Register
Results 1 to 10 of 10
  1. #1
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Định hướng


    'Thiệt thòi do truyền thông VN định hướng'
    Hương Vũ
    Gửi cho BBC từ Neuchatel, Thụy Sỹ
    Cập nhật: 12:00 GMT - thứ sáu, 27 tháng 12, 2013


    Sau một thời gian định cư tại châu Âu, tôi nhận ra điều khác biệt cơ bản nhất của truyền thông nước ngoài là họ truyền tải các sự vụ mắt thấy tai nghe bằng những thông tin đa chiều.

    Tuy nhiên tại Việt Nam, truyền thông còn gánh thêm một nhiệm vụ chính trị là tuyên truyền và định hướng cho bộ máy chế độ.

    Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và nhận thức của công chúng.
    Khi tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua đời, truyền hình Thụy Sỹ đã có một bộ phim tài liệu mô tả chi tiết về tiểu sử cuộc đời ông.

    Thụy Sỹ là quốc gia hiền hòa và trung lập, nên chiến thắng của Mandela trước chủ nghĩa độc tài Apartheid đã khiến ông trở thành một vĩ nhân trong mắt người dân và báo chí.

    Tuy nhiên điều đó cũng không ngăn phim phóng sự nêu ra những chi tiết như Mandela đã từng là một người đánh bom khủng bố, và ông ruồng bỏ người vợ già để cưới một cô vợ trẻ hơn…
    Nelson Mandela là một vĩ nhân, nhưng ông cũng hành nghề chính trị và từng có những hành động tầm thường.
    Nếu như bộ phim này được chiếu ở Việt Nam, thì chắc chắn các chi tiết như thế sẽ bị biên tập cắt bỏ.
    Bởi vì nền báo chí truyền thông cách mạng Việt Nam luôn được định hướng đã là vĩ nhân thì con người không được quyền có tỳ vết!
    Giới làm báo trong nước vẫn truyền tai nhau câu chuyện một tổng biên tập nổi tiếng của một tờ báo lớn đã phải ra đi chỉ sau hai nốt nhạc do cho đăng thông tin nhạy cảm về chuyện đời tư của một lãnh tụ.
    Điều này không có gì lạ, khi gần 800 đầu báo in, báo mạng, truyền hình… chính thống đều được chi phối bởi một tổng biên tập tối cao là Ban Tuyên giáo Trung ương.
    Chỉ một nửa sự thật thì không còn là sự thật. Và công chúng Việt Nam đã bị thiệt thòi rất nhiều khi tiếp cận thông tin vì chủ trương định hướng này.

    Định hướng cả địa danh

    Cách đây không lâu, tôi tình cờ gặp một phóng viên truyền hình Thụy Sỹ trong một buổi dã ngoại do trường của con trai tôi tổ chức, ông là một trong các phụ huynh.

    Trước khi định cư tại Thụy Sỹ, nghề nghiệp của tôi cũng là phóng viên truyền hình nên chúng tôi đã trao đổi khá nhiều thông tin thú vị về nghề nghiệp.

    Khi tôi hỏi phóng viên Thụy Sỹ có tác nghiệp theo định hướng chính trị và có gặp rào cản kiểm duyệt gắt gao gì khi đề cập tới các vấn đề xã hội nhạy cảm không, ông đã rất ngạc nhiên và hỏi ngược lại:

    “Không, tại sao lại thế? Nghề nghiệp của chúng ta là phản ánh trung thực các thông tin xã hội, và chúng ta phải là người chịu trách nhiệm về điều đó. Ở nước bạn không như vậy sao?”

    Còn nhớ khi còn công tác tại một kênh truyền hình dành cho kiều bào khoảng ba năm trước, ê-kip thực hiện nội dung chương trình chúng tôi đã phải khổ sở thế nào khi đối phó với chủ trương từ lãnh đạo đài buộc phải cắt bỏ tất cả các từ có liên quan tới địa danh Sài Gòn, thay vào đó là cụm từ Thành phố HCM.

    Phim nào vi phạm sẽ bị gác vô thời hạn.

    Chủ trương đưa ra cứng nhắc tới nỗi biên tập, phóng viên nào cũng vò đầu bứt tóc tìm những cụm từ thay thế nếu không muốn chương trình bị treo lại vì các chương trình do chúng tôi phụ trách đều có liên quan tới địa danh này.

    Khổ nỗi, những bộ phim tài liệu về thành phố Sài Gòn xưa không thể sử dụng tên địa danh thành phố HCM mới có sau 1975, vì điều đó thật sự tréo ngeo chẳng chút ăn nhập với nội dung hình ảnh.
    Những cách gọi quen thuộc như ẩm thực Sài Gòn, người Sài Gòn… cũng trở nên khiên cưỡng khi phải buộc phải sửa lại thành người dân thành phố HCM, ẩm thực thành phố HCM.

    Thế nhưng mọi tranh luận đều không mang lại kết quả, lệnh trên vẫn ban ra một là sửa một cách máy móc như quy định, hai là phim bị biên tập của đài gác lại.

    Chúng tôi không có lựa chọn khác hơn. Có lẽ người ta sợ rằng nhắc tới Sài Gòn là nhắc tới một quá khứ không mấy vẻ vang, là khiến liên tưởng tới một chế độ cũ, cho dù điều đó là một sự thật hiển nhiên của lịch sử?
    Và đây chỉ là một trong những ví dụ nhỏ về việc định hướng chính trị trong nghề nghiệp truyền thông của tôi trước đây tại Việt Nam, điều mà không phải ai ngoài nghề cũng biết.

    Xa định hướng là phản động?

    Mới đây, thông tin Triều Tiên tử hình công khai 80 công dân vì tội danh xem trộm truyền hình Hàn Quốc đã gây sốc trong dư luận.

    Thế nhưng điều này không lạ với những người thuộc lớp trung lưu tại Việt Nam, khi một giai đoạn lịch sử “nghe đài địch” cũng được coi là một trọng tội tương đương với việc tiếp tay truyền bá tư tưởng phản động, phản bội tổ quốc.
    Truyền thông đã tích cực đánh tráo khái niệm “Tổ quốc” và “chế độ” để hạn chế tối đa quyền tiếp cận thông tin đa chiều của công chúng.

    Tôi đã tham khảo khá nhiều ý kiến của bạn bè đang sống tại nhiều nước châu Âu và Mỹ, và đều nhận được câu trả lời rằng ở nước họ bạn có quyền phát ngôn và tiếp cận thông tin đa chiều thỏa mái, miễn là đừng gây tổn thất tới thông tin bí mật quốc gia như cụ thể vụ Snowden đình đám tại Mỹ, hoặc gây bạo động đổ máu.

    Đó là quyền tự do ngôn luận của công dân, và được bảo vệ bởi hiến pháp.

    Không khó tìm thấy những thông tin đại loại một người nông dân chỉ tay vào mặt lãnh đạo Úc và gọi bà là 'kẻ nói dối', hay những thói xấu của nguyên thủ quốc gia trên các phương tiện truyền thông Phương Tây, bởi vì công chúng coi quyền được biết và soi mói mọi góc đen tối của những người làm nghề chính trị là việc bình thường. Thế nhưng tại Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam, đó là điều kiêng kỵ.

    Nếu phát ngôn những gì trái với truyền thông định hướng, bạn sẽ dễ dàng bị quy vào các tội danh hình sự với khái niệm hết sức vu vơ như “truyền bá tư tưởng phản động, nói xấu chế độ, xúi giục người khác chống lại chế độ…” như ví dụ về hàng loạt vụ bắt giữ ồn ào nhắm vào những người khác quan điểm gần đây.

    Điều đó khiến tôi liên tưởng tới hình ảnh một cậu chàng to khỏe sẵn sàng trừng phạt đứa trẻ hàng xóm vì dám chê cậu 'không đẹp, không hoành'.

    Vấn đề ở chỗ là chính bản thân cậu chàng biết đứa trẻ nói đúng, và vì thiếu tự tin vào bản thân mình nên cậu lựa chọn phương án bắt nó ngậm miệng trước khi có nhiều người hơn công khai đồng thuận.

    "Người dân tiếp xúc với truyền thống định hướng một chiều lâu ngày sẽ vô tình tự triệt tiêu tư duy nhìn nhận vấn đề bằng con mắt đa chiều, đó là một vấn đề không thể phủ nhận được trong ý thức hệ của rất đông bộ phận người Việt hiện nay"
    Dù rằng đứa trẻ kia không thể, và không hề có ý định xâm hại cậu chàng bằng vũ lực.

    Hệ lụy tất yếu

    Người ta vẫn nói rằng nếu một sự việc cực kỳ vô lý được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ có lúc nó nghiễm nhiên trở thành có lý.
    Người dân tiếp xúc với truyền thống định hướng một chiều lâu ngày sẽ vô tình tự triệt tiêu tư duy nhìn nhận vấn đề bằng con mắt đa chiều, đó là một vấn đề không thể phủ nhận được trong ý thức hệ của rất đông bộ phận người Việt hiện nay.
    Chỉ cần lướt qua các trang mạng xã hội Việt Nam, mỗi khi có ý kiến phản biện các vấn đề xã hội chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những ý kiến kiểu “phản động, nói xấu chế độ, quay lưng lại bôi nhọ tổ quốc…” bất chấp rằng họ chưa từng có dịp trải nghiệm điều người khác nói tới, và cũng không chịu bỏ thời gian suy ngẫm học hỏi.
    Họ khó chấp nhận cái mới, cái khác lạ với những điều vẫn được nghe thấy mỗi ngày. Và khi bước chân ra ngoài thế giới rộng lớn, họ gặp vô vàn khó khăn, thiệt thòi bởi không được định hướng phù hợp.

    Và đó chỉ là một hệ lụy nhãn tiền bởi bộ máy truyền thông định hướng.

    (* trích nguồn từ BBC)


    Last edited by Triển; 02-03-2014 at 08:08 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Sài Gòn hay TP HCM



    Ảnh: flickr
    Chiều nay, bầu trời Sài Gòn đang nắng bỗng mây đen từ đâu kéo tới rồi mưa như trút nước xuống Sài Gòn.

    Bé Việt hôm nay đi học về không được vui. Mẹ thấy thế hỏi bé bị cô la rầy hay bạn bè trêu chọc gì không. Bé trả lời:

    - Con nộp bài cô giáo trả lại . Bắt phải về làm lại. Nếu không, sẽ không được điểm.


    - Thế con viết gì nào hở bé con của mẹ?


    - Thì con viết thế này này


    Bà mẹ cầm tờ giấy đọc:


    Chiều nay, bầu trời Sài Gòn đang nắng bỗng mây đen từ đâu kéo tới rồi mưa như trút nước xuống Sài Gòn. Người Sài Gòn hối hả tìm chỗ trú mưa dưới những mái hiên nhà dọc hai bên đường …..


    - Có gì sai hở con?


    - Ngay cả mẹ không biết sai gì ư?


    - Sai gì nào?


    -Thì đấy … Cô bảo con phải thay thế tất cả các từ Sài GònHCM.


    - Mẹ tưởng gì. Chỉ đơn giản vậy thôi à. Thì con cứ sửa lại cho đúng.


    Đứa bé mặt mày tiu nghỉu ngồi viết bài lại …

    Sáng hôm sau, bé hớn hở, hân hoan chạy vào lớp. Khoe cô giáo bài viết đã được sửa. Cô giáo cầm đọc. Càng đọc, sắc mặt cô càng tím tái …..

    Chiều nay, bầu trời HCM đang nắng bỗng mây đen từ đâu kéo tới rồi mưa như trút nước xuống HCM. Người HCM hối hả tìm chổ trú mưa dưới những mái hiên nhà dọc hai bên đường …..

    Chẳng bao lâu sau, HCM bị ngập nước. Bộ mặt HCM bây giờ trông thật thảm. Nước càng lúc càng nhiều, dâng cao, kéo theo nào là rác rưởi phủ đầy ngõ ngách HCM. Du khách nhìn HCM ngao ngán.

    Em ngồi nhìn HCM mưa mà thấy chán. Vì cơn mưa có lẽ kéo dài đến tối. Không phải như mọi người thường nói “Sau cơn mưa trời lại sáng” Với HCM, sau cơn mưa thường cúp điện. Cho nên HCM tối thui tối thủi. Và vậy là sẽ không được đi dạo chơi Hồ Chi Minh đêm nay, đêm cuối tuần.

    Tội nghiệp du khách đến chơi HCM vào mùa mưa thì coi như bó chân không đi đâu được. Nhưng người ta vẫn đến vì tò mò, vì HCM có đủ các món ăn chơi của ba miền gộp lại.
    Em không thích HCM nhưng em phải sống với HCM vì mẹ em đã sống với HCM mấy mươi năm nay. Mẹ bảo không thể bỏ đi vì HCM là nơi chôn nhau cắt rún gì gì đó của mẹ.

    Chiều nay, HCM mưa to, em vẫn ngồi nhìn HCM chẳng biết chơi gì ngoài hy vọng HCM đừng mưa nữa.

    Thành phố Sài Gòn 1968. Ảnh: flickr


    Hồi còn ở Việt Nam, cứ mỗi lần làm giấy tờ – khi điền vào mục “ngày tháng năm sinh, nơi sinh”, lúc nào tui cũng ghi nơi sinh của mình là “Sài Gòn”. Nhưng khi ra phường quận, họ cứ bắt phải đổi lại là TP HCM. Rồi thì tôi cứ cự nự với họ rằng “Tui sinh ra năm 1968 thì làm gì có cái TP HCM mà bắt tui ghi vô. Cái TP HCM này chỉ có vào năm 1975 khi Việt Nam thống nhất, tui ghi TP HCM vào năm 1968 thi khi sao lục giấy tờ làm sao kiểm tra??? … Rồi cũng có nhiều người chấp nhận cái lý của tui, nhưng cũng còn vài người ương ương ngạnh ngạnh không chịu. Những người này chắc hồi đi học kém nhất là môn lịch sử. Cái gì là lịch sử thì phải chấp nhận chứ…


    (nguồn: danchimviet.info )




    Last edited by Triển; 02-03-2014 at 08:07 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #3
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Cười ra nước mắt:
    “Sàigòn hay HCM ? “


    Nguyễn Thanh Nam



    Sài Gòn, tự nó đã đầy đủ ý nghĩa. Không cần phải thêm thủ đô hay thành phố gì cả. Hai chữ Sài Gòn đã in sâu vào từng tâm hồn của ngưòi dân Việt Nam mà còn quen thuộc với người ngoại quốc với tên gọi không có dấu: “Saigon”. …

    … Để rồi từ đó mọi người đều có thể viết chữ Sài Gòn dính liền lại với nhau mà không bỏ dấu “SAIGON”.

    Không biết bao nhiêu bài luận văn của các em học sinh từ tiểu học đến trung học tả về Saigon. Không biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ viết về Saigon. Saigon nằm soi mình bên dòng sông cùng tên Saigon, thật lãng mạn và kiêu ngạo cùng tuế nguyệt.

    Chúng ta hãy lắng đọng tâm hồn để tìm về sự mộc mạc của người Việt Nam đối với Saigon thân yêu.


    1. Thưa cô đi đâu?

    - Saigon.


    2. Bà ngoại đi đâu?

    - Lên Saigon.


    3. Mầy từ đâu về?

    -Từ Saigon.


    Chỉ cần một chữ Saigon là đầy đủ rồi.

    Nhưng hơn 30 năm qua, Saigon bị mất tên, bị thay thế bằng tên của nhân vật HCM. Sàigon ngậm ngùi tức tưởi, thổn thức với lời ca trong bài Vĩnh Biệt Saigon: “…ta mất người như người đã mất tên…”.

    Người Cộng Sản Việt Nam rất lấy làm hãnh diện với cái gọi thành phố HCM. Cái tên nghe vừa dài vừa chói tai, lúc nào cũng phải thêm chữ “thành phố”. Nếu thiếu chữ “thành phố” thì nguy to. Bởi vì kêu Hà Nội thì ai cũng hiểu là điạ danh Hà Nội, nhưng kêu HCM khơi khơi thì có khi người ta không biết là kêu cái quái gì?

    Bây giờ xin mời những người Cộng Sản Việt Nam cùng chia sẻ có nên để tên HCM hay nên trả tên lại cho Saigon. Nếu quí vị nhất định khư khư giữ nguyên tên HCM, thì nên cùng thưởng thức những mẫu chuyện và truyền khẩu từ ngưòi này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác mà tạm gọi là truyền khẩu dân gian, hãy xem như một cuộc trưng cầu dân ý có được không?

    1. Bây giờ nói về tệ nạn xã hội:

    - Người ta thường kêu là “Du Đãng Saigon” nay xin sửa lại: “Du Đãng HCM” !!!

    - Saigon ngày xưa ít thấy bây giờ Saigon nhiều quá. “Đĩ Saigon” xin đổi lại là “Đĩ HCM”

    - Saigon ngày xưa ít thấy mấy thằng điếm bây giờ phải coi chừng mấy thằng điếm. ‘Điếm Sàigon” xin đổi lại là “Điếm HCM”.

    2. Bây giờ nói về dân gian:

    Khi nói đến dân gian thì không phải như viết văn chương, chỉ nói tắt hiểu là được. Không cần chính tả hay văn phạm.

    - Mầy lấy vợ ở đâu? dạ em lấy vợ Saigon. ”Lấy vợ Saigon” xin đổi lại là “Lấy vợ HCM”.

    - Chị mua gà ở đâu? mua gà Saigon. Gà Saigon xin đổi lại là “Gà HCM”.

    - Đi Saigon nhớ coi chừng chó, chó Saigon dữ lắm. “Chó Saigon” xin đổi lại là “chó HCM”

    - Má ơi lên coi truyền hình kìa xe đụng ghê lắm. Xe đụng chỗ nào? Xe đụng Saigon. Xe đụng Saigon xin đổi lại là “xe đụng HCM.”

    - Thịt chó Saigon ăn ngon quá. Thịt chó Saigon xin đổi lại là “thịt chó HCM”

    - Đừng làm giả đồ của Pháp bị bắt đó nghe. Vỏ Paris, ruột Saigon là phạm pháp. Xin đổi là: “Vỏ Paris, ruột HCM”.

    - Saigon nóng đổ mồ hôi, xin đổi lại là “HCM nóng đổ mồ hôi”.

    - Saigon nóng muốn lột quần lột áo. Xin đổi là “HCM nóng muốn lột quần lột áo”.

    - Đi Saigon thì phải mua giầy da Saigon. Xin đổi lại “Giầy da HCM”

    - Gió thổi mạnh quá nên nhà Saigon bị sập. Xin đổi lại ‘nhà HCM bị sập’.


    Và còn nhiều nhiều lắm lắm……….


    Hãy cùng nhau qua truyền khẩu dân gian để thay thế cái gọi là HCM vào “Saigon” để cả 82 triệu người dân Việt Nam có dịp thi thố tài văn chương dân gian của mình để có những trận cười hả hê mà người ta gọi là chuyện cười dân gian.

    Trăm năm bia đá cũng mòn,
    Ngàn năm bia miệng vẩn còn trơ trơ


    Để người cộng sản Việt Nam hiểu được sức mạnh của quần chúng. Ai đã đổi tên Saigon? Bây giờ họ phải gánh chịu “gậy ông đập lưng ông”.

    Các địa danh như, Hà Nội, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau… Mà hình như tất cả các điạ danh ở Việt Nam chỉ cần nói tên là người ta hiểu được liền đâu cần phải thêm chữ: thành phố hay tỉnh…. Vây nói khơi khơi HCM thì là cái con khỉ khô gì? Thật là cười ra nước mắt.

    Chú lơ xe đò gọi hành khách: Saigon không? Saigon đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời : Saigon, Saigon….. Bây giờ sửa lại : Chú lơ xe đò gọi hành khách: HCM, không? HCM đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời: HCM, HCM… Có thể trong đám hành khách đó có cả đảng viên đảng CSVN.

    Việc đổi tên Saigon và áp đặt cái gọi là HCM là do chính những người công sản Việt Nam tạo ra. Nay chỉ xin được dùng cái gọi là HCM để thay thế những lời nói dân gian. Nghĩa là cứ chỗ nào có chữ Saigon thì thay vào đó là chữ HCM. Quí vị CSVN nghĩ sao? Quí độc giả nghĩ sao?

    Người cộng sản Việt Nam đã sai lầm giữa địa danh và tên nhân vật, mà cái ác nhất lại là tên của nhân vật được những người cộng sản Viêt Nam sùng bái. Cái thây ma nằm giữa Ba Đình, mỗi năm phải tiêu phí biết bao nhiêu tiền của nhân dân Việt Nam? Người cộng sản sống thì tham nhũng, tham lạm tài sản quốc gia. Người cộng sản chết cũng ăn bám nhân dân Việt Nam, đó chính là cái thây ma HCM.

    Người chết phải trở về cát bụi. Thây ma thì phải đem chôn hay thiêu. Có một người vào xem xác chết của HCM, khi về nhà không dám ngủ, mà nhắm mắt lại là thấy ác mộng hay nói đúng hơn là thấy thây ma HCM. Cuối cùng phải đi gặp bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tâm lý khuyên: bạn đừng nghĩ tới cái xác đó nữa, cứ xem như nhìn thấy xác của một con vật nào đó, thí dụ như xác con gà, con cá bán ở chợ là được rồi.”

    Đất nước Việt Nam đã bị người cộng sản tàn phá. Không biết bao nhiêu bút mực của các nhà văn, nhà phê bình, nhà bình luận… của rất nhiều thế hệ lên án. Người cộng sản cần phải thức tỉnh một cách thật sự mà hãy trả lại những gì của Việt Nam cho dân tộc Việt Nam.

    “Cỏ cây còn biết hờn sông núi
    Giang sơn gấm vóc phải ngậm ngùi…”


    (* nguồn: http://chauxuannguyen.org )



    Last edited by Triển; 02-03-2014 at 08:07 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Cựu lãnh sự VN ở Geneva xin tị nạn

    Cập nhật: 11:06 GMT - thứ hai, 3 tháng 2, 2014


    Ông Đặng Xương Hùng nói ông ra khỏi Đảng
    Cộng sản tháng 10/2013


    Cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneva xin tị nạn
    chính trị tại Thụy Sĩ trong lúc sắp diễn ra
    phiên kiểm điểm nhân quyền định kỳ tại LHQ
    của Việt Nam, diễn ra ở Geneva.

    “Bức tường Berlin đã đổ 25 năm trước, nhưng
    Việt Nam vẫn dưới chế độ cộng sản,” ông nói.
    “Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên trì mục tiêu
    tiếp tục chế độ độc tài, chế độ độc đảng.”
    Tin tức được truyền thông Thụy Sĩ loan đi hôm
    3/2, trong lúc sắp diễn ra phiên kiểm điểm nhân
    quyền định kỳ tại LHQ của Việt Nam.
    Ông Hùng nói ông làm tại Bộ Ngoại giao Việt Nam
    từ năm 1983, và gọi Việt Nam đang ở trong tình
    trạng “khủng hoảng” cả về kinh tế, chính trị, giáo
    dục, y tế.

    (xem tiếp)

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #5
    *
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    sea
    Posts
    689



    Trong "Tuyên bố ra khỏi đảng" của ông Hùng có một đoạn viết:

    "Gần đây những bí mật của ông ****** đã bị phơi bày. Chúng tôi, hầu hết là đảng viên, vẫn thường vui vẻ đùa cợt có những bài vè chế giễu, nhưng rất đúng về nhân vật này. Ông ****** đã bị nghi ngờ là một người Trung quốc, có tên là Hồ Tập Chương, do Quốc tế cộng sản dựng lên, thay thế cho Nguyễn Ái Quốc, người đã chết năm 1932."

  6. #6
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,595
    có tên là Hồ Tập Chương
    Thế là Sài Gòn lại sắp có tên mới à? Tình cờ thế nào mà hồ ly tinh lại cũng có họ "Hồ" thì em e rằng ông giời có óc hài hước.

  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Thế là Sài Gòn lại sắp có tên mới à? Tình cờ thế nào mà hồ ly tinh lại cũng có họ "Hồ" thì em e rằng ông giời có óc hài hước.
    Em bé bên trên lại phải sửa bài văn lại nữa rồi.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #8
    Đài SBTN phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng

    http://www.youtube.com/watch?v=fJ_8lWEjyz0#t=280
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

  9. #9
    Biệt Thự
    Join Date
    Jun 2013
    Posts
    1,111
    Quote Originally Posted by Lê Nguyễn Hiệp View Post
    Đài SBTN phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng

    http://www.youtube.com/watch?v=fJ_8lWEjyz0#t=280

    Ông ta, ĐXH, có vẻ đã ... định cư yên ổn tại Geneva cùng gia đình (dù sao điều kiện sống cũng hơn ở HN)


    Dù thế nào đi nữa, quyết định này của ông ta cũng có một con sóng nhỏ ở VN. Người ta không thể đàn áp nội bộ (ví dụ như "trong gia đình") và vái phục ngoại bang (ví dụ như "hàng xóm du côn") trong cùng một lúc dù kẻ ngoại bang có to đến bao nhiêu, mạnh đến bao nhiêu!


    Chúng ta không thể đi lùi lại lịch sử để học cách tự vệ và phòng vệ đất nước bằng chính sách ngoại giao khôn ngoan đối với những kẻ xâm lăng như người Thái nhưng chúng ta luôn luôn có thể thay đổi và thích ứng với mọi hoàn cảnh với một ý chí lấy dân làm đầu. Dân mất thì các ngươi trị vì ai?


    Dân giàu thì nước mạnh, không kẻ thù nào có thể đàn áp được!
    Last edited by Hanhgia; 02-04-2014 at 05:44 PM.

  10. #10
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367

    Đảng chỉ tồn tại vật lý thôi :D

    Quote Originally Posted by Hanhgia View Post
    Ông ta, ĐXH, có vẻ đã ... định cư yên ổn tại Geneva cùng gia đình (dù sao điều kiện sống cũng hơn ở HN)
    Theo lời ông ấy trong bài phỏng vấn đài Á Châu Tự Do, thì Thụy Sĩ vẫn còn đang xem xét đơn của ông ấy. Chưa chính thức được tị nạn đâu. Cuộc phỏng vấn bên dưới nội dung và cách trả lời của ông ấy trôi chảy rõ ràng hơn:


    Tại sao tôi xin tỵ nạn chính trị?



    Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève trong nhiều năm đã chính thức nộp đơn xin tỵ nạn vào ngày 18 tháng 10 năm ngoái và đơn xin của ông đang được Thụy Sĩ xem xét. Mặc Lâm phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng để tìm hiểu thêm lý do nào khiến một cán bộ ngoại giao cao cấp từ bỏ chức vụ, quyền lợi để gia nhập vào lực lượng tranh đấu cho dân chủ nhân quyền cho Việt Nam.

    Mặc Lâm: Thưa vào ngày hôm qua có nhiều thông tin cho biết ông xin tỵ nạn chính trị, xin cho biết là ông chính thức nộp đơn xin tỵ nạn vào lúc nào?

    Ông Đặng Xương Hùng: Chiều hôm qua chỉ là thông tin trên báo chí còn thủ tục thì tôi đã làm cách đây ba tháng rồi.

    Mặc Lâm: Bên Thụy Sĩ chính thức chấp nhận đơn xin tỵ nạn của ông chưa ạ?

    Ông Đặng Xương Hùng: Chưa ạ. Đang trong quá trình xét đơn.

    Mặc Lâm: Thưa ông chúng tôi rất ngạc nhiên vì hành động dứt khoát và rất ngoạn mục của ông. Thứ nhất từ bỏ đảng rồi tiếp theo là xin tỵ nạn chính trị. Xin ông cho biết động cơ nào mạnh đến nỗi khiến ông chọn một thế đứng khác chấp nhận từ bỏ tất cả từ chức tước tới quyền lợi và đối mặt với chính quyền Việt Nam với vô vàn nguy hiểm trước mặt?

    Ông Đặng Xương Hùng: Thật ra với thực tế đang diễn ra tại Việt Nam từ khi bức tường Berlin sụp đổ chúng tôi đã thấy sự thất bại của chính quyền, của đảng. Mọi chính sách điều hành đất nước đều thất bại. Tôi là người trong cuộc, một bộ phận của bộ máy nhà nước, của đảng trong thâm tâm nhất định nào đó tôi rất lo ngại nhưng cũng có niềm tin, nuôi hy vọng rằng một lúc nào đó đảng Cộng sản người ta sẽ sáng mắt ra và phải thay đổi.

    Thực ra trên thế giới này chỉ còn có Trung Quốc, Việt Nam, Cuba với Bắc Triều Tiên còn theo cộng sản thì một người bình thường người ta cũng thấy điều đó là một sự vô lý rồi. Mình cứ cười Bắc Triểu Tiên nhưng mình chả khác gì họ cả. Gần đây thỉ thôi rồi, không còn tin nữa! thất vọng hoàn toàn vì các bác cứ giữ điều 4 các bác ấy tuyên bố là một thế kỷ nữa chủ nghĩa Xã hội mới có thể thấy được tại Việt Nam, rồi sức mạnh nhân dân là ở sự lãnh đạo của đảng.

    Rồi yếu tố Trung Quốc nữa. Họ không thấy được rằng lãnh đạo Trung Quốc đang ngồi cười khoái trá ở Bắc Kinh vì thấy Việt Nam đang trong tình trạng hỗn loạn nên nó thích lắm. Các bác không bao giờ nhận ra điều đó vì Trung Quốc chưa bao giờ ngưng việc muốn thôn tính Việt Nam. Bây giờ cơ hội cho nó thôn tính không cần bằng súng đạn nữa. Các bác cứ muốn có chỗ đứng trong lịch sử. Mình phải đứng trong lòng của người dân. Các bác và đảng tồn tại như thế này thì chỉ là tồn tại vật lý mà thôi.

    Mặc Lâm: Trước khi có quyết định này chắc là ông đã phải cân nhắc rất kỹ vì tính chất nguy hiểm của nó. Ông là người đương chức đương quyền nên sự nguy hiểm cao nhơn rất nhiều lần so với người khác…

    Ông Đặng Xương Hùng: Cân nhắc chứ. Cân nhắc nhiều lắm chứ vì mình còn đang ở bộ phận được hưởng lợi mà bỏ đi. Rồi sự đe dọa nữa ai mà chả sợ? Ai mà chả sợ nhất là sợ sự tàn ác, trả thù của Việt Nam? Nó rất quỷ quái, nó không những chỉ trả thù cá nhân đâu mà vào gia đình, vào những người khác của mình làm cho mình nhụt chí đi. Có những người không sợ với cá nhân họ nhưng người ta sợ việc làm của họ sẽ ảnh hưởng đến gia đình người thân. Nếu người nào đã xác định được giới hạn cuối cùng của sự trả giá để vượt qua nỗi sợ đó thì chả còn gì là sợ nữa.

    Mặc Lâm: Thái độ quay lưng của ông có thể bắt đầu cho một hành trình mới đó là tranh dấu cho dân chủ tự do và nhân quyển bên ngoài đất nước?

    Ông Đặng Xương Hùng: Tôi cho là ít nhất phải làm một điều gì đó. Trước nhất là tỏ thái độ cái đã. Đi là tỏ thái độ rồi. Ra đi bỏ cả chức vụ bỏ cả đảng là tỏ thái độ rồi. Tỏ thái độ dứt khoát hơn nữa mình sang đây rồi thì hòa nhập vào lực lượng đấu tranh cho dân chủ nhân quyền cho Việt Nam. Đấu tranh cho một nước Việt Nam có dân chủ, tôn trọng nhân quyền và hòa nhập với thế giới văn minh. Đó là tương lai tươi sáng cho đất nước Việt Nam chứ.

    Mặc Lâm: Thưa ông trong những lúc gần đây rất nhiều người tuyên bố bỏ đảng rồi kể cả ông nữa…theo ông thì làn sóng này phát xuất từ nguyên nhân nào, có phải vì bất mãn cá nhân hay cái xu thế nhìn lại quan điểm chính trị của mình phải tới lúc như vậy?

    Ông Đặng Xương Hùng: Theo tôi từ sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua sửa đổi hiến pháp thì rõ ràng có một làn sóng bỏ đảng. Bởi vì sự bỏ phiếu của Quốc hội thông qua hiến pháp tức là việc đảng khăng khăng phớt lờ cái nguyện vọng của nhân dân đi, đi ngược lại với nguyện vọng đó thì làn sóng bỏ đảng, bỏ công khai như bác Lê Hiều Đằng hay như tôi cũng có, bỏ âm thầm cũng có, đốt thẻ đảng cũng có, bỏ sinh hoạt đảng mà không tuyên bố cũng có. Mỗi người chọn cho mình hình thức phù hợp nhất vì mỗi người một hoàn cảnh.

    Có người lo không chiến thắng được bản thân mình là vì bỏ đảng là công nhận nhận thức của mình từ trước tới nay vể đảng, về chủ nghĩa xã hội, về chủ nghĩa Mác Lê là sai lầm. Nhất là các bác lớn tuổi phần lớn bây giờ bỏ sinh hoạt vì họ cho rằng sinh hoạt đảng, đóng góp cho đảng là vô giá trị bởi vì ai có tâm huyết đến đâu chăng nũa thì tiếng nói của mình chả đi đâu vào đâu cả. Họ nghĩ rằng chẳng ích lợi gì cho đất nước khi sinh hoạt đảng.

    Trước những yếu kém điều hành đất nước lại cố tình đi theo cái cách làm cũ. Với cách làm cũ, với suy nghĩ cũ thì chỉ cho ra kết quả cũ mà thôi. Mà kết quả cũ thế nào thì mọi người đều thấy rối.

    Mặc Lâm: Xin một câu hỏi cuối, thưa ông mới đây Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nói với báo chí rằng lúc nào cũng có thế lực muốn chống phá về vấn đề nhân quyền của Việt Nam mặc dù Bộ ngoại giao đã rất cố gắng cải thiện nó. Là một cán bộ ngoại giao ông nghĩ thể nào về những phát biểu đó?

    Ông Đặng Xương Hùng: Với cá nhân anh Phạm Bình Minh Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao thì tôi rất kính trọng và khâm phục. Tuy nhiên phát biểu của anh ấy vừa rồi thì tôi thấy là các anh ấy dù đã đứng trong vị trí Phó thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao nhưng vai trò của anh ấy cũng chỉ thực thi cái chỉ đạo của Bộ chính trị, do đó bài phát biểu của anh ấy thì bản thân tôi tôi thấy là không khéo léo. Anh ấy có thể nói theo một cách khác. Nếu nói như vậy trong nội bộ đảng để khuyến khích lẫn nhau thì được chứ còn nói ra với bên ngoài thì điều đó là cái bệnh của lãnh đạo khi phải thi hành chỉ thị của đảng.

    Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.


    (nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...014051700.html )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Vô Định
    By Frank in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 07-18-2013, 02:18 PM
  2. Nhờ BDH hướng dẫn dùm
    By huong tram in forum Làm Quen/Nhắn Tin/Hỏi Đáp
    Replies: 8
    Last Post: 10-08-2012, 08:37 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 05-25-2012, 07:45 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:13 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh