Quote Originally Posted by Nhã Uyên View Post
Dạ, Uyên cám ơn Linh tỷ đưa link nha. Uyên ngưỡng mộ nhà văn văn Hồ Biểu Chánh và có đọc qua một số tác phẩm của ông. Tiểu thuyết của ông mang tính nhân văn, giáo dục con người rất cao, lúc nào và bao giờ cũng kết thức có hậu. Có điều thú vị là nhân vật nữ trong truyện của ông rất “nhạy” có con. Chỉ sau một lần là có … bầu liền hà! Cô nào như cô nấy, truyện nào cũng như truyện nào…

Ok, trở lại “bác sĩ”, “bác vật”. Uyên được giải thích “bác sĩ” vốn là một từ Hán Việt mà trong đó, “bác” có nghĩa là “rộng, thông suốt (như trong “bác ái” – tình thương rộng lớn, “bác học’ – học thức sâu rộng). Còn “sĩ” ở đây là tiếng tôn xưng người có phẩm hạnh hoặc tài nghệ riêng, như trong dũng sĩ, tráng sĩ, thi sĩ. “Bác sĩ” (và "bác vật") như thế có thể hiểu thuần là “con người (có học thức) rộng lớn, đáng nể trọng”.

Tìm hiểu thêm thì thực tế, “bác sĩ” xưa kia thường được dùng để cho người có kiến thức uyên thâm, hoặc những chức quan cao cấp, tương đương với tiến sĩ ngày nay. Rồi chữ này được đổi sang dùng để chỉ người thầy thuốc hẳn là do ảnh hưởng của Tây phương. “Bác sĩ” trong tiếp Pháp là “docteur” và trong tiếng Anh là “doctor”. Chữ này ban đầu dùng để chỉ giáo viên, rồi chỉ học vị tiến sĩ. Hẳn vì giới y khoa có cơ hội tiếp xúc với cộng đồng nhiều hơn các giới khác nên người ta đã lấy luôn chữ “doctor/docteur” để gọi nhưng người thuộc giới này, như một cách để tôn vinh kiến thức sâu rộng của họ. Người Việt theo đó cũng chuyển “bác sĩ” từ “trí thức học cao” sang “thầy thuốc”.
Cảm ơn Beo hiền muội, uh muội nói tỷ mới nhớ lại à há nhân vật nữ của cụ HBC cũng có vậy, hahaha mà nếu không có vậy chắc không có chuyện gạo nấu thành cơm hay bị tuyệt tự trả quả sau này há muội .
bác đây là uyên bác .

Danh vị Dr. như Ngũ hiệp sĩ nói, ở đây có người muốn ép TL gọi họ Dr. là TL gặp một người Pakistani học cao học IT, và khi viết email he luôn ký tên Dr. ..... Patoli,
cứ dịp nào đều dí chữ Dr. bắt gọi him như vậy, TL không gọi he tức lắm !