Register
Page 152 of 163 FirstFirst ... 52102142150151152153154162 ... LastLast
Results 1,511 to 1,520 of 1630

Thread: Bất kể

  1. #1511
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,993
    Quote Originally Posted by Ngô Đồng View Post
    Thùy Linh gầy hội thơ vui quá, nhà thơ hay nhất của chị ngay kề bên, hôm qua trước đi ngủ Ngài hỏi:

    Tối nay mưa gió bão bùng
    Em ơi em để cái thùng ở đâu?
    Cười vang trước khi đi ngủ sẽ ngủ rất say đó nghen!

    Nhã Uyên ơi có chị giống em là thơ nào cũng thích đọc, ai viết sao cũng khiến chị tạ ơn, nhất là thơ của những người ít khi thả thơ như anh Ngọc Hân
    Dạ, vâng chị Ngô Đồng. Mình trân trọng và cám ơn tất cả. Thơ như một thú chơi tao nhã, như liều thuốc bổ làm cho tâm hồn vui, trẻ … ví dụ như hai câu thơ kiếm cái thùng của anh của chị đó. Và có khi có những vần thơ giống như sao trên trời đang đổi ngôi …lấp lánh trôi lạc trong đêm làm mình ngước lên tìm kiếm mỏi cái cổ .

    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  2. #1512
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,993
    Quote Originally Posted by HXhuongkhuya View Post

    *Em đi gót nhẹ tựa trong mơ
    Nắng đã dần phai ở cuối đồi
    Áo lụa bay bay như cánh gió
    Men thơ len lén chiếm hồn tôi



    À, xém* (mém) chút quên bạn T nhắn Uyên rồi. T nhắn rằng xà bông tắm cho Cún không cần mua loại mắc tiền, Uyên mua loại nào có mùi thơm cho Cún mà cả nhà thích, quan trọng là Cún chịu nữa. Biểu hiện của Cún sau khi (tắm gội xong rất ngoan, calm và ngủ ngon. Ngược lại Uyên sẽ nhận ra Cún quạu cọ cau có (giống Thần Quạu vậy, đùa chút vui! ). T nhắn thêm vậy nữa, nếu là Cún thường được chủ dẫn ra ngoài đường hàng ngày thì cho dù có tắm xà bông mắc tiền cũng vẫn có mùi Cún như Uyên thấy đó.



    *Em = Uyên . Trêu ghẹo vậy Uyên có giận không?

    Như tỷ Thùy Linh nói, O Hương Eo Vỹ họa thơ hay nhẹ nhàng. Thơ dễ thương rứa ai mà giận là super vô duyên . O Hương có thời giờ thì họa tiếp thêm cho vui. Uyên sẽ ghé Bếp Hồng nghe O và các sư huynh ca hát.

    Thảo nhắn vậy thì thằng bé nhà Uyên không có thuốc chữa rồi. Em ấy được dẫn ra ngoài thường xuyên. Cám ơn Thảo đã cho biết nha.
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  3. #1513
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,993
    Uyên cám ơn những cảm nghĩ hữu ích của tỷ về thơ. Uyên có nghe câu “mỗi người Việt là một thi sĩ” thế nhưng, làm được một bài thơ hay thì phải có khiếu và phải học hỏi nhiều để nắm được những kỹ thuật sáng tạo như tỷ nói.

    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post

    Người đọc thơ không có nhiệm vụ suy diễn ý của tác giả theo ý riêng của người đọc, không hiểu là không hiểu, người đọc đâu có làm ra bài thơ ? có phải không ?

    Vâng, người đọc không làm ra bài thơ nhưng Thùy Linh hiền tỷ ơi, Uyên nghĩ mỗi độc giả có thể đọc một bài thơ theo cách khác nhau tùy vào tuổi tác, tâm lý, vị thế xã hội … tức là bản thân của người ấy. Nếu đó là một bài thơ hay người đọc sẽ hiểu được ý chung, nội dung chính, hay là cái “gốc” của bài thơ nhưng tất nhiên mỗi cảm xúc mà tác giả thể hiện qua từ ngữ trong thơ phụ thuộc vào kinh nghiệm và ký ức của người đọc.

    Người đọc có cái quyền tự do đó mà. Nói thế không có nghĩa là diễn giải của người đọc là đúng. Mình phải đọc kỹ những gì thực sự nằm trên mặt giấy – nếu những con chữ trên mặt giấy không hỗ trợ cách hiểu của mình – thì sự diễn giải của mình chắc bị trật đường rày hoặc mơ hồ hoặc “hiểu quá xa” những điều mà trong bài thơ không có.

    Vì thế Uyên nghĩ có một số thơ chỉ có một (cách hiểu đúng), có một số (hầu hết) có thể có nhiều cách hiểu/suy diễn (hoặc ít nhất, nhiều sắc thái trong ý nghĩa), và có một số có thể có nhiều cách hiểu tùy theo số độc giả. Dù vậy, Uyên sẽ nói rằng (không biết có phải như ý của tỷ tỷ viết trên) nếu một bài thơ mà ai cũng có thể hiểu bất kỳ theo ý của mình thì trên cơ bản, đó là một bài thơ vô nghĩa.


    ****

    *Em đi gót nhẹ tựa trong mơ
    Nắng đã dần phai ở cuối đồi
    Áo lụa bay bay như cánh gió
    Men thơ len lén chiếm hồn tôi

    Hương Khuya

    Hồn tôi thả lỏng bên bờ biển
    Khi nắng chiều rơi ngập ánh vàng
    Gió chợt bông đùa xoa mái tóc
    Mặt trời đi ngủ nước mênh mang

    Tỷ Thuỳ Linh

    Last edited by Nhã Uyên; 01-14-2023 at 08:58 AM.
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  4. #1514
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,918
    Quote Originally Posted by Nhã Uyên View Post
    Vâng, người đọc không làm ra bài thơ nhưng Thùy Linh hiền tỷ ơi, Uyên nghĩ mỗi độc giả có thể đọc một bài thơ theo cách khác nhau tùy vào tuổi tác, tâm lý, vị thế xã hội … tức là bản thân của người ấy. Nếu đó là một bài thơ hay người đọc sẽ hiểu được ý chung, nội dung chính, hay là cái “gốc” của bài thơ nhưng tất nhiên mỗi cảm xúc mà tác giả thể hiện qua từ ngữ trong thơ phụ thuộc vào kinh nghiệm và ký ức của người đọc.

    Người đọc có cái quyền tự do đó mà. Nói thế không có nghĩa là diễn giải của người đọc là đúng. Mình phải đọc kỹ những gì thực sự nằm trên mặt giấy – nếu những con chữ trên mặt giấy không hỗ trợ cách hiểu của mình – thì sự diễn giải của mình chắc bị trật đường rày hoặc mơ hồ hoặc “hiểu quá xa” những điều mà trong bài thơ không có.

    Vì thế Uyên nghĩ có một số thơ chỉ có một (cách hiểu đúng), có một số (hầu hết) có thể có nhiều cách hiểu/suy diễn (hoặc ít nhất, nhiều sắc thái trong ý nghĩa), và có một số có thể có nhiều cách hiểu tùy theo số độc giả. Dù vậy, Uyên sẽ nói rằng (không biết có phải như ý của tỷ tỷ viết trên) nếu một bài thơ mà ai cũng có thể hiểu bất kỳ theo ý của mình thì trên cơ bản, đó là một bài thơ vô nghĩa.
    ****
    Beo hiền muội nói câu cuối cũng từa tựa ý của tỷ ..., cái ý chính là đọc thơ chữ Việt mà không là chữ Việt, không hiểu thì không hay, không bàn đến thi luật.
    Nói chung khi đọc bài thơ mà tác giả tự ý chế ra chữ cho hợp bằng, trắc, theo vận, xé chỗ này ghép chữ kia vô ví dụ một chữ Hán -Việt, thuần Việt ghép lại, hay 2 chữ Hán-Việt từ hai nơi xé ra như xé giấy ghép lại vô tội vạ ...đọc không hiểu thì sao mà thấy hay được.
    Kho tàng chữ Việt phong phú đẹp đẽ trong sáng của tổ tiên không của riêng ai, xài hoài không hết chữ, thơ mà tận dụng, chọn lựa cho con chữ khéo được phơi nhan sắc để cảm ơn ông cha.

    Tỷ đọc thơ "cuồng say" của cụ Vũ, "thơ điên" của Hàn Mặc Tử, "thơ dị thường" của cụ Bùi tỷ đều hiểu mà loại thơ tỷ "nhắc" thì không hề có cảm xúc bởi vì vậy .

    Tỷ cũng có nói ở Thuỳ viên là loại thơ "cõi trên" của thi sĩ xuất bản vài tập thơ hơn 1000 bài, thật khó hiểu này cũng có thiểu số người cho là hay vì có cùng một tầng số, nhưng đại đa số thì không, ý riêng của tỷ thôi, không biết hiền muội có xem chỗ Thứ Lang nói về thi sĩ đã xuất bản tập thơ mà tỷ chỉ đọc 2 bài đã ứ hự, ngứa cái lỗ tai lắm, thà tỷ đọc thơ người khác không phải thi sĩ, không biết thi luật mà tỷ có cảm xúc, khg hề bị hụt hẫng, khỏi cảm thấy mood nó tuột từ não xún chân cái vèo ...

    https://dtphorum.com/pr4/showthread....ADt-Thi/page14

    Beo muội chuẩn bị gói bánh chưa ? tỷ giú chuối xong rồi, vui khoẻ nha .
    Last edited by Thùy Linh; 01-14-2023 at 07:35 PM. Reason: thêm chữ

  5. #1515
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    5,918

    Cuối năm mời đọc nhà bình luận văn học Nguyễn Hưng Quốc nghĩ về Thơ.
    Tuy mỗi nhà thơ có cái riêng, mà ta vẫn hiểu "cái riêng" đó qua lời thơ bằng đúng chữ Việt .

    THƠ VÀ ÂM VANG CỦA THƠ
    Một bài thơ hay là một đoá hoa ngào ngạt hương. Hương rộng hơn hoa. Và hương bay thì hoa tưởng hoa bay (Xuân Diệu). Hoa là ngôn ngữ thơ, thể xác thơ. Còn hương là sức gợi mở vô cùng vô tận của thơ.

    Công việc làm thơ, tôi muốn ví với việc ném thia lia trên sông của trẻ nhỏ. Người có tài phải ném thế nào cho viên sỏi cứ chao liệng, lấp lênh thật lâu, thật lâu trên mặt nước. Đến lúc viên sỏi đi hết đường đã đi, chìm xuống, mặt sông vẫn còn nao nao gợn sóng hoài.

    CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG TRONG THƠ (1)

    Thơ hay không bao giờ là của riêng ai cả. Nó là cảm xúc của đám đông. Nó là của cuộc đời. Nó không phải chỉ là sự tự thể hiện của nhà thơ.
    Nó còn có tác dụng giúp mọi người chung quanh, từ nó, nhận diện được những tiếng sóng ngầm u uẩn ngay chính trong đáy sâu của lòng họ. Hoàn toàn không phải tình cờ, khi người ta, ở Việt Nam cũng như ở khắp nơi trên thế giới, để tìm hiểu tâm trạng của một thời đại, thường căn cứ chủ yếu vào tác phẩm của các nhà thơ lớn.
    Quan hệ giữa nhà thơ và xã hội giống như quan hệ giữa hạt muối và đại dương.
    Nhiệm vụ của nhà thơ là cô sắc cái đại dương kia: tâm sự chung, thành ra cái hạt muối này: thơ.
    Tâm sự chung của thời đại là khối tinh vân khổng lồ bay lênh đênh trong vũ trụ.

    Nó khổng lồ nhưng nó rất lênh đênh. Bằng sự nhạy cảm, bằng năng lực tưởng tượng, bằng tài hoa cấu tứ và bằng trình độ sử dụng ngôn ngữ, mỗi nhà thơ phải tìm cách kết tinh từ khối tinh vân mênh mông mù loãng kia thành ra những mặt trời thơ, những mặt trăng thơ, những vì sao thơ.

    CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG TRONG THƠ (2)

    Hình ảnh của nhà thơ, dưới ngòi bút Xuân Diệu ngày trước, là hình ảnh của người vẽ chân dung những hồn người khốn khổ:
    Nghiệp tài tử xưa nay đông lắm chắc
    Chúng tôi hùn làm một kiếp đa duyên
    Cảm nếp trán của người lo sáu khắc
    Thương năm canh nước mắt những ai phiền.


    Quách Thoại cũng nghĩ tương tự:
    Nói lời thơ đời nhân loại đau thương.

    Nhưng thơ không phải chỉ có cái chung.
    Chỉ là cái chung cho tất cả mọi người, thơ sẽ bị chìm lẫn trong vô số những tiếng động hoặc lặng lẽ hoặc ồn ào của cuộc sống. Thơ phải thể hiện cái chung ấy một cách rất riêng tây, qua cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm và cách viết của một người. Trong bài “Thi sĩ”, Tô Thuỳ Yên nhấn mạnh đến tính chất độc đáo của thơ:
    bằng mỗi lời độc nhất
    tôi kề tai tiết lộ với từng người
    những điều không lặp lại
    bài thơ như lá sâm.


    Thanh Tâm Tuyền gọi một bài thơ độc đáo là “bài thơ tháng giêng”:
    Con đường chưa ai tới
    Màu hoa nào chưa ai trao
    Những nghĩa chữ còn hoang
    Câu thề thốt lạ thường
    Nơi không gian còn tiết trinh.


    Chính vì mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung như thế, chúng ta thường bắt gặp ở các nhà thơ những lời phát biểu thoạt nghe dễ ngỡ là mâu thuẫn. Một mặt, ai cũng muốn khẳng định mình là một cái gì thật độc đáo, thật cá biệt, thật riêng tây. Vũ Hoàng Chương: Tôi: thù nhân của Số Nhiều. Trần Huyền Trân: Chân mình vẫn lạc dấu nghìn chân. Xuân Diệu: Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất. Huy Cận: Suốt một đời như núi đứng riêng tây. Tô Thuỳ Yên: Ta lớn lao và ta cô đơn. Nhưng mặt khác, ngược lại, hầu như nhà thơ nào cũng muốn tự nhận thơ mình là tiếng nói của mọi người, là tâm sự của mọi người. Xuân Diệu: Buồn thế hệ ta cũng đang u uất,hay Nghìn trái tim mang trong một trái tim. Tô Thuỳ Yên: Chúng ta cười trên môi bằng hữu. Thanh Tâm Tuyền: Hãy cho anh khóc bằng mắt em. Chế Vũ: Ta nằm trong lòng thế hệ. Tô Thuỳ Yên giải quyết cái mâu thuẫn biểu kiến ấy bằng một cách diễn tả tuyệt vời:
    Tôi là một người, là một đám đông.

    Vâng, nhà thơ vừa là một người vừa là một đám đông.
    Thơ vừa là cái gì riêng, rất riêng, trong nghệ thuật, vừa là cái gì chung, rất chung, trong cảm xúc.
    Tầm vóc của một nhà thơ không định hình từ cái riêng; cũng không định hình từ những cái chung. Tầm vóc của một nhà thơ được định hình trên cơ sở sự kết hợp hài hoà giữa cái riêng và cái chung. Nói cách khác, một nhà thơ lớn là một nhà thơ có tính chất cá thể đồng thời phải có tính chất nhân loại. Tính chất cá thể phải được nhân loại hoá. Tính chất nhân loại phải được cá thể hoá.
    Nhà thơ lớn là một chiếc lá ngô đồng. Lá là lá. Nhưng lá cũng là mùa:
    Ngô đồng nhất diệp lạc,
    Thiên hạ cộng tri thu.


    (Ngô đồng một lá rụng,
    Người biết mùa thu về)


    Nguyễn Hưng Quốc - (Trích từ cuốn “Nghĩ về Thơ" , Văn Nghệ xuất bản, 1989)

    Last edited by Thùy Linh; 01-14-2023 at 04:31 PM. Reason: thêm chữ

  6. #1516
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,854
    Thuỳ Linh, Nhã Uyên đọc thử thơ Thanh Tâm Tuyền,

    Dạ Tâm Khúc

    Anh sợ những cột đèn đổ xuống
    Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta
    Bóp chết mọi hi vọng
    Nên anh dìu em đi xa

    Ði đi chúng ta đến công viên
    Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
    Ôi môi em như mật đắng
    Như móng sắc thương đau
    Ði đi anh đưa em vào quán rượu
    Có một chút Paris
    Ðể anh được làm thi sĩ
    Hay nửa đêm Hanoi
    Anh là thằng điên khùng
    Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới
    Chiếc kèn hát mãi than van
    Ðiệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng
    Sao tuổi trẻ quá buồn
    như con mắt giận dữ
    Sao tuổi trẻ quá buồn
    như bàn ghế không bầy

    Thôi em hãy đứng dậy
    người bán hàng đã ngủ sau quầy
    anh đưa em đi trốn
    những giày vò ngày mai

    Nguồn: Thanh Tâm Tuyền, Liên Đêm mặt trời tìm thấy, Sáng Tạo xuất bản, Sài Gòn 1964





  7. #1517
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,199
    Bất Kể thế nào bất kể ra sao, nền văn học Việt Nam vẫn còn người sưu tầm lưu giữ - chào quý anh chị các em các bạn ngày mới bình an

    Anh Ngọc Hân nhắc những bài thơ kinh điển thuở 70 -làm nđ nhớ thời ghi thơ trên giấy - ghi thơ trên vở học, ngay cả ghi lung tung ngay cả trên bàn học - lại còn nhắc nhở nhau bài thơ nào hay và chuyền tay nừa - Nhã Uyên có Me có Cô có Dì hỏi sẽ ra ngay - nào là Huyền Kiêu bài thơ Tình Sầu - bài thơ Tương Biệt Dạ nữa thuộc làu làu sau những Xuân Diệu Huy Cận, trong khi bài học sử địa, công dân giáo dục, trước khi lên trả bài mới vội lôi ra ghi ý chính để đối phó - Ôi những câu thơ bình dị tha thiết ghi ra bao yêu thương bao nhớ nhung day dứt - Tự Lực Văn Đàn - 1941 thời Khái Hưng Nhật Tiến - thời có những tác phẩm Hồn Bướm Mơ Tiên được thuyê't trình được học cách viết văn - nhớ quá anh Ngọc Hân ạ!

    Tình Sầu

    Huyền Kiêu

    Xuân hồng có chàng tới hỏi

    Em thơ, chị đẹp em đâu ?
    Chị tôi tóc xõa ngang đầu
    Đi bắt bướm vàng ngoài nội

    Hạ đỏ vẫn chàng tới hỏi
    Em thơ, chị đẹp em đâu ?
    Chị tôi hoa trắng cài đầu
    Đi giặt tơ vàng bên suối

    Thu xám cũng chàng tới hỏi
    Em thơ, chị đẹp em đâu ?
    Chị tôi khăn trắng ngang đầu
    Đi hát tình sầu trong núi

    Đông xám lại chàng tới hỏi
    Em thơ, chị đẹp em đâu ?
    Chị tôi hoa phủ đầy đầu
    Đã ngủ trong lòng mộ tối

    Tương Biệt Dạ

    Hiu hắt giăng khuya lạnh bốn bề,
    Ý sầu lên vút đến sao Khuê,
    Quý thay giây phút gần tương biệt
    Vương vấn người đi với kẻ về.


    Ngồi suốt đêm trường không nói năng;
    Ngậm ngùi chén rượu ánh vừng giăng.
    Người xưa lưu luyến ra sao nhỉ?
    Có giống như mình lưu luyến chăng?


    Đã tắt lò hương, lạnh phím đàn;
    Thư phòng sắp sẵn để cô đơn!
    Trời cao mây nhạt ngàn sao rụng;
    Một giải vương theo vạn dậm buồn.


    Sớm biệt ly nhau không nhớ nhau.
    Nửa đêm chợt tỉnh bỗng dưng sầu.
    Giăng mùa xuân đó ai tâm sự?
    Anh đã xa rồi anh biết đâu!


    1941


    Nguồn: Giai phẩm, NXB Đời nay, 1943
    Hạnh Phúc mỗi sáng thức dậy - Hơi thở đầy vào ra!

  8. #1518
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,993
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post



    Tỷ cũng có nói ở Thuỳ viên là loại thơ "cõi trên" của thi sĩ xuất bản vài tập thơ hơn 1000 bài, thật khó hiểu này cũng có thiểu số người cho là hay vì có cùng một tầng số, nhưng đại đa số thì không, ý riêng của tỷ thôi, không biết hiền muội có xem chỗ Thứ Lang nói về thi sĩ đã xuất bản tập thơ mà tỷ chỉ đọc 2 bài đã ứ hự, ngứa cái lỗ tai lắm, thà tỷ đọc thơ người khác không phải thi sĩ, không biết thi luật mà tỷ có cảm xúc, khg hề bị hụt hẫng, khỏi cảm thấy mood nó tuột từ não xún chân cái vèo ...

    https://dtphorum.com/pr4/showthread....ADt-Thi/page14

    Beo muội chuẩn bị gói bánh chưa ? tỷ giú chuối xong rồi, vui khoẻ nha .
    Có phải tỷ Thùy Linh nói về bài thơ Hội Ngộ Văn Thơ Lạc Việt của tác giả Minh Thúy Thành Nội?
    Vài từ đọc nghe gượng ép, khó hiểu dù Uyên có cố gắng hiểu chút chút cho đỡ lạc hậu.


    Vài nhánh hoa anh đào cho có không khí Tết.





    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  9. #1519
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,993
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post

    Cuối năm mời đọc nhà bình luận văn học Nguyễn Hưng Quốc nghĩ về Thơ.
    Tuy mỗi nhà thơ có cái riêng, mà ta vẫn hiểu "cái riêng" đó qua lời thơ bằng đúng chữ Việt .

    Bài viết của nhà bình luận văn học Nguyễn Hưng Quốc khiến Uyên muội nhớ câu nói trong phim Người đưa thư (Il Postino): Poetry doesn't belong to those who write it; it belongs to those who need it.

    (Thơ không thuộc về tác giả của nó; nó thuộc về những người cần nó.)
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  10. #1520
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,993
    Quote Originally Posted by Ngoc Han View Post
    Thuỳ Linh, Nhã Uyên đọc thử thơ Thanh Tâm Tuyền,

    Dạ Tâm Khúc



    Cám ơn Huynh Ngọc Hân. Uyên thấy đa số thơ của Thanh Tâm Tuyền là thơ tự do, tuy không có vần hoặc vần bị giấu đi nhưng lại có âm nhạc. Chắc bởi vì thế mà một số thơ của ông được phổ nhạc như nhạc phẩm nổi tiếng Nửa Hồn Thương Đau và Đêm Màu Hồng.

    Và hình như bài Dạ Tâm Khúc cũng đã được phổ nhạc.
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:47 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh