bác sĩ Mạnh cùng cha mẹ và cậu con trai lớn của mình đến Fort Chaffee trước nhất. Ngày nào anh Mạnh cũng trông ngóng và lo âu chỉ sợ vợ con mình không đi thoát và còn kẹt lại ở Việt Nam. Mọi tin tức về Mộng Trinh và 3 con không thể biết là tìm ở đâu trong hoàn cảnh hoang mang và xáo trộn như thế! Mạnh hầu như không còn biết là hiện tại vợ con mình đang ở đâu, vẫn còn ở Việt Nam hay đã sang được Mỹ!

    Ngày nào anh Mạnh cũng chầu chực chờ đợi chuyến bay đến. Anh là người chờ đến phút cuối khi không còn ai xuống máy bay nữa, anh mới đi về với lòng nặng trĩu u buồn và lo âu.

    Đến mấy ngày sau Mộng Trinh và các con nhỏ cùng cha mẹ mình cũng được đưa đến Fort Chaffe.
    Khi nhìn thấy bóng dáng thân yêu của Mộng Trinh ra khỏi cửa máy bay, anh Mạnh mừng rỡ đến không biết thế nào có thể diễn tả nổi! Gặp lại vợ con, bác sĩ Mạnh mừng rỡ đến rơm rớm nước mắt! Ở một nơi xa lạ trên đất khách, tìm được người thân thật không có hạnh phúc nào bằng!

    Bác sĩ Mạnh ôm chầm lấy vợ mình xiết chặt. Đây là lần đầu tiên anh Mạnh bầy tỏ một cử chỉ thương yêu đến Mộng Trinh một cách công khai giữa bao nhiêu người xa lạ. Mộng Trinh cũng xúc động không kém! Nàng cứ ngỡ sẽ không bao giờ gặp lại chồng mình và con trai lớn nữa! Thân hình nhỏ bé của nàng nằm gọn trong vòng tay vững chãi của chồng mình như bao bọc và che chở. Mộng Trinh nhắm nghiền mắt lại thầm tạ ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ đã cho gia đình nàng đoàn tụ.

    Riêng Mộng Trinh, qua những ngày tháng này nàng càng nhận rõ ra sự gắn bó của gia đình cho riêng mình. Tất cả mọi thành phần đều thuộc về nhau, không thể phân ly! Bổn phận, nghĩa vợ chồng, chung sức xây dựng gia đình đã làm Mộng Trinh không còn nghĩ đến câu hỏi là nàng có yêu chồng mình hay không? Hay tình yêu có đến không giữa Mộng Trinh và chồng nàng? Điều này không quan trọng nữa! Hoàn toàn không còn quan trọng!

  2. #12
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    3,276
    Chương 12


    Yên tâm là gia đình đã đoàn tụ, vợ con bình an, bác sĩ Mạnh lại phải quay sang chăm sóc cha mẹ già của mình. Anh Mạnh có người em trai út hiện đang ở Colorado, Mỹ. Người em trai này cũng là bác sĩ và đang đi tu nghiệp ở đây về ngành chuyên môn nên bây giờ người em trai này sẽ lo chuyện bảo lãnh cho cha mình mình, đỡ cho anh Mạnh một gánh nặng.

    Trong lúc chờ đợi, hàng ngày anh Mạnh vẫn phải xếp hàng lãnh thực phẩm cho cha mẹ mình. Còn phần Mộng Trinh phải lo cho các con mình. Ông bà Minh thì thương con gái nên cũng tự lo liệu.

    Đến tuần lễ thứ nhì ở trong trại tạm cư Fort Chaffee, Mộng Trinh xếp hàng chờ lấy thực phẩm cho nàng và các con như mọi lần. Ở đây hầu như mọi người không còn nhớ hôm nay là ngày thứ mấy, vì ngày nào cũng như ngày nấy.
    Con trai lớn đi với anh Mạnh, ba con nhỏ theo mẹ xếp hàng giữa trời oi nóng. Con gái nhỏ là Tuyết Trinh bắt đầu nhăn nhó và khóc chỉ muốn mẹ bồng.

    Mộng Trinh cúi xuống dỗ dành con gái:

    - Đợi thêm một chút nữa thôi con à! Sắp tới phiên mình rồi! Ngoan đi nào!

    Mộng Trinh không hề biết mấy ngày qua lúc xếp hàng chờ lấy thực phẩm, đã có người không hề rời mắt khỏi nàng.
    Tuyết Trinh vẫn cứ lải nhải đòi mẹ bồng rồi khóc.
    Mộng Trinh không làm sao được, đành cúi xuống định bồng con bé, chợt nàng nghe có tiếng người nói:

    - Để tôi giúp Mộng Trinh!

    Mộng Trinh ngỡ ngàng đứng lên nhìn quanh xem ai là người đã nhắc đến tên nàng? Giọng nói của một người đàn ông rất quen!
    Trước mặt nàng là anh Cường!

    Trông anh ta đen và sạm nắng nhưng lại có vẻ rắn rỏi hơn xưa. Mộng Trinh không tìm được một lời nào để nói. Nàng cứ đứng ngẩn ra nhìn anh Cường!
    Đã mấy năm mới gặp lại. Anh Cường đã mang mối tình si của mình với Mộng Trinh suốt bao năm qua. Không ngờ bây giờ lại gặp nhau trên đất khách trong hoàn cảnh này! Có mơ anh Cường cũng không dám nghĩ là có ngày gặp lại Mộng Trinh!

    Cả hai cùng nhìn nhau. Rất nhiều lời muốn nói ra nhưng cứ ngẩn ngơ nhìn nhau. Đến khi Tuyết Trinh khóc to hơn, anh Cường mới quỳ xuống nói với con bé:

    - Mẹ cháu mệt, để bác bế cháu nhé? Được không?

    Tuyết Trinh mắt vẫn còn ngấn lệ tò mò nhìn người đàn ông có nụ cười cũng dễ mến. Con bé nhìn mẹ mình như hỏi ý. Mộng Trinh không nói gì. Con bé quay sang nhìn người lạ rồi gật đầu.

    Anh Cường vui vẻ bồng con bé lên và đứng xếp hàng chung với mấy mẹ con Mộng Trinh. Trong lòng anh ta thầm thắc mắc là sao chỉ nhìn thấy mẹ con Mộng Trinh, còn chồng của nàng đâu?

    Cường đã kiên nhẫn theo dõi Mộng Trinh suốt mấy ngày qua, hôm nay mới đánh bạo xuất hiện.
    Mộng Trinh tìm lại được sự bình tĩnh, nàng nói với anh Cường:

    - Không ngờ lại gặp anh ở đây! Anh đi cùng với gia đình chứ?

    Cường nhìn Mộng Trinh với ẩn ý khi trả lời:

    - Không! Chỉ có mình tôi! Cha mẹ tôi cùng các anh chị không muốn bỏ nhà đi!


    Mộng Trinh thầm nghĩ: Chẳng lẽ anh ta chưa lập gia đình nhưng nàng không tiện hỏi.
    Có lẽ Cường có thể đọc được câu hỏi thầm kín đó của Mộng Trinh nên anh ta tự nhiên nói với nàng:

    - Tôi vẫn chưa lập gia đình nên chỉ đi có một mình!

    Cường muốn nói nhiều hơn câu nói này nhưng biết là mình không nên làm cho Mộng Trinh bối rối! Nàng đã có gia đình!
    Mộng Trinh vẫn yên lặng dù hiểu ý anh Cường. Nhưng xếp hàng chờ cũng lâu, chẳng lẽ cứ im lặng đi bên cạnh anh ta. Ai không biết lại có thể hiểu lầm!

    Nàng nói xã giao:

    - Anh có người quen hay họ hàng bên này không?

    Cường lắc đầu:

    - Chẳng có ai cả! Tôi quên không hỏi thăm hai bác? Chắc cả hai bác cùng đi với Mộng Trinh và gia đình chứ?

    - Cám ơn anh, ba mợ tôi khỏe. Cả gia đình tôi cùng đi cả! Thật là may mà đi thoát!

    Cường kể chuyện:

    - Lúc sau này tôi được điều về bệnh viện tiểu khu ở miền tây. Chính vì vậy mà có cơ hội đi! Không biết bị kẹt ở lại thì sẽ ra sao?

    Cường rất muốn hỏi vì sao không thấy mặt người chồng của Mộng Trinh nhưng không biết phải hỏi như thế nào thì khéo.
    Nhưng không ngờ Mộng Trinh lại đưa đẩy câu chuyện về gia đình nàng:

    - Tôi và 3 con đi cùng với ba mợ tôi, còn chồng tôi thì đi chuyến khác với cha mẹ của anh ấy và con lớn của chúng tôi.

    Cường hỏi ngay:

    - Chồng của Mộng Trinh cũng đến trại tạm cư này chứ? Nếu chưa thấy tôi có thể giúp Mộng Trinh tìm tin tức.

    Lúc này Mộng Trinh mới mỉm cười và tự nhiên hơn khi nói với anh Cường:

    - Thật may mắn, nhà tôi và gia đình anh ấy đến đây trước chúng tôi. Thật mừng khi được đoàn tụ như vậy!

    Với câu nói này của Mộng Trinh, Cường có thể hiểu là nàng đang rất hạnh phúc bên gia đình như vậy. Đây là lần thứ hai Mộng Trinh đã làm nỗi buồn của Cường càng sâu đậm thêm!
    Cường nói nhưng không thật lòng:

    - Mừng cho Mộng Trinh!

    Vừa lúc này con gái của Mộng Trinh đẩy bác Cường ra rồi nói:

    - Cháu muốn xuống!

    Cường nhẹ nhàng để con bé đứng xuống rồi nói:

    - Cháu ngoan lắm! Đừng quấy mẹ cháu nhé!

    Hai con trai của Mộng Trinh cũng còn nhỏ đang nhìn người khách lạ với vẻ tò mò.
    Cả Cường và Mộng Trinh đều không nói gì với nhau nữa.
    Đến phiên nhận thực phẩm, Cường hỏi Mộng Trinh:

    - Mộng Trinh có muốn tôi phụ mang về chỗ ở không?

    Mộng Trinh gạt phắt đi, nàng không muốn cho anh ta biết chỗ ở của nàng:

    - Không, không cần đâu! Cám ơn anh nhiều! Chúc anh mọi sự may mắn!

    - Không có gì phiền đâu!, nhưng nếu Mộng Trinh thấy ngại thì thôi! Tôi… cũng chúc Mộng Trinh và gia đình mọi sự may mắn.

    Mộng Trinh phân gói nhỏ cho các con cầm rồi mấy mẹ con đi.

    Cường nhìn theo và thầm nghĩ đến bao giờ mình mới gặp lại cố nhân? Mộng Trinh vẫn đẹp, vẫn dáng vẻ ngoan hiền ngày nào! Một người đẹp không có tuổi!


    *


    Về đến chỗ ở, mấy mẹ con Mộng Trinh vào phòng ở chung với ông bà Minh, nhưng không thấy ông bà đâu. Mộng Trinh chia phần ăn cho các con. Hai cậu con trai vừa ăn vừa vui đùa. Chỉ có Tuyết Trinh cứ quấn quít lấy mẹ rồi nhõng nhẽo.
    Vừa lúc Mạnh về. Tuyết Trinh thấy bố thì kêu lên vui sướng vì nó rất gần với bố hơn các anh:

    - Bố! Bố về rồi!

    Mạnh âu yếm ôm con gái nhỏ:

    - Sao? Mới đi lấy thức ăn với mẹ về à?

    Tuyết Trinh nhanh nhẩu kể với bố:

    - Hôm nay xếp hàng lâu lắm! Có bác kia bế con nên con không khóc nữa!

    Mạnh ngạc nhiên hỏi Mộng Trinh:

    - Gặp người quen hay họ hàng sao?

    Mộng Trinh thản nhiên trả lời:

    - Không phải họ hàng, chỉ là người quen thôi!

    - Ai vậy?

    Cùng với câu nói như tra hỏi kỳ lạ của chồng mình, Mộng Trinh thật ngạc nhiên vì có bao giờ anh Mạnh chú ý đến những điều này bao giờ đâu?

    - À.. đó là bác sĩ Cường!

    Câu trả lời của Mộng Trinh làm mặt Mạnh đỏ lên. Bình thường anh Mạnh rất điềm đạm nhưng hôm nay thái độ anh ấy khác hẳn. Trông anh ấy như tức giận.
    Mộng Trinh quan sát dáng vẻ của chồng mình và hiểu ngay có lẽ chồng mình đang ghen? Nghĩ như vậy nhưng nàng không dám cười.

    Cố giấu nụ cười thích thú, Mộng Trinh nói với chồng:

    - Hồi xưa lúc mợ bắt em đi học lớp dự bị hôn nhân ở Nhà Dòng Chúa Cứu Thế. Bác sĩ Cường cũng học lớp đó!

    Nhưng Mạnh không tin, anh cáu kỉnh nói với vợ:

    - Chắc anh ta mê em!

    Mộng Trinh nghĩ thầm thì đúng là anh Cường mê mình thật nhưng điều đó sao cấm anh ta được chứ?
    Nàng thản nhiên nói:

    - Mê hay không thì em không biết nhưng em đâu có quan tâm!

    Mạnh vẫn không buông tha:

    - Tại sao anh bác sĩ đó lại bế con mình chứ? Vô duyên quá!

    Mộng Trinh nhỏ nhẹ nói với chồng:

    - Cùng vô tình đứng xếp hàng lấy thức ăn, con gái nó đứng lâu mà trời thì nóng, nó cứ bắt em bế rồi quấy khóc! Anh ta giúp bế nó cho nó khỏi khóc. Chỉ có vậy thôi!

    Bác sĩ Mạnh suy nghĩ rất nhanh rồi nói với vợ:

    - Từ ngày mai, em và các con đợi anh về. Anh lo cho thầy mẹ anh xong rồi sẽ đưa em và các con đi lấy thực phẩm!

    Mộng Trinh cười với chồng:

    - Vậy thì tốt quá rồi! Em chờ anh!

    Tuy nói như thế nhưng nàng hơi buồn vì lúc nào anh Mạnh cũng lo cho cha mẹ anh ta trước nhất! Nay chỉ vì ghen nên mới như vậy! Nhưng nàng không thể không cười thầm!

    Tưởng vậy là yên, dè đâu Mạnh lại vẫn cà khịa với vợ:

    - Anh bác sĩ đó có vợ con chưa?

    Lần này thì Mộng Trinh bắt đầu bực mình, nàng nói hơi xẵng:

    - Có vợ con hay chưa làm sao em biết được? Anh đi mà hỏi anh ta!

    Biết là Mộng Trinh bắt đầu nóng giận nên Mạnh lùi lại không nói gì nữa!
    Đây là lần đầu tiên nàng thấy chồng mình tỏ thái độ ghen tuông như vậy! Bình thường anh Mạnh rất kiêu căng! Hôm nay thật là lạ! Nhưng thực sự Mộng Trinh không hề chú ý hay quan tâm đến anh Cường hay cuộc gặp gỡ hôm nay! Tại sao chồng nàng lại không tin?


    *


    Sau lần đó Mộng Trinh không hề gặp lại anh Cường nữa. Nhưng nàng không hề biết, ngày nào anh Cường cũng theo dõi Mộng Trinh, anh Cường chỉ đứng xa xa không để cho nàng nhìn thấy mình. Và cũng vì vậy mà anh Cường đã biết mặt người chồng của Mộng Trinh!

    Gia đình của bác sĩ Mạnh và cả gia đình của em Phong, lúc đó Phong mới lấy vợ, đều được một trường đại học Y Khoa ở Oklahoma nhận về làm residency tại đây.

    Họ rời khỏi Fort Chaffee không cùng một lúc. Cha mẹ của bác sĩ Mạnh được người con trai út đón đi sớm nhất. Kế đến là gia đình bác sĩ Mạnh. Cuối cùng là gia đình Phong và ông bà Minh.


    *


    Cuối cùng họ đều về định cư ở Oklahoma City. Ông bà Minh vì mang theo được một ít tiền nên mua căn nhà tuy nhỏ nhưng là căn nhà đầu tiên mà đại gia đình ông bà ở trên đất Mỹ. Gia đình Mộng Trinh và ông bà Minh, hai vợ chồng em Phong, đều ở quây quần trong căn nhà này.

    Mỗi ngày mọi người đều cố gắng thích nghi với đời sống mới. Học tiếng Anh là điều đầu tiên phải học, hơn nữa còn tìm hiểu văn hóa tập tục xứ này để sống cho phù hợp.

    Những con của Mộng Trinh hãy còn nhỏ chưa đủ tuổi vào trường học. Mạnh và Phong đều theo khóa huấn luyện chuyên môn tại đại học Y khoa cũng như thực tập tại các nhà thương. Được một cựu đại tá Mỹ đã về hưu bảo lãnh và giúp đỡ trong những bước đầu tiên nơi xứ lạ, ông Minh là người thích hoạt động xã hội bèn nẩy sinh ý tưởng giúp đỡ những người đồng hương tỵ nạn đến đây.

    Với sự tiếp tay của vị cựu đại tá hồi hưu Mỹ tên Watts, thêm với những cơ quan thiện nguyện Công Giáo và Tin Lành, ông Minh đã góp phần không nhỏ trong việc đưa nhiều người Việt về định cư tại đây.

    Con người kinh doanh của bà Minh không sao ngủ yên trên phần đất tạm dung này nổi, một lần theo chồng sang San Jose, California thăm gia đình bên chồng đang định cư ở đó, đến phố Tầu chơi, bà Minh đề nghị với chồng mình mua ít thực phẩm khô như bánh phở, bún, mì… v…v.. về bán lại cho người đồng hương.

    Ông Minh vừa buồn cười nhưng cũng thầm ngưỡng mộ vợ mình nên mới nói đùa:

    - Mua về rồi em bán ở đâu? Ngoài đường sao? Mỹ nó bắt vào tù đấy!

    Bà Minh nghiêm nghị nói với chồng:

    - Bán trong garage nhà mình!

    Ông Minh thấy ngay đây không phải là một ý kiến tồi mà ngược lại là một sáng kiến hay!

    - Được đấy! Nhưng chúng ta chưa hiểu luật lệ bên Mỹ như thế nào!

    Bà Minh khăng khăng giữ ý kiến của mình:

    - Thì bước đầu cứ thử đi rồi tính sau!

    Ông Minh để vợ mình thử thời vận khi mới chân ướt chân ráo đến Mỹ.
    Bà Minh còn dặn dò người tầu chủ tiệm biết nói tiếng Việt:

    - Sau này nếu tôi muốn mua tiếp với số nhiều thì ông gửi cho chúng tôi được chứ?

    Người đàn ông chủ tiệm cười xuề xòa:

    - Đương nhiên là được! Nhưng khi đặt hàng thì bà phải trả tiền trước, cả tiền cước phí nữa!

    - Được! Cho tôi số điện thoại của ông! Ông chủ tên gì vậy?

    - Tôi là Lâm! Còn bà…?

    Bà Minh dõng dạc trả lời với sự vui vẻ và phấn khởi khác thường:

    - Tôi là Minh!

    Người chủ mời chào:

    - Trong tiệm còn nhiều thứ lắm, bà xem qua rồi muốn mua thêm gì nữa không?

    - Ông cho tôi danh sách những món đồ trong tiệm của ông đi để sau này dễ cho tôi đặt hàng!

    Người chủ tiệm tìm danh sách và cả số điện thoại tiệm rồi đưa cho bà Minh. Ông ta còn khéo léo nói thêm:

    - Hợp tác vui vẻ, làm ăn lâu dài!

    Đúng kiểu nói của người tầu, bà Minh thầm nghĩ như vậy!
    Ông Minh quan sát vợ mình và thầm phục sáng kiến của bà vợ rất lanh lợi của mình.

    Bà Minh trong đầu đã hoạch định ngay sẽ biến chỗ đậu xe của căn nhà nhỏ thành một cửa hàng bán thực phẩm cho người đồng hương. Bà biết tại nơi ông bà đang ở không có một tiệm bán thực phẩm cho người Việt Nam nào cả, trừ một cửa hàng Nhật.

    Chiếc xe station wagon của ông bà Minh trên đường về chất đầy những thực phẩm khô. Ông Minh rất khỏe mạnh, mình ông lái xe suốt hơn 2 ngày, chỉ vào ngủ tạm ở khách sạn có một đêm.


    *


    Cửa hàng của bà Minh được hình thành dần dần với vài chiếc kệ sắt do ông Minh lắp ráp. Mùa hè thì cửa hàng này hơi nóng. Nhà thờ địa phương có một linh mục Việt Nam, sau mỗi tuần dự lễ chủ nhật, bà Minh tìm cách giới thiệu về cửa hàng của mình với một số những tín hữu. Những người khách hàng của bà Minh bắt đầu từ đó.

    Nhưng chỉ một hai tháng sau, những nhà hàng xóm Mỹ chung quanh khiếu nại vì nhiều xe đậu ra vào trước cửa nhà họ làm nghẽn lối đi! May là những người hàng xóm này không biết là ông bà Minh mở cửa hàng “lậu” tại nhà!
    Lúc này là lúc ông Minh khuyên vợ mình:

    - Nếu em cứ muốn tiếp tục mở cửa hàng và phát triển thì chúng ta phải mở thành một cửa hàng thực thụ, chứ không thể làm như vậy được nữa!

    Cả hai ông bà bàn tính và cuối cùng đã đi thuê chỗ mở tiệm, xin giấy phép theo đúng mọi thủ tục. Cửa hàng thực phẩm đầu tiên ở Oklahoma City bán thực phẩm cho người Việt mang tên Việt Nam ra đời. Dần dần cửa hàng của ông bà Minh bành trướng hơn, không chỉ bán thực phẩm mà còn bán đồ gia dụng và ngay cả sách báo Việt lúc đó rất hiếm quý trên đất Mỹ.

    Trong một chuyến đi khác lên Virginia trước khi mở cửa hàng, bà Minh đã mua một ít hạt giống những thứ rau và rau thơm mà người Việt xa xứ luôn tìm và mong nhớ mùi vị quê hương. Là người thích trồng trọt, bà Minh đã gieo hạt và trồng rất nhiều loại rau không chỉ để cho gia đình mà còn để bán trong chợ thực phẩm của bà, mang đến những nét độc đáo trong bữa cơm trên phần đất Mỹ mà tưởng đâu đã mang cả trời quê hương về đây!


    *


    Ông Minh vẫn miệt mài và bận rộn trong những công việc thiện nguyện giúp người đồng hương. Ông xin được quỹ tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ để lập ra thành một cơ quan với nhiều dịch vụ giúp đỡ người Việt từ công ăn việc làm đến chuyện đưa đón đi khám bệnh hay ngay cả cố vấn cho các gia đình gặp khó khăn. Đặc biệt nhất tuy là một tín hữu Công giáo thuần thành nhưng ông Minh và bạn hữu ông còn giúp phương tiện để xây chùa đáp ứng nhu cầu tâm linh của các Phật tử.

    Những chiếc rễ dần dần bám vào mảnh đất mới với nhiều cơ hội nhưng cũng là lúc gia đình Mộng Trinh dọn sang tiểu bang khác vì anh Mạnh tìm được việc làm tốt tại tiểu bang lạnh lẽo Colorado. Gia đình Phong cũng dọn đi xa vì Phong theo học nhiều ngành chuyên môn khác. Ông bà Minh tuy không còn gần gũi con cái và các cháu nhưng rất bận rộn với công việc và cũng không buồn vì có thêm nhiều bạn bè mới.

  3. #13
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    3,276
    Chương 13


    Gia đình anh Mạnh và Mộng Trinh chỉ ở Denver, Colorado có 1 năm, phần vì thời tiết quá lạnh, tuyết phủ suốt 6 tháng, phần khác vì người em trai út của anh Mạnh là bác sĩ Quân cùng cha mẹ đã dọn về tiểu bang nắng ấm hơn là California nơi có nhiều người Việt cư ngụ. Anh Mạnh bàn với vợ dọn về California sống, vả lại bác sĩ Mạnh dù được huấn luyện tại Mỹ gần đây nhưng không phải là ngành anh muốn theo đuổi! Giải phẫu thẩm mỹ vẫn là ngành bác sĩ Mạnh thấy thích hợp với mình nhất.

    Dĩ nhiên Mộng Trinh đồng ý ngay nhưng nghĩ trong thời gian đầu nếu đến California, gia đình nàng phải ở tạm nhà người em út của chồng mình. Mọi sự phải bắt đầu lại tất cả trên phần đất mới này! Mọi khó khăn rồi cũng sẽ qua thôi!

    Mộng Trinh bây giờ không còn là thiếu nữ ngây thơ hiền lành khi xưa nữa, đời sống gia đình với nhiều bổn phận phải chăm lo đã biến nàng thành một phụ nữ cứng rắn hơn tuy bề ngoài trông vẫn rất mềm mỏng, chịu đựng.
    Chỉ ở tạm nhà em trai một thời gian ngắn, bác sĩ Mạnh nhanh chóng lấy được bằng hành nghề của tiểu bang rồi thuê chỗ để mở văn phòng. Mộng Trinh phụ giúp chồng mình ở văn phòng và nàng rất đắc lực khéo léo nên bác sĩ Mạnh chỉ lo mỗi chuyện làm đẹp cho bệnh nhân, còn mọi sự khác ở văn phòng từ việc nhỏ đến việc lớn Mộng Trinh lo liệu hết.

    Ở nhà nàng cũng săn sóc các con chu đáo và thương yêu chúng vô cùng. Mộng Trinh lo từng bữa ăn ngon cho chồng và các con, dục giã các con chăm chỉ học hành để sau này thành công trên đường đời. Mọi sức lực và tình yêu nàng dành hết cho những đứa con của mình mà không hề để ý xem giữa nàng và chồng có nẩy nở tình yêu hay không? Tình yêu trai gái, tình yêu vợ chồng là một cái gì đó… thật xa vời và mông lung với nàng! Tất cả chỉ là một gia đình yên ấm đối với Mộng Trinh! Như vậy là quá đủ cho nàng!


    *


    Bác sĩ Mạnh và Mộng Trinh mua căn nhà đầu tiên là tài sản riêng của hai người chỉ trong một thời gian ngắn. Nhà có vườn cảnh và hồ cá sau nhà rất đẹp.
    Cả Mộng Trinh và anh Mạnh hợp nhau ở một điểm là yêu thích cái đẹp, yêu nghệ thuật và anh Mạnh còn có thú sưu tầm đồ cổ!

    Căn nhà lớn vừa phải đủ cho cả gia đình nhưng mọi đồ đạc trong nhà anh Mạnh và Mộng Trinh đều nhất trí là mua dần chứ không vội vì cả hai đều muốn sắm những thứ đẹp nhất mà họ muốn có!
    Anh Mạnh tuy ít nói và khó tính nhưng lại là người quảng giao, anh quen biết rất nhiều và đủ mọi giới chứ không chỉ giới hạn trong ngành nghề chuyên môn của mình.

    Khách khứa đến nhà chơi đều được dịp đi ngắm vườn bonsai với nhiều cây hiếm quý mà anh Mạnh rất chăm chút và xem từng chậu bonsai như từng đứa con của mình. Còn những đồ cổ trong nhà được sưu tập và tích tụ nhiều năm qua và được trưng bầy trong tủ kính có đèn rọi sáng. Không chỉ anh Mạnh mới giới thiệu lai lịch những món đồ cổ của mình mà Mộng Trinh còn hiểu biết nhiều hơn chồng vì nàng thích tìm hiểu và với trí nhớ rất tốt, nàng dẫn giải tỉ mỉ lịch sử của từng món đồ cổ khiến mọi người đều khâm phục. Riêng anh Mạnh những lần đó đều rất ngưỡng mộ vợ mình và phải thầm công nhận Mộng Trinh có trí nhớ quá tốt!


    *


    Mọi chuyện cứ trôi qua theo năm tháng, từng đứa con của anh Mạnh và Mộng Trinh lần lượt vào đại học. Con trai lớn sức khỏe không tốt lắm nên cả hai vợ chồng anh Mạnh không ép con phải theo đuổi ngành nghề nào cả mà chỉ để mặc con theo ý thích của nó.

    Lộc là con trai lớn nhất của Mộng Trinh và cũng là người con mà nàng yêu quý nhất. Lộc cũng ít nói như bố và bị bệnh về mắt từ lúc bẩm sinh nên thị lực của Lộc kém, nhìn phải chú ý nhiều. Bề ngoài Lộc rất giống mẹ, thanh tú và đẹp trai. Cậu con trai này ngoài giờ đi học, về nhà chỉ chăm chú vẽ dù thị lực không tốt và Lộc thích đàn piano. Mặc dù cả 4 người con đều được học thêm về âm nhạc nhưng duy chỉ có Lộc là có năng khiếu đặc biệt và rất thích nhạc. Ngay cả chơi đùa với các em, Lộc cũng không hào hứng. Làm như Lộc có một thế giới riêng và không muốn chia sẻ với ai cả, ngay cả với Mộng Trinh là người mẹ thân thiết nhất.

    Những bức tranh của Lộc vẽ thay đổi theo tâm trạng của Lộc. Nhiều bức tranh vẽ dở dang, và hầu như chẳng bức tranh nào được hoàn thành! Hay vì Lộc không hài lòng với những bức tranh do chính tay mình sáng tạo nên! Có những bức tranh với nhiều nét mạnh bạo và gam mầu u tối. Lại có vài bức tranh với mầu sắc tươi sáng rạng rỡ. Nhưng toàn là những tranh lập thể. Hay vì giới hạn của đôi mắt không được tốt lắm nên mới có những bức tranh không được hoàn thành? Nhưng cả Mạnh, Mộng Trinh và các em của Lộc đều khen ngợi những tác phẩm của Lộc, hay đó chỉ là những lời khen để khích lệ?

    Học ở trường, Lộc rất thông minh nhưng không thú vị gì với những môn học về khoa học. Chuyện học hành, Lộc rất ơ hờ và không chú tâm hay cố gắng, không xuất sắc như em trai kế mình là Vinh. Hay cũng không được như em gái Tuyết Trinh hay em trai út là Thành.

    Lộc cũng không có bạn bè. Nhiều lúc vợ chồng Mộng Trinh cứ lo âu không biết tương lai con trai lớn mình sẽ ra sao? Lên đại học, Lộc đổi hết ngành này sang ngành khác. Cha mẹ dư giả nên Lộc lại càng không chú tâm vào chuyện học cho mấy.
    Một hôm Mộng Trinh nhỏ nhẹ hỏi con trai:

    - Con thích vẽ và âm nhạc, sao con không chọn học về nghệ thuật?

    Lộc đã nhìn mẹ với ánh mắt hoài nghi:

    - Mẹ thực sự cho con làm theo ý mình sao?

    Mộng Trinh gật đầu:

    - Cứ làm theo ý con muốn!

    - Vậy tại sao mẹ lại bắt Vinh và Thành phải theo ngành của bố?

    Chưa bao giờ thấy Lộc vặn hỏi mình như vậy, Mộng Trinh hết sức ngạc nhiên:

    - Mẹ đâu có bắt các con em phải học y khoa đâu? Mẹ chỉ khuyên thôi!

    Lộc vẫn nghi ngại nhìn mẹ mình:

    - Mẹ chỉ khuyên thôi sao? Con thấy những lời khuyên của mẹ là những mệnh lệnh!

    Mộng Trinh sững sờ trước thái độ của Lộc. Ngày hôm nay Lộc là một ai khác, không phải là đứa con ngoan ngoãn ít nói mà nàng yêu thương nhất. Nàng chưa tìm được lời nói nào để biện minh cho mình thì Lộc lại hỏi tiếp với vẻ công kích:

    - Tại sao mẹ không khuyên con nên học y khoa như nói với các em của con?

    Mộng Trinh tìm cách chống đỡ:

    -Mẹ chỉ thấy những ngành đó hợp với Vinh và Thành. Vừa cứu nhân độ thế mà cũng thực tế nữa, không sợ bị thất nghiệp!

    Bỗng nhiên Lộc không nhìn mẹ mình nữa mà đổi thái độ, lí nhí nói:

    - Tại vì mẹ thấy mắt con kém nên mẹ mới không ép con sao?

    Nghe đến đây Mộng Trinh thương con muốn đứt ruột, nước mắt ràn rụa, nàng ôm lấy Lộc và thổn thức:

    - Đúng là như vậy! Bố mẹ chỉ mong con khỏe mạnh… còn con muốn làm gì với cuộc đời con thì con cứ làm… bố mẹ sẽ không ngăn cản con…

    Lộc vỗ vỗ lưng mẹ khi thấy mẹ khóc vì mình.

    - Mẹ.. mẹ đừng khóc! Con xin lỗi mẹ… hôm nay tâm trạng con không được tốt…

    Mộng Trinh buông Lộc ra, hỏi con trai:

    - Có chuyện gì sao?

    Lộc không trả lời.
    Mộng Trinh không buông tha, nàng nhìn con trai với ánh mắt lo âu và thương cảm:

    - Có ai bắt nạt hay nói gì con sao? Kể cho mẹ nghe! Con biết là con có thể cho mẹ nghe bất cứ chuyện gì. Bất cứ chuyện gì? Mà nếu con muốn mẹ giữ bí mật cho con thì đương nhiên là mẹ làm được!

    Lộc vẫn không nói gì.
    Mộng Trinh nghĩ ngay, với tuổi này hay là Lộc thích một cô gái nào chăng?

    - Này Lộc… con có thích cô bạn nào không?

    Lộc nhìn mẹ đỏ mặt và mím môi nhất định không chịu nói.
    Mộng Trinh nhìn vẻ mặt con trai và thấy là điều mình suy diễn là đúng. Lộc đã thích một ai đó!
    Nàng tìm cách khác khi nói với con trai:

    - Có muốn mẹ giúp không? Chỉ có phụ nữ mới hiểu phụ nữ! Con thích một thiếu nữ nào sao? Kể cho mẹ nghe về cô ấy?

    Lộc dịu dàng nhìn mẹ và hiểu được những tình cảm đặc biệt mà mẹ vẫn luôn dành cho mình.

    - Cô ấy học cùng trường đại học với con nhưng học ngành khác.

    - Vậy sao? Cô ấy tên gì? Là người Việt hay Mỹ?

    - Tên cô ấy là Liên, Mai Liên. Cô ấy đang học về sinh hóa, biochemistry. Liên dễ thương và hiền lắm mẹ à. Mai Liên muốn trở thành một bác sĩ nhi khoa. Cô ấy rất tốt bụng!

    Mộng Trinh tươi nét mặt hỏi lại con trai:

    - Một người con gái tốt bụng và hiền hậu là ưu điểm lớn! Con thích Mai Liên ư?

    - Con thích Liên lắm! Tụi con cũng mới chỉ quen nhau đây thôi!

    Mộng Trinh khéo léo nói với Lộc:

    - Mẹ cũng nghĩ là Mai Liên có cảm tình với con!

    Lộc ngạc nhiên nhìn mẹ mình:

    - Sao mẹ biết được? Mẹ có gặp Mai Liên bao giờ đâu mà nói như thế?

    - Một người thanh niên đẹp trai và tài hoa như con của mẹ thì cô gái nào mà chẳng thích chứ?

    Lộc hơi mỉm cười:

    - Mẹ nói thật sao? Con… không nghiêm túc và chăm chỉ như các em! Con chẳng có một mục tiêu nào trong tương lai… Rồi đôi mắt của con nữa!

    - Đôi mắt con thì sao chứ?

    Lộc buồn bã nói với Mộng Trinh:

    - Con chỉ sợ một ngày nào đó trong tương lai con sẽ… không còn nhìn thấy gì nữa!

    Mộng Trinh nghiêm giọng cả quyết với con trai:

    - Ai bảo như vậy? Ngay bác sĩ chuyên môn chữa cho con còn không nói điều này! Đấy là tự con nghĩ như vậy thôi Lộc à! Con nghĩ sai rồi! Hoàn toàn không đúng!

    Lộc nắm tay mẹ mình bóp mạnh:

    - Cám ơn mẹ đã động viên tinh thần cho con!

    - Đừng để những suy nghĩ tiêu cực và sợ hãi vu vơ làm hỏng đời con! Chính vì những ý nghĩ này mà con không còn thiết tha nghĩ đến tương lai sao? Thật vô lý! Học hành chăm chỉ thì có thể đạt được mục tiêu nhưng những tài về âm nhạc hay hội họa thì không phải ai cũng làm được hay cố gắng cũng làm được! Con có hiểu không? Hãy phát triển tài năng của mình chứ không phải để những âu lo làm cản đường con được! Con có hiểu mẹ nói gì không?

    - Con cám ơn mẹ!

    Mộng Trinh còn an ủi con trai:

    - Cũng đừng so sánh mình với người khác. Ai cũng có cái hay cái dở! Con nên tự hào về mình thay vì có những suy nghĩ lệch lạc như vậy!

    - Mẹ nghĩ Mai Liên sẽ thích con nếu con chọn học về nghệ thuật sao?

    - Tại sao không chứ? Hai người có thể bổ sung cho nhau!

    Mộng Trinh lại nói tiếp:

    - Mời Mai Liên về nhà ăn cơm! Mẹ muốn gặp gỡ con bé!

    - Mẹ nghĩ cô ấy sẽ nhận lời sao?

    Mộng Trinh hơi bực mình trước thái độ nhút nhát của con trai:

    - Thì cứ thử! Mời một lần chưa được thì mời lần khác nữa!

    Lộc cười với mẹ:

    - Được rồi! Con sẽ mời Mai Liên tới nhà mình cuối tuần này mẹ nhé?

    Mộng Trinh tươi nét mặt vỗ vai con trai khích lệ:

    - Mẹ chắc chắn Mai Liên sẽ rất vui khi con mời cô ấy tới nhà mình ăn cơm. Cứ nói với cô ta là bố mẹ sẽ rất vui khi cô ấy đến ăn cơm với gia đình chúng ta.

    Khi ra khỏi phòng của Lộc, Mộng Trinh cười thầm cho mình của hiện tại và Mộng Trinh của ngày mới lớn! Có lẽ Lộc nó giống nàng nên nhút nhát! Bây giờ Mộng Trinh đã thay đổi nhiều! Cuộc đời và hoàn cảnh đã nhào nặn cho nàng thành một người vợ và một người mẹ kiên cường.

    Nàng nghĩ chồng mình sẽ rất vui mừng khi thấy Lộc đã bắt đầu thích con gái! Vinh và Thành thì chú tâm học hành cũng chưa nghĩ đến chuyện bạn gái. Nhưng nàng còn phải lo cho Tuyết Trinh sau khi con bé tốt nghiệp. Tuyết Trinh là con gái duy nhất, mà con gái thì rất đáng thương nếu như không được hạnh phúc trong đời sống hôn nhân. Nàng sẽ tìm cho con gái một người chồng xứng đáng!

    Vừa nghĩ đến đây, Mộng Trinh lại cười thầm cho chính mình! Nàng đang cũng có những suy nghĩ như cha mẹ mình ngày xưa! Thật đúng là những bước chân đi trước cũng đang níu kéo nàng theo những chiều hướng đó. Thử đặt bước chân mình vào vết chân của cha mẹ rồi sẽ hiểu cho lòng của cha mẹ mình!


    *


    Mai Liên đã bước vào gia đình Mộng Trinh với sự ân cần nhẹ nhàng dành cho Lộc rất tự nhiên. Cả gia đình Mộng Trinh đã vồn vã đón tiếp Mai Liên, cô gái 20 tuổi rất hồn nhiên và chân thành, như thể đây không phải là lần đầu tiên cô bé đến đây.

    Riêng Lộc rất vui mừng khi ngỏ lời mời Mai Liên đến nhà mình ăn cơm tối cùng gia đình mà nàng nhận lời ngay. Bước đầu dễ dàng như vậy làm Lộc mạnh bạo chia sẻ tình cảm kín đáo của mình với Mai Liên mà không còn ngại ngùng.

    Cả bác sĩ Mạnh và Mộng Trinh đều xem như Mai Liên là con dâu của mình! Mai Liên rất hồn nhiên chuyện trò với những người em của Lộc. Và có lẽ đây là người khách được cả gia đình Mộng Trinh yêu quý nhất, hơn cả những người thân trong họ hàng hai bên.

    Tình cảm giữa Lộc và Mai Liên cứ triển nở dần theo năm tháng vun bồi. Đến khi Mai Liên tốt nghiệp cử nhân sinh hóa cũng là lúc Lộc cũng tốt nghiệp cử nhân về nghệ thuật. Lộc cứ thay đổi ý thích nên mới ra trường muộn. Hai người mỗi hướng đi nhưng tình cảm dành cho nhau vẫn nồng đậm.

    Vợ chồng Mộng Trinh đỡ phải lo âu cho Lộc.

  4. #14
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    3,276
    Chương 14


    Một ngày cuối tuần Mộng Trinh và chồng về bên nội ăn cơm tối cùng gia đình như thường lệ mỗi 2 tuần lại họp mặt.
    Vợ chồng Mộng Trinh vì kẹt xe nên đến hơi trễ. Cả gia đình bên chồng Mộng Trinh đang tụ họp ở phòng khách chờ đợi người con cả là bác sĩ Mạnh. Hôm nay nhà chồng Mộng Trinh có một người khách đặc biệt, một vị linh mục cùng quê với bố mẹ chồng nàng.
    Vợ chồng Mạnh vừa vào đến phòng khách, mẹ chồng Mộng Trinh đã đon đả giới thiệu:

    - Thưa Cha, đây là con cả của chúng con là bác sĩ Mạnh và vợ của cháu. Anh Mạnh, thầy mẹ giới thiệu với các con linh mục Chính. Cha cùng quê với thầy mẹ. Thầy mẹ cũng biết gia đình ông bà cố từ lâu, nay lại có dịp gặp ở đây.

    Bác sĩ Mạnh vui vẻ lại gần bắt tay linh mục Chính, niềm nở nói với khách:

    - Rất hân hạnh được gặp Cha. Hôm nay Cha là khách quý của gia đình chúng con.

    Riêng Mộng Trinh chỉ cúi đầu nói lời chào rất khẽ vì nàng vừa sửng sốt vừa… hơi hốt hoảng khi gặp lại thầy Chính… bây giờ đã thành linh mục! Tại sao lại hốt hoảng thì nàng không rõ nhưng Mộng Trinh không thể quên mảnh giấy thầy Chính đã đưa cho nàng và nội dung trong tờ giấy đó dù thời gian qua đã lâu!

    Cha Chính cũng xã giao không kém khi bắt tay bác sĩ Mạnh. Với Mộng Trinh thì cha Chính cũng chỉ gật đầu chào.
    Ngồi ăn cơm, bác sĩ Mạnh và cha Chính trò chuyện rất rôm rả và có vẻ như hai người rất hợp nhau.

    Suốt bữa ăn tối Mộng Trinh ăn rất ít, nàng nuốt không trôi và cũng có phần hơi bực bội trong lòng khi gặp lại “cố nhân”!
    Khi ra về Mộng Trinh còn bực hơn khi nghe chồng mình mời vị linh mục này đến nhà.
    Bác sĩ Mạnh nói với cha Chính:

    - Mời Cha đến nhà dùng bữa với gia đình chúng con. Nhà con làm cơm rất ngon! Gia đình chúng con rất hân hạnh tiếp đón Cha.

    Cha Chính nhận lời ngay.

    - Tôi rất hân hạnh đến nhà bác sĩ mới phải chứ! Lại còn được ăn cơm do chính tay bà bác sĩ nấu nữa thì nhất rồi! Là linh mục như tôi, được ăn bữa cơm gia đình thấy thật hạnh phúc!

    Những lời nói của Cha Chính dường như chỉ có Mộng Trinh là người hiểu nhất cả nghĩa đen và nghĩa bóng!
    Bác sĩ Mạnh nói ngay:

    - Ngày mai buổi trưa hay buổi tối thì tiện cho Cha?

    - Xin cho tôi buổi tối nếu không có gì bất tiện.

    - Được chứ! Cha có cần đi đón không?

    Cha Chính cười nói ngay:

    - Tôi có xe. Xe đi mượn thôi vì tôi chỉ ở đây có vài hôm đi công tác cho nhà dòng. Bác sĩ cho địa chỉ và giờ, tôi sẽ đến đúng hẹn.

    - Vậy thì tốt quá! Gặp Cha ngày mai!

    Lúc lên xe đi về nhà, Mộng Trinh càu nhàu chồng:

    - Chưa gì anh đã mời ông Cha mà không hỏi ý em trước!

    Bác sĩ Mạnh ngạc nhiên trước thái độ của vợ mình:

    - Anh tưởng em thích mời mấy cha cố đến nhà! Mọi khi em đâu có như vậy? Em không thích Cha Chính à? Anh thấy ông ta cũng được, một con người học rộng hiểu nhiều và có đầu óc phóng khoáng. Anh rất thích Cha Chính!

    Mộng Trinh còn có thể nói gì nữa bây giờ!
    Bác sĩ Mạnh vẫn vô tư nói với vợ:

    - Có dịp để em trổ tài nấu nướng! Anh không nịnh em đâu nhưng em có những món đặc biệt không nơi nào có! Mời ông ấy đi ăn tiệm thì cũng thường thôi!

    Mộng Trinh biết ý chồng mình là còn có ý muốn khoe những cây bon sai và đồ cổ nữa!


    *


    Trong bóng đêm, Cha Chính lái xe về nhà người họ hàng. Được Nhà Dòng cử đi công tác nên chỉ ở lại đây vài ngày. Xong việc thì về lại Nhà Dòng.

    Con đường về nhà họ hàng dường như dài hơn và Cha Chính có cảm giác như mình đang lái xe chạy ngược về quá khứ, về miền ký ức đã được chôn vùi từ lâu.

    Nhưng dù cho ký ức có khơi dậy thì chỉ là những bóng mờ, Cha Chính rất bình thản khi nhìn lại. Đó chỉ là một bước hụt trước một ngã rẽ có thể đi đến những sai lầm đáng tiếc! Nhưng mình đã chọn hay đã được dẫn dắt về con đường mà Chúa đã dành cho mình và bảo vệ mình suốt đi. Mộng Trinh của miền ký ức và Mộng Trinh của hiện tại là hai hình ảnh khác nhau hoàn toàn!

    Không bao giờ nghĩ là sẽ gặp lại Mộng Trinh lần nào nữa, vậy mà không ngờ! Gặp lại sự cám dỗ năm nào vậy mà không chút xao xuyến! Hay đó chỉ là sự bồng bột nhất thời của tuổi trẻ? Bất kể đó là gì nhưng đã qua, qua thật rồi! Có hối tiếc về những bầy tỏ ngày đó không, Cha Chính tự hỏi lòng mình lúc này?

    Những đèn đường hai bên như soi rọi cho một câu trả lời. Có cần phải trả lời chính mình không vậy nhỉ? Không hối tiếc, không hề hối tiếc!
    Cha Chính nghĩ như vậy và bình tâm lái xe về nhà người họ hàng. Dường như miền ký ức đó dù không tan biến nhưng đã bị chôn vùi thực sự. Mà có khơi dậy thì cũng chỉ là những tro tàn, không chút ánh lửa, dù chỉ là lập lòe.


    *


    Bác sĩ Mạnh nghe chuông cửa vang lên liền vội vã ra mở cửa.
    Cha Chính đang đứng chờ trước cửa nhà trên tay còn cầm một bó hoa tươi.

    Mạnh rất ngỡ ngàng khi nhìn thấy bó hoa tươi rất đẹp trong tay Cha Chính và nghĩ thầm: Ông Cha này rất khéo léo, tinh tế và xã giao! Mạnh lại càng có nhiều cảm tình hơn với Cha Chính! Bình thường các ông Cha như bố người ta và rất kiêu ngạo! Thật lạ lùng!

    Cha Chính cười tươi nói với Mạnh:

    - Được ông bà bác sĩ mới đến nhà dùng cơm, tôi chẳng có quà gì, chỉ biết mua bó hoa này biếu ông bà gọi là lời cám ơn!

    Mạnh vui vẻ mở rộng cửa mời Cha Chính vào bên trong nhà.

    - Cha đâu có phải làm như vậy! Nhà chúng con chưa bao giờ được một vị tu sĩ nào tặng cho món quà như vậy! Thật hân hạnh quá!

    Bác sĩ Mạnh lớn tiếng gọi vợ mình:

    - Em ơi! Cha Chính đến rồi đây! Cha còn cho hoa tươi đẹp quá này!

    Mộng Trinh đi ra đón khách. Nàng gượng gạo mỉm cười với khách.

    - Cám ơn Cha đến chơi còn cho hoa!

    Cha Chính vẫn thản nhiên nói với Mộng Trinh:

    - Có gì đâu! Gọi là có chút quà!

    Quay sang Mạnh, Cha Chính khen:

    - Nhà ông bà đẹp quá! Vừa vào đến cửa là đã thấy mùi thơm! Chắc bà bác sĩ khéo nấu nướng lắm! Ông bác sĩ thật may mắn!

    Mộng Trinh nhận bó hoa tươi và đem vào trong bếp tìm lọ hoa để cắm hoa.
    Có lẽ chỉ là tình cờ nhưng những loại hoa Cha Chính mua đều là những loại hoa nàng ưa thích. Sự khó chịu của ngày hôm qua cũng đã tan biến.

    Bình hoa tươi được đặt giữa bàn ăn. Những món ăn do chính tay Mộng Trinh làm lần lượt được mang ra.
    Các con nàng đều không có nhà vào tối chủ nhật. Bàn ăn chỉ có 3 người.
    Mạnh rất sành rượu, món nào rượu vang đó. Tửu lượng của Cha Chính và Mạnh đều rất khá.
    Cha Chính nói ngay:

    - Cứ để cho tôi tự nhiên! Xin đừng tiếp tôi!

    Vừa ăn Cha Chính vừa khen không phải khách sáo mà thật lòng:

    - Món nào cũng ngon! Bà bác sĩ thật khéo làm! Có lẽ đây là bữa ăn ngon nhất trên đời mà tôi được thưởng thức!

    Thái độ bình thản và những lời khen rất chân thật của Cha Chính làm Mộng Trinh thấy dễ chịu hơn. Chắc ông ta không còn nhớ chuyện cũ nữa, Mộng Trinh nghĩ thầm như vậy nên cũng thoải mái hơn tuy nàng rất ít nói.

    Bác sĩ Mạnh và Cha Chính nói chuyện với nhau rất tâm đắc. Rượu vào lời ra, thật đúng như vậy!
    Cha Chính nói về những bức tranh treo trong nhà của bác sĩ Mạnh làm chủ nhà rất đắc ý. Kiến thức về hội họa của vị linh mục này thật sâu rộng. Những nhận xét của ông ta rất mới mẻ nhưng xác đáng. Bác sĩ Mạnh có cảm tưởng như mình đã được gặp một tri kỷ và càng quý mến Cha Chính hơn nữa! Không ngờ khi nói về bon sai, những hiểu biết của Cha Chính làm Mạnh ngạc nhiên vô cùng.

    - Cha cũng chơi bon sai sao, vả nghệ thuật hội họa nữa, Cha rất sành sỏi?

    Cha Chính cười nói với Mạnh:

    - Người tu hành như tôi làm sao mà chơi bon sai hay sưu tập hội họa như bác sĩ được chứ!

    - Nhưng sao Cha biết nhiều về bon sai hay hội họa như vậy chứ?

    - Tôi là một con mọt sách! Tôi thích tìm hiểu đủ mọi thứ! Chúa cho tôi có trí nhớ khá nên đọc gì thì nhớ đó!

    Mạnh gật gù:

    - Cha hay thật!

    Cha Chính chỉ cười trước lời khen đó của Mạnh.
    Mạnh còn nói thêm:

    - Nói chuyện với Cha lắm lúc tưởng rằng Cha không phải là linh mục!

    Lần này thì Cha Chính cười lớn tiếng:

    - Thật sao? Chúng tôi cũng chỉ là những con người như mọi người!

    Mạnh nói đùa:

    - Cha nói vậy nghĩa là sao?

    Cha Chính chép miệng:

    - Thì chúng tôi cũng trải qua đủ mọi cảm xúc như mọi người bình thường! Cũng biết sướng, khổ, đau đớn… đủ cả!

    - Đấy chỉ là những điều bình thường, nhưng con nhận ra Cha khác với những linh mục khác mà con đã gặp! Cha rất phóng khoáng!

    Vẫn nụ cười hào sảng đó, Cha Chính tâm sự với Mạnh như nói với một người bạn thân thiết, như đàn ông nói chuyện với đàn ông và hoàn toàn quên hẳn sự có mặt của Mộng Trinh:

    - Chỉ tại vì tôi nói ra những suy nghĩ của mình. Còn những vị khác họ không nói ra thôi!

    Mạnh vặn hỏi vì tò mò:

    - Nghĩa là sao Cha?

    - Nghĩa là tôi cũng bị cám dỗ! Điều đó thường thôi phải không? Sự cám dỗ luôn luôn rình rập tất cả mọi người mà chúng tôi không phải là ngoại lệ!

    Mạnh cười ha hả và rất thích thú trước sự chân thật của Cha Chính.

    - Bác sĩ có tin tôi đã từng lao đao vì một ánh mắt, một nụ cười không?

    Lần này Mạnh ngửa cổ ra sau cười lớn tiếng hơn nữa.

    - Thật sao Cha?

    Mộng Trinh khéo léo đứng dậy vào bếp để mặc hai người đàn ông nói chuyện. Nàng không muốn nghe.
    Không thấy Cha Chính nói gì, Mạnh lại đưa đẩy vì tò mò:

    - Chuyện Cha nói là khi Cha còn trẻ sao? Lúc đó Cha đã thành linh mục chưa?

    Cha Chính mơ màng như nhớ lại:

    - Lúc đó tôi mới chỉ là Thầy Chính, còn trẻ, rất trẻ!

    Mạnh lại moi móc:

    - Nhưng chắc thầy Chính lúc đó chỉ lao đao thôi nên bây giờ mới thành linh mục được!

    Không có sự có mặt của Mộng Trinh nữa, Cha Chính thản nhiên kể:

    - Đâu phải chỉ lao đao không thôi đâu! Nó đã thành một ám ảnh đeo bám tôi! Sự cám dỗ của Eva đối với Adam thật kinh khủng!... Kinh khủng đến độ có lúc tôi tưởng mình sẽ bị ngã gục!

    Nhìn vẻ mặt Cha Chính lúc đó càng làm Mạnh muốn biết thêm vì tò mò:

    - Chắc người thiếu nữ đó đẹp lắm hả Cha?

    Cha Chính có vẻ trầm ngâm khi nhớ lại:

    - Đẹp. Trong sáng. Thanh thoát. Làm người ta si mê nhưng lại không dám đụng vào! Một cái đẹp thanh cao, huyền hoặc như không có thật!

    - Rồi sao Cha?

    Cha Chính nhìn Mạnh rồi cười:

    - Chẳng sao cả!

    Mạnh vẫn không chịu thua:

    - Người thiếu nữ đó biết là Cha có tình cảm với cô ta không?

    Cha Chính nhìn bác sĩ Mạnh rồi suy nghĩ chắc không bao giờ ông ta có thể ngờ được người thiếu nữ đó chính là Mộng Trinh, là vợ ông ta!

    - Biết!

    Mạnh kêu lên:

    - Hấp dẫn thật! Phản ứng của cô ta thế nào?

    - Tôi không biết!

    Mạnh ngạc nhiên hỏi lại:

    - Tại sao Cha lại không biết? Người thiếu nữ đó không nói gì sao?

    - Tôi chỉ bầy tỏ một cách gián tiếp vì tôi không có can đảm để đối diện với sự cám dỗ đó!

    - À ra là thế! Nhưng sau đó Cha có gặp lại cô ta không?

    Cha Chính lắc đầu:

    - Khi thấy sự cám dỗ từ người thiếu nữ đó trở thành một nỗi ám ảnh và vì muốn giải tỏa được điều này tôi đã chọn sự bộc lộ tình cảm của mình. Khi hành động như thế tôi đã dứt khoát cắt bỏ nỗi ám ảnh đó và trở về với lý tưởng mà tôi hằng đeo đuổi! Vả lại Chúa đã chọn tôi! Ngài đã giúp tôi cự tuyệt với sự cám dỗ đó! Một khi tôi đã quyết định từ bỏ thì tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ gặp lại người thiếu nữ này nữa!

    Nghe Cha Chính nói vậy, Mạnh mới tin rằng thực sự muốn trở thành linh mục và bền đỗ với thiên chức này thì phải có ơn gọi thiêng liêng!
    Tưởng đâu câu chuyện về cám dỗ mà Cha Chính kể chấm dứt ở đó nhưng nào ngờ Cha Chính lại tâm sự tiếp mà không cần Mạnh hỏi.

    - Vậy mà tôi lại gặp lại cố nhân!

    Mạnh kêu lên:

    - Trời! Có thật không Cha?

    Cha Chính gật đầu:

    - Đúng vậy!

    Sự tò mò trong Mạnh lại nổi lên khi hỏi:

    - Cảm giác thế nào khi gặp lại cố nhân hả Cha?

    Cha Chính cười:

    - Rất vui!

    - Hai người có nói chuyện với nhau nhiều không?

    - Chỉ vài câu!

    - Cha không bị cám dỗ nữa sao?

    Hỏi xong, Mạnh cười lớn.
    Cha Chính rất nghiêm trang khi trả lời Mạnh:

    - Tôi vui vì thấy mình được giải thoát thật sự khỏi sự cám dỗ và ám ảnh đó. Gặp lại cố nhân thì cũng như gặp lại những người quen cũ. Không sao cả! Mà bác sĩ biết không, tôi cũng mong là cố nhân cũng có những suy nghĩ như tôi!

    - Cha nghĩ như vậy nhưng người ta thì chưa chắc!

    - Chắc chắn chứ! Ngày xưa khi người thiếu nữ ấy mới lớn, lời tỏ bầy của tôi chắc chỉ như gió thoảng qua tai, không gây ảnh hưởng gì cho cô ấy. Nên chuyện gặp gỡ lại một cách tình cờ thỉ cũng chỉ như cơn gió thoảng một lần nữa mà thôi! Vả lại một hạnh phúc gia đình thật sự mà cô ta đang có thì chuyện năm xưa nếu có nhớ lại thì cũng chẳng là gì cả! À mà này nẫy giờ tim gan phổi phèo của tôi đều bị bác sĩ Mạnh moi móc! Chuyện của tôi thế là hết rồi đấy!

    Mạnh và Cha Chính đều cười sảng khoái rồi đổi đề tài nói sang chuyện chính trị và thời thế.
    Mọi lời Cha Chính nói ra, Mộng Trinh đều nghe rõ mồn một. Nàng thấy dễ chịu hơn nhiều.

    Khi trời đã khuya, Cha Chính xin phép cáo từ. Vợ chồng Mạnh tiễn Cha ra tận xe.
    Lúc vào nhà, Mạnh nói với Mộng Trinh:

    - Chưa bao giờ gặp một ông linh mục nào như ông này! Anh rất thích Cha Chính!

    Mộng Trinh không nói lời nào nhưng nàng thấy nhẹ lòng.


  5. #15
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    3,276
    Chương 15


    Ngày đám cưới con trai đầu lòng là Lộc là ngày mà Mộng Trinh và Mạnh vui mừng còn hơn là chính chú rể! Từ bây giờ Lộc và Mai Liên sẽ chăm sóc nhau, vun xới gia đình nhỏ bé của họ. Mộng Trinh nhìn thấy hạnh phúc của con trai trên gương mặt sáng rỡ, những mặc cảm sợ hãi vì sợ sẽ mất thị giác một ngày nào đó không còn nữa! Mai Liên đã lấp đầy những khoảng trống từng dằn vặt Lộc và biến đổi Lộc thành một chàng trai khác! Trong thâm tâm của một người mẹ, Mộng Trinh biết ơn sự có mặt của Mai Liên, cảm kích sự chân thành thương yêu mà cô con dâu này dành cho con trai mình.

    Sau đám cưới của Lộc và Mai Liên thì sức khỏe của Mộng Trinh không còn được như trước với những cơn đau bất chợt từ đầu gối và hai chân là những di chứng còn lại của tai nạn xe năm xưa. Những tưởng thỉnh thoảng mới bị đau nhưng không ngờ những cơn đau này ngày càng gia tăng làm nàng mất ngủ và yếu hẳn đi!

    Mộng Trinh là một phụ nữ bề ngoài trông yếu đuối nhưng thực sự rất kiên cường. Nàng không hề kêu rên hay kể lể về những cơn đau của mình mà cứ nghiến răng chịu đựng một mình. Những loại thuốc uống giảm đau chỉ giúp ích được phần nào!
    Mạnh và các con không hề biết rõ những cơn đau hành hạ Mộng Trinh ra sao vì nàng không hề hé môi! Bề ngoài Mộng Trinh vẫn đẹp đẽ tươi cười như một người khỏe mạnh và đang hạnh phúc vô cùng!

    Những đau đớn về tinh thần không ghê gớm bằng cái đau thể xác vì cảm nhận được, điêu đứng khốn nạn vì những cơn đau kéo dài trước sự bất lực của người bị đau.
    Một hôm vào ngày cuối tuần con trai thứ nhì là Vinh lúc này vừa tốt nghiệp bác sĩ chuyên về bệnh già về thăm nhà, nhất là thăm mẹ, người mà Vinh yêu quý vô cùng vì biết mẹ mình luôn luôn hy sinh thì giờ, tiền bạc và có lẽ cả mạng sống cho gia đình và anh em Vinh được như ngày hôm nay.

    Vừa vào đến nhà, Vinh nghe tiếng mẹ mình hét trên lầu! Vinh chạy vội lên gác, chẳng kịp khóa cửa ngoài. Không biết có chuyện gì bất trắc xẩy ra cho mẹ mình với tiếng hét thất thanh đó!

    Vào phòng, thấy mẹ nằm trên giường, tóc xõa khắp mặt gối. Vinh không tin rắng tiếng hét vừa rồi là từ mẹ mình!
    Quỳ xuống bên cạnh giường, Vinh ân cần hỏi mẹ mình:

    - Mẹ có sao không?

    Mộng Trinh lim dim mở mắt nhìn Vinh. Gương mặt non trẻ hơn số tuổi, dáng vẻ lo âu đầy vẻ băn khoăn lo lắng của Vinh làm Mộng Trinh xúc động quá sức! Người luôn luôn lo lắng cho nàng nhiều nhất trong gia đình luôn luôn là Vinh! Hơn bố, hơn anh và các em! Đến giờ Vinh vẫn chưa có bạn gái vì chưa tìm được thiếu nữ nào như mẹ mình!

    Mộng Trinh gượng ngồi lên vì không muốn làm cho Vinh lo âu:

    - Mẹ không sao! Cơn đau qua rồi!

    Vinh hiểu ngay vì sao mẹ mình hét lúc nãy! Chỉ vì quá đau!

    - Mẹ uống thuốc chưa? Con đi lấy nước!

    Mộng Trinh dịu dàng nói với Vinh:

    - Mẹ uống thuốc từ sáng, bây giờ uống thuốc sớm vài tiếng có được không?

    Vinh gật đầu:

    - Được! Để con đi vắt nước cam cho mẹ. Mẹ đợi rồi uống thuốc nhé!

    Nhìn thấy Vinh, cơn đau của Mộng Trinh dường như giảm bớt!
    Nàng nhìn con búp bê để đầu giường. Đó là một con búp bê con trai với gương mặt bụ bẫm, có đôi môi dưới hơi trề và nhìn rất hiền hậu mà Mộng Trinh thường cho rằng rất giống Vinh khi còn nhỏ! Đứa bé trai ngày nào mập mạp, xinh đẹp và rất thảo lảo không chỉ với anh và các em, nhưng với tất cả mọi người chung quanh! Mới đây một vài tháng trước, khi về nhà nhìn thấy người hàng xóm đang khuân đồ, Vinh chạy sang giúp bưng những đồ nặng. Hàng xóm ai cũng thích Vinh!

    Liệu Vinh có tìm được một cô gái như Mai Liên không? Có một lần đề cập đến chuyện bạn gái hay lấy vợ, Vinh gạt phắt đi không muốn nhắc đến.
    Vinh đưa ly nước cam vắt cho mẹ uống cùng với thuốc giảm đau.

    - Mẹ uống sẽ đỡ hơn!

    Mộng Trinh nhỏ nhẹ nói với con trai:

    - Cám ơn con! Nhìn thấy con là mẹ thấy đỡ đau!

    Vinh cười với mẹ mình và nghĩ trong lòng không biết mẹ mình nói thật hay nói đùa!

    -Tuần này con nghỉ được 2 ngày liền, sẽ ở nhà với mẹ. Cần gì cứ nói với con!

    Mộng Trinh âu yếm nhìn con trai và thầm tạ ơn Chúa đã ban cho nàng một người con hiếu thảo như vậy!
    Nàng nói với con:

    - Bây giờ công việc con tính thế nào?

    - Con đã xin được việc làm trong một tổ hợp y tế lớn nhất ở California, lương cũng khá, chỉ phải ở xa thôi!

    Mộng Trinh lo âu hỏi con trai:

    - Xa là xa bao lâu?

    Vinh trấn an mẹ mình:

    - Khoảng gần 2 tiếng lái xe thôi!

    - Vậy thì con phải tính đến chuyện mua nhà ở đó thôi chứ thời gian đi lại như thế quá nhiều!

    Vinh băn khoăn:

    - Con thuê nhà cũng được mà!

    Mộng Trinh lắc đầu:

    - Mua nhà cũng là đầu tư! Còn thuê nhà thì tiền đó chỉ mất đi!

    Vinh ngần ngừ:

    - Nhưng mà…

    Hiểu ý con trai, Mộng Trinh nói ngay:

    - Để bố mẹ giúp con, không sao cả! Bố mẹ sẽ cho con phần đặt cọc mua nhà với số tiền kha khá rồi con chỉ đi vay phần nào trả hàng tháng. Đi làm có nhiều tiền rồi thì thu ngắn nợ lại mà trả hết!

    Vinh ngượng ngùng:

    - Bố mẹ đã lo cho con, cho anh Lộc và các em ăn học tốn kém bao lâu nay rồi, bây giờ con đã ra trường mà bố mẹ vẫn còn lo cho con sao? Rồi còn các em nữa chứ?

    Mộng Trinh gạt đi:

    - Bố mẹ lo được! Đứa nào bố mẹ cũng lo cho đầy đủ như thế mới yên lòng!

    Vinh biết đây mới là ý của mẹ nhưng chàng cũng biết từ xưa đến giờ mọi quyết định về tiền bạc và con cái đều do mẹ mình định đoạt mà bố không hề phản đối.

    - Con cám ơn bố mẹ! Sau này con sẽ trả lại cho bố mẹ, mẹ à!

    Mộng Trinh bật cười:

    - Không cần trả! Đây cũng là bố mẹ đầu tư đấy Vinh à!

    Cả hai cùng cười thoải mái trước câu nói vừa nửa đùa nửa thật của Mộng Trinh!

    - Mẹ thấy đỡ đau chưa?

    Mộng Trinh nói cho Vinh an lòng:

    - Đỡ rồi! Cám ơn con!

    - Chiều nay mẹ đi lễ được không? Con đưa mẹ đi!

    Mộng Trinh vui vẻ gật đầu:

    - Chắc được! Thuốc ngấm một lúc sẽ đi được!

    - Vậy mẹ nghỉ ngơi, gần đến giờ con sẽ nhắc!

    Mộng Trinh gật đầu.
    Ra đến cửa phòng, Vinh ngoái lại hỏi mẹ:

    - Bố đâu rồi mẹ?

    - À bố đi chơi với mấy người bạn, tối không ăn cơm nhà!

    Vinh gật đầu không nói gì.
    Sự hiện diện của Vinh làm Mộng Trinh thấy khỏe hẳn lên. Cơn đau cũng dịu dần khi thuốc giảm đau có tác dụng. Phải chi ngày nào cũng được nhìn thấy Vinh hay chăm sóc từng miếng ăn cho con có lẽ là niềm hạnh phúc biết bao nhiêu!

    Ngay giây phút này nàng càng nhận thấy tất cả tình cảm của mình chỉ dành hết cho con cái, thoạt tiên nhiều nhất là Lộc nhưng bây giờ Lộc đã có gia đình riêng, bây giờ tiếp đến là Vinh, rồi còn các em của Vinh. Không có chỗ trống nào cho chồng nàng là Mạnh! Anh ấy như chỉ là một mái nhà đùm bọc mẹ con Mộng Trinh!

    Bác sĩ Mạnh nhiều bạn bè, lối sống và ngay cả những tư duy của Mạnh và Mộng Trinh đều hoàn toàn khác nhau! Mạnh phóng khoáng, mạnh bạo, liều lĩnh, bốc đồng, thích trải nghiệm mọi thú vui trần tục. Mộng Trinh thì khép kín, nghiêm túc, cân nhắc lợi hại, suy tính trước sau, thận trọng và rất đạo đức, hơi một tí là sợ tội! Hai sự khác biệt đó như dầu và nước, không bao giờ có thể hòa trộn được nhưng họ vẫn sống với nhau bình yên tuy không sóng gió nhưng có lẽ là quá đơn điệu! Sự bình yên không phải là điều tốt nhất cho mọi gia đình hay sao?


    *


    Đi nhà thờ với Vinh, Mộng Trinh luôn luôn khoác tay con vì hai chân nàng đau. Đi bên cạnh mẹ, mỗi lần có người khen mẹ mình đẹp, Vinh đều rất thích và hãnh diện. Vinh cũng là người con rất sùng đạo như mẹ mình.

    Chiều thứ bẩy khi tan lễ, dù khoác tay con trai nhưng Mộng Trinh cũng ngừng lại nói chuyện với vài người quen.
    Một bà nọ cũng là chỗ quen biết lâu không gặp, cứ níu lấy Mộng Trinh mà nói huyên thuyên. Vinh kiên nhẫn đứng cùng mẹ. Phải đến 15 phút sau bà ấy mới để cho Mộng Trinh đi, không quên nói lớn tiếng chào tạm biệt:

    - Lúc khác gặp Mộng Trinh nhé!

    Mộng Trinh chỉ mỉm cười rồi nói với Vinh:

    - Đi thôi con!

    Mới đi vài bước lại nghe có tiếng người đàn ông gọi sau lưng:

    - Chị ơi! Xin chị dừng bước!

    Mẹ con Mộng Trinh vẫn đi mà không hề biết tiếng gọi đó dành cho mình.
    Vẫn giọng nói của người đàn ông đó lần này lớn tiếng hơn như van nài:

    - Chị… Mộng Trinh!

    Mộng Trinh không phải là một cái tên thông dụng nên nàng đã phải dừng bước và quay lại nhìn phía sau tự hỏi ai đã gọi mình như thế?
    Một người đàn ông lạ mặt, không trẻ nhưng cũng chưa già đang nhìn nàng trân trối như tìm kiếm một cái gì.
    Đôi mắt và cả gương mặt của Mộng Trinh cũng đều toát ra nhiều câu hỏi đến người lạ mặt này. Người này là ai mà lại biết tên nàng?

    Cả hai nhìn nhau như thế nhưng người đàn ông là người lên tiếng trước:

    - Xin lỗi chị… tôi hơi đường đột.. nhưng có bao giờ chị đã ở Ban Mê Thuột không?

    Ban Mê Thuột? Mộng Trinh ngẩn người ra. Hơn năm mươi năm trước nàng đã từng ở nơi đó dù không lâu. Mộng Trinh lục lọi trong trí nhớ của mình về Ban Mê Thuột…
    Nàng nhìn người đàn ông trước mặt và câu hỏi về một địa danh xa xưa trong quá khứ. Tuy thắc mắc nhưng Mộng Trinh cũng trả lời:

    - Lúc còn nhỏ, lâu lắm rồi tôi có từng ở Ban Mê Thuột với gia đình nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng… sao anh lại biết tên tôi?

    Cả gương mặt người đàn ông đó sáng rỡ lên với nụ cười thật tươi:

    - Đúng là chị Mộng Trinh rồi! Em đây! Chương đây! Chị có còn nhớ em không? Chương mà chị đã dậy cho đọc kinh Kính Mừng đó chị nhớ không?

    Mộng Trinh vừa ngỡ ngàng vừa thích thú. “Thằng” Chương bé con con ngày nào là đây sao? Không thể tưởng tượng được!
    Nàng hỏi lại với nụ cười vui mừng:

    - Chương Ban Mê Thuột đây sao?

    - Em đây! Chính là em! Em vẫn mong có ngày được gặp lại chị! Hôm nay em được gặp chị thật đúng như mong ước của em!

    - Em đi lễ nhà thờ này sao?

    - Kinh Kính Mừng chị dậy em ngày nào đã đi theo em mãi cho đến khi em lấy vợ rồi theo đạo và vẫn tiếp tục đọc kinh đó mỗi tối.

    - Vậy tốt quá rồi!

    Chương nói luôn:

    - Hôm nay vợ em ốm nên không đi lễ được. Vợ em cũng tên là.. Trinh!

    - Tại sao em nhận ra chị?

    Ngắm nghía Mộng Trinh rồi Chương thật thà trả lời:

    - Thoạt đầu em nhìn thấy người phụ nữ nào đẹp và kiêu sa quá, nổi bật giữa đám đông. Nhưng càng nhìn thì càng thấy có những nét đẹp của chị ngày xưa. Đến khi nghe bà kia nhắc đến tên chị thì em quyết đoát đây chính là chị Mộng Trinh, bà tiên của em trong những ngày khốn khổ của thằng bé Chương mồ côi mẹ. Em không bao giờ quên bà tiên đó, người đã cho em phép mầu để được như ngày hôm nay. Em cứ níu lấy cái kỷ niệm về tình cảm chị đã dành cho em. Chị đã cho đứa em này chỗ nương dựa. Em cám ơn chị vô cùng chị Mộng Trinh ơi!

    Vinh đứng bên cạnh mẹ nghe và không hiểu mẹ mình đã làm gì cho người này đến nỗi ông ta ân cần và mừng rỡ khi gặp lại mẹ mình như vậy!
    Mộng Trinh rất vui khi gặp lại Chương. Nàng nhẹ nhàng hỏi Chương:

    - Vợ em ốm chắc em phải về nhà ngay?

    Chương vui vẻ nói ngay:

    - Các con em về và săn sóc mẹ chúng, em không phải lo lắm đâu. Trinh chỉ bị cảm thường thôi, đã khá nhiều. Em không bao giờ nghĩ có ngày được gặp lại chị!

    Mộng Trinh suy nghĩ rồi nhìn Chương:

    - Hay chị và cháu mời em đi ăn tối nhé?

    Chương nhanh nhẩu nhận lời ngay:

    - Vậy thì hân hạnh cho em quá rồi! Bao nhiêu năm trôi qua nay gặp lại chị, thật không còn hạnh phúc nào hơn!

    Những lời nói nhiệt tình và chân thành của Chương làm Mộng Trinh cảm động. Quay sang nói với con trai:

    - Chú Chương trước kia là hàng xóm thời ông bà ngoại con còn ở Ban Mê Thuột. Còn đây là Vinh con trai thứ hai của anh chị. Chúng ta cùng ăn tối có dịp nhắc lại chuyện xưa.

    Chương bắt tay Vinh rồi hỏi Mộng Trinh

    - Bây giờ mình đi đâu đây?

    Mộng Trinh chọn một tiệm ăn khá nổi tiếng ở Quận Cam vì nghĩ là Chương cũng sẽ biết địa điểm này.
    Chương nói với Mộng Trinh:


    - Được rồi, em biết chỗ này! Em sẽ lái xe đi theo chị và cháu.

    Mộng Trinh quay sang nói với Vinh:

    - Con gọi mấy em đi ăn tối luôn thể! Cả Lộc và Liên nữa!

    Mấy phút sau, tắt điện thoại, Vinh nói với mẹ:

    - Anh Lộc và chị Liên bận, chị Tuyết Trinh và anh Phúc cũng như Thành đều đi chơi với bạn.

    Mộng Trinh gật đầu và thầm nghĩ luôn luôn chỉ có Vinh là luôn luôn bên cạnh mình:

    - Không sao!


    *


    Ngồi trên xe Mộng Trinh nhìn qua cửa kính xe khi chiếc xe trườn đi nhưng hình ảnh của những năm tháng cũ đang nhẹ nhàng quay trở lại. Nàng nhìn thấy cô bé Mộng Trinh ngày nào và cả chú bé Chương nhỏ xíu đáng thương. Đứa bé trai lem luốc nhếch nhác của những ngày tháng đó đang tô đậm trong trí nhớ của nàng như một khúc phim quay chậm mà không có mầu sắc rõ rệt, chỉ là những gam mầu nâu nâu nhạt, ngay cả cái mầu trắng của quá khứ cũng không hẳn là trắng bạch mà trắng ngà mờ nhạt. Nhưng nàng nghe rõ thấy tiếng khóc tỉ tê rất đặc biệt của thằng bé Chương. Rên rỉ rất thảm hại! Nàng còn nhìn thấy cả người chị rất oai nghiêm là cô bé Mộng Trinh bắt thằng Chương phải học thuộc kinh Kính Mừng như một thứ cứu rỗi! Nhưng không phải khi Chương đã học thuộc kinh Kính Mừng và đọc mỗi tối trước khi đi ngủ, nó đã không còn bị đòn nữa hay sao?

    Cả cái ngày cuối cùng rời khỏi Ban Mê Thuột cũng đang hiện về với Mộng Trinh trong lúc này. Nàng không quên cái nắng dịu dàng và gió mát lồng lộng ở nơi đó trong những ngày tháng cũ xa xưa! Lúc đó Mộng Trinh đã chờ đợi để từ giã thằng bé Chương. Nhưng mãi nó mới chạy đến, trên tay còn cầm mấy bông hoa hồng nhỏ để tặng cho nàng! Những cánh hoa hồng bé nhỏ xinh xắn mà Chương đã hái trộm chỉ để là món quà giã biệt chị Mộng Trinh! Dĩ nhiên nàng còn nhớ đến hai bàn tay bé nhỏ trầy sướt của Chương vì bị gai hồng đâm!

    Nàng nhớ suốt dọc đường đi, tay vẫn cầm mấy bông hoa bé bỏng đó và khi đến nơi hoa đã héo rũ. Lúc đó Mộng Trinh đã nghĩ không bao giờ gặp lại thằng bé Chương nữa!

    Ngày hôm nay với những kỷ niệm xưa cũ đang trôi dạt về bất chợt chỉ vì gặp lại Chương! Nhưng sau qua bao năm tháng nhìn lại thời gian đó, nàng mới hiểu được ngày đó Chương đã… buồn bã thế nào khi rời xa chị Mộng Trinh! Cả Mộng Trinh của ngày đó cũng vậy nữa chứ! Sau đó nàng đã không còn nhớ đến “thằng Chương” cho đến gặp gỡ ngày hôm nay!

    Mộng Trinh tự hỏi liệu những vết thương ngày cũ có còn theo Chương đến bây giờ không hay đã chìm dần trong quá khứ? Người đàn ông trung niên hẳn là đã bước ra khỏi cái bóng của ngày xưa?

    Tiếng nói của Vinh làm Mộng Trinh tỉnh hẳn. Nàng hỏi con:

    - Con nói gì?

    Vinh lập lại câu hỏi:

    - Sao cái chú hồi nẫy có vẻ cảm ơn mẹ nhiều như vậy chứ? Mẹ đã làm gì?

    - À… mẹ cũng chẳng làm gì nhiều đâu! Thời đó ở với ông bà ngoại và cậu Phong của con ở thành phố Ban Mê Thuột một thời gian. Thành phố đó nhỏ và buồn lắm. Lúc đó mới di cư vào miền Nam, nơi nào có công việc tốt thì ông bà ngoại con đi. Gia đình chú Chương là hàng xóm. Mẹ của Chương mất sớm ngay khi nó mới chào đời nên bố nó lấy vợ khác. Người dì ghẻ ghét Chương nên hay kiếm cớ để đổ tội cho nó làm bố nó đánh và hành hạ thằng bé.

    Không thấy mẹ kể tiếp, Vinh nói:

    - Tội nghiệp!

    Mộng Trinh kể tiếp:

    - Chương hay sang nhà mình chơi. Lần đó thấy nó ngồi khóc tội nghiệp lắm. Người và mặt còn bầm tím vì bị bố nó đánh nữa. Khi ấy mẹ cũng còn nhỏ, chẳng biết làm gì giúp nó nên dậy Chương đọc kinh Kính Mừng để xin Đức Mẹ gìn giữ và che chở nó. Chương rất nghe lời mẹ và chịu khó học thuộc kinh. Mỗi ngày mẹ dậy nó một câu kinh và dặn Chương phải đọc mỗi ngày trước khi đi ngủ.

    Vinh cười hỏi mẹ:

    - Rồi sau đó thì sao?

    - Quả nhiên Đức Mẹ nhận lời. Sau đó nó không còn bị đòn nữa cho đến lúc gia đình ông ngoại dọn đi thì không biết sau đó thế nào. Không ngờ… sau bao nhiêu năm lại gặp Chương!

    Vinh gật gù chiêm nghiệm những điều mẹ mình vừa kể.


    *


    Đến tiệm ăn, Chương đã đợi sẵn. Nhìn gương mặt hớn hở của Chương, Mộng Trinh cũng thấy vui.
    Nàng để tùy con trai chọn món ăn.

    Chương cứ trân trối ngắm nhìn Mộng Trinh. Chị ấy vẫn đẹp y như một bà tiên trong trí nhớ của Chương.
    Mộng Trinh lên tiếng trước:

    - Chương sang đây lúc nào? À mà quên, sau khi gia đình chị đi khỏi Ban Mê Thuột thì gia đình em vẫn cứ ở đó suốt đi hay sao?

    - Vâng cứ ở đó một thời gian nhưng không lâu sau đó bố em hùn hạp với một người bạn làm ăn ở Sài Gòn nên gia đình dọn về đó cho đến khi Việt Nam bị cộng sản xâm chiếm. Còn em thời gian sau đó đã vào Không quân nên rời khỏi Việt Nam khá sớm.

    - Còn gia đình em thì sao? Có đi cùng với Chương không?

    - Bố em tiếc nhà và cơ sở làm ăn nên không chịu bỏ đi ngay. Cuối cùng gia đình em cũng theo làn sóng người tị nạn lên tàu rời khỏi Việt Nam vào ngày cuối.

    - Gia đình Chương ở cả đây sao?

    Chương lắc đầu:

    - Lúc đầu ở tiểu bang khác một thời gian. Mãi sau mới tìm về vùng nắng ấm này. Nhưng bố em mất rồi chị à.
    Mộng Trinh nhìn Chương mà không tìm thấy hình ảnh nào của thằng bé ngày xưa. Bất giác nàng hơi mỉm cười.

    Chương dường như đọc được những ý nghĩ sâu kín trong lòng Mộng Trinh cùng với nụ cười của nàng.
    Anh ta cũng cười rồi hỏi Mộng Trinh:

    - Chị thấy em có giống thằng bé khóc nhè năm nào ở Ban Mê Thuột không?

    Lúc này Mộng Trinh cười thoải mái rồi lắc đầu:

    - Chẳng giống chút nào!

    Cả hai cùng cười lớn tiếng.

    - Còn chị thì sao? Sau khi rời khỏi Ban Mê Thuột thì gia đình chị dọn đi đâu? Lúc đó em nhỏ quá nên không nhớ! Vả lại cũng chẳng có tin tức gì của gia đình chị!

    - Gia đình chị đi Quy Nhơn. Ở đó một thời gian ngắn rồi về lại Sài Gòn cho đến ngày mất nước thì di tản sang Mỹ.

    - Hai bác và anh Phong ra sao?

    - Ba mợ chị thì đang ở với vợ chồng Phong.

    Chương đưa mắt nhìn Vinh rồi hỏi:

    - Đây là con trai lớn nhất của anh chị?

    - Không! Vinh là con trai thứ hai của anh chị. Cháu vừa ra bác sĩ. Lộc là con trai lớn đã lập gia đình, Tuyết Trinh là con gái kế cũng đã lập gia đình, còn Thành là con trai út. Chương thì sao? Được mấy cháu?

    - Tụi em có hai con gái. Em lập gia đình muộn nên có con cũng trễ. Sang đây mãi mới lấy vợ.

    - Khó tính và kén chọn quá sao?

    - Duyên số chị ơi!... Nhưng em nói thật lòng điều này…

    Không thấy Chương nói tiếp, Mộng Trinh ngạc nhiên hỏi:

    - Sao không nói tiếp?

    Chương có vẻ như hơi ngượng ngập:

    - Chị như là chị của em nên em… mới dám nói..! Ấn tượng về chị trong lòng thằng bé Chương đã in sâu và thay thế hình ảnh của mẹ em. Em chẳng còn nhớ gì về mẹ vì còn quá nhỏ lúc mẹ em mất!.. Chị đã dậy dỗ em và cho em niềm an ủi vô biên. Chỉ tiếc là thời gian bên chị lúc đó không được lâu nhưng em không bao giờ quên… Em cứ mơ sẽ được gặp lại chị. Không ngờ sau bao nhiêu năm lại được gặp chị thật sự… Nhưng mà…

    Chương ngừng lại và hơi cúi đầu.
    Mộng Trinh thoáng cảm động trước những lời nói rất chân thành của Chương.

    Tưởng chỉ có như thế nhưng không ngờ Chương lại nói tiếp:

    - Khi mới lớn rồi trưởng thành vào quân ngũ, rồi sang đây… em cứ đi tìm một hình ảnh hay khuôn mặt nào như chị. Lúc em lấy vợ thì ngoài tên Trinh giống chị thì cô ấy còn có niềm tin mãnh liệt vào Đức Mẹ quyền năng như chị. Ngoài ra vợ em chẳng giống chị chút nào về khuôn mặt hay hình dáng!

    Nói xong Chương hơi tủm tỉm cười nhìn Mộng Trinh.
    Mộng Trinh hơi bối rối và cảm động khi nghe những lời Chương bầy tỏ rất chân thành.

    Nàng nhỏ nhẹ nói với Chương:

    - Thời gian qua nhanh thật! Chị cũng không ngờ là gặp lại Chương ở đây! Quả đất tròn thật!

    - Chị đâu biết gia đình khi chị đi khỏi Ban Mê Thuột rồi, em vẫn hàng ngày sang căn nhà gia đình chị đã ở để tìm chị. Dù sau đó em không còn bị đòn nữa nhưng mỗi khi có chuyện buồn em vẫn ngồi ở vỉa hè nhà đó khi ấy đã có người khác thuê và thầm nghĩ giá mà có chị ở bên cạnh thì sung sướng biết bao nhiêu!

    Mộng Trinh chỉ biết mỉm cười khi nghe những lời ấy.

    - Nhưng mà chị biết không mỗi lần đọc kinh là em nhớ đến chị. Nhiều lúc có cảm tưởng là chị đang ở bên cạnh! Khi về Sài Gòn và lúc đã trưởng thành em cứ mong mỏi sẽ có một dịp tình cờ nào đó sẽ gặp lại chị. Nhưng điều đó chỉ là mong ước của em.

    Mộng Trinh cười nhẹ không nói gì.

    - Chị có thể cho em địa chỉ nhà của chị không? Hôm nào em sẽ đưa vợ em đến thăm anh chị.

    - Được chứ!

    Mộng Trinh đọc địa chỉ cũng như số điện thoại của mình cho Chương, nàng còn nói:

    - Mợ chị mà nghe chuyện Chương đang ở đây chắc sẽ ngạc nhiên vô cùng!

    - Bác gái rất tốt. Em còn nhớ bác cho em kẹo! Vợ em được gặp chị chắc cô ấy sẽ vui lắm vì Trinh đã được nghe em nhắc về chị Mộng Trinh suốt đi! Chị đâu biết có những lúc đọc kinh tối xong em cứ cầu xin Đức Mẹ cho được gặp lại chị. Vậy mà không ngờ lại gặp được chị trên đất khách quê người như hôm nay. Em tin là Đức Mẹ đã thu xếp để cuối cùng hai chị em cũng gặp lại nhau!

    Mộng Trinh nhìn Chương nở nụ cười ấm áp thay cho những lời nói tình cảm mà nàng khó bộc lộ khi Chương không còn là “thằng Chương” nữa mà là một người đàn ông trung niên, chỉ thua nàng vài tuổi!

    - Chị có nhớ lúc chị sắp rời khỏi Ban Mê Thuột em đã hỏi chị bao giờ mới gặp lại chị, rồi chị đã nói với em là mai mốt! Vậy mà mai mốt đó đã trở thành cả 50 năm!

    Khi đã muộn, hàn huyên về những chuyện ngày xưa cũng vơi, Mộng Trinh và con trai từ giã Chương rồi hẹn gặp lại vào một dịp khác.


    *


    Đêm đó khi trở về nhà đúng vào ngày lễ Độc Lập của Hoa Kỳ. Trằn trọc mãi không ngủ được, Mộng Trinh nằm yên lắng nghe tiếng pháo bông nổ ở xa xa. Chồng nàng vẫn chưa về.

    Bỗng dưng những tiếng pháo bông nổ mừng ngày lễ không làm nàng thấy vui. Mộng Trinh liên tưởng đến những tiếng pháo kích trong đêm của những ngày xa xưa… Chiến tranh… quê nhà… anh Nam… những lá thư tình của anh Nam… Cái chết của anh ấy trong chiến tranh… Những lời tỏ tình cuối cùng của anh Nam trước khi từ giã cuộc đời…

    Anh Mạnh… chồng của nàng hình như chưa hề nói lời yêu với Mộng Trinh bao giờ? Có bao giờ nàng mong ngóng một sự dịu dàng đằm thắm hay những lãng mạn từ chồng mình không? Hình như chẳng bao giờ! Những lời nói nhẹ nhàng chân thành từ chồng mình là một điều gì không thể! Sao vậy? Mấy chục năm trong đời sống phu thê, Mộng Trinh có khi nào ao ước chồng mình như thế không? Có lẽ thầm kín tự đáy lòng, Mộng Trinh đã muốn như thế nhưng nàng đã không muốn nghĩ đến vì sợ sẽ thất vọng hay chỉ vì hiểu bản tính con người khó thay đổi! Anh Mạnh là anh Mạnh! Không thể khác được!

    Tại sao đêm nay Mộng Trinh lại nghĩ đến những chuyện này? Hay những ký ức xa xưa đã xoa dịu phần nào sự khao khát được chôn giấu rất kín đáo về những ngọt ngào êm dịu mà chồng nàng có thể mang lại nhưng…!

    Nàng cố xua những ý nghĩ hay hồi ức đó ra khỏi tâm trí.
    Mộng Trinh lại nghĩ đến Chương! Người đàn ông trung niên đó và thằng bé Chương chỉ là một nhưng sao vẫn như là hai thế giới khác nhau! Nàng có thể nối kết với “thằng Chương” trong quá khứ một cách dễ dàng nhưng còn người đàn ông trung niên này sao vẫn là một kẻ xa lạ. Chỉ có những lời bộc bạch đầy tình cảm chân thành của anh ta là của “thằng Chương”!

    Khi nghe thấy tiếng lục đục dưới nhà trong đêm vắng, Mộng Trinh biết là chồng mình đã về nhà. Thường anh Mạnh ngủ rất ít và thức rất khuya, đêm nay cũng như vậy! Nàng sẽ sàng trở mình và chìm dần vào giấc ngủ khi đêm càng lúc càng sâu lắng!

  6. #16
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    3,276
    Chương 16


    Chiều thứ bẩy Mộng Trinh đi nhà thờ cùng với con trai là Vinh. Mạnh không đi lễ cùng với vợ con mà đi lễ chủ nhật nhà thờ Mỹ.
    Nàng và Vinh đến nhà thờ sớm vì Vinh gia nhập ca đoàn nên phải đi sớm để tập hát. Mộng Trinh ngồi đọc kinh và thấy bình an. Ở trong nhà Chúa thật êm ấm và mọi đau đớn dường như không còn nữa.
    Ghế nàng ngồi còn trống. Bỗng dưng có một người đàn ông đến ngay hàng ghế nàng ngồi nói sẽ:

    - Xin lỗi!

    Mộng Trinh co chân nhường chỗ cho người đó vào.
    Người đàn ông đi một mình. Ông ta ngồi xuống ghế cách xa nàng một chút.
    Mộng Trinh vẫn nhìn thẳng về phía bàn thờ. Nàng đang đọc kinh.

    Người đàn ông hơi nhếch người liếc sang bên cạnh.
    Khoảng cách cũng khá gần, một nửa bên mặt của người phụ nữ kế bên nhìn khá rõ. Người đàn ông hơi há miệng nhưng tiếng kêu thảng thốt được chặn lại kịp thời! Mộng Trinh! Đúng là Mộng Trinh… của ngày cũ! Cường sững sờ như không tin vào mắt mình!

    Cường bối rối liếc nhìn Mộng Trinh! Nàng có sống mũi cao và thanh tú. Tuy nhìn nghiêng nhưng bờ môi năm nào vẫn đầy và trễ xuống! Hai bàn tay thon nhỏ với những móng sơn đỏ đẹp và sang trọng đang cầm tràng hạt lần chuỗi! Có nằm mơ cũng không thể tin rằng có ngày gặp lại được Mộng Trinh sau lần cuối cùng trong trại tị nạn.

    Như có linh cảm mình đang bị quan sát, Mộng Trinh hơi lúng túng. Nàng cũng không thể dịch người xa hơn được nữa vì nàng đang ngồi sát với chỗ ngồi ngoài cùng. Quả thật Mộng Trinh không được thoải mái lắm! Chẳng lẽ lại đứng lên sang hàng ghế khác? Như vậy cũng khiếm nhã!

    Vài phút trôi qua, Cường lấy lại bình tĩnh hơn và khẽ nói:

    - Mộng Trinh!

    Mộng Trinh giật mình! Ai vậy? Ai gọi mình vậy?
    Nàng hơi quay đầu nhìn sang bên cạnh. Anh Cường!
    Cả hai nhìn nhau ngỡ ngàng. Trong ánh mắt Cường những niềm vui hội ngộ đang trào dâng.

    Mộng Trinh mấp máy môi nhưng không có lời nào thoát ra. Dĩ nhiên nàng nhận ra anh Cường, người đã đến cầu hôn nàng muộn một ngày trong quá khứ!
    Cường mỉm cười thật tươi:

    - Mộng Trinh khỏe không? Tôi không bao giờ nghĩ mình có thể gặp lại được Mộng Trinh!

    Nàng sẽ sàng nói:

    - Chào anh… ! Anh Cường…!

    Ngắm nhìn Mộng Trinh, Cường nói với tất cả chân thành của trái tim đang rung động:

    - Mộng Trinh chẳng khác ngày xưa! Vẫn đẹp như vậy… Không thay đổi…

    Mộng Trinh bối rối trước lời khen:

    - Thay đổi chứ… Thời gian trôi qua bao nhiêu năm rồi! Anh khỏe chứ?

    - Cám ơn, tôi cũng bình thường. Còn Mộng Trinh ra sao? Chắc ở gần đây nên mới đi nhà thờ này?

    - Cũng gần! Anh cũng ở gần đây sao?

    - Tôi mới dọn về đây được vài tháng. Cũng ở cách đây không xa! Trước đây tôi ở tiểu bang khác lạnh lẽo quá nay đổi được về đây ấm áp lại đông người Việt nên dễ chịu quá!

    Mộng Trinh tò mò:

    - Trước đây anh ở tiểu bang nào?

    - Arkansas! Sau khi rời khỏi trại tị nạn là tôi về đó ngay. Ở đó suốt đi rồi mới dọn về đây thôi!

    Mộng Trinh không nói gì nhưng Cường lại bắt chuyện tiếp:

    - Cô con gái của Mộng Trinh ngày nào trong trại tị nạn quấy khóc mẹ bây giờ chắc đã lập gia đình?

    Mộng Trinh mỉm cười:

    - Anh còn nhớ sao? Vâng, cháu đã lập gia đình! Còn gia đình anh thì sao? Anh chị được mấy cháu?

    - Mộng Trinh may mắn quá! Tôi không được như vậy! Vẫn độc thân và là người cô đơn nhất thế giới!

    Mộng Trinh hơi bất ngờ trước lời nói này của anh Cường!

    - Tại anh không muốn hay khó tính quá đấy thôi!

    Cường thở dài:

    - Cũng chẳng khó tính đâu nhưng mà… bị thất vọng một lần rồi vết thương như chẳng bao giờ lành nên không muốn kết hôn với ai cả…

    Thừa hiểu anh ta muốn nói gì nhưng Mộng Trinh cứ lờ đi như không biết. Đang ở trong nhà thờ, nơi chốn tôn nghiêm, mà dù lời nói ấy của anh Cường có nói ra ở một chỗ nào khác thì nàng cũng để những lời bộc bạch ấy trôi đi như nước chẩy. Tình yêu của anh Cường đối với nàng chỉ là tình yêu một chiều. Anh ta có yêu nàng cả đời thì cũng chỉ là chuyện của anh ta. Mộng Trinh không quan tâm và thật hờ hững! Ngày xưa nàng chẳng xao xuyến huống chi bây giờ? Anh Cường thì cũng như những người khác từng có thời si mê nàng! Tại sao anh ta phải tự làm khổ bản thân như vậy chứ? Hay anh ta có vấn đề? Chắc vậy thì đúng hơn!

    Mộng Trinh tìm cách đánh trống lảng và lái sang chuyện khác:

    - Con trai thứ hai của tôi ở trong ca đoàn nên tôi hay đi theo cháu đi lễ này!

    Cường nói như sực nhớ ra:

    - Tôi nhớ Mộng Trinh có 3 cháu phải không? Hồi trong trại tị nạn xếp hàng đi lấy thức ăn tôi nhớ có 3 cháu nhỏ.

    - Bốn chứ không phải ba! Cháu lớn khi đó đi cùng với chồng tôi!

    - Ồ ra là vậy!

    Cường muốn hỏi vì sao chồng Mộng Trinh không đi lễ cùng với nàng và con trai nhưng ngại lại thôi!
    Vừa lúc đó số giáo dân vào nhà bắt đầu đông vì sắp đến giờ lễ. Cường và Mộng Trinh không nói chuyện nữa.
    Suốt buổi lễ cả Mộng Trinh và Cường đều cố chú tâm để khỏi bị chia trí.

    Khi hết lễ, Cường đứng lên nhưng Mộng Trinh vẫn ngồi.
    Thấy anh Cường có vẻ chờ đợi, nàng nói luôn:

    - Tôi ngồi đây chờ con trai!

    Cường cố níu kéo:

    - Vậy chúng ta nói chuyện tiếp đi!

    Nhìn thấy bóng Vinh đang đi đến, Mộng Trinh mừng rỡ đứng lên giơ tay chỉ:

    - Con trai tôi kia rồi! Xin lỗi anh nhé!

    Khi Vinh đến gần, Mộng Trinh nói với con:

    - Đây là bác sĩ Cường! Bác là người quen của mẹ và ông bà ngoại con ngày còn ở Việt Nam. Anh Cường! Cháu Vinh con trái thứ hai của tôi, cháu cũng mới tốt nghiệp bác sĩ y khoa.

    Cường nói như reo lên:

    - Tôi nhớ rồi! Cậu này lúc ở trong trại tị nạn là một chú bé rất mũm mĩm xinh xắn giống mẹ!

    Dĩ nhiên Vinh chẳng nhớ gì cả và không hiểu ông bác sĩ này nói gì!!

    Mộng Trinh cười:

    - Đúng rồi đó! Xin phép anh nhé! Chúng tôi phải đi!

    Cường nói vớt vát:

    - Rất vui được gặp lại Mộng Trinh! Chúc Mộng Trinh và gia đình mọi điều tốt đẹp.

    - Cám ơn anh! Cũng xin chúc anh như vậy!

    Nhìn mẹ con Mộng Trinh đi mà Cường thấy như mình vừa đánh mất một cái gì!
    Lên xe, Vinh hỏi mẹ mình:

    - Ông bác sĩ đó là ai vậy mẹ?

    - À..

    Nói đến đó rồi nàng bật cười không nói tiếp.
    Vinh ngạc nhiên hỏi mẹ:

    - Sao vậy?

    - Ông này ngày xưa đến hỏi mẹ chậm một bước vì lúc đó mẹ và bố con đã sắp kết hôn!

    Vinh biết là thế hệ của bố mẹ mình thì cha mẹ đặt đâu con cái phải ngồi đấy nhưng vẫn tò mò hỏi mẹ:

    - Nhưng hồi đó mẹ có cảm tình với ông ta không?

    - Không! Lúc đó mẹ chẳng thích ai cả! Ông bà bảo mẹ lấy bố con thì mẹ lấy thôi!

    Vinh nghĩ thầm chắc ngày xưa nhiều người mẹ mê mình lắm! Cái ông bác sĩ hồi nẫy coi bộ vẫn còn thích mẹ! Tức cười thật! Nhưng Vinh rất hãnh diện đi bên cạnh mẹ vì không có phụ nữ đẹp như mẹ mình! Không những vậy, mẹ của các anh em Vinh là một người mẹ tuyệt vời! Mẹ yêu các con và hy sinh mọi sự cho anh em Vinh.

    Suốt bao nhiêu năm đi học, các anh em chỉ lo chuyện học, không phải đi vay. Ra trường không mang nợ vì bố mẹ Vinh đã lo hết cả. Nhưng Vinh biết chính là nhờ mẹ! Lúc đó bố thấy các con đều cách tuổi sát nhau và cùng vào đại học rồi lại học thêm chuyên ngành tốn kém lâu dài và bố có lần đề nghị các con đi vay để đi học tiếp nhưng mẹ đã khăng khăng không nghe mà lấy tiền dành dụm ra trả để các con được chuyên tâm học hành. Các anh em Vinh ngày nay được như vậy là công lao của bố mẹ, nhưng vẫn công là của mẹ nhiều nhất!


    *


    Nhìn thấy Mộng Trinh khoác tay con trai đi ra, Cường nhìn theo. Trông nàng hơi gầy và với dáng đi như dựa hẳn vào người con. Chẳng lẽ nàng đau yếu sao?

    Trên đường về nhà Cường nhớ lại thời gian lúc sắp rời khỏi trại tị nạn, ngày nào chàng cũng chầu chực nơi đi lấy thực phẩm hàng ngày, chỉ để nhìn thấy Mộng Trinh từ xa xa. Chàng còn lần theo để biết gia đình nàng tạm trú ở căn nào.

    Có một đêm đã khuya, Cường không ngủ được lại lần mò đến khu Mộng Trinh và gia đình đang ở trong trại tị nạn. Để làm gì chàng không biết nhưng cứ đến như người bị mộng du!

    Một tình yêu không được đáp trả, một mong ước không được thực hiện, và Mộng Trinh là tình yêu đầu đời của Cường, một tình yêu không thể có làm chàng không sao quên được!

    Nhưng rồi Cường lại là người được rời trại tị nạn sớm hơn Mộng Trinh!
    Đến nơi trú ngụ mới ở xứ người phải thích nghi, phải tìm cách lấy lại bằng hành nghề. Những khó khăn lúc ban đầu đã làm Cường quên dần mối tình si với Mộng Trinh!

    Cho dù như vậy và cũng gặp gỡ nhiều người con gái khác nhưng sao Cường thấy dửng dưng! Làm như Mộng Trinh đã mang quả tim của Cường đi mất theo với nàng về một chân trời xa lạ! Cũng có lần gặp gỡ được một thiếu nữ có đôi chút phảng phất giống Mộng Trinh và Cường cũng có hơi chút xao xuyến. Nhưng rồi suy nghĩ lại chàng lại thôi! Lấy một người mà lại tương tư một người khác thì lấy làm gì?

    Ngày hôm nay tình cờ gặp lại Mộng Trinh. Nàng vẫn đẹp như ngày xưa nhưng dĩ nhiên là có thay đổi! Những xúc động bất chợt khi nãy đã nhẹ nhàng tan biến. Cường tự hỏi mình yêu Mộng Trinh hay mình yêu mối tình đơn phương đó? Mong cho nàng được hạnh phúc.


    *


    Sự gặp gỡ anh Cường bất ngờ lần nữa làm Mộng Trinh lại nhớ chuyện ngày xưa và mối tình si của anh ta!
    Ngay sau khi mới lập gia đình được chưa đầy một tuần lễ, lúc Mộng Trinh về làm dâu nhà chồng, một “sự kiện” bất ngờ cũng do chính anh Cường gây ra mà nàng khó có thể quên dù bao nhiêu năm đã qua!

    Hôm đó chắc cũng cỡ khoảng 3, 4 giờ chiều, mẹ chồng Mộng Trinh gọi hàng quà vặt vào mua cho cả nhà ăn lúc đó tuy chỉ có bà và các cô con dâu có mặt. Món bún ốc là món Mộng Trinh thích nhất và rất ngon. Đây cũng là một điều nàng rất ngạc nhiên trước thái độ dễ dãi của mẹ chồng mình như vậy! Thật khác hẳn với mẹ đẻ của mình là bà Minh! Xem ra làm dâu gia đình này cũng không khó khăn gì! Ba tháng làm dâu như định ước từ đầu thoạt tiên làm nàng e ngại, nhưng sau mấy ngày Mộng Trinh không còn sợ hãi nữa mà lại thấy thoải mái tự nhiên.

    Vừa ăn quà vặt xong, chưa kịp thu dọn thì có người bấm chuông bên ngoài cửa.
    Mẹ chồng Mộng Trinh lên tiếng:

    - Ai đến giờ này nhỉ?

    Cô con dâu thứ hai nhanh nhẩu đứng lên:

    - Để con ra xem!

    Một thanh niên đang đứng trước cửa nhà chờ đợi.
    Châu, con dâu thứ, hỏi người lạ:

    - Anh… anh tìm ai?

    Người thanh niên khá sáng sủa và trông rất trí thức với cặp kính khá hợp trên khuôn mặt từ tốn, trả lời:

    - Tôi nghe nói nhà này bán?

    Châu ngạc nhiên:

    - Nhà bán sao? Đâu có đâu? Tôi chưa từng nghe chuyện này… Nhưng mà… hay là bố mẹ chồng tôi có ý định đó mà tôi không biết…

    Người thanh niên rất lịch sự nói:

    - Cô cho phép tôi vào nhà được không? Biết đâu… cha mẹ chồng cô muốn bán nhà mà cô không biết.

    Châu ngần ngừ nhưng nhìn thanh niên này rất đàng hoàng, có lẽ anh ta muốn mua nhà thật!
    Cô con dâu thứ tên Châu nhỏ nhẹ nói với anh ta:

    - Vâng… thì mời anh vào!

    Tiếng bà mẹ chồng vang lên bên trong:

    - Khách nào đấy?

    Châu ra hiệu cho anh ta theo nàng vào hẳn bên trong đồng thời nàng nói với mẹ chồng mình:

    - Thưa mẹ, có… ông đây muốn mua nhà mình…

    Bà Lý thảng thốt đứng dậy hỏi:

    - Mua nhà ư? Sao lại mua nhà?

    Châu biết ngay là người thanh niên này nhầm lẫn sao đó nên đỡ lời:

    - Thưa mẹ… ông này nói có người bảo nhà này muốn bán và ông ta muốn mua..

    Nhưng người sững sờ nhất chính là Mộng Trinh! Nàng không tin nổi anh Cường lại mò đến đây mà còn nói là muốn mua nhà! Tim nàng đập sai nhịp và Mộng Trinh thoáng sợ hãi! Sự có mặt của anh Cường ở đây là vì nàng chứ không phải vì mua nhà! Đấy chỉ là một cái cớ! Rồi anh ta sẽ làm gì? Có nói những lời điên khùng với nàng hay không? Nàng phải đối phó thế nào nếu anh ta cứ nói lăng nhăng làm mất thể diện và phẩm giá của nàng? Làm sao để minh oan cho sự trong sáng của mình? Thật là một sự phiền phức quá kỳ quái! Nàng không ngờ anh Cường… lại si mê mình đến mức này! Anh ta theo dõi và bám theo mình sao? Anh Cường! Anh điên rồi!

    Mộng Trinh cố trấn tĩnh và đứng nép người sau cô em dâu khác và thầm mong đừng có chuyện gì lố bịch xẩy ra!
    Cường nhìn thấy Mộng Trinh trong đám phụ nữ. Quả thật nàng ở trong ngôi nhà này khi đã lập gia đình!

    Chàng đã theo dõi suốt đi và thấy nhiều lần Mộng Trinh vào trong ngôi nhà này! Được gặp lại nàng dù trong bất cứ tình huống nào cũng làm Cường thấy vơi đi niềm khao khát và nhung nhớ gặp lại Mộng Trinh!

    Nhưng Cường phải trấn tĩnh lại ngay khi trả lời người đàn bà đứng tuổi là mẹ chồng Mộng Trinh.

    - Dạ cháu chào cụ…

    Bà Lý lịch sự mời người thanh niên ra vẻ trí thức này:

    - Mời cậu ngồi.

    Cường bình tĩnh ngồi xuống ghế rồi làm ra vẻ vồn vã:

    - Thưa cụ, cháu nghe người ta nói ngôi nhà này cụ định bán nên mạo muội vào hỏi thử! Vị trí của ngôi nhà này thật tốt! Mặc dầu cháu không rành về phong thủy nhưng thấy vị trí này thật đắc địa.

    Bà Lý nghe thế rất thích thú và cũng tin rằng nhà mình ở một nơi rất tốt nên con cái bà đều thành đạt hơn người.

    - Chẳng giấu gì cậu, các con tôi đều thành danh nên người. Dĩ nhiên mọi sự là Chúa ban cho cả nhưng cứ nói như người thường thì nhà cửa cũng quan trọng lắm! Có điều chắc cậu nghe nhầm vì chúng tôi không hề có ý định bán nhà hay dọn đi nơi khác.

    Cường chép miệng cứ y như thật:

    - Thật tiếc quá!... Cháu xin lỗi đã làm phiền cụ…

    Bà Lý xua tay:

    - Không có sao! À mà nẫy giờ chưa mời khách uống nước!

    Cường vội vã từ chối:

    - Dạ cháu không dám làm phiền cụ và các cô đây nữa. Cháu xin phép cụ…

    Bà Lý cười vui vẻ:

    - Không phiền gì cả!

    Cường đứng dậy chào mọi người. Ánh mắt chàng dừng rất lâu trên khuôn mặt Mộng Trinh và buồn bã nghĩ rằng sẽ không còn cơ hội nào để gặp nàng nữa!

    Vẫn là cô dâu thứ tên Châu tiễn Cường ra ngoài. Cường thầm nghĩ giá đây là Mộng Trinh thì hay biết bao nhiêu!

    Mộng Trinh thở phào thầm trong lòng! Không thể tưởng tượng nổi! Đúng là một mối tình si!

  7. #17
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    3,276
    Chương 17


    Buổi tối cuối tuần, Mạnh rủ Mộng Trinh đi ăn cùng với bạn bè anh nhưng nàng không thấy khỏe khi gần đây những cơn đau từ vết thương bị tai nạn năm xưa quấy rầy nên Mộng Trinh nói với chồng:

    - Em mệt, không đi đâu! Để khi khác!

    Biết tính vợ, anh Mạnh chẳng nài ép Mộng Trinh mà chỉ nói ngắn gọn:

    - Chỉ mệt không thôi hay có gì khác?

    Mộng Trinh lắc đầu trấn an chồng mình:

    - Chỉ mệt thôi, em muốn ngủ sớm. Anh cứ đi với bạn anh đi! Không sao đâu!

    - Nếu có gì khác thì gọi anh!

    - Không sao mà! Không gọi đâu!

    Lúc chồng rời khỏi nhà, Mộng Trinh uống thuốc giảm đau, uống ly sữa, không ăn tối rồi uống thêm viên thuốc ngủ nữa.
    Anh Mạnh lái xe đến tiệm ăn gặp gỡ những người bạn thân như đã hẹn.
    Vừa vào đến tiệm ăn Mạnh đã nhìn thấy những người bạn của mình ngồi bàn ngay giữa và đang giơ tay vẫy vẫy.

    Tối nay ngoài mấy người bạn quen còn thêm một người nữa! Rất bất ngờ!
    Luật sư Toàn cười lớn tiếng hỏi Mạnh:

    - Sao? Ngạc nhiên chưa?

    Anh Mạnh ngẩn người ra nhìn người phụ nữ duy nhất đang ngồi giữa đám bạn của mình. Phượng! Sao lại là Bích Phượng? Không thể nào!
    Người phụ nữ khá đẹp và sắc xảo chính là Bích Phượng nhoẻn miệng cười với Mạnh:

    - Lâu ngày không gặp anh!

    Mạnh nhếch mép cười ngồi xuống chiếc ghế trống mà đám bạn đã sắp xếp sẵn cho ngồi cạnh Bích Phượng. Không ngờ lại gặp lại cô ấy ở đây! Bích Phượng là em họ của Toàn. Ngày xưa lúc còn ở Việt Nam, Mạnh biết là Phượng mê mình nhưng chàng chỉ xem Bích Phượng là em họ của bạn mình, không hề có chút tình cảm nào với cô ta. Đám bạn của chàng đã già cả rồi mà vẫn còn tai quái! May mà hôm nay Mộng Trinh không đi!

    Các bạn của Mạnh đã gọi sẵn thức ăn nên chỉ chờ Mạnh đến là ăn tối. Thức ăn ngon, rượu cũng ngon. Người nào tửu lượng cũng đều khá. Phượng cũng không kém gì mấy anh đàn ông trong bàn.

    Mạnh lịch sự hỏi Phượng:

    - Phượng từ xa đến chơi đây sao? Có ở chơi được lâu không?

    Phượng vồn vã bắt chuyện với Mạnh:

    - Sau 1975 em sang Pháp định cư cho đến bây giờ.

    Mạnh nhìn Phượng ở một khoảng cách quá gần. Phượng rất trẻ, trông chỉ ngoài 40 nhưng thực chất Mạnh biết nàng đã gần 60 tuổi. Thời gian không ảnh hưởng gì mấy đến người phụ nữ này. Vẫn ánh mắt biết cười và những cái liếc mắt đong đưa rất gợi tình! May mà ngày xưa Mạnh không lấy Phượng!
    Mạnh không hỏi thêm nhưng Phượng vẫn đưa đẩy trong câu chuyện:

    - Gặp mấy anh ở đây thật vui quá, cứ y như ngày xưa! Anh Toàn cứ rủ em sang đây chơi hoài nhưng em vừa bận mà cũng lười nữa! Mấy năm nay gia đình em tan vỡ, bây giờ em đã trở lại thành người độc thân không vướng bận gì cả nên cũng muốn đi chơi đây đó!

    Mạnh nghĩ thầm, chưa ai hỏi mà đã khai! Sao Phượng không nói huỵch toẹt ra là bây giờ Phượng đang muốn đi tìm một người bạn trai mới, muốn bắt một con mồi nào đó? Nghĩ như thế rồi chàng không thể hơi mỉm cười nhưng không nói gì!

    Ngồi đối diện với Mạnh và Phượng là Lân, một anh nhà giáo ở Việt Nam trước đây với bề ngoài rất phong độ và lẻo mép dù đã già. Lân đùa với Phượng:

    - Này Phượng! Lâu ngày không gặp em mà thấy em chỉ nói chuyện với thằng Mạnh, còn các anh đây thì em gái quên cả rồi sao?

    Bích Phượng ngửa cổ lên cười, hơi nghiêng một bên vai làm cổ áo đã trũng lại trũng sâu thêm và một bên vai áo tuột xuống lấp lửng trông cô ấy vừa sinh động và hấp dẫn thêm. Tiếng cười của Phượng thật thoải mái và cởi mở, không hề giữ gìn làm như thể không hề có một phân cách hay ranh giới nào giữa nàng và những người đàn ông đang ngồi đây.

    - Làm sao Phượng quên mấy anh cho được! Cái miệng dẻo như kẹo của anh Lân thì ai mà quên cho nổi!

    Mọi người đều cười vui vẻ. Sự tự nhiên của Bích Phượng đã lây lan sang với mọi người. Với sự có mặt của Phượng dường như tất cả mọi người trong bàn đều tự nhiên như đang trở về một thời gian xa xưa khi còn trẻ với tuổi xuân, sinh lực và bất chấp, chỉ hưởng thụ và hưởng thụ kẻo không còn ngày mai nữa! Và nếu những điều này có gây phiền phức hay tổn hại đến ai thì cũng bất cần!

    Toàn nói ngay:

    - Thằng chồng cũ của cô em họ tôi đây cũng có cái miệng trơn như bôi mỡ nên mới lấy được Phượng! Anh đã bảo mà em không nghe, những thằng này không tin được mà em cứ lấy! Bây giờ thì thấy rồi đấy!

    Những câu chuyện được trao đổi thật rôm rả. Với sự có mặt của Phượng hình như làm cho mọi người vui vẻ và hứng thú hơn bình thường. Những lời trêu chọc của mọi người nhắm đến Phượng chẳng hề làm cô ấy nao núng. Các anh đưa ra 1 đòn thì cô em Phượng đáp trả gấp hai gấp ba. Không những vậy còn sắc xảo và duyên dáng khác thường.

    Khi thức ăn và rượu đã vơi dần, chắc hơi men đã thấm nên bình thường rất tự nhiên, giờ đây Phượng lại càng cởi mở hơn khi nói:

    - Lúc đó thất tình nên em mới lấy chồng đó chứ! Anh Mạnh đi lấy vợ lúc đó thì em còn hy vọng gì nữa đâu!

    Mọi người phá lên cười. Chuyện Phượng mê Mạnh, có người nào mà không biết!
    Mạnh thở dài thầm trong lòng! Phượng vẫn y như ngày xưa!
    Bích Phượng vẫn không buông tha khi kể lể với các anh:

    - Ngày đó khi hay tin anh Mạnh sắp lấy vợ, em đã đi tìm xem người con gái mà anh ấy chọn là ai, nhan sắc thế nào mà anh Mạnh phải ngã gục?

    Dĩ nhiên mọi người và ngay cả Mạnh cũng tò mò muốn nghe Phượng kể chuyện năm xưa như thế nào.
    Hai má của Phượng đỏ au vì hơi men nay lại càng đỏ hơn khi kể:

    - Mộng Trinh! Cô gái ấy tên là Mộng Trinh! Con gái đẹp kín cổng cao tường khó ai mà với được… không như em. Bích Phượng này giao du đi chơi với các anh thoải mái. Đã vậy cô ấy là con nhà giầu. Đẹp, sang, giầu, con nhà lành, ai mà chẳng mê! Anh Mạnh chọn cô ấy thì đúng rồi! Anh không chọn thì thằng khác cũng chộp lấy!

    Quay sang Mạnh, lúc này chắc Phượng đã bắt đầu say, nàng nói tỉnh bơ:

    - Vì vậy ngày đó anh chê em sao? Em cũng đẹp đâu có thua gì Mộng Trinh của anh!

    Thấy Phượng bắt đầu say và nói lung tung, Toàn chặn ngang:

    - Em say rồi! Thôi đừng nói nữa! Để anh đưa em về.

    Nói với các bạn, Toàn bảo:

    - Tôi và Phượng về trước. Mọi người cứ tiếp tục. Xin lỗi nhé.

    Toàn kéo Phượng đứng lên nhưng cô ấy cứ trì người xuống:

    - Không… em không đi.. Em muốn anh Mạnh đưa em về cơ… Anh Mạnh… anh nỡ từ chối em sao…

    Toàn lắc đầu nhìn Mạnh và các bạn không biết phải nói sao.

    Nói với Phượng, Toàn năn nỉ:

    - Ngoan nào!

    - Em đã nói là… anh Mạnh đưa em về mà… Anh Mạnh không chịu đưa em về thì… em cứ ở đây… không đi đâu cả…

    Quay sang Mạnh, Phượng ghé sát mặt vào và nói lớn tiếng:

    - Tại sao anh… không thể đưa em về được?... Anh sợ gì? Chỉ đưa về thôi mà… Em có làm gì anh đâu… Ngày xưa anh không xiêu lòng… bây giờ bộ anh sợ… sẽ ngã lòng sao… Nhiều thằng đàn ông khen em đẹp và… hấp dẫn… Chúng thèm được em chiếu cố… Anh Mạnh!... Anh thấy em thế nào? Bây giờ… Bích Phượng… của anh… là thứ rượu ngon được ủ lâu ngày… Mấy chục năm rồi… Rượu đã lên men và ngọt lắm…

    Những lời nói sống sượng của Phượng càng lúc càng khó nghe. Có vài người ở những bàn gần đó đang nhìn về phía này. Có kẻ còn che miệng cười.

    Biết là Phượng say lắm rồi mà nếu cứ lằng nhằng trong tiệm ăn lại gây chú ý thêm của những thực khách chung quanh cũng phiền phức! Nên Mạnh lên tiếng:

    - Được rồi Toàn, tao chở Phượng về nhưng mày theo sau! Về nhà mày hả?

    - Không! Phượng ở khách sạn!

    Mạnh tự hỏi sao Toàn lại để cô em họ từ xa đến chơi ở khách sạn chứ? Nhưng chỉ giúp Toàn đưa cô ấy về thì có sao đâu!
    Toàn gật đầu nói tiếp:

    - Được thôi!

    Cả Mạnh và Toàn đều xốc nách Phượng đứng lên và đỡ nàng ra xe.
    Phượng cứ níu lấy Mạnh, lè nhè nói:

    - Em chỉ đi… với anh thôi!

    Mạnh chẳng nói gì. Toàn trả lời thay bạn mình:

    - Ờ… đi đi đây…!

    Khó khăn lắm mới đỡ Phượng vào xe Mạnh được. Buộc dây an toàn cho nàng xong, Mạnh bảo Toàn:

    - Lái xe đi trước đi, tao theo sau!

    Toàn gật đầu.

    - OK!

    Trong xe kín, mùi nước hoa thoang thoảng của Phượng mỗi chốc càng nồng nặc. Mạnh nhíu mày nghĩ thầm mình sẽ khổ vì Mộng Trinh rất thính mũi! Nhưng thật oan uổng quá!

    Đến khách sạn, cả Toàn và Mạnh cùng dìu Phượng vào khách sạn. Có vài người trong khách sạn tò mò nhìn cảnh hai anh đàn ông đang xốc nách một phụ nữ vào đây! Hai người đưa Phượng vào thang máy. Phượng cứ bám riết lấy Mạnh. Hai chân nàng cứ quấn lấy người Mạnh, đầu cứ dúi vào cổ Mạnh. Mặc dù biết là Phượng đang say nhưng những cọ sát rất gợi tình của nàng đã làm cả người Mạnh nóng bừng lên. Thật chưa bao giờ gặp một tình trạng nào như vậy!

    Đến cửa phòng, Toàn lục trong túi xách của Phượng tìm chìa khóa phòng. Đưa nàng vào bên trong, đóng cửa lại. cả Toàn và Mạnh đều mệt nhoài!

    Đẩy Phượng nằm xuống giường nhưng vì nàng cứ ôm cứng lấy Mạnh nên chàng cũng ngã theo xuống giường trong tư thế nằm lên trên chốc người Phượng. Mạnh nhăn mặt lại đẩy Phượng ra!

    Nàng vẫn lè nhè không tha:

    - Thích không?... Em đã nói mà…

    Nằm xuống giường rồi mà Phượng vẫn không buông tha Mạnh:

    - Ở lại với em đi… anh! Anh nỡ lòng nào…

    Mạnh hất tay Phượng ra rồi ôn tồn nói:

    - Em say lắm rồi! Ngủ đi!

    Phượng đưa tay níu lấy áo Mạnh.
    Mạnh lắc đầu nhìn Toàn nửa như trách móc.

    Vẫn với giọng lè nhè, Phượng nói với Mạnh:

    - Đừng bỏ em mà…! Một lần thôi mà…

    Mặc cho Phượng nằm đó, Toàn và Mạnh nhanh chóng ra khỏi phòng khách sạn.
    Vào thang máy, Mạnh cố trấn tĩnh và cũng cố kềm sự giận dữ!

    Đến chỗ xe đậu, Mạnh cằn nhằn Toàn:

    - May hôm nay Mộng Trinh không đi! Mùi nước hoa của Phượng trong xe sẽ làm vợ tao nghi ngờ! Mày hại tao! Thật vô duyên vô cớ quá!

    - Mày biết là em họ tao mê mày mà! Nó cứ luôn hỏi thăm mày. Sau bao nhiêu năm nó vẫn yêu mày như vậy! Lần này sang đây chơi sau nhiều năm xa cách, Phượng cứ nằn nì tao tạo cơ hội để gặp lại mày! Tao cứ nghĩ bây giờ ai cũng già rồi, gặp gỡ lại thì có sao đâu! Dè đâu… Nhưng mà nếu có vợ mày thì chẳng đến nỗi này..

    Mạnh cười méo mó:

    - Dè đâu hả?

    Toàn chép miệng:

    - Dè đâu lửa tình mãi vẫn không tắt! Mày có biết chồng cũ của Phượng cũng tên là Mạnh không?

    Mạnh ngao ngán lắc đầu.

    - Thật phiền quá! Phụ nữ phiền toái quá sức!

    Khi từ giã Toàn, Mạnh không hề biết là bạn mình đã cho Phượng địa chỉ email của Mạnh. Nhưng cũng may là sau đó Phượng không hề email cho Mạnh.
    Vào xe, Mạnh mở hết cửa kính trước sau cho mùi nước hoa của Phượng nhạt đi. Nhưng cái mùi ấy vẫn quấn lấy trong hai lỗ mũi của chàng như trêu cợt! Làm như Phượng đã vô hình tan biến trong người Mạnh và khuấy động làm chàng không yên.

    Về đến nhà, Mạnh cởi áo ngoài ra ngay nhưng mùi hương đó vẫn không chịu tan biến. Chàng tìm một chiếc túi ni-lông và bỏ áo khoác vào cột chặt để ngày mai mang ra tiệm giặt.
    Chàng đi tắm, thay quần áo nhưng vẫn chưa cảm thấy hết cái mùi… của Phượng! Mạnh bỏ cả quần tây và áo chemise vào túi ni-lông đi giặt luôn thể! Chàng ném chiếc túi vào trong thùng xe như ném một của nợ!

    Ngồi ở phòng khách mà không bật đèn, chỉ có mỗi ánh trăng bên ngoài lùa vào cho một ánh sáng lạnh và nhạt.
    Bỗng dưng chàng nghĩ đến vợ mình, Mộng Trinh! Giờ này chắc nàng đã ngủ say? Em đang mơ thấy gì?

    Trong căn nhà của mình với sự hiện diện của Mộng Trinh, chàng thấy bình yên. Vợ chàng như một mặt hồ trong sáng và phẳng lặng, không thay đổi, và không bao giờ có sóng gió. Nhưng thực sự Mạnh không nghĩ là mình hiểu được Mộng Trinh! Giữa hai người, trừ chuyện làm ăn và con cái, còn ngoài ra Mạnh không hề biết rõ Mộng Trinh ra sao! Chàng yêu vợ mình nhưng không thể nói lời yêu hay làm những cử chỉ âu yếm với Mộng Trinh vì dường như luôn luôn nàng có một vỏ bọc bên ngoài lạnh lùng xa cách thế nào! Chẳng phải vì vậy mà Mạnh thấy mình bị đẩy ra xa, ngại đến gần, ngại bầy tỏ, ngại bị từ chối… Giữa Mộng Trinh và Mạnh vẫn có một rào cản vô hình nào đó. Tất cả những điều đó chỉ là cảm nhận. Không thể giải thích!

    Ngay cả chuyện Mạnh muốn tỏ bầy một cử chỉ hơi suồng xã hay âu yếm với Mộng Trinh, chàng cũng không thể làm được dù đó là vợ của mình! Có một sự ngần ngại hay sợ sẽ bị Mộng Trinh chống cự? Không hiểu! Và cũng không thể chia sẻ với ai được! Chẳng lẽ chàng quý trọng vợ mình nhiều hơn là yêu hay sao? Hay vì tuổi tác giữa hai người quá nhiều? Cũng có thể lắm!


    *


    Ngày hôm sau Mạnh mang xe đi rửa và giặt đống quần áo với hy vọng sẽ hết mùi nước hoa của Phượng. Chàng ngán ngẩm vì những chuyện không đâu làm phiền đến mình!
    Tuy vậy Mạnh không còn nghĩ đến những rắc rối mà Bích Phượng đã gây ra cho mình! Cô ấy chỉ là em họ của một người bạn mình! Chấp nhất làm gì!

    Dạo này Mộng Trinh vì sức khỏe không phụ giúp Mạnh ở văn phòng nữa nên chàng phải thuê người làm. Thực sự lúc này chàng có thể về hưu nhưng như vậy cũng buồn nên Mạnh vẫn tiếp tục làm việc. Nhưng trong thâm tâm Mạnh đã nghĩ đến một ngày gần đây thôi chàng sẽ không còn có thể làm việc như trước được nữa! Không thể biết được!

    Đi làm về, Mạnh vẫn cẩn thận mở cửa kính xe khi đậu trong garage dù tin chắc rằng cái mùi hương quái quỷ ấy đã không còn nữa!
    Hai ngày sau lần gặp gỡ Phượng, mọi chuyện đã tưởng yên ắng, không ngờ Phượng vẫn không từ bỏ và làm Mạnh phải nhức đầu một cách vô duyên!

    Phượng gọi điện thoại cho Toàn:

    - Anh đón em không? Chúng mình đi ăn tối đi!

    Nghĩ là Phượng đến từ xa thăm mình nên phải chiêu đãi, Toàn vui vẻ đáp:

    - Được rồi! Nửa tiếng nữa anh đến! Chờ anh!

    Toàn và vợ đã ly dị mấy năm nay nên Toàn cũng buồn nhưng không hề có ý nghĩ đi tìm một bà hay một cô nào cho đỡ trống trải. Thật ra chuyện gia đình Toàn tan vỡ là lỗi của cả chàng và vợ. Chàng đã không được may mắn khi lấy phải một người vợ chỉ biết ăn diện tiêu xài và không chăm lo cho gia đình. Cũng có được một người con trai theo nghề bố, đó là sự an ủi duy nhất của Toàn. Còn lỗi của Toàn? Không hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân, Toàn đã dan díu với một nữ luật sư đồng nghiệp người Mỹ trong cùng tổ hợp luật sư. Chỉ là những vui chơi ngắn ngủi và cũng kết thúc nhanh chóng! Hiện tại Toàn chỉ muốn được yên ổn. Có sự hiện diện của Phượng cũng vui vui.

    Đến cửa khách sạn, Toàn gọi điện thoại cho Phượng:

    - Anh đến rồi! Đang chờ em ngay trước cửa.

    Phượng liến thoắng:

    - Em xuống ngay!

    Hôm nay Phượng diện rất đẹp và hợp thời trang. Toàn gật gù nghĩ thầm Phượng biết sửa soạn và chịu chăm sóc bản thân. Trông cô em họ của chàng rất trẻ trung và thu hút.
    Vừa ngồi vào xe, Phượng đã nghe anh họ mình khen:

    - Không biết hôm nay sao anh lại có hân hạnh đưa người đẹp này đi đâu đây?

    Phượng cười thích thú:

    - Em đòi đi đâu cũng được phải không?

    - Đương nhiên!

    - Anh phải giữ lời đấy nhé! Không được nuốt lời đâu đấy! Hứa đi!

    - Hứa! Anh hứa mà! Em muốn đi đâu ăn đây?

    - Trước khi đi ăn tối em muốn đi thăm một người!

    Toàn tò mò:

    - Thăm ai vậy?

    Phượng ngọt ngào trả lời:

    - Em muốn chúng ta đến thăm vợ chồng anh Mạnh!

    Toàn giật mình đạp thắng xe:

    - Thôi mà! Anh xin em!

    Phượng không chịu thua:

    - Cả em và anh cùng đến thăm thì có chuyện gì đâu? Hay anh muốn để em tự động đến một mình?

    Toàn thở dài chịu thua vì biết tính Phượng. Cố ấy có thể lừng lững đến nhà Mạnh một mình! Rồi không biết Phượng sẽ gây ra những chuyện gì nữa?
    Phượng tủm tỉm cười:

    - Sao? Anh tưởng em không làm được ư?

    - Được rồi! Nhưng mà em…

    Chưa kịp nói hết câu, Phượng đã cướp lời Toàn:

    - Nhưng mà em làm sao? Anh yên tâm đi hôm nay không uống rượu, em không có nói bậy gì đâu! Không có làm anh mất mặt đâu! Chỉ đến thăm rồi vài hôm nữa em đi rồi!

    Toàn cũng mong là Phượng không gây rối gì nhưng vẫn hỏi:

    - Em muốn đến đó làm gì?

    Phượng trả lời gọn lỏn:

    - Em muốn xem sau bao nhiêu năm cái cô Mộng Trinh đó có còn đẹp nữa không?

    Toàn cười hực lên không nói gì nhưng chàng phải công nhận là vợ của Mạnh đẹp lắm và trẻ nữa. Trẻ hơn Mạnh nhiều! Phượng sẽ thất vọng! Phượng không thể sánh nổi với Mộng Trinh! Muôn ngàn lần không thể!!! Nhưng có lẽ cũng là dịp để cho Phượng phải chịu thua đi! Mộng Trinh không những đẹp mà còn khéo léo trong giao tiếp. Sắc đẹp đó chắc chắn đã đốn ngã bao nhiêu trái tim của đàn ông, trong đó có Toàn!

    Khi còn ở Việt Nam, Toàn rất ganh tị với Mạnh. Cũng đã có lần Toàn nghĩ nếu Mạnh không lấy được Mộng Trinh thì chàng sẽ tiến tới và tán nàng cho bằng được! Sang đây, gặp Mộng Trinh, Toàn vẫn thấy sự rung động của mình dành cho Mộng Trinh không hề thuyên giảm! Mơ ước có được một người phụ nữ như vậy, giống như Mộng Trinh vậy! Nhưng điều mơ ước này không hề trở thành sự thật! Và cứ mỗi lần gặp gỡ Mộng Trinh là Toàn lại nhớ đến những điều thầm kín này!

    Vài năm trước, Mạnh và Mộng Trinh hùn hạp với người em trai của Mạnh mở nhà hàng. Được một thời gian tiệm ăn thất bại đóng cửa nhưng hợp đồng thuê chưa hết hạn nên gây ra nhiều vấn đề. Toàn đã giúp Mạnh và Mộng Trinh giải quyết mãi mới xong. Chàng nhớ lúc đó Mạnh đã đẩy cho Mộng Trinh lo toan mọi sự nhức đầu. Toàn đã thấy một con người khác ở người phụ nữ, vợ của bạn mình mà chàng kín đáo thầm yêu. Trong thời kỳ khó khăn này, Mộng Trinh đã rất can đảm và mạnh mẽ vượt qua.

    Không những vậy nàng rất khôn ngoan tính toán hay đến nỗi Toàn cũng bái phục. Nhưng có lẽ những căng thẳng phải đối phó đó, không kể đến những vụ những người bệnh nhân cố ý gây chuyện vì muốn kiếm tiền hay để họ được sửa sắc đẹp miễn phí đã làm Mộng Trinh ngã bệnh!

    Toàn đã thầm xót thương cho nàng! Nếu Toàn có hạnh phúc và may mắn là chồng của Mộng Trinh thì chàng sẽ gánh vác hết tất cả, không để vợ mình phải chịu những thử thách gian nan như thế! Mạnh thật đáng trách! Là bạn thân của Mạnh từ nhiều năm qua, Toàn biết rất nhiều chuyện của Mạnh mà Mộng Trinh không hề hay biết hay nàng biết và nhắm mắt làm ngơ? Đã có lúc Toàn nghĩ Mạnh không xứng đáng có được Mộng Trinh!

    Thấy Toàn chỉ yên lặng lái xe, không thấy nói gì, Phượng hỏi:

    - Anh sao vậy? Yên chí đi em không làm gì đâu! Anh đừng lo!

    Vừa lái xe Toàn vừa phân vân không biết có nên gọi điện cho Mạnh biết trước không nhưng rồi lại thôi. Nếu họ không có nhà thì càng tốt!
    Thấy xe Mạnh đậu trước sân, Toàn thở dài thầm nhưng cũng cầu mong đừng có chuyện gì không vui xảy ra.
    Quay sang Phượng, Toàn nhắc nhở:

    - Đừng gây chuyện nhé!

    Phượng nhìn Toàn nhoẻn miệng cười nói sẽ sàng:

    - Yên chí! Em sẽ ngoan lắm!

    Nói xong Phượng muốn phá lên cười to! Còn lâu mới ngoan! Đàn ông dễ mắc hỡm thật!
    Bây giờ Toàn mới nghĩ ra vì sao Phượng ăn diện như vậy! Đàn bà ghê gớm thật!
    Vừa bấm chuông, Toàn vừa tiên đoán bộ dạng của Mạnh khi nhìn thấy mình và Phượng đến đây!


    *


    Nghe tiếng chuông, Mạnh uể oải đứng lên thắc mắc không biết ai đến nhà mình vào giờ này?
    Mở cửa nhìn thấy Toàn và Phượng, Mạnh muốn đứng tim. Mạnh nghiêm mặt nhìn Toàn với hàng bao câu hỏi hiện hết lên khuôn mặt không giấu được sự ngỡ ngàng nhưng đầy khó chịu.

    Toàn nhún vai nhìn Mạnh không biết phải nói gì.
    Phượng cởi mở nói với Mạnh:

    - Tụi em đi ngang, nên nhân tiện đến thăm anh chị một chút thôi! Không chiếm nhiều thỉ giờ của anh và chị Mộng Trinh đâu. Sau bao nhiêu năm rồi em vẫn ái mộ người đẹp Mộng Trinh của anh Mạnh!

    Không còn cách nào khác, Mạnh mở rộng cửa để hai người vào bên trong.
    Phượng kêu lên:

    - Nhà anh chị đẹp quá! Sang trọng và đặc biệt nữa! Chắc giống như chủ nhân vậy!

    Cả Mạnh và Toàn đều không nói gì. Người nào cũng nơm nớp lo âu không biết Phượng có dở trò gì không nữa đây!
    Mạnh đưa hai người vào phòng khách rồi nói:

    - Ngồi chơi nhé!

    Phượng hỏi ngay:

    - Chị Mộng Trinh có nhà không anh?

    Mạnh nói ngắn gọn:

    - Có!

    Toàn khẽ lườm Phượng như nhắc nhở.
    Ở trên gác, Mộng Trinh đã nghe thấy nhiều tiếng người nói lao xao nhưng không biết đó là ai mà đến thăm vào giờ này?

    Mạnh lên gác tìm Mộng Trinh.
    Nàng hỏi ngay:

    - Có khách hả anh? Ai vậy?

    Mạnh điềm đạm nói với vợ:

    - Là bạn anh, Toàn, và cô em họ của Toàn ở Pháp sang chơi đến thăm. Cô ấy rất muốn gặp em.

    Mộng Trinh ngạc nhiên:

    - Muốn gặp em sao?

    Mạnh nghĩ ngay ra lời nói để làm vui lòng Mộng Trinh:

    - Vì ai cũng biết vợ anh đẹp lắm nên mới tò mò!

    Mộng Trinh mỉm cười tươi:

    - Để em sửa soạn một chút!

    Mạnh thở phào thầm:

    - Anh xuống tiếp họ trước!

    - Cho em 5 phút thôi!

    Mạnh xuống nhà tiếp khách nói với Toàn và Phượng:

    - Nhà tôi sửa soạn một chút rồi xuống ngay.

    Toàn nói đỡ lời:

    - Hai ngày nữa Phượng sẽ đi lên New York thăm người bạn rồi về lại Paris nên muốn đi thăm mọi người.

    Mạnh cũng nói cho có chuyện:

    - Sang đây Phượng thấy đời sống bên này chắc khác với Pháp nhiều?

    - Xứ này lạ quá! Trước khi đến đây em có đi thăm một người bạn ở tiểu bang Kansas, những thành phố của Mỹ giống nhau quá! Cứ như rập một khuôn mẫu! Bên Tây khác hẳn!

    Vừa lúc Mộng Trinh xuống phòng khách.
    Thấy bóng dáng Mộng Trinh, Toàn đứng lên chào hỏi:

    - Chào chị! Chị khỏe không? Xin lỗi đến thăm anh chị mà không báo trước!

    Mộng Trinh mỉm cười với Toàn:

    - Có khách đến thăm là quý hóa, giờ giấc có gì quan trọng!

    Phượng sững sờ nhìn Mộng Trinh.
    Toàn giới thiệu:

    - Đây là chị Mộng Trinh, vợ anh Mạnh. Phượng, em họ của tôi ở bên Pháp sang chơi.

    Mộng Trinh nhìn quan sát Phượng vui vẻ:

    - Cám ơn anh Toàn và cô đây đến thăm chúng tôi.

    Mãi Phượng mới tìm được nụ cười ranh mãnh của mình khi nói với Mộng Trinh:

    - Bao nhiêu năm rồi mà chị vẫn đẹp như vậy!

    Mộng Trinh ngạc nhiên:

    - Chúng ta đã từng gặp nhau sao?

    Phượng giải thích:

    - Chị không biết em, nhưng em biết chị!

    Mộng Trinh moi móc trong ký ức nhưng không thể nhớ đã gặp cô này lúc nào.

    - Thật sao? Tại sao tôi không nhớ gì cả!

    - Lần đó ở Sài Gòn, em nhìn thấy anh chị đi chơi với nhau! Dĩ nhiên làm sao chị biết em được! Lúc nhỏ em hay đi theo anh Toàn, bạn bè anh ấy ai em cũng biết. Anh Mạnh nổi tiếng là khó tính và kén vợ kỹ lắm. Không riêng gì em mà ai cũng tò mò muốn biết chị Mộng Trinh ra sao khiến anh Mạnh phải xiêu lòng.

    Toàn nhìn đồng hồ ra hiệu cho Phượng. Ở đây càng lâu, nói nhiều rồi sẽ sinh chuyện mất thôi!

    Mộng Trinh nhìn Phượng và cười. Nhưng nàng hiểu ngay chắc hẳn cô em này ngày xưa cũng thích chồng mình! Chuyện chồng nàng khó tính và kén chọn thì đương nhiên là nàng biết từ lâu. Còn các cô, các bà bệnh nhân tán tỉnh chồng nàng thì Mộng Trinh đã quá quen thuộc và không hề ghen tương. Chẳng có gì lạ! Còn trước khi Mạnh kết hôn với nàng, có nhiều mối tình thì cũng chẳng có gì ngạc nhiên! Mộng Trinh chưa bao giờ thắc mắc về quá khứ của chồng mình!

    Phượng cười nhìn Mộng Trinh rồi tự nhiên nói:

    - Trong mấy bạn của anh Toàn thì anh Mạnh là người có nhiều mối tình nhất. Con gái thời đó theo đuổi anh Mạnh nhiều lắm, gạt ra không hết!

    Cả Toàn và Mạnh đều mất vui khi thấy Phượng bắt đầu dở trò.
    Mộng Trinh nhếch mép nhìn cô em họ của bạn chồng mình và đánh giá thầm: Đồ rẻ tiền! Nàng cười thật tươi và đáp trả một cách vui vẻ:

    - Đâu phải chỉ có ngày xưa mới như vậy. Bây giờ cũng vậy cô Phượng không biết đó thôi! Quanh anh Mạnh bây giờ toàn nữ bệnh nhân đến sửa sắc đẹp, già trẻ lớn bé đủ cả, đủ mọi thành phần. Thương gia, thư ký, sinh viên, cả ca sĩ nữa, nhiều lắm. Người độc thân hay đã lập gia đình đều có cùng một mục đích là nhắm vào anh Mạnh! Có nhiều bà mẹ còn tán chồng tôi thay cho con gái họ nữa chứ! Họ tán tỉnh anh Mạnh một cách công khai không hề giữ gìn gì cả!

    Mọi người nghe Mộng Trinh nói như vậy đều không biết phản ứng thế nào!
    Mộng Trinh quay sang nói với chồng mình:

    - Em nói đâu có sai phải không? Có khi nào anh động lòng không?

    Mạnh chưa kịp nói gì thì Mộng Trinh cười tiếp luôn:

    - Chắc chắn là anh không hề xao xuyến hay mắc bẫy vì còn có em đây. Chúng ta vẫn luôn hạnh phúc bao năm qua mà phải không?

    Mạnh thầm phục vợ mình cao tay ấn. Chàng cười phân bua với mọi người:

    - Đương nhiên là anh không hề bị chao đảo chút nào! Chẳng ai có thể sánh được với Mộng Trinh của anh!

    Đây là lần đầu tiên Toàn mới biết tài giữ chồng của Mộng Trinh và không khỏi thầm thán phục.
    Toàn nói với Mộng Trinh với tất cả sự chân thành:

    - Tôi thật ghen tị với Mạnh! Bạn tôi thật may mắn có một nữ tướng như vậy trong gia đình! Chị thật giỏi! Đã đẹp mà còn tài ba!

    Mộng Trinh nhỏ nhẹ nói với Toàn:

    - Cám ơn anh! Anh đã quá khen rồi!

    - Không! Thật đấy!

    Những đòn phép khéo léo của Mộng Trinh vừa qua đã gián tiếp đánh vào Bích Phượng làm cô ta tiu nghỉu.
    Ngắm nhìn Mộng Trinh chán, hết nhìn thẳng rồi quay nghiêng, Phượng đâm thất vọng và cụt hứng! Khi đến đây Phượng định trêu đùa chọc tức Mộng Trinh một phen nhưng khi gặp vợ anh Mạnh rồi thì nàng không còn hứng thú gì nữa. Trông cô ta rất kiêu sa và ngầm bên trong là bản lĩnh cứng cỏi, đùa dỡn thì cũng chẳng đi đến đâu, cũng không còn thích thú gì nữa!

    Phượng nói với Toàn:

    - Lúc nào thì mình phải đi hả anh?

    Toàn chộp lấy:

    - Muộn rồi đó! Mình đừng làm phiền anh chị Mạnh nữa!

    Tất cả mọi người đều hiểu Phượng đến đây chỉ để biết mặt Mộng Trinh.
    Toàn và Phượng cùng đứng lên từ giã. Dĩ nhiên Mạnh là người vui vẻ nhất khi thấy Phượng tỏ ý muốn ra về. Không chút ngại ngùng, Mạnh đứng lên tỏ ý muốn tiễn khách.

    Mộng Trinh cười nửa miệng nói với Phượng:

    - Lần sau có dịp sang đây mời cô Phượng ghé chơi!

    Phượng đang xụ mặt nhưng cũng cố tỏ ra vui vẻ nói với Mộng Trinh:

    - Cám ơn chị!

    Mạnh nói với vợ:

    - Em đi nghỉ đi! Để anh tiễn khách!

    Khi Phượng và Toàn đã rời đi, Mạnh thở phào nhẹ nhõm đi vào nhà. Không hiểu vợ mình sẽ có thái độ nào khi không còn người lạ nữa?

    Nhưng Mộng Trinh đã lên gác và đi ngủ. Sẽ không có cãi vã hay những câu hỏi moi móc xem Phượng ngày xưa có thích Mạnh không ..vv.. và vv…
    Mạnh cười thầm vì thừa biết móng vuốt của vợ mình chỉ giương ra khi cần thiết!

  8. #18
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    3,276
    Chương 18


    Khi Tuyết Trinh lập gia đình, người con rể tốt số cũng là một bác sĩ và rất mực yêu quý Tuyết Trinh. Hai vợ chồng Mạnh rất hài lòng trước sự chọn lựa của con gái. Còn Thành, cậu con út của Mộng Trinh, cũng vừa tốt nhiệp nha sĩ và cũng đang sửa soạn kết hôn. Cô con dâu tương lai của Mộng Trinh lớn lên trong một gia đình đạo đức Công giáo thuần thành, đông anh em và đều thành danh. Vân cũng vừa ra dược sĩ. Cả Thành và Vân rất xứng đôi.

    Khi cả Lộc, Tuyết Trinh và Thành đều đã lập gia đình, Mộng Trinh thấy nhẹ nhõm hẳn. Nàng và Mạnh đã chu toàn bổn phận của bậc làm cha mẹ giúp các con thành tài rồi kết hôn có gia đình riêng êm ấm.

    Con cái đã có mái ấm và hạnh phúc riêng tư, chỉ còn lại Mạnh và Mộng Trinh trong căn nhà vắng lặng. Vinh thì vẫn không nghĩ đến chuyện có bạn gái hay lập gia đình. Mộng Trinh tôn trọng con không nài ép hay thúc giục. Nhưng thực ra Vinh vẫn là người con duy nhất chăm lo cho cha mẹ nhiều nhất.

    Mọi sự yên ấm nhưng lại làm cho Mộng Trinh lo âu vu vơ. Nàng như người chờ bão đến! Không hiểu tại sao? Linh cảm ư? Không biết nữa!


    *


    Nhận được tin ba mình bị ngã, đầu đập xuống đất phải đưa vào bệnh viện, Mộng Trinh thương ba và lo âu quá sức. Nhưng ông Minh chỉ phải nằm ở nhà thương có 2 hôm rồi được cho về nhà. Tuy không bị gì nguy hiểm dù lúc này ông đã lớn tuổi lắm rồi nhưng sức khỏe từ đó cũng kém đi nhiều.

    Mộng Trinh thường đi máy bay sang thăm cha mẹ mình vài lần trong một năm. Nay dù con cái nàng đã lập gia đình và Mộng Trinh đã có cháu nhưng mỗi khi về thăm cha mẹ mình, nàng vẫn có cảm giác như mình vẫn như ngày xưa khi còn ở nhà chưa lập gia đình.

    Ông bà Minh rất hài lòng và tin tưởng con gái khi thấy Mộng Trinh nuôi dưỡng và giáo dục các con đều thành tài yên ấm. Đối với ông bà, đấy chính là hạnh phúc mà ông bà đã chọn lựa cho Mộng Trinh và những quyết định của ông bà năm xưa khi ép Mộng Trinh kết hôn với Mạnh là hoàn toàn đúng! Ông bà đã tham dự đầy đủ tất cả những đám cưới của các cháu ngoại, và cả cháu nội với niềm hãnh diện vô song.

    Nhưng chỉ 2 năm sau thêm một lần bị ngã nữa, ông Minh đã yếu còn yếu thêm và đã ra đi trong sự thương xót và tiếc nuối của các con cháu.

    Mười năm sau, bà Minh cũng đã lìa xa con cháu sau một thời gian ngắn đau ốm. Đối với Mộng Trinh sự ra đi của cha mẹ là những mất mát quá lớn! Sự dựa dẫm về tinh thần cũng như sự liên kết vô hình giữa cha mẹ và con cái nay bị đứt đoạn làm nàng buồn phiền một thời gian dài và càng làm tăng thêm những nỗi đau thể xác của nàng hơn nữa!


    *


    Dạo này anh Mạnh không khỏe lắm, thêm tuổi cũng có khác. Một hôm Mạnh nói với Mộng Trinh:

    - Tháng sau là hết hợp đồng thuê mà chủ nhà lại đòi tăng giá nhiều, anh chán quá! Lúc trước có em ở văn phòng còn giúp anh đối phó với những bệnh nhân lôi thôi khó chịu, bây giờ không có em, người làm họ không biết xử sự làm anh cứ phải giải quyết! Có những ngày anh không muốn làm việc nữa!

    Mộng Trinh an ủi chồng:

    - Vậy thì về hưu đi! Em thấy anh cũng mệt rồi đấy! Mình có thiếu thốn đâu mà phải lo? Để dành cả bao nhiêu năm nay có gì mà phải ngại nữa chứ? Làm vất vả lại lắm chuyện nhức đầu thì có đáng không?

    Thấy vợ nói hợp ý mình, Mạnh liền nói luôn:

    - Vậy thì đóng cửa rồi nghỉ hưu luôn nhé?

    - Tùy anh thôi!

    Mạnh vẫn còn phân vân:

    - Về hưu chỉ sợ buồn!

    Mộng Trinh cười:

    - Lo gì không có việc! Bao nhiêu cây bon sai đang chờ anh chăm sóc kìa!

    Mạnh than:

    - Không làm gì cả thì anh thấy khỏe, nhưng làm gì lâu thì cũng mệt!

    Mộng Trinh trêu chồng:

    - Vậy thì đừng làm gì cả! Ai bắt anh làm? Chơi với cháu đi!

    Mạnh bật cười:

    - Chơi với cháu cũng mệt lắm chứ em tưởng!

    - Vậy thì anh về hưu là đúng rồi!

    - Hay là về hưu rồi mình…

    Mạnh nói nửa chừng rồi thôi nhưng Mộng Trinh hiểu ý chồng.

    - Anh muốn đi chơi chứ gì? Anh biết sức khỏe em đâu có cho phép!

    - Anh biết chứ! Anh chỉ mong cho em đừng đau nữa là quý rồi, chẳng cần gì khác.

    Vài tuần sau Mạnh quyết định nghỉ hưu sau nhiều năm làm việc. Đây là một thay đổi lớn cho cả Mạnh và Mộng Trinh.


    *


    Mạnh là người kén ăn và thích ăn ngon. Nay về hưu chàng tìm ra một thú vui mới là làm bếp nấu ăn.

    Mộng Trinh cũng thấy khỏe và vui hơn khi không còn phải ở nhà một mình. Mặc dù những cơn đau dai dẳng vẩn ở đó, bây giờ lại còn lan sang lưng và hông của nàng nên Mộng Trinh chỉ nằm hay ngồi nhiều hơn là đi lại. Nhưng nàng không muốn kêu rên, không muốn cho Mạnh thấy bộ dạng khổ sở đáng thương đau đớn của mình nên vẫn giấu kín trước mặt chồng mình. Quá lắm thì mới lộ ra. Khi đó thì Mạnh phải nhờ em trai út của mình đến chích steroid vào những chỗ đau cho Mộng Trinh bớt đau.

    Bây giờ chuyện nấu nướng Mạnh lo cả. Khi nào ngại thì đi mua thức ăn ở tiệm về nhưng chàng vẫn thích tự nấu ăn hơn cho hợp khẩu vị. Mộng Trinh cũng không ngờ chồng mình lại có tài nấu ăn như vậy!

    Có một hôm Mạnh rời khỏi nhà từ sáng sớm. Mộng Trinh ngạc nhiên hỏi chồng:

    - Anh đi đâu sớm vậy?

    - Anh ra bến tàu mua cá tươi!

    Mộng Trinh không biết nói gì chỉ cười thầm! Ngay chuyện nấu ăn mà Mạnh cũng kỹ lưỡng như vậy! Hèn gì lấy vợ muộn! Nghĩ đến đó nàng buột miệng cười thành tiếng.

    Mạnh ngạc nhiên hỏi nàng:

    - Sao em lại cười?

    Không biết phải trả lời với chồng thế nào nữa. Nàng chỉ nói gọn:

    - Thôi anh đi đi! Em biết chắc chắc đến trưa sẽ được ăn cá ngon. Anh định làm món gì?

    Mạnh nheo mắt nhìn Mộng Trinh:

    - Gỏi cá!

    À ra thế nên mới cần cá tươi! Mộng Trinh nói với theo khi nhìn thấy Mạnh quay lưng đi xuống garage vì biết chồng mình lái xe rất ẩu:

    - Anh lái xe cẩn thận!

    Mạnh chẳng nói gì vì còn đang mải nghĩ đến món gỏi cá làm thế nào cho thật ngon theo như trên youtube đã chỉ dẫn. Món ngon cùng cần phải cầu kỳ là đúng rồi! Chỉ cần lúc Mộng Trinh ăn khen ngon là chàng vui vì nàng khi trước lúc chưa bị đau nấu nướng rất khéo.

    Về hưu hóa ra cũng không đến nỗi nào!


    *


    Đang ngủ, Mộng Trinh chợt nghe tiếng Mạnh gọi mình. Hai vợ chồng nằm phòng riêng nhưng sát cạnh nhau.
    Nàng nhỏm dậy nghe ngóng. Hay chồng nàng ngủ mê? Nhưng Mạnh lại gọi lần nữa.
    Mộng Trinh xuống giường, xỏ chân vào dép rồi chậm rãi đi sang phòng kế bên. Nàng bật đèn ngoài hành lang rồi vào phòng Mạnh.

    - Anh gọi em? Sao vậy?

    Giọng Mạnh có hơi khác lạ:

    - Tay chân anh một bên… tê quá! Không cử động được nữa!

    Mộng Trinh nói ngay:

    - Để em gọi con!

    Mạnh gạt đi:

    - Anh mệt quá!... Gọi xe cứu thương đi!

    Nghe Mạnh nói thế, Mộng Trinh bắt đầu cuống lên. Hai đầu gối nàng đã đau nay như muốn khuỵu xuống. Nàng sợ hãi nói với chồng:

    - Em gọi ngay…

    Nàng lấy điện thoại của Mạnh để đầu giường bấm số gọi cấp cứu. Giọng nàng run rẩy khi nói với nhân viên trực nghe máy về lý do cần cấp cứu và cho địa chỉ nhà.

    Tắt điện thoại, Mộng Trinh nói như hụt hơi:

    - Năm phút nữa… họ đến… Nhưng em gọi cho con đây!

    Vẫn dùng điện thoại của Mạnh, nàng gọi cho Vinh.
    Đang trực trong nhà thương nhưng thấy điện thoại của bố trong đêm khuya, Vinh vội vàng nghe ngay.

    Người lên tiếng trong điện thoại không phải là bố mà là mẹ.
    Giọng Mộng Trinh đẫm nước mắt khi nói với con trai:

    - Vinh à!... Mẹ vừa gọi xe cứu thương… Bố con mệt và nói tê nửa người!

    Vinh hốt hoảng nghĩ ngay là bố mình bị stroke!

    - Để con gọi cho anh Lộc và các em ngay! Con đang phiên trực không về ngay được! Mẹ theo xe cứu thương vào bệnh viện với bố. Nhớ mang theo điện thoại để còn liên lạc. Sáng mai con mới về được nhưng anh Lộc và các em sẽ vào nhà thương với bố mẹ ngay! Mẹ đừng sợ nhé! Đưa bố vào nhà thương ngay không sao đâu! Con sẽ gọi cho chú Quân ngay! Chắc chú ấy sẽ vào nhà thương với bố luôn đó!

    Quân là bác sĩ chuyên về giải phẫu xương và là em út của Mạnh.

    Mộng Trinh từ lâu không lái xe được nữa nên nàng yêu cầu được ngồi trong xe cứu thương theo chồng.
    Ngồi bên cạnh Mạnh, Mộng Trinh tay cầm tràng hạt đọc kinh cầu xin cho chồng mình qua khỏi và được bình yên.
    Mạnh mệt nhọc hé mắt nhìn vợ. Biết là Mộng Trinh đang đọc kinh cho mình, chàng thấy an ủi.
    Mộng Trinh cúi xuống nói khẽ vào tai Mạnh:

    - Em đã gọi cho các con. Vinh nói sẽ gọi cho chú Quân nữa!

    Ngồi trong chiếc xe cấp cứu bít bùng, cả người Mộng Trinh căng thẳng và vì lo âu cho Mạnh nên nàng không còn để ý đến những cơn đau triền miên của mình nữa!
    Đến bệnh viện, Mộng Trinh phải ngồi chờ bên ngoài. Nhân viên cấp cứu đưa Mạnh vào thẳng bên trong.
    Điện thoại nàng reo. Con trai út gọi nàng.

    - Mẹ! Mẹ đang ở đâu? Bố vào nhà thương chưa? Nhà thương nào?

    Mộng Trinh mệt mỏi trả lời Thành:

    - Mẹ đang chờ trong nhà thương Kaiser gần nhà. Họ đưa bố con vào trong rồi!

    - Con đang lái xe! Chút xíu nữa là con đến. Mẹ đợi nhé?

    - Ờ! Lái xe cẩn thận!

    Vừa dứt điện thoại lại đến phiên Tuyết Trinh gọi mẹ:

    - Bố đang ở đâu? Mẹ có sao không?

    - Bố được đưa vào nhà thương Kaiser gần nhà. Mẹ đang chờ, không sao cả. Thành sắp vào đây.

    - Con cũng đang lái xe!

    - Đêm khuya, lái xe cẩn thận!

    - Mẹ đừng sợ nhé!

    - Mẹ không sao! Không phải lo cho mẹ đâu!

    Lộc cũng gọi:

    - Mẹ có sao không? Bố đang ở bệnh viện nào? Có phải Kaiser gần nhà không?

    Mộng Trinh mệt nhọc trả lời, giọng nàng như hụt hơi:

    - Đúng rồi!

    - Con và Liên đi ngay! Mẹ đừng sợ nhé!

    - Không sao cả! Các con lái xe cẩn thận!


    *


    Những giây phút chờ đợi trôi qua thật dai dẳng. Mộng Trinh không còn nhớ là mình đã lần bao nhiêu chuỗi Mân Côi để cầu xin cho Mạnh. Những linh cảm bất tường lâu nay đã xẩy đến như vậy sao?
    Có tiếng người gọi làm nàng giật mình nhìn lên. Thành!

    - Mẹ có sao không?

    Nhìn thấy con trai út, Mộng Trinh thấy nhẹ bớt nỗi lo âu:

    - Con đến rồi đó ư?

    - Bố sao rồi?

    Mộng Trinh lắc đầu:

    - Không biết nữa! Họ đưa thẳng bố vào bên trong. Mẹ ở ngoài này làm giấy tờ, không thấy ai nói gì cả!

    - Để con đi hỏi xem!

    Thành chưa kịp đi thì em trai Mạnh là bác sĩ Quân vào.
    Anh ta đến gần Mộng Trinh ân cần hỏi thăm:

    - Chị có mệt lắm không?

    - Tôi không sao. Cám ơn chú! Chỉ lo cho anh thôi!

    - Để em đi xem sao rồi cho chị và các cháu hay!

    Là bác sĩ làm việc trong nhà thương này nên bác sĩ Quân dễ dàng vào bên trong.
    Thành ngồi xuống bên mẹ. Cả hai mẹ con đều lo âu.
    Tuyết Trinh ở xa hơn nên mãi vẫn chưa đến. Lộc cũng ở xa, chắc sẽ đến cùng lúc với Tuyết Trinh.

    Càng về khuya bệnh nhân ở phòng cấp cứu càng đông.
    Một lúc sau bác sĩ Quân đi ra với gương mặt nghiêm nghị nói với chị dâu:

    - Anh Mạnh bị stroke! May đưa vào kịp thời! Nhưng… gan anh ấy cũng có vấn đề! Bây giờ họ đang làm các thử nghiệm. Chắc còn ở lại đây lâu. Nhưng vào bệnh viện là yên tâm rồi. Hay chị và cháu đi về đi, ngồi đây chờ đợi chẳng được gì. Nhất là chị đang đau yếu, về nhà nghỉ ngơi đi! Có em ở đây rồi.

    Quay sang nói với Thành, bác sĩ Quân bảo cậu cháu:

    - Thành đưa mẹ cháu về nhà nghỉ ngơi đi, có gì ngày mai vào thăm bố cháu. Có chuyện gì chú sẽ báo cho hay!

    Thành đưa mắt nhìn mẹ ngầm hỏi ý kiến.
    Mộng Trinh ngần ngừ rồi nói với con trai:

    - Hay là con đưa mẹ về nhà rồi mai lại vào!

    Thành gật đầu:

    - Vâng! Nhưng để con gọi cho chị Tuyết Trinh và anh Lộc đã!

    Thành nói chuyện qua điện thoại với Tuyết Trinh chừng vài phút. Rồi lại gọi cho Lộc.

    - Mẹ à! Chị Tuyết Trinh và anh Lộc cũng gần đến đây rồi. Chị ấy muốn ở lại đây với bố! Anh Lộc thì chắc chỉ ở lại một lúc thôi. Bây giờ tính sao?

    Bác sĩ Quân nhăn mặt:

    - Tính gì nữa! Mẹ cháu ngồi vạ vật ở đây lâu rồi lại ốm thêm thì khổ!

    Mộng Trinh gật đầu nói với Thành:

    - Thôi mình cứ đi về nhà đi! Mai vào!

    Nhìn bác sĩ Quân, nàng nói:

    - Cám ơn chú! Có gì chú gọi cho tôi biết tin!

    - Chị yên tâm đi! Đã có em!


    *


    Thành đưa Mộng Trinh về nhà. Khi ấy cũng đã hơn 3 giờ sáng.
    Đưa mẹ lên phòng, Thành hỏi:

    - Mẹ cần gì không con lấy? Cần thuốc đau hay thuốc ngủ không?

    Mộng Trinh lắc đầu:

    - Không cần! Mọi thứ thuốc ở đây cả rồi!

    - Mẹ cần uống nước gì không?

    - Mẹ đủ rồi! Con về nghỉ đi, ngày mai còn đi làm!

    - Con sẽ xin nghỉ ngày mai!

    Thành không mở văn phòng tư mà làm cho một công ty nha khoa lớn nhất tại quận Cam.
    Mộng Trinh đi thay quần áo rồi vào giường nằm. Nàng biết chắc là mình sẽ không ngủ được cho dù có uống thuốc ngủ! Thuốc ngủ chỉ có tác dụng làm nàng hơi mê đi cho quên bớt cái đau chứ không hẳn là làm nàng được ngủ sâu. Chỉ thiếp đi!

    Gần trời lạnh hơn. Mộng Trinh kéo chăn lên cao, kín quanh cổ và hơi rùng mình! Nàng lại nghĩ đến chồng mình! Giờ này không biết anh Mạnh ra sao rồi? Nàng mong mình sẽ là người ra đi trước chồng mình!
    Nàng cứ trằn trọc mãi cho đến sáng khi bên ngoài những tiếng động của xe cộ qua lại, tiếng chim gọi nhau ngoài vườn và dường như mọi vật đều đã tỉnh thức thì nàng uể oải ngồi dậy! Mộng Trinh lấy điện thoại gọi cho con gái vì biết Tuyết Trinh đang túc trực trong nhà thương với bố.

    Tuyết Trinh nghe ngay sau 2 tiếng điện thoại reo và biết đó là mẹ mình gọi.
    Giọng Tuyết Trinh rất trong trẻo khi nói với mẹ mình:

    - Con nghe đây!

    - Tình trạng bố con sao rồi?

    - Bố đỡ rồi! Nhưng bố vẫn còn mệt tuy không còn nguy hiểm nữa. Mẹ thì sao?

    - Mẹ không sao! Chắc con mệt lắm?

    Tuyết Trinh nói cho mẹ yên lòng:

    - Đừng lo cho con! Con khỏe lắm, không sao cả! Chắc đến trưa con về nhà một lúc rồi sẽ vào lại. Anh Vinh nói với con sẽ vào bây giờ.

    Mộng Trinh bảo con gái:

    - Mẹ tưởng Vinh sẽ về nhà rồi đưa mẹ vào thăm bố?

    - Anh Vinh muốn vào xem tình trạng sức khỏe bố thế nào đã. Mẹ cứ yên tâm chờ ở nhà đã rồi vào thăm bố sau.

    Mộng Trinh ngậm ngùi nói:

    - Làm các con vất vả quá!

    - Có gì đâu! Tụi con phải lo cho bố mẹ chứ! Ở nhà một mình mẹ rồi sao?

    - Được rồi! Không phải lo gì đâu! Mẹ tự lo được!

    Tắt điện thoại, Mộng Trinh thắp nến trên bàn thờ và ngồi đọc kinh sáng tạ ơn là Mạnh đã qua khỏi nguy hiểm.

  9. #19
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    3,276
    Chương 19


    Mạnh đã nằm trong bệnh viện không chỉ một hay hai ngày mà cả tuần lễ. Vấn đề đứt mạch máu não đã kịp thời ngăn chặn cho nên Mạnh đã đỡ hơn nhưng cần phải tập cử động và đi lại. Nhưng Mạnh bị suy gan có lẽ cũng do vì uống rượu quá nhiều! Nhưng đó là một tật xấu khó có thể bỏ ngay được và cũng không biết có thể bỏ được hay không!

    Trong thời gian Mạnh nằm ở nhà thương, ngày nào Mộng Trinh cũng vào thăm chồng hai lần, sáng và tối. Con gái Tuyết Trinh không phải đi làm nên túc trực bên bố luôn luôn. Trong các người con thì Tuyết Trinh hợp với Mạnh và được bố cưng chiều nhất.

    Những ngày nằm ở bệnh viện đã thay đổi Mạnh rất nhiều. Ngày nào chàng cũng mong nhớ cho đến khi Mộng Trinh đến mới yên lòng. Bình thường Mạnh rất ít ngủ nhưng bây giờ ở đây suốt ngày đêm y tá ra vào thường xuyên, chàng lại càng không chợp mắt được tí nào. Với bệnh hoạn như hiện tại, Mạnh càng thấy thời gian còn lại của mình càng lúc càng thu ngắn và hẹp. Tương lai không còn nhìn thấy rõ nhưng thời gian đã qua, những khuôn mặt người quen, những chuyện cũ cứ thi nhau kéo về, hàng hàng lớp lớp chen chúc nhau.

    Trên giường bệnh bất lực, Mạnh mới thấy thương vợ mình hơn bao giờ hết! Chàng chỉ biết kiếm tiền còn mọi chuyện khác trong gia đình, con cái, rồi ngay cả cha mẹ mình cũng được Mộng Trinh săn sóc và quan tâm đặc biệt! Chàng đã nợ vợ mình rất nhiều! Không những thế mà đến lúc này Mạnh mới nhận ra mình có lỗi một phần trong chuyện gián tiếp gây ra bệnh hoạn của Mộng Trinh! Nàng đã phải chịu quá nhiều áp lực mà không một lần than van!

    Mạnh đã hoàn toàn tin vào những phán đoán cũng như cách Mộng Trinh ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống mà không hề mảy may nghĩ đến những căng thẳng và lo âu mà vợ mình phải gánh vác. Nếu những lúc đó chàng là người lo thay cho vợ mình thì Mộng Trinh đã không đến nỗi ốm đau như ngày hôm nay! Nhưng chàng không đủ kiên nhẫn và cũng không tính toán khéo léo được như Mộng Trinh! Bây giờ nằm đây có tiếc nuối thì cũng đã muộn!

    Không những vậy Mạnh còn nghĩ đến những thiếu sót trong bổn phận là một người chồng, người cha nữa! Ngay cả những lời ngọt ngào dành cho vợ con chàng cũng không có, hay rất hiếm khi! Trong khi đối với người ngoài Mạnh lại không hề hà tiện những câu nói xã giao êm tai. Chẳng lẽ chàng cho rằng đã là người trong nhà thì không cần những lời sáo rỗng tuếch nữa hay sao? Gọi là người trong gia đình nhưng thực sự đâu có ai thuộc về ai?

    Bây giờ nằm ở đây, không biết ở nhà Mộng Trinh ra sao? Đau ốm rồi sao? Chàng thấy mình bất lực! Nhưng lúc này cũng là lúc niềm tin tôn giáo được cấy rễ sâu thẳm từ khi còn nhỏ bắt đầu bùng dậy và nhắc nhở Mạnh về sự giới hạn của con người trong cuộc đời! Đây không phải là lúc trở về thì còn chờ đến bao giờ nữa?

    Bỗng dưng chàng lại nhớ đến hình ảnh lần đầu tiên đến xem mắt Mộng Trinh! Người thiếu nữ với vẻ ngây thơ trong sáng hiền hậu tuyệt đẹp, một tay ôm con chó Nhật Bản mầu trắng nhỏ xíu đã cuốn hút ánh mắt của Mạnh ngay lập tức và ý nghĩ đầu tiên hiện đến trong đầu chàng, trong trái tim đang xao xuyến là chàng nhất định phải có được người thiếu nữ này! Cô ấy nhất định phải là vợ chàng, là mẹ của những đứa con Mạnh. Không thể là một ai khác được!

    Ngay lúc này hình ảnh đó hiện lên rõ mồn một như thể Mạnh đang trở về ngày đó và nhìn thấy Mộng Trinh lần đầu tiên! Chàng đã đạt được ước muốn đó! Mộng Trinh đã thành vợ chàng và là mẹ của những đứa con của Mạnh! Chàng phải trân quý cái hạnh phúc đó mới phải chứ sao lại để cho Mộng Trinh phải lao tâm tổn sức mà không chia sẻ!!! Hay chỉ bởi vì một khi Mạnh đã lấy được người con gái đó và Mộng Trinh đã thuộc về chàng thì mọi chuyện sau đó chỉ là tự nhiên phải thế và không còn để ý nữa! Mạnh chỉ quây quần đi chơi với bạn bè vào những ngày nghỉ mà không nghĩ đến vợ con cũng cần sự có mặt của chàng! Đây là một sai lầm và lỗi về phần Mạnh! Chàng đã nhận ra những điều này quá muộn!!

    Mạnh thấy mình sai ngay trong những ý nghĩ ngu xuẩn như vậy! Từ giờ trở đi chàng sẽ trân trọng từng ngày, từng giờ bên cạnh người vợ mà chàng yêu quý! Mộng Trinh ơi! Hãy tha lỗi cho anh! Tha thứ cho những lầm lỡ dại dột của anh!


    *


    Khi nhìn thấy Mộng Trinh vào thăm mang theo bình nước cam, Mạnh mừng rỡ tươi hẳn nét mặt. Chàng ân cần hỏi vợ:

    - Em mệt lắm không Mộng Trinh?

    Nàng lắc đầu và vẫn với gương mặt cố hữu không biểu lộ mấy cảm xúc, Mộng Trinh hỏi chồng:

    - Em không sao! Anh có đỡ mệt không?

    Mạnh thành thật nói:

    - Anh thấy đỡ nhiều! Nghe em nói em không sao anh thấy dễ chịu hẳn… Mộng Trinh à… Anh xin lỗi em…

    Mộng Trinh ngỡ ngàng nhìn chồng mình. Lời xin lỗi từ cửa miệng của Mạnh nói ra với nàng thật hiếm hoi! Nàng tự hỏi thầm trong lòng: Anh đã làm những gì mà bây giờ nằm đây trên giường bệnh gần với cái chết, anh lại xin lỗi em? Anh có bao giờ phản bội em dù trong tư tưởng không? Mộng Trinh không muốn biết câu trả lời!

    Có lẽ Mạnh đã đoán ra trong lòng Mộng Trinh đang nghĩ gì. Chàng nhỏ nhẹ nói với nàng:

    - Hãy tha thứ cho anh nếu đã có những lúc anh đã làm em bị tổn thương… Anh xin lỗi em… Anh thật có lỗi với em… Anh đã để em phải gánh vác tất cả mọi sự khó khăn… Lẽ ra anh…

    Mộng Trinh gạt đi:

    - Chúng ta là vợ chồng… em phải lo cho gia đình là đúng rồi…

    Mạnh vẫn như một người đang đứng ở ngưỡng cửa sinh ly tử biệt, nói với vợ mình:

    - Thật ra… anh có nhiều điều không phải với em… Bây giờ lúc này anh đang tự trách bản thân mình ích kỷ… Anh chỉ nghĩ đến mình nhiều hơn là nghĩ đến em và các con… Tha lỗi cho anh… Còn sống được ngày nào… anh sẽ bù đắp cho em. Nằm đây và suy nghĩ về mọi chuyện đã qua mà thấy hối hận… Vì anh mà em mới đau ốm như vậy…

    Tự dưng Mộng Trinh thấy mủi lòng! Nàng không nhìn thấy hay cảm nhận được tình yêu giữa hai vợ chồng nhưng tình nghĩa phu thê, của việc chung lưng sống bên nhau suốt bao năm qua thì nàng thấy được. Mạnh đã lo mọi vấn đề vật chất cho nàng và các con, nàng không phải lo lắng gì về việc kiếm sống. Mạnh cũng chẳng hề to tiếng với nàng bao giờ! Gắt gỏng thì thỉnh thoảng cũng có lúc! Nhưng có ai mà không có những lúc cáu gắt? Chỉ thiếu… nhiều lời ngọt ngào mà nàng mong đợi… Không cần phải hành động, chỉ cần một vài lời ngọt dịu cũng đủ! Nay những lời ân cần của chồng mình đang nói với Mộng Trinh trong hoàn cảnh này làm nàng có cảm tưởng như những lời giã biệt!... Dù ý tưởng đó chỉ mới dấy lên nhưng Mộng Trinh gạt phắt và xua tan đi trong đầu nàng đi vì sợ là điềm gở!

    Mạnh vẫn nói với giọng ân cần:

    - Em ở nhà một mình có sợ không?

    Mộng Trinh lắc đầu:

    - Có gì đâu mà sợ! Em chỉ không ngủ được vì lo không biết anh ra sao! Tối hôm qua chú Quân cứ dục con đưa em về nhà. Chú ấy sợ em chờ lâu rồi lo lắng lại sinh thêm chuyện…

    - Quân nói vậy là phải đó! Em phải giữ gìn sức khỏe!... Anh không còn mệt như tối qua nữa, chắc sắp khỏe rồi! Về nhà khỏe rồi anh lại lo nấu ăn cho em!

    Mộng Trinh phì cười nhìn Mạnh. Nằm một chỗ với bao giây nhợ mà còn nghĩ đến chuyện nấu ăn!
    Mạnh trìu mến nhìn Mộng Trinh:

    - Em muốn ăn gì anh sẽ làm. Em muốn gì cứ nói với anh!

    - Em chỉ muốn anh khỏe lại còn chẳng cần gì cả!

    Bỗng dưng Mạnh thấy cay cay mắt vì biết đó là lời nói thật lòng của Mộng Trinh.
    Đối với Mộng Trinh, Mạnh là bóng mát cho mẹ con nàng trú ngụ. Nếu phải ra đi, nàng xin cho được ra đi trước Mạnh!
    Nàng đổ nước cam ra ly nhựa rồi lấy ống hút cho chồng uống từng ngụm nhỏ. Mạnh suýt sặc vì nghẹn ngào…

    Nếu không bị stroke và nằm trong bệnh viện, liệu Mạnh có những suy nghĩ như hiện tại hay không?
    Nhìn thấy Mộng Trinh tiều tụy, Mạnh thấy đau lòng! Giá mà chúng ta có thể quay ngược được thời gian để sửa những lỗi lầm hay sửa những chọn lựa sai trái hay chỉ để thay đổi thành một người khác tốt lành hơn nhỉ!

    Sự có mặt của Mộng Trinh trong hoàn cảnh này đã quá đủ cho một an ủi vô biên đối với Mạnh! Những chăm sóc của con cái cũng không thể so sánh với Mộng Trinh được! Không cần nàng phải nói gì, chỉ cần ở bên cạnh là được rồi!
    Một lúc sau y tá vào đưa Mạnh đi chụp CT scan và nhiều thử nghiệm khác.

    Nàng nói với chồng:

    - Chiều em lại vào!

    Mạnh mệt nhọc gật đầu. Nói ra được những ân hận và lời xin lỗi với Mộng Trinh, chàng thấy nhẹ lòng! Còn những chuyện không phải hay có đôi lúc đã có những suy nghĩ quá trớn, chàng không cần phải thú nhận với vợ mình! Mộng Trinh rất thông minh và sẽ hiểu.

    Sau 7 ngày nằm ở bệnh viện, cuối cùng bác sĩ chữa trị cho Mạnh xuất viện về nhà. Trước đó Mộng Trinh và con cái lo ngại làm sao có thể chăm lo cho Mạnh chu đáo được như trong bệnh viện! Mộng Trinh nói với các con là đến đâu thì lo đến đó! Nàng đau ốm và yếu đuối làm sao mà nâng đỡ chồng nổi nên con cái phải thuê người giúp chăm sóc trong giai đoạn đầu.

    Cứ cách một ngày thì bệnh viện cho y tá đến tập cho Mạnh đi lại trong nhà. Được hơn 2 tuần thì Mạnh có thể dùng walker để đi lại và tự làm những chuyện vệ sinh cá nhân mà không cần ai giúp.

    Mọi chuyện rồi đâu cũng vào đấy và chỉ 2 tháng sau Mạnh chỉ dùng gậy chống hờ để đi lại mà không cần dùng walker nữa.
    Nhìn thấy chồng như vậy Mộng Trinh rất mừng rỡ! Thời gian nữa chồng nàng sẽ hồi phục lại như trước thôi.

    Khi đã khỏe nhiều và có thể tự lái xe, ngày nào Mạnh cũng đi chợ rồi về làm bếp xem như đó là một cái thú vui. Rượu thì Mạnh cũng hạn chế nhiều, chỉ uống khi có bạn đến thăm mà thôi! Chàng không còn la cà với bạn bè nữa mà cũng không còn hứng thú gì nữa! Mộng Trinh cũng nhận thấy sự thay đổi ở chồng mình!

  10. #20
    Biệt Thự
    Join Date
    Jul 2014
    Posts
    3,276
    Chương 20


    Một cô bạn rủ Mộng Trinh đi cấm phòng nhân dịp có một linh mục giảng phòng từ xa về giảng hay lắm. Biết là vợ mình rất sùng đạo và đạo đức nên Mạnh còn khuyến khích Mộng Trinh đi cấm phòng cùng cô bạn, cũng là dịp tạo nên nhiều ơn ích cho tâm hồn.

    Mạnh nói với Mộng Trinh:

    - Em cứ đi đi! Anh khỏe nhiều rồi, không sao cả. Đi rồi cầu nguyện cho anh!

    - Hưởng sẽ đến đón em! Chỉ vài ngày thôi!

    - Cứ đi! Không sao hết! Nhưng nhớ mang đầy đủ thuốc men đi!

    Mộng Trinh cười:

    - Đương nhiên! Em không bao giờ quên những chuyện này!

    Nàng rất thích đi những buổi tĩnh tâm, nghe giảng thuyết để được bồi dưỡng tâm hồn cho tốt lành hơn và có nhiều thời gian tĩnh lặng tìm về với đấng đã tạo nên mình.
    Linh mục Hoàng là người giảng thuyết kỳ này và là một linh mục nổi tiếng. Những bài giảng của vị linh mục này thật hấp dẫn nhưng sâu sắc. Nghe và cứ muốn nghe mãi.

    Cha Hoàng cũng không còn trẻ nhưng không nghiêm nghị mà lại hay chêm những câu bông đùa rất duyên dáng làm cho giáo dân thấy thoải mái và gần gũi hơn. Linh mục Hoàng rất đẹp trai và có dáng vóc cao lớn, nhiều nam tính khá bắt mắt. Nhìn Cha Hoàng, có lẽ cũng sẽ có những người tự đặt câu hỏi vì sao Cha lại đi tu? Cha Hoàng cũng cởi mở hay trò chuyện hòa đồng với con chiên đi tĩnh tâm. Mọi người có cảm giác dễ gần với Cha Hoàng.

    Mộng Trinh rất quý trọng những người tu hành vì thấy các tu sĩ đã hy sinh cả đời cho Chúa và tha nhân. Lòng đạo của những người đi tu thật sâu đậm và cao cả hơn người bình thường!

    Trong lúc nghỉ giải lao, nàng lại gần cha Hoàng và đưa phong bì xin lễ cho cha mẹ mình và cha mẹ chồng. Nàng không quên đề tên mình và địa chỉ ngoài phong bì vì sợ nhiều người khác cũng xin lễ như mình.

    Cha Hoàng đã rất vui vẻ tiếp chuyện với Mộng Trinh. Qua vài câu xã giao, cha Hoàng đột nhiên hỏi nàng:

    - Chẳng hay chị là người vùng nào ở ngoài Bắc? Tôi hơi tò mò, đừng để ý nhé!

    - Dạ, đâu có sao! Thưa cha, gia đình con ở ngoài bắc là ở Phát Diệm, Ninh Bình.

    Cha Hoàng cười thú vị:

    - Tôi đoán ngay! Và đã đoán đúng vì gia đình tôi cũng ở Phát Diệm!

    Chỉ có hai chữ Phát Diệm mà đã đưa Mộng Trinh và cả cha Hoàng xích lại gần nhau hơn khi nhận ra là cùng quê!
    Mộng Trinh cũng cười theo:

    - Thật bất ngờ!

    Nói xong nàng nhìn kỹ mặt cha Hoàng hơn. Có lẽ ông ta cũng trạc tuổi nàng hay có thể chỉ hơn Mộng Trinh 2, 3 tuổi!
    Cha Hoàng vui vẻ bắt chuyện tiếp:

    - Gọi là người Phát Diệm nhưng thực sự tôi chẳng nhớ gì mấy vì lúc đó còn nhỏ quá, chỉ nhớ lõm bõm! Nhưng cứ thấy ai cùng quê là thấy mừng! Thật là kỳ diệu cho tình quê hương phải không chị?

    Mộng Trinh cũng cười nói hùa theo nhưng thực sự nàng không hề thấy sự mừng rỡ như cha Hoàng nói. Dĩ nhiên cùng quê thì thấy gần hơn một chút!
    Không hiểu sao Mộng Trinh lại nói với cha Hoàng:

    - Ông nội con ở Phát Diệm là cụ Hàn Thảnh!

    Cha Hoàng kêu lên:

    - Vậy ư? Tôi hay nghe cha mẹ tôi nhắc đến tên cụ Hàn! Ở Phát Diệm có ai mà không biết đến đến cụ Hàn!

    Nói xong cha Hoàng nhìn Mộng Trinh khá lâu và nhận ra người phụ nữ trước mặt mình đẹp thật! Đẹp nhưng trong sáng một cách diệu kỳ! Cái đẹp chỉ để người ta nhìn ngắm và chiêm ngưỡng! Càng nhìn kỹ càng thấy đẹp! Với ý nghĩ đó, bỗng dưng cha Hoàng như hơi nghiêng người đi, như một người bất ngờ bước hụt!

    Thấy cha Hoàng nhìn mình một cách kỳ lạ, Mộng Trinh thấy hơi luống cuống.
    Cha Hoàng lại nói:

    - Vậy mà ngày hôm nay tôi lại được gặp gỡ cháu nội cụ Hàn ở đây!

    Mộng Trinh không biết là ông nội mình nổi tiếng cỡ nào nhưng cũng thấy vui vui khi nghe cha Hoàng nói như thế!
    Nàng cũng xã giao và khéo léo khi nói chuyện với Cha Hoàng.
    Cha Hoàng khi biết Mộng Trinh cùng quê với mình thì có vẻ càng tự nhiên và cởi mở hơn.

    - Tôi còn nghe cha mẹ tôi kể nhà cụ Hàn ở ngoài bắc có nhiều đồ cổ và vườn cây cảnh đẹp lắm! Đẹp nhất Phát Diệm! Đến thế hệ con cháu của cụ Hàn có như thế không?

    Mộng Trinh vui vẻ hỏi ngay:

    - Cha còn ở lại đây lâu không ạ?

    - Tôi ở thêm 3 ngày nữa rồi mới đi!

    - Vậy mời Cha ghé chơi nhà chúng con để gia đình con có dịp tiếp đón Cha. Vợ chồng con cũng thích sưu tầm đồ cổ và nhà con thì mê bon sai lắm.

    Cha Hoàng hoan hỉ:

    - Vậy sao? Thế thì tôi nhất định phải đến thăm nhà anh chị! Cho tôi địa chỉ đi!

    Mộng Trinh mau mắn nói:

    - Dạ tên con là Mộng Trinh. Lúc này con xin lễ, ngoài phong bì có địa chỉ của con.

    Cha Hoàng thò tay vào túi áo lôi ra một lô phong bì những giáo dân xin lễ. Tìm thấy phong bì có tên Mộng Trinh, cha Hoàng đưa lên cho nàng nhìn:

    - Đây phải không?

    - Dạ đúng rồi, là con đấy ạ!

    - Lúc nào thì tôi có thể ghé thăm nhà anh chị? Ngày mốt có được không?

    Mộng Trinh vồn vã:

    - Dạ được chứ! Mời Cha ăn trưa với gia đình chúng con được không?

    - Được! Nhưng lại làm phiền chị! Tới thăm được rồi!

    Mộng Trinh cố nài ép:

    - Chỉ ăn trưa thôi ạ!

    Cha Hoàng nhận lời.
    Tưởng đâu vài câu nói chuyện với cha Hoàng đến đó là hết nhưng Mộng Trinh không ngờ cha Hoàng đã có những hành động khác thường và bất ngờ sau này.


    *


    Về nhà sau buổi tĩnh tâm, Mộng Trinh thấy cũng hơi mệt vì nàng đã phải ngồi nhiều khi nghe linh mục giảng phòng trong thời gian ngắn ngủi vừa qua! Nhưng như có một phép mầu, trong suốt thời gian tĩnh tâm, nàng không bị những cơn đau hành hạ mấy!

    Mộng Trinh nói với Hưởng:

    - Vào nhà mình chơi chút không?

    Hưởng, người bạn đưa Mộng Trinh về nhà, cười lắc đầu:

    - Để khi khác! Em còn vài chuyện phải làm trước khi về nhà.

    - Vậy hôm khác nhé! Cám ơn Hưởng đưa mình về!

    Hưởng nhoẻn miệng cười:

    - Có gì đâu! Em chào chị!

    Khi thấy xe của Hưởng đi rồi, Mộng Trinh mới quay lưng đi vào. Nàng tìm chìa khóa nhà trong ví nhưng chưa kịp mở cửa thì đã thấy chồng mình ra mở cửa.
    Mộng Trinh cười nhẹ nói với Mạnh:

    - Ở nhà mọi sự vẫn bình yên cả chứ anh?

    Mạnh gật đầu. Trông anh ta có vẻ không vui!
    Mộng Trinh nhận ra sắc mặt của chồng và đâm lo âu:

    - Sức khỏe anh thế nào? Trông như là anh mệt?

    - Không, anh đã đỡ nhiều!... Em đi tĩnh tâm tốt không?

    - Rất tốt!

    - Có gặp ai quen không?

    - Không, chẳng gặp ai quen cả. Chỉ có mỗi cô bạn tên Hưởng cùng đi với em thôi!

    Giọng Mạnh có vẻ săn sóc hơn khi hỏi vợ mình:

    - Mấy ngày đó em có bị đau nhiều không?

    Mộng Trinh tươi nét mặt nói với chồng:

    - Đúng là có ơn ích và phép lạ anh à! Những ngày đó phải ngồi nhiều vậy mà em lại không bị đau mấy! Chúa ban cho đấy!

    - Vậy sao?

    Mộng Trinh ngồi xuống ghế sofa ở ngay phòng khách rồi than:

    - Bây giờ về mới thấy mệt!

    Mạnh nhẹ nhàng hỏi vợ:

    - Anh pha nước cam cho em nhé?

    - Vâng, cho em một ly để em uống thuốc luôn!

    Mạnh vào bếp cắt cam, dùng máy vắt nước cam tươi cho Mộng Trinh. Nàng thích uống nước cam nguyên chất không pha nước.
    Chàng lấy thìa nếm thử. Ngọt! Không cần cho đường.
    Đỡ ly nước từ tay Mạnh pha, Mộng Trinh nói nhỏ:

    - Cám ơn anh!

    - Em đi nghỉ đi rồi chốc nữa ăn tối!

    Mộng Trinh gật đầu:

    - Em đi nằm một lúc! Cũng không thấy đói!

    Mạnh ép vợ:

    - Không đói nhưng cũng nên ăn cho đủ bữa! Anh ăn một mình mấy hôm nay rồi buồn quá!

    Mộng Trinh nhẹ nhàng nói với chồng:

    - Ừ.. chốc nữa mình ăn tối!

    Mạnh không nói gì thêm.
    Mộng Trinh lên lầu thay quần áo và nằm nghỉ. Chao ơi, về nhà, nằm xuống chiếc giường quen thuộc sao thoải mái quá!
    Nàng nằm nghỉ và nghĩ lung tung chứ không ngủ. Từ hôm ở bệnh viện về chồng nàng đã khác hẳn! Bình thường Mạnh không nói năng nhỏ nhẹ như vậy! Thật là lạ! Cứ y như một người khác!

    Nhưng nàng vẫn có cảm tưởng Mạnh không vui! Hay là anh ấy không khỏe nhưng lại giấu diếm?
    Nằm một lúc không lâu, Mộng Trinh lại ngồi dậy đi xuống nhà.
    Mạnh đang xem ti vi và mở âm thanh rất nhỏ.

    Thấy Mộng Trinh, Mạnh ngồi hẳn lên hỏi nàng:

    - Có đỡ mệt không em?

    - Em đỡ nhiều rồi!

    - Ăn tối nhé? Cứ ngồi, để anh lo!

    Nói xong Mạnh đứng dậy ra bếp hâm thức ăn chàng đã sửa soạn lúc chiều.
    Mộng Trinh nghĩ thầm Mạnh đã làm bếp được tức là đã khỏe nhiều. Thật là mừng!
    Trong lúc ăn tối cả hai không nói chuyện gì mấy. Đó là chuyện bình thường giữa hai người. Nhưng hôm nay Mộng Trinh lại gợi chuyện:

    - Lần này đi cấm phòng lại gặp một ông cha cũng là người Phát Diệm. Gia đình ông ấy còn biết ông nội em! Cha Hoàng nổi tiếng lắm!

    - Vậy à?

    - Cha Hoàng còn nói nghe cha mẹ ông ấy kể ngày xưa ở ngoài bắc nhà cụ Hàn là ông nội em nổi tiếng với những đồ cổ và vườn cảnh. Lại còn hỏi không biết đến đời con cháu có như vậy không? Nên em mời Cha Hoàng ngày mốt đến nhà mình ăn trưa cho ông ấy ngắm vườn bon sai của anh cũng như đồ cổ của nhà mình nữa!

    Nghe đến đồ cổ và bon sai, Mạnh vui hẳn lên:

    - Ngày mốt ư? Chắc ông Cha này cũng khá? Bảo thủ hay cấp tiến?

    - Ông ấy giảng hay và sâu sắc lắm! Ai cũng thích nghe! Cha Hoàng nổi tiếng lắm anh à! Còn anh hỏi em ông ấy bảo thủ hay cấp tiến thì khó mà nhận xét!

    Mạnh lại chợt nhớ đến Cha Chính! Chàng đã rất thích Cha Chính! Không có dịp gặp lại ông ta nữa! Không hiểu Cha Hoàng mà vợ mình mời đến nhà có như Cha Chính không?

    Mộng Trinh còn nói với chồng:

    - Chúng ta đều không khỏe nên mình đặt thức ăn ngoài tiệm cho tiện, anh nghĩ phải không? Em sẽ nhờ con gái giúp chuyện này.

    - Ừ, phải đấy!

    Tuy nhiên Mạnh cũng không mấy hào hứng gì về người khách này. Chắc cũng như mọi linh mục khác mà thôi! Nhưng biết là vợ mình thích tiếp đãi các vị linh mục. Lòng đạo của nàng rất tốt!
    Không thấy Mạnh nói gì thêm, Mộng Trinh cũng thấy là lạ, nàng đâm cụt hứng! Nhưng vẫn thấy thái độ của chồng mình khác lạ, nàng lại hỏi:

    - Anh sao vậy? Không khỏe ư?

    Mạnh điềm đạm nói:

    - Anh khỏe mà! Lái xe, đi chợ, làm bếp được là khỏe rồi! Em đừng lo!

    - Có chuyện gì ư trong lúc em không có nhà?

    Mạnh hơi cau mặt:

    - À… lúc em không có ở nhà, có họ hàng em đến tìm!

    Mộng Trinh ngạc nhiên:

    - Họ hàng nhà em? Ai vậy?

    - Anh ta nói là con bác Tịnh, họ bên ngoại em!

    Mộng Trinh ngẩn ra lục lọi trong trí nhớ mình:

    - Ai vậy nhỉ? … Con bác Tịnh?... Ồ em nhớ ra rồi! Anh Lâm đúng không? Bác Tịnh chỉ có mỗi một người con là anh Lâm!

    Mạnh nói với giọng nhát gừng:

    - Hình như vậy!

    Mộng Trinh tự nhiên kể với chồng:

    - Bác Tịnh gái là chị họ của mợ. Hồi em nhỏ bác Tịnh gái hay dắt anh Lâm đến chơi. Anh ta hơn em hình như 3 tuổi thì phải! Lâu rồi không nhớ… Uổng quá nhỉ, em không có nhà để gặp lại họ hàng! Bác Tịnh thì chắc là đã mất rồi. Còn anh Lâm thì không còn nhớ mặt nữa. Nếu mà có gặp ở ngoài đường cũng chẳng nhận ra họ hàng!

    Mạnh cứ yên lặng nghe vợ mình kể không nói tiếng nào.
    Mộng Trinh mơ màng như nhớ về ngày cũ. Nàng hỏi Mạnh:

    - Trông anh ta như thế nào?

    Tự dưng mặt Mạnh như xạm lại khi nói với Mộng Trinh:

    - Thái độ anh này rất kỳ lạ!

    Mộng Trinh ngạc nhiên:

    - Kỳ lạ là sao?

    Như không dằn được nữa, Mạnh nói hơi to tiếng:

    - Người anh họ của em không nể mặt anh…

    Mộng Trinh sững sờ nhưng biết chồng mình khó tính, nàng vuốt ve bằng giọng nói nhẹ nhàng:

    - Chắc anh ta không khéo nói!

    Mạnh cãi lại:

    - Không phải như vậy!

    Mộng Trinh tò mò:

    - Anh ta nói gì mà làm anh bực mình như vậy?

    - Em là em họ của anh ta mà… hắn ta… nói với cái vẻ như một người đi tìm người yêu cũ không bằng! Láo quá!
    Vừa bất ngờ vừa hơi buồn cười và hiểu ra vì sao Mạnh lại khó chịu đến như vậy, Mộng Trinh nói nho nhỏ:

    - Anh ví von gì kỳ vậy! Anh Lâm là anh họ của em thôi mà!

    Mạnh bẳn gắt:

    - Anh họ cái nỗi gì! Hắn ta nói là đi tìm em khắp nơi, hỏi thăm bao nhiêu người mới tìm ra địa chỉ rồi vác xác đến đây để gặp em! Đúng là coi anh không ra gì! Lại còn nói là từ bên Úc sang đây chỉ để tìm em, muốn gặp lại em!

    Mộng Trinh chắc mẩm trong đầu có lẽ chồng mình đã nói những lời cay độc với anh Lâm con bác Tịnh! Tội nghiệp anh ta! Chắc chỉ là hiểu lầm! Trong khi chồng nàng lại cả ghen! Buồn cười thật! nếu như ngày hôm đó nàng ở nhà thì không biết sự thể sẽ ra sao?
    Mộng Trinh nói cho chồng nguôi giận:

    - Để ý làm gì? Chắc anh ta vô ý nói làm anh hiểu lầm thôi!

    Mạnh cãi:

    - Em không hiểu đàn ông! Anh là đàn ông anh biết chứ! Chẳng có ai lại đi tìm một người khắp bốn phương trời mà không có tình ý gì! Em ngây thơ thật!

    Mộng Trinh yên lặng không nói đỡ cho anh Lâm nữa. Những lời nói của Mạnh làm nàng cũng tự nhiên suy nghĩ! Mạnh nói cũng không có nghĩa là vô căn cứ! Tại sao anh Lâm lại phải đi tìm mình như vậy? Tìm để làm gì? Thật vớ vẩn quá!
    Nàng thở dài nói ngay:

    - Thôi bỏ đi! Chuyện vớ vẩn quá!

    Nhưng nàng cũng nghĩ ngay chắc hẳn chồng mình cũng nói nặng nhẹ gì anh Lâm chứ chẳng tránh khỏi! Có lẽ anh ta không bao giờ dám trở lại hay gọi điện thoại gì nữa! Đúng là chuyện tào lao!!!

    Mộng Trinh cố ăn thêm nữa cho Mạnh vui lòng. Nhưng chắc nói ra được những bực bội làm Mạnh dễ chịu hơn không còn cau có nữa!
    Nàng dứng lên giúp chồng dọn dẹp.

    - Hay anh đi nghỉ đi! Để đấy em làm!

    Mạnh xua tay:

    - Anh không sao! Để anh dọn!... Nhưng mà này… ngày mai em muốn ăn gì?

    Vậy là Mạnh hết bực mình rồi đấy, Mộng Trinh nghĩ thầm. Nàng nói ngọt với chồng:

    - Anh làm cái gì cũng ngon! Anh thích ăn gì thì em ăn đó!

    Mạnh vui vẻ:

    - Được rồi! Bây giờ đi ngủ sớm đi! Có ngủ được mới khỏe Mộng Trinh à!


    *


    Mộng Trinh gọi điện thoại cho Tuyết Trinh nhờ con đi đặt thức ăn ngoài tiệm mang về để đãi khách. Tuyết Trinh xinh đẹp và cũng khéo léo như mẹ mình, có phần còn vui vẻ khả ái hơn Mộng Trinh nữa là đàng khác.
    Linh mục Hoàng đến nhà Mộng Trinh đúng giờ như đã hẹn.

    Tuyết Trinh là người ra mở cửa cho khách.

    - Con chào Cha! Mời Cha vào ạ!

    Cha Hoàng tươi cười nhìn cô gái trẻ trước mặt mà ông đoán là con gái của Mộng Trinh vì có những nét giống mẹ.
    Mộng Trinh và Mạnh ra đón Cha Hoàng. Nàng vui vẻ nói với Cha Hoàng:

    - Cám ơn Cha đã đến. Dạ đây là nhà con, bác sĩ Mạnh.

    Nàng nói như thế vì biết chồng mình rất coi trọng danh xưng chứ không có ý khoe khoang.
    Quay sang Mạnh, nàng nói với chồng:

    - Cha Hoàng! Chúng ta rất hân hạnh đón tiếp Cha.

    Cha Hoàng đưa tay bắt tay Mạnh:

    - Chào bác sĩ Mạnh! Tôi mới là người có hân hạnh được đến thăm nhà anh chị.

    Trước sự khéo léo của Cha Hoàng, Mạnh có cảm tình ngay. Nhưng nhìn bề ngoài, trông ông cha này không có vẻ gì là một người tu hành vì quá đẹp trai và ăn mặc rất chỉnh tề lịch sự.

    Bữa trưa hôm nay ngoài vợ chồng Mạnh, Cha Hoàng, còn có Tuyết Trinh.
    Mộng Trinh giới thiệu:

    - Đây là Tuyết Trinh, con gái của con!

    - Cháu rất đẹp giống mẹ!

    Mọi người đều cười trước lời khen của Cha Hoàng nhưng Mạnh hơi không được thoải mái khi nghe từ cửa miệng ông Cha đẹp trai này khen vợ mình đẹp!

    Trước khi dùng bữa trưa, thấy Cha Hoàng đưa mắt nhìn những đồ cổ bầy ở phòng khách, thật đúng là gãi chỗ ngứa cho Mạnh, chàng vui vẻ nói:

    - Có nghe nhà con nói Cha là cũng là người Phát Diệm, cùng quê với cụ ngoại nhà chúng con.

    - Vâng, gia đình tôi là người Phát Diệm và dĩ nhiên là nghe danh cụ Hàn Thảnh. Thực sự không biết những đồ cổ mà cụ Hàn sưu tầm đẹp và quý giá thế nào nhưng với hậu bối như chúng tôi nghe danh bộ sưu tập của cụ Hàn nhưng khi ấy còn nhỏ quá mà gia đình chúng tôi cũng chẳng có vinh hạnh được đặt chân đến nhà cụ nên bây giờ thật là một cơ duyên được anh chị mời đến đây được ngắm bộ sưu tập của anh chị bác sĩ thì tôi nghĩ chắc cũng sánh được với cụ Hàn.

    Dĩ nhiên là Mạnh thích quá và càng có cảm tình với Cha Hoàng.
    Chàng khoe:

    - Nhà con có trí nhớ tốt, để nhà con giới thiệu với Cha nhiều món có lịch sử khá lâu đời.

    Nghe Mạnh nói, Cha Hoàng nhìn Mộng Trinh với cặp mắt ngưỡng mộ thầm. Không những nàng đẹp, một cái đẹp trên cả những cái đẹp tầm thường mà lại còn thông trí tuệ và có lòng yêu mến cái đẹp cũng như tìm hiểu về lịch sử! Thật hiếm có!

    Được chồng khen, Mộng Trinh rất vui nên nàng lại càng bặt thiệp hơn.
    Những món đồ cổ trông ngoài có vẻ tầm thường không đáng chú ý nhưng với sự dẫn giải và giọng nói thanh tao ngọt ngào của nàng, món đồ cổ đó dường như có sinh khí hẳn lên và cả một thời khắc lịch sử trong quá khứ bỗng hiện lên! Mộng Trinh đang dẫn dắt Cha Hoàng lùi về những niên đại cổ kính trầm mặc làm như họ đang hiện diện trong một thời gian xa xưa. Vật thể vô tri này bỗng dưng có một linh hồn, một quãng đời sống động và một giá trị không thể chối cãi.

    Cha Hoàng ngẩn ngơ theo những lời nói của Mộng Trinh! Đây là một phụ nữ không tầm thường! Sự hiện diện của nàng trong ngôi nhà này cũng quý giá như món đồ cổ mà nàng đang say sưa dẫn giải. Không đúng! Không phải quý giá mà… vô giá!

    Chắc chắn Cha Hoàng không thể nhớ hết những điều Mộng Trinh đã nói, mà Cha chỉ đi theo nàng như một kẻ đang trong giấc mộng và không kiểm soát được mình! Đi và mê mẩn không còn hiểu vì sao mình lại như vậy! Cha Hoàng có cảm giác một con người khác đang bước ra khỏi chính mình. Cha nhìn thấy con người khác lạ đó với tất cả sự ngạc nhiên và ngỡ ngàng vì Cha Hoàng chưa hề biết đến con người này trong chính mình! Không thể được! Con người kỳ lạ đó đang tách rời khỏi mình, khỏi sự kiểm soát của mình! Nó đang thoát ly! Rồi nó còn làm những chuyện gì nữa? Nó đang say đắm nhìn người phụ nữ đó đến mê mải và quên mất mình là ai! Cha Hoàng muốn gọi nó về lại nhưng không làm được! Cha Hoàng bất lực nhìn con người đó và có đôi chút sợ hãi!

    Đến lúc nghe tiếng Mạnh nói, Cha Hoàng mới bừng tỉnh:

    - Bây giờ mời Cha ra vườn xem cây cảnh!

    Lời nói của Mạnh như một chiếc phao cứu rỗi làm Cha Hoàng có thêm sức mạnh để trở lại với vị trí và con người của mình.

    - Đương nhiên rồi… Ngôi nhà này đặc biệt quá!

    Mộng Trinh và Mạnh nghe Cha Hoàng nói thế đều rất hãnh diện và vui vẻ. Nhưng cả hai đều không biết ý nghĩa thầm kín trong câu nói đó của Cha Hoàng.

    Vườn cảnh phía sau nhà Mạnh không lớn nhưng đẹp và được chăm sóc cẩn thận bởi vì chàng có thuê người làm vườn.
    Cả một không gian thoáng và xanh tươi với hình vòng cung. Phía bên trái có hồ cá. Nhiều cây bon sai được trưng bầy.
    Cha Hoàng nhìn ngắm và gật gù thưởng thức cảnh đẹp. Vợ chồng này biết hưởng và sưu tầm cái đẹp.

    Cha Hoàng nói với Mạnh:

    - Có được một cảnh vườn thế này thật nhiều công phu!

    Mạnh vui sướng trả lời:

    - Chơi bon sai cũng nhiều công phu và phải chăm sóc tỉ mẩn! Phải yêu bon sai và có cái thú thì mới kiên nhẫn đeo đuổi được!

    Cha Hoàng cười nhẹ:

    - Đấy là cuộc chơi! Có yêu thích mới đeo đuổi dài lâu! Chắc anh chị sưu tầm và nuôi dưỡng bon sai nhiều năm lắm rồi?

    Mạnh thừa nhận:

    - Cả mười năm! Nuôi cây như nuôi con!

    Cha Hoàng cười tán thưởng! Cha nói với Mộng Trinh và Mạnh:

    - Đặt lòng yêu đúng chỗ thì hết lòng thôi!

    Bữa trưa thết đãi cha Hoàng kéo dài đến hơn 2 giờ chiều mới chấm dứt. Cha Hoàng nhìn đồng hồ và cáo lỗi là phải đi về.

    Rời khỏi nhà Mộng Trinh và Mạnh nhưng tâm tư Cha Hoàng vẫn còn vấn vương trong ngôi nhà đó, một ngôi nhà thật đặc biệt với những con người cũng rất đặc biệt! Khó mà có thể quên!

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 38
    Last Post: 08-22-2023, 02:21 PM
  2. Định mệnh - Truyện dài Mặc Bích
    By frankie in forum Truyện
    Replies: 43
    Last Post: 06-29-2023, 08:24 AM
  3. Bóng tối - Truyện dài Mặc Bích
    By frankie in forum Truyện
    Replies: 16
    Last Post: 06-29-2023, 08:21 AM
  4. Truyện ngắn Mặc Bích
    By Frank in forum Truyện
    Replies: 10
    Last Post: 05-31-2014, 01:08 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 08-10-2013, 02:44 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:57 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh