Register
Page 12 of 14 FirstFirst ... 21011121314 LastLast
Results 111 to 120 of 139

Thread: The Vietnam War

  1. #111
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Xin trích lại :

    Câu hỏi thứ hai được trả lời bằng bản báo cáo viết bằng máu và nước mắt của người đại đội trưởng 51 nhẩy dù cùng với những chiến binh mũ đỏ hy sinh trong bức tường thành oan trái, một ngày trước khi thay quân. Cựu Sinh viên sỹ quan khóa 21 võ bị Ðà Lạt Trương đăng Sỹ mới từ Bình Long anh dũng đi ra đã mang trọng trách dựng lá cờ cho Trị Thiên vùng dậy. Sứ mạng bất thành sau khi bị thương nhẹ lại về đánh trận Barbara tại Trường Sơn. Lần này bị thương nặng về nằm bệnh viện Ðỗ Vinh, nhận lon thiếu tá. Trong khi đó, định mệnh đưa đẩy, đại úy Giang văn Nhân, cựu sinh viên Ðà Lạt khóa 22, đại đội trưởng đại đội 2, tiểu đoàn 3 Thủy quân lục chiến thay thế khóa đàn anh, đem quân vào dứt điểm Cổ Thành. Lá cờ chiến thắng tung bay trong tay TQLC vào tháng 9-72 đã rũ bỏ kỷ niệm đau thương của cuộc lui binh tháng tư-72.


    N
    ếu như không giao lại cho TQLC lấy lại Cổ Thành thì ND có còn đủ sức chiến đấu nữa không ?TD5ND và nhất là TD6ND vừa giải tỏa xong áp lực địch tại An Lộc chưa phục hồi lại đã phải bốc ra Vùng 1 để cùng TQLC lập tuyến phòng thủ bên bờ sông Mỹ Chánh .
    TD11ND mới bị thiệt hại nặng ở mặt trận Charlie đã phải nhờ các Tiểu Đoàn bổ sung các Hạ Sĩ Quan dầy dạn " trám " vào các vị trí thiết yếu của Tiểu Đoàn mới tiếp tục tiến về được Cổ Thành
    Khi TQLC nhận sứ mệnh bàn giao cũng trả giá gần 2000 xác lính
    Những xác lính ND - TQLC - BDQ - Biệt Cách 81 ND - ĐPQ -Nghĩa Quân và Bộ Binh dọc đường tái chiếm Quảng Trị có còn ai thắp cho nén hương không ?

  2. #112
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,629
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Chữ "Ja" phát âm là "da". Tiếng Việt là "dạ". Tự điển Ốc phọọc làm sao thiếu được.
    Tình cờ em tìm ra được chữ Đức gốc Việt này:

    - Kürbis (Kürbiß): từ chữ QUẢ BÍ trong tiếng Việt, nghĩa là quả bí đao (bí đào, bí đỏ)
    https://de.wiktionary.org/wiki/K%C3%BCrbis

    (còn tiếp)

  3. #113
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Tình cờ em tìm ra được chữ Đức gốc Việt này:

    - Kürbis (Kürbiß): từ chữ QUẢ BÍ trong tiếng Việt, nghĩa là quả bí đao (bí đào, bí đỏ)
    https://de.wiktionary.org/wiki/K%C3%BCrbis

    (còn tiếp)
    Kürbiß đã bị "cải cách" thành "Kürbis" mười mấy năm rồi. Cho nên bí đao không còn nữa. Chỉ là bí đỏ thôi.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #114
    Biệt Thự dulan's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    3,163
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Xin trích lại :

    Câu hỏi thứ hai được trả lời bằng bản báo cáo viết bằng máu và nước mắt của người đại đội trưởng 51 nhẩy dù cùng với những chiến binh mũ đỏ hy sinh trong bức tường thành oan trái, một ngày trước khi thay quân. Cựu Sinh viên sỹ quan khóa 21 võ bị Ðà Lạt Trương đăng Sỹ mới từ Bình Long anh dũng đi ra đã mang trọng trách dựng lá cờ cho Trị Thiên vùng dậy. Sứ mạng bất thành sau khi bị thương nhẹ lại về đánh trận Barbara tại Trường Sơn. Lần này bị thương nặng về nằm bệnh viện Ðỗ Vinh, nhận lon thiếu tá. Trong khi đó, định mệnh đưa đẩy, đại úy Giang văn Nhân, cựu sinh viên Ðà Lạt khóa 22, đại đội trưởng đại đội 2, tiểu đoàn 3 Thủy quân lục chiến thay thế khóa đàn anh, đem quân vào dứt điểm Cổ Thành. Lá cờ chiến thắng tung bay trong tay TQLC vào tháng 9-72 đã rũ bỏ kỷ niệm đau thương của cuộc lui binh tháng tư-72.


    N
    ếu như không giao lại cho TQLC lấy lại Cổ Thành thì ND có còn đủ sức chiến đấu nữa không ?TD5ND và nhất là TD6ND vừa giải tỏa xong áp lực địch tại An Lộc chưa phục hồi lại đã phải bốc ra Vùng 1 để cùng TQLC lập tuyến phòng thủ bên bờ sông Mỹ Chánh .
    TD11ND mới bị thiệt hại nặng ở mặt trận Charlie đã phải nhờ các Tiểu Đoàn bổ sung các Hạ Sĩ Quan dầy dạn " trám " vào các vị trí thiết yếu của Tiểu Đoàn mới tiếp tục tiến về được Cổ Thành
    Khi TQLC nhận sứ mệnh bàn giao cũng trả giá gần 2000 xác lính
    Những xác lính ND - TQLC - BDQ - Biệt Cách 81 ND - ĐPQ -Nghĩa Quân và Bộ Binh dọc đường tái chiếm Quảng Trị có còn ai thắp cho nén hương không ?


    ...



    Nhà báo và mặt trận An Lộc (1)

    Posted on December 6, 2017 by dongsongcu

    Nam Nguyên




    Lịch sử đã sang trang vào ngày 30/4/1975, nhưng những dấu ấn của chiến tranh khó phai mờ. Mùa hè 1972 chiến cuộc diễn biến ác liệt, quân Cộng sản Bắc Việt công khai vượt vĩ tuyến 17 mở các mặt trận lớn, đưa xe tăng, pháo binh và phòng không hiện đại tiến công lấn chiếm lãnh thổ VNCH. Ở phía Nam, địch quân từ Campuchia tràn sang mở mặt trận Bình Long, cuộc vây hãm thị xã An Lộc gần ba tháng là một chiến trường thách đố đối với các nhà báo. Nam Nguyên, lúc đó là đặc phái viên của Hệ thống Truyền thanh Quốc gia kể lại câu chuyện của mình.
    Chiến trường thách đố

    Báo chí gọi đây là chiến trường thách đố vì lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, 40.000 quân cộng sản phong tỏa hoàn toàn một thành phố của Nam Việt Nam cả trên bộ cũng như trên không. Đường bộ vào An Lộc theo QL 13 bị cắt, địch quân tạo lưới lửa phòng không và pháo kích không ngừng, trực thăng không thể đổ quân vì không có một bãi đáp nào đủ an toàn. Tiếp tế đạn dược và lương thực toàn thả dù với hơn phân nửa lọt vào vùng địch. Đối với các phóng viên vào An Lộc đã khó mà khi vào được rồi thì lại không có đường ra.
    Nhật báo Sóng Thần ở Saigon vào năm 1972 có số phát hành kỷ lục, tờ báo vào thời gian này chú trọng tin tức phóng sự chiến trường và đầy ắp hình ảnh. Chúng tôi ngoài công việc chính ở Đài Phát thanh Saigon còn cộng tác với nhật báo này. Ông Uyên Thao lúc đó là Tổng thư ký báo Sóng Thần, từ Virginia ông phát biểu:
    Cái đặc biệt nhất là hình ảnh nghĩa trang của biệt cách trong vùng đó với câu thơ ghi khắc ‘An Lộc địa sử lưu chiến tích – Biệt cách dù vị quốc vong thân.’ Chúng tôi đã là người đầu tiên phổ biến trong làng báo lúc đó.
    -Ông Uyên Thao

    “Trận An Lộc, phóng viên tại mặt trận đó của chúng tôi là anh Nguyễn Mạnh Tiến đưa về cho chúng tôi khá nhiều tài liệu hình ảnh như các xe tăng của cộng quân bị bắn phá, những hình ảnh đổ nát của mình. Cái đặc biệt nhất là hình ảnh nghĩa trang của biệt cách trong vùng đó với câu thơ ghi khắc ‘An Lộc địa sử lưu chiến tích – Biệt cách dù vị quốc vong thân.’ Chúng tôi đã là người đầu tiên phổ biến trong làng báo lúc đó.”
    An Lộc tỉnh lỵ của Bình Long là cửa ngõ phía Tây Bắc và chỉ cách Thủ đô VNCH khoảng 60 km. Từ Saigon đi Thủ Dầu Một rồi theo Quốc Lộ 13 sẽ đến An Lộc. Đầu tháng 4/1972 sau khi chiếm được quận Lộc Ninh, đại quân cộng sản tiến về bao vây thị xã An Lộc. Tại Hội đàm Paris, Bà Nguyễn Thị Bình lúc đó tuyên bố trong vòng 10 ngày An Lộc sẽ là Thủ đô của Mặt trận Giải phóng, điều này đã không xảy ra. Những trận đánh ác liệt với quân số áp đảo có xe tăng và pháo binh yểm trợ với 7 trận tấn công quyết thắng, nhưng Bắc quân vẫn không chiếm được An Lộc.
    An Lộc là câu chuyện của cuộc vây hãm, 40.000 quân cộng sản với xe tăng pháo binh đã vùi dập một thị xã diện tích 4 km2. Lực lượng VNCH tử thủ An Lộc gồm 6.350 quân, chủ lực là Sư Đoàn 5 BB với tướng Tư lệnh mặt trận Lê Văn Hưng, cùng Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, hai tiểu đoàn của SĐ 18 và Địa Phương Quân Tiểu Khu Bình Long. Ở ngày phong tỏa thứ 10, phía VNCH tăng viện cho An Lộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù. Các đơn vị này được trực thăng vận ngay trong vòng vây và vào được An Lộc.



    ...




    Trong chiến dịch An Lộc VNCH đã tung lực lượng giải vây 20.000 quân để khai thông QL13 phá vòng vây An Lộc, nhưng cũng phải hơn 2 tháng lực lượng này mới bắt tay được với các đơn vị bên trong An Lộc. Yểm trợ quan trọng cho quân tử thủ An Lộc phải kể tới hàng ngàn phi xuất các loại của của không lực Việt Nam Cộng Hòa và Không lực Hoa Kỳ, trong đó có cả pháo đài bay B52. Xin nhắc lại trong giai đoạn này Hoa Kỳ đang rút quân khỏi Việt Nam, trận An Lộc quân bộ chiến của đồng minh không tham gia.
    Sau nhiều tuần lễ hướng về An Lộc bằng đường bộ, trực thăng vận không thành công, kể cả chuyện máy bay bị trúng đạn phải đáp khẩn cấp trong vùng địch. Ngày 13/6/1972 chúng tôi đã thực hiện được mục đích của mình là vào An Lộc và từ đó gởi về bản tường trình tại chỗ với cuộc phỏng vấn tướng tử thủ Lê Văn Hưng. Sau đây là hồi ức của chúng tôi về chuyến đi này.
    Số người lên trực thăng gồm Đại úy Nguyễn Văn Quý sĩ quan báo chí SĐ5 BB và nhóm báo chí gồm chúng tôi Nguyễn Mạnh Tiến Vô Tuyến Việt Nam, Dương Phục Đài Tiếng nói Quân Đội, Anh Thuần báo Tiền Tuyến, Tam Phong Slao Quắn SĐ5 và Gérard Hebert phóng viên tự do (Free lance) người Canada lúc đó có hợp đồng với UPI. Ít lâu sau chuyến vào An Lộc, ngày 22/7/1972 nhà báo 54 tuổi này đã tử thương ở mặt trận Quảng Trị. Sau này chúng tôi được biết những thước phim được đổi bằng sinh mệnh của người quay, đã được trình chiếu trên Truyền Hình Canada theo cách không có dẫn giải, các đạo diễn đã chọn hình thức phim không lời vì những hình ảnh khủng khiếp của địa ngục An Lộc Bình Long, của đại lộ kinh hoàng Quảng Trị Thừa Thiên đã nói thay bất cứ lời thoại nào cho phim.
    Đoàn trực thăng 5 chiếc chở binh sĩ tiểu đoàn 2/31 SĐ 21 BB tăng viện cho mặt trận An Lộc đáp vội xuống Xa Cam lúc 11g sáng ngày 13/6/1972. Trực thăng chưa chạm đất đã nghe những tiếng xé gió, những tiếng nổ đinh tai nháng lửa, như thường lệ địch quân pháo kích mỗi khi trực thăng xuất hiện.
    Địch quân chào 5 chiếc trực thăng và nhóm nhà báo chừng 15 trái đạn. Tất cả chúng tôi mạnh ai nấy chạy túa vào hai bên rừng cao su và lao mình xuống những hố đạn cũ gần nhất.
    Dứt tiếng pháo, chúng tôi chạy theo hai ven rừng cao su, phía trước là các toán quân vừa được trực thăng vận tới. Khi kiểm điểm nhân số thiếu Dương Phục và Slao Quắn, một lát sau hai người bắt kịp chúng tôi. Nhưng Dương Phục nói, trong khi chạy pháo kích văng mất chiếc túi đeo, sức ép của tiếng nổ và từ cánh quạt trực thăng đã làm những đồ vật trong túi bay như bươm bướm. Duơng Phục đã bị mất hết các vật dụng, ngoại trừ tìm được cái máy cassette đã trở thành vô dụng. Đó cũng là lý do tại sao ngày hôm đó bài tường trình từ An Lộc của chúng tôi được phát cùng lúc trên Hệ thống Truyền thanh Quốc gia và Đài Tiếng Nói Quân Đội.
    An Lộc trong tầm mắt, nhiều xác T54 nằm rải rác, 1 chiếc xe be vàng chói đầy vết đạn pháo kích nằm vắt ngang con dốc. Đây là khúc quanh tử thần vì chỉ riêng tại nơi này hơn 200 thương binh và những người được phép di tản đã chết trên đường đón trực thăng ở bãi đáp.
    Không một nhà nào còn nguyên vẹn

    Leo hết con dốc tử thần là bắt đầu vào An Lộc, đồng hồ chỉ 11g 20, chúng tôi đã chạy trong 20 phút từ bãi đáp Xa Cam vào An Lộc. Càng vào sâu cảnh điêu tàn càng hiện rõ, trên con đường chúng tôi đi, không một thước vuông đất nào không ghi lại những vết tích của chiến tranh. An Lộc không một nhà nào còn nguyên vẹn, những mái nhà sụp đổ, thân tường nghiêng ngả lỗ chỗ vết miểng, những cột đèn siêu vẹo, dây điện đứt lung tung và điểm thể hiện duy nhất cho sự kiện An Lộc không chiến đấu cô đơn chính là những cánh dù tiếp tế phủ đầy mặt lộ.

    An Lộc chẳng còn gì, nhưng tất cả những vết tích điêu tàn đổ nát chính là biểu hiện vững chắc nhất, cho tinh thần chiến đấu và sức chịu đựng tột cùng của tất cả những ai đã góp công giữ vững thành phố này vào năm đó.
    Chúng tôi được hướng dẫn gặp tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh SĐ5BB kiêm tư lệnh mặt trận An Lộc trong hầm chỉ huy của ông. Ông tướng dáng vẻ xanh xao và có nụ cười hiền từ, tất cả bộ tham mưu của ông đều mặc áo thun hoặc ở trần. Vào buổi chiều, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng người hùng tử thủ An Lộc đã lên mặt đất để trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Những lời ông nói được thu vào máy cassette của tôi, tướng Hưng không nói về mình, chỉ đặc biệt đề cao tinh thần chiến đấu của tất cả các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đã giữ vững An Lộc và tình cảnh bi đát của mấy chục ngàn đồng bào kẹt giữa vùng lửa đạn Bình Long.
    Tôi xin tướng Hưng cho dùng Hot Line Bộ Tổng Tham Mưu để chuyển bản tường trình có ghi âm lời ông về Đài Phát Thanh Saigon. Người trực tiếp nhận và phát bản tường trình này là ông Lê Phú Nhuận, lúc đó là Trưởng phòng Phóng viên. Từ Houston Texas ông Lê Phú Nhuận phát biểu:
    Sau khi bản tường trình đặc biệt phỏng vấn tướng Lê Văn Hưng ngay tại mặt trận của Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến được phát đi trên hệ thống truyền thanh toàn quốc, thì hầu như tất cả mọi nơi đều hứng khởi.
    -Ông Lê Phú Nhuận

    “Sau khi bản tường trình đặc biệt phỏng vấn tướng Lê Văn Hưng ngay tại mặt trận của Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến được phát đi trên hệ thống truyền thanh toàn quốc, thì hầu như tất cả mọi nơi đều hứng khởi. Phủ Tổng thống và đặc biệt lúc đó ông Hoàng Đức Nhã đã ra lệnh cho Hệ thống Truyền hình và Điện ảnh Quốc gia là phải vào ngay An Lộc và có trực thăng riêng để vào An Lộc làm phóng sự. Chính vì nhờ có chuyến bay đặc biệt đó mà Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến mới có thể đi ra khỏi An Lộc được.”
    Chiều 13/6/1972, chúng tôi đi trong buổi hoàng hôn điêu tàn của An Lộc và bắt gặp ở khu phố chợ những dãy mộ mới vun đắp, một vài thánh giá đóng tạm bằng ván thùng, những cành hoa dại trên các ngôi mộ và đặc biệt trên một tấm bảng có câu thơ viết bằng sơn trắng “An Lộc địa Sử lưu chiến tích, Biệt Cách Dù vị quốc vong thân”.
    Ông Lê Đắc Lực cựu đại úy thuộc Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù hiện định cư ở Houston Texas nhớ lại:
    “Trong 68 ngày chúng tôi ở trong đó chiến đấu thì hơn 300 quân nhân của chúng tôi bị thương và 88 chiến sĩ đã nằm xuống tại chiến trường An Lộc. Chúng tôi vừa chiến đấu vừa đi thu những xác chết đồng đội của chúng tôi theo lệnh của Trung tá Phan Văn Huấn là không bỏ anh em nào cả, dưới làn mưa đạn chúng tôi đã chôn đồng đội bên hông chợ nhỏ của An Lộc… Cô Pha là một cô giáo dạy ở An Lộc, cô bị pháo kích bị thương nơi bắp chân, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã đưa cô về trạm xá và chữa trị cho cô, chúng tôi đã làm nạng gỗ để cho cô sử dụng. Từ trong ngôi nhà gọi là Tân Huệ Xương cô nhìn ra thấy bọn tôi cặm cụi đào hố chôn xác đồng đội dưới làn mưa đạn, cảm động cô mới viết ra câu thơ “An Lộc địa sử lưu chiến tích, Biệt Cách Dù vị quốc vong thân.”
    Hai câu thơ “An Lộc địa sử lưu chiến tích, Biệt Cách Dù vị quốc vong thân”mà tác giả là người con gái Bình Long có cái tên mộc mạc giản dị đã đi vào huyền thoại.
    Tại toàn bộ mặt trận Bình Long phía VNCH có 8.000 thương vong, riêng tại Thị xã An Lộc là 2.300 binh sĩ. Theo nguồn tin Hoa Kỳ, tổn thất về phía lực lượng cộng sản Bắc Việt gồm có 27 xe tăng bị bắn hạ ngay trong thị xã An Lộc, 10.000 binh sĩ chết 15.000 bị thương, tổn thất nhân mạng lớn là vì bị bom B52. Tuy vậy, phía cộng sản chỉ nhìn nhận 2.000 bộ đội chết và 5.000 người bị thương. Tổn thất của thường dân vào khoảng hơn 10.000 thương vong.
    Kỳ tới, Nam Nguyên sẽ tường thuật chuyến viếng thăm An Lộc ngày 7/7/1972 của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu; cũng như một số chi tiết khác ở mặt trận An Lộc, mời quí vị đón theo dõi.

    Nam Nguyên – Nhà báo và mặt trận An Lộc (1)

  5. #115
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Khi TD6ND thiệt hại nặng ở An Lộc đã phải rút ra chờ bổ sung quân số ( cũng có những người lính cũ trong các đơn vị khác )
    Chiều tối ,Tiểu Đoàn Trưởng ban lệnh xung phong binh lính dùng lựu đạn và lưỡi lê chạy vượt qua khu vực địch quân để bắt tay với Sư Đoàn 5 BB ....chiến thuật này làm địch quân bất ngờ ...

  6. #116
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636
    Chào anh Hoài Vọng. PV xin thắp nén hương.

    Hy vọng sẽ có một ngày PV về lại Mỹ Chánh, có lẽ sẽ phải nhờ anh Hoài Vọng dẫn đường. PV chỉ còn nhớ cầu Mỹ Chánh.

  7. #117
    Biệt Thự PhPhuongVy's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,636
    Trở lại ngày 1 tháng 7 năm 1949, khi Vua Bảo Đại trở thành Quốc Trưởng của Quốc Gia Việt Nam. Trong khi chờ đợi nội các chính phủ mới được thành lập, nguyên Thủ Tướng của Nam Kỳ Quốc là Nguyễn Văn Xuân tạm thời đảm nhận chức vụ Thủ Tướng Lâm Thời. Sau đó, từ tháng 5 năm 1950 đến cuối tháng 6 năm 1954, Quốc Gia Việt Nam có bốn Thủ Tướng lần lượt kế tục: Thủ Tướng Nguyễn Phan Long, Thủ Tướng Trần Văn Hữu, Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm và Thủ Tướng Bửu Lộc.

    Cuối tháng 6 năm 1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm được Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm (thay Thủ Tướng Bửu Lộc) sau khi Việt Minh thắng ở Điện Biên Phủ và trước khi Hiệp Định Genève được ký kết.

    Thủ Tướng Ngô Đình Diệm xuất thân từ một gia đình Nho giáo, cha là Thượng Thư triều đình Huế, từ quan khi Vua Thành Thái bị Pháp bắt và lưu đày. Gia đình họ Ngô Đình đã nhiều đời theo Thiên Chúa Giáo. Cha và anh em ông lãnh hội Tây học, nhưng chống thực dân Pháp. Đến đời Ngô Đình Diệm, anh em ông chống cả Việt Minh.

    Ông Ngô Đình Diệm thuở nhỏ học trường Quốc Học (Huế), rồi vào trường Hậu Bổ, nơi đào tạo viên chức hành chánh, ở Hà Nội. Tốt nghiệp trường Hậu Bổ, ông làm việc cho Thư Viện Hoàng Gia một thời gian ngắn rồi được bổ làm Tri Huyện Quảng Điền, Thừa Thiên. Từ đó, ông được thăng dần lên làm Tri Phủ, Phụ Đạo, Tuần Vũ ở các địa phương, rồi Thượng Thư Bộ Lại của triều đình. Ông được tiếng là cần mẫn, liêm chính, cương quyết và độc lập, đã hai lần từ quan vì không chấp nhận áp lực của người Pháp và không thể làm việc dưới quyền hành giới hạn của Vua Bảo Đại.

    Năm 1933, ở tuổi 32, ông từ chức Thượng Thư Bộ Lại, bắt đầu hoạt động chính trị chống Pháp và ủng hộ Việt Nam Phục Quốc Hội, chủ trương đưa Kỳ Ngoại Hầu Cường Để về Việt Nam thiết lập một nền quân chủ lập hiến. Tháng 8 năm 1950, ông cùng ânh là Giám Mục Ngô Đình Thục sang Nhật gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Kỳ Ngoại Hầu Cường Để khuyên ông không nên trông cậy vào Nhật hoặc chờ đợi Pháp mà nên tìm hậu thuẫn của Hoa Kỳ. Năm 1952, ông sang Hoa Kỳ, thường trú ngụ ở các chủng viện Thiên Chúa Giáo. Nhờ sự giới thiệu của Hồng Y Francis Spellman, ông có dịp tiếp xúc với một số nhân vật trong Quốc Hội và chính phủ Hoa Kỳ như Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy, Dân Biểu Walter H. Judd và Dân Biểu Michael Mansfield. Ông tham gia diễn thuyết ở các trường đại học về chấu Á, Việt Nam và hiểm hoạ cộng sản. Sau đó theo lời mời của một số nhân vật chống cộng lưu vong ở Pháp, ông sang Pháp và Bỉ để vận động chính trị cho Việt Nam.

    Quốc Trưởng Bảo Đại gặp ông Ngô Đình Diệm một vài lần ở Pháp để thăm dò việc tham chính của ông Ngô Đình Diệm. Đầu năm 1954, khi tình hình Điện Biên Phủ bắt đầu căng thẳng, ông Ngô Đình Diệm đang ở Hoa Kỳ, vẫn từ chối không chịu về nước thành lập nội các mới vì không tin tưởng vào người Pháp. Sau khi Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ, Quốc Trưởng Bảo Đại lại khẩn khoản mời ông Ngô Đình Diệm về nước làm Thủ Tướng. Ngày 16 tháng 6 năm 1954, ông Ngô Đình Diệm gặp Quốc Trưởng Bảo Đại tại Pháp và nhận lời, sau khi Quốc Trưởng Bảo Đại hứa cho Thủ Tướng có toàn quyền về chính trị về quân sự.

    Từ Hoa Kỳ, ông Ngô Đình Diệm về nước và ngày 7 tháng 7 năm 1954, ông thành lập nội các mới. Cũng trong tháng này, Hiệp Định Genève 1954 được ký kết tại Thuỵ Sĩ.

  8. #118
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by PhPhuongVy View Post
    Chào anh Hoài Vọng. PV xin thắp nén hương.

    Hy vọng sẽ có một ngày PV về lại Mỹ Chánh, có lẽ sẽ phải nhờ anh Hoài Vọng dẫn đường. PV chỉ còn nhớ cầu Mỹ Chánh.
    Khi đến Đại Lộ Kinh Hoàng , chị có sợ ma không ?...

  9. #119
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Khi đến Đại Lộ Kinh Hoàng , chị có sợ ma không ?...
    Đến công viên "Lê Thị Riêng" và công viên "Lê Văn Tám" Lính Đại Ca có sợ ma không?

    PS: Cho người ít sợ ma: hai công viên trên từng là Nghĩa địa Đô Thành và nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi.

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #120
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    tk chào cả nhà,

    Trong điêu tàn, đổ nát của chiến tranh, người lính VNCH đang cầu nguyện.



    [ Nguồn hình: sưu tầm]

 

 

Similar Threads

  1. Vietnam Road Trip Dec 30, 2015 - Jan 7th, 2016
    By TranTrinhThy in forum Không Gian Riêng
    Replies: 23
    Last Post: 08-22-2019, 04:24 AM
  2. Vietnam next top model ... ?!
    By Eve. in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 0
    Last Post: 02-23-2014, 04:08 PM
  3. Vote for Vietnam Human Rights Act (HR 1897)
    By visabelle in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 1
    Last Post: 06-25-2013, 05:06 PM
  4. Biểu tình chống Vietnam Airlines tại Pháp
    By NangThuyTinh in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 10
    Last Post: 05-13-2013, 06:44 AM
  5. Mystery Illness Strikes Vietnam
    By ngocdam66 in forum Sức Khoẻ/Sắc Đẹp
    Replies: 1
    Last Post: 04-20-2012, 09:55 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:42 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh